Tóm tắt đề tài Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La
Đứng trước thách thức do du lịch mang lại. Vùng hồ thủy điện Sơn La vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề chưa được giải quyết như chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ. Các sảm phẩm của du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo , du lịch tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập. Chưa có nhiên cứu chuyên sâu về du lịch bền vững vùng hồ thủy điện Sơn La.
Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La.
Nhóm sinh viên thực hiện :
1. Đỗ Thị Thùy Linh
2. Bùi Thị Cúc
3. Thào Thị Chí
Lớp: K52 Đại Học Quản Trị Kinh Doanh. Khoa: Kinh Tế. Năm thứ 3. Số năm đào tạo: 4 năm.
Người hướng dẫn: ThS. Hoàng Xuân Trọng.
Mục đích của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phát triển du lịch. Từ đó, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La. Và đưa ra các giải pháp có tính khả thi, những kiến nghị nhằm phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La.
Tóm tắt đề tài
Ở Sơn La nói chung và thủy điện Sơn La nói riêng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành du lịch về khí hậu , địa hình , đất đai , tài nguyên rừng… Bên cạnh những điều kiện tự nhiên, Vùng hồ thủy điện Sơn La còn có những điều kiện văn hóa – xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch: vùng hồ thủy điện Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 7 dân tộc anh em . Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng độc đáo và tương đồng. Nhiều làng bản dân tộc có đủ điều kiện để phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo để đời sống nhân dân được cải thiện , tiến bộ hơn.
Đứng trước thách thức do du lịch mang lại. Vùng hồ thủy điện Sơn La vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề chưa được giải quyết như chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ.Các sảm phẩm của du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo , du lịch tạm thời, dịch vụ còn nhiều bất cập. Chưa có nhiên cứu chuyên sâu về du lịch bền vững vùng hồ thủy điện Sơn La. Thách thức đặt ra là làm thế nào để nhiều người biết đến du lịch bền vững vùng hồ thủy điện Sơn La. Từ đó sẽ góp phần giúp người dân Sơn La có tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La ” để nghiên cứu.
Phát hiện ra được tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La do tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tạo ra. Tài nguyên di lịch tự nhiên tạo nên sự thuận tiện về vị trí địa lý hấp dẫn du khách ghé lại thăm quan, khí hậu tại khu vực là điều kiện quyết định số khách du lịch đến với vùng hồ thủy điện Sơn La; đặc điểm nổi bật nhất của núi ở vùng hồ thuỷ điện là dốc đứng, hiểm trở kết hợp với núi non đan xen trùng điệp. Sự có mặt của dạng địa hình đặc sắc trên cũng chính là yếu tố thu hút khách du lịch đến với thuỷ điện Sơn La; không những thế tại khu vực vùng hồ thủy điện Sơn La còn có hệ động – thực vật phong phú và đa dạng, hệ động – thực vật này là sản phẩm thiên nhiên ban tặng cho nơi đây từ đó có thể phát triển du lịch sinh thái tại vùng hồ thủy điện Sơn La giúp du khách tìm hiểu và khám phá sâu hơn về đất trời Tây Bắc. Nếu nói tài nguyên du lịch tự nhiên mang tính vật chất, những cái có thể nhìn thấy được thì tài nguyên du lịch nhân văn lại mang tính tinh thần. Tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch tại vùng hồ thủy điện Sơn La được lưu giữ trong các bảo tàng, các phong tục tập quán của người dân được truyền từ đời này qua đời khác và để nó trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo cần được khôi phục và phát triển chúng, lối sống của mỗi dân tộc trong vùng hình thành các món ăn độc đáo của từng dân tộc như rượu cần, Pa Pỉnh Tộp, Cơm Lam,… không chỉ đa dạng về tài nguyên, du lịch tại vùng hồ thủy điện Sơn La còn có nhiều cơ hội để phát huy thế mạnh, đó là sự quan tâm của chính quyền tỉnh Sơn La, Sở văn hóa thể thao và du lịch Sơn La, chính phủ các bộ ngành liên quan do gắn với công trình thủy điện lớn nhất của nước ta. Bên cạnh những cơ hội trên, du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La cũng gặp phải không ít thách thức đó là nhận thức về du lịch của đồng bào sinh sống quanh vùng hồ thủy điện còn nhiều hạn chế, tài nguyên và môi trường có nguy cơ bị suy thoái, cần có chiến lược bảo vệ đúng cách.
