Một số thuật ngữ tài chính phổ biến

STT Thuật ngữ Giải thích thuật ngữ Ghi chú
1 Bán có kỳ hạn Là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
2 Bán hẳn Là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
3 Bản in gốc, khuôn đúc gốc Là bản in, khuôn đúc của mẫu in, đúc chuẩn đơn hình đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Thống đốc) phê duyệt và nghiệm thu.
(Nguồn: Thông tư số 37/2014/TT-NHNN ngày 26/11/2014 Quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam)
4 Ban trù bị Là một nhóm người do các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn thành lập, chủ sở hữu, ngân hàng mẹ lựa chọn, thay mặt các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn thành lập, chủ sở hữu, ngân hàng mẹ triển khai các công việc liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép. Ban trù bị phải có tối thiểu 02 thành viên trong đó có 01 thành viên là Trưởng ban.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
5 Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử Là bảng số liệu do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) lập cho từng ngân hàng thành viên trực tiếp sau khi kết thúc phiên giao dịch thanh toán bù trừ và tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử, phản ánh tổng hợp số phải thu, phải trả theo các Lệnh thanh toán mà ngân hàng thành viên đã gửi đi, nhận về và thể hiện số thực phải trả hoặc được hưởng của từng ngân hàng thành viên. Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử được coi là một loại chứng từ kế toán
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
6 Bao bì Là bao được sử dụng để ép mỗi sản phẩm vàng miếng; bao bì vàng miếng được chống giả theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất vàng miếng hoặc của đơn vị gia công.
(Nguồn: Thông tư số 17/2014/TT-NHNN ngày  1/8/2014 của NHNN Quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý)
7 Báo cáo điện tử Là báo cáo thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử được truyền qua mạng máy tính. Báo cáo điện tử phải có đầy đủ chữ ký điện tử của người đại diện theo pháp luật của TCTD và theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc file theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn:  Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
8 Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét Là báo cáo tài chính giữa niên độ của TCTD, báo cáo tài chính giữa niên độ hợp nhất/báo cáo tài chính giữa niên độ tổng hợp được TCTD lập vào quý II của năm tài chính và được soát xét bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận.
(Nguồn: Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN
9 Báo cáo tài chính của TCTD Là báo cáo tài chính được TCTD lập trên cơ sở tổng hợp số liệu trong toàn hệ thống TCTD (bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc) để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của TCTD.
(Nguồn: Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
10 Báo cáo tài chính hợp nhất Là báo cáo tài chính được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của TCTD và báo cáo tài chính của (các) công ty con để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của tập đoàn TCTD.
(Nguồn: Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
11 Báo cáo tài chính tổng hợp Là báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu của các đơn vị kế toán trong cùng loại hình/cùng nhóm TCTD hoạt động và hạch toán độc lập với nhau để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính tổng hợp của tất cả các đơn vị thành viên trong cùng một loại hình/một nhóm TCTD đó.
(Nguồn: Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
12 Báo cáo thường niên Báo cáo về các hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và các hoạt động liên quan trong khoảng thời gian một năm cũng như kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận, chiến lược phát triển trong thời gian tới. Mục đích báo cáo thường niên là nhằm giới thiệu một cách đầy đủ các hoạt động trọng yếu và tình hình tài chính giúp đánh giá toàn diện về tổ chức công bố báo cáo thường niên.
(Nguồn: Chuẩn mực kế toán Việt Nam)
13 Bảo lãnh đối ứng Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng.
(
Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
14 Bảo lãnh hối phiếu (Aval) – Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
– Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ.
Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.
(Nguồn: Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005).
15 Bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
16 Bao thanh toán (Factoring) Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
17 Bất khả kháng (Force Majeure) Ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm về các hậu quả phát sinh từ sự gián đoạn hoạt động kinh doanh của mình do thiên tai, rối loạn, dân biến, nổi dậy, chiến tranh, hoạt động khủng bố hoặc do bất cứ các nguyên nhân nào khác vượt ra ngoài sự kiểm soát của họ. Cho đến khi hoạt động kinh doanh bắt đầu trở lại, ngân hàng sẽ không thanh toán hoặc chiết khấu các tín dụng hết hạn trong lúc kinh doanh của ngân hàng gián đoạn
(Nguồn: Điều 36, UCP 600).
18 Bên bảo lãnh Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài. 
(Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
19 Bên bảo lãnh đối ứng Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
(Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
20 Bên được bảo lãnh Là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
(Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)   
21 Bên nhận bảo lãnh Là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành. 
(Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
22 Bên xác nhận bảo lãnh Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
(Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)   
23 Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators) Gồm 40 chỉ số tài chính do Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) xây dựng nhằm đo lường sự lành mạnh tài chính mỗi quốc gia. Bộ chỉ số có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng như toàn cầu, đồng thời giúp dự đoán, cảnh báo sớm, hoạch định chính sách và đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp  nhằm hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
24 Cầm cố giấy tờ có giá Là việc Ngân hàng Nhà nước nhận và thực hiện phong tỏa giấy tờ có giá của khách hàng đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước theo đề nghị của khách hàng lưu ký để tham gia một số nghiệp vụ của thị trường tiền tệ.
(Nguồn: Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước)
25 Cầm cố tài sản Là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
(Nguồn: Luật Dân sự năm 2005)
26 Cam kết bảo lãnh Là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Thư bảo lãnh;
b) Hợp đồng bảo lãnh. 

(Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
27 Cam kết ngoại bảng Cam kết ngoại bảng (Off-balance sheet) dùng để chỉ các hoạt động liên quan tới các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng nhưng không được ghi nhận như Tài sản hay Nợ theo nguyên tắc kế toán thông thường.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
28 Cán cân tài chính (Financial Account): Bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi.
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam).
29 Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (gọi tắt là cán cân thanh toán) Là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam).
30 Cán cân vãng lai (Current Account) Bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam).
31 Cán cân vốn (Capital Account) Bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân.
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam)
32 Cấp tín dụng – Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. (1)
– Cấp tín dụng bao gồm nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.(2)
Nguồn:
(1). Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
(2). Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài
33 Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu Cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu bao gồm:
a) Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với công ty chứng khoán để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu;
b) Cho vay để mua cổ phiếu;
c) Cho vay ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán và sử dụng vốn vay để mua cổphiếu;
d) Cho vay đối với khách hàng để bổ sung số tiền thiếu khi lệnh mua cổ phiếu được khớp;
đ) Cho vay đối với người lao động để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
e) Cho vay để góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần;
g) Chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để sử dụng số tiền chiết khấu mua cổ phiếu;
h) Các khoản cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá dưới các hình thức khác mà khách hàng sử dụng số tiền đó để mua cổ phiếu.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
34 Cấp tín dụng hợp vốn Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
(Nguồn: Thông tư 42/2011/TT-NHNN ngày15/12/2011 của NHNN Quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
35 Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Là các đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự điều hành và lãnh đạo tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN; có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.
(Nguồn: Quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 của NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
36 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
37 Chi phí vay nước ngoài Là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm của kim ngạch khoản vay, bao gồm lãi suất vay nước ngoài và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài mà Bên đi vay chắc chắn phải trả cho Bên cho vay, các bên bảo đảm khoản vay, bên bảo hiểm khoản vay, các đại lý và các bên liên quan khác.
(Nguồn: Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014 của  NHNN Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh)
38 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung qua thời gian của một số lượng cố định các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân. Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉ số giá tiêu dùng. Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư. Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong giai đoạn hiện tại.
– Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo tháng, được so sánh với: năm gốc, tháng trước, cùng tháng năm trước, tháng 12 năm trước và bình quân thời kỳ cho từng tỉnh, thành phố và cả nước (bao gồm chỉ số của khu vực thành thị, nông thôn, chỉ số chung của từng tỉnh/thành phố, các vùng kinh tế và cả nước).
(Nguồn: Website Tổng cục thống kê, https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=450&ItemID=12208)
39 Chiết khấu Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
40 Chiết khấu (Negotiation) Là việc Ngân hàng được chỉ định tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ và kết luận xem bộ chứng từ có cấu thành một xuất trình phù hợp hay không. Nếu là xuất trình phù hợp thì tùy theo khả năng đòi tiền của bộ chứng từ và uy tín của khách hàng mà Ngân hàng được chỉ định có thể trả tiền, ứng trước cho bộ chứng từ lên đến 100% giá trị hóa đơn hay hối phiếu theo hình thức có truy đòi hay miễn truy đòi. Sau đó Ngân hàng chiết khấu làm thủ tục đòi tiền Ngân hàng phát hành hay Ngân hàng hoàn trả. Nếu chứng từ không phù hợp, ngân hàng tiếp nhận chứng từ sẽ thông báo những sai biệt đến Ngân hàng phát hành để hỏi ý kiến về cách xử lý chứng từ xem những sai biệt đó có được chấp nhận hay không. Nghiệp vụ như vậy trong giao dịch L/C có tên gọi là “negotiation” và ngân hàng thực hiện nghiệp vụ đó được gọi là ngân hàng chiết khấu chứng từ (negotiating bank)
(Nguồn: Điều 2, UCP 600).
41 Chính sách an toàn  vĩ mô Là chính sách sử dụng các công cụ an toàn để hạn chế rủi ro hệ thống và/hoặc rủi ro đối với tổng thể hệ thống tài chính nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính thông qua việc ngăn ngừa các dịch vụ tài chính có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thực.
(Nguồn: FSB, IMF, BIS, Macroprudential Policy Tools and Frameworks, Progress Report to G20, 27 October 2011)
42 Chính sách dự phòng rủi ro Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo luật định, phải ban hành quy định nội bộ về chính sách dự phòng rủi ro, bao gồm chính sách về phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động.
