Nam Giang

Chuỗi giá trị nông sản sạch là nền tảng bền vững để phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp

Nguyễn Hồng Nhung

Gần đây, du lịch nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho nhiều địa phương, doanh nghiệp. Sự tham gia trực tiếp của nông dân đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 2016, việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo nên diện mạo mới, đặc biệt là hạ tầng, tạo một môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp tại các làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền thống ở nước ta. Ngược lại, du lịch nông nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy cho việc thực hiện phong trào nông thôn mới với tốc độ vừa nhanh vừa bền vững do không những tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng đầu ra của sản phẩm mà còn bảo tồn được các giá trị văn hóa gốc của nông thôn hoặc giá trị về thương hiệu hàng hóa đặc thù.


Chuỗi giá trị nông sản hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các tác nhân có chức năng sản xuất – tiêu thụ – kinh doanh (trực tiếp) bao gồm các hộ gia đình trong hợp tác xã nuôi trồng nông lâm thủy sản, người tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào cho sản xuất và kinh doanh mặt hàng nông sản.

Hiện nay, một số tour du lịch cộng đồng gắn với vùng trung du, vùng núi phía Bắc đã trở thành “thương hiệu” của vùng như tour trải nghiệm, thăm quan nông trường Mộc Châu; tour du lịch ngắm ruộng bậc thang, thăm quan bản làng tại Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu…

Tại miền Trung, du khách trong nước và quốc tế cũng rất thích những sản phẩm du lịch trải nghiệm các hoạt động nghề nông ở Hội An (Quảng Nam): làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng rau An Mỹ, làng chài Cù Lao Chàm, làng bắp Cẩm Nam…

Không chỉ đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông, việc phát triển du lịch cũng tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam.

Có thể thấy, nông nghiệp tự nhiên, nông sản sạch, nông sản an toàn và hiệu quả kinh tế đang được người tiêu dùng ưu tiên hàng đầu. Trong đó, sản xuất nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch đang là hướng đi bền vững được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân áp dụng nhằm gia tăng lợi ích kinh tế.

Một số mô hình phát triển chuỗi nông nghiệp gắn du lịch cộng đồng hiệu quả

Theo các chuyên gia, phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của vùng miền. Xuất hiện nhiều mô hình phát triển hiệu quả ở nhiều địa phương, như:

Bình Thuận hiện đang phát triển loại hình du lịch chuỗi nông nghiệp sạch như: lúa, bắp, nho, cây chôm chôm, đặc biệt là cây thanh long. Tận dụng lợi thế vốn có, từ cuối năm 2019, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận đã đưa vào hoạt động mô hình tour du lịch cộng đồng “Trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long” cùng người dân tại huyện Hàm Thuận Nam – nơi “thủ phủ thanh long” của Bình Thuận. Dù mới hình thành trong thời gian ngắn nhưng loại hình này bước đầu đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo đó, việc tham quan vườn thanh long là sản phẩm mới nằm trong chuỗi phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. Thông qua đó, khách du lịch được trải nghiệm từ khâu sản xuất, gieo trồng, đến tự tay thu hoạch, chế biến sản phẩm, đóng gói quà tặng và hoặc vận chuyển đến các cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn. Sản phẩm du lịch trải nghiệm quy trình sản xuất giúp khách du lịch hào hứng, đồng thời, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2.000 ha tại huyện Bắc Bình; du lịch sinh thái kết hợp phát triển nông nghiệp sạch trên các đảo, xung quanh hồ thủy điện, thủy lợi tại các huyện vùng cao như Tuy Phong, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc…Hiện nay, Bình Thuận đang tập trung phát triển sản phẩm du lịch gắn với chuỗi sản xuất nông nghiệp, coi đây là một hướng đi mới và bền vững cho ngành du lịch, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Hay như Đắk Lắk, tỉnh này cũng xác định tập trung phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh từ điều kiện tự nhiên đến văn hóa bản địa đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp. Tại Đắk Lắk, một số mô hình phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp sạch đã thu hút được khách du lịch như làng nai Cư Êbur, làng thỏ Ea Tu, cà phê chồn Kiên Cường,…khách du lịch được trải nghiệm đầy đủ quy trình từ sản xuất, thu hoạch đến rang và xay cà phê nguyên chất, đóng gói trà, túi lọc, và tham gia vận chuyển tiêu thụ đến các cửa hàng dịch vụ trên địa bàn.

Một ví dụ điển hình tại Sơn La, một tỉnh miền núi phía Tây Bắc có khí hậu đa dạng, là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao. Với nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, đồng lúa, rau màu, rượu, mật ong, cây ăn quả ôn đới dài ngày như (cà phê, chè..) có ưu thế ở Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu là những địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung ở Quỳnh Nhai, Mường La… Ngoài ra, Sơn La cũng có nguồn tài nguyên về du lịch độc đáo như: Lòng hồ thủy điện Sơn La, Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, Nhà máy thủy điện Sơn La… Đây là những lợi thế để Sơn La phát triển du lịch gắn với nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Từ những mô hình du lịch hộ gia đình cho đến mô hình trang trại, trồng cây ăn quả… tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã cho thấy du lịch gắn với chuỗi nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho cá nhân gia đình và địa phương. Khách du lịch được tự tay thu hoạch mật ong, vắt sữa bò, thu hái mận, cam quýt, hái cà phê, đến ướp thịt gác bếp… và được chế biến trực tiếp các sản phẩm thô, làm mứt, làm sữa chua,… đến khâu đóng bao bì thành phẩm. Chính sự tham gia trực tiếp của người dân trong các hoạt động du lịch nông nghiệp đã tạo ra nên sự phong phú hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đồng thời mang lại một nguồn thu nhập cho bà con nông dân bên cạnh hoạt động nông nghiệp thuần túy, đây được coi là một phương thức xóa đói giảm nghèo đặc biệt tại những cộng đồng khó khăn, tạo thêm nguồn sinh kế ổn định cải thiện đời sống nhân dân, giúp người dân gắn bó với quê hương hơn.

