Hoạt động nghiên cứu khoa học

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUYẾT ĐỊNH 15 VÀ THÔNG TƯ 200 TRONG QUY ĐỊNH VỀ TÀI KHOẢN 411

Điểm so sánh QĐ 15 TT 200 Diễn giải,

Đánh giá

Tên TK và TK chi tiết Tài khoản 411  – Nguồn vốn kinh doanh Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

 

 
Đối tượng phản ánh Nguồn vốn kinh doanh:

– Đối với công ty Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh gồm: Nguồn vốn kinh doanh được Nhà nước giao vốn, được điều động từ các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty con, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (Nếu được ghi tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh), hoặc được bổ sung từ các quỹ, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại.
– Đối với doanh nghiệp liên doanh, nguồn vốn kinh doanh được hình thành do các bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.
– Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số tiền mà các cổ đông đã góp cổ phần, đã mua cổ phiếu, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo nghị quyết của Đại hội cổ đông của doanh nghiệp hoặc theo quy định trong Điều lệ hoạt động của Công ty. Thặng dư vốn cổ phần do bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá.
– Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, nguồn vốn kinh doanh do các thành viên góp vốn, được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh.
– Đối với doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh, hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

– Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu;

– Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh;

– Cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu);

– Các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

 

QĐ 15 quy định riêng cho từng loại hình DN, chưa thống nhất về KN: vốn đầu tư, vốn góp, bỏ ra kinh doanh.

TT 200 quy định thống nhất hơn, sử dụng thuật ngữ: góp vốn – thống nhất với Luật DN 2014. Ngắn gọn và bao trùm hơn các trường hợp.

 

Nguyên tắc hạch toán  

 

Không QĐ

 

 

 

 

Không quy định. Thực tế vẫn HT số vốn cam kết góp. Ghi tăng khoản phải thu CSH/ tăng vốn cam kết góp.

 

 

Không QĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. Vốn đầu tư của chủ sở hữu được phản ánh theo giá mệnh giá của cổ phiếu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch tăng giữa số tiền thực tế thu được so với mệnh giá khi phát hành lần đầu, hoặc phát hành bổ sung cổ phiếu và chênh lệch tăng, gỉảm giữa số tiền thực tế thu được so với giá mua lại cổ phiếu khi tái phát hành cổ phiếu quỹ. Riêng trường hợp mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ ngay tại ngày mua thì giá trị cổ phiếu được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tại ngày mua là giá thực tế mua lại và cũng phải ghi giảm nguồn vốn kinh doanh chi tiết theo mệnh giá và phần thặng dư vốn cổ phần của cổ phiếu mua lại.

 

Không QĐ

Bổ sung:

Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng đơn vị, tài khoản này có thể được sử dụng tại các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc để phản ánh số vốn kinh doanh được cấp bởi đơn vị cấp trên (trường hợp không hạch toán vào tài khoản 3361 – Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh).

 

Các doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 411 – “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.

 

 

 

 

Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản  vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại, quyền khai thác, phát triển dự án… chỉ được ghi tăng vốn góp nếu pháp luật có liên quan cho phép.

 

 

 

 

 

 

 

Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn góp của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần:

– Vốn góp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu đồng thời được theo dõi chi tiêt đối với cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi. Doanh nghiệp phải kế toán chi tiết riêng 2 loại cổ phiếu ưu đãi:

+ Cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu nếu người phát hành không có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó.

+ Cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả nếu bắt buộc người phát hành phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai và nghĩa vụ mua lại cổ phiếu phải được ghi rõ ngay trong hồ sơ phát hành tại thời điểm phát hành cổ phiếu.

– Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu (kể cả các trường hợp tái phát hành cổ phiếu quỹ) và có thể là thặng dư dương (nếu giá phát hành cao hơn mệnh giá) hoặc thặng dư âm (nếu giá phát hành thấp hơn mệnh giá).

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên tắc xác định và ghi nhận quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu (cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi):

– Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phát sinh khi doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu xác định được quy định sẵn trong phương án phát hành.

– Giá trị cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi được xác định là phần chênh lệch giữa tổng số tiền thu về từ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi và giá trị cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi (xem quy định của tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành).

– Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi được ghi nhận riêng biệt trong phần vốn đầu tư của chủ sở hữu. Khi đáo hạn trái phiếu, kế toán chuyển quyền chọn này sang ghi nhận là thặng dư vốn cổ phần.

 

 

 

 

 

 

 

 

TT 200 QĐ thêm trường hợp này

 

TT 200 giúp giảm bớt tình trạng vốn ảo. Chưa góp, nhưng vẫn hạch toán tăng VCSH > gây hiểu sai về năng lực tài chính của công ty. Coi phần vốn cma kết nhưng chưa góp là Khoản phải thu > Phải thu nhiều > hệ số tài chính không đúng khi phân tích báo cáo tài chính.

 

 

 

 

 

TT 200 Yêu cầu theo dõi riêng CP PT và CP ưu đãi . Chặt chẽ hơn và thống nhất với Luật DN 2014

 

 

 

 

 

 

TT 200 chuẩn xác về thuật ngữ hơn. Ngắn gọn hơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QĐ chi tiết hơn TP chuyển đổi

TK chi tiết Tài khoản 411 – Nguồn vốn kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã đầu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
– Tài khoản 4112 – Thặng dư vốn cổ phần: Tài khoản này phản ánh phần chênh lệch tăng do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá và chênh lệch tăng, giảm so với giá mua lại khi tái phát hành cổ phiếu quỹ (đối với các công ty cổ phần).
Không có TK này

Tương tự

Tài khoản 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu, có 4 tài khoản cấp 2:

– TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã đầu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá.

Đối với công ty cổ phần, tài khoản 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 41111 – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết: Tài khoản này phản ánh tổng mệnh giá của cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết;

+ Tài khoản 41112 – Cổ phiếu ưu đãi: Tài khoản này phản ánh tổng mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi. Doanh nghiệp phải chi tiết cổ phiếu ưu đãi thành 2 nhóm chính: Nhóm được phân loại và trình bày là vốn chủ sở hữu (tại chỉ tiêu 411a của Bảng cân đối kế toán); Nhóm được phân loại và trình bày là nợ phải trả (tại chỉ tiêu 342 của Bảng cân đối kế toán)

 

– TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: Tài khoản này phản ánh phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu; Chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ (đối với các công ty cổ phần). Tài khoản này có thể có số dư Có hoặc số dư Nợ

– TK 4113- Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

– TK 4118- Vốn khác: Tài khoản này phản ánh số vốn kinh doanh được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc do được tặng, biếu, tài trợ, đánh giá lại tài sản (nếu các khoản này được phép ghi tăng, giảm Vốn đầu tư của chủ sở hữu).

 

Theo TT 200, chỉ có TK cấp 3 được mở cho Công ty cổ phần. Không thấy QĐ cho các loại hình DN khác. VD: Công ty TNHH k phát hành cổ phần vậy không thể dùng đc TK 41111.

Khi dùng phần mềm, không cho nhập trên TK tổng hợp > làm thế nào

Sử dụng TK nào cho Cty TNHH?

Cách 1: Mở thêm TK cấp 3 cho Công ty TNHH ?

Cách 2: Dùng luôn TK tổng hợp 4111 nhưng phải set up trên PMKT ?

Phương pháp kế toán 1. Khi thực nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4111).
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tương tự trong TT 244

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tương tự

Tương tự

 

 

 

 

 

 

 
9. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nếu phần còn lại được phép ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (4118), ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4118).

3.1. Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận vốn góp bằng tiền)

Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác)

Nợ các TK 152, 155, 156 (nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)

Nợ các TK 211, 213, 217, 241 (nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)

Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)

Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn đượctính là vốn góp của chủ sở hữu).

Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu

Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).

 

c) Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112.

 

 

 

 

 

 

3.3. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ sở hữu:

a) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:

3.4. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác (kể cả trường hợp hợp nhất kinh doanh dưới hình thức phát hành cổ phiếu)

a) Nếu giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu;

Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

b) Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (nếu có)

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu.

3.5. Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3531 – Quỹ khen thưởng

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành thấp hơn mệnh giá)

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu

3.6. Kế toán cổ phiếu quỹ

3.8 Khi công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành hoặc công việc mua sắm TSCĐ đã xong đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu.