(Nguồn: Thông Tư 02/2013/NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
43 Chính sách tiền tệ quốc gia Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
(Nguồn: Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010)
44 Cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính
(Nguồn: Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 7/5/2014 của Chính phủ Quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính)
45 Cho vay Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
46 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá Là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
(Nguồn: Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng)
47 Cho vay theo chuỗi liên kết Ngân hàng thương mại cho vay đối với khách hàng có mục đích liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm, các dự án ứng dụng khoa học và công nghệ cao, áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể
(Nguồn: Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ)
48 Chủ sở hữu Là tổ chức sở hữu toàn bộ vốn của ngân hàng thương mại là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
49 Chủ tài khoản thanh toán  Là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.
(Nguồn: Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt)
50 Chủ thẻ Là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
51 Chủ thẻ chính Là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
52 Chủ thẻ phụ Là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
53 Chứng từ thanh toán Là một loại chứng từ kế toán ngân hàng dùng làm căn cứ để thực hiện dịch vụ thanh toán.
(Nguồn: Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
54 Chuyển giao hối phiếu đòi nợ để cầm cố Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản
(Nguồn: Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005).
55 Chuyển giao vãng lai (Current transfers) Bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa người cư trú và người không cư trú và không làm phát sinh các nghĩa vụ trả nợ
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam).
56 Chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ Bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế dưới các hình thức trợ cấp, viện trợ không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam)
57 Chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân Bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa người cư trú và người không cư trú, không phụ thuộc vào nguồn gốc thu nhập của người gửi và mối quan hệ giữa người gửi và người nhận
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam)
58 Chuyển giao vốn của khu vực Chính phủ Bao gồm:
a) Các khoản xóa nợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế;
b) Tiếp nhận và cung cấp các khoản viện trợ bằng tiền và bằng tài sản giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam)
59 Chuyển giao vốn của khu vực tư nhân Bao gồm:
a) Các khoản xóa nợ giữa người cư trú và người không cư trú;
b) Giá trị tài sản của người cư trú được chuyển ra nước ngoài khi người cư trú đó chuyển sang định cư tại nước ngoài và giá trị tài sản của người không cư trú chuyển vào Việt Nam khi người không cư trú đó chuyển sang định cư tại Việt Nam.
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 3/3/2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam).
60 Chuyển tiếp đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai Là việc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận nội dung đăng ký thế chấp nhà ở vào sổ địa chính, trang bổ sung của Giấy chứng nhận và Đơn đăng ký chuyển tiếp thế chấp trong các trường hợp đã đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Thông tư này hoặc đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật nhưng đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận chưa xóa đăng ký thế chấp.
(Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2014/TT-NHNN-BXD-BTNMT ngày 25/04/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở)
61 Cơ cấu lại nợ  Là việc thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; gia hạn nợ; miễn, giảm lãi phạt, phí và lãi vay đã quá hạn thanh toán; điều chỉnh lãi suất của khoản nợ xấu
(Nguồn: Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 của NHNN Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam).
62 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ Là việc tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng theo hai phương thức sau:
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.
b) Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.
(Nguồn: Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN)
63 Cổ đông góp vốn thành lập Là tổ chức, cá nhân sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của ngân hàng thương mại cổ phần tại thời điểm thành lập.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
64 Cổ đông sáng lập Là cổ đông góp vốn thành lập tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản điều lệ tổ chức và hoạt động đầu tiên của ngân hàng thương mại cổ phần.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
65 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng).
66 Cơ sở hạ tầng tài chính Cơ sở hạ tầng tài chính là nền tảng căn bản của hệ thống tài chính, gồm các tổ chức, thông tin, kỹ thuật, nguyên tắc và chuẩn mực để vận hành chức năng trung gian tài chính.
(Nguồn: World Bank,
http://siteresources.worldbank.org/FINANCIALSECTOR/Resources/282044-1252596846652/FinancialInfrastructureReport.pdf)
67 Công cụ chính sách tiền tệ là các công cụ được NHTW sử dụng trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.
(Nguồn: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010)
68 Công cụ chuyển nhượng Giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định
(Nguồn: Luật các công cụ chuyển nhượng, số 49/2005/QH11)
69 Công ty con của tổ chức tín dụng Là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;
b) Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
c) Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
d) Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
70 Công ty kiểm soát Công ty kiểm soát là:
a) Công ty sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết hoặc nắm quyền kiểm soát của một ngân hàng thương mại, công ty tài chính;
b) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính có công ty con, công ty liên kết.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
71 Công ty liên kết của TCTD Là công ty trong đó tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty con của tổ chức tín dụng đó.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 năm 2010)
72 Công ty liên kết của tổ chức tín dụng Là công ty trong đó tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty con của tổ chức tín dụng đó.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
73 Cung ứng dịch vụ ngoại hối Là việc tổ chức tín dụng được phép cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngoại hối đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
(Nguồn: Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/08/2014 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
74 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
75 Dịch vụ bù trừ điện tử Là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu thanh toán và tính toán kết quả số tiền phải thu, phải trả sau khi bù trừ giữa các bên thành viên tham gia là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện việc quyết toán cho các bên có liên quan.
(Nguồn: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
76 Dịch vụ chi hộ Là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt mình để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền. (Nguồn: Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)
77 Dịch vụ chuyển mạch tài chính Là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua ATM, POS, Internet, điện thoại di động và các kênh giao dịch điện tử khác giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và/hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
(Nguồn: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
78 Dịch vụ chuyển tiền Là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo yêu cầu của bên trả tiền nhằm chuyển một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền. Dịch vụ chuyển tiền bao gồm dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản thanh toán và không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
(Nguồn: Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)
79 Dịch vụ cổng thanh toán điện tử Là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối giữa các đơn vị chấp nhận thanh toán và ngân hàng nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử và các dịch vụ thanh toán điện tử khác.
(Nguồn: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
80 Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử Là dịch vụ hỗ trợ việc tiếp nhận, truyền dẫn và xử lý dữ liệu trong các giao dịch chuyển tiền điện tử của ngân hàng hoặc được ngân hàng ủy thác.
(Nguồn: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
81 Dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ Là dịch vụ được tổ chức, cá nhân chuyên môn bên thứ ba cung ứng cho tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ theo hợp đồng dịch vụ được thỏa thuận giữa các bên liên quan. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ bao gồm: đại lý phân phối thẻ, cho thuê ATM/POS/CD, nạp tiền vào ATM/CD, bảo dưỡng ATM/POS/CD, cung cấp giải pháp kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ thẻ và các dịch vụ khác không trái pháp luật Việt Nam.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
82 Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ Là dịch vụ hỗ trợ các ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng tại ngân hàng thông qua việc nhận, xử lý, gửi thông điệp dữ liệu điện tử và tính toán kết quả thu hộ, chi hộ; hủy việc thu hộ, chi hộ để quyết toán cho các bên có liên quan.
(Nguồn: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
83 Dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi Là việc ngân hàng thực hiện yêu cầu của bên trả tiền trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền.
(Nguồn: Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)
84 Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu Là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
(Nguồn: Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)
85 Dịch vụ thu hộ Là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên thụ hưởng thu tiền của bên trả tiền trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên thụ hưởng.
(Nguồn: Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt)
86 Dịch vụ trung gian thanh toán Là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
87 Dịch vụ Ví điện tử Là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
(Nguồn: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
88 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn để thành lập, quản lý doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
(Nguồn: Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của NHNN Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam)
89 Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản Là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã, có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật, làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở hoặc mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán cho khách hàng.
(Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2014/TT-NHNN-BXD-BTNMT ngày 25/04/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở)
90 Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống Là một tập hợp những đề xuất; trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.
(Nguồn: Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN)
91 Dữ liệu chủ thẻ Bao gồm các dữ liệu chính sau: số thẻ; tên của chủ thẻ (đối với thẻ định danh); ngày có hiệu lực của thẻ; mã dịch vụ (3 (ba) hoặc 4 (bốn) số trên bề mặt thẻ để xác định quyền hạn trên giao dịch (nếu có)).
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
92 Dữ liệu nhật ký Là các dữ liệu được hệ thống thanh toán thẻ hoặc con người tạo ra để lưu lại các quá trình giao dịch, hoạt động của hệ thống bằng hình thức điện tử, văn bản để phục vụ hoạt động giám sát, tra soát, khiếu nại.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
93 Dữ liệu thẻ Bao gồm dữ liệu chủ thẻ và dữ liệu xác thực thẻ.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
94 Dữ liệu xác thực thẻ Bao gồm các dữ liệu sau: toàn bộ dữ liệu trên dải băng từ đối với thẻ từ hoặc dữ liệu trên vi mạch máy tính, mạch tích hợp của thẻ chip; dãy số giá trị hoặc mã xác thực thẻ được in trên thẻ; mã số xác định chủ thẻ (PIN) hoặc khối mã số xác định chủ thẻ (PIN block).
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
95 Dự phòng chung Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
(Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
96 Dự phòng cụ thể Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
97 Dự phòng rủi ro Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
(Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
98 Dự trữ bắt buộc Là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
(Nguồn: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010)
99 Dự trữ ngoại hối nhà nước Là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
a) Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;
b) Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Các nguồn ngoại hối khác.
(Nguồn: Nghị định 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước).
100 Đá quý Bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác.
Nguồn: Thông tư số 17/2014/TT-NHNN ngày 1/8/2014 của NHNN Quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý
101 Đăng ký giấy tờ có giá Là việc khách hàng lưu ký đăng ký với Ngân hàng Nhà nước danh mục giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để bán lại trong nghiệp vụ thị trường mở hoặc đề nghị Ngân hàng Nhà nước chiết khấu.
(Nguồn: Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước)
102 Đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai Là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai ghi nhận các thông tin về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai vào sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, xác nhận đã đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai vào đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bao gồm: đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản thế chấp, xóa đăng ký thế chấp.
(Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2014/TT-NHNN-BXD-BTNMT ngày 25/04/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở)
103 Đấu thầu khối lượng Là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
104 Đấu thầu lãi suất Là việc xét thầu trên cơ sở lãi suất dự thầu, khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
105 Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài Là hoạt động mua, bán, nắm giữ trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác trên thị trường quốc tế.
(Nguồn: Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/08/2014 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
106 Đầu tư trái phiếu Là việc mua hoặc ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) mua trái phiếu.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
107 Đô la hóa Là việc ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong một quốc gia để thay thế một hay nhiều chức năng của nội tệ
(Nguồn: Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 04/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế)
108 Đối tượng ủy thác Là đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn ủy thác, bao gồm:
a) Cá nhân, tổ chức, kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khách hàng vay vốn, thuê tài chính;
b) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
c) Dự án sản xuất, kinh doanh.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
109 Đồng bảo lãnh Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh.
