Bộ môn kinh tế tổ chức thành công seminar tháng 03 năm 2015

Ngày 01 tháng 04 năm 2015, Bộ môn Kinh tế – khoa Kinh tế đã tổ chức thành công seminar “Thực trạng hoạt động của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam” – Báo cáo chính ThS Nguyễn Hồng Nhung. Seminar đã cung cấp cho các thành viên tham dự những vấn đề tổng quan nhất về bảo hiểm như nguồn gốc ra đời; khái niệm; bản chất của Bảo hiểm; các nguyên tắc cơ bản… Đồng thời tác giả cũng chỉ ra thực trạng hoạt động của các Công ty Bảo hiểm tại Việt Nam.

11127966_837264036344615_199412906_n

Trước năm 1975, tại miền Nam đã có hơn 52 Công ty trong và ngoài nước với các loại hình khá đa dạng như Bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm xe tự động…trong khi đó ở miền Bắc hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi có sự ra đời và hoạt động của Công ty Bảo Hiểm Việt Nam gọi tắt là Bảo Việt (gọi tắt là Bảo Viêt) từ ngày 15 tháng 1 năm 1965.

Sau khi Miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nhất là sau chính sách đổi mới của Đại hội VI tạo điều kiện cho đất mước thay đổi chuyển mình trong đó có cả lĩnh vực Bảo hiểm. Đến nay, đã có 61 Công ty Bảo hiểm với 30 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 17 Công ty bảo hiểm nhân thọ, 12 công ty môi giới hảo hiểm và 2 Công ty tái bảo hiểm với các loại hình Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần.

          Doanh thu của các Công ty Bảo hiểm từ phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2014 đạt 27.391 tỷ đồng, bảo hiểm Nhân thọ cũng đạt con số xấp xỉ với 27.327 tỷ đồng. Các công ty chiếm tỷ trọng lớn gồm: Bảo Việt, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), Bảo Minh, và Tổng Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Petrolimex (PJICO).

          Theo từng loại bảo hiểm năm 2013 thu phí bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao nhất với 6.854 tỷ đồng trong bảo hiểm phi nhân thọ, thu phí bảo hiểm hỗn hợp chiếm 59,44%.

          Cùng với sự phát triển lớn mạnh của các Công ty bảo hiểm là sự đóng góp vào GDP của Việt Nam qua các năm tương ứng của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là 0,68% GDP và công ty bảo hiểm nhân thọ đóng góp 0,65%GDP (năm 2013), năm 2012 mức đóng góp lên tới 0,86% GDP.

Báo cáo chính có thêm sự bổ sung từ các báo cáo của ThS Đặng Công Thức “Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hoạt động của các Công ty Bảo Hiểm tại Việt Nam”; ThS Đào Thị Vân Anh “Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam những năm gần đây 2012-2013” và ThS Đỗ Thị Thu Hiền “Công ty Bảo Hiểm và hoạt động của Công ty Bảo hiểm”. Các báo cáo phụ đã chỉ ra những hạn chế trong cách tiếp cận nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện hơn các góc nhìn xoay quanh nội dung phản ánh thực trạng phát triển của các Công ty Bảo hiểm tại Việt Nam.

Đặng Huyền Trang