3.9. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ các TK 111,112,153, 211…

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4118).

Các trường hợp khác mà cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước thì phản ánh quà biếu, tặng, tài trợ vào thu nhập khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bổ sung: Kế toán quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

Bổ sung  Hướng dẫn kế toán tăng, giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trước khi chuyển thành công ty cổ phần

TT 200 QĐ cụ thể hơn về tài sản góp vốn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TT 200 QĐ hạch toán ngắn gọn hơn, đúng bản chất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP

Với sự bùng nổ của cơ chế thị trường, hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp diễn ra ngày càng nhiều. Trong khi còn nhiều vấn đề cần bàn đến như: vấn đề lợi ích nhóm, tác động xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động…thì vấn đề định giá doanh nghiệp đang được nhắc đến như một yếu tố cốt lõi để đánh giá hiệu quả của hoạt động hợp nhất, sáp nhập nhất là với những doanh nghiệp nhà nước. Bài viết sau sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn các phương pháp định giá doanh nghiệp.

GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Giá trị doanh nghiệp là giá trị hiện tại các khoản thu nhập từ kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của doanh nghiệp trong tương lai và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài: Các nhân tố này không thuộc phạm vi kiểm soát của chính doanh nghiệp và chịu tác động bởi bối cảnh kinh tế xã hội của quốc gia và những quy định của Nhà nước, bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, lãi suất tín dụng, hoạt động của TTCK, …tất cả các nhân tố này đều tác động đến tỷ lệ hoàn vốn, thu nhập dự kiến, tỷ suất rủi ro,… và do đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

Các nhân tố bên trong: Đây là các nhân tố nằm trong khả năng kiểm soát của chính doanh nghiệp, bao gồm:

Hiện trạng tài sản cố định (TSCĐ)

Thường TSCĐ có thời gian sử dụng dài, giá trị lớn. Hiện trạng TSCĐ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Thương hiệu là một tài sản vô hình đặc biệt, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, nhà đầu tư góp phần tạo ra giá trị cho cổ đông.

Một thương hiệu có giá trị sẽ giúp doanh nghiệp không những duy trì được những khách hàng cũ mà còn giúp có thêm những khách hàng mới. Dễ dàng mở rộng kênh phân phối, mở rộng thương hiệu. Đây cũng là yếu tố dè chừng các đối thủ cạnh tranh mà vẫn duy trì một chính sách giá cao hợp lý.

– Giá trị thương hiệu là chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra đầu tư để có được thương hiệu. Thường được tính qua các chi phí Makettinh. Còn được là “Giá thành”  (Cost) thương hiệu

–  Giá trị thương hiệu là giá trị có được khi sử dụng thương hiệu có thể bán và thu được bao nhiêu tiền. Đây là “Giá bán” (Price) của thương hiệu. Thông thường “Giá bán – Price” của thương hiệu được tính qua thu nhập có được do phí bản quyền thương hiệu mà doanh nghiệp sở hữu thương hiệu thu được qua các hoạt động nhượng quyền thương mại.

– Xác định xem thương hiệu đã mang lại cho doanh nghiệp khoản thu nhập là bao nhiêu trong quá khứ sẽ còn mang lại bao nhiêu thu nhập trong tuơng lai. Người ta gọi đó là “Giá trị” (Value) của thương hiệu. Như vậy giá trị thương hiệu là thu nhập mà thương hiệu có thể mang về cho doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu.

          Trình độ quản lý

Doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, được sự hỗ trợ tích cực của bộ máy điều hành năng động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và ngược lại.

Loại hình kinh doanh

Một loại hình kinh doanh có tỷ suất sinh lợi cao, ổn định và đang có xu hướng phát triển, mở rộng thì sẽ được quan tâm hơn và sẽ có cơ hội nâng cao giá trị lớn hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp ở những ngành nghề kinh doanh đang có xu hướng co lại, tỷ suất lợi nhuận thấp và rủi ro cao thì giá trị cũng bị giảm đi.

Vị trí địa lý

Một vị trí địa lý thuận lợi, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, gần các trung tâm buôn bán, gần mặt đường lớn, thuận tiện trong vận chuyển thì doanh nghiệp sẽ có rất nhiều thuận lợi khi quan hệ giao dịch với khách hàng, nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình…Vị trí địa lý tốt sẽ là một lợi thế của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ làm cho giá trị của doanh nghiệp cao hơn giá trị sổ sách rất nhiều.

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Thông qua các báo cáo, có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng dự đoán dòng tiền, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…từ đó nhìn thấy giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN

Để xác định giá trị thương hiệu, người định giá cần xác định 2 bước quan trọng như sau:

Bước 1: Sử dụng phương pháp hay kỹ thuật định giá tách phần thu nhập do thương hiệu mang lại trong tổng thu nhập của doanh nghiệp (trong quá khứ cũng như trong tương lai).

+ Phân khúc thị trường

Thương hiệu có ảnh hưởng khác nhau ở các phân khúc, nên việc tính toán phải được thực hiện ở từng phân khúc riêng và tổng giá trị của các phân khúc sẽ hợp thành tổng giá trị của thương hiệu.

+ Phân tích tài chính

Xác định và dự báo doanh thu, cũng như lợi nhuận kiếm được từ tài sản vô hình có được nhờ thương hiệu cho những phân khúc đã được xác định, bằng cách lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, thuế và các loại chi phí khác.

+  Phân tích nhu cầu

Đo lường sự ảnh hưởng của thương hiệu đến nhu cầu của khách hàng ngay tại điểm mua hàng, từ đó ta xác định được tỷ lệ % đóng góp của thu nhập vô hình có được nhờ thương hiệu, thường gọi là chỉ số “Vai trò của thương hiệu” (Role of Brand Index).

Chỉ số này được tính bằng cách xác định những xu hướng nhu cầu khác nhau về sản phẩm có gắn thương hiệu, sau đó xác định mức độ mà mỗi xu hướng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thương hiệu. Nói cách khác, chỉ số này đại diện cho phần trăm (%) tài sản vô hình được tạo ra bởi thương hiệu hay thương hiệu đóng góp bao nhiêu % trong lợi nhuận kiếm được từ tài sản vô hình.

Thu nhập của thương hiệu = Vai trò của thương hiệu x Thu nhập vô hình.

Đây được xem là bước phức tạp nhất trong quá trình định giá thương hiệu.

+ Xác định “Sức mạnh thương hiệu” (Brand Power Score) và “Lãi suất chiết khấu” Sức mạnh của thương hiệu dựa vào 7 yếu tố các thang điểm như sau:

Yếu tố Điểm tối đa
Tính dẫn đầu (brand leadership) 25
Tính ổn định (stability) 15
Thị trường (Market) 10
Địa lý (Geography) 25
Xu hướng thương hiệu (trend) 10
Hoạt động hỗ trợ (brand support) 10
Bảo hộ thương hiệu (protection) 5
Tổng cộng (Sức mạnh thương hiệu) 100

 (Theo Interbrand)

Điểm “sức mạnh thương hiệu” được tính bằng tổng điểm của 7 yếu tố trên. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà các tiêu chí này sẽ có sự linh động, khi cần thiết mỗi tiêu chí này có thể phân tích thành những tiêu chí thành phần khác nhau. “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” thể hiện độ ổn định của khả năng sinh lời của thương hiệu, độ ổn định của chính thương hiệu.

Lãi suất chiết khấu là lãi suất phản ánh độ rủi ro của thu nhập kỳ vọng trong tương lai có được nhờ thương hiệu.

Việc xác định “Lãi suất chiết khấu” dựa vào phương trình đường thẳng với trục tung để thể hiện giá trị này và trục hoành thể hiện điểm “Sức mạnh thương hiệu”. Điểm “Sức mạnh thương hiệu” càng cao thì tỷ lệ “lãi suất chiết khấu” càng nhỏ.

 +Xác định giá trị thương hiệu (Brand Value Calculation)

Giá trị thương hiệu chính là giá trị hiện tại (NPV) của các dòng tiền do thương hiệu tạo ra, trong đó tỷ lệ chiết khấu được xác định bởi chỉ số sức mạnh của thương hiệu. Giá trị hiện tại không chỉ rút ra ở thời điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa hơn nữa để có thể phản ánh khả năng tạo ra nguồn thu nhập liên tục trong tương lai của thương hiệu.

