Nam Giang

Giao hữu bóng chuyền năm 2010

Hội thao Khoa Kinh tế năm 2011

Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Kinh tế năm 2013

Sinh viên nghiên cứu khoa học – Góc nhìn từ giảng viên

Vấn đề nghiên cứu khoa học là một hoạt động trọng tâm của sinh viên trường Kinh tế nói riêng và các trường đại học cao đẳng nói chung.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hội nhập về giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triển phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên khoa Kinh tế là một yêu cầu bức thiết nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục, nâng cao tính tự chủ sáng tạo và năng động, một tố chất rất cần thiết nhưng lại rất hạn chế trong trình độ sinh viên Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu khoa học từ sinh viên trong các trường đại học hiện nay có thể nói là một chủ đề mang tính tiềm năng nhưng còn nhiều điều hạn chế. Tính tiềm năng ở chỗ sinh viên là một lực lượng trẻ, đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, có thời gian và một trí sáng tạo không ngừng được phát triển dưới mái trường đại học. Vấn đề còn hạn chế ở đây là do sinh viên chưa nhận thức được những lợi ích nào từ nghiên cứu khoa học mà sinh viên đạt được khi phải chi phí bằng những tiềm năng nói trên để lao vào nghiên cứu trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Chính vì vậy chúng ta cần thảo luận vấn đề làm thế nào hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học có hiệu quả? Đây là câu hỏi mà không ít giảng viên hiện nay còn đang cố gắng giải đáp. Từ vấn đề này chúng ta hãy xem xét ba khía cạnh của nó: mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên là gì? Vai trò hướng dẫn của giảng viên thể hiện ra sao? và phương pháp nghiên cứu nào cần thiết tối thiểu khi nghiên cứu khoa học?