Đáng chú ý, phát triển nông nghiệp, làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng thời gian qua đã được Hà Nội quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả tốt. Đây là một trong những hướng đi mới của nông nghiệp thành phố nhằm nâng cao giá trị sản xuất cũng như thu nhập của người dân vùng nông thôn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, việc phát triển nông nghiệp, làng nghề gắn với du lịch nhằm phục vụ nhu cầu khám phá của du khách và hứa hẹn giúp nâng cao giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố. Hiện nay, sản phẩm du lịch nông nghiệp, làng nghề ở Hà Nội chủ yếu khai thác mô hình trang trại đồng quê phục vụ du lịch học đường, du lịch cuối tuần. Điển hình như tour tham quan mùa lúa chín tại Đường Lâm; du lịch nông nghiệp kết hợp tham quan làng cổ Đường Lâm; du lịch nông trại; du lịch trải nghiệm rau hữu cơ, làng chè, rau rừng tự nhiên và đa dạng sinh học… Nhiều du khách mong muốn được tham quan trải nghiệm ở các khu trang trại, vườn trại, du lịch sinh thái… gắn với tìm hiểu giá trị văn hóa của từng địa phương giúp kéo dài chuỗi giá trị gia tăng, tạo thêm việc làm đem lại thu ổn định cho người dân vùng nông thôn. Cùng với đó, tại Hà Nội hiện có hơn 10 làng nghề truyền thống được công nhận nằm trong dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch. Mặt khác,  Hà Nội đã công nhận khoảng 15 điểm, khu du lịch cấp thành phố, trong đó có điểm du lịch làng gốm Bát Tràng, làng sinh vật cảnh Hồng Vân, khảm trai Chuyên Mỹ, may Vân Từ. Du khách đến với làng nghề sẽ được tham quan cảnh quan đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ; được trực tiếp làm thử một vài công đoạn sản xuất sản phẩm làng nghề lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động…

Giải pháp phù hợp để phát triển du lịch nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để xây dựng du lịch cộng đồng gắn với phát triển chuỗi giá trị nông sản hiệu quả phải có mô hình quản lý phù hợp, dựa trên quy mô, đặc tính văn hóa, đặc trưng của tỉnh; đặc biệt phải mang lại lợi ích cho người địa phương, để người địa phương tham gia vào công tác quản lý du lịch cộng đồng; trao quyền rộng hơn cho cộng đồng tham gia vào công tác xây dựng đề án và quy hoạch du lịch cộng đồng.

Thêm nữa, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới cần đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của môi trường đối với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới; xây dựng hình ảnh du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp để tạo sức hút đối với du khách trong nước, quốc tế và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Để kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa du lịch nông nghiệp gắn với phát triển chuỗi giá trị nông sản mới cần sớm ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch nông nghiệp, trong đó chú trọng vào các hoạt động du lịch nông nghiệp sạch, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử và điều kiện tự nhiên; xác định hướng đi chủ đạo là phát triển du lịch nông nghiệp trên nền tảng nông nghiệp sạch, hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách…

Không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực khi gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đẩy mạnh mô hình sản xuất và nâng cao hiệu quả hơn nữa thì việc gìn giữ và khôi phục những giá trị văn hóa cổ truyền qua đó cung cấp thêm những trải nghiệm độc đáo cho các du khách thì cần phải có sự liên kết, phối hợp trao đổi giữa đơn vị lữ hành, nhà đầu tư, nhà nước nhằm mục đích nhân rộng những mô hình hiệu quả thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ, phát triển nông nghiệp đô thị gắn với du lịch sinh thái cho người dân các địa phương theo thế mạnh của từng vùng.

Du lịch cộng đồng – nông nghiệp là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa, nó không chỉ giúp người dân bảo vệ môi trường mà còn  bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Về phát triển sản phẩm chủ lực, các địa phương căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm để quy hoạch vùng chuyên canh có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ cần thiết, thuận tiện về giao thông để gắn kết với thị trường chính. Xác định các khâu giá trị chính cho mặt hàng nông sản, ưu tiên các doanh nghiệp địa phương làm đầu tàu của mỗi ngành hàng, kết nối với các doanh nghiệp chế biến, phân phối lớn và/hoặc thị trường mục tiêu. Nhà nước cần làm cầu nối cho doanh nghiệp và tổ chức nông dân địa phương với thị trường hoặc các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ lớn thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, môi giới thị trường, môi giới đầu tư. Nhà nước phối hợp với doanh nghiệp lớn, Viện nghiên cứu hoặc Hiệp hội để chuyển giao công nghệ hiện đại, phù hợp cho doanh nghiệp địa phương và nông dân; hoặc phát triển vườn ươm đổi mới sáng tạo nông nghiệp cho doanh nghiệp hoặc tổ nhóm nông dân địa phương. Đổi mới công tác khuyến nông, tham gia vào quá trình này với vai trò là tác nhân môi giới công nghệ.

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp, tập trung vào các khâu giống, quy trình sản xuất, chế biến, quản lý chuỗi giá trị. Có chính sách đặc biệt ưu đãi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch, hữu cơ. Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Tăng cường kiểm soát quản lý vùng trồng, vùng nuôi và vùng khai thác, đẩy mạnh thực hiện đánh mã số vùng trồng. Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá vùng nuôi nhằm luôn đảm bảo các yêu cầu của thị trường, nhất là các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu ngày càng cao.