(
Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
110 Đơn vị chấp nhận thanh toán Là tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán.
(Nguồn: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
111 Đơn vị chấp nhận thẻ Là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hóa và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
112 EURIBOR (EURO Interbank Offered rate) là lãi suất được áp dụng đối với các khoản vay bằng đồng EURO giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng tại khu vực EU.
(Nguồn: Website Ngân hàng Trung ương Châu Âu, www.euribor-rates.eu)
113 Giá trị khoản vốn danh nghĩa Là số tiền mà các bên giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất thỏa thuận làm cơ sở để tính lãi phải trả, lãi được nhận, lãi ròng hoặc mức phí (nếu có); giá trị khoản vốn danh nghĩa có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá trị khoản vốn gốc.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhành ngân hàng nước ngoài)
114 Giá trị khoản vốn gốc Là số tiền của giao dịch gốc hoặc số tiền chịu rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
115 Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn được cấp, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý), các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành).
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp khi: (i) Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật; (ii) Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.
(Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
116 Giám sát an toàn vi mô Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng
(Nguồn: Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra và giám sát ngành ngân hàng)
117 Giám sát an toàn vĩ mô Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống.
(Nguồn: Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính phủ Quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra và giám sát ngành ngân hàng)
118 Giám sát ngân hàng Là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(Nguồn: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010)
119 Giao dịch đối ứng Là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước hoặc với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất đối với hợp đồng phái sinh lãi suất đã giao kết và thực hiện với khách hàng.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhành ngân hàng nước ngoài)
120 Giao dịch gốc Là các giao dịch chịu rủi ro lãi suất, gồm: Gửi tiền, nhận tiền gửi; phát hành, mua bán, đầu tư giấy tờ có giá; cho vay, vay vốn; cho thuê, thuê tài chính; các giao dịch hợp pháp khác chịu rủi ro lãi suất, trừ hồ sơ phái sinh lãi suất.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhành ngân hàng nước ngoài)
121 Giao dịch hối đoái Là giao dịch liên quan đến việc mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và các loại hình giao dịch khác trên thị trường ngoại tệ Việt Nam.
(Nguồn: Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
122 Giao dịch hối đoái giao ngay Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và thanh toán trong vòng 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo.
(Nguồn: Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) 
123 Giao dịch hối đoái hoán đổi Là giao dịch bao gồm việc mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch) với cùng một đối tác, trong đó một giao dịch có thời hạn thanh toán giao ngay và một giao dịch có thời hạn thanh toán xác định trong tương lai và tỷ giá của hai giao dịch được xác định đồng thời tại thời điểm xác nhận giao dịch giao ngay.
(Nguồn: Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
124 Giao dịch hối đoái kỳ hạn Là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
(Nguồn: Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
125 Giao dịch ngắn hạn Là giao dịch với kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá
(Nguồn: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010)
126 Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ (giao dịch quyền lựa chọn) là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thoả thuận trước.
Tại Quyết định này, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt Nam).
(Nguồn: Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối)
127 Giao dịch thẻ Là việc sử dụng thẻ để gửi, nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng
(Nguồn:Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
128 Giao dịch vốn Là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các hoạt động: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(Nguồn: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13)
129 Giấy tờ có giá Là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu, tín phiếu, công trái, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
(Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
130 Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước Bao gồm giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước và lưu ký tại tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
(Nguồn: Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước)
131 Giờ xuất trình (Hours of Presentation) Ngân hàng không có nghĩa vụ tiếp nhận xuất trình ngoài giờ làm việc của mình
(Nguồn: Điều 33, UCP 600).
132 Giới hạn cấp tín dụng 1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
(Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
133 Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng Là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần và các hình thức khác để trở thành cổ đông, thành viên góp vốn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn điều lệ, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư hoặc ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
134 Hạn mức rủi ro (Risk limit) Rủi ro được quản lý thông qua việc xác lập và kiểm soát các hạn mức rủi ro. Tổng hạn mức của các loại rủi ro trong ngân hàng tạo thành mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Thông thường hạn mức rủi ro cho từng loại rủi ro cụ thể có thể được xác định bằng phương pháp dựa theo dữ liệu lịch sử, hoặc do quyết định của ban điều hành cấp cao nhất tại ngân hàng.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
135 Hạn mức tín dụng Là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
(Nguồn: Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng)
136 Hệ thống ngân hàng ngầm (Shadow banking System) Là một hệ thống trung gian tín dụng bao gồm tổ chức và hoạt động nằm ngoài hệ thống ngân hàng và tạo ra quan ngại về rủi ro hệ thống như chuyển đổi kỳ hạn/thanh khoản, đòn bẩy và chuyển đổi rủi ro tín dụng không hoàn chỉnh và/hoặc quan ngại về chênh lệch pháp lý.
(Nguồn: “Shadow Banking: Scoping the Issues”
A Background Note of the Financial Stability Board– FSB)
137 Hệ thống Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECBS) Bao gồm Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung Ương của 28 nước thành viên liên minh Châu Âu (EU). Mục tiêu cơ bản của ECBS là duy trì ổn định giá cả bằng cách: thiết lập và thi hành chính sách tiền tệ của liên minh; quản lý nghiệp vụ ngoại hối; nắm giữ và quản lý dự trữ ngoại hối của các quốc gia thành viên; thúc đẩy hệ thống thanh toán hoạt động trôi chảy. ECBS được điều hành bởi ECB và ECB chịu trách nhiệm bảo đảm những nhiệm vụ của ECBS.
(Nguồn: Website Europa, http://europa.eu/legislation_summaries/economic_and_monetary_affairs/institutional_and_economic_framework/o10001_en.htm)
138 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những người có liên quan của đối tượng này
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
139 Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất Là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường quốc tế nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng trên thị trường trong nước nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất của khách hàng.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
140 Hoạt động ngân hàng Là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi,
b) Cấp tín dụng,
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010)
141 Hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép Là hoạt động kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép với người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
(Nguồn: Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/08/2014 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
142 Hoạt động nội bộ Ngân hàng Nhà nước Là những hoạt động trong phạm vi một đơn vị hoặc giữa các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 5/6/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng)
143 Hoạt động, nghiệp vụ qua Ngân hàng Nhà nước Là những hoạt động, nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng thực hiện thông qua Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
a) Hoạt động thanh toán qua tài khoản tiền gửi, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng;
b) Nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu, trái phiếu và nghiệp vụ thị trường mở;
c) Hoạt động báo cáo thống kê;
d) Hoạt động thông tin tín dụng;
đ) Hoạt động thông tin phòng chống rửa tiền;
e) Các hoạt động, nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 5/6/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng)
144 Hối phiếu (Bill of Exchange) Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc vào một ngày cụ thể nhất định, hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
(Nguồn: Luật thống nhất về hối phiếu ULB).
145 Hối phiếu đòi nợ Là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng
(Nguồn: Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005).
146 Hợp đồng bảo lãnh Là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
(
Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
147 Hợp đồng phái sinh lãi suất Gồm các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
148 Hợp đồng phái sinh ngoại tệ Gồm các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, các hợp đồng phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
149 Hợp đồng sử dụng thẻ Là hợp đồng giữa tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ thỏa thuận các điều kiện và điều khoản về việc sử dụng thẻ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
150 Hợp đồng thanh toán thẻ Là hợp đồng giữa tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ và các bên liên quan khác thỏa thuận các điều kiện và điều khoản về việc thanh toán thẻ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
151 Hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai Là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này (bên thế chấp) và tổ chức tín dụng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này (bên nhận thế chấp) nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.
(Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2014/TT-NHNN-BXD-BTNMT ngày 25/04/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở)
152 Hợp nhất tổ chức tín dụng Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.
(Nguồn: Thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2010 của NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng).
153 Hướng dẫn thanh toán chuẩn Là các chỉ dẫn thanh toán xác định cho các giao dịch hối đoái được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, trong đó xác định rõ tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các giao dịch hối đoái phát sinh.
(Nguồn: Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
154 Kẹp chì Kẹp chì là một phương pháp niêm phong sử dụng kìm chuyên dùng kẹp hai đầu dây đã buộc miệng túi, bao, thùng tiền qua viên chì. Sau khi kẹp, dấu hiệu tên, ký hiệu riêng của đơn vị có tiền phải nổi rõ, đầy đủ trên bề mặt viên chì.
(Nguồn: Thông tư số 01/2014-TT-NHNN ngày  6/1/2014 của NHNN Quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá)
155 Khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên Là số dư trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên trực tiếp tại Ngân hàng chủ trì.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
156 Khả năng tài chính của khách hàng vay Là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.
(Nguồn: Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng)
157 Khách hàng Là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự có quan hệ cấp tín dụng, tiền gửi; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
158 Khách hàng vay Là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Trường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài, NHNN có quy định riêng.
(Nguồn: Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN)
159 Khách hàng vay còn tồn tại Là khách hàng vay chưa bị rút giấy phép hoạt  động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật (đối với tổ chức) hoặc chưa chết, mất tích (đối với cá nhân).
(Nguồn: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam).
160 Kho tiêu hủy Là kho được sử dụng để bảo quản các loại tiền in, đúc hỏng trong quá trình tiêu hủy theo yêu cầu của Hội đồng tiêu hủy.
(Nguồn: Thông tư số 02/2014-TT-NHNN ngày 7/1/2014 của NHNN Quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng)
161 Khoản nợ quá hạn Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
162 Khoản phải đòi Gồm các khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; khoản đầu tư vào giấy tờ có giá; cho vay; cho thuê tài chính; bao thanh toán; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá; các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
163 Khoản vay ngắn hạn nước ngoài Là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn đến một (01) năm.
(Nguồn: Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/03/2014 Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh)
164 Khoảng vay trung, dài hạn nước ngoài Là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn trên một (01) năm.
(Nguồn: Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014 Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh)
165 Không thể hủy ngang Là việc không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
166 Khung quản lý rủi ro Một hướng dẫn cho các nhà quản trị NHTM để thiết lập hệ thống quản trị rủi ro thích hợp và toàn diện nhằm giúp họ tập trung vào quản trị những rủi ro quan trọng nhất một cách hiệu quả nhất.