Mục đích nghiên cứu khoa học
Mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên dưới mái trường đại học thường lại được hiểu quá nhiều nghĩa. Những nước đã phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Úc . . . thì xem sinh viên đóng vai trò là những trợ lý nghiên cứu (Research Assistance – RA) cho các giảng viên có đề tài nghiên cứu, sinh viên làm điều này thì mới chập chững học hỏi kinh nghiệm từ những người thầy nhưng lại không mong đợi một giải thưởng to lớn nào cả. Tuy nhiên kinh nghiệm làm RA sẽ làm cho sinh viên có một bề dày kinh nghiệm để có khả năng độc lập nghiên cứu sau này.
Cũng có những nơi xem nghiên cứu khoa học đơn thuần là để sinh viên nắm vững những tri thức hiện có liên quan đến thực tiễn và lý thuyết môn mình đang học. Nói cách khác, nghiên cứu kiểu này sinh viên bắt tay vào một case study và nghiên cứu nó bằng tất cả những thông tin từ vô số nguồn khác nhau nhằm giải quyết vấn đề nêu ra từ tình huống. Fulbright, một trong những chương trình liên kết, là một chương trình kiểu mẫu thực hiện kiểu nghiên cứu này, trong hầu hết các môn học đều có những case study liên quan đến bài giảng, sinh viên sẽ tuỳ theo chủ đề mà tìm những thông tin cập nhật nhất để giải quyết. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cho sinh viên nắm chắc bài giảng và tự tin hơn về những gì trong thực tế mà nhiều khi chính giảng viên cũng cần học hỏi.
Cũng có những nơi, đặc biệt là các trường đại học Việt Nam lại rất tôn vinh các kết quả nghiên cứu khoa học từ sinh viên, hàng năm đều có những giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Bộ, giải thưởng nhà nghiên cứu trẻ, giải thưởng Eureka… Cách tuyển chọn từ cơ sở cho đến cấp cao nhất, như vậy là có rất nhiều sinh viên xứng đáng được giải thưởng. Tuy nhiên kết quả mang lại là lợi ích sẽ nằm ở đâu? Lợi ích đầu tiên là khuyến khích được sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, lợi ích thứ hai là tạo ra một phong trào sôi động từ những sinh viên trẻ và từ đó làm cho trường đại học có sinh khí nghiên cứu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phong trào lại không thành một thói quen thường xuyên và kết quả nghiên cứu nhiều khi không giúp ích nhiều cho chính những môn học mà sinh viên đang theo đuổi và chuyên ngành mà sinh viên hướng nghiệp. Ví dụ sinh viên chuyên ngành “Tài chính ngân hàng” lại nghiên cứu về WTO, ODA…
Điểm lại có ba mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nghiên cứu khoa học có thể làm RA cho giảng viên trong trường đại học, hoặc nghiên cứu khoa học dạng case study nhằm góp phần làm rõ cho các nội dung của từng chủ đề của môn học, và sau cùng là nghiên cứu khoa học dưới dạng phong trào. Trong Khoa Kinh tế chúng ta hiện nay các sinh viên nghiên cứu mới đang dừng lại ở mục đích thứ ba.
Lợi ích từ nghiên cứu khoa học
– Bằng việc tham gia nghiên cứu khoa học các sinh viên sẽ phát hiện những vấn đề cần phải giải quyết trên cơ sở các mấu chốt, vấn đề nghiên cứu của đề tài. Không ít hay nhiều, khi sinh viên tham gia nghiên cứu, một mặt chính sinh viên đã tự trang bị cho mình những kiến thức về phương pháp luận, mặt khác đó là những hoài bão có thể giúp ích cho địa phương và đất nước sau này.
– Học phải đi đôi với hành, phương châm đó được các trường đại học – cao đẳng chuyên nghiệp quán triệt và thể hiện bằng nhiều chủ trương kết hợp giữa trang bị kiến thức trên lớp và tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu. Thực tế nghiên cứu cho thấy, việc nghiên cứu trong sinh viên không chỉ nâng cao năng lực nghiên cứu mà còn giúp sinh viên lấp đầy dần những lổ hổng kiến thức từ các thầy cô hướng dẫn. Chính điều này làm cho sinh viên kiên trì hơn trên con đường nghiên cứu còn nhiều khó khăn trở ngại.
– Và một lợi ích khác mà người sinh viên có được là các điểm cộng và điểm thưởng vào kết quả học tập cuối năm, điểm rèn luyện tuỳ vào thành tích nghiên cứu đạt được, theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và của BGH trường Đại học Tây Bắc. Đông thời sinh viên làm NCKH có cơ hội nhận được các giải thường sinh viên NCKH của Khoa, Trường và các cấp khác.
Tóm lại, việc NCKH trong sinh viên có hai lợi ích to lớn: một là lợi ích của chính các sinh viên thực hiện về tinh thần, kiến thức và vật chất; một mặt góp phần vào việc đề xuất, hoạch định chủ trương chính sách phát triển của nước nhà. Kết quả nghiên cứu không chỉ ghi nhận sự trưởng thành của đội ngũ nghiên cứu mà còn nâng cao vai trò, vị trí sinh viên trong nhà trường và xã hội, là điểm ngắm của các tổ chức kinh tế-xã hội nhằm tạo nguôn nhân lực cho mình qua những học bổng hỗ trợ. Đó cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy sinh viên tích cực nghiên cứu khoa học.
Giảng viên hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học
Vai trò giảng viên trong quá trình dìu dắt sinh viên theo kinh nghiệm cá nhân rất có hiệu quả với hai điều kiện cần. Đầu tiên chính giảng viên phải có những đề tài đang nghiên cứu, chỉ có như vậy mới tạo cơ hội cho sinh viên cùng tham gia với những mảng nhỏ của đề tài lớn, giảng viên và sinh viên sẽ làm việc theo kiểu team work (đôi khi còn gọi là research team), có nghĩa là giảng viên truyền đạt những kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực mình đang nghiên cứu và đồng thời vạch ra hướng đi để sinh viên đi đúng hướng. Thể hiện sự trao đổi từ hai phía, có nghĩa là sinh viên không chỉ thụ động chờ sự hướng dẫn thuần tuý từ giảng viên mà còn phải nêu những ý tưởng mình khám phá được trong quá trình cùng nghiên cứu với giảng viên. Cách học thời phổ thông và cách giảng dạy độc thoại, có thể nói đã tạo ra một sức ỳ không nhỏ trong quá trình sinh viên nghiên cứu với giảng viên.
Điều kiện cần thứ hai là giảng viên phải có phương pháp nghiên cứu rõ ràng, chuẩn mực. Những phương pháp truyền thống như phân tích, tổng hợp, thống kê thứ cấp đã không làm nổi bật những đóng góp mới từ việc nghiên cứu. Lĩnh vực phương pháp nghiên cứu trước hết giảng viên nên làm chủ rồi sau đó mới truyền đạt cho sinh viên để họ có cơ sở nghiên cứu. Đó là phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ giúp chúng ta các bước trình bày vấn đề nghiên cứu sau khi tổng quan các đề tài nghiên cứu đã thực hiện, các phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu và cách gợi ý chính sách.
Phương pháp nghiên cứu
Hai loại phương pháp liên quan đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học cần triển khai trong trường đại học, trước hết là giảng viên sau đó là sinh viên. Dĩ nhiên trường và khoa chúng ta đã và đang thực hiện giảng dạy hai phương pháp này, nhưng vấn đề ở chỗ là sự liên kết của nó với quá trình nghiên cứu, hay nói khác đi là sự ứng dụng trong thực nghiệm. Lĩnh vực quản trị thì nên đi sâu vào các phương pháp nghiên cứu thị trường, còn lĩnh vực kinh tế thì nên đi vào các môn học kinh tế lượng và các công cụ định lượng khác. Có thể nói một cách đơn giản là giảng viên vừa phải am hiểu các vấn đề liên quan đến thị trường và các công cụ nghiên cứu thị trường, nếu người dạy marketing lại không biết rõ về thị trường thì sinh viên sẽ không biết ứng dụng hiệu quả cho tình huống nghiên cứu trong thực tế. Giảng viên dạy kinh tế lượng phải hiểu biết sâu về kinh tế vi mô và vĩ mô, thì từ đó mới có sự kết hợp tốt giữa các vấn đề kinh tế và định lượng chúng. Đây là điểm nhức đầu của các giảng viên khi chấm các đề tài nghiên cứu sinh viên ,vì đa số các đề tài chỉ dừng lại ở số liệu thứ cấp và thống kê mô tả mà rất ít đề tài định lượng được.
Kết luận: Nghiên cứu khoa học là một công việc không dễ dàng. Nhưng với kiến thức sâu sắc và niềm đam mê cộng với một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng nghiên cứu khoa học trong sinh viên Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp.
ThS. Đoàn Thanh Hải

