Chuyên mục chính
Bộ môn kế toán tổ chức seminar tháng 2 năm 2016
Có thể nói rằng Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc nói chung và Bộ môn Kế toán nói riêng đã hết sức chú trọng vào việc tìm hiểu, xây dựng chương trình giảng dạy các học phần thực hành cho mọi lĩnh vực kế toán từ kế toán công, kế toán doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp xây lắp, thương mại, sản xuất, … nhằm đưa đến cho sinh viên cái nhìn thực tế hơn về công việc của một kế toán thực thụ. Ngoài việc được trang bị kiến thức về mặt lý thuyết thì các môn thực hành được đưa vào giảng dạy là việc làm hết sức thiết thực giúp các em sinh viên củng cố lại và liên hệ được lý thuyết – thực hành và tiến gần hơn với thực tế từ việc đươc tiếp cận với chứng từ, tự hoàn thiện chứng từ và làm sổ sách, lập lên các báo cáo kế toán.
Có lẽ chưa có một ngôi trường nào lại đầu tư nhiều cho các học phần thực hành chuyên ngành kế toán đến vậy. Tuy nhiên, việc giảng dạy các học phần thực hành này mới đưa vào và áp dụng được 2 khóa học gần đây nên để hoàn thiện bộ tài liệu và bước đầu đưa ra những đánh giá, rút kinh nghiệm việc giảng dạy các môn thực hành kế toán, Bộ môn Kế toán đã tổ chức buổi báo cáo Seminar tháng 2 năm 2016, với các báo cáo Seminar của 3 đồng chí: đ/c Lê Phương Hảo – báo cáo “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện bộ tài liệu và những lưu ý khi giảng dạy học phần thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp”, đ/c Lê Thị Thanh Nhàn – báo cáo “Seminar về môn thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp”, đ/c Vũ Thị Sen –báo cáo “Bước đầu đánh giá việc giảng dạy môn thực hành kế toán công”.
Trong báo cáo của mình, đ/c Lê Phương Hảo đã đưa ra những đề nghị về chỉnh sửa và bổ sung thêm chứng từ cho môn thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp. Đặc biệt là chỉnh sửa về số năm trong chứng từ và bổ sung chứng từ Hợp đồng thuê khoán đối với hình thức thuê công nhật. Theo đó, kết hợp nghiên cứu lý thuyết với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cả học phần KTTC III và thực hành kế toán DN xây lắp đ/c cũng đã đưa ra những lưu ý hữu ích cho việc giảng dạy về mặt lý thuyết và thực hành của học phần. Sau báo cáo của đ/c Hảo, đ/c Lê Thị Thanh Nhàn cũng đã trình bày báo cáo về môn thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp, đ/c Nhàn cũng đã đồng ý với ý kiến của đ/c Hảo và tiếp tục đưa ra những kiến nghị chỉnh sửa hoàn thiện bộ chứng từ thực hành về năm chứng từ, mẫu chứng từ, nội dung chứng từ và bổ sung thêm chứng từ. Báo cáo của 2 đồng chí đã nhận được sự đồng tình và thảo luận sôi nổi từ phía các đồng chí trong bộ môn. Khác với 2 báo cáo trên, song cũng cùng mục tiêu làm sao để đảm bảo việc giảng dạy môn thực hành nhằm mang tới hiệu quả tốt nhất cho người học, đ/c Vũ Thị Sen báo cáo đánh giá về việc giảng dạy môn thực hành kế toán công. Trước hết đ/c đã tóm gọn những kết quả đạt được và mong muốn đạt được của môn học, đồng thời đưa ra những tồn tại cần hoàn thiện cho mô hình thực hành môn học này. Đ/c Sen và các đ/c trong bộ môn cũng nhận định việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo sẽ là khó khăn trong quá trình xây dựng và đưa vào giảng dạy, tuy nhiên các đồng chí sẽ cố gắng cùng nhau tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn để đưa vào áp dụng một cách hoàn chỉnh và hiệu quả nhất.
Lương Thị Thủy
Bộ môn Quản trị kinh doanh tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 1/2016
Sáng ngày 07/01/2015, tại văn phòng Trung tâm – Bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức thành công Seminar tháng 12.
