Thực trạng hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sơn La

Lời mở đầu :
1.Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn La là đơn vị trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam được thành lập theo quyết định số 66/NH-QĐ ngày 8 tháng 7 năm 1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Đến nay mạng lưới hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn La có

+ 01 chi nhánh cấp I loại I
+ 10 chi nhánh loại 3
+ 10 phòng giao dịch
– Tổng số lao động đến 31/12/2008 là: 331 người
– Tổng nguồn vốn đến 31/12/2008: 2.127 tỉ
– Tổng dư nợ: 2.665 tỉ

– Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã được nhà nước, cấp ngành ghi nhận và khen thưởng:

+ 01 Huân chương lao động hạng Ba giai đoạn 1993 – 1997
+ 01 Huân chương lao động hạng Nhì giai đoạn 2003 – 2007
+ Bằng khen Thủ tướng chính phủ cho công tác Kế toán ngân quỹ năm 2008
+ 3 lần được tặng cờ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho đơn vị “ Đã có thành tích xuất sắc của UBND tỉnh Sơn La các năm từ 1995 đến năm 2007
+ 4 lần được bộ Công an tặng cờ cho đơn vị “Có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc”.
+ 1 lần được tặng cờ của UBND tỉnh Sơn La cho đơn vị “Có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2005”.
Và nhiều phần thưởng cao quí khác

Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Là qua 2 lần đổi tên (Ngân hàng nông nghiệp; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách, Ngân hàng Sơn La đã từng bước vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển lớn mạnh, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để thực hiện mục tiêu”Dân giàu, Nước mạnh – Xã hội Công bằng – Dân chủ và Văn minh”

2.Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sơn La

Bảng 1. Tình hình sử dụng vốn của Chi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

chi nhánh tỉnh Sơn La

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Doanh số cho vay Tổng Tổng Biến động (+/-) % Tổng Biến động (+/-) %
 995.700  1.215.7000 22,1 1.392.360 14,5
 

  1. Theo thời gian
– Ngắn hạn 720.330 779.900 8,3 686.800 (-11,9)
– Trung và dài hạn 275.370 435.800 58,3 705560 61,9

 

  1. Theo thành phần kinh tế
– Doanh nghiệp 363.100 475.200 30,9 722.250 52
– Hộ gia đình, cá thể 632.600 740.500 17,1 670.110 (-10)
 

  1. Theo ngành kinh tế
– Nông nghiệp 119.484 109.413 (-8,4) 178.520 63,2
– Công nghiệp 517.764 670.637 29,5 713.440 6,4
– Dịch vụ 358.452 435.650 21,5 500.400 14,9

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Sơn La giai đoạn 2010 – 2012)

Nhìn chung doanh số cho vay có xu hướng tăng trong ba năm 2010-2012,năm 2011 tăng 22,1% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 14,5% với năm 2011.

Theo thời gian: doanh số cho vay ngắn hạn biến động, năm 2011 tăng 8,3% so với năm 2010 tương đương 59.570 triệu, sang năm 2012 giảm 11,9% so với năm 2011 tức là giảm 93.100 triệu . Trong khi đó doanh số cho vay trung và dài hạn tăng liên tục từ 275.370 năm 2010 đến 435.800 triệu đồng năm 2011 và 705.560 triệu đồng năm 2012. Điều này cho thấy được, chi nhánh Sơn La đã chú trọng cho vay trung và dài hạn đồng thời cũng thấy được tiềm năng phát triển của phân khúc cho vay này trong những năm tiếp theo: tăng trưởng cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay. Do vậy, ngân hàng cần có các biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút khách hàng.

