Nam Giang

Thông tin Kinh tế trong nước tuần từ 18 – 23/2/2019

KINH TẾ – TÀI CHÍNH VIỆT NAM Nội dung
Tổng cung  
Tăng trưởng Quỹ Di sản – Heritage – vừa công bố báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2019, trong đó Việt Nam được tăng 2 điểm so với năm ngoái, đạt 55,3 điểm, xếp hạng thứ 128 trên thế giới. Nguyên nhân của sự gia tăng này là nhờ sức khỏe tài khóa, tự do đầu tư và môi trường pháp lý. Một số chỉ số thành phần được cải thiện như chỉ số tự do kinh doanh tăng 0,3 điểm; chỉ số tự do lao động tăng 2,4 điểm; tuy nhiên chỉ số tự do tiền tệ lại giảm 6,5 điểm.(Theo enternews.vn ngày 21/02)
Sản xuất công nghiệp Tính đến 15 giờ ngày 15/02/2019, Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Petrolimex còn 1.720 tỷ đồng, giảm 220 tỷ đồng so với thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trước đó vào ngày 31/01/2019. Sau khi trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng dầu các loại vẫn được giữ nguyên như thời điểm điều chỉnh vào ngày 31/01/2019. Cụ thể: Xăng RON 95-IV là 17.750 đồng/lít; xăng RON 95-III là 17.600 đồng/lít; xăng E5 RON 92 là 16.270 đồng/lít. Dầu diesel tiêu chuẩn euro 5 là 15.100 đồng/lít. Dầu hỏa là 14.180 đồng/lít.
Ngày 19/02, làm việc với một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm so với cùng kỳ năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí với kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, Bộ Tài chính tập trung triển khai mua dự trữ quốc gia năm 2019 với số lượng 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo, sẵn sàng mua 100.000 tấn tiếp theo để thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. (Theo sggp.org.vn ngày 19/02)
Doanh nghiệp Giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã tăng 64%, từ 381 triệu USD (năm 2018) lên trên 625 triệu USD năm 2019, tăng 68 bậc, lên hạng 242 – thứ hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam và đưa VietinBank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất lọt vào Top 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới theo báo cáo xếp hạng năm 2019 của Brand Finance. VietinBank cũng giữ vững vị trí trong Top 20 ngân hàng thế giới thăng hạng mạnh nhất (xếp thứ 8). Chỉ số sức mạnh thương hiệu của VietinBank được Brand Finance đánh giá tăng từ 67 lên 77,33 trong thang điểm 100, xếp hạng thương hiệu tăng từ AA- (năm 2018) lên AA+. (Theo bnews.vn ngày 18/02)
Trong tháng 01/2019, doanh số bán xe ô tô toàn thị trường đạt 33.484 xe, giảm 2% so với tháng 12/2018 và tăng 27% so với tháng 1/2018. Trong đó, doanh số bán xe du lịch đạt 27.396 xe, tăng 14%; xe thương mại đạt 5.755 xe, giảm 41%; xe chuyên dụng đạt 333 xe, giảm 34% so với tháng trước. Theo xuất xứ, doanh số bán xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt 18.799 xe, giảm 12%; xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 14.685 xe, tăng 14% so với tháng trước. (Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam – VAMA ngày 20/02)
Bộ Công Thương vừa ban hành khung giá phát điện năm 2019 áp dụng cho đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện. Cụ thể, đối với nhà máy nhiệt điện than, mức trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí cảng biển và cơ sở hạ tầng dùng chung) áp dụng cho than nhập khẩu công suất tinh 1×600 MW là 1.896,05 đồng/kWh.

Mức trần của nhà máy điện chuẩn có công suất tinh 2x600MW là 1.677,02 đồng/kWh. Đối với nhà máy thủy điện, mức trần của khung giá điện (chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gia tăng) là 1.110 đồng/kWh. (Theo Thoibaotaichinh.vn ngày 20/02)

Năm 2019, Tổng cục Thuế sẽ tiến hành thanh tra thuế 7.157 doanh nghiệp, giảm 70 doanh nghiệp so với chỉ tiêu giao năm 2018 (7.227 doanh nghiệp) và kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế 79.941 cuộc, giảm 1.973 cuộc (81.914 cuộc). Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là có số lượng doanh nghiệp thanh kiểm tra thuế lớn nhất.

Riêng Cục Thuế Hà Nội được giao kế hoạch thanh tra 1.331 doanh nghiệp và 15.303 cuộc kiểm tra. Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thanh tra 1.246 doanh nghiệp và có nhiệm vụ kiểm tra 22.422 cuộc. Một số tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương được giao nhiệm vụ kiểm tra trung bình từ trên 1.000 cuộc đến trên 2.800 cuộc. (Tổng cục Thuế ngày 19/02)

Cả nước có hơn 9.600 doanh nghiệp hoạt động gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Mặc dù về số lượng, các doanh nghiệp này chỉ chiếm tỷ trọng 11,2% (trên tổng số hơn 85.600 doanh nghiệp xuất – nhập khẩu) nhưng về kim ngạch lại chiếm trên 55,28% kim ngạch nhập khẩu và 64,87% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2018, xuất siêu của Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, tuy nhiên lĩnh vực gia công, sản xuất hàng xuất khẩu xuất siêu 65,35 tỷ USD (xuất 222,24 tỷ USD, nhập khẩu 156,89 tỷ USD). (Báo haiquan.vn ngày 20/02 dẫn thông tin từ Tổng cục Hải quan)
Tổng cầu
Đầu tư Trong nỗ lực triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, trước mắt, Chính phủ sẽ triển khai đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh. Tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Giai đoạn này sẽ có gần 5.000 héc-ta đất bị thu hồi, khoảng 3.700 hộ dân phải tái định cư. (Theo saigondautu.com.vn ngày 22/02)
Xuất nhập khẩu Xuất khẩu gạo đầu năm 2019 đã lao dốc mạnh, làm cho giá lúa, gạo ở thị trường nội địa cũng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện giá lúa thường chỉ còn 4.300 đồng/kg, giảm khoảng 300 đồng/kg so với trước Tết. Dù bị thương lái ép giá nhưng nông dân bắt buộc bán lúa vì không có nơi cất trữ. Kết thúc năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 7 triệu tấn, cao nhất kể từ năm 2016 và tăng gần 400.000 tấn so với năm 2017, tuy nhiên, bước sang năm 2019, xuất khẩu gạo đã quay đầu sụt giảm mạnh. (Báo congthuong.vn ngày 18/02 dẫn thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam – VFA)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam tại các thị trường truyền thống sẽ tăng nhẹ trong quý I/2019. Philippines có nhu cầu nhập khẩu 1 triệu tấn gạo, trong đó có nhiều đơn hàng gạo Việt Nam. Thuế nhập khẩu gạo ở mức 35% nếu có nguồn gốc từ khu vực ASEAN và 50% với các nước ngoài ASEAN. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc sẽ gặp nhiều thách thức do các chính sách tăng thuế đối với mặt hàng gạo, thắt chặt nhập khẩu tiểu ngạch, yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. (Theo Vov.vn ngày 17/02)
Năm 2019, ngành sản xuất, chế biến tôm đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD, góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản đạt mục tiêu 10 tỷ USD và hướng tới mục tiêu đạt 4,5 tỷ USD từ xuất khẩu tôm vào năm 2020. Để đảm bảo mục tiêu này, diện tích nuôi tôm sú được duy trì khoảng 620.000ha, với sản lượng khoảng 330.000 tấn. Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng dự kiến đạt khoảng 530.000 tấn. Năm 2018, xuất khẩu tôm giảm gần 8%, chỉ đạt 3,55 tỷ USD.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tháng 01/2019 khởi sắc với kim ngạch đạt hơn 5,151 tỷ USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ 2018. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ gấp 4,7 lần tốc độ bình quân chung cả nước. Trong tháng 1, Việt Nam nhập khẩu 1,076 tỷ USD từ thị trường Hoa Kỳ. Như vậy, tháng 1 Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD sang Hoa Kỳ. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 19/02)
Tháng 01/2019, tổng trị giá xuất – nhập khẩu cả nước đạt hơn 43 tỷ USD. Trong đó, trị giá kim ngạch xuất khẩu đạt 22,076 tỷ USD và nhập khẩu đạt 21,26 tỷ USD. Như vậy, cán cân thương mại của cả nước thặng dư 816 triệu USD (trước đó Tổng cục Thống kê ước tính cán cân thương mại tháng 1 thâm hụt khoảng 800 triệu USD). Ước tính, nếu tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của cả nước tăng bình quân 5% trong năm 2019, đến đầu tháng 12/2019, kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt kỷ lục mới 500 tỷ USD. (Tổng cục Hải quan ngày 18/02)
Năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm gỗ vẫn tiếp tục được duy trì ở mức hai con số và có thể đạt mục tiêu đề ra là 10,5 tỷ USD. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ đạt hơn 8,9 tỷ USD (không tính các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ), tăng 14,5% so với năm 2017. Nguyên liệu cho chế biến gỗ trong nước đã chiếm 75%. Các doanh nghiệp trong nước chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ. (Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam ngày 21/02)
Trong nửa đầu tháng 2, tổng trị giá xuất khẩu cả nước đạt 4,246 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 6,332 tỷ USD, đưa giá trị nhập siêu tăng lên mức 2,086 tỷ USD. Lũy kế đến ngày 15/02, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,319 tỷ USD, nhập khẩu đạt 27,596 tỷ USD tỷ USD, giá trị nhập siêu gần 1,3 tỷ USD. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 21/02)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố số liệu mới nhất cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 01/2019 ước đạt 644 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu cá tra ước đạt 165 triệu USD, giảm 4,4%; tôm các loại ước đạt 260 triệu USD, giảm 2,2%. Đáng chú ý, tại đồng bằng sông Cửu Lon, giá cá tra loại I chững lại ở mức 29.000 – 29.500 đồng/kg. (Theo baohaiquan.vn ngày 21/02)
Cân đối vĩ mô
Giá vàng Trong tuần qua, giá vàng có 3 ngày tăng giá, 3 ngày giảm giá. Trong phiên giao dịch ngày 23/02 so với ngày 22/02, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng:

– Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,90 – 37,1 triệu đồng/lượng, tăng 80 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

– Công ty Doji: 36,97 – 37,09 triệu đồng/lượng, tăng 110 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều.

Tỷ giá Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm giảm 9 đồng so với tuần trước với 2 ngày tăng giá, 3 ngày giảm giá và 1 ngày không thay đổi. Trong phiên giao dịch ngày 23/02, tỷ giá trung tâm là 22.906 VND/USD, không thay đổi so với tỷ giá ngày 22/02; tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại tăng nhẹ so với ngày 22/02 như sau:

– Vietcombank và Techcombank: 23.165-23.265 VND/USD, tăng 5 đồng ở cả hai chiều mua và bán.

– BIDV: 23.160-23.260 VND/USD, tăng 5 đồng ở mỗi chiều.

Tín dụng Trong tuần 11 – 15/02, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng 51.558 tỷ đồng khi có tới 65.354 tỷ đồng OMO đến hạn. Khối lượng OMO lưu hành giảm liên tục từ mức hơn 150 nghìn tỷ đồng về 101 nghìn tỷ đồng. Kênh tín phiếu vẫn không phát sinh giao dịch và duy trì số dư bằng 0. Lãi suất liên ngân hàng giảm ở tất cả các kỳ hạn, lãi suất qua đêm là 4,52%/năm, lãi suất 1 tuần 4,64%. Chênh lệch lãi suất VND -USD có xu hướng thu hẹp nhưng vẫn duy trì ở mức 1,8 – 2%. (Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn ngày 18/02)
Thị trường tài sản
Cổ phiếu Trong tuần từ ngày 18/02 – 22/02/2019:

– VN-Index có 5 ngày tăng điểm. Chốt tuần, VN-Index tăng 1,34 điểm (+0,14%) lên 988,91 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 198,34 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 4.589,76 triệu đơn vị/ngày.

– HNX-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, HNX-Index tăng 0,7 điểm (+0,66%) lên 106,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 35,39 triệu đơn vị/phiên, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 491,22 triệu đơn vị/ngày.

– Upcom-Index có 4 ngày tăng điểm và 1 ngày giảm điểm. Chốt tuần, Upcom-Index tăng nhẹ 0,02 điểm (+0,03%) lên 55,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 12,462 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 258,178 tỷ đồng/ngày.

Trong tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 17,76 triệu đơn vị (tuần trước mua ròng 37,63 triệu đơn vị). Tuy nhiên, xét về giá trị, họ vẫn mua ròng 45,24 tỷ đồng, giảm mạnh so với giá trị mua ròng của tuần trước (1.875,89 tỷ đồng).

– HOSE: Khối ngoại thực hiện 4 phiên mua ròng và bán ròng duy nhất 1 phiên ngày đầu tuần 18/2. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 8,26 triệu đơn vị, giảm 78,54% so với tuần trước. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 540,47 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 71% so với tuần trước đó (mua ròng 1.867,58 tỷ đồng).

– HNX: Khối ngoại thực hiện 5 phiên mua ròng liên tiếp với tổng khối lượng 1,98 triệu đơn vị,  tổng giá trị 55,41 tỷ đồng (tuần trước đó đã bán ròng 1,92 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 0,36 tỷ đồng).

– UPCoM: Khối ngoại mua ròng 3 phiên và bán ròng 2 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng gần 28 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 550,64 tỷ đồng (tuần trước đó mua ròng 1,09 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 7,95 tỷ đồng).

Bất động sản Trong năm 2019, Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển thêm 8 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở, nâng tổng diện tích sàn nhà ở trên địa bàn lên 178,25 triệu m2 và diện tích nhà ở bình quân đầu người vào cuối năm 2019 lên 19,81 m2/người. Trong năm 2018, thành phố đã phát triển tăng thêm 11,52 triệu m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích nhà ở trên địa bàn lên 173,77 triệu m2, diện tích nhà ở bình quân là 19,75 m2/người. (Theo tinnhanhchungkhoan ngày 20/02)
Việc phát triển nhà ở xã hội mới đạt được 33% so với mục tiêu phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và cần hơn 12 triệu m2 nhà ở xã hội nữa. Hiện nay, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 198 dự án nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng hơn 81.700 căn hộ, tương đương khoảng 4,1 triệu m2.

Trong đó, Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đã hoàn thành 98 dự án, có quy mô hơn 40.700 căn hộ. Chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp có 100 dự án hoàn thành với quy mô hơn 41.000 căn hộ. Nhà ở cho học sinh, sinh viên có 89 dự án nhà hoàn thành, đạt tỷ lệ bình quân 82%. (Theo Bộ Xây dựng ngày 21/02)

Chính sách Quyết định 146/QĐ-TTg

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 01/02/2019 phê duyệt Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát với 3 mục tiêu chính là:

Đánh giá kết quả sản xuất – kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn phạm vi, quy mô của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê nói chung và nghiệp vụ biên soạn tài khoản quốc gia nói riêng, từng bước tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ thống kê quốc tế và góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế.

Theo đề án, khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm: Kinh tế ngầm; kinh tế bất hợp pháp; kinh tế phi chính thức; kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình; hoạt động kinh tế bị bỏ sót. Số liệu kinh tế khu vực này sẽ bắt đầu được đo lường chính thức từ năm 2020.

Quyết định có hiệu lực từ ngày có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nhận định

chuyên gia

Ông Đàm Thế Thái, Phó Tổng giám đốc Công ty tài chính tiêu dùng HD Saison (infomoney.vnngày 17/02):

Thị trường tài chính tiêu dùng năm 2019 vẫn theo xu hướng tăng trưởng mạnh. Nhu cầu vay tiêu dùng tại Việt Nam còn rất lớn, do độ thâm nhập của các tổ chức tín dụng chưa cao, nhất là ở vùng nông thôn. Tỷ lệ mua hàng trả góp chỉ khoảng 20 – 25%, nên dư địa còn rất lớn. Nhu cầu mua mới và nâng cấp xe máy, điện thoại, điện máy gia dụng, đồ gỗ nội thất… của người dân sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm nữa, nên đây sẽ vẫn là sản phẩm chủ lực của các công ty tài chính.

Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (18/02):

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt kết quả tích cực, dự trữ ngoại hối gia tăng mạnh giúp giải tỏa áp lực với tỷ giá, thị trường tiền tệ ổn đinh, lãi suất huy động các tháng tới có thể được duy trì ổn định ở mức hiện tại, thậm chí có thể giảm. Tuy vậy, các rủi ro từ diễn biến quốc tế vẫn còn và có thể thay đổi cục diện rất nhanh.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng (21/02):

Sức ép lên VND trong năm 2019 không quá lớn, nhờ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước được củng cố và duy trì ở mức khá. Giá USD nhiều khả năng sẽ giảm nhẹ trong năm 2019 khi Fed giãn thời gian tăng lãi suất. Ngoài ra, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư 7,2 tỷ USD trong năm 2018 sẽ tạo thêm dư địa cho ổn định tỷ giá tại Việt Nam.

Vòng tuần hoàn tín dụng tăng nhanh

Năm 2019, NHNN Việt Nam định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14% là hoàn toàn hợp lý, nó vừa dựa trên kết quả tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong năm 2019 lấy ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cũng như các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ.

Trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế TP.HCM, ông Tô Duy Lâm – Giám đốc NHNN TP.HCM cho biết: Phân tích đánh giá về khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế và vai trò của tín dụng đối với phát triển kinh tế – xã hội TP.HCM trong năm 2018, phản ánh trên 4 phương diện sau:

Thứ nhất, tín dụng trên địa bàn TP.HCM tăng trưởng hợp lý (16%), phù hợp với định hướng của NHNN. Đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng, DN hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực: xuất khẩu, thương mại du lịch và đầu tư, nông nghiệp nông thôn, DNNVV.

