Giới thiệu khoa Kinh tế

KHOA KINH TẾ – 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

I. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, TRIẾT LÝ ĐÀO TẠO VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

 1. Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức và người lao động; nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của khu vực Tây Bắc.

2. Tầm nhìn

Góp phần thực hiện tầm nhìn của Trường Đại học Tây Bắc trở thành trường đại học đa ngành phát triển theo định hướng ứng dụng thuộc hạng hai vào năm 2023, hạng nhất vào năm 2030 và đạt tiêu chuẩn chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

3. Triết lí đào tạo

Vững lý thuyết, giỏi thực hành, nhanh vào thực tiễn.

4. Giá trị cốt lõi

4.1. Chất lượng, hiệu quả

Quan điểm nhất quán của Nhà trường trong mọi hoạt động là chất lượng, hiệu quả, nhằm đảm bảo sự phát triển liên tục và bền vững.

4.2. Đổi mới, sáng tạo

Khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong quản trị, đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.

4.3. Trách nhiệm, trung thực

Đề cao tinh thần trách nhiệm, trung thực; đảm bảo sản phẩm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và dịch vụ đúng cam kết, phù hợp yêu cầu xã hội.

4.4. Đoàn kết, thân thiện

Coi trọng xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, thân thiện trong và ngoài trường.

4.5. Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt

Coi sự đa dạng và khác biệt là cơ hội phát triển Nhà trường.

II. KHOA KINH TẾ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

1. Giới thiệu chung về Khoa Kinh tế
Được thành lập vào tháng 7 năm 2009, Khoa Kinh tế là một trong những khoa có tuổi đời rất trẻ so với bề dày gần 60 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Tây Bắc. Để có một Khoa Kinh tế năng động, được đánh giá là giàu tiềm năng phát triển của Nhà trường như hiện nay thì Khoa đã trải qua khá nhiều thời gian trực thuộc và được sự giúp đỡ của nhiều Khoa khác trong trường, điển hình như Khoa Sinh Hóa, Khoa Nông – Lâm – Kinh tế (nay là Khoa Nông Lâm) và Khoa Toán – Lý – Tin.

gioithieu1Ảnh: Một góc giảng đường Khoa Kinh tế
Địa chỉ: Nhà B, Trường Đại học Tây Bắc, tổ 2, Phường Quyết Tâm, Thành phố Sơn La. Điện thoại:0223.799.819. Website: http://kinhte.utb.edu.vn

Sau 10 năm thành lập, số lượng cán bộ giáo viên của Khoa hiện tại là 28 người, trong đó có 6 Tiến sĩ, 21 Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh. Giảng viên của Khoa chủ yếu tốt nghiệp các trường đại học có uy tín về kinh tế trong nước như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương Mại, Học viện Tài chính… Hàng năm, Khoa cũng đề xuất Nhà trường giữ lại các sinh viên giỏi làm giảng viên để bổ sung thêm lực lượng giảng viên cho khoa. Đến nay, số lượng giảng viên cơ bản đã được đảm bảo về số lượng và chất lượng giảng viên không ngừng được nâng lên qua các năm.

gioithieu2Ảnh: Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế

Về bộ máy quản lý, Khoa có Ban chủ nhiệm khoa gồm 3 đồng chí (1 Trưởng khoa, 2 Phó trưởng khoa), 3 đồng chí Trưởng bộ môn và 3 đồng chí Phó trưởng bộ môn. Ngoài ra, còn có các tổ chức đoàn thể khác, đó là: Chi bộ, Công đoàn bộ phận khoa, Liên chi đoàn Khoa và Chi đoàn giáo viên cán bộ.
Về chuyên môn đảm nhiệm, khoa có 3 bộ môn: Bộ môn Kế toán, Bộ môn Kinh tế và Bộ môn Quản trị kinh doanh. Hiện tại, 3 bộ môn phối hợp đào tạo 4 ngành: Ngành Kế toán hệ Đại học và Cao đẳng (Chính thức đào tạo từ năm học 2004 – 2005); Ngành Quản trị kinh doanh hệ Đại học và Cao đẳng (Liên kết đào tạo với trường Đại học Kinh tế quốc dân từ năm học 2005 – 2006 và từ năm học 2009 – 2010, chuyên ngành này đã do Khoa chính thức đào tạo); Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (Đào tạo từ năm 2018); Ngành Tài chính – Ngân hàng hệ Đại học (Liên kết đào tạo với trường Đại học Kinh tế quốc dân từ năm học 2009 – 2010, Khoa chính thức đào tạo từ năm 2019). Ngoài ra, Khoa đang hoàn thiện hồ sơ mở ngành Kinh tế nông nghiệp hệ Đại học và Cao đẳng.