Tại buổi Seminar, Ths. Đỗ Thu Hằng đã trình bày báo cáo “ Phương pháp giảng dạy theo nhóm và phương pháp trò chơi trong dạy học”. Với báo cáo của Ths. Đỗ Thu Hằng đã đưa ra được một số nội dung liên quan về hai phương pháp trên, như là: tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp nhóm, lý do tại sao việc học nhóm của sinh viên QTKD chưa hiệu quả, một số những lưu ý khi áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học cho sinh viên QTKD……
Ths. Đặng Thị Huyền Mi đã trình bày báo cáo “Phương pháp giảng dạy theo hợp đồng và phương pháp theo góc”, với từng phương pháp tác giả đưa ra bốn nội dung chính, đó là: bản chất của phương pháp, điều kiện áp dụng, quá trình thực hiện và ưu nhược điểm của phương pháp, tác giả còn đưa ra ví dụ về sử dụng phương pháp hợp đồng trong dạy học và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi áp dụng phương pháp hợp đồng cho sinh viên. Ngoài ra tác giả mong muốn nhận được sự trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp về chuyên đề mà tác giả báo cáo để phục vụ cho việc giảng dạy.
Với những nội dung trình bày trong báo cáo của 2 tác giả đã tạo cơ hội học hỏi, trao đỏi chuyên môn, không chỉ là giữa các báo cáo viên với nhau mà còn với tất cả các đồng chí giảng viên tham dự buổi sinh hoạt Seminar và gợi ý cho các đồng chí giảng viên trong Bộ môn những phương pháp giảng dạy tích cực hoá người học trong giảng dạy QTKD. Từ đó, có thể thúc đẩy và kích thích sinh viên học tập hứng thú và hiệu quả hơn.
Kết thúc buổi Seminar, Th.S Vũ Quang Hưng đã tổng kết lại các nội dung chính của buổi Seminar. Đ/c đã đánh giá chất lượng của Báo cáo mong muốn có thêm nhiều buổi Seminar hiệu quả hơn nữa.
Ths. Đỗ Thu Hằng – Bộ môn QTKD
Sinh viên khoa Kinh tế tham dự “Chương trình tư vấn, đào tạo kỹ năng khởi sự doanh nghiệp trong sinh viên năm 2015”

Đại diện BTC lớp học tặng hoa thay lời cám ơn đại biểu Trung ương Hội Trần Huyền Trang
và giảng viên giảng dạy Nguyễn Thành Đồng – Bộ Công Thương.

Thầy Nguyễn Thành Đồng trao phần thưởng đầu tiên cho sinh viên vượt qua thử thách đầu tiên: “Quyết đoán”

Các thành viên trong các nhóm trao đổi, làm việc nhóm, đóng vai dưới sự hướng dẫn của giảng viên

Những chiếc áo do chính các bạn sinh viên gấp, trang trí bằng giấy A4

Thương lượng với khách hàng Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc

Thầy cô trao đổi với các bạn về hoạt động sản xuất sản phẩm rau sạch
Đặng Huyền Mi – Đại học Tây Bắc
Nguồn: website tỉnh Đoàn Sơn La
http://tinhdoansonla.gov.vn/tinhdoansonla/65/991/1886/3661/Hoat-dong-Doan–Hoi–Doi/-Chuong-trinh-tu-van–dao-tao-ky-nang-khoi-su-doanh-nghiep-trong-sinh-vien-nam-2015–tai-Truong-Dai-hoc-Tay-Bac.aspx
Bộ môn kế toán tổ chức thành công Seminar tháng 12
Với mong muốn kế hoạch thực tập mới bắt đầu từ năm học 2015 -2016 đạt hiệu quả hơn bởi sự đổi mới về cách thức thực tập, gắn liền hơn với thực tế, ngày 09/12/2015, Bộ môn Kế toán đã tiếp tục chủ để sinh hoạt Seminar: “Kế hoạch thực tập chuyên môn cuối khóa” và “Hướng dẫn thực tập chuyên môn cuối khóa” tại Văn phòng khoa Kinh tế.
Sau hơn 1 tháng từ buổi Seminar đầu tiên vào hồi tháng 11 về chủ đề thực tập và hướng dẫn thực tập này, Đ/c Vũ Thị Sen – trưởng bộ môn Kế toán đã yêu cầu mỗi Giảng viên trong bộ môn viết một tiểu báo cáo seminar đóng góp ý kiến cho kế kế hoạch được đồng chí xây dựng phác thảo và đã đưa ra báo cáo, thảo luận vào buổi sinh hoạt seminar trước.