Thứ hai, thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất, tỷ giá không biến động và ở mức hợp lý phù hợp cung cầu thị trường và theo định hướng điều hành của NHNN, góp phần quan trọng trong việc giữ ổn định vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tín dụng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chiếm khoảng 75% tổng dư nợ. Trong đó tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển, có xu hướng tăng trưởng tốt như: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; Ngành xây dựng; Ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động có khác…

Thứ tư, chất lượng tín dụng cải thiện hơn so với những năm trước đây, tính đến cuối năm 2018 tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn còn 2,9% trong tổng dư nợ.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 thấp hơn so với mọi năm có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp, thưa ông?

Như đã nói ở trên tín dụng đã và đang dần ổn định và tập trung vào sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng của NHNN. Tuy nhiên về mặt chỉ số cụ thể tín dụng trong hai năm gần đây đều tăng thấp hơn so với định hướng đề ra, như năm 2018 đầu năm NHNN định hướng toàn hệ thống tăng 17% nhưng đến cuối năm tăng gần 14%.

Ở góc nhìn quản lý đây là xu hướng tích cực xuất phát từ hai yếu tố chính, vốn tín dụng cùng với các nguồn vốn khác trong nền kinh tế, như vốn qua thị trường chứng khoán, vốn của doanh nghiệp, vốn cá nhân, vốn ngân sách… vừa qua đã được khai thác và sử dụng hiệu quả, điều này đã giảm áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng.

Song, vốn tín dụng ngân hàng đã chuyển dịch theo ngành, lĩnh vực kinh tế, phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế thành phố. Đồng thời mở rộng tín dụng vào các ngành chế biến và chế tạo, dịch vụ… đây là những ngành có động lực cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Trong đó, một điểm đáng lưu ý là vòng tuần hoàn tín dụng trong năm qua đã nhanh hơn các năm trước đó.

Theo thống kê của các NHTM, tín dụng trong năm 2018 tăng thấp nhưng doanh số cho vay của các NHTM lại tăng cao. Ví dụ, một đồng vốn cho vay ra của BIDV năm 2017 quay được 3 vòng thì năm 2018 cũng một đồng vốn cho vay ra đã quay được 4 vòng, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đang tăng lên.

Năm 2019, NHNN Việt Nam định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%, ông đánh giá như thế nào?

Chỉ số này theo tôi hoàn toàn hợp lý, nó vừa dựa trên kết quả tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong năm 2019 lấy ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cũng như các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ. Đặc biệt là các giải pháp về củng cố xây dựng nền tảng vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô.

 Xin cảm ơn ông!

Theo Thời báo Ngân hàng

Thông tin kinh tế Quốc tế tuần từ 11 – 16/2/2019

IMF đã dùng thuật ngữ “4 đám mây đen lớn” để mô tả các yếu tố chính làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo có thể xuất hiện một cơn bão kinh tế.

KINH TẾ – TÀI CHÍNH THẾ GIỚI Nội dung
Tăng trưởng – Lạm phát – Eurozone: Ngày 07/02, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã hạ dự báo tốc độ tăng trưởng trong năm 2019 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm sâu do kinh tế Đức suy giảm ngoài dự đoán và các cuộc biểu tình tại Pháp đã tác động đến nền kinh tế ở châu Âu.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Eurozone đạt 1,3%, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán 1,9% đưa ra hồi tháng 11/2018.

+ GDP của Italy chỉ tăng trưởng 0,2%, giảm mạnh so với mức 1% đạt được trong năm 2018, cũng như thấp hơn nhiều so với mức dự báo 1,2% được EC đưa ra hồi tháng 11/2018. Năm 2020, nền kinh tế Italy có thể tăng trưởng 0,8%, thấp hơn so với dự báo 1,3% đưa ra trước đó.

– Indonesia: Tính riêng trong quý IV/2018, nền kinh tế Indonesia tăng 5,18%, đưa tốc độ tăng trưởng cả năm 2018 đạt 5,17%. Đây là mức cao nhất trong 5 năm qua, chủ yếu nhờ vào tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư và chi tiêu của chính phủ, trong đó tiêu dùng hộ gia đình đóng góp 2,74% (tăng 5,05%); đầu tư 2,17% (tăng 6,67%) và chi tiêu chính phủ 0,38% (tăng 4,3%). (Theo Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia ngày 08/02)

Sản xuất công nghiệp Hiệp hội Thép Thế giới cho biết, tổng sản lượng thép thô trên toàn thế giới đạt 1,88 tỷ tấn trong năm 2018, tăng 4,6% so với năm 2017. Trong đó Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu, đạt 928,3 triệu tấn (tăng 6,6%) và chiếm tỷ trọng 51,3% tổng sản lượng thép toàn cầu, tăng nhẹ so với con số 50,3% của năm 2017.

Xếp sau Trung Quốc lần lượt là Ấn Độ (106,5 triệu tấn), Nhật Bản (104,23 triệu tấn), Hoa Kỳ (86,7 triệu tấn), Hàn Quốc (72,5 triệu tấn). Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp thép thế giới luôn trong tình trạng dư thừa nguồn cung do năng lực sản xuất vượt quá nhu cầu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo giai đoạn 2018 – 2020, công suất thép toàn cầu sẽ tăng thêm 52 triệu tấn do sẽ có nhiều quốc gia mở rộng năng lực sản xuất. (Theo Hãng Thông tấn Yonhap ngày 04/01)

Chứng khoán – Chứng khoán Hoa Kỳ: Trong tuần từ ngày 11 – 16/02/2019, chỉ số Dow Jones; S&P 500  và Nasdaq Composite tăng lần lượt 3,09%; 2,50% và 2,51% so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (08/01/2019). Trong ngày giao dịch 15/02/2019:

+ Dow Jones tăng 339,98 điểm (+1,33%) lên 25.883,25 điểm.

+ S&P 500 S&P 500 tăng 29,87 điểm (+1,09%) lên 2.775,60 điểm.

+ Nasdaq Composite tăng 45,46 điểm (+0,61%) lên 7.472,41 điểm.

– Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,72 điểm (0,47%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (15/02/2018) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số:

– Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 239,08 điểm (-1,13%) xuống 20.900,63 điểm.

– Shanghai Composite (Thượng Hải) giảm 37,31 điểm (-1,37%) xuống 2.682,38 điểm.

– Hang Seng (Hồng Kông) giảm 531,21 điểm (-1,87%) xuống 26.900,84 điểm.

Dầu mỏ Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 01/2019 đã giảm xuống còn 11,38 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức 11,45 triệu thùng/ngày của tháng 12/2018 – mức cao kỷ lục tính theo tháng. Con số này giảm khoảng 35.000 thùng mỗi ngày so với mức của tháng 10/2018 (mốc tính theo thỏa thuận toàn cầu).

Như vậy, mức cắt giảm này không đạt được mục tiêu mà thỏa thuận của các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt đã đặt ra. Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu qua hệ thống đường ống dẫn dầu của Nga giảm xuống 4,313 triệu thùng/ngày trong tháng 01/2019, so với mức 4,496 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2018. (Theo Bộ Năng lượng Nga ngày 03/02)

  Tuần từ ngày 11 – 15/02/2019, giá dầu WTI và Brent tăng lần lượt là 5,44% và 6,68%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (25/01/2019), giá dầu thô kỳ hạn:

– Dầu WTI của Hoa Kỳ tăng 1,18 USD (+2,12%) lên 55,59 USD/thùng.

– Dầu Brent tăng 1,68 USD (+2,54%) lên 66,25 USD/thùng.

Châu Âu – Hà Lan: Trong năm 2018, có 42 công ty đã chuyển hoặc cho biết sẽ chuyển các hoạt động của mình từ nước Anh sang Hà Lan do những bất ổn liên quan đến Brexit. Điều này đồng nghĩa với việc dịch chuyển gần 2.000 việc làm và 291 triệu EUR (330 triệu USD) vốn đầu tư. Phần lớn các công ty này là của nước Anh, nhưng cũng có một số công ty đến từ châu Á và Hoa Kỳ.

Nhiều công ty cũng đang xem xét chuyển hoạt động sang các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) như Đức, Pháp và Ireland. Bên cạnh các công ty và tập đoàn, Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) cũng cho biết sẽ chuyển từ Anh sang Hà Lan vì theo luật, cơ quan này không thể hoạt động ở một nước không phải là thành viên của EU. (Theo Cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài của Hà Lan ngày 09/02)

– Anh: Nền kinh tế nước này trong năm 2018 tăng trưởng ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua khi GDP chỉ đạt 1,4%, giảm so với mức 1,8% trong năm 2017, trong khi tăng trưởng GDP trong quý IV/2018 chỉ đạt 0,2%. Tốc độ tăng GDP đã chậm lại rõ rệt trong 3 tháng cuối năm 2018, trong đó riêng tháng 12 giảm 0,4%.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 9/2012, tăng trưởng trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất và dịch vụ giảm trong tháng cuối cùng của năm. Báo cáo của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) được công bố trong bối cảnh tiến trình Brexit vẫn chưa rõ ràng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn. (Theo ONS ngày 11/02) 

– Đức: Brexit không đạt được thỏa thuận có thể làm cho 600.000 người trên thế giới mất việc làm, trong đó Đức chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong trường hợp nhập khẩu của Anh từ các nước còn lại trong EU giảm 25% sau Brexit, khoảng 180.000 việc làm tại các công ty ở 27 nước EU xuất khẩu trực tiếp sang Anh có nguy cơ bị đe dọa.

Trong khi đó, 433.000 việc làm ở các công ty tại EU và trên thế giới cũng có thể bị ảnh hưởng do sản phẩm của các công ty này được bán cho các công ty xuất khẩu trực tiếp sang Anh. (Theo Viện nghiên cứu IWH hàng đầu của Đức ngày 11/02)

– Nga: Nga đã tuyên bố kế hoạch chi trên 25.700 tỷ ruble (tương đương 391 tỷ USD) cho các dự án thuộc nhiều lĩnh vực phát triển chiến lược trong giai đoạn 2019 – 2024, nhằm đảm bảo sự phát triển đột phá về kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, nâng cao điều kiện sống của người dân, tạo ra các cơ hội và điều kiện cho sự phát triển tài năng và thể hiện khả năng của mỗi cá nhân.

Trong khoản chi trên, khoảng 13.200 tỷ ruble sẽ được trích ra từ ngân sách liên bang, 4.900 tỷ ruble lấy từ ngân sách địa phương, 7.500 tỷ ruble từ các nguồn vốn ngoài ngân sách bổ sung. Chính phủ Nga dự định sử dụng 10.100 tỷ ruble (153,8 tỷ USD) trong 25.700 tỷ ruble trên để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua các dự án khác nhau, cũng như một kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng toàn diện.

Ngoài ra, 9.900 tỷ ruble sẽ được dùng để tạo ra một môi trường sống tiện lợi cho người dân, bao gồm hệ thống đường sá, nhà ở và môi trường đô thị an toàn và chất lượng cao, cùng với các dự án sinh thái và sẽ dành khoảng 5.700 tỷ ruble để đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục và văn hóa. (Theo Chính phủ Nga ngày 11/02)

Châu Á – Ai Cập:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhất trí giải ngân khoản vay thứ 5 trị giá 2 tỷ USD cho Ai Cập trong thời gian tới. Chương trình cho vay đối với Ai Cập được hai bên ký kết vào tháng 11/2016. Với khoản cho vay tiếp theo này, Ai Cập sẽ nhận tổng cộng 10 tỷ USD trong khoản cho vay cam kết 12 tỷ USD từ IMF. (Theo Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait ngày 04/02)

+ Ngân hàng Trung ương (CBE) của Ai Cập dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất và lưu hành đồng bảng Ai Cập bằng chất liệu polymer vào năm 2020. Theo kế hoạch, CBE sẽ từng bước đưa vào lưu thông một số loại tiền bằng chất liệu polymer, với mệnh giá ban đầu 10 bảng Ai Cập nhằm thử nghiệm mức độ chấp nhận trên thị trường tiền tệ trong dài hạn.

Nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng việc Ai Cập chuyển đổi sang sử dụng đồng nội tệ bằng chất liệu polymer sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế nước này. Hiện có hơn 30 quốc gia trên thế giới sử dụng tiền polymer. (Theo Truyền thông Ai Cập ngày 08/02)

– Philippines: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm xi-măng nhập khẩu vào quốc gia này, trong bối cảnh lượng nhập khẩu xi-măng gia tăng đột biến là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ điều tra. DTI áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 8,40 PHP/túi 40kg, tương đương 210 PHP/tấn (khoảng 4 USD/tấn).

Lượng thuế tự vệ này được xác định trên cơ sở cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đảm bảo lượng cung duy trì ổn định và giá bán không tăng. Biện pháp tự vệ tạm thời này sẽ có hiệu lực trong 200 ngày dưới hình thức tiền ký quỹ đối với xi măng nhập khẩu với sản phẩm bị điều tra là xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000; thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại trong giai đoạn 2013 – 2017. (Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines ngày 06/02)

– Indonesia: Thâm hụt ngân sách năm 2018 của Indonesia đạt khoảng 1,72% GDP, thấp hơn mức dự tính ban đầu của chính phủ nước này là 2,19% GDP. Đây cũng là mức thâm hụt ngân sách trên GDP thấp nhất kể từ năm 2012. Trong năm 2018, Indonesia lần đầu tiên (kể từ năm 2011) đạt thặng dư ngân sách cơ bản 4.100 tỷ rupiah (khoảng 283,25 triệu USD). (Theo Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia ngày 08/02)

– Các quốc gia Ả-rập: Nợ công tại các quốc gia Ả-rập đã tăng nhanh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, do thâm hụt ngân sách liên tục ở mức cao. Nợ công ở các nước này đã tăng từ 64 – 85% GDP trong thập kỷ tính từ năm 2008. Nợ công tại các nước xuất khẩu dầu mỏ – bao gồm cả sáu quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, tăng từ 13% lên 33% GDP, do giá dầu mỏ 5 năm trước giảm mạnh. (Theo IMF ngày 09/02)

– Hàn Quốc: 

+ Ngày 09/02, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ra phán quyết cho phép Hàn Quốc áp thuế trả đũa gần 85 triệu USD/năm với những mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, nhằm đáp trả lại các biện pháp mà nước này áp dụng với mặt hàng máy giặt nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Tranh chấp giữa hai nước bắt đầu vào năm 2012, khi Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá 9,29% với máy giặt của công ty điện tử Samsung và 13% với máy giặt thương hiệu LG của Hàn Quốc. Vào tháng 8/2013, Hàn Quốc khởi kiện lên WTO. Đến tháng 01/2018, Hàn Quốc đã trình WTO đề nghị phê chuẩn áp thuế trả đũa 711 triệu USD/năm với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

+ Hàn Quốc đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, thay vào đó là làm đa dạng các thị trường xuất khẩu, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc sang các quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam, đã tăng từ 10,4% trong năm 2007 lên 16,6% vào năm 2018, nhờ doanh số bán các sản phẩm bán dẫn, màn hình và hàng hóa tiêu dùng của nước này tăng mạnh. Hàn Quốc đề ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại với ASEAN lên trên 200 tỷ USD vào năm 2020. (Theo Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc ngày 11/01)

Hoa Kỳ Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ trong tháng 01/2019 đã tăng lên 4%, mức cao nhất trong 7 tháng qua, do trong 5 tuần trước đó, khi một phần Chính phủ Hoa Kỳ bị tê liệt không thể hoạt động do chưa thông qua ngân sách, làm cho 800.000 nhân viên chính phủ nghỉ việc  và khoảng 500.000 người phải làm công việc bán thời gian.

Tuy nhiên, trong tháng 1 cũng có thêm 304.000 việc làm đã được tạo ra trên thị trường lao động Hoa Kỳ, mức cao nhất trong gần 1 năm qua và tăng gấp đôi so với dự đoán của các nhà kinh tế.

Trong đó, số việc làm trong ngành giải trí và dịch vụ tăng khoảng 74.000 việc làm, với các nhà hàng và quán bar cung cấp thêm 32.000 việc làm trong khi ngành xây dựng thêm 52.000 việc làm và các trung tâm chăm sóc y tế bổ sung thêm 41.000 việc làm mới. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Hoa Kỳ vẫn là nguồn tăng trưởng cơ bản mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ được dự báo suy giảm trong năm 2019.

(Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ ngày 01/02)

  Chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) của Hoa Kỳ trong tháng 01/2019 đã được cải thiện nhờ sản lượng và số đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Chỉ số PMI tháng 01/2019 của Hoa Kỳ đạt 54,9 điểm, tăng so với 53,8 điểm ghi nhận được trong tháng 12/2018, cho thấy sự cải thiện trong thể trạng chung của lĩnh vực sản xuất. (Theo Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit ngày 01/02)
  Trong tháng 12/2018, các khoản vay tiêu dùng tại nước này tăng 16,6 tỷ USD, thấp hơn mức tăng 22,4 tỷ USD trong tháng 11/2018. Tuy nhiên, đà tăng trong tháng cuối năm vẫn giúp nâng tổng khoản vay tiêu dùng lên mức kỷ lục 4.010 tỷ USD.