Thu hút đầu tư doanh nghiệp hình thành các cơ sở chế biến công nghệ cao, khép kín tại vùng chuyên canh chính, có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần để tăng hiệu quả kết nối sản xuất – thị trường, giúp làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và phát triển thị trường: tăng cường năng lực thông tin, dự báo, cảnh báo, đàm phán, xử lý tranh chấp, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại đối với thị trường trong và ngoài nước.

Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại; phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị, thu hút đầu tư tư nhân, thúc đẩy các mô hình PPP, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tổ chức lại các hiệp hội ngành hàng. Đổi mới quản lý nhà nước: kiện toàn hệ thống quản lý ngành dọc; phân cấp, tăng tính chủ động của địa phương; xã hội hóa dịch vụ công và các đơn vị sự nghiệp công lập…

Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Phan Nam Giang

Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên các khung lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố: sự ghét lỗ, sự tiếc nuối, tình huống điển hình, sự quá tự tin, bám vào giá trị đã thiết lập, hành vi bầy đàn. Thông kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội, kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố chính tác động đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1. Đặt vấn đề

            Trong giai đoạn 2016 – 2019 thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những biến động mạnh của chỉ số Vnindex, thời điểm 1/2016 Vnindex giao động quanh ngưỡng 550 điểm, sau 2 năm tăng trưởng liên tục Vnindex đã chinh phục thành công mốc 1.200 điểm vào tháng 4/2018 sau đó  là chuỗi ngày giảm điểm kéo dài và chạm đáy 652 điểm vào tháng 3/2020. Điều này cho thấy biên độ dao động của Vnindex là rất lớn và phản ứng có phần quá mức trước những thông tin tác động đến thị trường. Tác nhân tác động đến thị trường thì có nhiều. Ngoài những biến động không lường về tình hình kinh tế vĩ mô ở trong và ngoài nước, tình hình sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp niêm yết thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng là một nhân tố quyết định. Theo trung tâm lưu ký chứng khoán, đến thời điểm 12/2019 thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 2,2 triệu tài khoản trong đó 99,4% là các nhà đầu tư cá nhân. Do đó việc nắm bắt được tâm lý của nhà đầu tư và xu hướng của thị trường là một trong những yếu tố then chốt cho việc ra quyết định trong đầu tư.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Tài chính học hành vi, là một phân ngành kinh tế học nghiên cứu những hành vi của các chủ thể kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến việc ra các quyết định kinh tế cũng như giá cả thị trường ra sao. Tài chính học hành vi có vai trò quan trọng trong việc dự đoán và lý giải cho xu hướng của thị trường tài chính đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thế giới đang gặp khó khăn như hiện nay, khi các phương pháp khác như phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật đang cho thấy những mặt hạn chế của nó. Thuyết kỳ vọng và Tâm lý dựa vào kinh nghiệm là hai mảng chính của học thuyết hành vi tài chính, học thuyết lấy cảm xúc của con người làm trọng tâm nghiên cứu.

* Thuyết kỳ vọng

Nền tảng của thuyết kỳ vọng là hàm giá trị được Kahneman và Tversky xây dựng năm 1979 khi mô tả độ hữu dụng của một nhà đầu tư tài chính bằng một hàm hữu dụng lõm, hữu dụng biên của tài sản giảm, tức là mỗi đơn vị tăng thêm trong giá trị tài sản đầu tư sẽ mang lại một giá trị hữu dụng tăng thêm ít hơn so với sự tăng lên trước đó trong giá trị tài sản đầu tư nhưng sẽ mang đến sự đau khổ và dằn vặt nhiều hơn khi một giá trị tài sản bị sụt giảm do thua lỗ. Tóm lại: hàm giá trị của Kahneman và Tversky là cơ sở quan trọng cho việc giải thích một số hành vi tài chính của nhà đầu tư như: sự ghét lỗ và sự tiếc nuối.

– Sự ghét lỗ: Qua thực nghiệm chỉ ra rằng những khoản lỗ thì nặng hơn gấp hai lần so với khoản lãi. Lỗ 1$ thì đau khổ gấp nhiều lần so với lãi được 1$ và do vậy, họ thường có xu hướng nắm giữ cổ phiếu bị lỗ trong khi có thể bán chúng hoặc có lợi nhuận từ sớm hơn vì nhà đầu tư luôn nghĩ rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ cản thấy tiếc nuối khi phải bán lỗ cổ phiếu. Vì thế, khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai và thể hiện sự liều lĩnh của mình. Lý thuyết này lý giải cho xu hướng “giữ cổ phiếu lỗ quá lâu” của các nhà đầu tư.

– Sự tiếc nuối: Con người thường có chiều hướng cảm thấy đau khổ và dằn vặt một khi mắc lỗi, thậm chí chỉ là những lỗi nho nhỏ. Họ cảm thấy hết sức ăn năn, hối hận về một quyết định mang đến kết quả tệ bạc cho họ. Một khi họ mắc sai lầm và thua lỗ, mong ước lớn nhất của họ là giá cả hồi phục lại giá cả ban đầu mà họ đã đầu tư, họ chỉ mong hòa vốn. Do đó, ngay khi cổ phiếu vừa tăng giá họ đã vội vàng bán đi thay vì giữ lại với hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận lớn hơn. Nhưng nếu giá cổ phiếu lại xuống sâu thêm nữa, thay vì phải bán đi để cắt lỗ thì họ lại trì hoãn.

