Xây dựng ý thức và thói quen chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên khoa kinh tế – những khó khăn và biện pháp
1. Đánh giá thực trạng giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường hiện nay
Hiện nay trên đường có rất nhiều loại phương tiện giao thông. Nếu chúng ta không thực hiện đúng qui định của pháp luật an toàn giao thông thì có thể gây tai nạn cho mình và người khác.
Hằng ngày, thực trạng tai nạn giao thông với những con số, hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động,…
Ở trường ta hiện nay đang diễn ra một thực trạng là phần lớn học sinh tham gia giao thông còn ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông… Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu…
Những khó khăn, trở ngại.
+ Nhà trường chưa có biện pháp hiệu quả để giáo dục các học sinh – sinh viên
+ Một nhóm đối tượng khác biết luật pháp, hiểu pháp luật, được đào tạo bài bản nhưng vẫn cố tình vi phạm pháp luật. Biết mình sai, họ vẫn cố cãi nhằm “gỡ gạc” tội của mình. Thậm chí, có kẻ còn chống đối với lực lượng chức năng, chửi thề; liều lĩnh và mất nhân cách.
+ Người thi hành công vụ còn mỏng, trang thiết bị và điều kiện còn hạn chế, phần khác, chế tài xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) chưa mang tính răn đe, một số cán bộ còn bỏ qua lỗi của người vi phạm…khiến họ “nhờn” luật.
2. Những biện pháp có hiệu quả nhằm xây dựng ý thức và thói quen tốt khi tham gia giao thông của sinh viên
– Trước hết, mỗi bản thân con người tham gia giao thông hãy tự giác cẩn thận khi tham gia giao thông
– Xây dựng quy chế phối hợp với Công an cùng cấp; phối hợp giữa nhà trường với các cấp chính quyền ở địa phương để triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, TTATGT trường học.
– Trang bị kiến thức an toàn giao thông cho sinh viên. Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ cho học sinh, sinh viên
– Tăng cường công tác giáo dục đảm bảo ATGT thông qua tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về đảm bảo TTATGT, Tuyên truyền lưu động Luật Giao thông đường bộ, trang bị 100 bảng tin ATGT tại các trường học, đồng thời kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm…có những hành động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về TTATGT trong học sinh các cấp.
Về các biện pháp cụ thể, chúng ta có thể chỉ đạo các trường xây dựng “cổng trường an toàn”, ngoài ra còn xây dựng “cổng trường 5 không, 3 có” và đưa việc chấp hành Luật Giao thông Đường bộ làm một tiêu chí để đánh giá đạo đức của học sinh, cũng như một tiêu chí để đánh giá thi đua của nhà trường như: tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông Đường bộ và có những chế tài thích hợp trong việc đánh giá, nhận xét cuối năm về hạnh kiểm, đạo đức.
– Xây dựng văn hóa giao thông trong văn hóa học đường nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) một cách bền vững, nên chăng, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một môi trường VHGT lành mạnh với những tiêu chuẩn, mô hình cụ thể để tạo nên thói quen ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia giao thông.
Văn hóa giao thông (VHGT) biểu hiện dưới nhiều khía cạnh, trong đó, người tham gia giao thông tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, nghiêm túc chịu phạt nếu sai phạm, ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm là thái độ có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội.
+ Tôn trọng pháp luật: Xây dựng VHGT là phải tập trung nâng cao ý thức, thay đổi suy nghĩ của người tham gia giao thông cần phải tôn trọng pháp luật.
+Trách nhiệm cộng đồng: Điều 32, Luật Giao thông đường bộ quy định: người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường, có cầu vượt, có hầm dành cho người đi bộ. Ở những nơi không có các điều kiện này, người đi bộ khi qua đường phải tự chịu trách nhiệm về an toàn cho mình.
– Công tác phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc giáo dục an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.
+ Các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục phải thường xuyên có nhiệm vụ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy an toàn giao thông trong trường học; lấy thái độ, hành vi về thực hiện an toàn giao thông của học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá rèn luyện, xếp loại.
+ Kịp thời nhắc nhở sinh viên chấp hành các quy định về ATGT cũng như điều tiết, sắp xếp khu vực dừng, đỗ xe hợp lý, tránh ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường trung học phổ thông chỉ đạo quyết liệt không để xảy ra tình trạng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, tình trạng học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đến trường.
+ Phối hợp giữa lực lượng Công an tỉnh với ngành Giáo dục – Đào tạo trong công tác đảm bảo TTATGT thường xuyên được quan tâm, góp phần nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên lực lượng Cảnh sát Giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT.
+ Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các trường học tổ chức tuyên truyền, vận động, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông Đường bộ.
Thiết nghĩ, các biện pháp nêu trên nếu được thực hiện đồng bộ thì sẽ tạo được một phong trào thi đua mạnh mẽ trong ngành Giáo dục và sẽ đạt được những kết quả tốt trong việc đảm bảo TTATGT trong học sinh, sinh viên nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Lê Thị Hiệp
Sưu tầm