Mức chi thông qua thẻ tín dụng tăng 1,7 tỷ USD, giảm so với mức tăng tương ứng 4,8 tỷ USD của tháng 11/2018, trong khi khoản vay mua xe và khoản vay của sinh viên tăng 14,8 tỷ USD. Các nhà phân tích dự báo các khoản vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn, nhờ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp và thu nhập tăng ổn định. Hiện chi tiêu tiêu dùng đang đóng góp 70% hoạt động của kinh tế Hoa Kỳ. (Theo Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ ngày 08/02)

Trung Quốc Ngày 01/02, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã bơm tiền vào thị trường trị giá 80 tỷ CNY (khoảng 11,94 tỷ USD) cho các thỏa thuận mua lại đảo ngược ở mức lãi suất 2,7% để duy trì tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.

Toàn bộ các mức lãi suất chính đều tiếp tục giảm trong ngày 01/02, với kỳ hạn dao động từ lãi suất qua đêm đến một năm. Lãi suất qua đêm của liên ngân hàng Thượng Hải (Shibor) giảm 13,8 điểm cơ bản xuống 2,1% so với ngày giao dịch trước đó, trong khi lãi suất 14 ngày là 2,843%, giảm 13,6 điểm cơ bản.

  Ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu của Trung Quốc đã tăng trưởng 32,1% trong năm 2018, cao hơn mức tăng trung bình 10,3% của các doanh nghiệp công nghiệp chủ chốt của nước này. Sản lượng của ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu Trung Quốc tăng đều đặn trong năm 2018 cho thấy sự tiến triển tương đối tốt trong việc đạt được những kết quả tích cực nhờ chi phí hoạt động tiếp tục giảm và nhu cầu ổn định của thị trường.

Tổng lợi nhuận của ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu Trung Quốc đã đạt 839,38 tỷ CNY (khoảng 125 tỷ USD), chiếm 12,7% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp chủ chốt của nước này.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu Trung Quốc đạt 701,87 tỷ CNY trong năm 2018, tăng 22% so với năm 2017. Xuất khẩu các hóa chất đặc biệt, vật liệu tổng hợp và vật liệu hóa chất hữu cơ tăng lần lượt 19,7%, 17,2% và 21,6%. Trong khi đó, đầu tư của ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu Trung Quốc cũng tăng 6%.

(Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc ngày 09/02)

 

Nhật Bản

Hiệp định thương mại tự do (FTA) EU – Nhật Bản chính thức có hiệu lực từ đêm ngày 31/01 được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là đầu tàu tăng trưởng cho kinh tế Nhật Bản. Để tối ưu hóa lợi ích kinh tế, Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư ra nước ngoài, cũng như thúc đẩy nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Thỏa thuận sẽ giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn và mua sắm rẻ hơn, đồng thời giúp bảo vệ các sản phẩm châu Âu chất lượng cao tại Nhật Bản và ngược lại. Chính phủ Nhật Bản ước tính thỏa thuận với EU sẽ mang lại lợi ích kinh tế vào khoảng 5.200 tỷ JPY (tương đương 48 tỷ USD) và tạo ra 290.000 việc làm. (Theo Chính phủ Nhật Bản ngày 01/02)

Venezuela Venezuela đang triển khai một hệ thống thanh toán theo hình thức như hàng đổi hàng với Ấn Độ nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu dầu khí vào quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới. Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đang tìm các cơ chế thanh toán thay thế sau khi Chính phủ Hoa Kỳ siết chặt các lệnh trừng phạt đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDVSA) nhằm hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu thô của Caracas sang Washington.

Sản lượng dầu thô của Venezuela đã giảm mạnh trong suốt hai thập kỷ qua, từ hơn 3 triệu thùng/ngày vào những năm 2000 – 2001 xuống còn 1,2 – 1,4 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2018. Phần lớn dầu thô của Venezuela sản xuất hiện nay là dầu nặng hoặc siêu nặng. (Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela, Manuel Quevedo ngày 11/02)

Đàm phán – Ký kết Bolivia và Trung Quốc

Theo Tập đoàn mỏ lithium nhà nước Bolivia YLB ngày 10/02, YLB và TBEA – Baocheng của Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận sơ bộ để đầu tư xây dựng 8 nhà máy khai thác và sản xuất lithium tại các mỏ muối ở vùng Andes của Bolivia.

Theo đó, hai bên đã nhất trí thành lập công ty liên doanh với kế hoạch dự định đầu tư gần 2,4 tỷ USD để công nghiệp hóa ngành sản xuất lithium, cùng nhiều khoáng sản khác. Dự kiến YLB và TBEA- Baocheng sẽ thực hiện nghiên cứu cần thiết để xây dựng 5 nhà máy sản xuất kali sunfat, lithium hydroxide, axit boric, bromine và natri bromide tại mỏ Coipasa, bang Oruco, với tổng mức đầu tư trên 1,3 tỷ USD. Công trình này cần 4 – 5 năm để thực hiện.

Theo ước tính đến năm 2025, Trung Quốc cần 800.000 tấn lithium mỗi năm. Trong khi đó, Bolivia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới với khoảng 9 triệu tấn dạng muối, chủ yếu tập trung tại Uyuni.

Nhận định chuyên gia IMF ngày 10/02:

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới thấp hơn dự kiến, IMF ngày 10/02 đã cảnh báo Chính phủ các nước cần chuẩn bị đối phó với cơn bão kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào. IMF đã dùng thuật ngữ “4 đám mây đen lớn” để mô tả các yếu tố chính làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo có thể xuất hiện một cơn bão kinh tế.

Những rủi ro bao gồm: Căng thẳng thương mại và vấn đề thuế quan leo thang; chính sách thắt lưng buộc bụng về tài chính; tính không xác định liên quan đến hậu quả của Brexit và sự mở rộng của nó;  tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại. Trong bản báo cáo công bố vào tháng 01/2019, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 giảm từ 3,7% xuống còn 3,5%.

Theo Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Tài chính

 

Thông tin Kinh tế trong nước tuần từ 11 – 16/2/2019

Việt Nam cần phát huy lợi thế từ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ để có thể hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực và tận dụng được nhiều lợi ích đến từ cơ hội toàn cầu hóa.

KINH TẾ – TÀI CHÍNH VIỆT NAM Nội dung
Tổng cung
Tăng trưởng Bizlive.vn ngày 11/02 dẫn báo cáo của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2019 như sau:  CPI tăng trở lại mức 4% do. Nợ công và nợ chính phủ nhiều khả năng sẽ chững lại, do GDP tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và Chính phủ tích cực thực hiện các hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước làm giảm thiểu áp lực tài chính. Tín dụng tăng trưởng 14% trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 273,25 tỷ USD (tăng 12,5%) và nhập khẩu đạt 265.58 tỷ (tăng 13%). GDP năm 2019 sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 6,7%, giảm nhẹ so với 2018.
Sản xuất công nghiệp Trong năm 2019, ngành trồng trọt phấn đấu đạt đạt 1 triệu ha cây ăn quả, đưa giá trị xuất khẩu rau quả đạt khoảng 4,2 tỷ USD, từng bước hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đối với một số mặt hàng trái cây tươi. Giá trị xuất khẩu rau quả năm 2018 đạt 3,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với trên 73% thị phần. (Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 05/02)
  Theo tính toán từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chi phí sản xuất điện từ than sẽ đội thêm khoảng 5.500 tỷ đồng trong năm 2019, do giá than đã được điều chỉnh tăng (từ đầu tháng 1/2019) của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản và Tổng công ty Đông Bắc cũng như giá than trộn (giữa than nhập khẩu và than sản xuất trong nước).

EVN đề nghị Thủ tướng xem xét cho phép các nhà máy điện được điều chỉnh giá bán điện trong hợp đồng mua bán điện và tham gia thị trường điện do sử dụng than trộn và được tính toán cập nhật vào giá điện bình quân trong năm 2019. (Theo Báo Đầu tư ngày 13/02)

Dịch vụ Trong tuần (ngày 02/02 đến 06/02)ến mùng 2 Tết), tổng số khách du lịch đến Hà Nội đạt 272.788 lượt, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 81.628 lượt khách, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế lưu trú ước đạt 57.303 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đến Hà Nội ước đạt 191.160 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1.056 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2018. (Theo Sở Du lịch Hà Nội ngày 08/02)
Doanh nghiệp Tính đến hết ngày 31/01/2019, đã có 672 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý IV/2018 (chiếm 88,4% vốn hóa trên 3 sàn HoSE, HNX, Upcom). Theo đó, tổng lợi nhuận ròng cả năm 2018 của doanh nghiệp đạt khoảng 243.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2017. Tuy nhiên, nếu loại trừ lợi nhuận đột biến của VHM (tăng gần 13.000 tỷ đồng lợi nhuận) tốc độ tăng trưởng chỉ là 11,8%.

Tỷ lệ ROE chung toàn thị trường đạt 14%, giảm so với 14,5% của năm 2017; trong khi đó ROA tăng từ 2,5% lên 2,7%. Có 557/672 doanh nghiệp báo lãi trong năm 2018, đạt tỷ lệ 83%. Số doanh nghiệp đã hoàn thành lợi nhuận kế hoạch là 307 doanh nghiệp, chiếm 45,7%. Nhóm các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2018 có các mã tiêu biểu: VHM (909,7%), ACB (142,5%), ANV (321,5%), MSR (222,3%). (Bizlive.vn ngày 06/02 dẫn số liệu thống kê từ Hệ thống FiinPro Platform, StoxPlus)

  Trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất trên thế giới do Brand Finance vừa công bố, Việt Nam có 4 ngân hàng là BIDV, VietinBank và Vietcombank và VPBank. VPBank là ngân hàng tư nhân duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, đứng ở vị trí 361. Thứ hạng của giá trị thương hiệu VietinBank tăng từ 310 lên 242, BIDV tăng từ 351 lên 307, Vietcombank tăng từ 368 lên 325 so với năm ngoái. (Theo bnews.vn ngày 11/02)
  Tính đến ngày 01/02/2019, trên cả 3 sàn HoSE, HNX, Upcom có tổng cộng 29 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD. VinGroup soán ngôi Vinamilk, trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất TTCK Việt Nam với hơn 315 nghìn tỷ đồng, tương ứng 13,6 tỷ USD.

Nhóm ngân hàng chiếm áp đảo về số lượng trong danh sách tỷ đô khi có tới 8 cái tên góp mặt trong danh sách, bao gồm Vietcombank (9 tỷ USD), BIDV (4,7 tỷ USD), Techcombank (4,1 tỷ USD), Vietinbank (3,2 tỷ USD), VPBank (2,1 tỷ USD), MBBank (2 tỷ USD), ACB (1,6 tỷ USD) và HDBank (1,3 tỷ USD). (Theo bizlive.vn ngày 11/02)

  Năm 2019, ngành thuỷ sản đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 2,4 tỷ USD. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được, bởi hiện các nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn mà các nước nhập khẩu khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU đã đánh giá và công nhận.

Năm 2019, xuất khẩu cá tra là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất nhờ nhu cầu gia tăng tại Trung Quốc và thuế nhập khẩu cá tra vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm từ 5,5% về 0% trong 3 năm (với cá tra thô); từ 7% về 0% trong 7 năm (với cá tra chế biến). Năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt mức kỷ lục 2,26 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2017. (Bnews ngày 09/02 dẫn nguồn tin từ Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

  Năm 2019 có gần 150 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đã được phê duyệt. Trong quý I/2019, Bộ Công Thương sẽ bàn giao tối thiểu 5 doanh nghiệp đủ điều kiện sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Theo tính toán của SCIC, có hơn 100 doanh nghiệp hiện đủ điều kiện chuyển giao về Tổng công ty. (Theo Tinnhanhchungkhoan.vn ngày 14/02)
  Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu tính đến hết năm 2018 là hơn 3.500 tỷ đồng, giảm khoảng 1.600 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017. Trong quý IV/2018, tổng số tiền trích quỹ bình ổn giá là trên 2.104 tỷ đồng;  số tiền đã sử dụng là hơn 1.642 tỷ đồng. Cùng với lãi phát sinh trên số dư quỹ, quỹ bình ổn giá tới hết quý IV/2018 đạt trên 3.504 tỷ đồng. Số dư quỹ này tại thời điểm ngày 31/12/2017 là hơn 5.105 tỷ đồng. (Theo Bộ Tài chính ngày 12/2)
  Trong năm 2018, qua kiểm toán tổng hợp tại các bộ, ngành và 26 cuộc kiểm toán liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn ODA, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 21.712 tỷ đồng. Một số dự án có sai sót lớn như Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông kiến nghị xử lý tài chính 2.814 tỷ đồng, bằng 23,6% giá trị được kiểm toán.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên kiến nghị xử lý tài chính 2.898 tỷ đồng, bằng 11,4% giá trị được kiểm toán. (Theo Kiểm toán Nhà nước ngày 12/02)

  Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s  xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn mức Ba3 và xếp hạng nhà phát hành nội, ngoại tệ dài hạn mức Ba3, triển vọng ổn định đối với Agribank. Moody’s nhấn mạnh Agribank đã tích cực xử lý tài sản có vấn đề trong 5 năm qua, với nhiều tiến bộ quan trọng trong 6 tháng cuối năm 2018; huy động vốn và thanh khoản ở mức tốt. Đến nay, tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank chiếm hơn 70% tổng dư nợ, chiếm trên 50% thị phần tín dụng nông thôn tại Việt Nam. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về tiền gửi và có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam. (Theo Infomoney.vn ngày 12/02)
Tổng cầu
Đầu tư Năm 2019, Tổng công ty có kế hoạch khởi công 33 dự án lưới điện truyền tải; trong đó có 3 dự án 500kV và 30 dự án 220kV; đồng thời hoàn thành và đưa vào vận hành 47 dự án; trong đó có 14 dự án 500kV, 30 dự án 220kV và ba dự án 110kV, với tổng giá trị 19.500 tỷ đồng, tăng 3.731 tỷ đồng so với khối lượng đầu tư năm trước.

Trong năm 2019, tổng công ty sẽ tập trung đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình quan trọng đảm bảo cấp điện cho miền Nam và hoàn thành các công trình trọng điểm đảm bảo cung cấp điện cho Hà Nội và các khu vực kinh tế trọng điểm. (Thời báo Tài chính ngày 03/02 dẫn nguồn tin từ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia – EVNNPT)

Ngân sách
nhà nước
Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 01/2019 ước đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, bằng 10,2% dự toán, tăng 7,5% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, thu nội địa ước đạt 120,5 nghìn tỷ đồng, bằng 10,3% dự toán, tăng 5,3% (so cùng kỳ năm 2018).

Thu từ dầu thô ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, bằng 10,1% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 19,5 nghìn tỷ đồng, bằng 10,3% dự toán. Tổng chi cân đối NSNN tháng 01/2019 ước đạt 92,9 nghìn tỷ đồng, bằng 5,7% dự toán. Riêng chi đầu tư phát triển đạt thấp, khoảng 0,6% dự toán do đang trong quá trình phân bổ, thông báo kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư. (Theo Bộ Tài chính ngày 01/02)

  Trong tháng 01/2019, toàn ngành Tài chính đã thực hiện 1.587 cuộc thanh tra, kiểm tra; điều tra chống buôn lậu, phát hiện, bắt giữ 1.430 vụ; kiến nghị xử lý tài chính hơn 981 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính hơn 63,2 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp NSNN hơn 220,7 tỷ đồng.

Từ ngày 16/12/2018 đến ngày 15/1/2019, cơ quan hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 1.430 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 39,2 tỷ đồng; số thu ngân sách đạt 15,579 tỷ đồng; cơ quan hải quan khởi tố 5 vụ án hình sự; chuyển cơ quan khác khởi tố 10 vụ. Cơ quan thuế đã thực hiện 802 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 580 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế đã xử lý tăng thu gần 519 tỷ đồng. (Theo Bộ Tài chính ngày 06/02)

Xuất nhập khẩu Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường Hàn Quốc trong năm 2019 nhờ nhu cầu ổn định, giá xuất khẩu cao, ưu đãi thuế quan thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Hàn Quốc – Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đạt 500 triệu USD trong năm 2019, tăng 29,5% so với năm 2018. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 10,9%. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 385,8 triệu USD, tăng 1% so với năm 2017. (Theo thông tin từ VASEP ngày 11/02)

  Trong 15 ngày đầu tháng 01/2019 cả nước nhập 6.362 ô tô nguyên chiếc, trị giá gần 158 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 (47 xe với tổng kim ngạch gần 5,5 triệu USD). Trong đó ô tô dưới 9 chỗ ngồi chiếm phần lớn với 4.264 xe, tổng trị giá gần 96 triệu USD.

Như vậy, trị giá bình quân một chiếc xe du lịch nhập về là 22.500 USD (chưa thuế), tương đương 523 triệu đồng. Năm 2018, cả nước nhập 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD, giảm 16,1% về số lượng và 19,8% về trị giá so với năm 2017. (Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan ngày 12/02)

Cân đối vĩ mô
Giá vàng Trong tuần qua, giá vàng có 2 ngày tăng giá, 1 ngày giảm giá và 3 ngày giá tăng/giảm trái triều. Trong phiên giao dịch ngày 16/02 so với ngày 15/02, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng:

– Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,74 – 36,98 triệu đồng/lượng, tăng 110 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 130 nghìn đồng/lượng chiều bán ra.

– Công ty Doji: 36,80 – 37,20 triệu đồng/lượng, tăng 150 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 50 nghìn đồng/lượng chiều bán ra.