Xu hướng phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam (kỳ 1)

Thế giới và Việt Nam đang và sẽ tiếp tục đối diện với nhiều vấn đề lớn, phức tạp, kéo dài và liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, cả cấp vĩ mô và vi mô; Bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây càng tạo thêm sức ép bộc lộ và cơ hội giải quyết nhiều vấn đề này.

Thế giới và Việt Nam đang và sẽ tiếp tục đối diện với nhiều vấn đề lớn, phức tạp, kéo dài và liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, cả cấp vĩ mô và vi mô; Bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây càng tạo thêm sức ép bộc lộ và cơ hội giải quyết nhiều vấn đề này.

1. Bối cảnh và xu hướng kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20 và các thập niên đầu thế kỷ 21 đã, đang và sẽ có những xu hướng phát triển đặc trưng chủ yếu sau:

1.1. Tự do hóa và đa cực hóa.

Thập kỷ 90 này được đánh dấu bằng sự kết thúc chiến tranh lạnh và khởi đầu cho làn sóng đổi mới tư duy toàn cầu với sự thắng thế của xu hướng tăng cường hòa bình, đối thoại và hợp tác vì sự phát triển kinh tế giữa các nước. Đồng thời, thế giới hiện nay đang dấy lên trào lưu mới đề cao tự do hóa trong các lĩnh vực kinh tế, và từ đó lan sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Những nét nổi bật của trào lưu tự do hóa kinh tế là:

1. Chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới và hoàn thiện hơn nữa trong mỗi nước cơ chế kinh tế thị trường mở làm nền tảng cho mọi hoạt động và giao lưu kinh tế cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô, trong phạm vi công ty, quốc gia, khu vực và quốc tế. Nếu trước thập kỷ 90 này chỉ có 1/6 số nước trên thế giới chấp nhận cơ chế kinh tế thị trường, thì nay, nó được tôn vinh và được coi là tài sản chung của nhân loại, là định hướng của các nền kinh tế chuyển đổi và các nền kinh tế đang phát triển khác trên toàn cầu. Trong các nước đã xây dựng nền kinh tế thị trường từ lâu, cũng đang có những khởi động mới, nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả vận hành của các nguyên tắc và thiết chế thị trường mở.

2. Làn sóng tư nhân hóa và cổ phần hóa đang lan rộng toàn cầu, bao quát không chỉ các nước chuyển đổi, các nước đang phát triển châu Á đang bị khủng hoảng tài chính – tiền tệ, mà còn cả ở các nước phát triển (ở nước Nga tỷ trọng kinh tế thuộc sở hữu nhà nước đã giảm từ 90% xuống còn 49%). Các lĩnh vực kinh doanh độc quyền đang được thu hẹp, bao gồm cả độc quyền nhà nước với tư nhân, cũng như độc quyền của tư bản trong nước với tư nhân nước ngoài.

3. Vai trò kinh tế của nhà nước được chuyển dịch theo hướng giảm can thiệp hành chính, trực tiếp, để chuyển sang phương thức can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và ít điều chỉnh hơn. Vai trò đầu tư của nhà nước ngày càng giảm xuống hoặc được định hướng hỗ trợ phát triển tư nhân.

