Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La

LỜI MỞ ĐẦU

 Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, được coi là đòn bẩy cho sự phát triển của nên kinh tế.

Hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế, là một công cụ để Nhà nước thực hiện các chính sách nhằm ổn định giá cả trên thị trường. Đồng thời là đòn bẩy để thúc đẩy các chủ thể kinh tế hình thành tri thức kinh doanh trong điều kiện mới: từ hiệu quả sử dụng vốn, lao động, nguyên vật liệu đến tìm kiếm thị trường và đổi mới công nghệ.

Nghiệp vụ huy động vốn cho đầu tư và phát triển có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống các Ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Các ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này Ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

  1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Sơn La
  2. Giới thiệu về BIDV Sơn La

          Là một chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Việt Nam, Ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Sơn La được thành lập năm 1957 với tên gọi Phòng cấp phát vốn thuộc Ty tài Chính Sơn La. Năm 1976 tách ra thành chi hàng kiến thiết tỉnh Sơn La. Năm 1990 được thành lập lại theo Quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La.

  1. Lịch sử hình thành BIDV Sơn La

          Kể từ ngày thành lập đến nay, BIDV Sơn La đã thực hiện tốt vai trò quản lý, cấp phát vốn ngân sách cho các công trình xây dựng cơ bản thời kỳ  1994 trở về trước. Từ năm 1995 đến nay, chi nhánh từng bước chuyển sang kinh doanh đã năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

          Về công tác huy động vốn, chi nhánh đã tích cực huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đi vay vốn TW để đầu tư phát triển KTXH của tỉnh.

          Hiện nay chi nhánh là Ngân hàng duy nhất trên địa bàn thực hiện giao dịch một cửa và áp dụng hệ thống quản lý chất ISO 9001-2000.

          BIDV Sơn La là một đơn vị thành viên của hệ thống BIDV Việt Nam kinh doanh trực tiếp, được quản lý, sử dụng vốn tài sản, các nguồn lực huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật.

          Với tư cách là thành viên thuộc BIDV Việt Nam thì sự hình thành cũng như chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh BIDV Sơn La không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển chung của toàn ngành.

  1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Sơn La
  2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La
  3. Thực trạng huy động vốn theo thành phần kinh tế

Công tác huy động vốn tại Chi nhánh luôn được chú trọng. Để có được nguồn vốn huy động lớn, cơ cấu hợp lý tạo điều kiện tiền đề cho các hoạt động kinh doanh khác, Chi nhánh đã không ngừng đưa ra các sản phẩm tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…) thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng, phát hành kỳ phiếu và các loại chứng chỉ tiền gửi nhằm huy động tiền gửi của cả dân cư và các tổ chức kinh tế.

                                                                        Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
  Tổng vốn huy động 300.323 100 400.543 100 591.296 100
1 Tiền gửi TCKT 141.557 47.14 224.209 55.98 319.476 55.03
1.1 Không kỳ hạn 109.758 36.55 185.933 46.42 268.593 45.42
1.2 Có kỳ hạn 31.799 10.59 38.276 9.56 50.883 8.61
2 Tiền gửi dân cư 158.766 52.86 176.334 44.02 271.82 45.97
2.1 Tiền gửi 157.825 52.56 176.098 43.96 189.42 32.04
a Không kỳ hạn 19.386 6.46 27.478 6.86 39.849 6.74
b Có kỳ hạn 138.439 46.1 148.62 37.1 149.571 25.3
2.2 Phát hành giấy tờ có gía 0.941 0.3 0.236 0.06 82.4 13.93

        (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011 – 2013)

         Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư. Tiền gửi của dân cư có quy mô lớn hơn song tỷ trọng có xu hướng giảm.

Ngân hàng huy động tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá.

        Tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy không có được thế mạnh về tính bền vững như nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng lại có lợi thế về giá cả huy động

  1. Thực trạng vốn huy động theo loại tiền

                                                                               Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
I Tổng nguồn vốn huy động 300.323 100 400.543 100 591.296 100
1 Nội tệ 294.89 98.2 395.96 98.86 585.34 98.98
1.1 Tiền gửi TCKT 140.27 46.7 224.13 55.95 319.36 54
1.2 Tiền gửi dân cư 154.62 51.5 171.83 42.91 265.98 44.98
2 Ngoại tệ 5.43 1.8 4.581 1.14 5.957 1.02
2.1 Tiền gửi TCKT 1.283 0.43 80 0.02 114 0.02
2.2 Tiền gửi dân cư 4.147 1.37 4.501 1.12 5.843 1
II Tổng dư nợ cho vay
1 Nội tệ 358.090 518.906 899.225
2 Ngoại tệ 42.479 41.03