Bước 2: Định giá thương hiệu như định giá một tài sản (vô hình) khi đã biết dòng thu nhập do thương hiệu mang lại.

 

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG HỌC PHẦN TỔ CHỨC HTKT

Bài viết tóm tắt một số nội dung mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC liên quan đến môn Tổ chức HTKT.

Chương 1: Khái quát về tổ chức HTKT

  1. Nội dung tổ chức HTKT
  2. Tổ chức bộ máy kế toán

Bổ sung: Quy định về quyền và trách nhiệm của DN đối với việc tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (đơn vị HT phụ thuộc)

  1. Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và phân cấp hạch toán ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và không trái với quy định của pháp luật.
  2. Doanh nghiệp quyết định việc kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng đối với:
  3. a) Việc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp: Doanh nghiệp quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;
  4. b) Đối với các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ: Doanh thu, giá vốn chỉ được ghi nhận riêng tại từng đơn vị hạch toán phụ thuộc nếu sự luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội bộ về bản chất tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Việc ghi nhận doanh thu từ các giao dịch nội bộ để trình bày trên Báo cáo tài chính của các đơn vị không phụ thuộc vào hình thức của chứng từ kế toán (hóa đơn hay chứng từ luân chuyển nội bộ);
  5. c) Việc phân cấp kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc: Tùy thuộc mô hình tổ chức kế toán tập trung hay phân tán, doanh nghiệp có thể giao đơn vị hạch toán phụ thuộc phản ánh đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chỉ phản ánh đến doanh thu, chi phí.

Chương 2: Tổ chức chứng từ kế toán

  1. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán
  2. Tổ chức lập chứng từ

Bổ sung:

– Xây dựng mẫu chứng từ phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo nguyên tắc minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu.

  1. Tổ chức kiểm tra chứng từ

Thay thế diễn giải trong kiểm tra hình thức và nội dung chứng từ bằng trình tự kiểm tra chứng từ được quy định trong TT200.

– Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.

+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

Chương 3: Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Về nguyên tắc, nội dung tổ chức tài khoản kế toán không có thay đổi gì so với QĐ 15.

Bổ sung: Giới thiệu một số điểm mới của hệ thống tài khoản kế toán theo TT 200

Chương 4: Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Về tổ chức hệ thống báo cáo bao gồm:  Thiết lập danh mục, nội dung, kết cấu của BCTC và Tổ chức lập, công bố Báo cáo  không có gì thay đổi so với QĐ 15

Bổ sung: Giới thiệu một số thay đổi trong lập báo cáo tài chính

Chương 5: Tổ chức hệ thống Sổ kế toán

Theo QĐ 15 Theo TT 200
– Xác định hình thức sổ phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý.

– Nắm vững quy định đối với từng hình thức sổ về số lượng, kết cấu, trình tự ghi chép.

– Nắm vững các yếu tố trên từng sổ, cách ghi, phương pháp chữa sổ.

– Tổ chức thực hiện các công việc cần tiến hành vào cuối ngày, định kỳ, cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

 

– Xây dựng hình thức sổ riêng hoặc lựa chọn hình thức sổ (được BTC hướng dẫn) phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý. Khi đó cần nắm vững quy định đối với từng hình thức sổ về số lượng, kết cấu, trình tự ghi chép.

 

Xây dựng biểu mẫu sổ phù hợp với đặc điểm hoạt động. Hoặc áp dụng biểu mẫu do BTC hướng dẫn. Khi đó cần nắm vững các yếu tố trên từng sổ, cách ghi, phương pháp chữa sổ.

 

– Tổ chức thực hiện các công việc cần tiến hành vào cuối ngày, định kỳ, cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

 

 

Chương 6: Tổ chức hạch toán các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh

Và Chương 7: Tổ chức hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu

Về tổ chức hạch toán không có thay đổi so với QĐ 15.

Trong quá trình hướng dẫn làm bài tập, áp dụng những thay đổi của thông tư 200 để định khoản, lập báo cáo

ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

 

LIÊN HỆ NỘI DUNG MÔN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG GIẢNG DẠY MÔN KẾ TOÁN MÁY

Học phần Tổ chức HTKT là một học phần yêu cầu sinh viên khá toàn diện trong việc vận dụng kiến thức các môn lý thuyết về kế toán. Ở học phần này, sinh viên được nghiên cứu những vấn đề liên quan đến từng bước trong quy trình kế toán, được thực hành lập chứng từ, sổ kế toán một cách thủ công. Đây là nền tảng kiến thức để thực hành trên phần mềm kế toán.

Học phần Kế toán máy hướng dẫn sinh viên làm kế toán dưới sự hỗ trợ của PMKT. Thực tế, PMKT dù có hiện đại đến đâu cũng chỉ mang tính chất là công cụ hỗ trợ. Nếu sinh viên nắm được kiến thức nền tảng sẽ vận hành PMKT tốt hơn, nhanh hơn. Dễ tìm hướng giải quyết khi phát sinh những sai sót trong quá trình sử dụng PMKT.

Vậy, có thể liên hệ kiến thức 02 môn này như thế nào để tăng chất lượng học tập ở sinh viên trong môn KTM DN. Và cũng để sinh viên giải quyết được một số thắc mắc khi so sánh, liên hệ kiến thức của 02 môn này với nhau. Sau đây, xin chia sẻ một số nội dung có thể lưu ý khi giảng dạy học phần KTMDN.

  1. Trong môn KTMDN việc Khai báo danh mục vật tư, hàng hóa tương ứng với mở Sổ chi tiết trong môn Tổ chức HTKT. Vì vậy, những dữ liệu cần khai báo trong danh mục tương ứng với thông tin trong Thẻ kho. (Tương tư, khai báo TSCĐ tương ứng với mở Thẻ TSCĐ).
  2. Khi làm kế toán thủ công, cần đối chiếu Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết, khi sử dụng PMKT thì không. Vì trong quy trình hoạt động của PMKT, toàn bộ dữ liệu sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được lưu trữ dưới một CSDL duy nhất làm cơ sở để tính toán. Khi người dùng muốn kết xuất thông tin gì, hệ thống sẽ lấy từ CSDL này. Trong khi đó, ở kế toán thủ công. Một bộ chứng từ gốc được luân chuyển qua kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Với trình độ, kỹ năng khác nhau, kế toán sẽ xử lý thông tin trên chứng từ tùy vào mục đích của mình. Vì vậy, 02 người làm độc lập có thể xảy ra sai lệch. Cuối kỳ, cần đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết để đảm bảo khớp đúng, trước khi lập báo cáo.
  3. Khi khai báo trong PMKT: Một tài khoản kho có thể dùng để theo dõi nhiều kho. Nhưng kho chỉ được tương ứng với một tài khoản kho. Một DN có thể có nhiều kho, ở nhiều vị trí khác nhau. Kế toán có thể theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn ở từng kho. Song khi hạch toán, mỗi tài khoản kho tương ứng với một SCT, vì vậy khi khai báo Danh mục tài khoản kho cần lưu ý, chỉ mở một TK kho, TK kho này không bị trùng với TK khác.
  4. Quy trình hoạt động của PMKT gần như tương tự Quy trình hạch toán trong kế toán thủ công.

+ Quy trình hạch toán thủ công: Chứng từ > Sổ > Báo cáo

  • Giai đoạn Chứng từ: Thu thập thông tin ban đầu về nghiệp vụ, sao chụp lại ngiệp vụ
  • Giai đoạn sổ: Xử lý và ghi chép nghiệp vụ bằng ngôn ngữ của kế toán.
  • Giai đoạn báo cáo: Cung cấp thông tin khái quát về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị

+ Quy trình hoạt động PMKT: Nhận dữ liệu > Xử lý dữ liệu > Kết xuất dữ liệu

  • Giai đoạn nhận dữ liệu: kế toán nhập thông tin về nghiệp vụ vào PMKT
  • Giai đoạn xử lý và kết xuất: gần như thực hiện tự động, tính toán, xử lý, kết xuất thông tin.

Lưu ý: Khi sử dụng PMKT, khâu nhập dữ liệu đặc biệt quan trọng, do người sử dụng quyết định chất lượng thông tin, chất lượng các khâu tiếp theo.