Tại buổi Seminar, rất nhiều ý kiến của các đồng chí giảng viên trong bộ môn Kế toán được nêu ra nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện kế hoạch hướng dẫn thực tập và thực tập của sinh viên cuối khóa. Đặc biệt, đ/c Lê Phương Hảo – Phó trưởng Bộ môn cùng đ/c Nguyễn Anh Ngọc đã đưa ra những ý tưởng, đề xuất hay cho buổi seminar nhằm nâng cao hiệu quả của kỳ thực tập cuối khóa. Theo đó Bộ môn thống nhất về nội dung hướng dẫn thực tập cụ thể từ khâu liên hệ – đăng ký đơn vị thực tập tới khâu hoàn thiện báo cáo thực tập ở cả 2 giai đoạn thực tập của sinh viên: Giai đoạn 1 (03 tuần) thực tập tổng hợp: Thu thập thông tin, dữ liệu và viết Báo cáo tổng hợp; Giai đoạn 2 (07 tuần) thực hành công việc kế toán tại đơn vị thực tập: Yêu cầu sinh viên phải nắm được các nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ kế toán thực tế tại các đơn vị, sưu tầm chứng từ, tài liệu kế toán thực tế để đưa vào báo cáo, song song với đó là phải thuyết minh được cho những gì mình đã làm với cán bộ Giảng viên hướng dẫn và trình bày trong báo cáo thực tập. Công việc thực tập theo nội dung mới đòi hỏi sự nỗ lực học hỏi, tự chủ động về mặt lý luận và bước ra thực tế của các em sinh viên, mặt khác cũng yêu cầu cao hơn về mức độ theo sát, hướng dẫn các em của giảng viên hướng dẫn.
Những nội dung cụ thể của 2 giai đoạn trong kỳ thực tập đã được bộ môn thông qua bằng văn bản và báo cáo Lãnh đạo Khoa. Sẽ triển khai áp dụng cho học kỳ cuối của sinh viên lớp K53 Đại học Kế toán và K54 Cao đẳng Kế toán.
Với mong muốn kế hoạch thực tập mới bắt đầu từ năm học 2015 -2016 đạt hiệu quả hơn bởi sự đổi mới về cách thức thực tập, gắn liền hơn với thực tế, ngày 09/12/2015, Bộ môn Kế toán đã tiếp tục chủ để sinh hoạt Seminar: “Kế hoạch thực tập chuyên môn cuối khóa” và “Hướng dẫn thực tập chuyên môn cuối khóa” tại Văn phòng khoa Kinh tế.
Sau hơn 1 tháng từ buổi Seminar đầu tiên vào hồi tháng 11 về chủ đề thực tập và hướng dẫn thực tập này, Đ/c Vũ Thị Sen – trưởng bộ môn Kế toán đã yêu cầu mỗi Giảng viên trong bộ môn viết một tiểu báo cáo seminar đóng góp ý kiến cho kế kế hoạch được đồng chí xây dựng phác thảo và đã đưa ra báo cáo, thảo luận vào buổi sinh hoạt seminar trước.
Tại buổi Seminar, rất nhiều ý kiến của các đồng chí giảng viên trong bộ môn Kế toán được nêu ra nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện kế hoạch hướng dẫn thực tập và thực tập của sinh viên cuối khóa. Đặc biệt, đ/c Lê Phương Hảo – Phó trưởng Bộ môn cùng đ/c Nguyễn Anh Ngọc đã đưa ra những ý tưởng, đề xuất hay cho buổi seminar nhằm nâng cao hiệu quả của kỳ thực tập cuối khóa. Theo đó Bộ môn thống nhất về nội dung hướng dẫn thực tập cụ thể từ khâu liên hệ – đăng ký đơn vị thực tập tới khâu hoàn thiện báo cáo thực tập ở cả 2 giai đoạn thực tập của sinh viên: Giai đoạn 1 (03 tuần) thực tập tổng hợp: Thu thập thông tin, dữ liệu và viết Báo cáo tổng hợp; Giai đoạn 2 (07 tuần) thực hành công việc kế toán tại đơn vị thực tập: Yêu cầu sinh viên phải nắm được các nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ kế toán thực tế tại các đơn vị, sưu tầm chứng từ, tài liệu kế toán thực tế để đưa vào báo cáo, song song với đó là phải thuyết minh được cho những gì mình đã làm với cán bộ Giảng viên hướng dẫn và trình bày trong báo cáo thực tập. Công việc thực tập theo nội dung mới đòi hỏi sự nỗ lực học hỏi, tự chủ động về mặt lý luận và bước ra thực tế của các em sinh viên, mặt khác cũng yêu cầu cao hơn về mức độ theo sát, hướng dẫn các em của giảng viên hướng dẫn.