Qua bảng ta thấy, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay bằng VND đều tăng trưởng qua các năm và phần dư nguồn vốn VND luôn ở mức cao, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có tăng song rất hạn chế

  1. Thực trạng huy động vốn phân theo thời gian

                                                                               Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
TĐTT (%) Số tiền Tỷ trọng
(%)
TĐTT (%)
I Tổng vốn huy động 300.323 100 400.543 100 33,37 591.296 100 47,62
1 TG không kỳ hạn 129.14 43 213.41 53,3 65,3 308.44 52,1 44,53
2 TG kỳ hạn ≤ 12 tháng 64.061 21,3 68.904 17,2 7,6 236.83 40,1 243,7
3 TG kỳ hạn > 12 tháng 107.12 35,7 118.23 29,5 10,4 46.026 7,8 38,93
II Tổng dư nợ cho vay 358.089 100 528.906 100 47,70 586.625 100 10,91
1 Dư nợ cho vay NH 300.510 83,92 365.968 69,19 21,78 613.110 51,23 67,53
2 Dư nợ cho vay TDH 57.579 16,08 152.938 31,81 165,61 286.115 49,77 87,07

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011- 2013)

Các ngân hàng luôn muốn thu hút được nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài để có thể cho vay các dự án trung và dài hạn nhằm thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là một bộ phận nguồn vốn quan trọng. Yếu tố kỳ hạn luôn gắn liền với yếu tố lãi suất do đó các chính sách huy động với các kỳ hạn khác nhau cần kết hợp với các mức lãi suất linh hoạt, hợp lí. 

2.4. Chênh lệch lãi suất bình quân

                                                                                Đơn vị: % tháng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Lãi suất huy động bình quân 0,48 0,52 0,96
Lãi suất cho vay bình quân 1.00 0.99 1.27
Chênh lệch lãi suất bình quân 0,52 0,47 0,31

(Nguồn: Báo cáo lãi suất  đầu vào  –  đầu  ra  của Chi nhánh năm 2011 – 2013)

Quản lý lãi suất là một bộ phận trong quản lý chi phí của ngân hàng và cạnh tranh bằng lãi suất là biện pháp cạnh tranh có tính chất truyền thống.  Những năm qua, lãi suất huy động liên tục biến đổi, do đó Chi nhánh cũng thường xuyên có những điều chỉnh về lãi suất sao cho phù hợp với thị trường và đảm bảo đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 

III. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Sơn La trong thời gian qua:

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn từ nền kinh tế thế giới cũng như sự biến động nền kinh tế trong nước, đặc biệt là sự canh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn giữa các NHTM, nhất là việc tăng lãi suất của các NHTM cổ phần cao hơn các NHTM nhà nước trên địa bàn nhưng Chi nhánh BIDV Sơn La vẫn đạt được những kết quả tốt. Bám sát sự chỉ đạo của NHNN, của BIDV Việt nam, của cấp uỷ chính quyền địa phương và tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác của các bạn hàng, Ban giám đốc đã lãnh đạo tập thể cán bộ nắm bắt cơ hội, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thách thức, duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của chi nhánh và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

      Trong 3 năm nguồn vốn huy động tăng từ 300.323 triệu đồng vào thời điểm 31/12/2011 đến 591.296 triệu đồng vào 31/12/2013. Cơ cấu vốn huy động tương đối phù hợp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Đặc biệt Chi nhánh rất quan tâm tới việc tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, đây là nguồn vốn có chi phí thấp và ngân hàng còn có thêm thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có chính sách khách hàng thích hợp góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. 

  1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La trong thời gian tới.

1.Chính sách lãi suất huy động vốn, lãi suất FTP 

2.Chính sách nâng cao chất lượng phục vụ

3.Chính sách mở rộng mạng lưới hoạt động

4.Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý

5.Tăng cường hoạt động Marketing, công tác phát triển quảng bá sản phẩm.

  1. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ 

KẾT LUẬN

Hoạt động huy động vốn luôn là một mảng  nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý ngân hàng. Điều đó thể hiện vốn có một vai trò quyết định đối với các hoạt động của ngân hàng. Quy mô vốn quyết định quy mô của ngân hàng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể nói đề tài về nguồn vốn bao giờ cũng mang tính thời sự.

Đinh Thị Thùy Dương

K52 ĐHTCNH