Theo thành phần kinh tế: doanh nghiệp là khách hàng truyền thống và chủ yếu của ngân hàng. Giá trị vay của thành phần này ngày càng tăng cao (363.100 triệu đồng năm 2010 tăng lên mức 722.250 năm 2012) và luôn chiếm tỷ trọng lớn đạt trên 50% trong năm 2012 và có xu hướng tăng lên trong tương lai. Tiếp theo đó là thành phần cho vay cá thể, hộ gia đình thay đổi trong ba năm: năm 2011 là 740.500 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 17,1%, năm 2012 lại giảm 10% so với năm 2011 tương đương mức giảm 70.390 triệu đồng còn 670.110 triệu đồng. Tuy thành phần này đứng sau doanh nghiệp nhà nước nhưng nhìn chung đây cũng là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần quan tâm hơn trong những năm tiếp theo.

Theo ngành kinh tế: trong khi doanh số cho vay ngành nông nghiệp biến động thì ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên liên tục.

+ Nông nghiệp: doanh số cho vay nông nghiệp giảm 8,4% so với mức 119.484 triệu năm 2010 xuống mức 109.413 triệu năm 2011. Nhưng chỉ tiru này lại tăng mạnh trong năm 2012 đạt mức 178.520 triệu đồng tương ứng mức tăng 63,2%, vượt qua cả mức cho vay nông nghiệp năm 2010.

+ Công nghiệp: doanh số cho vay công nghiệp tăng nhưng không đều và có xu hướng giảm tốc độ. Năm 2011 tăng 29,5% so với mức 517.764 triệu năm 2010 đạt 670.637 triệu đồng, tiếp theo trong năm 2012 tốc độ tăng giảm chỉ còn 63,2% đạt mức 713.440 triệu đồng.

+ Dịch vụ: cũng giống như công nghiệp doanh số cho vay dịch vụ có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng: tăng 21,5% trong năm 2011 là 435.650 triệu đồng, tăng 14,9% đạt 500.400 triệu trong năm 2012.

Xu hướng tăng này hoàn toàn hợp lí với xu hướng phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

3. Đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sơn La

Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Sơn La được thành lập trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá vàng giá xăng, dầu trên thế giới liên tục tăng. Hoạt động Ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển nóng. Nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và đang trong giai đoạn mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần bằng cách đẩy mạnh mở các chi nhánh. Trong khi đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Sơn La đang phát triển với tốc độ chậm, chịu sức ép rất lớn từ các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh về tăng lãi suất huy động và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và hình thấp cấp tín dụng. Tuy vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Sơn La đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tốt trong hoạt động tín dụng như đã tăng trưởng dư nợ, tăng thị phần, chất lượng tín dụng được nâng cao từng bước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như thị phần chiếm lĩnh còn thấp so với mức bình quân một chi nhánh cấp I của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại Sơn La. Việc thu hút các khách hàng lớn có uy tín và hoạt động kinh doanh hiệu quả chưa thật cao.

4. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Sơn La

Thực hiện chính sách cho vay phù hợp với tình hình thực tế
-Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
-Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn hiệu quả
-Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh

5. Kết luận

Quá trình hòa nhập và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang dần hoàn thiện thì vai trò của các ngân hàng thương mại là rất lớn. Các ngân hàng thương mại phải tự mình phát triển vững vàng hơn nữa để giúp không chỉ bản thân ngân hàng mà còn đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế giúp đất nước ta bằng với các nước bạn. Chi nhánh Sơn La nói riêng và toàn bộ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung cần phải tìm ra những giải pháp giúp cho ngân hàng mình được tốt hơn. Trong quá trình tìm hiểu về chi nhánh cũng như trong phạm vi cho phép, đề tài đã khái quát những vấn đề về thực trạng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn La, yêu cầu và ý nghĩa của việc hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn La. Trên cơ sở phân tích thực trạng cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn La, tìm ra những yếu kém và những nguyên nhân làm phát sinh những yếu kém đó đề án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại chi nhánh. Đồng thời, với định hướng và quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và của ngành ngân hàng, đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan ban ngành, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhằm thực hiện các giải pháp đã nêu. Góp phần từng bước nâng cao hoạt động cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn La, tiến tới phát triển bền vững, sẵn sàng đáp một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng và đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của chi nhánh.

Nguyễn Thành Công

Lớp K52 ĐH Kế toán A