(Nguồn: Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
167 Khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô Bao gồm các cơ sở pháp lý, thể chế, các hoạt động phục vụ an toàn vĩ mô (thu thập dữ liệu, giám sát, phân tích, kiểm định sức chịu đựng, đánh giá rủi ro), các công cụ chính sách (công cụ an toàn vĩ mô, khuyến nghị chính sách, cảnh báo sớm), nguồn nhân lực và các yếu tố khác có liên quan (sự phối hợp với các chính sách, sự phối hợp triển khai của các đơn vị liên quan…) nhằm tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống tài chính, ngăn ngừa rủi ro hệ thống để đạt được mục tiêu ổn định tài chính
(Nguồn: IMF, Macroprudential Policy: An organizing framwork, 14 March 2011)
168 Kiểm tra sức chịu đựng
(Stresstest)
Là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá mức độ tác động của biến động, thay đổi, sự kiện bất lợi với vốn, thu nhập theo các kịch bản, tình huống với cấp độ khác nhau để xác định khả năng chịu đựng rủi ro.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
169 Kim khí quý Bao gồm vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý khác.
(Nguồn: Thông tư số 17/2014/TT-NHNN  ngày  1/8/2014 của NHNN Quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý)
170 Kinh doanh bất động sản Là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
171 Kinh doanh ngoại hối Là hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó.
(Nguồn: Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối)
172 Kỳ hạn trả nợ Là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng.
(Nguồn: Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng)
173 Ký quỹ giấy tờ có giá Là việc khách hàng lưu ký đề nghị Ngân hàng Nhà nước cầm cố giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để thiết lập hạn mức nợ ròng.
(Nguồn: Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của NHNN về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước)
174 Lãi suất chiết khấu Là lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
(Nguồn: Thông tư 01/2012/TT-NHNN)
175 Lãi suất cho vay cầm cố Là lãi suất tái cấp vốn mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi thực hiện cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng và được Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ
(Nguồn: Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng)
176 Lãi suất quyền chọn Là mức lãi suất cao nhất do các bên giao kết hợp đồng quyền chọn lãi suất thỏa thuận nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động tăng.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhành ngân hàng nước ngoài)
177 Lãi suất quyền chọn giới hạn sàn Là mức lãi suất thấp nhất do các bên giao kết hợp đồng quyền chọn lãi suất thỏa thuận nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động giảm.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
178 Lãi suất tái cấp vốn Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cấp tín dụng có bảo đảm nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng.
(Nguồn: Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997)
Mặc dù Luật NHNN năm 1997 đã hết hiệu lực, tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản QPPL nào giải thích về thuật ngữ này nên vẫn sử dụng Luật NHNN năm 1997
179 Lãi suất tái chiết khấu (rediscount rate) Là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng
(Nguồn: Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997)
Mặc dù Luật NHNN năm 1997 đã hết hiệu lực, tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản QPPL nào giải thích về thuật ngữ này nên vẫn sử dụng Luật NHNN năm 1997
180 Lãi suất tham chiếu Là mức lãi suất do các bên giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất thỏa thuận để làm căn cứ thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
181 Lãi suất tiền gửi Là mức lãi suất mà tổ chức tín dụng trả cho các khoản tiền gửi vãng lai, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn. Các điều khoản gắn liền với mức lãi suất này khác nhau tuỳ từng ngân hàng và từng quốc gia nhưng bị giới hạn bởi lợi thế cạnh tranh của từng ngân hàng và quy định của hệ thống luật pháp.
(Nguồn: worldbank.org)
182 Lệnh chuyển Có Là lệnh thanh toán, được xem như một khoản phải trả của ngân hàng gửi đối với ngân hàng nhận trong thanh toán bù trừ điện tử.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
183 Lệnh chuyển Nợ có ủy quyền Là Lệnh thanh toán, được xem như một khoản phải thu của ngân hàng gửi đối với ngân hàng nhận trong thanh toán bù trừ điện tử.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
184 Lệnh Hủy lệnh chuyển Nợ Là một tin điện có giá trị như một Lệnh chuyển Có; do ngân hàng gửi lập và chuyển cho ngân hàng nhận để hủy Lệnh chuyển Nợ đã gửi (hủy một phần hoặc toàn bộ số tiền)
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
185 Lệnh thanh toán Là một chỉ định dưới dạng các yếu tố của chứng từ kế toán được mã hóa của ngân hàng gửi đối với Ngân hàng chủ trì, Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ điện tử và ngân hàng nhận nhằm thực hiện thanh toán bù trừ điện tử.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
186 LIBOR (London Interbank Offered rate) Là lãi suất được áp dụng đối với các khoản vay bằng đồng USD giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng tại London.
(Nguồn: Website Cục dự trữ liên bang Mỹ)
187 Lợi nhuận không chia của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Là phần lợi nhuận chưa phân phối, được xác định sau khi báo cáo tài chính năm được kiểm toán độc lập và được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Đại hội thành viên, chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ) quyết định giữ lại nhằm mục đích bổ sung vốn cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
188 Lợi thế thương mại Là phần chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối của tổ chức tín dụng
(Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
189 Lưu ký giấy tờ có giá Là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý, lưu giữ, bảo quản giấy tờ có giá và thực hiện các quyền về sở hữu giấy tờ có giá của khách hàng lưu ký theo đề nghị của khách hàng lưu ký.
(Nguồn: Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của NHNN về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước)
190 Mã hóa mạnh Là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (128 bit); TDES (112 bit); RSA (2048 bit); ECC (160 bit); ElGamal (2048 bit).
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
191 Mã ngân hàng Là một dãy ký tự, được quy định theo một nguyên tắc thống nhất và xác định duy nhất cho mỗi đối tượng được cấp mã.
(Nguồn: Quyết định số 23/2007/QĐ-NHNN ngày 05/6/2007 của NHNN ban hành Quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng)
192 Mã số tổ chức phát hành thẻ Là dãy chữ số duy nhất được Ngân hàng Nhà nước quy định theo một nguyên tắc thống nhất nhằm xác định tổ chức phát hành thẻ, các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức phát hành thẻ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
193 Mã số xác định chủ thẻ (Số PIN) Là mã số mật của cá nhân được TCPHT cung cấp cho chủ thẻ, sử dụng trong một số giao dịch thẻ để chứng thực chủ thẻ. Mã số này do chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo mật. Trong giao dịch điện tử số PIN được coi   là chữ ký của chủ thẻ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
194 Mẫu thiết kế đồng tiền Là bản vẽ mẫu tiền, gồm: mẫu nghiên cứu, mẫu dự phòng và mẫu tiền mới để phát hành vào lưu thông.
(Nguồn: Thông tư số 37/2014/TT-NHNN ngày 26/11/2014 Quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam)
195 Máy giao dịch tự động Là thiết bị mà chủ thẻ có thể sử dụng để gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, tra cứu thông tin giao dịch thẻ hoặc sử dụng các dịch vụ khác.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
196 Máy giao dịch tự động đặt bên ngoài Là ATM đặt tại nơi công cộng và nơi không có người giám sát trực tiếp thiết bị.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
197 Máy mPOS (mobile Point Of Sale) Là máy POS bao gồm phần mềm và thiết bị chuyên dụng tích hợp với thiết bị thông tin di động.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
198 Máy POS (Point Of Sale) Là thiết bị chấp nhận thẻ được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
199 Máy rút tiền Là thiết bị mà chủ thẻ có thể sử dụng chỉ để rút tiền mặt.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
200 Miếng Là đơn vị về số lượng của tiền kim loại.
(Nguồn: Thông tư số 01/2014-TT-NHNN ngày 6/1/2014 của NHNN Quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá)
201 Môi giới tiền tệ Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
202 Môi trường dữ liệu chủ thẻ Là môi trường bao gồm các trang thiết bị và quy trình xử lý, truyền dẫn, lưu trữ dữ liệu thẻ.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
203 Mua bán nợ của các tổ chức tín dụng Là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
(Nguồn: Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của NHNN về việc ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng).
204 Mua có kỳ hạn Là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng, đồng thời tổ chức tín dụng cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
205 Mua hẳn Là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có giá.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
206 Mua lại tổ chức tín dụng Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (gọi là tổ chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại
(Nguồn: Quyết định 254/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015)
207 Nạp tiền Là việc nạp giá trị tiền vào thẻ bằng cách nộp tiền mặt, séc, chuyển tiền bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc trích tài khoản tiền gửi thanh toán thông qua tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, đại lý phát hành thẻ hoặc đơn vị chấp nhận thẻ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
208 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng nước ngoài; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là một ngân hàng nước ngoài hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu 50% vốn điều lệ.
(Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam)
209 Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử Là đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán bù trừ điện tử và xử lý kết quả thanh toán bù trừ điện tử; ngân hàng chủ trì có thể tham gia thanh toán bù trừ điện tử như một ngân hàng thành viên.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
210 Ngân hàng chuyển nhượng (Transferring Bank) Là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyển nhượng tín dụng hoặc, trong trường hợp tín dụng có giá trị tự do, là ngân hàng đích danh được Ngân hàng phát hành (NHPH) ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng tín dụng. NHPH có thể đồng thời là ngân hàng chuyển nhượng
(Nguồn: Điều 38, UCP 600).
211 Ngân hàng liên doanh Là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh; là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhưng không quá 05 thành viên, trong đó một thành viên và người có liên quan không được sở hữu vượt quá 50% vốn điều lệ.
(Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam)
212 Ngân hàng mẹ Là ngân hàng nước ngoài đề nghị thành lập chi nhánh hoặc có chi nhánh tại Việt Nam. 
(Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam)
213 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
(Nguồn: Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010)
214 Ngân hàng phát hành (Issuing bank) Là ngân hàng thực hiện phát hành tín dụng theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc cho chính mình
(Nguồn: Điều 2, UCP 600).