4. Các dòng chảy thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư quốc tế ngày càng được tự do hóa cả trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Hiện tại có khoảng 50% tổng sản lượng thế giới được thực hiện trong trao đổi quốc tế so với 30% của năm 1980.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại trong các khoảng thời gian và mức độ nhất định những giới hạn của sự tự do hoá mậu dịch và đầu tư thông qua các hình thức bảo hộ thuế quan. Phải từ năm 2020 – 2030 thì mức mở cửa, tự do hóa của các nước mới thực sự trở nên phổ biến và “hết cỡ”.

Trên cơ sở tự do hóa, xu hướng đa cực hóa cũng đang trở thành tuyên ngôn của trật tự mới về kinh tế quốc tế và quốc gia được biểu hiện qua các khía cạnh:

Thứ nhất: Đa cực hóa về trung tâm tăng trưởng quốc tế và đa dạng hóa các đồng tiền cực mạnh của thế giới. Thay vì thế giới xoay quanh hai cực với hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô trước kia, đang xuất hiện các trung tâm, các cực tăng trưởng mới mà về triển vọng trung hạn có thể cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ: EU, Nhật, Trung Quốc (bao gồm cả Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Macao và có thể sẽ cả Đài Loan). còn Liên bang Nga với SNG, hay ấn Độ cũng như Brazin… cũng sẽ vươn mình lên những tầm cao sứ mạng mới trong tương lai không quá xa. Thời đại đồng USD là chúa tể duy nhất trên thị trường tiền tệ thế giới đang suy tàn cùng với sự xuất hiện đồng EURO và ý tưởng quốc tế hóa cao hơn đồng Yên Nhật.

Thứ hai: Đa dạng hóa các mô hình phát triển, đa phương hóa việc quản lý và giải quyết các vấn đề của mỗi quốc gia cũng như quốc tế. Mặc dầu cơ chế kế hoạch hóa tập trung bị thực tế bác bỏ, và cơ chế thị trường mở ngày càng chiếm ưu thế, song trên toàn thế giới đang và sẽ còn chứng kiến sự nở rộ của các mô hình phát triển kinh tế khác nhau: mô hình Mỹ, mô hình Thụy Điển, mô hình Hà Lan, mô hình Nhật và một số nước Đông Nam Á, mô hình Nam Á, mô hình Niu Di Lân và gần đây đang xuất hiện mô hình Trung Quốc, không có mô hình nào hoàn hảo và thích hợp đối với mọi quốc gia. Vấn đề then chốt cho một nền kinh tế thành công là mô hình được lựa chọn phải phù hợp cả với bối cảnh quốc tế, lẫn các điều kiện lịch sử cụ thể trong nước, đồng thời các nhà lãnh đạo và quản lý của nước đó phải làm cho nó phù hợp nhất với lý thuyết mà họ ưa thích.

Thế giới cũng đang đặt ra nhu cầu và tạo điều kiện thực hiện đa phương hóa việc quản lý và giải quyết các vẫn đề đặt ra trong quá trình phát triển của một quốc gia, của mỗi khu vực và toàn cầu (nhất là các vấn đề tài chính, tiền tệ, công nghệ, môi sinh, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm…). Đã chấm dứt thời mà mỗi nước đóng cửa để tự giải quyết những vấn đề phát triển của mình, dù đó là vấn đề nhỏ nhất và nước đó là mạnh nhất thế giới.

Thứ ba: Đa cực hóa các trung tâm tăng trưởng quốc gia. Bên cạnh việc mở rộng các trung tâm hiện có, ngày càng xuất hiện các trung tâm mới đầy năng động trong mỗi nước; hơn nữa, chúng có xu hướng chuyển dịch về các vùng biên giới để hình thành những khu vực “tam giác”, “tứ giác phát triển”, khai thác được cùng lúc các lợi thế so sánh và thị trường của nhiều nước láng giềng cùng chung biên giới, hoặc không. Những khu vực này xuất hiện ngày càng nhiều ở châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

Thứ tư: Đa dạng hóa phạm vi sản xuất – kinh doanh, các mặt hàng, ngành, nghề chủ lực, nhất là các ngành và mặt hàng hướng xuất khẩu. Đa dạng hóa các bạn hàng và thị trường của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, khối kinh tế.