  1. Cách kiểm tra, phát hiện lỗi sai

Trong kế toán thủ công:

– Thường thì định kỳ, sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết để phát hiện sai sót. Vì với một bộ chứng từ, hai kế toán cùng xử lý nếu không khớp đúng thì sẽ phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Hoặc giữa thủ kho với kế toán chi tiết vật tư cũng có thể tiến hành đối chiếu định kỳ để bảo đảm yêu cầu quản lý tài sản.

– Trong kế toán máy, nên kiểm tra các sổ ngay sau khi cất các chứng từ (ghi sổ). Bởi như đã trình bày ở trên, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết là không cần thiết. Song, khi lập chứng từ và cất không phải lúc nào cũng thành công. Vì vậy cần kiểm tra xem sản phẩm của quy trình hạch toán là sổ, báo cáo có đươc lên đúng không ngay khi hoàn tất việc ghi sổ.

Thường thì PMKT sẽ có chức năng cảnh báo. Khi nhập dữ liệu không đúng, PMKT sẽ báo để người sử dụng kiểm tra lại. Nhưng ngay cả khi chức năng cảnh báo của PMKT không tốt, thì kế toán vẫn nên chủ động kiểm tra.

Người sử dụng thường được giảm bớt khối lượng công việc khi PMKT tự động sinh chứng từ có liên quan. Ví dụ: Mua hàng, thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán chỉ cần nhập giao diện Phiếu nhập, còn Phiếu chi gần như tự động sinh chứng từ. Nhưng khi phát hiện sai sót, cần sửa thông tin trên Phiếu nhập mà trước đó đã có nghiệp vụ khác có liên quan đến tiền mặt, kế toán sẽ phải sửa cả chứng từ tự động sinh ra đó.

ThS Nguyễn Thị phương Thảo

 

 

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM KẾ TOÁNMISA MIMOSA.NET X1 2014 – Tự động hóa quá trình tổng hợp BCTC HCSN

MISA Mimosa.NET X1 2014 là phần mềm tổng hợp báo cáo tài chính cấp ngành, hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị dự toán cấp I, II trong việc tổng hợp các báo cáo tài chính của các đơn vị cấp dưới. Được phát triển trên nền tảng công nghệ mới nhất – Microsoft .NET và tích hợp với nhiều tính năng ưu việt, MISA Mimosa.NET X1 2014 góp phần tự động hóa toàn bộ quá trình tổng hợp báo cáo tài chính.

Một số tính năng cơ bản

Nhận báo cáo cấp dưới

  • Hỗ trợ nhận báo cáo của các đơn vị cấp dưới.
  • Cho phép nhập khẩu tệp báo cáo của các đơn vị cấp dưới theo từng quý, 6 tháng và theo cả năm.

Đặc biệt, các đơn vị dự toán cấp III hạch toán bằng phần mềm MISA Mimosa.NET 2012 R8 trở lên dễ dàng xuất khẩu các báo cáo tài chính để gửi đơn vị cấp trên nhập khẩu và tổng hợp bằng phần mềm MISA Mimosa.NET X1 2012.

Thống kê tình hình nộp báo cáo của các đơn vị cấp dưới

Thống kê một cách chính xác những đơn vị nào đã nộp báo cáo, đơn vị nào chưa nộp và chưa nộp những báo cáo nào. Từ đó giúp đơn vị tổng hợp quản lý được tình hình nộp báo cáo của các đơn vị cấp dưới, qua đó có thể đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị chưa nộp đủ báo cáo tiếp tục nộp báo cáo để đơn vị tổng hợp thực hiện tổng hợp các báo cáo trong kỳ.

Tổng hợp dữ liệu

  • Giúp đơn vị chủ quản tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị cấp dưới nhanh chóng, chính xác.
  • Cho phép xem và in báo cáo tổng hợp của một số đơn vị hoặc của toàn ngành.

Báo cáo

  • Cho phép xem và in các báo cáo chi tiết của từng đơn vị dự toán cấp dưới và báo cáo của đơn vị tổng hợp.
  • Cung cấp hệ thống báo cáo phân tích linh động theo nhiều chỉ tiêu, đáp ứng nhu cầu phân tích báo cáo của các đơn vị chủ quản.

– Đáp ứng đầy đủ các báo cáo theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 01/2007/TT-BTC. Hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp

Gửi báo cáo lên cấp trên

Phần mềm cho phép đơn vị có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo tài chính tiến hành xuất khẩu báo cáo ra file và tiếp tục gửi lên đơn vị chủ quản của mình. Ví dụ đơn vị cấp II xuất khẩu và gửi file báo cáo tới đơn vị cấp I. Trong trường hợp máy tính của đơn vị có nối mạng Internet, có cấu hình hòm thư email phần mềm sẽ gửi mail kèm file xuất khẩu báo cáo của đơn vị mình tới đơn vị chủ quản.

 

Yêu cầu hệ thống

Phần mềm đòi hỏi yêu cầu nhất định về phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên đây là những yêu cầu cũng khá cơ bản, không quá cao, đa phần các đơn vị sẽ đáp ứng được.

Yêu cầu phần cứng

  • Máy tính: Bộ vi xử lý Intel Dual Core hoặc cao hơn
  • Bộ nhớ trong (RAM): 1GB trở lên
  • Đĩa cứng: 500MB trống hoặc nhiều hơn
  • Màn hình: Độ phân giải 1024×768 hoặc tốt hơn
  • CD-ROM tốc độ 12X hoặc nhanh hơn
  • Sound card, loa (dùng để xem phim hướng dẫn)

Yêu cầu phần mềm

  • Hệ điều hành: Windows XP SP3 trở lên/Vista/Windows 7/Windows Server 2003 SP1 hoặc mới hơn
  • Bộ gõ tiếng Việt: Unicode

Như vậy, nhờ phần mềm MISA Mimosa.NET X1 2012, công việc tổng hợp báo cáo tài chính chỉ còn là việc nhận số liệu từ các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc gửi lên, còn lại toàn bộ thao tác tổng hợp dữ liệu sẽ được tự động hoàn toàn bằng phần mềm MISA Mimosa.NET X1 2012.

ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

Tiềm năng phát triển các loại hình du lịch xanh tại Sơn La

Tầm quan trọng của du lịch xanh

Du lịch xanh (green tourism) là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Trong những năm qua, du lịch xanh đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hoá cộng đồng, sự phát triển du lịch xanh đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn.

Có thể khẳng định rằng du lịch xanh là chìa khóa vàng để phát triển du lịch bền vững. Du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm là những cách gọi khác nhau nhưng có ý nghĩa gần giống nhau trong cách thức tham quan nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương. Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã tận dụng thế mạnh biển và rừng núi của mình để đưa ra những sản phẩm du lịch xanh như tham quan các khu bảo tồn, ngắm chim, cùng sống với người dân địa phương, tham quan bằng xe đạp, trồng cây, lặn biển ngắm san hô và cá, thưởng thức cây và hoa, thám hiểm rừng, chinh phục thác nước,… Khi tham gia các tour du lịch này, khách du lịch được khuyến khích hòa nhập với thiên nhiên, giúp nâng cao đời sống của người dân địa phương mà không gây bất cứ tác động gì đến môi trường.

