Thực trạng và giải pháp tăng cường thực tế, thực tập cho sinh viên ngành QTKD tại đơn vị sử dụng lao động

Thực trạng và giải pháp tăng cường thực tế, thực tập cho sinh viên ngành QTKD tại đơn vị sử dụng lao động

Vũ Quang Hưng – BMQTKD 

  1. Mục tiêu đưa sinh viên đi thực tế tại doanh nghiệp

Sinh viên có dịp quan sát, tiếp cận và tìm hiểu thực tế về tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; qua đó, sinh viên có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào công việc thực tế nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể;

Sinh viên được rèn luyện, trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp ra trường;

Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại một doanh nghiệp;

Thời gian thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để sinh viên nhận ra giá trị xã hội của bản thân, tự giới thiệu với Lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp để có thể tuyển dụng mình làm nhân viên chính thức hoặc kinh nghiệm trong khi xin việc hoặc làm việc tại các doanh nghiệp khác.

  1. Thực trạng

Trường ĐHTB mở ngành đào tạo QTKD từ k50 và sửa đổi từ k54 sau 4 năm đào tạo, Nhà trường đã tiến hành chỉnh sửa chương trình theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đào tạo cử nhân thực hành và áp dụng chương trình mới này cho k53 trở đi, khi đó k53 học hết năm nhất

Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa, Bộ môn QTKD đã mạnh dạn đưa vào 4 học phần rèn nghề: Rèn nghề 1, 2TC, Rèn nghề 2, 2TC, Rèn nghề 3, 2TC, Rèn nghề 4, 3TC với các học phần thuộc cơ sở ngành và ngành QTKD như Marketing, Quản trị nhân lực, Quản trị chi phí kinh doanh, Khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh, Quản trị sản xuất và tác nghiệp…Bên cạnh đó thì thời lượng Thực tập tốt nghiệp cũng đã thay đổi gồm 5TC là chuyên đề tốt nghiệp và 6TC là Khóa luận hoặc các học phần thay thế

Thực hiện chương trình đào tạo, Bộ môn QTKD đã cử các giảng viên tham gia hướng dẫn rèn nghề và thực tập theo chương trình này từ k53 đến k56. Qua 4 năm thì Bộ môn cũng nhận thấy một số mặt đạt được và hạn chế của các học phần này khi thực hiện tại các cơ sở rèn nghề

* Những thành công đạt được

+ Các học phần rèn nghề đã đem lại cho sinh viên sự cọ sát thực tế tại các đơn vị và trên thị trường giúp sinh viên

+ Mạnh dạn hơn trong giao tiếp với lãnh đạo, nhân viên tại các đơn vị rèn nghề

+ Biết cách quan sát mọi người làm việc, rèn kỹ năng quản trị, rút ra các bài học kinh nghiệm

+ Biết cách làm việc nhóm, trao đổi, phân tích công việc và đánh giá hoạt động nhóm hiệu quả

+ Biết cách tổ chức đời sống, tăng kỹ năng sống trên thực tế

+ Biết xây dựng bảng hỏi, phỏng vấn, điều tra thị trường

+ Biết xây dựng phương án kinh doanh riêng cho bản thân, tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận dự kiến

+ Biết đánh giá hiệu quả kinh doanh với số liệu của các đơn vị rèn nghề

+ Biết phân tích, đánh giá một vị trí công việc nhất định

+ Nhận biết được cách tạo động lực của bằng vật chất và phi vật chất tại các cơ rèn nghề

*  Những hạn chế, khó khăn

+ Mối quan hệ với các cơ sở là không thực sự cao và khi đưa sinh viên đi rèn nghề hoặc giúp sinh viên Lào và Việt thực tập hoàn toàn dựa vào quan hệ cá nhân của các thành viên trong Bộ môn nên số lượng còn ít và chưa đa dạng ngành nghề để cho sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn

+ Sinh viên thực sự không chủ động trong việc đi thực tập rèn nghề, khi đi tập trung có giám sát của giảng viên thì tích cực hơn, nhưng khi triển khai thì còn nhiều sinh viên lơ là hoặc chưa có khả năng tiếp cận thị trường

+ Kinh phí do sinh viên tự đóng góp là khó khăn lớn đối với hầu hết sinh viên, các giảng viên phải luôn căn ke hướng sinh viên chi tiêu và mua quà tặng, giao lưu với các đơn vị

+ Sinh viên tự đi thực tập tại các đơn vị và viết báo cáo nên hiệu quả chưa cao về rèn kiến thức thực tế cho sinh viên

  1. Đề xuất, kiến nghị

– Từ k59 Bộ môn đã đề xuất và được nhà trường phê duyệt là sử dụng 1 năm cuối của khóa học dành để thực tập và rèn nghề, để sinh viên được trở thành như 1 phần của doanh nghiệp, HTX

– Đề xuất Nhà trường quan tâm hơn nữa đến quan hệ và liên kết đào tạo giữa Nhà trường – Doanh nghiệp, HTX để các chuyến đi được hiệu quả mong đợi

– Đề nghị Ban chủ nhiệm khoa sử dụng mối quan hệ của mình với các Doanh nghiệp, HTX, đặt vấn đề giao kết với mong muốn các bên cùng có lợi, tăng số lượng và đa dạng ngành nghề cho dinh viên đến thực tập, rèn nghề

– Đề nghị các giảng viên Bộ môn cần nhiệt tình hơn nữa trong các đợt đưa sinh viên đi rèn nghề

– Siết chặt hơn nữa nội quy, quy chế đối với sinh viên khi tham gia rèn nghề, chấm báo cáo rèn nghề đảm bảo chính xác những gì sinh viên đã thực hiện. không nhân nhượng đại khái bởi suy nghĩ đây là học phần rèn nghề, sinh viên cũng đã vất vả