Thứ năm: Đa dạng hóa thành phần kinh tế, cũng như phối kết hợp ngày càng linh hoạt và đa sắc hơn các chính sách kinh tế trong cùng một thời điểm và khu vực địa lý kinh tế. Ranh giới sự phân biệt ngày càng được xóa nhòa hoặc “mềm hóa”, kể cả không được phép áp dụng cứng nhắc, kéo dài hay đối lập nhau giữa các dự án đầu tư nhà nước – tư nhân, giữa các chính sách hướng nội với hướng ngoại, giữa các chính sách thắt chặt – nới lỏng, giữa sản xuất với buôn bán – tiêu dùng và ngay cả giữa kế hoạch với thị trường.

1.2. Khu vực hóa và toàn cầu hóa

Xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang và sẽ ngày càng trở nên rõ nét, bao quát và chi phối toàn diện các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội quốc gia và quốc tế, với các biểu hiện và yêu cầu:

1. Tăng cường sự đan xen và phối hợp chính sách giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực, cũng như toàn cầu.
2. Gia tăng khối lượng trao đổi quốc tế trước hết trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ và lao động.
3. Gia tăng các yêu cầu và hoàn thiện các định chế quốc tế mang tính chất khu vực và toàn cầu quản lý các quá trình phối hợp và trao đổi đó. Gia tăng sức mạnh và khả năng giải quyết các vấn đề quốc gia, khu vực và toàn cầu
4. Có sự đồng nhất ngày càng cao giữa các yêu cầu hội nhập tiểu khu, khu vực, với hội nhập toàn cầu. Xu thế các tổ chức khu vực hóa mở kiểu APEC sẽ tăng lên; Bên cạnh đó cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn các loại Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, khu vực và xuyên khu vực. Đồng thời sẽ ngày càng đậm nét hơn xu hướng hội tụ cả về mô thức tổ chức các khối kinh tế khu vực, cũng như về các yêu cầu chỉ tiêu phát triển kinh tế – tài chính – tiền tệ chủ yếu của các nước thành viên mà EMU (Liên minh kinh tế – tiền tệ châu Âu) là điển hình nhất.

EU đang ngày càng trở thành khuôn mẫu hướng tới của hầu như tất cả trên 20 tổ chức hợp tác kinh tế khu vực lớn nhất trên toàn cầu – nói cách khác “mọi con đường của các tổ chức khu vực đều dẫn tới EU”. Trong bản thân EU đang đặt ra những tiêu chuẩn ngày càng đồng bộ và rất ngặt nghèo để các nước thành viên có thể tham dự EMU, nhất là các tiêu chuẩn về mức nợ, mức lãi suất, mức thâm hụt ngân sách, mức lạm phát và sẽ là mức thuế… Tất cả đang tạo điều kiện hội tụ và “đồng nhất hóa” hơn giữa các môi trường kinh tế trong nước, trong khu vực và trong phạm vi toàn cầu.

Có thể nói, bất chấp những biến đổi thăng trầm trong các nền kinh tế và khu vực cụ thể, bất chấp những “xung khắc” tạm thời và ngày càng mỏng manh giữa xu hướng khu vực hoá với xu hướng toàn cầu hoá, những nỗ lực và thành quả thúc đẩy xu hướng hướng tới một sự hội nhập ngày càng đầy đủ hơn và rộng lớn hơn vẫn đang và sẽ được tiếp tục không hề suy giảm. Khu vực hoá ngày càng biến thành “phòng chờ” để các nước tham dự vào toàn cầu hoá. Xu hướng này đang bao quát hầu hết các nước trên thế giới, mà trước hết là các nước lớn, các nền kinh tế quan trọng. Cả hai hệ thống tài chính và thương mại đang liên tục mở rộng, và nhân loại đang thực sự bước vào kỷ nguyên của các thị trường toàn cầu được kiểm soát tập thể.

1.3. Tái cơ cấu các sản phẩm, các công ty và các nền kinh tế trên cơ sở những công nghệ mới về chất

Nền đại công nghiệp cơ khí với các công nghệ và mô hình tiêu dùng truyền thống đang đi đến những giới hạn cuối cùng, do vấp phải:

– Những điều kiện khách quan về tài chính (chẳng hạn, đến khoảng năm 2040- 2045, giọt dầu mỏ cuối cùng của thế giới sẽ bị vét lên- chấm dứt nền văn minh công nghiệp dựa trên dầu mỏ).

– Những giới hạn về môi trường, về chi phí sản xuất.
– Những giới hạn thị trường và xã hội mà chúng dựa vào.
– Những giới hạn nội tại của bản thân các công nghệ và nền sản xuất đó.