* Tâm lý dựa vào kinh nghiệm

Các nhà đầu tư thường hành động theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm và sự lệch lạc, càng kinh nghiệm, càng ít lệch lạc. Tâm lý dựa vào kinh nghiệm phản ánh tiến trình ra quyết định dựa trên những điều mà con người đúc kết từ sự khắc phục những lỗi lầm.

– Tình huống điển hình: Tình huống điển hình là sự đánh đồng hiệu quả kinh doanh và hiệu quả đầu tư tài chính trong khi hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Hiệu quả kinh doanh được đánh giá qua các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận còn hiệu quả đầu tư tài chính là chênh lệch giá. Tình huống điển hình còn thể hiện ở sự ra quyết định dựa trên những kinh nghiệm có được trong quá khứ mà bỏ sót nhiều sự kiện trong hiện tại, đánh giá sự việc một cách riêng lẽ, không kết hợp thành hệ thống và tính đến mối liên hệ với tổng thể.

– Sự quá tự tin: Sự kết hợp của sự tự tin và lạc quan làm cho con người đánh giá quá cao kiến thức của họ nhưng lại đánh giá thấp những rủi ro tiềm tàng và thổi phồng khả năng của họ về việc kiểm soát được các sự việc, điều này dẫn đến khối lượng giao dịch quá mức và thị trường bong bóng.

– Bám vào giá trị đã được thiết lập: Được định nghĩa như là việc hình thành một giá trị và đánh giá các vấn đề dựa vào giá trị đã được thiết lập trước đó.Vì sự thật là con người ai cũng có trong đầu một vài điểm tham chiếu, chẳng hạn như giá IPO, giá chào sàn trước đây của cổ phiếu. Một khi có được thông tin mới họ sẽ điều chỉnh giá cả cổ phiếu lên trên điểm tham chiếu. Bằng chứng điển hình cho lý thuyết này là trường phái phân tích kỹ thuật, sử dụng giá cả quá khứ của chứng khoán để dự đoán xu hướng giá trong tương lai.

– Hành vi bầy đàn: Con người thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội đồng thời xã hội cũng có sự ảnh hưởng hết sức to đến sự đánh giá hành vi của một cá nhân. Khi con người đối diện với sự đánh giá của một nhóm người, họ thường có chiều hướng thay đổi những câu trả lời sai lầm của họ so với ý kiến của đám đông. Đây là một hành vi tâm lý.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư cá nhân

trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đển nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả thu thập thông tin từ sách báo, các báo cáo, nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư  với mô hình được xây dựng như sau:

Y = a0 + a1X1 + a2X2 +a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + ԑ

            Với: Y: hành vi của nhà đầu tư cá nhân; a0……a6 là các hệ số hồi quy; X1……X6 là các biến độc lập; ԑ là phương sai sai số ngẫu nhiên.

3. Kết quả nghiên cứu

            * Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Bảng 1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến quan sát

             Reliability Statistics                                        Item-Total Statistics

Cronbach’s Alpha    N of Items Scale Mean if Item DeletedScale Variance if Item DeletedCorrected Item- Total CorrelationCronbach’s Alpha if Item Deleted
.91314RP125.1951.494.675.906
 RP225.1053.311.474.912
OV125.0750.697.727.904
AN125.1452.648.547.910
AN224.8650.888.672.905
LA124.9750.547.735.903
LA224.8851.283.628.907
LA324.9150.323.710.904
HB124.9051.304.604.908
HB224.6850.721.537.911
HB324.7650.091.672.905
HB424.4250.291.540.912
RG125.0150.829.703.904
RG225.1251.980.606.908

Bảng 1 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.913 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều trên 0.3 cho thấy các nhà đầu tư đánh giá các biến quan sát này khá nhất quán. Do vậy, các biến quan sát này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis).

* Phân tích nhân tố khám phá

Tất cả có 14 biến quan sát ban đầu sau khi kiểm định sự tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đều thỏa mãn và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố EFA thể hiện như sau:

Hệ số KMO = 0.852 > 0.5 cho thấy giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, mức ý nghĩa kiểm định Bartlett = 0.000 < 0.05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập

KMO and Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy..852
Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square1518.208
df91
Sig..000

Rotated Component Matrixa

 Component
1234
  RG1 Chan chu, nuoi tiec viec ban cat lo co phieu khi dang o trang thai thua lo.831   
  RP1 Thich dau tu vao cac co phieu dang “hot” tren thi truong.812
  OV1 Tu tin vao kha nag phan tich va kinh nghiem du bao thi truong cua ban than.749
  RG2 Voi vang ban di cac co phieu khi chuyen doi tu trang thai lo sang trang thai lai.733
  LA2 So rui ro gia tang khi dang o trang thai duong .843  
  LA1 Cam giac dau kho khi thua lo nhieu hon muc vui mung khi dat duoc khoan loi nhuan voi cung 1 don vi gia tri.744
  HB2 Ra quyet dinh dua tren cac thong tin cua nguoi than, ban be va dong nghiep.714
  LA3 San sang chap nhan rui ro nhieu hon khi o trang thai am.605
  HB4 Ra quyet dinh dua vao khuyen nghi cua cac chuyen gia tren cac phuong tien thong tin dai chung  .791 
  HB1 Xuoi theo xu huong so dong tren thi truong khi phai ra quyet dinh trong khoang thoi gian ngan.752
  HB3 Ra quyet dinh dua vao tinh hinh giao dich cua Nha dau tu nuoc ngoai.704
  AN1 So sanh voi gia ban truoc day khi muon quyet dinh mua lai   .870
  RP2 Gan ket qua tang truong trong qua khu cho ket qua tang truong o hien tai.504.674
  AN2 Bi anh huong boi nhung kinh nghiem da trai qua tren thi truong .525

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố tác giả rút ra được 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

            * Phân tích hồi quy

            Ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư. Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 4 biến độc lập X1, X2, X3, X4 và một biến phụ thuộc Y.