215 Ngân hàng thành viên được ủy quyền Là ngân hàng thành viên trực tiếp được đại diện cho một hoặc một số ngân hàng thành viên gián tiếp để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
216 Ngân hàng thành viên gián tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử Là ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử nối mạng thông qua một ngân hàng thành viên được ủy quyền. Ngân hàng thành viên gián tiếp có thể là chi nhánh trực thuộc của ngân hàng thành viên được ủy quyền hoặc là ngân hàng khác hệ thống nhưng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thành viên được ủy quyền.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
217 Ngân hàng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử Là ngân hàng được nối mạng trực tiếp với hệ thống máy tính của Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là đơn vị độc lập) để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử. Trong thanh toán bù trừ điện tử, ngân hàng thành viên trực tiếp vừa là ngân hàng gửi lệnh thanh toán (gọi tắt là Ngân hàng gửi) vừa   là ngân hàng nhận lệnh thanh toán (gọi tắt là Ngân hàng nhận)
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
218 Ngân hàng thông báo (Advising bank) Là ngân hàng thực hiện thông báo tín dụng theo yêu cầu của NHPH
(Nguôn: Điều 2, UCP 600).
219 Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) Loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
220 Ngân hàng thương mại cổ phần Là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
221 Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
222 Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) Là ngân hàng Trung Ương của khu vực sử dụng đồng Euro. Nhiệm vụ chính của ECB là duy trì sức mua của đồng Euro, qua đó ổn định giá cả trong khu vực.
(Nguồn: Website ECB, https://www.ecb.europa.eu/ecb/html/index.en.html)
223 Ngân hàng xác nhận (Confirming bank) Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với một tín dụng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của Ngân hàng phát hành
(Nguồn: Điều 2, UCP 600).
224 Ngày giao dịch thanh toán bù trừ điện tử Là khoảng thời gian trong ngày làm việc, được xác định kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc cho đến thời điểm dừng gửi Lệnh thanh toán của các ngân hàng thành viên trực tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
225 Nghiệp vụ thị trường mở 1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
(Nguồn: Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010)
226 Ngoại hối Bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực;
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
(Nguồn: Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13)
227 Người có liên quan của một tổ chức, cá nhân Người có liên quan của một tổ chức, cá nhân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân đó.
a) Người có liên quan của một tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng) gồm các trường hợp sau đây:
(i) Công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng là công ty mẹ (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mẹ) của tổ chức đó;
(ii) Công ty con của tổ chức đó;
(iii) Công ty có cùng công ty mẹ hoặc cùng tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(iv) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(v) Cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(vi) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(vii) Công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(viii) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức đó;
(ix) Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại tổ chức đó;
(x) Cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức đó.
b) Người có liên quan của một cá nhân gồm các trường hợp sau đây:
(i) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể); bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của cá nhân đó;
(ii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(iii) Công ty con mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(iv) Công ty con mà cá nhân đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(v) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát;
(vi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng chakhác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó;
(vii) Tổ chức, cá nhân ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho cá nhân đó;
(viii) Cá nhân cùng với cá nhân đó được một tổ chức ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần tại một tổ chức khác;
(ix) Cá nhân được cá nhân đó ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần.
c) Để đảm bảo kiểm soát rủi ro do tập trung tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bổ sung những trường hợp người có liên quan khác ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản này trong các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
228 Người cư trú tại Việt Nam Là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
a. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
b. Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;
c. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
d. Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c;
e. Cơ quan đại điện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
f. Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và e và cá nhân đi theo họ;
g. Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
h. Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;
i. Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
(Nguồn: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13)
229 Người đại diện giao dịch tại Việt Nam Là cá nhân tại Việt Nam được nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền để thực hiện các hoạt động mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
(Nguồn: Thông tư số 38/2014/TT-NHNN ngày 12/08/2014 Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam)
230 Người đại diện theo pháp luật Là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) được quy định tại Điều lệ.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
231 Người thụ hưởng Là bên hưởng lợi tín dụng được phát hành
(Nguồn: Điều 2, UCP 600).
232 Người xuất trình (Presenter) Là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình. Từ định nghĩa có thế thấy rằng người xuất trình bao gồm: Người thụ hưởng, Ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ) và Ngân hàng xác nhận (NHXN)
(Nguồn: Điều 2, UCP 600).
233 Người yêu cầu mở L/C Là bên mà tín dụng được phát hành theo yêu cầu của họ
(Nguồn: Điều 2, UCP 600).
234 Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo 2 nguyên tắc sau:
– Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
– Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
(Nguồn: Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng)
235 Nhà đầu tư nước ngoài Bao gồm đối tượng người không cư trú là tổ chức và cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.
(Nguồn: Thông tư số 05/2014/TT-NHNN ngày 12/3/2014 của NHNN Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam)
236 Nhà ở hình thành trong tương lai làm tài sản thế chấp Là nhà ở được tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tại thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp nhà ở đó đang trong quá trình đầu tư xây dựng theo hồ sơ thiết kế được duyệt và Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng) hoặc đã hoàn thành việc xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
(Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2014/TT-NHNN-BXD-BTNMT ngày 25/04/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở)
237 Nhận tiền gửi Hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
238 Nhận ủy thác đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh Là việc công ty tài chính nhận ủy thác của nhà đầu tư dự án để đầu tư vốn vào dự án sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
239 Niêm phong Là việc sử dụng giấy niêm phong và/ hoặc kẹp chì để ghi dấu hiệu trên bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã được đóng gói theo quy định, đảm bảo bó, túi, hộp, bao, thùng tiền được giữ nguyên, đầy đủ.
(Nguồn: Thông tư số 01/2014-TT-NHNN ngày 6/1/2014 của NHNN Quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá)
240 Nợ Bao gồm:
a) Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;
b) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;
c) Các khoản bao thanh toán;
d) Các hình thức tín dụng khác.
(Nguồn: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng)
241 Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ Là nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và/hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
242 Nợ quá hạn Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
243 Nợ xấu (NPL) Là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
(Nguồn:  Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
244 Nước nguyên xứ Là nước nơi tổ chức nước ngoài được thành lập, đặt trụ sở chính.
(Nguồn: Thông tư số 38/2014/TT-NHNN ngày 12/08/2014 Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam)
245 Ổn định tài chính Là tình trạng mà hệ thống tài chính – bao gồm các trung gian tài chính, thị trường và cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính – có khả năng chống lại các cú sốc và giải quyết tình trạng mất cân bằng tài chính, từ đó giảm thiểu nguy cơ gián đoạn nghiêm trọng trong quá trình trung gian tài chính làm tổn hại đến sự phân bổ tiết kiệm cho các cơ hội đầu tư có lợi.
(Nguồn: ECB, báo cáo Ổn định Tài chính, 6/2008)
246 Phạm vi nghĩa vụ bảo đảm của bên thế chấp đối với bên nhận thế chấp Bao gồm số tiền vay (nợ gốc), tiền lãi vay, lãi nợ quá hạn và các khoản phí liên quan đến khoản vay (nếu có) do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
(Nguồn: Thông tư liên tịch số 01/2014/TT-NHNN-BXD-BTNMT ngày 25/04/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở)
247 Phát hành hối phiếu Là việc người ký phát hoặc người phát hành lập, ký và chuyển giao hối phiếu lần đầu cho người thụ hưởng
(Nguồn: Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005).
248 Phí ủy thác Là khoản tiền mà bên ủy thác trả cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác, được quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
249 Phiên thanh toán bù trừ điện tử Là khoảng thời gian được xác định trong ngày giao dịch, trong khoảng thời gian này lệnh thanh toán của các Ngân hàng thành viên gửi tới Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử   là một đơn vị độc lập) sẽ được xử lý bù trừ vào một thời điểm quy định. Trong Ngày giao dịch có thể có một hoặc một số phiên thanh toán bù trừ điện tử.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
250 Phòng giao dịch Là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có trụ sở trên địa bàn tình, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý
(Nguồn: Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 của NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM)
251 Phương án sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay nước ngoài Là kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong đó chứng minh mục đích, nhu cầu vay nước ngoài hợp pháp, hợp lý và khả năng trả nợ của Bên đi vay.
(Nguồn: Thông tư số 12/2014/TT-NHNN  ngày 31/03/2014 của NHNN Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh) 
252 Quản trị rủi ro Là quá trình gồm 2 giai đoạn chính: xác định các rủi ro tiềm ẩn và ứng phó với rủi ro theo cách phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh và mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Quản trị rủi ro là hoạt động thực hiện thường xuyên, liên tục và phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Quy trình quản trị rủi ro gồm các khâu chính: Nhận diện rủi ro, Đo lường rủi ro, Đề ra biện pháp quản trị rủi ro.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
253 Quy chế giao dịch hối đoái của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Là các văn bản do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành, trong đó hướng dẫn, quy định cụ thể về hoạt động giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước hoặc các văn bản quy định về hoạt động giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó có hướng dẫn giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
254 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Lợi nhuận thực hiện được trong năm của tổ chức tín dụng, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiến hành trích 5% tạo lập nên quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Quỹ này không được vượt quá mức vốn điều lệ thực có của tổ chức tín dụng.
(Nguồn: Nghị định 166/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng)
255 Rủi ro hệ thống (systemic risk) Là nguy cơ gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ tài chính, tác động bởi sự sụt giảm của tất cả hoặc một phần của hệ thống tài chính và có thể gây ra hậu quả tiêu cực nghiêm trọng đối với nền kinh tế thực
(Nguồn: Key Aspects Of Macroprudential Policy – IMF)
256 Rủi ro hoạt động (Operational risk) Là nguy cơ tổn thất phát sinh do các quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc không áp dụng, do con người, hệ thống hoặc do khách quan.
(Nguồn: Thỏa ước quốc tế về đo lường vốn và chuẩn mực vốn, Basel II, Ủy ban Basel 6/2004)
257 Rủi ro thanh khoản Là nguy cơ xảy ra khi ngân hàng không có khả năng huy động thêm nguồn hoặc tái tài trợ các nghĩa vụ nợ hiện thời – tại mức chi phí thông thường – nhằm đáp ứng các cam kết khi đến hạn và tài trợ các cam kết mới.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
258 Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng là rủi ro mà giá trị của các trạng thái trong và ngoài bảng tổng kết tài sản sẽ bị ảnh hưởng bất lợi do các biến động của thị trường cổ phiếu, lãi suất trên thị trường, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa.