Phát triển du lịch xanh tại một số quốc gia và Việt Nam

Thái Lan là quốc gia dẫn đầu trong khu vực về những ý tưởng làm du lịch xanh nổi tiếng với chiến dịch 7 Green Tourism đã nâng cao nhận thức, hiểu biết về du lịch xanh cho tất cả các thành phần tham gia du lịch, từ các hãng lữ hành, khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi đến khách du lịch. Trước sự tăng lên nhanh chóng của số lượt khách du lịch, Thái Lan đã đổi mới phát triển du lịch là không tập trung vào việc tăng số lượng du khách nữa mà tập trung vào việc làm sao để du khách ở lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn. Việc tăng số lượng du khách sẽ có một nguy cơ tiềm ẩn khiến cho môi trường chịu nhiều tác động xấu. Còn Singapore thực hiện phương châm làm du lịch xanh không chỉ là đưa ra những sản phẩm du lịch dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có mà còn có thể là sáng tạo ra màu xanh này. Mặc dù không phải là một quốc gia giàu tài nguyên nhưng họ tạo ra màu xanh cho mình bằng cách trồng cây xanh khắp nơi, thậm chí trồng cả cây xanh nhân tạo. Vườn cây Garden By the Bay của Singapore đã tạo được các “siêu cây” cao từ 22-50 mét, có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời, nhận nước mưa, lọc không khí và có hệ thống quang điện để chuyển ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện. Vườn cây này khai trương vào tháng 6-2012 và có thể đón 5 triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Tại Việt Nam, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định rõ: Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương, nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Thực hiện chiến lược đó, để gìn giữ nét đẹp cổ kính cho đất Cố đô, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng một số điểm đến xanh như làng cổ Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, khám phá Tam Giang… Khách đến làng cổ Phước Tích phải gửi xe ở khu vực bên ngoài và đi bộ tham quan, tìm hiểu về làng; khách muốn khám phá Tam Giang phải đi xe đạp, trồng một cây xanh. Tỉnh cũng đang xây dựng dự án cải tạo sông Ngự Hà, hệ thống ao hồ trong Kinh thành, giải tỏa dân cư trên Thượng Thành, giảm mật độ dân số khu vực Thành Nội… góp phần xây dựng môi trường du lịch bền vững. Ngành du lịch Bà rịa – Vũng tàu cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường cảnh quan, kết hợp giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường tại các doanh du lịch nhằm lan tỏa ra cộng đồng ý thức làm du lịch có trách nhiệm. Từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong khối kinh doanh du lịch; nhiều khu du lịch, khách sạn đã quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, phân loại rác thải trước khi thải ra môi trường, trồng mới hệ thống cây xanh, sân vườn, tạo môi trường trong lành, cảnh quan sạch đẹp, phục vụ du khách.

Tiềm năng phát triển du lịch xanh ở Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc rất giàu tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch xanh, đang sở hữu những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hấp dẫn với 37 di tích lịch sử cách mạng, 36 di tích khảo cổ học, 14 di tích danh thắng, 3 di tích kiến trúc nghệ thuật. Nhà ngục Sơn La, Kỳ đài Thuận Châu, cứ điểm Nà Sản, công trình thủy điện Sơn La với lòng hồ được ví như Hạ Long trên núi, Cao nguyên Mộc Châu, Ngọc Chiến (quanh năm khí hậu mát mẻ như Đà Lạt)… Sơn La cũng nổi tiếng với văn hoá của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Nhiều làng, bản dân tộc còn giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống, được xem như là tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị. Có những làng bản dân tộc có đủ điều kiện để phát triển mô hình du lịch xanh gắn với xóa đói giảm nghèo như bản Áng, Chiềng Xôm, Chiềng Khoang, Co Mạ,… Du khách đến Sơn La còn được hoà mình vào nền văn hoá nghệ thuật và nếp sống nhân văn, thưởng thức các món ăn dân tộc, tham gia các lễ hội như lễ hội hoa ban, xên bản, xên mường, cầu mưa, gieo hạt, mừng cơm mới…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh rất quan tâm đến phát triển du lịch đã có chiến lược phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020 tầm nhìn 2030; thành lập Hiệp Hội du lịch Sơn La; xây dựng Đề án phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La giai đoạn 2012-2020; Đề án phát triển dịch vụ du lịch Sơn La giai đoạn 2012-2020; Tổ chức xúc tiến và quảng bá về du lịch như chương trình qua miền Tây Bắc, ngày hội Tết độc lập hàng năm tại Mộc Châu; động lữ hành có nhiều tiến bộ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty lữ hành trên địa bàn cả nước đến Sơn La khảo sát, điều tra xây dựng chương trình tour du lịch.

Định hướng phát triển các loại hình du lịch xanh tại Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi rất phù hợp để phát triển các loại hình du lịch xanh không chỉ thoả mãn du khách bằng những thắng cảnh hùng vĩ, khí hậu trong lành, mà còn bằng tính đa dạng văn hoá cao của các cộng đồng dân tộc ít người, có thể phát triển các loại hình du lịch xanh sau đây.

Du lịch làng bản: Các làng bản dân tộc ít người như người Thái, người H’Mông ở Sơn La có thể được tổ chức thành các điểm du lịch nhỏ. Sức hút của du lịch làng bản xuất phát từ những đặc điểm sau: Cảnh quan đẹp và sạch; Nghề thủ công truyền thống; Lịch sử của vùng; Kiến trúc; Món ăn; Nghệ thuật và âm nhạc; Lối sống; Ngôn ngữ; Trang phục dân tộc. Du lịch làng bản thường đem lại nhiều thu nhập hơn cho nhân dân địa phương thông qua sự tham gia rộng rãi của họ vào dịch vụ du lịch. Du lịch đi bộ ngắm cảnh, leo núi, mạo hiểm: Đi bộ, leo núi, ngủ lán trại để được sống trong thiên nhiên có thể trở thành một hình thức du lịch phổ biến ở Sơn La. Nhiều nhóm du khách mong muốn trải nghiệm những hành trình nguy hiểm (leo vách đá, ngủ rừng…) để tìm cảm giác mạnh. Du lịch nghỉ mát: Tại Sơn La có những vùng có khí hậu mát lành như Cao Nguyên Mộc Châu, Du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến. Khách du lịch đến đây chủ yếu có mục đích nghỉ dưỡng. Du lịch lữ hành: Các tour du lịch kết hợp với các phương tiện đi xe, đi bộ, đi thuyền (du lịch lòng hồ Thuỷ điện Sơn La), thậm chí cưỡi ngựa, cưỡi trâu kết hợp các mục tiêu ngắm cảnh, nghỉ mát, thăm làng bản… Thế mạnh của du lịch xanh miền núi chủ yếu được tạo ra từ sự biệt lập của các vùng này đối với các nền văn minh đô thị và công nghiệp hoá, khiến cho hầu như mọi thứ ở miền núi xa xôi đều trở nên có sức hấp dẫn với du khách phần lớn là dân cư đô thị.

Sơn La là một địa phương có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch xanh với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng với các di tích lịch sử. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch xanh là thực sự cần thiết và đây cũng nên là định hướng lâu dài cho du lịch Sơn La nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà ngày càng mạnh mẽ và bền vững trong điều kiện đầy biến động của môi trường và hội nhập quốc tế hiện nay./.

Người Viết: Trương Thị Luân

TÌM HIỂU VỀ ERP – PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐA NĂNG DÙNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

 

Enterprise resource planning software, viết tắt là ERP, là một giải pháp phần mềm ra đời cũng đã khá lâu với mục đích hỗ trợ quản trị doanh nghiệp.  Chức năng chính của ERP đó là tích hợp tất cả mọi phòng ban, mọi chức năng của công ty lại trong một hệ thống máy tính duy nhất để dễ theo dõi hơn, ERP như một phần mềm khổng lồ, nó có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, nhân sự, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng …Vậy, ERP cung cấp những tiện ích gì? Ở Việt Nam ERP đã nhận được sự quan tâm như thế nào từ phía DN?

ERP là gì?

Doanh nghiệp có thể coi như một thực thể kinh tế, gồm nhiều bộ phận với những chức năng khác nhau. Thông tin đầu ra của bộ phận này có thể là thông tin đầu vào của bộ phận khác hoặc thường xuyên phải phối kết hợp giữa các bộ phận. Nếu mỗi phòng ban sử dụng một loại phần mềm khác nhau thì có thể việc kết nối các dữ liệu với nhau rất khó, nhất là khi khối lượng dữ liệu lớn hoặc phần mềm không tương thích với nhau, từ đó sự phối hợp giữa các bộ phận của một công ty trở nên khó khăn, tốn kém, mất thời gian. ERP gom hết tất cả những thứ này lại với nhau và chỉ sử dụng một cơ sở dữ liệu duy nhất để tất cả mọi người, mọi phòng ban đều có thể truy cập vào và chia sẻ dữ liệu cho nhau.

​ERP – xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990 khi tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng cho MRP (Manufacturing Resources Planning), cũng là một phần mềm quản lý nhưng tập trung cho việc sản xuất hàng hóa.

Đến khoảng giữa những năm 1990, các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ cũng bắt đầu ứng dụng ERP.

