Kết quả Seminar bộ QTKD tháng 3 năm 2015

Vào hồi 15 giờ ngày 31/03/201 tại VP trung tâm Kinh tế đã diễn ra seminar với chủ đề: thảo luận nhằm xây dựng mô hình phòng thực hành quản trị kinh doanh có sự liên kết hợp tác của các doanh nghiệp. Khách mời bao gồm: Ông Bùi Đình Tố – Giám đốc Mobifone Chi nhánh Sơn La, Ông Nguyễn Văn Khánh – Trưởng phòng Tài chính Kế toán Mobifone Sơn La. Đ/c Đặng Công Thức – Trưởng bộ môn Kinh tế, Đ/c Vũ Thị Sen – Trưởng bộ môn QTKD. Các Đ/c trong bộ môn QTKD có mặt 7/11 đ/c (Vắng 4 có lý do: đ/c Kiên, Thủy, Hằng, Hiệp)

Nội dung buổi seminar như sau: Đ/c Hoàng Xuân Trọng trình bày mục đích của buổi Seminar, giới thiệu đại biểu. Đ/c Hoàng Xuân Trọng báo cáo “Đề án xây dựng và vận hành phòng thực hành QTKD” (Có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp). Đ/c trình bày mô hình phòng thực hành giúp sinh viên có thể “nhìn thấy” và làm theo “hướng dẫn” của giáo viên.
– Phần 1: Sự cần thiết
– Phần 2: Năng lực của cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trên địa bàn
– Phần 3: Mô phỏng phòng thực hành QTKD
– Phần 4: Phương thức liên kết, hợp tác
– Phần 5: Chương trình thực hành, đánh giá kết quả, cấp giấy chứng nhận.

Tiếp theo là Đ/c Đặng Thị Huyền Mi báo cáo “các bước hoạch định chiến lược”
– Xác định tầm nhìn, sứ mệnh
– Phân tích môi trường kinh doanh
– Lựa chọn chiến lược
– Thực thi chiến lược

Sau đó là Đ/c Ths. Trương Thị Luân báo cáo “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp”
– Khái niệm văn hóa DN
– Cấu tạo VHDN.
– Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp
+ Nhóm yếu tố hữu hình
+ Nhóm yếu tố vô hình

Tiếp theo là Đ/c Lã Thị Bích Ngọc báo cáo “Một số vấn đề về Quản trị chất lượng” đối với phòng thực hành quản trị kinh doanh.