Tỷ giá Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 48 đồng so với tuần trước với 3 ngày tăng giá, 1 ngày giảm giá và 2 ngày không thay đổi. Trong phiên giao dịch ngày 16/02, tỷ giá trung tâm là 22.915 VND/USD, không thay đổi so với tỷ giá ngày 15/02; tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại nhìn chung không thay đổi so với ngày 15/02 như sau:

– Vietcombank: 23.150-23.250 VND/USD, không đổi.

– BIDV: 23.150- 23.250 VND/USD, không thay đổi.

– Techcombank: 23.150-23.250 VND/USD, tăng 20 đồng ở chiều mua vào và không đổi ở chiều bán ra.

Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2019 là khoảng 14%. Tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng nhưng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả và tiếp tục tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Do vốn đầu tư cho nền kinh tế đến từ nhiều nguồn khác nhau nên NHNN sẽ  điều chỉnh tăng trưởng tín dụng cho phù hợp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế Chính phủ đề ra. (Báo điện tử Tổ quốc ngày 07/02 dẫn lời Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng)

Thị trường tài sản
Cổ phiếu Vốn hóa thị trường cuối năm 2018 đạt khoảng 4 triệu tỷ đồng, tăng 13,7% so với 2017. Tỷ lệ vốn hóa/GDP đạt 72,3%, trong khi năm 2017 đạt 70,3%. Tổng giá trị vốn huy động bằng IPO và phát hành thêm cổ phiếu của các doanh nghiệp trong năm đạt khoảng 120.000 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với năm 2017. Trong đó, giá trị các đợt IPO đạt khoảng 74.000 tỷ đồng (khoảng 3,3 tỷ USD), tăng gần 2,5 lần so với năm 2017. (Theo số liệu thống kê trên FiinPro Platform của Stoxplus ngày 11/02)
  Trong tháng 2 sẽ chào bán hơn 37, 6 triệu cổ phần của các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cấp nước Thái Hòa, Công ty cổ phần Cấp nước Diễn Châu, Công ty cổ phần Cấp nước Cửa Lò, Công ty cổ phần Cấp nước Quỳnh Lưu, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Ninh Bình, Công ty cổ phần Lilama 69 – 3, Công ty cổ phần Lilama 10. Trong năm 2018, HNX tổ chức 40 phiên đấu giá, trong đó có 10 phiên IPO, 29 phiên thoái vốn và 1 phiên đấu giá quyền mua.

Tổng khối lượng cổ phần trúng giá hơn 1,09 tỷ cổ phần, đạt tỷ lệ thành công 54%, gấp 3 lần khối lượng cổ phần trúng giá năm 2017. Tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt 21,07 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần giá trị cổ phần trúng giá của năm 2017. Tổng thặng dư vốn cổ phần đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, tổng chênh lệch so với giá khởi điểm đạt 2,8 nghìn tỷ đồng. (Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HNX ngày 01/02)

  Trong tuần từ ngày 11/02 – 15/02/2019:

– VN-Index có 4 ngày tăng điểm và 1 ngày giảm điểm. Chốt tuần, VN-Index giảm 1,45 điểm xuống 950,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 174,02 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 4.156,16 triệu đơn vị/ngày.

– HNX-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, HNX-Index giảm 8 điểm xuống 106,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 34,65 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 415,42 triệu đơn vị/ngày.

 – Upcom-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, Upcom-Index giảm 0,15 điểm xuống 55,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 8,098 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 184,13 tỷ đồng/ngày.

  Trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 37,63 triệu đơn vị, với tổng giá trị 1.875,89 tỷ đồng, tăng 72,46% về lượng và tăng gấp hơn 2,7 lần về giá trị so với tuần trước Tết Nguyên đán – kết thúc vào ngày 01/02 (mua ròng 500,79 tỷ đồng).

– HOSE: Khối ngoại thực hiện 5 phiên mua ròng liên tiếp với khối lượng 38,47 triệu đơn vị, tăng hơn 124% so tuần giao dịch kết thúc vào ngày 01/02, tuy nhiên, về giá trị, khối ngoại  bán ròng 1.867,58 tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần.

– HNX: Khối ngoại thực hiện 3 phiên mua ròng và 2 phiên bán ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 1,92 triệu đơn vị, tuy nhiên về giá trị, khối ngoại mua ròng 0,36 tỷ đồng (tuần trước giao dịch kết thúc vào ngày 01/02 mua ròng hơn 4 triệu đơn vị, giá trị 81,8 tỷ đồng).

– UPCoM: Khối ngoại mua ròng 4 phiên và bán ròng 1 phiên vào cuối tuần 15/2. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 1,09 triệu đơn vị với giá trị 7,95 tỷ đồng, tăng 70,3% về lượng nhưng giảm 81,2% về giá trị so với tuần kết thúc vào ngày 01/02.

Nhận định

chuyên gia

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam (04/02):

Thị trường bất động sản năm 2019 sẽ phát triển với nguồn cung dồi dào, tập trung vào các dự án lớn. Những thành phố thu nhỏ với dịch vụ đầy đủ, hạ tầng đồng bộ như dự án của Vingroup sẽ là xu hướng dẫn dắt thị trường. Do nguồn cung dồi dào nên bất động sản sẽ không có khả năng tăng giá đột biến, thị trường ổn định; đặc biệt, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ rất phát triển.

Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân (09/02):

Năm 2019, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,6 – 6,8% là khả thi. Tuy nhiên, năm 2019, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức lớn bởi tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, khó lường như chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc, chính sách bảo hộ mậu dịch tạo rào cản nhất định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung.

Với độ mở trên 200%, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ có những tác động từ kinh tế thế giới nên phải hết sức chú ý. Điều quan trọng là, chúng ta cần phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có như nông nghiệp, du lịch… để bảo đảm kinh tế phát triển bền vững.

Ngân hàng HSBC (11/02):

Năm 2018 là năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài cao kỷ lục. Với nền tảng vững chắc của một nền kinh tế ủng hộ tự do thương mại và tăng trưởng mạnh, trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư thu hút cho các doanh nghiệp quốc tế.

Việt Nam cần phát huy lợi thế từ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ để có thể hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực và tận dụng được nhiều lợi ích đến từ cơ hội toàn cầu hóa.

Theo Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Tài chính

 

Vai trò của chính sách tiền tệ

Bài viết này là diễn văn nhận chức chủ tịch Hội Kinh tế Mỹ (AES) của Milton Friedman, được phát biểu tại cuộc họp thường niên lần thứ 8 của AES, tại Washington, D. C, ngày 19 tháng 12 năm 1967. “Phần lớn chúng ta đều đồng thuận với các mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế: gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm, ổn định giá cả, và tăng trưởng nhanh. Một số người thì cho rằng những mục tiêu này cùng tương hợp hoặc, trong đó có một số thì cho rằng chúng không tương hợp, theo nghĩa chúng có thể và nên được thay thế bởi một đồng thuận khác. Chỉ có một số rất ít đồng thuận về vai trò mà nhiều công cụ chính sách khác có thể và nên đảm trách để đạt được những mục tiêu này. Chủ đề của tôi trong buổi tối ngày hôm nay là vai trò của một trong những công cụ ấy – chính sách tiền tệ. Chính sách này có thể làm gì? Và nó nên được sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả nhất có thể? Các ý kiến xoay quanh những câu hỏi này thường xuyên thay đổi.”

Phần lớn chúng ta đều đồng thuận với các mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế: gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm, ổn định giá cả, và tăng trưởng nhanh. Một số người thì cho rằng những mục tiêu này cùng tương hợp hoặc, trong đó có một số thì cho rằng chúng không tương hợp, theo nghĩa chúng có thể và nên được thay thế bởi một đồng thuận khác. Chỉ có một số rất ít đồng thuận về vai trò mà nhiều công cụ chính sách khác có thể và nên đảm trách để đạt được những mục tiêu này.

Chủ đề của tôi trong buổi tối ngày hôm nay là vai trò của một trong những công cụ ấy – chính sách tiền tệ. Chính sách này có thể làm gì? Và nó nên được sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả nhất có thể? Các ý kiến xoay quanh những câu hỏi này thường xuyên thay đổi. Bắt đầu từ lòng nhiệt thành với Hệ thống Dự trữ Liên bang mới được hình thành, nhiều nhà quan sát đã cho rằng chính năng lực tinh chỉnh của hệ thống đã tạo ra sự ổn định tương đối của những năm 1920 – để áp dụng một thuật ngữ hiện đại phù hợp. Nhiều người tin rằng một kỷ nguyên mới đã đến khi các chu kỳ kinh doanh bị xem là lỗi thời bởi những tiến bộ của công nghệ tiền tệ. Quan điểm này được giới kinh tế và tầng lớp thường dân đồng thuận, mặc dù, tất nhiên, cũng có một số tiếng nói bất hòa. Cuộc đại suy thoái (Great Contraction) đã đập tan thái độ ngây thơ này. Quan điểm được chuyển sang một thái cực khác. Chính sách tiền tệ là một sợi dây. Bạn có thể kéo nó để ngăn ngừa lạm phát nhưng bạn không thể dùng nó để chặn đứng cuộc suy thoái. Bạn có thể đưa một con ngựa đi uống nước nhưng bạn không thể bắt nó uống. Kiểu lý thuyết cách ngôn này đã sớm bị thay thế bởi phân tích tinh vi và chính xác của Keynes.

Keynes đã cùng lúc đưa ra một lời giải về sự bất lực giả định của chính sách tiền tệ để dập tắt cuộc khủng hoảng, một diễn giải phi tiền tệ về cuộc khủng hoảng, và một diễn giải thay thế chính sách tiền tệ để giải quyết cuộc khủng hoảng và đề xuất của ông ấy đã được chấp nhận với đầy khao khát. Nếu ưa thích thanh khoản là có thật hoặc gần như thế – bởi Keynes khá tin vào thời kỳ thất nghiệp cao – thì lãi suất không thể bị hạ thấp bởi những tính toán tiền tệ. Nếu đầu tư và tiêu dùng ít bị ảnh hưởng bởi lãi suất – như Hansen và nhiều môn đồ khác của Keynes ở Mỹ tin là như vậy – hạ thấp lãi suất, thậm chí khi có thể đạt được, sẽ không tạo ra điều gì tốt cả. Chính sách tiền tệ đã hai lần bị chỉ trích. Cuộc suy thoái bắt đầu, theo quan điểm này, do sụt giảm đầu tư hoặc thiếu cơ hội đầu tư hoặc do tiết kiệm quá mức, không thể, được cho là, bị chặn đứng bởi những tính toán tiền tệ. Nhưng còn có một chính sách tài khóa thay thế có thể sử dụng. Chi tiêu chính phủ có thể thay thế đầu tư tư nhân không hiệu quả. Giảm thuế có thể giúp giải quyết vấn đề tiết kiệm quá mức.

Việc chấp nhận rộng rãi những quan điểm này trong giới kinh tế cho thấy, trong khoảng hai thập kỷ chính sách tiền tệ đã được mọi người tin dùng ngoại trừ một số kẻ đối lập vẫn bám víu vào lý thuyết của kinh tế học mới. Tiền không phải là vấn đề. Nó chỉ đóng một vai trò nhỏ là giữ lãi suất ở mức thấp, để giảm thanh toán lãi suất của ngân sách chính phủ, góp phần vào “tinh thần tử vì đạo của người thực lợi,” và có thể, kích thích nhẹ hoạt động đầu tư để hỗ trợ chi tiêu chính phủ nhằm duy trì một mức tổng cầu cao.

Những quan điểm này khiến chính sách tiền rẻ sau chiến tranh được áp dụng rộng rãi. Và giới kinh tế đã phải nhận một cú sốc khủng khiếp khi những chính sách này thất bại ở từng nước một, khi từng ngân hàng trung ương buộc phải gạt bỏ tính tự phụ vì rõ ràng không thể giữ lãi suất ở mức thấp. Ở đất nước này, kết cục tương tự cũng xảy ra với Hòa ước giữa Bộ Tài chính – Cục dự trữ Liên bang năm 1951, mặc dù chính sách neo giá trái phiếu của chính phủ không chính thức bị bãi bỏ cho đến tận 1953. Lạm phát, bắt nguồn từ chính sách tiền rẻ, không phải do khủng hoảng hậu chiến tranh được tiên liệu rộng rãi trước đó, làm mất đi trật tự của thời đại. Điều này khởi đầu cho sự hồi phục niềm tin vào sự hiệu nghiệm của chính sách tiền tệ.

Sự hồi phục này được ấp ủ mạnh mẽ trong giới kinh tế bằng những phát triển về lý thuyết được Haberler khởi xướng nhưng lại được biết đến bởi Pigou, đã chỉ ra một phương thức – đặc biệt, thay đổi về của cải – mà nhờ đó thay đổi lượng tiền thực tế có thể tác động đến tổng cầu mà thậm chí không làm thay đổi lãi suất. Những phát triển lý thuyết này không khiến lập luận của Keynes chống lại sức mạnh của những tính toán tiền tệ chính thống suy yếu, khi ưa thích thanh khoản được ưa chuộng trong những điều kiện mà việc điều hành tiền tệ thông thường đơn giản là bao gồm việc thay thế tiền cho những tài sản khác mà không làm thay đổi tổng lượng của cải. Nhưng họ đã chỉ ra những thay đổi về lượng tiền xuất hiện như thế nào theo nhiều cách khác nhau có thể ảnh hưởng đến tổng chi tiêu thậm chí trong những tình huống như vậy. Và, cơ bản hơn nữa, họ tấn công luận điểm lý thuyết chủ đạo của Keynes, rằng thậm chí trong một thị trường giá linh hoạt, một trạng thái cân bằng tại mức toàn dụng lao động có thể không tồn tại. Từ nay về sau, thất nghiệp lại phải được giải thích bởi tính cứng nhắc hoặc tính không hoàn hảo, mà không phải bởi sản lượng tự nhiên của một quá trình được điều tiết hoàn toàn bởi thị trường.

Sự hồi phục niềm tin trong cuộc tấn công chính sách tiền tệ được ấp ủ cũng bởi một cuộc tái lập vai trò của tiền tệ từ năm 1929 đến 1933. Keynes và hầu hết các nhà kinh tế trong thời đại này tin rằng Đại khủng hoảng ở Mỹ xảy ra là bởi những chính sách tiền tệ bành trướng quá mức do các cơ quan tiền tệ – khi họ đã làm tốt nhất có thể nhưng vẫn chưa đủ tốt.4 Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy thực tế hoàn toàn ngược lại: Các cơ quan tiền tệ của Mỹ đã áp dụng chính sách kiềm chế lạm phát triệt để. Lượng tiền trong nước Mỹ đã giảm 1/3 trong giai đoạn khủng hoảng. Và nó giảm không phải bởi không có những người sẵn sàng cho vay – không phải bởi con ngựa không uống nước. Nó giảm bởi Hệ thống Cục dự trữ Liên bang đã cố áp hoặc cho phép một mức giảm rõ rệt lượng tiền cơ sở, bởi Cục đã thất bại trong việc thực thi trách nghiệm được ấn định trong Hiến định của Cục dự trữ Liên bang về việc cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Đại khủng hoảng là bằng chứng rõ ràng về sức mạnh của chính sách tiền tệ – không phải, như Keynes và nhiều môn đồ của ông tin rằng, là bằng chứng cho sự bất lực của nó.

Ở Mỹ, sự hồi phục niềm tin vào sự hiệu nghiệm của chính sách tiền tệ đã được củng cố cũng bởi mọi người đã vỡ mộng với chính sách tài khóa, khi nó không có nhiều khả năng tác động tới tổng cầu cũng như không có tính khả thi trong thực tiễn và chính trị. Trong nỗ lực điều chỉnh hoạt động của toàn nền kinh tế, các khoản chi tiêu dần phản ứng chậm chạp và có độ trễ cao, vì thế mối quan tâm chuyển vào thuế. Nhưng ở đây những yếu tố chính trị tham gia hoàn toàn là để ngăn sự điều chỉnh tức thời với nhu cầu được dự đoán, như đã được trình bày bằng đồ họa trong hàng tháng từ khi tôi viết bản nháp đầu tiên của bài phát biểu này. “Tinh chỉnh” là một cụm từ có chất gợi kỳ diệu trong thời đại điện tử này, nhưng nó không giống `lắm với, tôi bổ sung thêm, một điều thuần ác có thể xảy ra trong thực tiễn.

Rất khó để nhận ra quan điểm của giới kinh tế về vai trò của tiền tệ đã thay đổi căn bản như thế nào. Hiếm có một nhà kinh tế nào ngày nay chấp nhận các quan điểm được xem là bịa đặt trong khoảng hai thập kỷ qua. Tôi sẽ trích ở đây một vài ví dụ.

Trong cuộc trao đổi được công bố năm 1945, E. A. Goldenweiser, sau đó là Giám đốc của Bộ phận Nghiên cứu của Ủy ban Dự trữ Liên bang, đã cho rằng mục đích cơ bản của chính sách tiền tệ là để “duy trì giá trị của trái phiếu chính phủ… Đất nước này sẽ phải điều chỉnh lãi suất lên 2.5% bằng lợi nhuận trên tiền lâu dài, an toàn, bởi thời gian thích hợp khi lợi nhuận của vốn tiên phong có thể không còn bị giới hạn như trong quá khứ nữa” [4, trang 117].