Cuộc cách mạng công nghệ lần 3 đang định hình với các đặc trưng mới về chất như:

– Có tính tự động hoá cao, là sự kết hợp giữa công nghệ vi điện tử, công nghệ tin học, công gnghệ sinh học, công nghệ vũ trụ và đáy đại dương cùng các công nghệ chế biến sâu không có phế liệu.
– Sử dụng nguyên vật liệu mới có khả năng tái sinh, không gây ô nhiễm môi trường.
– Làm hài hoà quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Đặt con người vào trung tâm sự tăng trưởng, trí tuệ hoá lao động và giải phóng con người khỏi lao động đơn điệu, độc hại cũng như những giới hạn sinh lý cá nhân khách quan.

Tóm lại, đó là mô hình kinh tế- công nghệ nhân đạo hơn, trí tuệ hơn, có khả năng tự bảo vệ, vì thế hiệu quả và bền vững hơn. Cùng với việc tạo ra những công nghệ mới, đang xuất hiện những điều kiện kinh doanh và cơ cấu tiêu dùng mới. Thế giới ngày càng trở thành mạng lưới dày đặc và nhạy bén hơn các quan hệ giao tiếp và tương tác lẫn nhau, làm tăng các cơ hội cho tự do cá nhân, làm xói mòn các lợi thế cũ và tạo ra những sức mạnh, cùng lợi thế mới. Cả ở cấp vi mô lẫn vĩ mô đang khởi động những quá trình tái cấu trúc vĩ đại chưa từng có trong lịch sử, trong đó:

Đối với các sản phẩm : đang và sẽ có sự cải thiện căn bản về danh mục, chủng loại, chất lượng, hình dáng, công dụng và giá cả của hàng loạt sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo hướng đa dạng hơn, gọn nhỏ hơn, nhiều chức năng hơn, tiện lợi, tinh xảo hơn, tiết kiệm năng lượng và rẻ hơn, do đó, phổ cập rộng rãi hơn. Sẽ xuất hiện hàng loạt sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới. Vòng đời sản phẩm sẽ ngắn đi, thậm chí rất ngắn. Trong cơ cấu tiêu dùng mới, tỷ trọng lớn sẽ thuộc về thông tin và những phương tiện cung cấp, xử lý và phân tích thông tin. Đặc biệt, thế giớ sẽ ngày càng ưa chuộng và mở rộng sản xuất, cũng như tiêu dùng các sản phẩm “xanh’, sạch, và bảo vệ sức khoẻ con người bằng những công nghệ có hàm lượng khoa học ngày càng cao và thân thiện với môi trường. Công nghệ mới khiến giá trị của thông tin trở nên đắt hơn. Chất lượng nắm bắt, xử lý các thông tin trở thành nhân tố quyết định chất lượng sống, cũng như sự thành công của mỗi cá nhân và doanh nghiệp, do đó, của cả quốc gia.

Đối với các công ty: sẽ có hai xu hướng song song diễn ra. Một mặt, nền kinh tế quốc gia và thế giới càng lớn và mở rộng hơn thì các công ty trung bình và nhỏ sẽ càng thống trị và có tương lai hơn. Các doanh nghiệp sẽ được tổ chức theo quy mô nhỏ (thậm chí có công ty một người), phi tập trung hoá, giảm bớt các khâu trung gian, cơ cấu thành nhiều đơn vị độc lập, có quyền tự chủ cao, giảm bớt tệ nạn quan liêu, được chuyên môn hoá cao, có tinh thần hợp tác, hoạt động mang tính toàn cầu, chặt chẽ và tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức ngày càng cao hơn (hiện tại, các công ty nhỏ dưới 19 người đang tạo ra 50% giá trị hàng xuất khẩu ở Mỹ và CHLB Đức. Có tới 90% giá trị nền kinh tế Mỹ là do các công ty dưới 500 người tạo ra).

Mặt khác, sự hợp nhất để trở thành lớn hơn, mạnh hơn, giảm chi phí và có sức cạnh tranh hơn, đáp ứng những nhu cầu to lớn của nền kinh tế tương lai sẽ trở thành xu hướng vận động của các tổ hợp kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng và thông tin. Sẽ ngày càng có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn GDP của một nước, thậm chí của nhiều nước. Các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 2/3 chu chuyển ngoại thương và đầu tư quốc tế và sẽ không mất đi vai trò to lớn của chúng trong việc tạo động lực cho tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu. Trong tương lai, các công ty này sẽ được điều chỉnh theo định hướng: Toàn cầu hoá chiến lược kinh doanh; Đa nguyên hoá các chủ thể đầu tư; Đa dạng hoá thị trường và lĩnh vực đầu tư; Địa phương hoá xí nghiệp của các công ty ở nước ngoài, cả về hướng kinh doanh, cơ cấu sản phẩm, công nghệ, nguyên liệu, nhân lực và vốn đầu tư.