Model Summaryb

      Model      R      R Square  Adjusted R Square  Std. Error of the EstimateChange Statistics  Durbin- Watson
R Square Change    F Change    df1    df2Sig. F Change
1.555a.308.292.84127500.30819.0664171.0001.852
  1. Predictors: (Constant), X4, X2, X3, X1
  • Dependent Variable: Y
  • Coefficientsa
    ModelUnstandardized CoefficientsStandardized Coefficients    t    Sig.Collinearity Statistics
BStd. ErrorBetaToleranceVIF
1 (Constant)-8.356E-17.063 .0001.000  
X1.383.064.3836.029.0001.0001.000
X2.256.064.2564.033.0001.0001.000
X3.254.064.2543.993.0001.0001.000
X4.176.064.1762.775.0061.0001.000

a. Dependent Variable: Y1

– Giá trị Sig.F change nhỏ hơn 0.05, ta thấy các biến đưa vào đều có  ý nghĩa  về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các biến độc lập trong mô  hình (biến X1,X2,X3,X4) có quan hệ đối với biến phụ thuộc (Y)

– Kết quả hồi qui cho thấy cả 4 biến độc lập X1(Hành vi tự tin và tiếc nuối), X2 (Hành vi ghét lỗ), X3 (Hành vi bầy đàn), X4 (Hành vi hồi tưởng kinh nghiệm) đều có ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân vì hệ số Sig của cả bốn biến đều dưới 0.5%

 – Hệ số R2 hiệu chỉnh trong mô hình này là 0.292%. Điều này cho thấy có 29.2% sự biến thiên của tiến trình ra quyết định (Y) được giải thích chung bởi 4 biến nêu trên.

4. Kết luận

Kết quả nghiên cứu khám phá cho thấy rằng những nhân tố hành vi ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam là hành vi tự tin và tiếc nuối, hành vi ghét lỗ, hành vi bầy đàn và hành vi hồi tưởng kinh nghiệm quá khứ.

Ảnh hưởng của nhân tố hành vi tự tin và tiếc nuối đối với tiến trình ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân là dễ dàng nhận thấy nên có ảnh hưởng mạnh nhất, sau đó là hành vi ghét lỗ, hành vi bầy đàn và sau cùng là hành vi hồi tưởng kinh nghiệm quá khứ.

5. Tài liệu tham khảo

1. Sử Đình Thành, (2008), “Đề cương Bài giảng về Kinh tế học hành vi”.

2. Dan Ariely, (2009), “Phi lý Trí – Khám phá những động lực vô hình ẩn sau các quyết định của con người”, Nhà Xuấn Bản Lao Động Xã Hội

Bộ môn Kinh tế sinh hoạt chuyên đề tháng 5

Chiều ngày 26/5/2020 Bộ môn kinh tế đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn với Nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam.

Với sự tham gia đầy đủ các các giảng viên trong Bộ môn, buổi sinh hoạt chuyên đề đã thảo luận về những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay nói chung và tiểu vùng Tây Bắc nói riêng từ đó các giảng viên trong Bộ môn đã cùng đưa ra những cách thức thực hiện từ phía các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị chức năng để có thể giải quyết những khó khăn hiện nay trong việc đi vay vốn sản xuất, kinh doanh của các DNVVN. Với các báo cáo cụ thể: Tổng quan nghiên cứu về quyết định cho vay của ngân hàng thương mại; Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại; Thực trạng phát triển các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc; Tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Việt Nam; Khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Việt Nam; Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Việt Nam.

Với thời gian thực hiện có hạn, các nội dung trao đổi không được nhiều tuy nhiên, buổi sinh hoạt chuyên môn đã giúp các giảng viên trong Bộ môn có thể có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động của các DNVVN của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là của tiểu vùng Tây Bắc góp phần nâng cao chuyên môn và mở ra những hướng nghiên cứu mới mang tính ứng dụng cao.

Lò Thị Huyền Trang

Cảm nhận của cựu sinh viên khoa Kinh tế

Trong cuộc sống của mỗi con người sẽ có những lựa chọn là đúng đắn nhưng cũng có những lựa chọn sẽ khiến bản thân tiếc nuối. Tuy nhiên có một sự lựa chọn mà bản thân tôi sẽ không bao giờ thấy tiếc nuối trong cuộc đời mình là học tập và rèn luyện tại “Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc”

Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Điện Biên miền Tây Bắc tổ quốc, trong suốt những năm học cấp 2 rồi cấp 3 tại quê nhà tôi luôn mong muốn được góp phần xây dựng quê hương Tây Bắc ngày một giàu đẹp, phồn vinh, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tỉnh miền núi với các tỉnh miền xuôi, chính vì mong muốn đó khi tốt nghiệp cấp 3 tôi đã chọn cho mình con đường học đại học tại ngôi Trường Đại học Tây Bắc – Khoa Kinh tế.

Chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghĩ rằng “đại học” là con đường duy nhất đưa chúng ta đến một tương lại tươi sáng hơn phải không? Chính bản thân tôi cũng từng có suy nghĩ như vậy, nhưng sau khi vào học tại trường “Đại học Tây Bắc” thì suy nghĩ đó dần dần đã không còn xuất hiện trong đầu tôi nữa, thay vào đó tôi dần hiểu ra được “đại học không phải là con đường duy nhất đưa chúng ta đến thành công, mà nó chỉ là con đường tắt, con đường đi nhanh nhất để đưa chúng ta tiến lại gần ước mơ của mình mà thôi, còn tương lai của bạn ra sao, thì phải xem hiện tại bạn như thế nào, bạn có  đủ bản lĩnh để đạt được tương lai mà bạn muốn hay không mà thôi”.

