Quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Sơn La: Thực trạng và giải pháp

Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế thời đại, nó đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác.

Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, xác định được mục tiêu của hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng là tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác tiền tệ Ngân hàng nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống Ngân hàng Việt Nam có sức cạnh tranh hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Em muốn nhìn nhận lại một cách tổng quan thực trang hoạt động tài chính ngân hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nói chung cũng như của Agribank chi nhánh Thành Phố Sơn La nói riêng trong bối cảnh của thị trường ngân hàng hiện nay.

Sự thành lập

  • Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
  • Ngày 14/11/1990, thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

1. Tổng quan về AGRIBANK TP Sơn La

– Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Sơn La- Địa Chỉ: Số 9 Đường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La- Điện thoại:(022)3850372;(022)385227

Agribank Chi nhánh Thành Phố  Sơn La là chi nhánh loại III của hệ thống Agribank Việt Nam, trực thuộc Agribank tỉnh Sơn La có trụ sở chính đặt tại số  09 – Đường Tô Hiệu  – TP Sơn La  – Tỉnh Sơn La.

Hiện nay Agribank Thành Phố  Sơn La có 50 cán bộ, có tổ chức Công đoàn CSTV trực thuộc thuộc Công đoàn cơ sở Agribank Tỉnh Sơn La, một ban nữ công. Agribank Thành Phố  Sơn La đã bố trí trụ sở chính tại trung tâm Thành phố  để  thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng được tốt hơn. Ngoài ra còn có 04 Phòng giao dịch trực thuộc là : PGD Ân Sinh , PGD Chiềng Lề, PGD Quyết Thắng và  PGD Chợ Trung Tâm ,để phục vụ nhân dân được thuận tiện hơn. Agribank Thành Phố  Sơn La còn phục vụ ở các trung tâm, cụm, xã (hoạt động lưu động) tạo điều kiện cho dân dễ tiếp cận với vốn Ngân hàng. Phương châm của Agribank Thành Phố  Sơn La: “Vì một nông thôn mới ấm no hạnh phúc vì sự thành đạt của khách hàng và Ngân Hàng.

Untitled

Căn cứ vào hình thái biểu hiện, RRTD được phân chia thành các loại:

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:

Nhóm nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế

 +Yếu tố môi trường kinh tế

 +Yếu tố  môi trường chính trị – pháp luật

 +Yếu tố  văn hóa – xã hội

 +Yếu tố  môi trường công nghệ

Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng:

 + Khách hàng cá nhân

 +Khách hàng doanh nghiệp

Theo Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:

  • Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:

          + Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm

          + Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

          + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3.

  • Nợ nghi ngờ bao gồm:

          + Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

          + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4.

  • Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:

          + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Sơn La

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014

Untitled1

NHNo & PTNT TP Sơn La là một đơn vị có dư nợ lớn trong hệ thống NHNo & PTNT, trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực hiện phương châm tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng.

Tính đến thời điểm 31/12/2014, dư nợ tín dụng đạt 5,099,321 triệu đồng, tăng 4% so với dư nợ năm 2011. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong những năm đầu Việt Nam gia nhập WTO.

Dư nợ tín dụng năm 2013 đạt 5,807,045 triệu đồng, tăng 14% so với dư nợ năm 2010. Qua việc lập kế hoạch giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng khách hàng, từng dự án, chi nhánh đã thực hiện tốt việc kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo đúng của NHNo & PTNT Việt Nam. Dư nợ tín dụng tại chi nhánh năm 2013 tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn, thường xuyên phát sinh dư nợ trong năm là những khách hàng thuộc Nhóm nợ 1, có uy tín trong quan hệ với Chi nhánh, mang lại hiệu quả cho Ngân hàng.

Dư nợ tín dụng năm 2014 là 8,008,509 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 37.9 %. So với năm 2013, dư nợ tín dụng năm 2014 tại NHNo & PTNT TP Sơn La tăng tập trung ở một số khách hàng. Bên cạnh đó dư nợ của một số khách hàng lại giảm.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: Triệu VND, %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1.Tổng tài sản 17,999,521 30,125,642 20,456,321
2.Tăng trưởng 27.00% 67.00% -32.10%
3.Tỷ trọng cho vay TDH/TDN 51.90% 49.26% 64.45%
4.Tỷ trọng cho vay NQD/TDN 35.00% 37.05% 53.71%
5.Tỷ trọng cho vay TSĐB/TDN 51.00% 42.00% 60.00%

(Nguồn: NHNo & PTNT TP Sơn La)

 Tuy nhiên thực hiện định hướng của NHNo & PTNT về cơ cấu tín dụng trong đó giảm tỷ trọng tín dụng TDH, tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, cơ cấu tín dụng của Chi nhánh đã có nhiều thay đổi. Tỷ trọng dư nợ TDH  đã giảm từ 51,9% xuống còn 49.26% năm 2013. Trong năm 2014, dư nợ cho vay TDH là 5,157,480 triệu đồng, tương đương với 64.4% tổng dư nợ. Trong khi dư nợ của một số công ty tăng mạnh thì bên cạnh đó lại có một số công ty lại giảm đã dẫn tới dư nợ TDH tăng cả về số tuyệt đối và tương đối.

