Bộ môn Quản trị kinh doanh tổ chức Seminar tháng 2 năm 2015
Ngày 11/3/2015, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức thành công Seminar cấp bộ môn với chủ đề: “Một số vấn đề trong quản trị nhân lực hiện nay” do đ/c Nguyễn Thị Thanh Thủy chủ trì.
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, con người được coi là nguồn lực vô hạn và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Trong doanh nghiệp, con người là một trong các nguồn lực chính. Quản trị nhân lực là quản trị nguồn tài sản lớn nhất, có ảnh hưởng tới sự thành bại của doanh nghiệp. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực. Tuy nhiên, công tác quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức đó là làm thế nào để tạo động lực cho người lao động, vấn đề thù lao lao động, vấn đề bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động. Với chủ đề “Một số vấn đề trong quản trị nhân lực hiện nay”, Seminar đã cùng thảo luận về các vấn đề này.
Seminar có các báo cáo chính sau:
Báo cáo 1: Tạo động lực trong lao động – Nguyễn Thị Thanh Thủy
Tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân lực trong các tổ chức và các doanh nghiệp hiện nay. Báo cáo đã chỉ ra sự cần thiết phải tạo động lực trong lao động, các yếu tố tạo động lực, các học thuyết tạo động lực và các phương hướng tạo động lực trong lao động.
Để tạo động lực cho người lao động, người quản lý cần phải có những kế hoạch, phương hướng thực hiện một cách rõ ràng, báo cáo chỉ ra một số phương hướng như:
– Xây dựng định mức lao động, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ.
– Kích thích vật chất, tinh thần cho người lao động.
– Tạo vị tri ổn định cho người lao động làm việc.
– Xây dựng bầu không khí lành mạnh, đầm ấm trong tổ chức
Bên cạnh việc tạo động lực cho người lao động thì việc khơi dậy sự sáng tạo và tận tụy với công việc cho người lao động cũng là các biện pháp cần thiết để phát huy tối đa khả năng của con người đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Báo cáo 2: Các Phương thức khơi dậy sự sáng tạo và tận tụy với công việc – Ths. Lã Thị Bích Ngọc đã trình bày một số phương pháp khơi dậy sự sáng tạo và tận tụy với công việc như:
– Xây dựng môi trường làm việc sáng tạo
– Xây dựng môi trường sáng tạo cạnh tranh
– Phát huy vai trò của thảo luận nhóm
– Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
– Ủng hộ các rủi ro
– Trao gửi niềm tin đối với nhân viên
– Lãnh đạo chủ động làm gương
– Khen thưởng thích đáng
Một trong các vấn đề là thách thức đối với các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề trả thù lao cho người lao động. Bởi có nhiều yếu tố tác động đến thù lao lao động.
Báo cáo 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao động – Ths. Trương Thị Luân. Báo cáo chỉ 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thù lao động như:
– Những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: sự tăng trưởng của nền kinh tế, chính sách, pháp luật của nhà nước, tình hình cung cầu lao động …
– Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp: quan điểm, triết lý của lãnh đạo về thù lao lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh…
– Nhóm yếu tố thuộc bản thân người lao động: mức độ hoàn thành công việc, thâm niên công tác, kinh nghiệm làm việc, năng lực làm việc…
– Nhóm yếu tố thuộc về công việc: mức độ hấp dẫn, phức tạp của công việc, điều kiện thực hiện công việc.
Trong những năm gần đây, tai nạn lao động đang là một vấn đề thời sự trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tình hình tai nạn lao động có xu hướng ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề làm thế nào để đảm bảo an toàn cho người lao động là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt đối với các nhà quản trị nói chung và các nhà quản trị nhân lực nói riêng.
Báo cáo 4: Các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn cho người lao động – Đặng Thị Huyền Mi đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường đảm bảo an toàn cho người lao động như:
– Các biện pháp phòng ngừa, tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc.
– Thanh tra và báo cáo an toàn lao động.
– Huấn luyện và khuyến kích người lao động
Buổi Seminar kết thúc với một số vấn đề trong quản trị nhân lực hiện nay được bàn luận sôi nổi và rất bổ ích trong việc thiết kế nội dung bài giảng cho môn học có liên quan.
Nguyễn Thị Thanh Thủy