(Nguồn: Hiệp ước Basel 2, tháng 6/2004)
259 Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng)
260 Sản phẩm phái sinh Là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
261 Sản phẩm phái sinh lãi suất Là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về lãi suất.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhành ngân hàng nước ngoài)
262 Sáp nhập tổ chức tín dụng Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập
(Nguồn: Thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2010 của NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng)
263 Séc Là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
(Người ký phát: là người lập và ký phát hối phiếu đòi nợ, séc.
Người bị ký phát: là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, séc theo lệnh của người ký phát.
Người chấp nhận: là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối phiếu đòi nợ.
Người thụ hưởng: là người sở hữu công cụ chuyển nhượng với tư cách của một trong những người sau đây: (i) người được nhận thanh toán số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng theo chỉ định của người ký phát, người phát hành; (ii) Người nhận chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng theo quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng hiện hành; (iii) Người cầm giữ công cụ chuyển nhượng có ghi trả cho người cầm giữ).
(Nguồn: Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005)
264 Sổ kinh doanh (trading book) Sổ kinh doanh bao gồm các khoản mục công cụ và hàng hoá tài chính được nắm giữ với mục đích kinh doanh hoặc để bảo hiểm rủi ro (hedge) cho các công cụ và hàng hoá tài chính khác trong Sổ kinh doanh.Để đạt tiêu chuẩn cho việc tính toán yêu cầu về vốn đối với sổ kinh doanh, các công cụ tài chính phải không bị hạn chế về khả năng được mua hoặc bán hay khả năng được bảo hiểm rủi ro hoàn toàn.Ngoài ra, các khoản mục trong sổ phải được định giá thường xuyên và chính xác, và các danh mục kinh doanh phải được quản lý một cách chủ động.
(Nguồn: Hiệp ước Basel II, tháng 6/2004)
265 Số thẻ Là dãy số dùng để xác định tổ chức phát hành và chủ thẻ.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
266 Sử dụng dự phòng Là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
267 Tái cấp vốn Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng
(Nguồn: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010)
268 Tài khoản đảm bảo thanh toán Là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại các ngân hàng thương mại để đảm bảo cho việc cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán.
(Nguồn: Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 12/11/2014 Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
269 Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố Là tài khoản Ngân hàng Nhà nước mở để hạch toán giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký đề nghị Ngân hàng Nhà nước cầm cố, ký quỹ để tham gia một số nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
(Nguồn: Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của NHNN về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước)
270 Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký Là tài khoản Ngân hàng Nhà nước mở theo yêu cầu của khách hàng lưu ký để hạch toán giấy tờ có giá do khách hàng lưu ký
(Nguồn: Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của NHNN về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước)
271 Tài khoản thanh toán Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
272 Tài khoản tiền gửi thanh toán Là tài khoản do cá nhân hoặc tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
273 Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp Là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
(Nguồn: Thông tư số 05/2014/TT-NHNN ngày 12/3/2014 của NHNN Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam)
274 Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp Là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh mở tại một ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo quy định.
(Nguồn: Thông tư số19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của NHNN Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam)
275 Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng thuộc độ “Mật” Tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng thuộc độ “Mật” gồm:
1. Tài liệu về chiến lược phát triển ngành ngân hàng và các giải pháp thực hiện chưa công bố;
2. Các tài liệu về chủ trương, phương án, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chưa công bố;
3. Báo cáo về tình hình giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng;
4. Tài liệu về đấu thầu, xét thầu các dự án do Ngân hàng Nhà nước thực hiện đang trong quá trình xem xét chưa công bố;
5. Bảng cân đối tài khoản kế toán, bảng cân đối kế toán, báo cáo kế hoạch thu nhập, chi phí và thuyết minh báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước chưa công bố;
6. Tài liệu, chứng từ về xuất kho, nhập kho các loại tiền của Nhà máy in tiền quốc gia, các Kho tiền lương Trung ương, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng;
7. Lệnh điều chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá;
8. Tài liệu, chứng từ về tiền tiêu hủy;
9. Tài liệu quy định về ký hiệu các loại tiền và giấy tờ có giá như tiền;
10. Tài liệu, hồ sơ, phương án, bản vẽ thiết kế và lắp đặt hệ thống thiết bị, phương tiện kỹ thuật bảo đảm an toàn kho tiền, nhà máy in tiền, nhà máy đúc tiền.
11. Mã khóa cửa kho tiền và két tiền;
12. Báo cáo kết quả giám sát hoạt động in tiền tại Nhà máy in tiền quốc gia.
13. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn tài sản tại các Kho tiền Trung ương;
14. Tài liệu về tiền giả chưa công bố;
15. Tài liệu liên quan đến tiền gửi và tài sản khác của từng khách hàng tại các tổ chức tín dụng;
16. Tài liệu chi tiết liên quan đến tiền gửi, tài sản khác của từng tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước;
17. Mã khóa, ký hiệu mật dùng trong điện báo nghiệp vụ ngân hàng, mã khóa truyền dữ liệu;
18. Mẫu chữ ký của chủ tài khoản, mẫu chữ ký dùng trong công tác thanh toán;
19. Ký hiệu mật dùng trong thanh toán và chuyển tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trừ thanh toán chuyển tiền điện tử);
20. Mã số quy định cho khách hàng để xác định thẻ cá nhân của người dùng thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và các loại thẻ khác dùng trong hoạt động ngân hàng;
21. Mật khẩu truy cập hệ thống máy tính, hệ thống cơ sở dữ liệu; mật khẩu sử dụng các chương trình ứng dụng ngân hàng;
22. Tài liệu chưa công bố về hoạt động thanh tra, giám sát, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền, gồm:
a. Kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của Thanh tra ngân hàng;
b. Văn bản chỉ đạo về hoạt động thanh tra, giám sát, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền;
c. Báo cáo công tác thanh tra định kỳ;
d. Báo cáo chuyên đề công tác xét, giải quyết khiếu nại tố cáo; báo cáo về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền;
e. Tài liệu về các vụ việc, nội dung đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra; biên bản, kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra;
23. Kết quả xếp loại các tổ chức tín dụng hàng năm chưa công bố;
24. Tài liệu, hồ sơ liên quan đến các giao dịch có các cá nhân, tổ chức báo cáo Trung tâm Phòng chống rửa tiền theo quy định về phòng, chống rửa tiền.
25. Tài liệu về các vụ việc đang trong quá trình kiểm toán, kiểm soát chưa công bố; biên bản, kết luận kiểm toán, kiểm soát, báo cáo kết quả kiểm toán, kiểm soát chưa công bố; văn bản chỉ đạo hướng dẫn trong hoạt động kiểm toán, kiểm soát chưa công bố;
26. Báo cáo tình hình hoạt động, kết quả kiểm tra về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng chưa công bố;
27. Tài liệu về người viết đơn thư tố cáo; đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được thẩm tra, xác minh và giải quyết chưa công bố; tài liệu, vật có lưu trữ thông tin liên quan đến với việc xác minh, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo chưa công bố
28. Tài liệu về quy hoạch cán bộ diện Ban cán sự Đảng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý, gồm: tài liệu về nhân thân cán bộ; phiếu thăm dò tín nhiệm tại các Hội nghị giới thiệu nguồn cán bộ quy hoạch; biên bản Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo đơn vị với lãnh đạo Đảng, đoàn thể; nhận xét, đánh giá của cấp ủy Đảng.
(Nguồn: Quyết định số 45/2007/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc NHNN về độ mật của từng loại tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng)
276 Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng thuộc độ “Tối mật” Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng thuộc độ “Tối mật” gồm:
1. Tài liệu về số lượng tiền in, đúc và tiền phát hành.
2. Kế hoạch điều chuyển, lịch trình vận chuyển, điện báo vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá (ngày, giờ xuất phát, địa điểm đi, đến, tuyến đường, loại phương tiện, khối lượng, giá trị, loại tài sản).
3. Sổ quỹ, sổ kế toán về Quỹ dự trữ phát hành.
4. Sổ phụ của các Kho tiền Trung ương.
5. Báo cáo thống kê, biên bản và báo cáo kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành của các Kho tiền trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
6. Tài liệu về bội thu, bội chi tiền mặt chưa công bố.
7. Tài liệu về số lượng và nơi lưu giữ dự trữ ngoại hối Nhà nước, kim loại quý hiếm, đá quý và các vật quý hiếm khác của Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý, bảo quản.
8. Tài liệu về tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ cơ cấu dự trữ ngoại hối Nhà nước.
9. Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại đối tác nước ngoài.
10. Báo cáo chi tiết về các khoản đầu tư của Ngân hàng Nhà nước tại nước ngoài theo hình thức, kỳ hạn, đối tác và khu vực đầu tư.
11. Báo cáo số dư Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước, Quỹ Bình ổn và các nguồn ngoại tệ khác.
12. Báo cáo đánh giá về tình hình ủy thác đầu tư của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
13. Báo cáo về tình hình xếp hạng các đối tác nước ngoài của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước có số liệu về hạn mức đầu tư Dự trữ ngoại hối nhà nước tại mỗi đối tác.
14. Báo cáo kết quả giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước tại Sở Giao dịch; biên bản kiểm tra của Vụ Tổng kiểm soát tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
15. Tài liệu về phương án, kế hoạch đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng giám sát, kiểm soát đặc biệt.
16. Tài liệu về phương án, kế hoạch hợp nhất, sáp nhập, giải thể, mua bán tổ chức lại tổ chức tín dụng chưa công bố.
17. Tài liệu về thiết kế nhà máy in tiền, nhà máy đúc tiền, kho tiền.
18. Quy trình công nghệ về in, đúc tiền và các giấy tờ có giá như tiền.
19. Công thức pha chế mực in tiền.
20. Tài liệu về cấp vần series để in, đúc tiền.
21. Tài liệu về thiết kế hệ thống, cài đặt các hạng mục bảo đảm an ninh, bảo mật các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông của ngành Ngân hàng.
22. Tài liệu về thuật toán, phần mềm máy tính để xây dựng chữ ký điện tử và mã khóa bảo mật; mật mã, thuật toán dùng mã hóa dữ liệu.
23. Mã khóa bảo mật để tạo chữ ký điện tử, khóa bí mật để tạo chữ ký số trong các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông của ngành Ngân hàng.