Tới khoảng năm 2000, thuật ngữ “ERP II” xuất hiện và được dùng để chỉ những phần mềm ERP có khả năng dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. ERP II cho phép không chỉ bản thân công ty mà cả khách hàng và các đối tác trong dây chuyền cung ứng cũng có thể xem được thông tin. Hay nói cách khác, thế hệ ERP mới này hỗ trợ việc hợp tác giữa các công ty với nhau chứ không chỉ quản lý nội bộ nữa.

Tính linh hoạt của ERP

Công ty thay vì sử dụng nhiều phần mềm đơn lẻ thì chỉ cần sử dụng ERP như một phần mềm duy nhất để quản lý.

ERP sẽ được chia nhỏ thành các gói tùy mục đích, ví dụ như gói tài chính, gói nhân sự, gói kho bãi… Một công ty có thể chỉ mua một số gói nhất định tùy theo khả năng và nhu cầu của mình chứ không cần phải mua hết cả phần mềm. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, hệ thống ERP sẽ được tùy biến theo nhu cầu của từng công ty bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có các yêu cầu khác nhau, những quy trình khác nhau. Và không chỉ các gói có thể tùy biến mà từng biểu mẫu, từng thanh công cụ, vị trí các nút, các khu vực điền số liệu… cũng thể được tinh chỉnh lại cho phù hợp nhất.

Ngoài phần mềm cài trên PC và nền web, các hãng ERP cũng có làm thêm phiên bản di động cho ứng dụng của mình. Khi được cung cấp ứng dụng giúp nhân viên công ty xem xét thông tin mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang ở ngoài đường và không mang laptop bên cạnh. Bạn chỉ cần có smartphone là có thể nắm được hoạt động của công ty hay cửa hàng của mình.

Như vậy có thể thấy ERP khá linh hoạt giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng vào trong công tác quản trị.

Các tính năng của ERP

ERP có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở nhiều mặt hơn một phần mềm kế toán thông thường. Để tiện theo dõi, người viết sẽ tiến hành tổng hợp và so sánh các tính năng này.

 

STT CÁC TÍNH NĂNG ERP PHẦN MỀM KẾ TOÁN
1 Kiểm soát thông tin khách hàng Thông tin được lưu trữ ở một CSDL duy nhất, mọi nhân viên, CEO có thể dễ dàng truy cập xem thông tin KH. Mỗi bộ phận: bán hàng, kho, kế toán có những cách lưu trữ thông tin khách hàng riêng, ở một nơi riêng, không đồng nhất.
  Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ Giúp tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất, từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến ra thành phẩm, quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói và nhiều thứ khác.

Công ty có thể tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất và giảm lượng nhân sự cần thiết. Người quản lý có thể xem tất cả mọi thông số của công ty trong một giao diện hợp nhất.

PMKT giúp chuyên nghiệp hóa công tác kế toán, từ đó tác động gián tiếp đến các khâu khác giúp tăng năng suất công việc.
  Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án ERP giúp doanh nghiệp kiểm tra và theo dõi tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời lên kế hoạch và phân bổ nhân lực một cách hợp lý tùy nhu cầu dự án.

ERP còn có thể tự động kiểm tra trong cơ sở dữ liệu xem nhân viên nào có thế mạnh nào rồi tự gán họ vào từng tác vụ của dự án.

Không có
  Kiểm soát thông tin tài chính CSDL là duy nhất nên TT tài chính chính xác hơn.

ERP cũng có thể giúp tạo ra các bản báo cáo tài chính theo những chuẩn quốc tế như IFRS, GAAP.

CSDL là duy nhất TT kế toán chính xác.

Hỗ trợ lập BCKT TC và nhiều BC đặc thù, chi tiết.

  Kiểm soát lượng tồn kho ERP giúp kiểm soát xem trong kho còn bao nhiêu hàng, hàng nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra sao. Có kế hoạch cung ứng hợp lý. Giúp giảm chi phí, giảm số người cần thiết, tăng nhanh tốc độ làm việc. BP cung ứng cũng có thể truy cập để lên KH, BP kế toán cũng có thể truy cập, hạch toán.

 

Giúp theo dõi hàng trong từng kho, định mức tồn kho…Nhưng không kết nối được thông tin với BP cung ứng trong việc lên KH.
  Chuẩn hóa hoạt động về nhân sự ERP có thể theo dõi sát sao giờ làm việc, giờ ra về, khối lượng công việc từng nhân viên đã làm là bao nhiêu (để tính lương và các phúc lợi), ngay cả khi những người nhân viên đó làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Nhân viên cũng vui hơn vì với ERP, công ty có thể trả lương cho họ đúng thời gian hơn. Vẫn theo dõi được nhưng khá phức tạp khi áp dụng nhiều hình thức lương khác nhau, nhân viên làm ở nhiều khu vực khác nhau. Thậm chí, hiện nay nhiều PMKT yếu về phần hành tiền lương, vẫn phải làm trên Excel.
  Giao tiếp, xã hội hóa việc liên lạc trong công ty ERP còn có chức năng như một mạng xã hội, các nhân viên, BP có thể chat với nhau để kiểm tra, truy vấn thông tin. Không có

Thị trường ERP ở Việt Nam

Nếu như năm 2006, thị trường ERP dường như chỉ có Oracle chiếm lĩnh thị trường doanh nghiệp (DN) lớn lẫn DN vừa và nhỏ thì năm 2007 thị trường ERP Việt Nam (VN) thực sự trở nên sôi động, đánh dấu bằng việc tham gia của một loạt các “đại gia” ERP như: SAP, Tectura, Atos, Soltius, IBM…

Nổi bật phải nói đến SAP – nhà cung cấp giải pháp quản trị DN số 1 thế giới đã nhanh chóng ký kết đối tác chiến lược với chính những nhà tư vấn triển khai giải pháp ERP của Oracle là FPT, Pythis… Bên cạnh đó, SAP còn phát triển đối tác đào tạo tại VN và phối hợp với các trường đại học để cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển lâu dài.

Các DN nước ngoài đi đầu trong giải pháp ERP một cách mạnh mẽ cũng là bởi họ nhìn rõ nhu cầu thị trường. Các DN, nhất là các tập đoàn, công ty lớn phải chịu sức ép cạnh tranh từ gia nhập WTO và niêm yết trên thị trường chứng khoán hiểu rõ sự cần thiết phải ứng dụng ERP. Các DN tư nhân lớn như Kinh Đô, Phong Phú, PV Drilling… đã nhập cuộc với các hợp đồng lên tới hàng triệu USD và sẵn sàng cho cuộc cải cách lớn từ quản lý theo từng giai đoạn sang quản lý tổng thể, đặc biệt với các DN thuộc lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông và một số cơ quan chính phủ

Không chỉ quan tâm tới những khách hàng lớn, các nhà sản xuất còn có sự đầu tư nhất định cho thị trường DN vừa và nhỏ VN với những gói sản phẩm giá cả phải chăng, dễ dàng và nhanh chóng triển khai. Sự kiện nổi bật trong thời gian qua là Công ty CP MISA đã triển khai thành công gói mini ERP cho DN vừa và nhỏ và đã đạt giải Sao Khuê 2013.

Đây là phần mềm online tích hợp nhiều tính năng quản trị doanh nghiệp như tính năng quản trị tài chính kế toán, quản trị nhân sự, quản trị bán hàng tới quản trị truyền thông, công việc, tri thức, sáng kiến, hành chính… Có thể thấy AMIS.VN như một giải pháp ERP thu nhỏ. Điểm đáng chú ý là mức giá mà MISA công bố phù hợp triển khai cho mọi loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất, xây dựng, chỉ tương đương cước sử dụng điện thoại di động.