Đối với các nền kinh tế: Các cấu trúc ngành nghề sẽ chuyển dịch theo hướng: Thu hẹp và mất đi các ngành khai thác, chế biến nguyên liệu truyền thống và xuất hiện những ngành khai thác, chế biến nguyên liệu mới thích hợp; Các ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất và đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế; Các công nghệ mới, các xa lộ thông tin, vận tải toàn cầu phát triển, đang thu hẹp lại khoảng cách của các quốc gia, đồng thời mở rộng giới hạn không gian kinh tế và sinh tồn của con người lên khoảng không, xuống đáy đại dương hay các vùng sa mạc, các vùng băng tuyết quanh năm… và đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển các yếu tố của hoạt động tái sản xuất kinh tế-xã hội. Các công ty và quốc gia không chỉ lập kế hoạch cho thị trường trong nước, mà còn phải cho cả thị trường khu vực và toàn cầu. Nền công nghiệp mới, tự động hoá và có tính toàn cầu sẽ xuất hiện cùng với nền kinh tế thị trường toàn cầu. Chế độ tổ chức lao động của công ty và quốc gia cũng thay đổi mạnh, sẽ bớt đi kiểu làm việc tập trung tại công sở và chế độ ăn lương suốt đời tại một công ty, một quốc gia.

Con người lao động mới sẽ có tri thức toàn diện hơn, năng động, tự chủ hơn, di chuyển chỗ làm việc thường xuyên và trên phạm vi ngày càng rộng hơn. Đô thị hoá sẽ tăng nhanh, các cấu trúc chính trị và giao lưu văn hoá-xã hội quốc gia và quốc tế sẽ có sự dịch chuyển tương ứng. “Nền kinh tế nợ” sẽ trở thành đặc trưng cho mọi công ty và quốc gia. Nói cách khác, mỗi công ty và mỗi nước sẽ ngày càng có nhu cầu và khả năng tiếp cận rộng rãi, thường xuyên hơn với các nguồn vốn bên ngoài, cũng như tích cực đầu tư ra bên ngoài hơn. Tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất so với tất cả các hoạt động kinh doanh khác, các hoạt động tài chính-tín dụng sẽ ngày càng trở thành vũ khí cạnh tranh và công cụ “đồng hoá” một công ty, một quốc gia lợi hại nhất. Tình trạng nợ khó đòi và tín dụng không hiệu quả sẽ ra tăng, kéo theo những xung lực tiềm ẩn gây bất ổn định thị trường tài chính-tiền tệ quốc gia và quốc tế, đồng thời đặt ra yêu cầu bức bách hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát an toàn tài chính-tín dụng cả ở cấp vi mô lẫn cấp vĩ mô (cấp quốc gia lẫn khu vực và quốc tế).

1.4.Tư duy mới về bàn tay nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường

Thế giới mới đang định hỡnh, đũi hỏi tư duy mới thích ứng về bàn tay quản lý của Nhà nước trong khi thực hiện các nguyên tắc kinh tế thị trường, tránh các cực đoan, phiến diện trong nhận thức, tăng cường sự phối hợp đồng bộ các công cụ và cấp độ quản lý, giỏm sỏt chặt chẽ và chủ động xử trí kịp thời các các tác động mặt trái của chính sách lựa chọn trong thực tiễn bằng hợp lực của sức mạnh tổ chức và tài chính trong và ngoài nước, với vai trũ trung tâm là Nhà nước…, với các biểu hiện và yêu cầu chủ yếu sau:

Một là, không duy ý chí, giáo điều, cực đoan, hoặc quá nhấn mạnh và tuyệt đối hóa vai trò chỉ huy tập trung, mang tính áp đặt một chiều của Nhà nước, hoặc thả nổi hoàn toàn và đặt toàn bộ quá trình phát triển kinh tế theo sự dẫn dắt có tính đầu cơ, mù quáng, “bầy đàn” cao của các tín hiệu và sức mạnh thị trường tự do, nhấn mạnh lợi ích tư nhân, cục bộ và ngắn hạn. Vấn đề then chốt cho một nền kinh tế thành công là mô hình phát triển được lựa chọn phải phù hợp cả với bối cảnh quốc tế, lẫn các điều kiện lịch sử cụ thể trong nước, cho phép khai mở, cộng hưởng cao nhất các tiềm năng và hiệu quả các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, tham gia sớm, ngày càng chặt chẽ và hiệu quả vào “chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”. Đặc biệt, sự phát triển các tiềm năng và tự do cá nhân; sự hợp tác và thịnh vượng về kinh tế; sự đồng thuận, dân chủ và gắn kết về xó hội trong một thế giới ngày càng “phẳng”, hũa hợp và thõn thiện hơn với môi trường đang và sẽ ngày càng được coi là 3 trụ cột hợp thành chủ yếu, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của văn minh nhân loại đương đại.