Trong một cuốn sách có tên Tài trợ cho sự thịnh vượng của nước Mỹ (Financing American Prosperity), do Paul Homan và Fritz Machlip chủ biên, xuất bản năm 1945, Alvin Hansen đã dành 9 trang để nói về “vấn đề tiết kiệm-đầu tư” mà không có bất kỳ nhu cầu sử dụng từ “lãi suất” nào hoặc bất kỳ mô phỏng nào gần gũi hơn nữa [5, pp. 218-27]. Trong tập này, Fritz Machlup đã viết, “Những nghi vấn về lãi suất, đặc biệt là về sự biến động hoặc ổn định của nó, có thể không nằm trong những vấn đề quan trọng nhất của nền kinh tế hậu chiến tranh, nhưng chúng thực sự là những vấn đề rắc rối” [5, p. 466] Trong phần của mình, John H. Williams – không chỉ là giáo sư tại Harvard mà còn là một cố vấn kỳ cựu cho Ngân hàng Dự dữ Liên bang New York – viết “Tôi không thấy một viễn cảnh nào về sự hồi phục việc kiểm soát tiền tệ hoàn toàn trong giai đoạn hậu chiến tranh” [5, p. 383].

Một phần khác trong những tập này đề cập tới chính sách hậu chiến tranh đã xuất hiện tại thời điểm này, Hoạch định và Thanh toán cho Toàn dụng Lao động (Planning and Paying for Full Employment), do Abba P. Lerner và Frank D. Graham chủ biên [6] và gồm những tác giả mang tất cả những sắc thái quan điểm chuyên gia – từ Henry Simons và Frank Graham đến Abba Lerner và Hans Neisser. Tuy Albert Halasi, trong bài tổng hợp xuất sắc của mình, đã có thể nói “Những tác giả của chúng tôi không thảo luận những câu hỏi về cung tiền…Chúng tôi cũng không quan tâm đặc biệt đến chính sách tín dụng để chữa vết thương của cuộc khủng hoảng…Lạm phát…có thể được giải quyết hiệu quả hơn bằng cách tăng lãi suất…Nhưng…Những tính toán chống lạm phát khác…có thể được ưa dùng hơn” [6, pp. 23-24]. Nghiên cứu về Kinh tế học Đương đại (A Survey of Contemporary Economics), do Howard Ellis chủ biên xuất bản năm 1948, là một nỗ lực “chính thức” nhằm soạn thảo trạng thái tư tưởng kinh tế của thời đại. Trong phần của mình, Arthur Smithies viết, “Trong khuôn khổ hoạt động bồi thường, tôi tin rằng phải dùng chính sách tài khóa nhiều hơn. Đối thủ chính của nó, chính sách tiền tệ, dường như không phù hợp trong bối cảnh thể chế này. Đất nước này dần cam kết hơn với những thứ như mức lãi suất thấp hiện tại trên một cơ sở lâu dài” [1, p.208].

Những trích dẫn này cho thấy kiểu tư tưởng của giới chuyên gia cách đây khoảng hai thập kỷ. Nếu bạn muốn đi xa hơn trong cuộc điều tra khiêm tốn này, tôi khuyên bạn nên so sánh những phần nói về tiền tệ – khi bạn tìm thấy chúng – trong những cuốn sách Nguyên lý trong những năm đầu hậu chiến tranh với những phần dài bị cắt bỏ hiện tại, hoặc đặc biệt, khi những nguyên lý trước đó và gần đây là những ấn bản khác của cuốn sách đã nói ở trên.

Con lắc đã dao động mạnh hơn kể từ đó, nếu không phải là tất cả những tư tưởng dẫn đến quan điểm của cuối những năm 1920, thì ít nhất là gần với quan điểm ấy hơn với quan điểm của năm 1945. Đương nhiên có nhiều sự khác biệt giữa thời điểm đó và bây giờ, ít trong cuộc tấn cống được cho là nhằm vào chính sách tiền tệ hơn là những vai trò mà nó đảm nhiệm và tiêu chuẩn mà giới chuyên gia tin rằng chính sách tiền tệ nên đi theo. Sau đó, vai trò chính của chính sách tiền tệ là thúc đẩy ổn định giá cả và bảo vệ chuẩn bản vị vàng; tiêu chuẩn chính của chính sách tiền tệ là trạng thái của “thị trường tiền tệ”, mở rộng “đầu cơ” và sự dịch chuyển của vàng. Ngày nay, vai trò cơ bản được cho là thúc đẩy toàn dụng lao động, bằng cách ngăn ngừa lạm phát, mục tiêu vẫn tiếp tục nhưng rõ ràng là bị đẩy xuống vị trí thứ hai. Và có một bất đồng lớn về tiêu chuẩn chính sách, từ việc nhấn mạnh vào những điều kiện của thị trường tiền tệ, lãi suất và lượng tiền, đến niềm tin rằng trạng thái lao động nên là tiêu chuẩn tương đương của chính sách.

Tuy nhiên tôi nhấn mạnh đến sự tương đồng giữa những quan điểm thắng thế trong cuối thế kỷ 20 và những quan điểm đang thịnh hành bởi tôi sợ rằng, bây giờ và sau này, con lắc có thể xoay đi quá xa, và, chúng ta gặp nguy hiểm khi giao cho chính sách tiền tệ một vai trò lớn hơn khả năng của nó, khi yêu cầu nó hoàn thành những nhiệm vụ mà nó không thể hoàn thành, và hệ quả là, rất nguy hiểm khi ngăn cản nó làm những điều mà nó có thể làm.

Tôi hiếm khi phải chê bai tầm quan trọng của tiền tệ, do đó, nhiệm vụ trước tiên của tôi sẽ là nhấn mạnh vào những gì mà chính sách tiền tệ không thể đảm nhiệm. Sau đó, tôi sẽ cố gắng vạch ra những điều mà nó có thể làm và cách nó có thể làm tốt nhất, trong khả năng hiểu biết – hoặc hạn chế hiện tại của chúng ta.

  1. Chính sách Tiền tệ không thể làm gì

Từ vô vàn những điều phủ định, tôi lựa chọn ra đây hai hạn chế của chính sách tiền tệ để thảo luận: (1) Không thể neo lãi suất trong hơn mọi giai đoạn giới hạn; (2) Không thể ổn định tỷ lệ thất nghiệp trong hơn mọi giai đoạn giới hạn. Tôi lựa chọn hai điều này bởi sự tương phản giữa chúng hoặc chúng được công nhận rộng rãi, bởi chúng đảm nhiệm hai nhiệm vụ chính không thể hoàn thành được gán cho chính sách tiền tệ, và quan trọng là bởi những phân tích lý thuyết tương tự của cả hai.

Neo lãi suất

Lịch sử đã chứng minh cho hầu hết mọi người về hạn chế đầu tiên này. Như đã lưu ý trước đó, thất bại của chính sách tiền rẻ là nguyên nhân chính của phản ứng chống lại chủ nghĩa Keynesian đơn giản. Ở Mỹ, phản ứng này bao gồm sự công nhận rộng rãi rằng trong thời chiến và hậu chiến, việc neo giá trái phiếu là một sai lầm, việc ngăn cản chính sách này là một bước đi cần thiết và đáng mong đợi, và không có hệ quả kinh khủng và ghê gớm nào được dự đoán một cách thẳng thắn trong thời gian này.

Hạn chế này bắt nguồn từ một đặc điểm được hiểu sai khá nhiều về mối quan hệ giữa tiền tệ và lãi suất. Hãy để Cục Dự trữ Liên bang xử lý để giữ lãi suất thấp. Cục Dự trữ Liên bang cố gắng thực hiện điều này như thế nào? Bằng cách mua cổ phiếu. Điều này khiến giá của chúng tăng lên và hạ thấp lợi nhuận của chúng xuống. Trong quá trình này, hành động của FED cũng làm tăng lượng dự trữ có thể đối với các ngân hàng, sau đó là lượng tín dụng ngân hàng, và, cuối cùng là tổng lượng tiền. Đó là lý do tại sao, đặc biệt với các ngân hàng trung ương, và rộng hơn là cộng đồng tài chính, nhìn chung tin rằng khi lượng tiền tăng sẽ làm hạ lãi suất. Các nhà kinh tế tháp ngà chấp nhận kết luận tương tự, nhưng vì những lý do khác. Họ thấy, trong mắt của mình, một kế hoạch ưa thích thanh khoản dốc xuống. Mọi người có thể bị xui khiến bằng cách nào để giữ một lượng tiền lớn? Cách duy nhất là chờ khi hạ lãi suất.

Cả hai đều đúng, ở chung một điểm. Tác động đầu tiên của việc tăng lượng tiền với một tốc độ nhanh hơn là để khiến lãi suất thấp hơn so với mức bình thường trong một thời gian. Nhưng điều này chỉ là khởi đầu chứ không phải điểm kết thúc của quá trình. Tốc độ tăng trưởng tiền tệ càng nhanh, sẽ kích thích tiêu dùng, vừa thông qua tác động vào đầu tư của thị trường lãi suất thấp vừa thông qua tác động vào tiêu dùng khác và do đó giá tương quan của cân bằng tiền mặt cao hơn mức kỳ vọng. Nhưng chi tiêu của người này sẽ là thu nhập của người khác. Tăng thu nhập sẽ làm tăng kế hoạch thanh khoản và nhu cầu vay nợ; và cũng làm tăng giá, vì thế sẽ giảm lượng tiền thực tế. Những tác động này sẽ đảo ngược áp lực giảm ban đầu lên lãi suất một cách công bằng, ví dụ, trong một giai đoạn dưới một năm. Cùng với đó họ sẽ dự định, sau khoảng một quãng nghỉ dài hơn, ví dụ, từ một đến hai năm, để đưa lãi suất trở lại mức ban đầu. Quả thực, với giả định khuynh hướng phản ứng quá mức của nền kinh tế, chúng có thể tăng lãi suất tạm thời vượt ra khỏi mức đó, thiết lập một quá trình điều chỉnh theo chu kỳ.

Một tác động thứ tư, khi và nếu nó đi vào hoạt động, thậm chí sẽ đi xa hơn, và chắc chắn nghĩa là một mức bành trướng tiền tệ cao sẽ phản ứng lại một mức lãi suất cao hơn, chứ không thấp hơn là sẽ được kỳ vọng. Hãy để mức tăng trưởng tiền tệ cao hơn làm tăng mức giá, và hãy để công chúng kỳ vọng rằng mức giá sẽ tiếp tục tăng. Những người vay tiền từ đó sẽ sẵn sàng trả và người cho vay thì sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn – như Irving Fisher đã chỉ ra cách đây vài thập kỷ. Ảnh hưởng kỳ vọng về mức giá này sẽ dần dần phát triển và cũng chầm chậm biến mất. Fisher đã dự đoán rằng sẽ mất  vài thập kỷ để hoàn tất việc điều chỉnh và ngày càng nhiều những công trình gần đây nhất quán với phỏng đoán này của ông.

Những ảnh hưởng có tính hệ quả này giải thích tại sao mọi nỗ lực giữ lãi suất ở mức thấp đã thúc đẩy cơ quan tiền tệ tham gia vào việc mua bán trên những thị trường mở cực lớn. Chúng giải thích tại sao, về mặt lịch sử, lãi suất danh nghĩa cao và tăng lại phù hợp với tăng trưởng nhanh về lượng tiền, như ở Brazil hay Chile và Mỹ những năm gần đây, và tại sao lãi suất thấp và giảm lại phù hợp với tăng trưởng lượng tiền chậm như ở Thụy Sĩ hiện nay và ở Mỹ giai đoạn 1929 – 1933. Dựa trên kinh nghiệm, lãi suất thấp là một tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ đang thắt chặt theo nghĩa lượng tiền đã tăng chậm lại, lãi suất cao là một tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ đang buông lỏng – theo nghĩa lượng tiền đang tăng nhanh. Nhưng thực tế trải nghiệm lại đi ngược lại hoàn toàn khỏi cái mà giới tài chính và giới chuyên môn gần như bỏ ngỏ.

Nghịch lý là, cơ quan tiền tệ có thể đảm bảo lãi suất danh nghĩa ở mức thấp – nhưng để làm thế họ sẽ phải sử dụng cái dường như là hướng đối nghịch lại, bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ chống lạm phát. Tương tự như thế, họ có thể đảm bảo lãi suất danh nghĩa ở mức cao bằng cách sử dụng chính sách lạm phát và chấp nhận sự dịch chuyển tạm thời của lãi suất theo hướng ngược lại.

Những cân nhắc này không chỉ giải thích tại sao chính sách tiền tệ không thể neo lãi suất, mà nó còn giải thích tại sao lãi suất là một chỉ báo sai lầm cho việc liệu chính sách tiền tệ đang “nới lỏng” hay “thắt chặt”. Vì thế, sẽ tốt hơn khi nhìn vào mức độ thay đổi của lượng tiền.5

Lao động là một Tiêu chuẩn Chính sách

Giới hạn thứ hai mà tôi muốn thảo luận phần nhiều là chống lại lối tư duy hiện tại. Tăng trưởng tiền tệ, thường được biết, sẽ làm tăng lượng việc làm; khủng hoảng tiền tệ sẽ làm cản trở việc làm. Nếu thế thì tại sao, cơ quan tiền tệ không thể áp dụng một mục tiêu cho việc làm hay thất nghiệp – giả dụ, 3% thất nghiệp; sẽ là thắt chặt khi thất nghiệp thấp hơn mức mục tiêu; nới lỏng khi thất nghiệp cao hơn mục tiêu; và theo cách này neo thất nghiệp ở mức, giả dụ, 3%? Vấn đề là không thể làm chính sách như thế với lãi suất – sự khác biệt giữa hệ quả ngay lập tức và độ trễ của một chính sách  Nhờ có Wicksell, tất cả chúng ta đã biết định nghĩa về lãi suất “tự nhiên” và khả năng tương phản giữa lãi suất “tự nhiên” và lãi suất “thị trường”. Phân tích trước đó về lãi suất có thể được diễn giải một cách công bằng trực tiếp theo khái niệm của Wicksell. Cơ quan tiền tệ có thể làm lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất tự nhiên bằng cách tạo ra lạm phát. Và có thể khiến lãi suất thị trường cao hơn lãi suất tự nhiên bằng giảm phát. Chúng ta chỉ thêm một chút vào ý tưởng của Wicksell – Sự phân biệt của Irving Fisher giữa lãi suất danh nghĩa và thực tế. Hãy để cơ quan tiền tệ giữ lãi suất thị trường danh  nghĩa một thời gian dưới lãi suất tự nhiên bằng lạm phát. Điều đó ngược lại sẽ làm tăng bản thân lãi suất danh nghĩa tự nhiên; khi những dự báo về lạm phát được mọi người biết tới, do đó vẫn yêu cầu lạm phát nhanh hơn để giữ lãi suất thị trường ở mức thấp. Tương tự như thế, vì ảnh hưởng của Fisher, cơ quan tiền tệ sẽ không chỉ yêu cầu giảm phát mà còn giảm phát cực nhanh để giữ lãi suất thị trường cao hơn mức “tự nhiên” ban đầu.

Phân tích này có bản sao gần giống trong thị trường lao động. Tại bất kỳ thời điểm nào, tồn tại một mức thất nghiệp có tính nhất quán với điểm cân bằng trong cấu trúc của tỷ lệ lương thực tế. Tại mức thất nghiệp này, lương thực tế luôn luôn ở mức trung bình để tăng lên một tỷ lệ cũ “thông thường”, ví dụ, tại một mức có thể được duy trì không rõ ràng rất lâu như nền tảng vốn, những tiến bộ công nghệ, vân vân, duy trì trong xu hướng dài hạn của chúng. Một mức thất nghiệp thấp hơn là một chỉ báo rằng cầu lao động đang vượt mức và sẽ tạo ra áp lực tăng lương thực tế. Một mức thất nghiệp cao hơn là một chỉ báo rằng cung lao động đang vượt mức, và sẽ tạo ra áp lực giảm lương thực tế. Nói cách khác, mức “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” sẽ được xác định bởi hệ thống các phương trình cân bằng tổng quát của Walras, được áp vào những đặc tính cấu trúc thực sự của thị trường lao động và hàng hóa, bao gồm tính không hoàn hảo của thị trường, tính đa dạng ngẫu nhiên về cung và cầu, chi phí thu thập thông tin về việc làm và lượng lao động, chi phí dịch chuyển, và nhiều hơn nữa.6

Bạn sẽ nhận ra mối tương đồng gần gũi giữa quan điểm này và đường Phillip. Mối tương đồng này không hề ngẫu nhiên. Phân tích của Phillips về mối quan hệ giữa thất nghiệp và sự thay đổi của lương xứng đáng được xem là đóng góp nền tảng và quan trọng. Nhưng, không may là, nó vẫn có một lỗ hổng cơ bản – thất bại trong việc phân biệt giữa lương danh nghĩa và lương thực tế – cũng như phân tích của Wicksell đã thất bại trong việc phân biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Nói một cách hàm ý thì, Phillips đã viết bài luận của mình về một thế giới mà trong đó mọi người đã dự báo rằng giá danh nghĩa sẽ ổn định và trong đó việc dự báo đã duy trì không thay đổi bất kỳ điều gì đã diễn ra với lương và giá thực tế. Giả định, theo hướng ngược lại, mọi người dự báo rằng giá sẽ tăng ở mức khoảng hơn 75% một năm – ví dụ, như những người Brazil đã làm cách đây vài năm. Sau đó lương phải tăng lên mức đơn giản là để giữ lương thực tế không đổi. Cung lao động vượt mức sẽ được phản ánh trong mức tăng không quá nhanh của lương danh nghĩa hơn là trong mức giá được dự báo7, không phải trong một mức giảm hoàn toàn của lương. Khi Brazil đưa ra một chính sách để hạ mức tăng của giá, và đã thành công trong việc hạ mức tăng của giá về khoảng 45% một năm, trước tiên khiến mức thất nghiệp tăng rõ ràng bởi ảnh hưởng của những dự báo trước đó, mức lương đã tiếp tục tăng đến một điểm cao hơn mức tăng mới của giá, mặc dù thấp hơn mức ban đầu. Đây là kết quả đã trải qua, và được kỳ vọng, bằng tất cả những nỗ lực để giảm mức lạm phát xuống dưới mức được dự báo trước đó.8

Để tránh hiểm nhầm, tôi muốn nhấn mạnh rằng, với việc sử dụng cụm từ tỷ lệ thất nghiệp “tự nhiên”, tôi không có ý cho rằng nó không thể thay đổi và cố định. Ngược lại, nhiều đặc tính xác định các mức độ của thị trường phụ thuộc vào con người và chính sách. Ở Mỹ, ví dụ, tỷ lệ lương tối thiểu hợp pháp, Đạo luật Walsh-Healy và Davis-Bacon, và sức mạnh của các công đoàn lao động khiến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao hơn mức kỳ vọng. Những cải tiến về trao đổi lao động, về khả năng thông tin cơ hội việc làm và nguồn cung lao động, và hơn nữa, sẽ luôn hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Lý do mà tôi sử dụng cụm từ “tự nhiên” cũng giốngmà Wicksell đưa ra – để cố gắng phân biệt những lực lượng thực tế với những lực lượng tiền tệ.