Hạn chế của ERP

Một trong những lý do khiến dự án ERP bị thất bại là trong khâu tích hợp và ứng dụng vào thực tiễn chứ hiếm khi bị thất bại do thiếu tiền hay những vấn đề tài chính khác. ERP giúp các công ty tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn so với việc thực hiện công việc thủ công, nhưng sẽ là lãng phí nếu có phần mềm mới những không chịu thay đổi cách thức vận hành. Bởi các DN hiện nay thường quản lý riêng lẻ các quá trình, mỗi quá trình có thể có những phần mềm riêng. Phương thức quản lý này có thể không hiệu quả bằng quản lý thống nhất, nhưng nó đơn giản. Với ERP, khi một nhân viên nhập liệu sẽ thấy được những thông tin có liên quan của khách hàng, chẳng hạn như liệu người đó có trả tiền cho thứ mà họ mới mua hay chưa, mức đánh giá tín dụng của người đó ra sao, người đó đã từng mua những gì, và có thể họ sẽ phải update những thông tin này luôn. Bên kho bãi cũng phải cập nhật thông tin lên Internet (hoặc mạng nội bộ) thường xuyên chứ họ không chỉ làm việc với giấy tờ như trước nữa. …

ERP minh bạch hóa mọi thứ, tất cả đều được hệ thống quản lý nên chuyện tham nhũng rất khó xảy ra, và chính điều này khiến một số cá nhân trong công ty từ chối sử dụng phần mềm mới. Việc đưa ERP có thể giúp ích cho doanh nghiệp, cho khách hàng, nhưng lại làm những nhân viên này mất đi “thu nhập ngoài luồng” của mình. Đây cũng là điều mà các công ty rất lo lắng bởi nó dẫn đến sự thất bại của dự án tích hợp ERP.

ERP cũng có những hạn chế nhất định ngay cả với các phân hệ của chính mình. Có một số công ty chỉ dùng ERP nhưng không thể đáp ứng được hết nhu cầu của họ, nên phải dùng thêm một hoặc một số phần mềm khác. Khi đó, có thể gặp vấn đề là làm sao ERP tích hợp tốt với các giải pháp bên ngoài này, từ việc trao đổi dữ liệu cho đến quy trình làm việc.

Ngoài ra, một lý do khiến ERP thường bị thất bại khi triển khai mặc dù doanh nghiệp đã chi rất nhiều tiền, đó là những người lãnh đạo không rành về hệ thống. Họ chỉ biết rõ nhu cầu của mình, và chỉ đạo xuống cho bên IT thực hiện. Bên IT lại không rõ về quy trình của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu kinh doanh nên lại gặp khúc mắc khi triển khai.

Đề xuất: Có nên ứng dụng ERP trong việc xây dựng một mô hình thực hành doanh nghiệp ảo cho cả chuyên ngành QTKD và Kế toán?

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Trong cơ chế kinh tế thị trư­ờng mở cửa, hội nhập quốc tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn kinh doanh nên việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động được là đặc biệt quan trọng. Thế mà, việc sử dụng các nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Điện Biên nói riêng trong thời gian qua lại chưa thực sự có hiệu quả. Vì thế các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điên Biên cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để phát triển bền vững trong cơ chế thị trường.

  1. Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh và những nguyên nhân

* Các vấn đề lý luận

            Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Nhiều nhà quản trị quan niệm hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả sử dụng vốn là hiệu quả kinh doanh lĩnh vực hoạt động, đó là lĩnh vực sử dụng vốn. Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng: hiệu quả kinh doanh tổng hợp là kết quả tổng hợp của hiệu quả sử dụng các nguồn lực, trong đó có hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện tiền đề góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh tổng hợp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điện Biên cần chu ý các chỉ tiêu chủ yếu sau:

– Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh.

– Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đem vào  kinh doanh quay được mấy vòng trong kỳ

– Sức sản xuất của một đồng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng doanh thu.

– Sức sinh lời của một đồng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng lợi nhuận được tạo ra cần hao phí bao nhiêu đồng vốn cố định

– Số vòng luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ tính toán.

– Sức sinh lời của một đồng vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

* Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điện Biên:

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp trong ấn phẩm kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Điện Biên giai đoạn 2009 – 2011 do Cục thống kê Điên Biên công bố năm 2012 thì tính đến hết ngày 1/1/2012 Điện Biên có 740 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động với quy mô vốn nằm ở nhiều mức khác nhau nhưng có thể nói hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên có quy mô vốn nhỏ chủ yếu nằm trong khoảng từ 1 đến 5 tỷ đồng. Cụ thể trong năm 2012 có số liệu sau:

* Từ dưới 1 tỷ đồng chiếm 12,4%.

* Từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng chiếm 45,5%.

* Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng chiếm 18,9%.

* Từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng chiếm 23,2%.

Theo cách chia của Cục Thống kê Điện Biên thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điện Biên chia có 03 lĩnh vực là: Nông – Lâm – Thủy sản, Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ do đó tác giả sử dụng cách chia này để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp

– Các doanh nghiệp Nông – Lâm – Thủy sản

+ Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh: Mức doanh lợi tổng vốn kinh doanh trung bình 5 năm của các doanh nghiệp này là 0,29%/năm kém hơn trung bình cả nước 22,3 lần.

+ Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh: Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh trung bình 5 năm là 0,2138 vòng/năm kém hơn trung bình cả nước 2,4 lần.

+ Sức sản xuất của một đồng vốn cố định: Sức sản xuất vốn cố định trung bình trong 5 năm là: 0,266 đồng kém hơn cả nước 28,1 lần.

+ Sức sinh lời của một đồng vốn cố định: Mức sinh lời trung bình của một đồng vốn cố định trong 5 năm là 0,0037 đồng kém hơn cả nước 26,2 lần.

+ Số vòng luân chuyển vốn lưu động: Số vòng quay trung bình trong 5 năm của một đồng vốn lưu động trong các doanh nghiệp là 1,071 vòng/năm kém hơn cả nước 1,41 lần.

+ Sức sinh lời của một đồng vốn lưu động: Mức sinh lời của một đồng vốn lưu động trong 5 năm là 0,0147 đồng kém hơn trung bình cả nước 13,1 lần.

– Các doanh nghiệp Công nghiệp – Xây dựng

+ Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh: Mức doanh lợi của tổng vốn kinh doanh trung bình 5 năm của các doanh nghiệp là 2,188%/năm kém hơn trung bình cả nước 2,1 lần.

+ Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh: Số vòng quay tổng vốn kinh doanh trung bình 5 năm là 1,0612 vòng/năm cao hơn hơn trung bình cả nước.

+ Sức sản xuất của một đồng vốn cố định: Sức sản xuất trung bình của một đồng vốn cố định trong trong 5 năm là 1,829 đồng kém hơn trung bình cả nước 1,1 lần.

+ Sức sinh lời của một đồng vốn cố định: Mức sinh lời trung bình của một đồng vốn cố định trong 5 năm là 0,0378 đồng kém hơn trung bình cả nước là 2,48 lần.

+ Số vòng luân chuyển vốn lưu động: Số vòng quay trung bình của một đồng vốn lưu động trong 5 năm là 2,525 vòng/năm cao hơn trung bình cả nước 1,4 lần.

+ Sức sinh lời của một đồng vốn lưu động: Mức sinh lời của một đồng vốn lưu động trong 5 năm là 0,052 đồng kém hơn trung bình cả nước 1,67 lần.

– Các doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ

+ Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh: Doanh lợi của tổng vốn kinh doanh trung bình 5 năm là 1,11%/năm kém hơn trung bình cả nước 1,6 lần.

+ Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh: Số vòng quay tổng vốn kinh doanh trung bình là 1,16 vòng/năm cao hơn trung bình cả nước.

+ Sức sản xuất của một đồng vốn cố định: Sức sản xuất trung bình của một đồng vốn cố định trong 5 năm là 3,794 đồng cao hơn trung bình cả nước là 1,37 lần.

+ Sức sinh lời của một đồng vốn cố định: Mức sinh lời trung bình của một đồng vốn cố định trong 5 năm là 0,0364 đồng kém hơn trung bình cả nước 1,45 lần.

+ Số vòng luân chuyển vốn lưu động: Số vòng quay trung bình của một đồng vốn lưu động trong 5 năm là 1,674 vòng/năm cao hơn trung bình cả nước 1,16 lần.

+ Sức sinh lời của một đồng vốn lưu động: Mức sinh lời của một đồng vốn lưu động trong 5 năm là 0,0162 đồng kém hơn trung bình cả nước là 1,69 lần.

Như vậy, khi phân tích thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điện Biên bằng các chỉ tiêu đánh giá và so sánh với trung bình của cả nước ta có thể khẳng định các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điện Biên sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình.