2. Kết quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Cán bộ giảng viên và Sinh viên trong Khoa
Về hoạt động đào tạo, mặc dù Trường đã tiến hành đào tạo bậc đại học từ năm học 2001 – 2002, nhưng do mới thành lập, cơ cấu nhân sự còn đang trong quá trình hoàn thiện nên Khoa mới chỉ bắt đầu đào tạo bậc đại học từ năm học 2004 – 2005 với lớp đại học Kế toán đầu tiên có 45 sinh viên. Qua gần 10 năm đến nay, Khoa đã có hai Ngành đào tạo chính là Kế toán và Quản trị kinh doanh, tiếp tục liên kết đào tạo với trường Đại học Kinh tế quốc dân ngành Tài chính Ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, số sinh viên đã tốt nghiệp là 9 khóa đào tạo với trên 1.000 sinh viên hệ chính quy, trên 1.000 học viên hệ vừa làm vừa học. Số lượng sinh viên chính quy hiện đang tham gia học tại Khoa là 1.100 (17 lớp) và 1.500 học viên hệ vừa làm vừa học (15 lớp). Số sinh viên đã tốt nghiệp được nhận vào công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp quan trọng của các tỉnh, huyện và một số đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các tỉnh Tây Bắc. Nhiều sinh viên sau khi ra trường đã khẳng định được trình độ chuyên môn của mình và dần có vị trí tốt trong công việc. Bên cạnh đó, hàng năm, số học sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào các chuyên ngành của Khoa có xu tăng lên. Những điều đó đã phần nào khẳng định được chất lượng đào tạo của Khoa, cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực ngành kinh tế của khu vực Tây Bắc nói riêng và miền Bắc nói chung.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, là một khoa mới được thành lập, đội ngũ cán bộ giảng viên có tuổi đời rất trẻ nên hoạt động nghiên cứu khoa học của thầy và trò trong Khoa bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều. Do đó, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Đối với cán bộ, giảng viên: Từ năm 2012 đã chủ trì 02 đề tài NCKH cấp Bộ; 01 đề tài NCKH cấp Tỉnh. Từ khi thành lập đến nay đã có trên 10 đề tài NCKH cấp Trường nghiệm thu đạt kết quả tốt; Đã có trên 60 bài báo khoa học trong và ngoài trường… Các lĩnh vực nghiên cứu thế mạnh của Khoa là: Phát triển doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường sản phẩm trong khu vực Tây Bắc; Quản lý, giám sát và đánh giá dự án; Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn… Đối với sinh viên: trung bình hàng năm có 04 đề tài NCKH cấp Trường nghiệm thu đạt kết quả Khá trở lên, 05 đề tài NCKH cấp khoa nghiệm thu đạt kết quả Khá trở lên; các sinh viên trong Khoa cũng rất tích cực tìm hiểu, tham gia viết các báo cáo khoa học về các môn học mình được học tập. Với thế mạnh là sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi của các cán bộ giảng viên trẻ và sinh viên, Khoa đã và đang đề ra nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới để hoạt động này trở nên thiết thực và hữu ích hơn.

gioithieu3Ảnh: Một buổi sinh hoạt Seminar của Khoa

Bên cạnh hoạt động chính là đào tạo và nghiên cứu khoa học, hai năm trở lại đây, Khoa cũng rất chú trọng tới việc liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, các khóa học chia sẻ thông tin, tăng cường cơ hội được giao lưu, cọ xát thực tế cho sinh viên.