Đại diện phía doanh nghiệp, Ông Bùi Đình Tố – GĐ Mobifone chi nhánh Sơn La phát biểu:
– Thực trạng hiện nay SV thiếu kỹ năng làm việc. Vd: Soạn thảo văn bản; có thể lập kế hoạch kinh doanh.
– Mô hình có nhiều lợi thế, đáp ứng nhu cầu thực tế của các DN hiện nay như: ming muốn tuyển dụng được những cá nhân đáp ứng được các yêu cầu thực tế
– Mong muốn xây dựng đề án cho từng lớp SV: năm 1, năm 2,… đến khi ra trường. Các em SV mong muốn học đến đâu được tiếp cận thực tế đến đó.
Mobifone kì vọng áp 1 mô hình DN mobifone thu nhỏ: Bp kế toán, marketing, điều hành dự án,…
Học QTKD học ko sâu các chuyên ngành nên chưa làm thực tế tốt.
Vì vậy cần thiết: Học môn nào cần được thực hành thực tế môn ấy. Phải ra được kết quả. Có sản phẩm đầu ra cụ thể.
– Bộ tiêu chuẩn phải có các chỉ tiêu cụ thể để nhận xét trong kết quả khóa học. Về chuyên môn, kỹ năng, tâm huyết. SV ra trường sẽ có lợi thế nhất định.
– Mô hình để giới thiệu và marketing cho phòng thực hành tiếp cận với khách hàng là các DN. Để các DN tham quan và đặt hàng. Với mỗi 1 loại DN sẽ có những yêu cầu khác nhau.
– Xây dựng bản sắc của phòng thực hành để SV có thể vinh dự, tự hào khi được vào. Có 2 tầng lớp nhân sự: Nhân sự chuyên sâu – những người chính thức trong phòng thực hành và nhân sự không chính thức – những người không thuộc phòng nhưng hỗ trợ hoặc mong muốn phấn đấu vào Phòng.
– Quảng bá các sp khi các SV đã thành thục về kiến thức, kỹ năng.
– Trang thiết bị cần được đầu tư cần thiết.
– Kinh phí đi vào hoạt động: Nhà trường và các doanh nghiệp cùng hỗ trợ.
– Khi đi xin số liệu cần có đồng phục, giấy giới thiệu của Nhà trường, khoa để DN cho xin số liệu tôn trọng và tạo sự khác biệt.
– Cần có sự đồng thuận của Nhà trường, xem xét xem các quy định pháp luật.
– Đ/c Tố mong muốn mobifone được hỗ trợ về dịch vụ viễn thông: thiết bị, mạng lưới,…
– Yêu cầu SV tự lãnh đạo, tự làm quản trị viên để có những cảm nhận thực tế. Thầy cô sẽ xây dựng một lộ trình về sự quản trị. Một người ko nên làm quản trị từ đầu đến cuối. Nên luân chuyển nhau nhưng mà cần có tiêu chuẩn để đề bạt nhóm trưởng.
– Phải có bản ghi nhớ để thanh toán theo từng buổi thư vấn.
– Trước mắt cần trang bị vốn kỹ năng để SV được các DN nhìn nhận, tôn trọng hơn.

Tiếp theo là ý kiến trao đổi của Đ/c Hưng
– Phần 1: báo cáo 1. Để thực hiện tốt hơn để 3-5 doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức phòng, Có người quản lý.
– Kinh phí nhà trường ít. Xin từ phía các doanh nghiệp. Mang lại lợi nhuận cho họ như thế nào. Vạch ra các hướng, các trường hợp có thể có khi kinh doanh. Đưa ra các mục tiêu cụ thể về lợi ích thu về cho các nhà đầu tư.
– Báo cáo 2,3,4 còn mang tính định hướng.
– Nên có những buổi seminar tiếp theo để có thể biến đề án thành thực tế.
– Nên xây dựng cụ thể, chi tiết từng bước.
– Xin phép nhà trường đầu tư.
Ý kiến của Đ/c Phương
– Đây là một bước đột phá. Để đề án thành hiện thực thì cần bắt tay vào làm ngay. Nên xin thêm con người từ các bộ môn khác.
– Xác định các bước đi cụ thể. Thảo luận từng bước.
– Huy động kinh phí chủ yếu là từ phía nhà trường. Mình có lợi thế ko phải thuê lao động. (ko phải thuê mặt bằng và thuê lao động).
Ý kiến Đ/c Vân Anh
– Cần có tiêu chuẩn để lựa chọn SV. Chọn và sàng lọc thế hệ đầu tiên.

Cuối buổi seminar đ/c Trọng đề xuất bộ môn QTKD hỗ trợ 3-5 đ/c trong bộ môn cùng tiếp tục xây dựng đề án ở phạm vi rộng hơn bao gồm cả lĩnh vực kế toán và kinh tế.
Buổi seminar kết thúc hồi 17h15’ cùng ngày.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi seminar:

20150331_153119 20150331_153059 20150331_151149 20150331_151054 11129914_788351581217973_4374751256592373507_n

Hội thảo: Đề án xây dựng mô hình phòng thực hành quản trị kinh doanh - Cơ hội và thách thức

Hội thảo: Đề án xây dựng mô hình phòng thực hành quản trị kinh doanh – Cơ hội và thách thức

Tác giả: Đặng Huyền Mi – Bộ môn QTKD