Được học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Tây Bắc tôi không chỉ tiếp thu được những kiến thức bổ ích phục vụ cho công việc hiện tại của tôi mà nơi đây còn giúp tôi trưởng thành hơn trong cả suy nghĩ và cách sống của mình. Nơi đây gắn bó với tôi là những buổi chiều tự học trên thư viện nhà trường, những buổi tối cùng bạn bè trò chuyện trao đổi bài tập, cùng nhau tranh luận cùng nhau chia sẻ kiến thức của mình. Là những lúc căng thẳng được ra sân kí túc chơi với nhau vài trận cầu, đánh vài séc bóng chuyền… hay cùng nhau ngồi ghế đá sân trường hít hà mùi hoa ngọc lan thoang thoảng, cùng nhau chụp hình với hoa ban trắng, hoa điệp vàng thì mọi căng thẳng mệt mỏi đều được xua tan. Nhớ những trại hè, những câu lạc bộ học tốt, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học đã cùng với tôi trải qua suốt bốn năm của quãng đời sinh viên đáng nhớ, để giờ đây khi bước chân ra xã hội tôi đã có đủ tự tin để chinh phục con đường khó khăn phía trước.

Một trong những lí do tôi chọn Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc để học tập là vì:

Một là:  Trường nằm ở khu vực Tây Bắc nên hiểu được rõ đặc điểm của vùng về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của các tỉnh phía Tây Bắc,  trường đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho khu vực phía Tây Bắc. Vì vậy việc học tập ở đây sẽ giúp sinh viên sau khi ra trường dễ áp dụng vào thực tiễn hơn.

Hai là: Mặc dù lớp học tập hợp nhiều sinh viên đến từ các tỉnh thành khác nhau, nhưng mọi người đều cởi mở, hòa đồng, thân thiết với nhau. Ngoài những giờ học, chúng tôi thường tham gia những buổi ngoại khóa do Nhà trường và Khoa tổ chức với nhiều chủ đề khác nhau vừa vui chơi vừa bổ ích.

Ba là: Đội ngũ giảng viên giỏi, nhiệt huyết và yêu nghề yêu trò. Giảng viên luôn nỗ lực hết mình để truyền đạt kiến thức đến cho sinh viên với phương châm Vững lí thuyết giỏi thực hành nhanh đi vào thực tiễn, dạy cho sinh viên những bài học thực tế, đưa ra những ví dụ xác thực khiến sinh viên thực sự cảm thấy hứng thú. Không chỉ dừng lại ở đấy, Khoa thường xuyên có những môn học được đi thực tế khiến cho sinh viên hiểu rõ hơn về công việc và ngành học của mình. Hơn nữa, thầy cô luôn gần gũi động viên kịp thời nếu sinh viên có biểu hiện không tốt, cùng tháo gỡ để sinh viên ngày một tiến bộ hơn.

Bốn là: Đó là sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường tới việc học tập và rèn luyện của sinh viên . Những cuộc điều tra được tiến hành đều đặn để lấy ý kiến đóng góp của sinh viên về những gì làm được và chưa được của nhà trường để tìm hiểu những mong muốn và nguyện vọng về môi trường học tập của sinh viên. Chính sự tận tình và thân thiện của Ban lãnh đạo cùng các thầy cô đã khiến cho sinh viên có môi trường học tập thật thoải mái và hữu ích.

Hiện nay, sau khi tốt nghiệp tôi đang công tác tại Phòng Quan hệ khách hàng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, với những kiến thức và kĩ năng tôi được rèn luyện ở đại học tôi đã từng bước hoàn thành tốt công việc của mình, ngày một vững chắc hơn về chuyên môn, được cấp trên tin tưởng, đồng nghiệp tín nhiệm, ba năm liên tiếp tôi được khen thưởng Lao động xuất sắc và Cá nhân bán lẻ xuất sắc nhất chi nhánh. Trong công việc tôi luôn chỉn chu, cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt nhất công việc của mình, luôn đặt ra mục tiêu để bản thân phấn đấu đạt được. Với bản thân mình tôi luôn tin rằng mình đã lựa chọn con đường đúng đắn, phù hợp nhất với bản thân mình. Tôi cũng mong các bạn, các em sẽ có những lựa chọn đúng đắn như tôi để học tập, rèn luyện và trưởng thành.

Thùy Linh – LienvietPostbank Sơn La

Giới thiệu cựu sinh viên tiêu biểu khoa Kinh tế công tác tại các ngân hàng thương mại

Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc đã trả qua hơn 10 năm đào tạo đại học, nhiều thế hệ cựu sv của Khoa đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý của các doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các cơ quan hành chính sự nghiệp tại nhiều địa phương. Trong số đó, không ít những cựu sv hiện nay đang làm việc trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cũng đã và đang gặt hái được những thành công nhất định, ngày càng vươn xa hơn nữa với những ước mơ và hoài bão của mình. Sự thành công của cựu sv chính là mong muốn và là niềm tự hào lớn nhất của Khoa. Với mong muốn được biểu dương những gương mặt cựu sinh viên ưu tú, đồng thời góp phần truyền lửa cho các em sinh viên khóa dưới, thầy cô luôn mong muốn được lưu lại những hình ảnh đáng tự hào của các cựu sv tiêu biểu.