24. Tài liệu về phương án chuẩn bị đàm phán và kết quả đàm phán các hiệp định, thỏa thuận về tiền tệ và hoạt động ngân hàng được ký kết giữa Việt Nam và đối tác nước ngoài chưa công bố.
25. Bảng cân đối tiền tệ chi tiết của Ngân hàng Nhà nước.
26. Bảng cân đối tiền tệ tóm tắt của Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Quyết định số 45/2007/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc NHNN về độ mật của từng loại tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng)
277 Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng thuộc độ “Tuyệt mật” Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng thuộc độ “Tuyệt mật” gồm:
1. Tài liệu chưa công bố về phương án, kế hoạch phát hành tiền mặt vào lưu thông.
2. Tài liệu về kế hoạch và tình hình thực hiện cung ứng tiền hàng năm.
3. Đề án, kế hoạch đổi tiền và kết quả thu đổi tiền chưa công bố.
4. Đề án, phương án và kế hoạch thiết kế, chế bản mẫu tiền mới.
5. Bản mẫu thiết kế đã được phê duyệt, bản mẫu chế bản gốc (bản khắc gốc, phim gốc), mẫu in thử, mẫu đúc thử; thông số kỹ thuật, khóa an toàn của từng mẫu tiền và các giấy tờ có giá như tiền.
6. Tài liệu về yếu tố chống giả, thông số kỹ thuật không công bố của đồng tiền Việt Nam, giấy tờ có giá như tiền.
(Nguồn: Quyết định số 45/2007/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Thống đốc NHNN về độ mật của từng loại tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng)
278 Tài sản bảo đảm Là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch
(Nguồn: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ  về giao dịch bảo đảm)
279 Tài sản có rủi ro Là việc định giá giá trị tài sản có tính tới tính chất và mức độ rủi ro của tài sản. Mục đích của việc xác định giá trị tài sản có rủi ro nhằm xây dựng mức vốn cần thiết tương ứng tại tổ chức tín dụng đó.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
280 Tài sản quý Bao gồm vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác.
(Nguồn: Thông tư số 01/2014-TT-NHNN ngày 6/1/2014 của NHNN Quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá)
281 Tập đoàn TCTD Bao gồm công ty mẹ là TCTD và (các) công ty con.
(Nguồn: Thông tư số 49/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
282 Thanh toán (Honour) Nghĩa là:
(a) Trả tiền ngay, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay.
(b) Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn nếu tín dụng có giá trị thanh toán trả chậm.
(c) Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận
(Nguồn: Điều 2, UCP 600).
283 Thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng Là thực hiện việc chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Bằng kỹ thuật xử lý bù trừ điện tử, các Ngân hàng chuyển cho nhau qua mạng máy tính các chứng từ thanh toán, bù trừ cho nhau phần nợ qua lại và trả cho nhau số chênh lệch.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)
284 Thanh tra ngân hàng Là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
(Nguồn: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010)
285 Thế chấp tài sản Việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia  và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp
(Nguồn: Luật Dân sự năm 2005)
286 Thẻ chíp Là loại thẻ được gắn vi mạch máy tính hoặc mạch tích hợp để nhận dạng, lưu trữ thông tin và giao dịch của chủ thẻ, xử lý vi mô khác.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
287 Thẻ ghi nợ Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
288 Thẻ ngân hàng Là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
289 Thẻ nội địa Là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
290 Thẻ quốc tế Là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc   là thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
291 Thẻ tín dụng Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
292 Thẻ trả trước Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
293 Thẻ từ Là loại thẻ mà các thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa và lưu trữ trong dải băng từ ở mặt sau của thẻ.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
294 Thị trường tiền tệ Là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn
(Nguồn: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010)
295 Thỏa thuận cấp bảo lãnh Là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.
(
Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
296 Thời hạn bán Là số ngày kể từ ngày đấu thầu của phiên mua, bán có kỳ hạn đến ngày mua lại (tính cả ngày đấu thầu và không tính ngày mua lại).
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
297 Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
(Nguồn: Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng)
298 Thời hạn còn lại Là thời gian tính từ ngày giấy tờ có giá được mua, bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
299 Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá Là thời gian tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước giải ngân khoản vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó
(Nguồn: Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng)
300 Thời hạn thanh toán hối phiếu Thời hạn thanh toán của hối phiếu đòi nợ được ghi theo một trong các thời hạn sau đây: (a)  Ngay khi xuất trình; (b) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được chấp nhận; (c) Sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát; (d) Vào một ngày được xác định cụ thể
(Nguồn: Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005)
301 Thời hạn ủy thác Là khoảng thời gian được tính từ thời điểm bên nhận ủy thác bắt đầu thực hiện nội dung ủy thác cho đến thời điểm hoàn thành nội dung ủy thác, được quy định tại hợp đồng ủy thác.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
302 Thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý Là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong Luật Giao dịch điện tử.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
303 Thư bảo lãnh Là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
(Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN năm 2015 ngày 25/6/2015 của NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
304 Thu nhập từ vốn hay từ các tài sản tài chính Bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ giao dịch về tiền lãi đối với các khoản vay nợ hoặc cho vay nước ngoài, các khoản tiền gửi, lợi nhuận, cổ tức đối với vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp giữa người cư trú và người không cư trú.
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam).
305 Thu nhập từ yếu tố lao động Bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các giao dịch chi trả lương, thưởng, thu nhập khác giữa người cư trú và người không cư trú.
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam).
306 Tiền cơ sở (hay tiền có quyền lực cao) Bao gồm tiền mặt trong lưu thông cộng với tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Trung ương.
(Nguồn: Sổ tay Thống kê tài chính tiền tệ – MFSM của IMF)
307 Tiền giấy Bao gồm tiền cotton và tiền polymer do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
(Nguồn: Thông tư 01/2014-TT-NHNN ngày 6/1/2014 của NHNN Quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá)
308 Tiền hẹp (M1) Là tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (bao gồm tiền giấy, tiền xu, séc, thương phiếu,…)
(Nguồn: Sổ tay Thống kê tài chính tiền tệ – MFSM của IMF)
309 Tiền mặt Tiền mặt là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
(Nguồn: Thông tư số 01/2014-TT-NHNN ngày 6/1/2014 của NHNN Quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá)
310 Tiền mặt (cash, currency) “Tiền mặt bao gồm tiền giấy và tiền kim loại có ghi danh nghĩa cố định (mệnh giá cố định) và do Ngân hàng Trung ương hoặc Chính phủ phát hành.
(Nguồn: Sổ tay Thống kê tài chính tiền tệ – MFSM của IMF)
311 Tiền pháp định Là tiền giấy, tiền kim loại do NHNN phát hành, là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam
(Nguồn: Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010)
312 Tiền rộng (Broad money) Bao gồm tiền hẹp (M1) cộng các khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, các giấy tờ có giá được phát hành bởi tổ chức tín dụng.
(Nguồn: Sổ tay Thống kê tài chính tiền tệ – MFSM của IMF)
313 Tiếp cận tài chính – Tiếp cận tài chính chỉ tình trạng những người trưởng thành trong tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các tổ chức cung cấp dịch vụ chính thức.
– Tiếp cận tài chính, hiểu đơn giản (chưa đề cập đến nhóm đối tượng doanh nghiệp), là chính sách nhằm mục đích thu hút một bộ phận dân chúng, những người không gửi tiền vào ngân hàng hoặc không có tài khoản ngân hàng, tham gia sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức như tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm.
(Nguồn: Financial Inclusion and Financial Stability: Current Policy Issues, December 2010, Asian Development Bank Institute)
314 Tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền Là đặc tính kỹ thuật của đồng tiền về chất liệu in, đúc; mực in; công nghệ chế tạo bản in, khuôn đúc; công nghệ in, đúc tiền; các yếu tố kỹ thuật bảo an và tiêu chuẩn khác có liên quan.
(Nguồn: Thông tư số 37/2014/TT-NHNN ngày 26/11/2014 Quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam)
315 Tín dụng chứng từ Là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp
(Nguồn: Điều 2, UCP 600)
316 Tín dụng chuyển nhượng (Transferable Credit) Là một tín dụng có quy định rõ ràng là “có thể chuyển nhượng”. Một tín dụng chuyển nhượng có thể có giá trị thanh toán toàn bộ hay từng phần cho người thụ hưởng khác người thụ hưởng thứ hai theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ nhất
(Nguồn: Điều 38, UCP 600)
317 Tín dụng đã chuyển nhượng (Transferred Credit) Là tín dụng được phát hành bởi ngân hàng chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ hai
(Nguồn: Điều 38, UCP 600)
318 Tờ Là đơn vị về số lượng của tiền giấy, ngoại tệ tiền mặt, giấy tờ có giá.
(Nguồn: Thông tư số 01/2014-TT-NHNN ngày 6/1/2014 của NHNN Quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá)
319 Tổ chức chuyển mạch thẻ Là ngân hàng, tổ chức khác không phải   là ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
320 Tổ chức có sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh Là các tổ chức được Chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu hoặc bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước.
(Nguồn: Thông tư số  33/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định một số trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt của các tổ chức sử dụng vốn nhà nước)
321 Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt  Gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác.
(Nguồn: Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt)
322 Tổ chức hỗ trợ hoạt động thẻ Tổ chức hỗ trợ hoạt động thẻ là các tổ chức, cá nhân có chuyên môn được tổ chức hoạt động thẻ thuê hoặc hợp tác nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật cho hệ thống thanh toán thẻ.
(Nguồn: Thông tư số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 Quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng)
323 Tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng Là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài và được kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
324 Tổ chức phát hành thẻ Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải   là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ theo quy định tại Điều 9, Quy chế này.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
325 Tổ chức sử dụng vốn đầu tư khác của Nhà nước Là các tổ chức sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các quỹ tập trung của Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản phải nộp ngân sách được trích lại, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp, các tài sản khác được Nhà nước giao cho doanh nghiệp.
(Nguồn: Thông tư số  33/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định một số trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt của các tổ chức sử dụng vốn nhà nước)
326 Tổ chức sử dụng vốn nhà nước Là tổ chức có sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
(Nguồn: Thông tư số  33/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định một số trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt của các tổ chức sử dụng vốn nhà nước)
327 Tổ chức tài chính nước ngoài Tổ chức tài chính nước ngoài bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài.
(Nguồn: Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 Quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
328 Tổ chức tài chính quốc tế Tổ chức tài chính quốc tế gồm:
a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (The International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company – IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association – IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency – MIGA);
b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank – ADB);
c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The African Development Bank – AfDB);
d) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development – EBRD);
đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank-IADB);
e) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank – EIB);
g) Quỹ đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund – EIF);
h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank – NIB);
i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank – CDB);
k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank – IDB);
l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank – CEDB);
m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.
(Nguồn: Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
329 Tổ chức thanh toán thẻ Là ngân hàng, tổ chức khác không phải   là ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo quy định tại Điều 14, Quy chế này.
(Nguồn: Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng)
330 Tổ chức tín dụng (Credit institutions) Là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
331 Tổ chức tín dụng nước ngoài Là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
(
Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
332 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác
(Nguồn: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
333 Tổ chức tín dụng yếu kém Bao gồm tổ chức tín dụng Việt Nam bị đặt vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng Việt Nam được xếp hạng là tổ chức
tín dụng yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(Nguồn: Thông tư số 38/2014/TT-NHNN ngày 12/08/2014 Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam)
334 Tổng mức dư nợ cấp tín dụng Tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, thẻ tín dụng, và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, số dư bảo lãnh và các khoản uỷ thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng.
(Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN  ngày 20 tháng 11 năm 2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
335 Trạng thái ngoại tệ Trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.
(Nguồn: Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 của NHNN Quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
336 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR – Capital Adequacy Ratio) – Tỷ lệ giữa vốn tự có (vốn chủ sở hữu được điều chỉnh) so với tổng tài sản có rủi ro nội và ngoại bảng được điều chỉnh theo các mức độ rủi ro tương ứng
CAR =  Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro (1)
– Phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Luật hiện hành (2)
Nguồn:
1. Basel II Framework, 2004
2. Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
337 Tỷ lệ bù đắp thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio) Tỷ lệ này được uỷ ban Basel đề xuất nhằm giúp các tổ chức tín dụng có được khả năng chống đỡ rủi ro trong ngắn hạn bằng cách nắm giữ đủ các tài sản có tính thanh khoản và chất lượng cao (high-quality liquid asset) để tồn tại qua các cuộc khủng hoảng kéo dài trong ít nhất 30 ngày. Tỷ lệ này được đo lường bằng: Tổng tài sản có tính thanh khoản cao/ Tổng dòng tiền ròng đi ra trong vòng 30 ngày tới. Tỷ lệ này tối thiểu 100%
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision (2013), Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools, Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
338 Tỷ lệ cấp tín dụng xấu Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
339 Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán (haircut) Là tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn và giá thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán đối với từng loại giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ trên cơ sở xem xét mức độ rủi ro và thời hạn còn lại của từng loại giấy tờ có giá.
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
340 Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (Loan-deposit ratio) Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố), được xác định theo công thức sau:
LDR = L/D x 100%
LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
L: Tổng dư nợ cho vay theo quy định
D: Tổng tiền gửi theo quy định
(Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
341 Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá Là tỷ lệ khối lượng các loại giấy tờ có giá tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tính theo giá trị giao dịch (giá thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng).
(Nguồn: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở)
342 Tỷ lệ khả năng thanh khoản của ngân hàng Đo lường khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến từ những tài sản có tính thanh khoản cao. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến
Tỷ lệ khả năng thanh khoản của ngân hàng = Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng nợ phải trả
(Nguồn: Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
343 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
344 Tỷ lệ vốn ổn định ròng
(Net Stable Funding Ratio)
Tỷ lệ này được uỷ ban Basel đề xuất nhằm khuyến nghị các tổ chức tín dụng duy trì một lượng vốn ổn định tối thiểu tương ứng với chất lượng tài sản và các hoạt động ngoại bảng của mình. Tỷ lệ này phản ánh khối lượng tài trợ ổn định tối thiểu của ngân hàng dựa trên tính thanh khoản của tài sản và hoạt động của ngân hàng trong 1 năm tới Tỷ lệ này đo lường bằng: Lượng vốn ổn định sẵn có tại tổ chức tín dụng/Lượng vốn ổn định theo yêu cầu. Tỷ lệ này được khuyến khích tối thiểu 100%.
(Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision (2014), Basel III: The Net Stable Funding Ratio, Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
345 Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng – Ủy ban Basel là cơ quan đề ra các tiêu chuẩn mang tính toàn cầu đối với các quy định bảo đảm an toàn của các ngân hàng và xây dựng một diễn đàn hợp tác về giám sát ngân hàng. Nhiệm vụ của nó là để tăng cường các quy định, giám sát và thực hành của các ngân hàng trên phạm vi toàn cầu với mục đích tăng cường sự ổn định tài chính.
– Uỷ ban Basel là hội đồng gồm thành viên đến từ 20 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và một số quốc gia có nền kinh tế phát triển và mới nổi tại khu vực châu Á, châu Mĩ la-tinh và châu Âu. Các quy định trong hiệp ước Basel là các gợi ý và khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức, chất lượng hành động về các vấn đề liên quan tới giám sát và quản trị ngân hàng. Các quy định và khuyến nghị trong hiệp ước Basel mang tính chuẩn mực nhưng có tính chất gợi ý chứ không bắt buộc phải thực hiện. Hiện nay đã có 3 hiệp ước Basel được công bố (Basel 1, Basel 2 và Basel 3).
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
346 Ủy thác Là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện các hoạt động như cho vay, cho thuê tài chính, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh, mua trái phiếu doanh nghiệp. Bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
347 Ủy thác cho thuê tài chính Là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác để cho thuê tài chính đối với khách hàng thuê tài chính.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
348 Ủy thác cho vay Là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác để cho vay đối với khách hàng vay vốn.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
349 Ủy thác góp vốn, mua cổ phần Là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
350 Ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp Là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
351 VAMC (Vietnam Asset Management Company – Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) Là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Công ty thực hiện các hoạt động
a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;
i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép
(Nguồn: Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam)
352 Văn phòng đại diện Là đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
(
Nguồn: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
353 Vay, trả nợ nước ngoài (được thống kê trong cán cân thanh toán) Là các giao dịch vay và trả nợ gốc giữa người cư trú và người không cư trú.
(Nguồn: Nghị định 16/2014/NĐ-CP  ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam).
354 Vỡ nợ (default) Việc vỡ nợ được coi là phát sinh với một người vay riêng lẻ khi một trong hai điều sau xảy ra:
– Ngân hàng cho rằng người vay hầu như sẽ không thực hiện nghĩa vụ tín dụng cho Ngân hàng một cách đầy đủ, mà không có các hành động truy đòi của Ngân hàng như là bán tài sản đảm bảo
– Người vay đã quá hạn 90 ngày của bất kỳ nghĩa vụ tín dụng nào với Ngân hàng. Thấu chi sẽ được cân nhắc là quá hạn khi mà khách hàng vi phạm giới hạn đã được thông báo hoặc đã được thông báo một hạn mức thấp hơn mức thấu chi hiện tại.
(Nguồn: Hiệp ước Basel II, tháng 6/2004)
355 Vốn kinh tế (Economic Capital) – Vốn kinh tế là lượng vốn cần thiết được tổ chức tín dụng tạo lập để bù đắp thua lỗ ngoài dự kiến phát sinh từ hoạt động của ngân hàng đến một mức an toàn được xác định trước trong một khoảng thời gian nhất định với một mức độ tin cậy xác định trước.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
356 Vốn pháp lý (Regulatory Capital) Là vốn mà các tổ chức tín dụng phải nắm giữ theo yêu cầu của các cơ quan giám sát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động và tránh rủi ro phá sản. Mỗi một quốc gia, tùy thuộc vào đặc điểm và trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng sẽ có các yêu cầu về vốn pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, hầu như tất cả đều dựa trên những nguyên tắc và chuẩn mực được đưa ra bởi các hiệp ước về an toàn vốn trong hoạt động Ngân hàng do Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) đưa ra.
(Nguồn: Website Ngân hàng Thanh toán quốc tế – www.bis.org)
357 Vốn tự có – Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1)
– Bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản phải giảm trừ theo quy định. Vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở để xác định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật (2)
(Nguồn:
1. Luật các TCTD 2010
2. Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của NHNN Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
358 Vốn ủy thác Là khoản tiền bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để thực hiện nội dung ủy thác.
(Nguồn: Thông tư số  30/2014/TT-NHNN ngày 11/06/2014 Quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
359 Xác nhận bảo lãnh Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
(
Nguồn: Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng)  
360 Xác suất vỡ nợ
(probability default)
Là xác suất người đi vay bị rơi vào tình trạng vỡ nợ, đó là tình trạng khoản vay bị quá hạn trả gốc hoặc lãi trên 90 ngày, hoặc tình trạng người đi vay bị đánh giá không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình như cam kết.
(Nguồn: Hiệp ước Basel II, tháng 6/2004)
361 Xử lý nợ xấu Việc tiến hành các biện pháp để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu một cách hiệu quả như mua bán nợ, tăng mức trích lập dự phòng, chuyển nợ xấu thành cổ phần gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phối hợp chặt chẽ liên ngành, trung ương địa phương, kiểm soát tốt từ khâu cho vay, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi
(Nguồn: Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, ban hành kèm theo QĐ 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
362 Xử lý tài sản bảo đảm Việc thu giữ, bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thức hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
(Nguồn: Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 16/6/2014 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm)
363 Xuất trình (Presentation) Là việc chuyển giao chứng từ theo tín dụng cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế
(Nguồn: Điều 2, UCP 600).
364 Yêu cầu hủy Lệnh chuyển Có Là một tin điện do ngân hàng gửi lập và chuyển cho ngân hàng nhận đề nghị hủy Lệnh chuyển có đã gửi (hủy một phần hoặc toàn bộ số tiền tùy theo từng trường hợp sai sót cụ thể);   là căn cứ để ngân hàng nhận lập Lệnh chuyển có đi, trả lại cho ngân hàng gửi trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền đã trả.
(Nguồn: Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng)