Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Anh Bình chi nhánh Sơn La

Ngân hàng An Bình chi nhánh Sơn La khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ 08/12/2008 theo quyết định số 257/ QĐ- HĐQT ngày 02/10/2008. Ban giám đốc chi nhánh gồm có 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc phụ trách 2 mảng công việc khác nhau.

Bộ máy tổ chức được bố trí thành 5 phòng nghiệp vụ, 4 phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm. Sau hơn 5 năm đi kể từ ngày khai trương, với đội ngũ quản lí có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Ngân hàng An Bình chi nhánh Sơn La đã đi vào hoạt động và phát triển ổn định với hiệu quả kinh doanh tiền tệ cao và trở thành một trong những ngân hàng uy tín và an toàn nhất Sơn La. Đi sâu tìm hiểu về cách thức tổ chức quản lý của ngân hàng này, em nhận thấy đây là một Chi nhánh Ngân hàng có cách thức tổ chức quản lý rủi ro tín dụng khoa học và hiệu quả.

Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất. Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ thì phải chú trọng tới  hoạt động kinh doanh tiền tệ, phải biết dựa vào kinh doanh tiền tệ. Đây là mặt hàng đặc biệt nên hiệu quả cao nhưng rủi ro cũng rất lớn, đôi khi ta cũng không thể lường hết được hậu quả nghiêm trọng từ những rủi do gây nên.

Rủi do này có thể xuất phát từ bên trong cũng như bên ngoài ngân hàng khiến cho bản thân các ngân hàng phải chịu thiệt hại rất lớn tùy vào mức độ. Trên thực tế, mặc dù ngân hàng nào cũng có thực hiện quản lý rủi do, song không phải ngân hàng nào cũng quản lý hiệu quả và đem lại hiệu quả và mang lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Quản lý rủi do tín dụng không tốt ngân hàng sẽ không thể đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của mình thậm chí mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản. Có thể nói, quản lý rủi do tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của các của các ngân hàng thương mại cũng như nền kinh tế của một đất nước.

I. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng An Bình Chi nhánh Sơn La

I.1. Tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Bảng 1.1: Quy mô tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Sơn La.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số tiền Số tiền So với năm 2011 Số tiền So với năm 2012
Tổng dư nợ 559.018 534.556 – 24.462 710.684 176.128
Tỉ lệ tăng trưởng tổng dư nợ(%)   – 4.37% 32.95%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng An Bình Chi nhánh Sơn La các năm 2011, 2012, 2013)

Tỉ lệ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2012 giảm 24.462 tỷ đồng so với năm 2011 do sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và về kinh tế Tỉnh Sơn La nói riêng, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất làm cho tỉ lệ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2012 bị giảm 4.37% tổng dư nợ so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 NH đã có những chính sách phù hợp đã có nhưng tác động mạnh đến tổng dư nợ đã tăng lên 176.128 tỷ đồng so với năm 2012 ứng với tỉ lệ tăng trưởng năm 2013 đạt 32.95% so với năm 2012. Đây là 1 giấu hiệu cho thấy ABBANK đã có những chính sách, chiến lược hiệu quả nhằm thoát khỏi tình trạng kinh tế năm vừa qua.

Bảng1.2: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Sơn La.

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ lệ

NQH/TDN

Số tiền Tỷ lệ

NQH/TDN

Số tiền Tỷ lệ

NQH/TDN

Tổng dư nợ 559.018 100 % 534.556 100% 710.684 100%
Nợ quá hạn 4.397 0.79 % 5.668 1.06 % 8.126 1.14 %
 Dưới 90 ngày 2.984 0.54 % 3.253 0.61 % 7.116 1 %
 Từ 91 – 180 ngày 0.779 0.14 % 1.584 0.29 % 0.712 0.11 %
Từ 181- 360 ngày 0.634 0.11 % 0.831 0.16 % 0.298 0.03 %

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng An Bình Chi nhánh Sơn La các năm 2011, 2012, 2013)

Theo bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Có thể nói hoạt động tín dụng của Chi nhánh là khá ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn mặc dù tăng dần qua các năm song vẫn ở tỷ lệ nhỏ (dưới 1.5% tổng dư nợ). Nhưng từ năm 2011 đến năm 2013 tỉ lệ nợ quá hạn các nhóm 3 và nhóm 4 lại có xu hướng giảm xuống, cho thấy Chi nhánh đã có nhưng biện pháp và chính sách phù hợp để xử lý nợ quá hạn. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2012 tăng cao hơn năm 2011 mặc dù tổng dư nợ thấp hơn năm 2011 là do nguyên nhân khách quan của thị trường, nền kinh tế trong nước suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp khi mà lãi suất ngân hàng tăng cao các doanh nghiệp khó khăn trong việc trả lãi dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến như vậy. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ xấu tốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

I.2. Chính sách và phương pháp quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng

Có được tỉ lệ tăng trưởng nói trên là nhờ vào cách thức tổ chức quản lí rủi do tính dụng một cách khoa học có tính chuyên nghiệp của ban giám đốc ngân hàng. Từ quan điểm chỉ đạo đến cơ cấu tổ chức quản lí rủi ro và đề ra các biện pháp cụ thể trong quá trình quản lí rủi ro tín dụng biện pháp hạn chế tổn thất từ ruit ro tín dụng một cách qui củ, chặt chẽ.