Bạn Đinh Huy Hải – Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Sơn La

Bạn là cựu sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng khóa 53. Với thế mạnh trong giao tiếp và các hoạt động phong trào, nhiều năm liền bạn giữ cương vị là Bí thư chi đoàn K53 ĐH Tài chính – Ngân hàng và cùng với Ban cán sự lớp đã lãnh đạo tập thể lớp gặt hái được nhiều thành công.

Bạn Huy Hải tại văn phòng BIDV Sơn La

Xác định Khoa Kinh tế, trường ĐH Tây Bắc là môi trường học tập năng động, có nhiều cơ hội để phấn đấu, bạn đã xác định cho mình mục tiêu phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng ngay khi còn ngồi trên giảng đường. Bạn cũng là người góp phần định hướng và khích lệ các thành viên khác trong lớp chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào đoàn thể của Chi đoàn, Liên chi đoàn. Vì vậy, sau khi ra trường, tập thể lớp K53 ĐH Tài chính – Ngân hàng có tới 2 bạn đã là đảng viên và nhiều bạn đã trải qua lớp bồi dưỡng nhận thức đề Đảng. Từ khi ra trường đến nay, bạn là chuyên viên tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Sơn La, là một trong những cán bộ nòng cốt của phòng luôn năng động, nhiệt huyết, sẵn sàng đối mặt với những thử thách, khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống.

Bạn Nguyễn Hải Yến – Trưởng phòng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Sơn La

Trở thành sinh viên khóa 51 của Khoa Kinh tế với thế mạnh, niềm đam mê trong lĩnh vực thể thao và sự nỗ lực không mệt mỏi dưới mái trường Đại học Tây Bắc, Hải Yến đã sở hữu những thành tích đáng kể trong các hoạt động Hội thao, hội diễn văn nghệ của Khoa và Nhà trường tổ chức. Không những vậy, trong những giờ học trên giảng đường, bạn luôn chăm chú tập trung nghe giảng và tự sắp xếp thời gian biểu khoa học tại nhà để có thể vừa hoàn thành bài tập về nhà vừa dành thời gian cho việc nghiên cứu những kiến thức mới.

Hải Yến (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng nghiệp

Sau khi ra trường, thành tích học tập rất tốt nên Hải Yến rất tự tin khi ứng tuyển vào MB Sơn La. Với sự tự tin, năng động và kiến thức chuyên ngành tốt, Hải Yến đã và đang được đơn vị đánh giá cao về năng lực cũng như tác phong chuyên nghiệp, được đơn vị phân công giữ chức vụ Trưởng phòng Khách hàng cá nhân tại MB Sơn La. Khi hỏi đến những thàn tích trong công tác, bạn vẫn rất khiêm tốn và chia sẻ rằng đã học được nhiều điều mới mẻ từ những kiến thức chuyên môn cho đến các kỹ năng ứng xử, thuyết trình, giao tiếp tại trường. Đó chính là nền tảng vững chắc và là điều kiện rất thuận lợi tích lũy được tại Trường Đại học Tây Bắc để Hải Yến tự tin khi đi trên con đường sự nghiệp của mình.

Bạn Nguyễn Thành Công – Chuyên viên Ngân hàng TMCP Quân đội – Hội sở chính

Mỗi khi nhắc đến Thành Công các thầy, cô giáo đều ấn tượng về hình ảnh một bạn sinh viên thông minh, năng động nhưng cũng không kém phần lém lỉnh và tinh nghịch. Thành Công là cựu sinh viên khóa 52 của Trường, nhiều năm liền bạn tham gia công tác đoàn hội, tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ và góp phần truyền lửa đam mê cho các em sinh viên khóa mới qua các hoạt động hội thao, hội diễn. Nhờ vậy, Thành Công đã có rất nhiều đóng góp cho những thành tích của Chi đoàn và Liên chi trong thời gian đó. Với ý thức tự lập, ngay sau khi ra trường, Thành Công chính thức trở thành chuyên viên tại SeaBank – Ngân hàng TMCP Đông Nam Á và bắt đầu một cuộc sống tự lập tại nơi đất khách quê người – thủ đô Hà Nội. Sau đó ít lâu, để chuẩn bị cho những bước tiến xa hơn, Thành Công trở thành chuyên viên tại Hội sở chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Theo Thành Công, quãng thời gian học tập tại trường giúp bạn học hỏi và rèn luyện nhiều tố chất quan trọng từ các kỹ năng mềm thông qua các hoạt động phong trào tại Khoa, đến việc hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp và kỷ luật khiến bạn tự tin và dễ dàng hơn trong những lần thương thảo với khách hàng hay những cuộc trao đổi với đối tác.

Bạn Bùi Duy Hưng – Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Sơn La

Trước đây, bạn là cựu sinh viên ngành Kế toán Khóa 51 để lại nhiều ấn tượng cho thầy cô với phong cách phóng khoáng, thích giúp đỡ và giao lưu bạn bè. Thành tích học tập của bạn không quá mỹ mãn nhưng những thành công bước đầu tại đơn vị công tác đã phần nào khẳng định những tố chất, kiến thức và năng lực của bạn. Để đạt được những thành công bước đầu như hiện nay, Duy Hưng cũng đã vượt qua không ít những thách thức, trở ngại. Với kinh nghiệm làm việc của mình, bạn tự đúc kết được những giá trị tác động trực tiếp đến công việc bao gồm: kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, thái độ làm việc và đam mê. Trong đó có 3 yếu tố được tích lũy và trau dồi ở môi trường đại học. Khoa Kinh tế, trường đại học Tây Bắc chính là nơi giúp Duy Hưng tích lũy kiến thức và vun đắp ý tưởng cho sự nghiệp sau này.