Hai là, chủ động tham khảo, đan xen và phối hợp chính sách giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực, cũng như toàn cầu. Đang qua dần thời mà mỗi nước đóng cửa để tự giải quyết những vấn đề phát triển của mình, dù đó là vấn đề nhỏ nhất và nước đó là lớn, mạnh nhất thế giới.

Ba là, vai trò đầu tư trực tiếp ngày càng giảm hoặc được định hướng hỗ trợ phát triển đầu tư tư nhân. Nhà nước có vai trũ ngày càng to lớn trong cuộc chiến với cỏc chấn động cơ cấu hoặc chu kỳ kinh tế bột phỏt, nhất là khủng hoảng tài chớnh-ngõn hàng, dự nú xẩy ra ở trong nước hay nước ngoài, nguyên nhân khụng trực tiếp từ sai lầm của chớnh phủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước. Đồng thời, vai trũ của cụng tỏc thụng tin, dự bỏo và giỏm sỏt, cảnh bỏo an toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chớnh-ngõn hàng, là hết sức quan trọng và khụng thể coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào…Ngoài ra, cần luôn tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền có tính 2 mặt của các biến cố và chính sách kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần dập ngũi khủng hoảng từ khi nú cũn nhen nhỳm, thay vỡ khi nú đó thành đám cháy mạnh và lan rộng, thỡ chi phí là khó đo lường.

Bốn là, bàn tay điều chỉnh của nhà nước cần chuyển dịch theo hướng giảm can thiệp hành chính, trực tiếp, để chuyển sang phương thức can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn, vừa tuõn thủ cỏc yờu cầu và lợi ích thị trường, vừa không làm xấu đi sự ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hũa cỏc lợi ớch trong quỏ trỡnh phỏt triển, nhất là khụng lạm dụng sức chịu đựng và đổ gánh nặng khủng hoảng lên người dân, người tiêu dùng. Tăng cường vai trũ cỏc loại quỹ bỡnh ổn thị trường và sử dụng linh hoạt các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng khoán có thể mua-bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và hiệu quả trong trường hợp này và cho mục tiêu đó.

Tóm lại, do sự tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau của các xu hướng đã nêu trên đây, toàn cảnh nền kinh tế thế giới tương lai sẽ là một bức tranh không cố định cả về mầu sắc và bố cục. Độ nhạy cảm và phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề và sự kiện trong và ngoài nước gia tăng. Biên giới và chủ quyền quốc gia theo nghĩa truyền thống sẽ bị “mờ” dần. Các định chế khu vực và quốc tế ngày càng ảnh hưởng chi phối chính sách và định hướng sự phát triển của mỗi nước. Tuy nhiên, các siêu cường vẫn luôn gây ra những ảnh hưởng khu vực và toàn cầu. Các nhân tố văn hoá-xã hội cùng các đặc tích quốc gia vẫn đóng vai trò chi phối quan trọng và tạo ra tính đa dạng nhiều vẻ trong sự phát triển thế giới.

Quá trình phát triển của mỗi quốc gia và khu vực sẽ được đẩy nhanh hơn cùng với những giao động quá độ được đặc trưng bởi những cải cách mạnh ở lĩnh vực này chưa động bộ với ở lĩnh vực khác; những thành công và cả sự đổ vỡ sẽ ra tăng về qui mô và tốc độ trong môi trường kinh doanh quốc gia và quốc tế vừa đầy tính cạnh tranh, vừa đề cao sự hợp tác. Quá trình cơ cấu lại nhanh và hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc gia và quốc tế trên cơ sở các công nghệ mới về chất đang và sẽ là động lực chủ yếu quy định sự phát triển và bộ mặt nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới tương lai. Những cơ hội và thách thức mới đang và sẽ đặt ra cho mỗi nước nguyên tắc tối cao của thành công trong bối cảnh đó là “ai thấy trước được và chuẩn bị tốt cho tương lai, người đó sẽ thắng” như lời của Bill Gates, tỷ phú trẻ và giàu nhanh nhất nước Mỹ.

(còn tiếp)

TS.Nguyễn Minh Phong
Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội