Chuẩn đầu ra ngành Kế toán
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 760/QĐ-ĐHTB-ĐT ngày 10/12/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)
1. Tên ngành đào tạo: Kế toán (Accounting)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1 Kiến thức tổng quát
– Được trang bị kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành để có thể nhận thức và quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
– Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
3.2 Kiến thức chuyên môn
– Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế – xã hội và kiến thức cơ sở ngành Kế toán như tài chính – tiền tệ, tín dụng – ngân hàng, thống kê kinh tế trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành kế toán.
– Có kiến thức về Luật Kế toán, Luật Kiểm toán, Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp và Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, các Quyết định, Thông tư hướng dẫn về lĩnh vực tài chính, kế toán. Đồng thời có kiến thức sâu về các Luật thuế cơ bản và các văn bản hướng dẫn về các Luật thuế hiện hành…. để tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, hoạt động của đơn vị.
– Có kiến thức chuyên sâu để tổ chức thực hiện công tác kế toán tại các loại hình đơn vị (Doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các đơn vị hành chính sự nghiệp….), cụ thể là thực hiện hạch toán kế toán trong các đơn vị như: Kế toán vốn bằng tiền; nguyên vật liệu; tài sản cố định; lương và các khoản trích theo lương; thuế; các khoản thanh toán; giá thành; tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá; đầu tư tài chính; xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận và lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, kế toán nguồn kinh phí, quỹ, các khoản thu chi….
– Có kiến thức cơ bản về phân tích và quản trị tài chính như có khả năng nhận diện chi phí, phân tích thông tin, lập kế hoạch, thiết kế thông tin thành các báo cáo quản trị… phục vụ cho việc ra quyết định, từ đó ứng dụng đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1 Kỹ năng cứng
– Kỹ năng tổ chức công tác kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức Kinh tế xã hội khác.
– Có kỹ năng lập và phân tích một số Báo cáo kế toán quản trị cơ bản như: Lập dự toán, dự báo về doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo đơn vị/vùng/mặt hàng/…; Lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí, Báo cáo bộ phận… để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong quá trình ra quyết định.
– Có khả năng lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm (Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân, Thuế xuất nhập khẩu,…).
– Thẩm định hiệu quả tài chính về dự án đầu tư;
– Sử dụng thành thạo ít nhất một phần mềm kế toán thông dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
4.2 Kỹ năng mềm
– Kỹ năng văn phòng: sử dụng thành thạo vi tính văn phòng để soạn thảo các văn bản, hợp đồng, xử lý số liệu trên máy tính.
– Kỹ năng trình bày và giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, giao dịch với các đối tượng khác nhau, có khả năng thuyết trình.
– Kỹ năng làm việc: có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể.
– Kỹ năng nghiên cứu: có khả năng tự học tập nâng cao kiến thức phục vụ công tác.
– Kỹ năng quản lý về lĩnh vực tài chính kế toán.
– Nhanh nhạy trong việc nắm bắt, xử lý, giải quyết các vấn đề, các tình huống phát sinh trong thực tế về tài chính kế toán.
5. Yêu cầu về thái độ
– Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
– Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, sáng tạo trong công việc.
– Cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
– Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân.
– Có tinh thần hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
6. Vị trí làm việc sau khi ra trường
– Có thể đảm nhận chức danh Kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán tại các đơn vị, các tổ chức kinh tế – xã hội (doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị sự nghiệp).
– Có thể là các nhân viên kế toán, kiểm toán tại các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán.
– Trợ lý tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng.
– Làm việc trong các phòng, ban trong doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội…
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
– Có khả năng phát triển thành kế toán tổng hợp, kế toán trưởng trong tương lai.
– Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.
– Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về kế toán, kiểm toán tại các cơ sở đào tạo..
– Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế tham khảo
Chương trình đào tạo và tài liệu chuyên ngành tham khảo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính kế toán Hà Nội và một số trường Đại học Kinh tế khác.
Khoa Kinh tế – Đại học Tây Bắc