* Thực trạng này là do một số nguyên nhân sau:

Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Điện Biên là không hợp lý. Trong lĩnh vực Nông – Lâm – Thủy sản tỷ lệ đầu tư cho vốn cố định quá cao gần 80% dẫn đến không tận dụng hết công suất của các tài sản, tăng chi phí sản xuất trong khi vốn lưu động chỉ có 20% điều này làm cho các doanh nghiệp khó có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh. Trong lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng thì vốn đầu tư cho tài sản cố định thấp chỉ chiếm gần 57% dẫn tới thiếu máy móc không làm tăng được năng suất làm doanh thu và lợi nhuận giảm. Trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ tỷ lệ đầu tư cho vốn lưu động quá cao chiếm gần 70% trong khi vốn cố định chiếm hơn 30% điều này làm cho các doanh nghiệp khó có khả năng cao năng suất và chất lượng do sự áp dụng khoa học kỹ thuật ít.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Điện Biên hiện nay, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang sử dụng máy móc, thiết bị còn lạc hậu 76% máy móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 73% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% số thiết bị là đồ tân trang… Tóm lại, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ có 10% hiện đại, 40% trung bình và 50% là lạc hậu và rất lạc hậu, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2%, việc đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chi phí khoảng 0,2% – 0,3% tổng doanh thu. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp không tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí bảo trì, bảo dưỡng lớn, không nâng cao được năng suất dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng không cao.

Trình độ lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm tại các doanh nghiệp là không cao. Theo báo cáo của Cục thống kê Điện Biên về trình độ chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điện Biên thì trong tổng số 740 doanh nghiệp có 30,1% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học và cao đẳng, 35,8% chủ doanh nghiệp có trình độ trung cấp, 23,5% chủ doanh nghiệp có trình độ sơ cấp và 10,6% chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo. Thực trạng này dẫn đến các phương án sản xuất kinh doanh sẽ không thực sự hữu hiệu, việc bố trí các khâu, các giai đoạn sản xuất không thực sự khoa học, việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh, bố trí cơ cấu vốn không hợp lý, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng, …và sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên vật liệu, …

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh đã hướng công việc kinh doanh của mình theo thị trường. Tuy nhiên, lối kinh doanh nhỏ lẻ, truyền thống, chộp giật, manh mún, thiếu cái nhìn dài hạn vẫn còn ăn sâu trong tâm trí chủ các doanh nghiệp. Điều này được chứng minh các sản phẩm của các doanh nghiệp tỉnh Điện Biên chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh, người tiêu dùng cả nước rất ít biết đến các thương hiệu tại Điện Biên, chưa có một sản phẩm Công nghiệp – Dịch vụ nào được xây dựng thương hiệu một cách bài bản

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, lại nằm ở điểm cuối cùng của quốc lộ 6 nên việc giao lưu vận chuyển hàng hóa rất khó khăn. Quá trình vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ Điện Biên đi các tỉnh và từ các tỉnh Điện Biên chủ yếu là qua quốc lộ 6, tại tỉnh chưa có tuyến đường sắt đi qua, không vận chuyển được bằng đường thủy, đường hàng không chỉ dành để phục vụ hành khách nên chi phí vận chuyển hàng hóa khá cao, ngoài ra do đường núi quanh co, nhiều đèo dốc lên rủi ro cho việc vận chuyển lớn vấn đề này cũng làm tăng chi phí của các doanh nghiệp.

  1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Điện Biên.

* Điều chỉnh lại cơ cấu vốn giữa vốn cố định và vốn lưu động trong các ngành kinh doanh

Các doanh nghiệp nên xem xét cần tiến hành thanh lý, nhượng bán tài sản cố định không cần dùng hoặc đã khấu hao hết để thu hội vốn nhằm tái đầu tư vào tài sản cố định bổ xung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho việc cất giữ bảo quản tài sản cố định đó. Những loại tài sản nào doanh nghiệp bắt buộc phải mua thì sẽ tiến hành đầu tư để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành.

Với những tài sản nào cần thiết nhưng có tính mùa vụ các doanh nghiệp có thể tính đến phương án đi thuê nhằm tiết kiệm vốn đầu tư mà vẫn đem lại hiệu quả.

Các doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả thường xuyên biến đổi, hiện tượng hao mòn vô hình thường xuyên xảy ra. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản giúp cho các doanh nghiệp xác định mức khấu hao và thời gian khấu hao hợp lý để thu hồi vốn, xử lý kịp thời những tài sản cố định bị mất giá để chống sự thất thoát vốn.

Các doanh nghiệp nên lập kế hoạch đầu tư phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. Thực tế cho thấy trong một vài năm vừa qua tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Điện Biên có một số tài sản cố định được đầu tư vượt so với nhu cầu sử dụng từ đó làm cho hiệu quả sử dụng của tài sản cố định bị giảm, hàm lượng vốn cố định trong mỗi đồng doanh thu tăng lên điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên hiện tượng lãng phí vốn cố định.

* Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp

Tổ chức thường xuyên các hội chợ công nghệ và thiết bị địa phương, kể cả các sàn giao dịch công nghệ điện tử để phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu kết nối cung cầu về công nghệ. Nên có các hình thức hỗ trợ, như hỗ trợ lãi suất vay, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vốn vay giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi. Hỗ trợ tổ chức đào tạo ngắn hạn cho lãnh đạo doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao về quản trị công nghệ.

Các doanh nghiệp phải đầu tư một cách đồng bộ, công suất hoạt động máy lớn, số giờ máy và số ca của máy được hoạt động một cách triệt để, phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng máy móc tốt, định mức khấu hao đúng đắn. Đối với những công nghệ cũ, lỗi thời, đã khấu hao hết các doanh nghiệp nên thanh lý để đầu tư vào các máy móc khác.

* Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ lao động

Như đã phân tích ở phần thực trạng trình độ cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa Điện Biên khá thấp, số cán bộ đã được qua đào tạo, số cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh ít điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đào tạo trong đó có phương pháp tự đào tạo nghĩa là các công nhân sẽ tự đào tạo cho nhau để hoàn thành công việc, doanh nghiệp chỉ giám sát, phân tổ, nhóm và đưa ra chỉ tiêu. Ngoài ra các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nghiệp vụ quản lý, trình độ của các cán bộ quản lý cấp thấp những người này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nên để cho nhóm đối tượng này đi đào tạo các lớp ngắn hạn chuyên sâu về: năng lực quản lý tổ chức, quản trị công nghệ, …

* Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp

Trung tâm xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Công thương của tỉnh nên tích cực tổ chức các hội chợ thương mại để giới thiệu các sản phẩm cho người tiêu dùng biết từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ của người tiêu dùng.

Ngoài sự hỗ trợ về mặt cơ chế của Nhà nước, muốn khẳng định chỗ đứng trên thị trường, nhất thiết các doanh nghiệp phải xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm hàng hóa cho riêng mình. Tỉnh Điện Biên có gạo khá nổi tiếng, giống như một số mặt hàng chè Tân Cương, vải Thanh Hà, rượu Vang Đà Lạt… Gạo Điện Biên khá quen thuộc với người tiêu dùng tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, thủ đô Hà Nội… Xây dựng, phát triển thương hiệu gạo Điện Biên là việc làm cấp thiết hiện nay.

* Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí

Tỉnh Điện Biên cần có chính sách ưu tiên nguồn vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường giao thông từ khu vực trung tâm tới các cặp cửa khẩu chính, phụ. Hiện nay, tuyến đường tới các cặp cửa khẩu chưa thực sự được thông thương, nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân 2 nước buôn bán trao đổi hàng hóa cả mùa khô và mùa mưa. Do đó, hoạt động xúc tiến thương mại bị hạn chế.

Nâng cấp, cải tạo tuyến đường quốc lộ 6 nếu cần khắc phục hoặc sửa chữa thì tỉnh nên kiến nghị ngay với Trung ương để kịp thời sử lý. Cần làm thêm nhiều đường lánh nạn trên đèo Pha Đin.

            Tích cực liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh để đầu tư xây dựng nhà máy sử lý nước đặc biệt là các dự án của ngân hàng thế giới (WB), dự án JACA của Nhật để đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của dân và sản xuất của các doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hoá trong khai thác, chấp nhận và tin học hoá các công đoạn bưu chính, phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử.

Là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn của một tỉnh miền núi nhưng ở đây cũng có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn có thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như bắt kịp vòng xoáy hội nhập quốc tế và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2006), Giáo trình quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
  2. Đặng Công Thức (2012), “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Điện Biên” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

TS. Đặng Công Thức