Chúng ta hãy giả định rằng cơ quan tiền tệ cố gắng neo tỷ lệ thất nghiệp “thị trường” ở dưới mức “tự nhiên”. Để xác định, giả sử lấy 3% là tỷ lệ mục tiêu và tỷ lệ tự nhiên cao hơn 3%. Cũng giả sử rằng chúng ta bắt đầu vào thời điểm khi giá ổn định và khi thất nghiệp cao hơn 3%. Theo đó, cơ quan tiền tệ sẽ tăng tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Đây được xem là bành trướng tiền tệ. Bằng cách làm cho cân bằng tiền danh nghĩa cao hơn mức kỳ vọng của người dân, ban đầu nó sẽ có khuynh hướng hạ lãi suất và theo cách này hoặc cách khác để kích thích tiêu dùng. Thu nhập và chi tiêu sẽ bắt đầu tăng.

Ban đầu, phần nhiều hoặc hầu hết gia tăng về thu nhập sẽ làm gia tăng sản lượng và lao động hơn là gia tăng giá cả. Mọi người đang kỳ vọng giá cả sẽ ổn định, và giá và lương được thiết lập trong tương lai dựa trên nền tảng cơ sở này. Mọi người sẽ mất thời gian để điều chỉnh sang một trạng thái nhu cầu mới. Các nhà sản xuất sẽ có khuynh hướng phản ứng lại sự gia tăng ban đầu của tổng cầu bằng cách tăng sản lượng, công nhân phải làm thêm giờ, và những người thất nghiệp sẽ có được công việc cung cấp mức lương danh nghĩa trước đó. Điều này khá giống với lý thuyết chuẩn.

Nhưng nó chỉ mô tả những ảnh hưởng ban đầu. Bởi giá bán sản phẩm thường phản ứng theo mức tăng ngẫu nhiên của cầu danh nghĩa nhanh hơn giá của các yếu tố sản suất, lương thực tế được nhận sẽ giảm – mặc dù lương thực tế được người lao động dự báo là tăng, bởi những người lao động hoàn toàn ước lượng mức lương đưa ra tại điểm giá trước đó. Quả thực, sự sụt giảm đồng thời trước đó của lương thực tế của người chủ lao động và việc tăng sau đó của lương thực tế với người lao động khiến cho tỷ lệ lao  động tăng. Nhưng sự sụt giảm trước đó của lương thực tế sẽ sớm tác động đến những dự báo. Người lao động sẽ bắt đầu dựa vào việc tăng giá của những thứ mà họ mua và để yêu cầu về lương danh nghĩa cao hơn trong tương lai. Thất nghiệp “thị trường” ở dưới mức “tự nhiên”. Cầu lao động vượt mức, nên lương thực tế sẽ có xu hướng tăng về mức ban đầu.

Mặc dù vậy tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao vẫn tiếp tục, mức tăng của lương thực tế sẽ làm đảo chiều sụt giảm thất nghiệp, và sau đó khiến nó tăng lên, có khuynh hướng đưa thất nghiệp trở lại mức ban đầu. Để giữ thất nghiệp ở mức mục tiêu 3%, cơ quan tiền tệ sẽ phải tiếp tục tăng tăng trưởng tiền tệ nhiều hơn. Như trường hợp với lãi suất, mức “thị trường” có thể được giữ dưới mức “tự nhiên” chỉ bằng công cụ lạm phát. Và như trong trường hợp lãi suất, cũng, chỉ bằng cách gia tăng lạm phát. Ngược lại, hãy để cơ quan tiền tệ chọn một mức thất nghiệp cao hơn mức tự nhiên, và họ sẽ buộc phải giảm phát và lạm phát cùng một lúc.

Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ quan tiền tệ chọn tỷ lệ “tự nhiên – hoặc là lãi suất hoặc là thất nghiệp – để làm mục tiêu? Vấn đề ở đây là họ không thể biết tỷ lệ “tự nhiên” là bao nhiêu. Không may là, chúng ta vẫn chưa tìm ra phương pháp để tính chính xác và dễ dàng tỷ lệ tự nhiên của lãi suất và thất nghiệp. Và tỷ lệ “tự nhiên” sẽ tự thay đổi theo thời gian. Nhưng vấn đề cơ bản là thậm chí cơ quan tiền tệ biết tỷ lệ “tự nhiên”, và cố gắng neo tỷ lệ thị trường tại điểm đó, thì chúng ta cũng sẽ không thể có một chính sách rõ ràng. Tỷ lệ “thị trường” sẽ thay đổi theo tỷ lệ tự nhiên vì nhiều lý do khác hơn là chính sách tiền tệ. Nếu cơ quan tiền tệ phản ứng với những biến động này, những ảnh hưởng lâu dài hơn sẽ xuất hiện và khiến bất kỳ con đường tăng trưởng tiền tệ nào mà nó theo đuổi cuổi cùng sẽ nhất quán với quy luật của chính sách. Quá trình thực sự của tăng trưởng tiền tệ sẽ diễn ra như một cuộc dạo chơi ngẫu nhiên, chống chọi theo cách này hay cách khác bằng thứ sức mạnh sẽ sản sinh ra những chệch hướng tạm thời của tỷ lệ thị trường so với tỷ lệ tự nhiên.

Phát biểu kết luận này một cách khác biệt thì, luôn có một sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp; và không có đánh đổi mãi mãi. Đánh đổi tạm thời không đến từ bản thân lạm phát, mà đến từ lạm phát được dự báo, thường ám chỉ, từ một mức tăng của lạm phát. Mọi người tin rằng tổn tại sự đánh đổi mãi mãi là một phiên bản phức tạp của sự cân nhắc giữa “cao” và “ gia tăng” rằng tất cả chúng ta đều nhận ra trong những trường hợp đơn giản hơn. Một mức tăng của lạm phát có thể làm giảm thất nghiệp, nhưng một mức cao thì không.

Nhưng, bạn sẽ thắc mắc, vậy “tạm thời” là bao lâu? Với lãi suất, chúng ta có một vài chứng cứ từ hệ thống về thời gian mỗi một tác động diễn ra. Với thất nghiệp, chúng ta không có chứng cứ nào. Tôi có thể mạo hiểm đưa ra một đánh giá cả nhân, dựa trên một số nghiên cứu về bằng chứng lịch sử, rằng những ảnh hưởng ban đầu của một mức lạm phát cao hơn và không được dự báo sẽ kéo dài đâu đó khoảng hai đến năm năm; và ảnh hưởng ban đầu này rồi sẽ bắt đầu bị đảo chiều; và một điều chỉnh tổng thể với mức lạm phát mới sẽ diễn ra lâu như với thất nghiệp và lạm phát, ví dụ, khoảng hai thập kỷ. Với lãi suất và phạm phát, hãy để tôi thêm vào một đặc điểm. Những đánh giá này dùng  cho những thay đổi trong tỷ lệ lạm vô cùng lớn mà nước Mỹ trải qua. Với những thay đổi to lớn hơn, như những gì đã xảy ra ở các quốc gia Nam Mỹ, quá trình điều chỉnh tổng thể sẽ được tăng tốc mạnh mẽ hơn.

Kết lại luận điểm chung vẫn khác biệt này, cơ quan tiền tệ kiểm soát lượng danh nghĩa – cụ thể là, là lượng trách nhiệm chủ sở hữu của nó. Về cơ bản, nó có thể sử dụng quyền này để neo lượng danh nghĩa – mức tỷ giá hối đoái, mức giá, mức thu nhập quốc dân danh nghĩa, lượng tiền bởi một hoặc nhiều định nghĩa – hoặc để ghim lãi suất vào một lượng danh nghĩa – mức lạm phát hoặc giảm phát, mức tăng trưởng hoặc suy thoái bằng thu nhập quốc dân danh nghĩa, mức tăng trưởng của lượng tiền. Nó không thể sử dụng quyền kiểm soát này với lượng danh nghĩa để neo lượng thực tế – lãi suất, thất nghiệp thực tế, mức thu nhập quốc dân thực tế, lượng tiền thực tế, mức tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế, hay mức tăng trưởng lượng tiền thực tế

2. Chính sách Tiền tệ có thể làm gì

Chính sách tiền tệ không thể neo những biến thực tế tại những điểm xác định trước. Nhưng chính sách tiền tệ có thể và tạo ra những ảnh hưởng quan trọng lên những biến thực tế này. Luận điểm trước không hề mâu thuẫn với luận điểm sau.

Nghiên cứu của tôi về lịch sử tiền tệ đã khiến tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm thường bị hiểu sai, thường được trích dẫn và nhận nhiều chỉ trích của John Stuart Mill. Ông viết “Về bản chất, trong một nền kinh tế xã hội, không thể có điều gì kém quan trọng hơn tiền tệ; ngoại trừ trong trường hợp một kế hoạch tiết kiệm thời gian và lao động. Nó là một cố máy giúp hoàn thành công việc nhanh chóng và hăng hái, mặc dù kém nhanh chóng và hăng hái, nếu thiếu nó: và như nhiều loại máy khác, nó chỉ cố gắng tạo ra ảnh hưởng độc lập và khác biệt khi nằm ngoài khuôn khổ” [7, trang 488].

Thực vậy, tiền chỉ là một cỗ máy, nhưng là một cỗ máy cực kỳ hiệu quả. Nếu không có nó, chúng ta không thể bắt đầu có được tăng trưởng vượt bậc về sản lượng và mức sống mà chúng ta đã hưởng thụ trong hai thế kỷ qua – hơn bất kỳ thứ gì chúng ta có thể làm mà không có những cỗ máy thần kỳ khác rải rác trên đất nước của chúng ta và cho phép chúng ta, hầu hết, đơn giản là hoàn thành công việc hiệu quả hơn khi mà không có chúng với chi phí lao động lớn hơn rất nhiều.

Nhưng tiền cũng có một đặc điểm mà những cỗ máy khác không có. Bởi vì nó quá lan tỏa, nên khi vượt ra khỏi khuôn khổ, nó trở thành một con khỉ làm hỗn loạn hoạt động của tất cả các cỗ máy khác. Đại Khủng hoảng là một ví dụ kinh hoàng nhất nhưng không phải là duy nhất. Mọi cuộc khủng hoảng khác trên đất nước này đều đã được sinh ra từ sự mất ổn định tiền tệ hoặc gia tăng quá mức bởi mất ổn định tiền tệ. Mọi cuộc lạm phát lớn đều sinh ra bởi bành trướng tiền tệ – hầu hết để đáp ứng nhu cầu vượt mức của chiến tranh đã thúc đẩy việc in tiền để bổ sung thâm hụt thuế.

Bài học đầu tiên và quan trọng nhất là lịch sử đã cho chúng ta biết những gì chính sách tiền tệ có thể làm – một bài học quan trọng và to lớn nhất – rằng chính sách tiền tệ có thể ngăn tiền không trở thành một nguồn cơn chính của biến động kinh tế. Điều này  có vẻ là một mục tiêu hơi bi quan: tránh những lỗi sai lớn. Phần nào, thực tế chính là như vậy. Cuộc Đại khủng hoảng có thể sẽ không xảy ra, và nếu xảy ra, người ta có thể bảo vệ phần nào, nếu cơ quan tiền tệ tránh được những lỗi sai, hoặc nếu những thiết chế tiền tệ là những thiết chế của một giai đoạn trước khi không có cơ quan tiền tệ nào có sức mạnh để tạo ra những lỗi sai kiểu này như Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang đã làm. Một vài năm qua, nói một cách trần trụi, hoạt động kinh tế đáng ra phải ổn định hơn, hiệu quả hơn nếu Cục Dự trữ Liên bang tránh được những thay đổi quyết liệt và thất thường của cách làm này, đầu tiên là mở rộng cung tiền với tốc độ nhanh hợp lý, rồi, vào đầu năm 1966, đạp ga mạnh hơn, tiếp đó, cuối năm 1966, quay ngược lại và tiếp tục bành trướng cho đến tháng 11 năm 1967, tại một điểm với tốc độ cao hơn có thể duy trì lâu dài mà không có lạm phát đáng kể.

Thậm chí nếu quan điểm rằng chính sách tiền tệ có thể ngăn tiền trở thành nguồn cơn chính của biến động kinh tế là một quan điểm bi quan, nhưng cũng không vì thế mà nó kém quan trọng. Tuy nhiên, như những gì đã diễn ra, đây không hoàn toàn là một quan điểm bi quan. Cỗ máy tiền tệ đã vượt ra khỏi khuôn khổ thậm chí khi không có bất kỳ cơ quan tiền tệ nào có thứ sức mạnh như Cục Dự trữ Liên bang hiện đang nắm giữ. Ở Mỹ, trong giai đoạn 1907 và trước đó, nỗi kinh hoàng với các ngân hàng là những ví dụ của việc cỗ máy tiền tệ đã có thể vượt ra khỏi khuôn khổ của chính nó mạnh mẽ như thế nào. Do đó, một nhiệm vụ quan trọng và sáng sủa hơn cho cơ quan tiền tệ là đưa ra những cải tiến cho chiếc máy này để giúp giảm thiểu những khả năng để nó có thể vượt ra khỏi khuôn khổ, và để sử dụng sức mạnh của nó để giữ chiếc mày này trong một khuôn khổ được điều phối tốt.

Điều thứ hai mà chính sách tiền tệ có thể thực hiện đó là cung cấp một nền tảng ổn định cho nền kinh tế – giữ cho chiếc máy được tra dầu liên tục, để tiếp tục phép loại suy của Mill. Thực hiện được nhiệm vụ đầu tiên này sẽ đóng góp cho mục tiêu này, và còn hơn thế nữa. Hệ thống kinh tế của chúng ta sẽ hoạt động tốt nhất khi nhà sản xuất và người tiêu dùng, chủ lao động và người lao động, có thể hành động với đầy đủ tự tin rằng mức giá trung bình sẽ biến động theo như dự báo trong tương lai – tốt hơn hết là sẽ ổn định ở mức tương đối cao. Trong bất kỳ thiết kế thể chế khả dĩ nào, và chắc chắn trong những thể chế đang thịnh hành tại Mỹ, giá và lương chỉ linh hoạt phần nào. Chúng ta cần duy trì tính linh hoạt này để đạt được những thay đổi tương đối trong giá và lương mà chúng ta cần để điều chỉnh với những thay đổi linh động của thị hiếu và công nghệ. Chúng ta không nên phung phí nó chỉ đơn giản là để đạt được những thay đổi hoàn toàn trong mức giá mà không phục vụ những chức năng kinh tế. Ở một thời kỳ trước đó, người ta dựa vào chuẩn bản vị vàng để tạo ra niềm tin vào sự ổn định của tiền tệ trong tương lai. Trong thời kỳ hoàng kim, chuẩn này đã phục vụ chức năng ổn định khá tốt. Nhưng rõ ràng là không lâu sau, do khan hiếm mà một quốc gia trên thế giới đã sẵn sàng buông lỏng sự thống trị của chế độ bản vị vàng – và có những lý do thích hợp để các quốc gia không nên làm vậy. Cơ quan tiền tệ có thể hoạt động như một người đại diện cho chuẩn bản vị vàng, nếu nó neo tỷ giá và độc quyền làm việc đó bằng cách thay đổi lượng tiền để phản ứng lại cán cân thanh toán mà không “khử trùng” thặng dư hoặc thâm hụt và không dùng đến điều khiển tỷ giá mở hoặc đóng hoặc những thay đổi trong hạn ngạch và hàng rào thuế. Nhưng một lần nữa, mặc dù nhiều ngân hàng trung ương nói như vậy, nhưng một số trong thực tế vẫn sẵn sàng theo hướng này – và lại có những nguyên nhân hợp lý về việc tại sao họ không nên làm thế. Một chính sách như thế sẽ phù hợp với mỗi quốc gia để những điều bất thường không phải của chuẩn bản vị vàng tự động và khách quan mà là của các chính sách – thông thường hoặc ngẫu nhiên – của những cơ quan tiền tệ khác.

Trong thế giới ngày nay, nếu việc thực thi chính sách tiền tệ là nhằm cung cấp một nền tảng ổn định cho nền kinh tế, thì chính sách này phải làm như vậy bằng cách thường xuyên sử dụng triệt để sức mạnh của mình. Tôi sẽ nói về cách thức để nó có thể thực hiện sau đây.