Những nội dung cụ thể của 2 giai đoạn trong kỳ thực tập đã được bộ môn thông qua bằng văn bản và báo cáo Lãnh đạo Khoa. Sẽ triển khai áp dụng cho học kỳ cuối của sinh viên lớp K53 Đại học Kế toán và K54 Cao đẳng Kế toán.
Lương Thị Thủy
Bộ môn Quản trị kinh doanh tổ chức Semiar tháng 10 năm 2015
Ngày 30/10/2015, tại văn phòng khoa Kinh tế, bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức Seminar cấp bộ môn với chủ đề: “Tổng quan các công trình nghiên cứu và khung lí thuyết về mô hình phòng thực hành Quản trị kinh doanh” do Ths. Trương Thị Luân chủ trì.
Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, sinh viên của các trường chuyên nghiệp nói chung, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Tây Bắc nói riêng cần được tiếp xúc với thực tiễn, được học tập thông qua trải nghiệm. Tuy nhiên, cho đến nay, trường Đại học Tây Bắc chưa có mô hình học tập trải nghiệm cũng như chưa có đề tài nào từng nghiên cứu, đề xuất mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Nhằm góp phần vào việc chỉnh sửa chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Tây Bắc, nhóm nghiên cứu gồm: Đồng chí Trương Thị Luân (chủ nhiệm đề tài) và hai thành viên: đồng chí Đặng Thị Huyền Mi, Nguyễn Thị Thanh Thủy là giảng viên khoa Kinh tế trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất xây dựng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh – Trường đại học Tây Bắc”.
Để hoàn thiện chương 1 và chương 2 của đề tài, nhóm đã thực hiện buổi Seminar với chủ đề “Tổng quan các công trình nghiên cứu và khung lí thuyết về mô hình phòng thực hành QTKD” do Ths. Trương Thị Luân chủ trì.
Buổi Seminar gồm 2 báo cáo:
Báo cáo 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về mô hình phòng thực hành Quản trị kinh doanh – Ths. Đặng Thị Huyền Mi
Báo cáo đã đưa ra một số công trình trong và ngoài nước về mô hình phòng thực hành kinh doanh. Chỉ ra những thành công và hạn chế của các công trình đó để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
Báo cáo 2: Khung lý thuyết về mô hình phòng thực hành QTKD – CN. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Báo cáo đã đưa ra một số vấn đề lý luận về mô hình phòng thực hành QTKD như:
– Bối cảnh và sự cần thiết thành lập mô hình
– Sứ mệnh, tầm nhìn của phòng thực hành QTKD
– Nguyên tắc xây dựng và tổ chức hoạt động của phòng thực hành QTKD
– Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình
Sau các báo cáo là phần thảo luận của các đồng chí trong bộ môn về các vấn đề mà các báo cáo đã trình bày. Cả hai báo cáo đều nhận được sự đóng góp rất nhiệt tình của các đồng chí trong bộ môn. Một số ý kiến như: Phần tổng quan, nhóm nghiên cứu cần làm rõ các nghiên cứu có liên quan đã làm được gì? Chưa làm được gì? Từ đó đưa ra sự cần thiết và hướng nghiên cứu của đề tài. Phần khung lý thuyết cần rút ngắn và tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: Bối cảnh và sự cần thiết thành lập mô hình, các điều kiện xây dựng mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình. Các ý kiến đóng góp của các đồng chí thật sự rất bổ ích để nhóm đề tài có hướng đi đúng đắn trong việc thực hiện các nghiên cứu.
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Bộ môn kế toán tổ chức seminar về kế hoạch thực tập và hướng dẫn thực tập chuyên môn cuối khóa
Ngày 03/11/2015, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Kế toán đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 11 nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nâng cao chất lượng của việc thực tập chuyên môn cuối khóa cho các em Sinh viên, đặc biệt là Sinh viên Đại học Kế toán K53, với chủ đề: “Kế hoạch thực tập chuyên môn cuối khóa” và “Hướng dẫn thực tập chuyên môn cuối khóa”.