Bên cạnh những tiềm năng về phát triển du lịch, vùng hồ thủy điện Sơn La vẫn đang phải đối mặt với những thực trạng đang tồn tại trong việc phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La. Trước hết về cơ sở hạ tầng, hiện nay đường đi vào thủy điện dài 4,5km tính từ cổng chào huyện Mường La đi vào, cách thành phố Sơn La khoảng 41 km, bề rộng là 5m, đã được rải nhựa liên tỉnh của huyện Mường La, con đường này giúp du khách thuận tiện hơn trong việc di chuyển khi đi du lịch; bưu chính viễn thông của huyện đã có nhiều tiến bộ, các xóm, xã của huyện đã phủ sóng điện thoại, đa phần các hộ gia đình đã có điện thoại làm phương tiện liên lạc. Thứ hai, vấn đề về cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch. Khu vực huyện Mường La 2 loại cơ sở lưu trú là khách sạn và nhà nghỉ, trong đó có một khách sạn đạt 2 sao, 04 cơ sở đã được xếp hạng nhà nghỉ du lịch, 06 cơ sở chưa xếp hạng. Hiện nay có 7 cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống trong đó có 7 nhà hàng và một khách sạn. Thứ ba là vấn đề về lực lượng lao động trong ngành du lịch, đội ngũ lao động du lịch còn ít, số lao động chưa qua đào tạo vẫn cao, cơ cấu lao động có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Thứ tư, thực trạng về số khách du lịch và doanh thu du lịch tại vùng hồ thủy điện Sơn La. Từ năm 2011 đến 2013 số khách đến vùng hồ thủy điện Sơn La tăng lên đáng kể, tuy nhiên chưa có cơ quan đứng ra thống kê về doanh thu đem lại cho khu vực do du lịch tại đây chưa được quản lý như một khu du lịch chính thức. Từ đó, phân tích được thế mạnh và các điều kiện để đáp ứng được yêu cầu về phát triển du lịch vùng hồ thủy điện cũng như rút ra được những ưu điểm và hạn chế trong việc phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La để có các giải pháp về việc hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, khôi phục và bảo tồn tài nguyên du lịch.
Từ những thực trạng trên, có thể đưa ra một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch nơi đây là nên tận dụng lợi thế về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn; phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường; đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch. Du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra đến năm 2020 và đạt được các mục tiêu chung về du lịch của vùng. Đó là các giải pháp về hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, khôi phục và bảo tồn tài nguyên du lịch, cần có các biện pháp để giải quyết sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch với kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật sao cho đồng bộ, thực hiện các giải pháp làm sao cho hấp dẫn và thu hút du khách đến với thủy điện trong những năm tiếp theo. Để các giải pháp đó thực hiện một cách triệt để không thể không kể đến các cơ chế, chính sách về du lịch của các ban, ngành có liên quan.
Qua nghiên cứu cho thấy, vùng hồ thủy điện Sơn La có những tiềm năng, thế mạnh riêng để phát triển du lịch nơi đây. Tuy nhiên, vùng hồ thủy điện Sơn La vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần có những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên đồng thời cần sự giúp đỡ của các bên chức năng để phát triển du lịch nơi đây thành khu du lịch có ý nghĩa không chỉ đối với địa phương mà còn có ý nghĩa với tỉnh, với khu vực.
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn ThS. Hoàng Xuân Trọng cùng các thầy cô giáo bên khoa Kinh Tế và sự giúp đỡ về kinh phí của phòng khoa học – công nghệ của trường đại học Tây Bắc nhóm chúng tôi đã hoàn thành đề tài “ Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La – Sơn La” với những nội dung trong khuôn khổ định hướng đề tài đã được duyệt. Chúng tôi hi vọng đây là sự khởi đầu của những nghiên cứu tiếp theo để phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Sơn La nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng được đi vào thực tế và hiệu quả. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của những bên hữu quan để đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhóm sinh viên nghiên cứu