Cuối cùng, chính sách tiền tệ có thể tham gia bù đắp những biến động lớn trong hệ thống kinh tế gây ra bởi những nguyên nhân khác. Nếu có một niềm vui độc lập muôn thưở – như sự bành trướng thời hậu thế chiến được miêu tả bởi những đề xuất lạm phát đình đốn muôn thưở – chính sách tiền tệ về cơ bản có thể tự kiểm soát bởi một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ chậm hơn là có thể mong đợi. Nếu, như bây giờ, ngân sách liên bang bành trướng đe dọa thâm hụt ngân sách không được dự báo, chính sách tiền tệ có thể kiểm soát bất kỳ nguy hiểm nào đối với lạm phát bằng một mức tăng trưởng tiền tệ thấp hơn mức kỳ vọng. Điều này sẽ tạm thời khiến lãi suất cao hơn mức bình thường – cho phép chính phủ mượn tổng tiền cần thiết để tài trợ thâm hụt – nhưng bằng cách ngăn gia tăng lạm phát, có thể khiến cả giá và lãi suất danh nghĩa thấp trong thời gian dài. Nếu chiến tranh kết thúc cho đất nước một cơ hội để chuyển những nguồn lực dành cho chiến tranh sang sản xuất cho thời bình, chính sách tiền tệ có thể nới lỏng sự chuyển dịch này bằng một mức tăng trưởng tiền tệ cao hơn mức kỳ vong – mặc dù kinh nghiệm không quá khuyến khích nó có thể làm như vậy mà không gây ra hậu quả.

Tôi đã đặt điểm này vào cuối bài, và đề cập đến nó trong những điều kiện thích hợp – như liên hệ đến những biến động lớn – bởi tôi tin rằng tiềm năng của chính sách tiền tệ trong việc bù đắp những nguyên nhân bất ổn khác bị giới hạn khá nhiều so với những gì mọi người tin tưởng. Chúng ta đơn giản là không có đủ kiến thức để có thể nhận ra những biến động nhỏ khi chúng xảy ra hoặc có thể tiên đoán liệu những ảnh hưởng của chúng sẽ xảy ra chính xác hay không, hay chính sách tiền tệ cần phải bù đắp những gì cho những ảnh hưởng của chúng. Chúng ta không có đủ kiến thức để có thể đạt được những mục tiêu đã đề cập bằng những thay đổi trong việc kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa một cách tinh tế, hay thậm chí là thô thiển. Đặc biệt trong phạm vi này mục tiêu xuất sắc rất có thể là kẻ thù của sự đúng đắn. Kinh nghiệm cho thấy rằng con đường khôn ngoan là sử dụng chính sách tiền tệ một cách khéo léo để bù đắp những biến động khác chỉ khi chúng tạo ra một “mối nguy hiện tồn và rõ ràng.”

3. Chính sách tiền tệ nên được sử dụng như thế nào?

Chính sách tiền tệ nên được sử dụng thế nào để đóng góp trong phạm vi khả năng của nó cho những mục tiêu của chúng ta? Đây chắc chắn không phải là dịp để trình bày một  “Kế hoạch Ổn định Tiền tệ” chi tiết – sử dụng tiêu đề của một cuốn sách mà tôi đang cố gắng làm như thế [3]. Tôi sẽ tự ngăn bản thân mình trong hai yêu cầu lớn với chính sách tiền tệ đã theo sát từ thảo luận bên trên.

Yêu cầu đầu tiên là cơ quan tiền tệ nên tự biết rằng họ có thể kiểm soát cái gì và không thể kiểm soát cái gì. Nếu, như những cơ quan vẫn thường làm, lấy lãi suất hoặc tỷ lệ thất nghiệp hiện tại làm tiêu chuẩn tức thời của chính sách, nó sẽ giống như một cỗ máy không gian phụ trách một lỗi trên một ngôi sao gặp trục trặc. Dù cho dụng cụ hướng dẫn của nó tinh vi và mạnh đến đâu chăng nữa, cỗ máy vẫn sẽ đi chệch hướng. Và cơ quan tiền tệ cũng sẽ như vậy. Với những việc quan trọng khác mà nó có thể kiểm soát, những hướng dẫn thu hút nhất với chính sách là tỷ giá hối đoái, mức giá được xác định vởi một vài chỉ số, và tổng lượng tiền – tiền cộng thêm những khoản đặt cọc điều chỉnh theo cầu, hoặc tổng này cộng thêm các khoản đặt cọc kỳ hạn của ngân hàng thương mại, hoặc một tổng rộng hơn.

Đặc biệt với nước Mỹ, tỷ giá hối đoái là một chỉ dẫn không đáng mong đợi. Có thể sẽ tốt khi yêu cầu toàn bộ nền kinh tế điều chỉnh một lượng nhỏ bao gồm ngoại thương nếu điều này đảm bảo nền kinh tế được tách biệt khỏi sự vô trách nhiệm của tiền tệ – như khi áp dụng một chuẩn bản vị vàng thực tế. Nhưng gần như không đáng để nền kinh tế hành động như vậy chỉ đơn giản là để thích ứng với mức trung bình của bất cứ cái gì mà các chính sách của cơ quan tiền tệ thuộc phần còn lại của thế giới chấp nhận. Tốt hơn là để cho thị trường, bằng tỷ giá hối đoái thả nổi, điều chỉnh các điều kiện của thế giới vào khoảng 5% hoặc là với nguồn lực của chúng ta dành cho thương mại quốc tế trong khi bảo toàn chính sách tiền tệ để thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả 95% còn lại.

Trong ba chỉ dẫn trên, mức giá rõ ràng là quan trọng nhất bởi những ảnh hưởng của nó. Những chỉ dẫn khác tương tự, có thể là lựa chọn tốt nhất – như nhiều nhà kinh tế cao cấp đã thuyết phục trong quá khứ. Nhưng những chỉ dẫn khác thực tế lại không giống như thế. Mối liên hệ giữa hành động chính sách của cơ quan tiền tệ và mức giá, trong khi thực tế rõ ràng, kém trực diện hơn mối liên hệ giữa hành động chính sách của cơ quan tiền tệ và bất kỳ tổng lượng tiền tệ nào. Hơn nữa, hành vi tiền tệ cần mất nhiều thời gian để tác động lên mức giá hơn là tác động lên tổng cung tiền và cả thời gian chờ và tầm quan trọng của tác động đa dạng với nhiều trường hợp. Kết quả là, chúng ta không thể nào tiên đoán chính xác rằng một hành động tiền tệ đặc thù sẽ có những tác động nào lên mức giá và, cũng quan trọng không kém, là khi nào ảnh hưởng đó diễn ra. Nỗ lực để kiểm soát trực tiếp mức giá do đó có thể khiến bản thân chính sách tiền tệ là nguồn cơn của biến động kinh tế bởi những quãng dừng và khởi đầu sai lầm. Có lẽ, như hiểu biết của chúng ta về những tiến bộ của hiện tượng tiền tệ, tình huống này sẽ thay đổi. Nhưng ở chặng hiện tại của hiểu biết của chúng ta, cách dài hạn xung quanh dường như là cách chắc chắn hơn với mục tiêu của chúng ta. Theo đó, tôi tin rằng tổng lượng tiền là cách tốt nhất hiện tại phù hợp với chỉ dẫn hay tiêu chuẩn tức khắc cho chính sách tiền tệ – và tôi tin rằng

Yêu cầu thứ hai của chính sách tiền tệ là cơ quan tiền tệ tránh những cánh rõ ràng trong chính sách. Trong quá khứ, các cơ quan tiền tệ thường đi sai hướng – như trong giai đoạn Đại Khủng hoảng mà tôi đã nhấn mạnh. Thường xuyên hơn, họ đi đúng hướng, mặc dù là thường quá muộn, nhưng đã để sai lầm đi quá xa. Quá muộn và quá nhiều chính là kinh nghiệm đã trải qua. Ví dụ, vào đầu năm 1966, là thời điểm cục dự trữ liên bang cần đưa ra chính sách hợp lý để hành động nhằm giàm thiểu sự bành trướng – mặc dù, điều này nên được làm ít nhất là một năm trước. Nhưng khi được triển khai, nó đã đi quá xa, gây ra những thay đổi rõ rệt nhất về mức tăng trưởng tiền tệ của thời kỳ hậu chiến tranh. Một lần nữa, cũng đi quá xa, đó là chính sách của Fed nhằm đảo chiều diễn biến vào cuối năm 1966. Nhưng một lần nữa, nó lại đi quá xa, không chỉ làm phục hồi mà còn vượt quá mức vượt trước đó của tăng trưởng tiền tệ. Và giai đoạn này không phải là ngoại lệ. Nó thường xuyên diễn ra như vậy vào những năm 1919 và 1920, 1937 và 1938, 1953 và 1954, 1959 và 1960.

Nguyên nhân cho thiên hướng phản ứng quá mức này dường như rất rõ ràng: sự thất bại của các cơ quan tiền tệ trong việc cho phép trì hoãn giữa hành động của họ và những ảnh hưởng sau đó đến nền kinh tế. Họ luôn xác định những hành động của mình dựa trên những điều kiện hiện tại – nhưng những hành động của họ sẽ tác động đến nền kinh tế sau sáu hoặc chín hoặc mười hai thậm chí mười hai tháng sau đó. Bởi vậy, họ cảm thấy cần phải đạp ga, hoặc đạp phanh, cực mạnh, như tình thế lúc đó yêu cầu.

Quan điểm cá nhân của tôi vẫn là cơ quan tiền tệ phải hết sức tránh những phương pháp như vậy bằng cách thực hiện một cách công khai những chính sách này để đạt một trạng thái tăng trưởng tổng mức tiền tệ quy định ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng chuẩn xác, hay tổng tiền chuẩn xác, không quan trọng bằng việc áp dụng một vài tỷ lệ cho sẵn và biết trước. Tôi ủng một tỷ lệ sẽ là mức trung bình để cơ bản đạt được ổn định mức giá của sản phẩm cuối cùng, mà tôi đã ước lượng sẽ yêu cầu một số thứ như một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ 3 đến 5% một năm cộng thêm tất cả các khoản đặt cọc của các ngân hàng thương mại hoặc một tỷ lệ tăng trưởng tương đối thấp của tiền và chỉ cộng thêm các khoản đặt cọc phía cầu. Nhưng sẽ tốt hơn nếu có một mức cố định có thể là mức trung bình của lạm phát hoặc giảm phát, để tạo sự ổn định, hơn là chịu những biến động lớn và thất thường mà chúng ta đã trải qua.

Vì không áp dụng một chính sách về tốc độ tăng trưởng tiền tệ ổn định công khai như vậy, nên sẽ là một bước tiến lớn nếu cơ quan tiền tệ tuân thủ quy định tự phủ nhận để tránh những thay đổi lớn. Đây chỉ là vấn đề mang tính thống kê khi những giai đoạn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ tương đối ổn định cũng là các giai đoạn hoạt động kinh tế tương đối ổn định ở cả Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng tiền tệ dao động mạnh cũng là giai đoạn hoạt động kinh tế dao động mạnh.

Bằng cách tự thiết lập một khung khổ ổn định và duy trì nó, cơ quan tiền tệ có thể tạo ra một đóng góp lớn lao trong việc thúc đẩy ổn định kinh tế. Khi thực hiện khung khổ đó tốc độ tăng trưởng lượng tiền ổn định nhưng không ôn hòa sẽ tạo ra một tác động lớn để tránh được lạm phát hay giảm phát giá cả. Những lực lượng khác sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế, yêu cầu phải có sự thay đổi và điều chỉnh, và làm xáo trộn đường hướng đúng đắn của chúng ta. Nhưng tăng trưởng tiền tệ ổn định sẽ tạo ra một bầu không khí tiền tệ dễ chịu với hoạt động điều hành hiệu quả của những những thành tố cơ bản như kinh doanh, tài khéo, phát minh, làm việc chăm chỉ, và tiết kiệm sẽ là tạo cho nền kinh tế những cơ hội tăng trưởng vượt bậc. Đó là điều tôi khao khát mong chờ nhất từ chính sách tiền tệ trong khả năng tri thức hiện tại của thời đại chúng ta. Nhưng nhìn chung – và đây là một thương vụ lớn – rõ ràng là nó trong tầm với của chúng ta.

 

 

 

 

 

 

GDP có thể khiến chúng ta bị ảnh hưởng trong việc đánh giá đúng bức tranh kinh tế?

Những gì chúng ta đo lường sẽ ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Nếu chỉ tập trung vào phúc lợi vật chất – ví dụ như sản xuất hàng hóa, thay vì sức khỏe, giáo dục và môi trường – chúng ta sẽ bị lạc hướng theo cách mà chỉ số này bị lạc hướng: Chúng ta sẽ quan trọng hóa vật chất hơn.

Chưa đến 10 năm trước, Ủy ban Đo lường Hiệu quả kinh tế và Tiến bộ xã hội Quốc tế đã đưa ra báo cáo Mismeasuring Our Lives: Why GDP Doesn’t Add Up (Tạm dịch: Đo lường sai lệch mức sống: Tại sao GDP không phải chỉ số hiệu quả). Tiêu đề tóm tắt: GDP không phải là một chỉ số tốt để đo lường phúc lợi. Những gì chúng ta đo lường ảnh hưởng hành vi của chúng ta. Và nếu chúng ta tính toán sai lệch, chúng ta sẽ có những hành vi sai lệch. Diễn đàn kinh tế thế giới – WEF, rất hài lòng với sự đón nhận dành cho báo cáo này. Báo cáo đã thúc đẩy một phong trào quốc tế giữa các học giả, xã hội và chính phủ trong việc xây dựng và sử dụng các chỉ số phản ánh đầy đủ về phúc lợi hơn. OECD đã xây dựng Better Life Index (Chỉ số Tiến bộ Đời sống), chứa một loạt các số liệu phản ánh tốt hơn những gì cấu thành phúc lợi.

Tại Diễn đàn của OECD về Thống kê, Kiến thức và Chính sách Thế giới lần thứ sáu tại Incheon, Hàn Quốc, nhóm chuyên gia cấp cao về Đo lường hiệu quả kinh tế và tiến bộ xã hội đã đưa ra báo cáo của mình, Beyond GDP: Measuring What Counts for Economic and Social Performance (tạm dịch: Rộng hơn GDP: Đo lường các nhân tố tính vào hiệu quả kinh tế và xã hội). Báo cáo mới làm rõ hơn một số chủ đề, như niềm tin và sự thiếu an toàn, vốn chỉ được đề cập ngắn gọn bởi Mismeasuring Our Lives, và khai thác sâu hơn một số chủ đề khác, như bất bình đẳng và phát triển bền vững. Tài liệu này cũng giải thích tại sao các chỉ số không toàn diện đã dẫn đến những thiếu sót trong chính sách ở các lĩnh vực khác nhau. Chỉ số bị lạc quan hóa đã gây ra những tác động tiêu cực, kéo dài quá trình suy thoái kinh tế 2008 đối với năng suất và phúc lợi.

Tình hình chính trị ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong những năm gần đây đã phản ánh tình trạng an ninh yếu kém, và vấn đề này hầu như không được phản ánh vào GDP. Một loạt các chính sách chỉ chú trọng GDP và thắt chặt tài khóa đã dẫn đến vấn nạn này. Cải cách lương hưu buộc các cá nhân phải chịu nhiều rủi ro hơn. Cải cách thị trường lao động – với mục đích thúc đẩy sự linh hoạt của người lao động thực ra đang làm suy yếu vị thế đàm phán của công nhân. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng sa thải họ, và cắt giảm tiền lương. Các số chỉ số toàn diện hơn ít nhất sẽ cân nhắc các chi phí cơ hội này. Qua đó, buộc các nhà hoạch định chính sách phải tăng cường an ninh và công bằng.

Một nhóm nhỏ các quốc gia, đứng đầu là Scotland, đã thành lập Liên minh Phúc lợi Kinh tế (Wellbeing Economy Alliance), với hy vọng rằng các chính phủ sẽ coi phúc lợi là trọng tâm của chương trình nghị sự và từ đó chuyển hướng ngân sách của họ. Ví dụ, New Zealand tập trung vào phúc lợi, hướng sự chú ý và nguồn lực của họ nhiều hơn đến vấn đề nghèo đói ở trẻ em.Các chỉ số toàn diện hơn cũng sẽ trở thành công cụ chẩn đoán quan trọng, giúp các quốc gia xác định vấn đề trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát và chọn đúng công cụ để giải quyết chúng. Chẳng hạn, Mỹ đã tập trung nhiều hơn vào sức khỏe, thay vì chỉ dựa vào GDP, sự suy giảm tuổi thọ của người dân, đã xảy ra cách đây nhiều năm. Tương tự như vậy, các chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn lực đã cho thấy có một sự nhầm tưởng khi xem Mỹ là nơi có rất nhiều cơ hội để phát triển. Vâng, bất cứ ai cũng có cơ hội phát triển, miễn là họ có cha mẹ giàu, và da trắng.

Dữ liệu tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang mắc kẹt với cái gọi là bẫy bất bình đẳng: Những người nghèo vẫn kẹt ở đó. Nếu chúng ta muốn loại bỏ những cái bẫy, trước tiên chúng ta phải biết rằng chúng tồn tại, và sau đó xác định những gì gây ra chúng. Cách đây hơn 25 năm, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã hoạt động với phương châm “Thúc đẩy con người”. Điều đó thật khó khăn, ngay cả trong một xã hội dân chủ. Doanh nghiệp và lợi ích nhóm luôn tìm cách để lợi ích của họ được ưu tiên hàng đầu. Việc cắt giảm thuế của Mỹ được ban hành bởi chính quyền Trump vào thời điểm cuối năm 2017 là một ví dụ. Những người bình thường – tầng lớp trung lưu suy yếu – phải chịu tăng thuế, hàng triệu người sẽ mất bảo hiểm y tế, để tài trợ việc cắt giảm thuế cho các tỷ phú và tập đoàn. Nếu chúng ta muốn ưu tiên dân chúng lên hàng đầu, chúng ta phải biết điều gì quan trọng với họ, điều gì cải thiện sức khỏe của họ và làm thế nào ta có thể giúp họ. Chương trình nghị sự về đo lường GDP sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp WEF đạt được những mục tiêu quan trọng này.

Theo Tri thức trẻ

VEPR: Thuế tài sản là một cú sốc về tiêu dùng

Đây là nhận định được đưa ra Tại hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu “Khả năng áp dụng và tác động của Thuế tài sản tại Việt Nam” do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức ngày 12/12.

Mới đây, Bộ Tài chính đã đưa ra đề nghị xây dựng dự thảo Luật thuế tài sản, đánh thuế đối với đất ở và nhà. Với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án đánh thuế: Một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên.

Ngưỡng không chịu thuế là nhà có giá trị 700 triệu đồng trở xuống hoặc 1 tỷ đồng trở xuống. Điều này có nghĩa, phần bị đánh thuế tài sản là phần có giá trị trên 700 triệu đồng hoặc trên 1 tỷ đồng. Bộ Tài chính giải thích cụ thể, với ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng thì một căn nhà có giá trị 800 triệu đồng sẽ bị đánh thuế với phần giá trị 100 triệu đồng, tức 0,3-0,4% của 100 triệu đồng. Còn đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh; đất xây dựng nhà chung cư): áp dụng mức thuế suất là 0,3% trên toàn bộ giá trị đất.

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Việt Cường, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thành viên nhóm nghiên cứu đã đưa ra tham luận dự báo ảnh hưởng của Luật Thuế tài sản lên phúc lợi hộ gia đình. Tham luận này dựa trên số liệu “Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2016” do Tổng cục Thống kê điều tra với mẫu 9.399 hộ gia đình tại 6 vùng địa lý, bao gồm cả nông thôn và thành thị.

Đưa ra các kịch bản nghiên cứu thuế tài sản với các ngưỡng chịu thuế 700 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng; với thuế suất 0,3% và 0,4%, TS. Nguyễn Việt Cường đã chỉ ra, đối với ngưỡng 700 triệu đồng, nếu thuế suất 0,3% thì mức thuế mỗi hộ phải nộp là 978.000 đồng (bằng 0,66% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 638.000 đồng (bằng 0,27% tổng chi tiêu). Nếu thuế suất là 0,4% thì mức thuế mỗi hộ phải nộp là 1,3 triệu đồng (bằng 0,89% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 851.000 đồng (bằng 0,36% tổng chi tiêu). Đối với ngưỡng 1 tỷ đồng, nếu thuế suất là 0,3%, mức thuế mỗi hộ phải nộp là 897.000 đồng (bằng 0,61% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 600.000 đồng (bằng 0,25% tổng chi tiêu). Nếu thuế suất là 0,4%, mức thuế mỗi hộ phải nộp là 1,198 triệu đồng (bằng 0,82% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 800.000 đồng (bằng 0,34% tổng chi tiêu) Đối với ngưỡng 2 tỷ đồng, nếu thuế suất là 0,3%, mức thuế mỗi hộ phải nộp là 763.000 đồng (bằng 0,53% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 525.000 đồng (bằng 0,22% tổng chi tiêu). Nếu thuế suất là 0,4%, mức thuế mỗi hộ phải nộp là 1,019 triệu đồng (bằng 0,72% tổng thu nhập), mức chi tiêu giảm đi là 700.000 đồng (bằng 0,29% tổng chi tiêu).

“Phương án thuế suất 0,3% và ngưỡng chịu thuế 2 tỷ đồng đối với nhà ở là có tác động nhỏ nhất với hộ gia đình. Phương án thuế suất 0,4% và ngưỡng chịu thuế 1 tỷ đồng đối với nhà ở có tác động nhỏ hơn đến các hộ gia đình nhưng vẫn duy trì được doanh thu thuế cao”, TS. Cường nhận định. Theo ông Cường, thuế tài sản sẽ làm giảm thu nhập khả dụng (giảm 0,9%), chi tiêu thực tế (giảm 0,7%). Các hộ gia đình có chủ hộ là nữ, chủ hộ nhiều tuổi, chủ hộ có học vấn cao bị ảnh hưởng nhiều hơn các hộ có chủ hộ là nam giới, trẻ tuổi và học vấn thấp. Các hộ gia đình có nhiều người cao tuổi bị ảnh hưởng nhiều hơn. Các nhóm dân tộc Kinh, Tày, Mường chịu ảnh hưởng lớn hơn các nhóm dân tộc khác.

PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cũng cho rằng, dự thảo Luật Thuế tài sản lần này được đưa ra trong bối cảnh hiện chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ về phân phối tài sản của xã hội, trong khi đây sẽ là hàm tham chiếu để tính mốc đánh thuế hợp lý nhất. Khi chưa có đầy đủ dữ liệu thì mức đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng Bộ đưa ra là chưa hợp lý. Theo PGS. Nguyễn Đức Thành, thuế tài sản nếu được ban hành như dự thảo hiện nay sẽ làm giảm thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng tới đói nghèo và chủ yếu làm giảm thu nhập của người giàu. Do đó, chỉ số bất bình đẳng được cải thiện, nhưng chủ yếu do người giàu bị nghèo đi chứ không phải do người nghèo được cải thiện cuộc sống.  “Đây không phải là sắc thuế bền vững, nếu chi tiêu công không thúc đẩy phúc lợi và năng suất toàn xã hội”, ông Thành nhấn mạnh.

PGS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, muốn cải thiện thu, tạo được sự đồng thuận cao của người dân thì việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ngân sách ở mọi cấp là rất quan trọng. Đặc biệt là việc nâng cao giải trình trong các khoản chi ngân sách. Việc cải thiện ngân sách cũng có thể bắt đầu từ việc tiết kiệm chi, không nhất thiết phải tăng cường thu./.

Theo Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách

Kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo và bài học kinh nghiệm cho Điện Biên

  1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng để xóa đói giảm nghèo của một số quốc gia

Du lịch dựa vào cộng đồng ở các nước khu vực Châu Á phát triển muộn hơn so với các nước trên thế giới cả về lý luận và thực tiễn. Tháng 5/1995, Hội thảo đầu tiên bàn về du lịch dựa vào cộng đồng được tổ chức tại đảo Ba Li – Indonesia do Tổ chức nghiên cứu thiên nhiên thế giới khởi xướng. Hội thảo đã phổ biến kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của các nước châu Âu và đưa ra kế hoạch xây dựng phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại các khu bảo tồn của khu vực các nước ðông Nam Á.

Hội thảo thứ 2 về du lịch dựa vào cộng đồng do tổ chức NOVIB thành viên của Tổ chức quốc tế Oxfam ở ðông Nam Á tổ chức hội thảo có sự tham gia của các Tổ chức phi chính phủ Philippine, Indonesia và Thái Lan. Tại hội thảo này cũng đề cập đến phương pháp xây dựng du lịch dựa vào cộng đồng tại một số điểm tại các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia khu vực nhằm để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã. Hội thảo đề cập đến giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là chia sẽ lợi ích cho cộng đồng trong lợi ích phát triển du lịch để nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng các dân tộc. Hội thảo cũng đề cao vai trò của chính phủ, chính quyền sở tại, các công ty du lịch là những cơ quan góp phần vào thực hiện tốt chương trình. Sau hội thảo, nhiều nước đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế nên đã bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại một vài khu bảo tồn thiên nhiên như: Indonisia, Philipin, Malaisia, Thái Lan.

Tháng 3/1997, Hội thảo xây dựng khung phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần thứ 2 được tổ chức tại Palawan – Philipine được sự giúp đỡ của các tổ chức ASSET Phillipine, Các tổ chức phi chính phủ và Tổ chức POs đã giúp các cộng đồng tại Philipine thiết lập và thực hiện các hình thức tham gia cộng đồng vào việc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch khi đến tham quan tại các khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Ifugao, Marinduque, Camiguin của Philipin.

Hội thảo “Du lịch sinh thái cho bảo tồn và phát triển cộng đồng” tại Chiềng Mai – Thái Lan tháng 8 năm 1997 và Hội thảo “Du lịch dựa vào cộng đồng lần thứ hai” tại Chiềng Mai – Thái Lan tháng 3 năm 2002, các nước tham dự đã thống nhất quan điểm về khái niệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và cộng đồng tham gia phát triển du lịch là một vấn đề, đồng thời nêu lên phương thức về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các điểm du lịch có tài nguyên phong phú.

Trong các nước khối ASEAN thì Indonisia là nước tiên phong đầu tiên thực hiện chương trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích là bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nền văn hóa dân tộc bản địa, hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ, các sản phẩm du lịch tại các vùng, khu bảo tồn để thu hút khách du lịch. Các nước ðông Bắc Á có Nepal là nước phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thành công nhất trong khu vực. Xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của Nêpan được tổ chức tại một số vùng có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu là để giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng dân bản địa, bước đầu xóa đói giảm nghèo cho dân để họ không tham gia khai thác, tàn phá rừng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa phong tục tập quán. Phương pháp tổ chức thông qua các chương trình,  các dự án để lồng ghép các nội dung vừa đảm bảo các mục tiêu khác nhau trong đó có du lịch và bảo vệ môi trường. Một số mô hình điển hình của các nước như Vườn quốc gia Gunung Halimun-Indonesia, làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna-Nepal, bản Huay Hee-Thái Lan.

  1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng của một số địa phương tại Việt Nam

2.1. Sơ lược quá trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một số địa phương tại Việt Nam

Vào cuối thập kỷ 20 loại hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đối với nước ta mới được bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực  có nhiều tài nguyên thiên nhiên mà cần được bảo tồn nên còn mới so với các nước trên thế giới và khu vực. Về lý luận, trong nước chưa có công trình nghiên cứu riêng đầy đủ và chuyên sâu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Việt Nam để áp dụng cho các khu vực đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan tại một số địa phương nên kinh nghiệm của một số địa phương mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực.

Trong mấy năm gần đây, một số khu, điểm du lịch ở miền núi, vùng dân tộc là nơi có đa dạng tài nguyên thiên nhiên và phong phú tài nguyên nhân văn đã và đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch tìm hiểu nhưng điều kiện giao thông đi lại và dịch vụ cung cấp cho khách còn thiếu. Tuy nhiên, yêu cầu công tác bảo vệ, bảo tồn và duy trì phong tục tập quán của một số cộng đồng dân tộc đang đặt ra cấp bách vì đang có nguy cơ do tác động của khách du lịch, cũng như cộng đồng dân cư sống trong khu vực, nên một số địa phương đã xây dựng mô hình cộng đồng dân  cư cung cấp dịch vụ cho khách du lịch theo mô hình tự quản trong công tác bảo tồn đã mang lại hiệu quả nhất định. Năm 2001 Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) cùng với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã triển khai một dự án mang tên Hỗ trợ du lịch bền vững tại huyện Sa Pa, trong quá trình thực hiện dự án đã triển khai một chương trình phát triển du lịch tại bản Sín Chải- Sa-Pa với sự tham gia của cộng đồng dân cư. Mô hình thí điểm tại bản Lác Mai Châu-Hòa Binh, Khu du lịch Suối Voi, Lộc Tiên, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, Vườn quốc gia Ba Bể.

2.2. Nhận xét chung về mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương của Việt Nam

Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phương trong nước, đối chiếu lý luận với thực tiễn có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

– Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là mô hình phát triển du lịch đảm bảo tính bền vững trước áp lực bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên và xã hội. Trong đó trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng có một vị trí rất quan trọng.

– Ở Việt Nam, sự hỗ trợ giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cùng với các doanh nghiệp và dân bản địa trong việc thu hút và phục vụ  khách du lịch là những yếu tố có tính quyết định.

– Phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng kết hợp với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, khai thác nguồn tài nguyên du lịch có thể đạt được mục tiêu phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo.

  1. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo vận dụng cho Điện Biên

Qua nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một số nước và tại một số địa phương trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm là muốn phát triển du lịch có thể gắn với xóa đói giảm nghèo trước tiên phải đảm bảo lợi ích cho bốn thành phần tham gia vào hoạt động du lịch (định nghĩa về du lịch của Michael Coltman) tại địa phương, cụ thể như sau :

Thành phần thứ nhất – khách du lịch: Du khách đi du lịch để đáp ứng nhu cầu của mình khi nhận thấy họ được đảm bảo an toàn, các sản phẩm và dịch vụ du lịch được cung cấp đầy đủ họ sẽ thỏa mãn nhu cầu. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo trên đây cho thấy lượng khách đến tham quan điểm du lịch chủ yếu là khách du lịch quốc tế từ các nước phát triển. Khách tham gia du lịch có mức chi tiêu cao có thể tới 50 đến 60 đô la/ngày kể cả chi phí vận chuyển, thời gian lưu trú bình quân tại điểm du lịch là 3 đến 4 ngày, động cơ du lịch là thưởng thức chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tính hoang sơ về tài nguyên và môi trường tự nhiên, tìm hiểu văn hóa bản địa.

Vì vậy, có thể nhận định phát triển du lịch dựa cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo có thể đảm bảo được lợi ích về nhu cầu của khách du lịch khi quyết định tham gia chuyến du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng, lựa chọn các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch sẽ làm tăng cầu du lịch, tức là số lượt khách du lịch đến điểm du lịch, góp phần cho tăng trưởng du lịch tại địa bàn, đáp ứng được lợi ích của nhà cung ứng dịch  vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch và góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng dân cư sở tại.

Thành phần thứ hai – Nhà cung ứng dịch vụ du lịch : Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo trên đây có thể thấy tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Do du khách chủ yếu là khách du lịch quốc tế, với mức chi tiêu bình quân cao nên đã tạo ra lợi ích cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch thông qua việc xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm… theo giá bán lẻ cao hơn và không phải chịu thuế xuất khẩu hàng hóa sản phẩm.

Trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, với sự giúp đỡ của các tổ chức, cư dân bản địa có thể trở thành các nhà cung ứng dịch vụ du lịch như điều hành cơ sở lưu trú của chính mình, đầu tư các nhà hàng ăn uống, thành lập các nhóm, tổ vận chuyển khuân vác hành lý, sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm. Vì vậy, có thể nói phát triển du lịch cộng đồng đã đáp ứng được lợi ích ngày càng cao của nhà cung ứng dịch vụ du lịch trong đó có cả cộng đồng cư dân bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương phát triển du lịch.

Thành phần thứ ba – Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch: Phát triển du lịch cộng đồng đã làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương phát triển du lịch. Nguồn thu ngân sách ở đây là các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Đối với chính quyền địa phương nơi phát triển du lịch, ngoài nhiệm vụ chịu trách nhiệm về quản lý phát triển ngành du lịch đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội, theo chức năng nhiệm vụ, còn phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về cải cách hành chính và xây dựng chính quyền, giáo dục đào tạo, y tế chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, văn hóa, thông tin, các vấn đề xã hội và an ninh quốc phòng. Vì vậy, phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, chính quyền địa phương sẽ có được lợi ích từ việc tạo sự hỗ trợ liên ngành để phát triển du lịch đảm bảo xây dựng chính quyền vững chắc, hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho người dân địa phương góp  phần vào thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo.

Thành phần thứ tư – Dân cư sở tại: Qua kinh nghiệm thực tế triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo cho thấy rất rõ lợi ích của cư dân sở tại, nhất là những người nghèo ở nơi phát triển du lịch. Các lợi ích đó là có được công ăn việc làm bằng các dịch vụ du lịch thay vì trước đây chi sống dựa vào điều kiện thiên nhiên như đốn củi, khai thác săn bắn các loại động vật.

Dân cư sở tại còn được hưởng các lợi ích khác của việc phát triển du lịch cộng đồng như có cơ hội để nâng cao năng lực làm việc sinh sống; nâng cao chất lượng cuộc sống như sức khỏe, giáo dục và phúc lợi xã hội; đường xá giao thông cho người nghèo có thể dễ dàng đi làm ruộng hoặc đánh bắt cá; bảo tồn và nâng cao truyền thống văn hóa xã hội của cộng đồng, sự tự hào và tự tin của người dân địa phương đối với cộng đồng của họ. Dân cư sở tại trong định nghĩa về du lịch của Michael Coltman là một thành phần cấu thành không thể thiếu trong hoạt động du lịch nói chung và trong phát triển du lịch cộng đồng nói riêng. Họ là những người sống lâu đời trên mảnh đất của họ, thông thạo địa hình thiên nhiên, người chủ của những giá trị nhân văn, vì vậy họ xứng đáng được hưởng lợi ích từ việc phát triển du lịch trong cộng đồng của họ. Có thể nhận định, không có sự tham gia của dân cư sở tại, việc triển khai phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo sẽ không đạt kết quả.

Tóm lại, qua phân tích các lợi ích của phát triển du lịch đối với bốn thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, có thể thấy muốn phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo cần phải đảm bảo cân bằng lợi ích của các thành phần tham gia hướng vào mục tiêu phát triển bền vững trong đó có xóa đói giảm nghèo thì mô hình phát triển du lịch mới thành công.

Nam Giang