Bạn Phan Trường Thọ – Phó Giám đốc phòng Giao dịch Nam Thanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Điện Biên

Với vai trò là lớp trưởng nhiều năm, Trường Thọ luôn là sinh viên tiêu biểu, gương mẫu với thành tích tốt cả trong học tập và các hoạt động phòng trào của khóa 46 tại trường. Các phong trào của hội sinh viên, liên chi, chi đoàn hầu như không thể vắng vai trò của bạn. Mỗi khi nhắc đến Trường Thọ, các thành viên trong lớp lại nhớ đến lớp trưởng với đầy đủ những phẩm chất về đức, trí, thể, mĩ mà không phải ai cũng có.

               Khi được chia sẻ về những kinh nghiệm của bản thân khi học tập và sinh hoạt tại Khoa Kinh tế, Trường Thọ chia sẻ rằng bạn có thể giải toán không giỏi, viết văn không hay, bạn không có năng khiếu về âm nhạc hay thể thao nhưng bạn vẫn có cơ hội được thể hiện mình tại đây. Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc đã mang lại cho bạn nhiều thứ mà bản thân bạn sau khi ra trường và đi làm rồi mới nhận ra được điều đó. Chính sự tận tâm, tận tụy và tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa đã giúp bạn tu dưỡng và rèn luyện bản thân để có được thành công trong sự nghiệp như ngày hôm nay.

Người xưa quan niệm một ông thầy có đông các học trò thành danh là ông thầy giỏi và có phúc, học trò được học trường của ông thầy ấy cũng là học trò có đức. Ngày nay, một trường đại học có đông người nổi tiếng và thành công là một trường đại học đẳng cấp và có phúc, học trò được vào học trường ấy là học trò có duyên. Vì vậy, các thầy, cô giáo luôn tự hào về các bạn. Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc luôn xác định sẽ có trách nhiệm và luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn sinh viên và cựu sinh viên của Khoa tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng để cùng nhau phát triển, góp sức cho sự lớn mạnh của ngành Tài chính – Ngân hàng trong tương lai.

Bộ môn Kinh tế tổ chức Seminar: “Kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp”

Phân tích báo cáo tài chính chính được xem như là một nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính, đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp. Đó là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính. Với mục tiêu cuối cùng là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người ra quyết định, việc phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với các quyết định tài chính (cho vay hay từ chối cho vay), kế hoạch thu nợ, kế hoạch đầu tư, kế hoạch quản trị tài chính của bản thân doanh nghiệp…

Nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động giảng dạy và trong việc đưa ra các quyết định tài chính thực tiễn. Nhằm mục đích bổ trọ kiến thức và kỹ năng cho các giảng viên chuyên nghành tài chính – ngân hàng, ngày 20 tháng 12 năm 2019, bộ môn Kinh tế – Khoa Kinh tế – trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức buổi seminar với nội dung chính là Kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp tại văn phòng trung tâm Đào tạo và dịch vụ Khoa Kinh tế.

Chủ trì buổi seminar là TS. Đặng Công Thức, hiện nay đang giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và đặc biêt là các kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mọi sự thay đổi về tài sản của DN trong kỳ kế toán đều được thể hiện trên BCTC của DN. Vì vậy, phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn sẽ giúp người phân tích biết được tình hình sử dụng vốn vay của DN. Nếu DN vay vốn lưu động để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Vốn vay sẽ được sử dụng để trang trải cho các khoản chi phí như: Nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý DN, chi phíbán hàng… Vì vậy, tài sản hình thành từ vốn vay và các nguồn vốn khác để thực hiện phương án SXKD bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng. Để tài trợ số tài sản trên, DN phải sử dụng các nguồn từ vốn tự có, vay vốn ngân hàng và chiếm dụng của bên thứ ba cụ thể là nhà cung cấp và khách hàng. Theo đó, có thể kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của DN qua chỉ tiêu tài chính cụ thể hơn.

Buổi seminar đã diễn ra thành công và tốt đẹp, nhận được nhiều sự quan tâm và đóng góp từ các thành viên trong bộ môn Kinh tế.

Đ/c Phan Nam Giang trình bày Báo cáo 1: Sự cần thiết của việc phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên quan điểm quản trị tài chính và góc độ nhà đầu tư kinh tế.

Đ/c Nguyễn Hà Bảo Ngọc trình bày Báo cáo 2: Các phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Đ/c Đỗ thị Thu Hiền trình bày Báo cáo 3: Các chỉ tiêu tài chính sử dụng trong quá trình phân tích. Các chỉ tiêu tài chính được thu thập từ các báo cáo tài chính bao gồm : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu tài chính được phân tích, so sánh và đối chiếu theo chiều dọc, chiều nganh nhằm mục tiêu cuối cùng là đánh giá thực trạng tài chính, dòng tiền của doanh nghiệp, và dự báo sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Đ/c Lò Huyền Trang trình bày Báo cáo 4: Thu thập dữ liệu trong quá trình phân tích tài chính. Báo cáo trình bày các nguồn dữ liệu và quá trình thu thập báo cáo tài chính cũng như các chỉ số tài chính.

Đ/c Đào Thị Vân Anh trình bày Báo cáo 5: Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp.

Buổi seminar về kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp kết thúc thành công và có giá trị lý luận, thực tiễn cao đối với toàn bộ giảng viên bộ môn Kinh tế. Các giảng viên sẽ ứng dụng và đổi mới trong quá trình giảng dạy và cập nhập kiến thức cho chính các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế – khoa Kinh tế – Đại học Tây Bắc.

ThS Đỗ Thị Thu Hiền