Về quan điểm chỉ đạo: Ngân hàng đưa ra chủ trương mở rộng hoat động tín dụng phải gắn liền với an toàn trong cho vay với phương châm: chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng có nguồn thu nhập tốt và ổn định, có uy tín để đảm bảo an toàn trong cho vay. Xây dựng những sản phẩm cho vay có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm, ví dụ như cho vay mua ô tô thì phải mua bảo hiểm cho xe,…

 Về cơ cấu tổ chức quản lý rui ro tín dụng: Thành lập bộ phận quản trị rủi ro nằm trong Phòng tín dụng. bộ phận này có chức năng chính là thống nhất quản lý toàn bộ các rủi ro. Để thực hiện chức năng nói trên, bộ phận quản trị rủi ro tín dụng luôn chủ đông, tích cực rà soát lại công tác kiểm soát tín dụng trên toàn hệ thống, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật quản lý danh mục tiên tiến trên thế giới vào quản lí tín dụng của đơn vị. Vì thế tránh được thất thoát và kiểm soát được tình hình. Trên cơ sở đó  đó đề xuất những biện pháp cụ thể để ứng phó linh hoạt với tình huống khó khăn dẫn đến nguy cơ rủi ro.

Về biện pháp quản lý rủi ro: Một trong những biện pháp quản lí rủi do thành công nhất trong ngân hang này là chú trọng tởi nguồn  thông tin tín dụng. Những thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn: từ các báo cáo tình hình dư nợ mỗi khoản vay tại chi nhánh thông qua trung tâm cung cấp thông tin, từ lịch sử đi vay trả nợ của khách hàng đến các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp, CIC … ngoài ra còn chú trọng tới việc

quản lí chặt chẽ từng bước cho vay của ngân hàng. Qui trình quản lí rủi ro được thiết lập nghiêm ngặt như ngăn chặn rủi do được thực hiện rất chặt chẽ, ngay từ những bước đầu tiên. Chính vì thế mà chi nhành ngân hàng đã nhiều lần tránh được nguy cơ rủi ro và tạo lập sự bền vững trong kinh doanh tiền tệ.

Về biện pháp hạn chế tổn thất:. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay được xem là biện pháp chính nhất để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Biện pháp này luôn được thực hiện nghiêm túc theo một trình tự nghiêm ngặt: nghiên cứu đánh giá lại khách hàng, lên phương án gặp gỡ, lên phương án tháo gỡ khó khăn, trao dổi với khách hàng, sau đó là thực hiện phương án.

I.3. Kết quả đạt được

Công tác thanh tra kiểm tra và báo cáo giám sát từ xa của NHNN ngày càng được chú trọng và nâng cao về mặt chất lượng đã góp phần đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng ổn định hơn, tổng dư nợ tăng trưởng khá tỉ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng nhung vẫn là một con số rất nhỏ < 1.5%. Về công tác thẩm định tín dụng được thực hiện đầy đủ, đánh giá đầy đủ những thông tin về khách hàng. Công tác giám sát rủi ro được tiến hành khá tốt, cán bộ tín dụng đã thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng; giám sát các tài sản đảm bảo; giám sát dư nợ đảm bảo thu nợ đúng hạn. Phân loại khoản vay và trích dự phòng rủi ro được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Xử lý nợ có vấn đề: Hầu hết các khoản nợ có vấn đề được tiến hành theo trình tự thích hợp. Các khoản nợ khó đòi được tổ chức thu triệt để.

I.4. Hạn chế

Ngân hàng đã xây dựng được Cẩm nang tín dụng, đây là kim chỉ nam để hướng dẫn cán bộ tín dụng thực hiện đúng các quy tắc cho vay. Tuy nhiên, đôi khi cán bộ tín dụng lại áp dụng quá máy móc và cứng nhắc, không linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Nhiều tờ trình tín dụng chưa thể hiện đầy đủ các đánh giá về khách hàng, về phương án kinh doanh, về biện pháp quản lý khách hàng và khoản vay, điều đó cho thấy sự non yếu trong quản lý rủi ro tín dụng của các cán bộ tín dụng. Do sự cạnh tranh diễn ra giữa các chi nhánh của ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. Để cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng để tồn tại và sinh lời đôi khi chi nhánh phải chấp nhận những rủi ro nhất định.

* Tóm lại:

Có thể nói, rủi ro tín dụng là khách quan. Ngân hàng nào cũng phải đối diện với nó và cho dù rủi ro tín dụng dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP An Bình Sơn La nói riêng và nền kinh tế tỉnh, nền kinh tế đất nước nói chung. Đối với ngân hàng An Bình Chi nhánh Sơn La thì vấn đề rủi ro tín dụng đã được chú trọng xem xét, tuy nhiên rủi ro tín dụng tại Chi nhánh còn nhiều vấn đề cần giải quyết, hoạt động của Chi nhánh còn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy, các cấp lãnh đạo của ngân hàng An Bình chi nhánh Sơn La cần  chú ý nhiều hơn và có kế hoạch cụ thể chi tiết để giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng trong kinh doanh tiền tệ, naang cao hiệu suất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, giữ vững vị trí trung tâm trong hệ thống ngân hàng thương mại của tỉnh và thành phố.

Bùi Hoàng Nguyên – K51 ĐHTCNH