Bộ môn Kinh tế tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 10 – lần 2
Chiều ngày 10.10.2014, tại văn phòng Khoa Kinh tế đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề”Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam thời gian gần đây” do bộ môn Kinh tế tổ chức. Tham dự buổi sinh hoạt có đ/c Đặng Công Thức – trưởng bộ môn Kinh tế cùng các giảng viên trong bộ môn kinh tế.
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, báo cáo chính, đ/c Tòng Phương Trang đã trình bày báo cáo“Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam thời gian gần đây”, trong đó trình bày rất chi tiết những vấn đề như: khái niệm FDI, Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài… Đặc biệt, báo cáo đi sâu phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam 5 năm trở lại đây (2009 – 2013) theo các lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư…Kiến thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là lĩnh vực hay đối với các giảng viên trong tổ bộ môn, vì vậy báo cáo của Đ/c Phương Trang rất hữu ích và thu hút người nghe. Cũng thông qua báo cáo này, tác giả mong muốn nhận được sự trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp về chuyên đề mà tác giả báo cáo để phục vụ cho việc giảng day, nghiên cứu khoa học.
Đóng góp cho báo cáo của đ/c Tòng Phương Trang, đ/c Đào Thị Vân Anh đã trình bày báo cáo” Lý luận chung về FDI”, giảng viên Đỗ Thị Thu Hiền trình bày báo cáo “Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013”, giảng viên Đặng Huyền Trang trình bày báo cáo “Những đối tác đầu tư FDI chính của Việt Nam 2009 – 2013” và báo cáo “Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam” do đ/c Đỗ Thị Thu Hiền trình bày. Về cơ bản, các báo cáo này đã mở thêm những hướng nghiên cứu mới, đóng góp thêm những nội dung mới cho báo cáo chính của đ/c Tòng Phương Trang, tạo cơ hội học hỏi, trao đỏi chuyên môn, không chỉ là giữa các báo cáo viên với nhau mà còn với tất cả các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề.
Ngoài ra, các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề còn tiến hành đóng góp ý kiến tích cực cho các báo cáo trình bày ở trên. Các giảng viên đề cập đến những mặt lợi ích và hạn chế của nước nhận đầu tư FDI, lấy ví dụ thực tế về Việt Nam để trao đổi thêm kiến thức thực tế, bổ sung cho các lĩnh vực nghiên cứu của từng giảng viên trong tổ bộ môn.
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề, đ/c Đặng Công Thức đã tổng kết lại các nội dung chính của buổi sinh hoạt, đồng thời cũng khuyến khích các giảng viên tích cực học hỏi, nghiên cứu, trao đổi thẳng thắn, sôi nổi, để buổi sinh hoạt chuyên đề thực sự là cơ hội cho các giảng viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Nguyễn Hồng Nhung