gioithieu4Ảnh: Sinh viên trong Khoa tham gia một buổi tọa đàm với các doanh nghiệp

Về hoạt động ngoại khóa, sinh viên trong khoa tham gia và hưởng ứng rất nhiệt tình các hoạt động do Liên chi đoàn, Đoàn trường, Tỉnh đoàn, TW Đoàn tổ chức, tiêu biểu như: cuộc thi Vẻ đẹp trí tuệ, cuộc thi Tiếng hát sinh viên, Hội diễn văn nghệ cấp Trường chào mừng các ngày lễ lớn… đều đạt giải cao và thường xuyên ở trong Top 2, Top 3 các Khoa có phong trào văn nghệ – thể dục thể thao mạnh của Nhà trường; Tham gia các chiến dịch Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Sinh viên tình nguyện, Hiến máu nhân đạo… do Đoàn trường và Tỉnh đoàn tổ chức đều được đánh giá cao. Bằng sự năng động, tự tin, cống hiến hết mình, sinh viên trong Khoa đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong mắt các bạn sinh viên trong và ngoài trường.

gioithieu53. Định hướng phát triển
Qua 12 năm đào tạo bậc đại học, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ giáo viên của Khoa đã không ngừng cố gắng và nỗ lực để xây dựng Khoa Kinh tế ngày một vững mạnh và khẳng định được vai trò của mình đối với sự phát triển của Nhà trường. Theo chiến lược phát triển Trường Đại học Tây Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì Khoa Kinh tế sẽ ngày càng phát triển, tăng dần quy mô đào tạo, loại hình đào tạo; Đội ngũ giảng viên sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng. Phấn đấu đến 2020 là khoa lớn hàng đầu của trường Đại học Tây Bắc. Đội ngũ giảng viên đến 2020 trên 15 tiến sĩ, trên 90% đội ngũ có trình độ thạc sĩ trở lên; Phấn đấu đến 2020 Khoa Kinh tế sẽ là Khoa đi đầu của Trường Đại học Tây Bắc về việc đào tạo ra các cử nhân kinh tế, cử nhân quản trị kinh doanh thực hành. Khẳng định được thương hiệu của Khoa Kinh tế nói riêng, góp phần khẳng định thương hiệu đào tạo của Trường Đại học Tây Bắc; Ngày càng tăng cường mối quan hệ giữa khoa, bộ môn với các đơn vị sử dụng lao động để ngày càng phát triển tốt hơn nữa chương trình đào tạo nhằm đạt mục tiêu đào tạo cử nhân thực hành chất lượng cao cho các tỉnh Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng; Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Khoa Kinh tế ngày càng khẳng định được khả năng nghiên cứu phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển của tỉnh Sơn La, các tỉnh Tây Bắc.

Định hướng phát triển Khoa Kinh tế giai đoạn từ 2012 đến 2020, đó là: Tiếp tục tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên. Tích cực lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên; Phát triển chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, tập trung thực hiện mục tiêu đào tạo cử nhân thực hành theo đúng mục tiêu phấn đấu của Trường Đại học Tây Bắc; Tăng cường mối quan hệ với các đơn vị sử dụng lao động để phát triển chương trình đào tạo, tổ chức tốt hoạt động thực hành, rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên, học viên; Tăng cường hoạt động tư vấn, dịch vụ cho các đơn vị, tổ chức về các kỹ năng nghề nghiệp thông qua đào tạo ngắn hạn cho tất cả các cá nhân, tổ chức, đơn vị có nhu cầu các lĩnh vực về kinh tế như: kế toán, quản trị, …

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với lòng quyết tâm, sự nhiệt huyết, ham học hỏi của thầy và trò, chắc chắn trong tương lai không xa Khoa Kinh tế sẽ trở thành điểm sáng trong đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế có chất lượng cao của khu vực Tây Bắc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Khoa Kinh tế