 Bảng 2:  Dư nợ cho vay theo thời hạn vay (2012 – 2014)

Đơn vị: triệu VND,%

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
CV ngắn hạn 2,452,773 2,946,495 2,851,029
Tỷ trọng 48.1% 50,74% 35,6%
CV trung và dài hạn 2,646,548 2,860,550 5,157,480
Tỷ trọng 51.9% 49,26% 64,4%
Tổng dư nợ tín dụng 5,099,321 5,807,045 8,008,509

(Nguồn: NHNo & PTNT TP Sơn La)

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, dẫn tới dự nợ ngoài quốc doanh tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với cùng kì năm trước, nâng cao tỷ trọng dư nợ NQD từ 35% năm 2012 lên 37.5% năm 2013. Năm 2014, dự nợ NQD tăng mạnh so với năm 2012 và chiếm 53.71% tổng dư nợ.

Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn (2012 – 2014)

                                                                         Đơn vị: triệu VND, %

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ quá hạn 21 0 0
Tỷ lệ nợ quá hạn 0.00041 % 0 % 0 %
Tổng dư nợ 5,099,321 5,807,045 8,008,509

 

NHNo & PTNT TP Sơn La luôn đặc biệt quan tâm tới việc kiểm soát chặt chẽ, sát sao từng khoản vay, không để phát sinh thêm khách hàng có nợ quá hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Do vậy giai đoạn 2012 – 2014, nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm. Năm 2012, nợ quá hạn là 21 triệu đồng (tương đương với 0.00041%). Năm 2011 và 2014 Chi nhánh không có nợ quá hạn, tổng dư nợ tăng đáng kể trong khi nợ quá hạn của Chi nhánh ở mức an toàn tối đa. Điều này thể hiện chính sách quản lý rủi ro cũng như việc triển khai các công tác quản lý rủi ro ở Chi nhánh rất hiệu quả.

Năm 2012, tổng dư nợ thuộc nhóm 1và 2 đạt 5,137,684 triệu VND, chiếm 96.5% tổng dư nợ.

Năm 2013, tổng dư nợ nhóm 1, 2 đạt 5.527.625 triệu đồng chiếm 97.49%. So với năm 2014, nợ xấu và nợ nhóm 2 giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối, dư nợ nhóm 1 tăng đáng kể, chiếm hơn 86% tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của Chi nhánh được bảo đảm và không ngừng nâng cao.

Biểu đồ : Tình hình nợ xấu của NHNo & PTNT TP Sơn La (2012 – 2014)

Untitled2

Tổng nợ xấu tháng 12/2013 đạt 178,476 triệu đồng, tương ứng với 2.51% tổng dư nợ do Chi nhánh tiếp tục cho vay hỗ trợ vốn ngắn hạn.

Năm 2014, tổng dư nợ thuộc Nợ nhóm 1 và 2 đạt 7,682,910 triệu đồng, chiếm 97.8% tổng dư nợ. So với năm 2013, nợ xấu và nợ nhóm 2 đều giảm về số tuyệt đối và số tương đối. Dư nợ nhóm 1 tăng đáng kể chiếm gần 90% tổng dư nợ. Nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu là khoản tiền trả nợ các món vay ngắn hạn.

So với năm 2013, dư nợ xấu năm 2014 tăng 30,430 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ gia tăng nợ xấu thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ, do vậy tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2.2% giảm 0.3% so với năm 2013. Điều này cho thấy NHNo & PTNT TP Sơn La luôn quán triệt và thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Hội sở chính, đồng thời Chi nhánh đã có những chính sách hợp lý, chặt chẽ trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo tỷ lệ dư nợ xấu/ tổng dư nợ nằm trong giới hạn cho phép và an toàn.

Từ thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT TP Sơn La trong thời gian vừa qua, các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng, đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin,… Đồng thời cũng kiến nghị với Nhà nước và NHNN một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của NHNo & PTNT TP Sơn La cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc hạn chế rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng, an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Lù Thanh Bình

Lớp K52 Đại học TCNH