Trên cơ sở vận dụng kiến thức các học phần Kế toán đã được học, sinh viên được thực hành làm công việc kế toán như một kế toán thực thụ tại một đơn vị đã chọn thực tập để có thể một mặt vận dụng kiến thức đã học vào thực tế các đơn vị kế toán, một mặt sinh viên được tiếp cận thực tế, học hỏi những kỹ năng cần thiết trong công việc phục vụ cho giai đoạn tiếp theo sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường không bị bỡ ngỡ, có thể tiếp cận nhanh với công việc kế toán và các công việc khác trong đơn vị mà không mất nhiều thời gian học việc.
Mặt khác, với yêu cầu về kết quả của thời gian thực tập chuyên môn cuối khóa cũng là thước đo để sinh viên tự nhìn nhận lại khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế công việc của bản thân mình, từ đó sinh viên có thể tự học hỏi để bù đắp những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tập tốt nghiệp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi ra trường.
Tại buổi Seminar Đ/c Vũ Thị Sen – trưởng Bộ môn Kế toán đã xây dựng và đưa ra kế hoạch thực tập và hướng dẫn thực tập cho các em sinh viên cuối khóa của ngành Kế toán với mục tiêu:
- Người học có cơ hội để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách chủ động, sáng tạo.
- Có thể tiếp cận nhanh với công việc của một kế toán và các công việc khác trong đơn vị thực tập mà không mất nhiều thời gian học việc.
- Là thước đo để người học tự nhìn nhận lại khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế công việc của bản thân để có thể tự học hỏi, bù đắp những kiến thức kỹ năng cần thiết.
Theo đó, kỳ thực tập của các em sẽ được chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thực tập tổng hợp (thời gian 03 tuần); Giai đoạn 2: Thực hành công việc kế toán tại đơn vị thực tập (thời gian 7 tuần).
Đ/c Sen và các giảng viên trong Bộ môn mong muốn kế hoạch thực tập này sẽ đạt hiệu quả hơn bởi sự đổi mới về cách thức thực tập, gắn liền hơn với thực tế, đòi hỏi các em sinh viên phải chủ động, nhanh nhẹn trong việc sưu tầm tài liệu, chứng từ kế toán đúng theo thực tế tại các doanh nghiệp. Các em phải nắm được quy trình kế toán và tự mình hoàn thành các công việc kế toán dưới sự hướng dẫn của các Giảng viên hướng dẫn để có được kế quả báo cáo thực tập chất lượng.
Nội dung công việc cụ thể sinh viên và viảng viên hướng dẫn cần thực hiện trong giai đoạn này vẫn đang được bộ môn tiếp tục nghiên cứu, thảo luận thêm để đi tới thống nhất hoàn thiện vào tháng 12 tới.
Lương Thị Thủy
Bộ môn Quản trị kinh doanh tổ chức Seminar tháng 11 năm 2015
Ngày 27/11/2015, tại văn phòng khoa Kinh tế, bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức Seminar cấp bộ môn với chủ đề: “Văn hóa trong một số hoạt động kinh doanh” do đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy làm chủ trì.
Văn hoá ứng xử được hình thành trong quá trình giao tiếp và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức cũng như hành động của con người trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng. Trong đó có văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp và trong hoạt động đàm phán.
Nhằm trao đổi để bổ sung và hoàn thiện cho giáo án học phần Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, buổi Seminar của bộ môn Quản trị kinh doanh đã diễn ra với 2 báo cáo:
Báo cáo 1: Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp do đồng chí Lê Thị Hiệp trình bày. Báo cáo đã đưa ra một số nội dung như:
– Vai trò của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
– Biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
– Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra ví dụ về văn hóa ứng trong nội bộ một số doanh nghiệp, đơn vị đồng thời phân tích một số ưu điểm và hạn chế trong văn hóa ứng xử trong nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Báo cao 2: Văn hóa ứng xử trong đàm phán do đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thủy trình bày. Nội dung báo cáo gồm một số vấn đề sau:
– Quan niệm và bản chất của đàm phán
– Tác động của văn hóa ứng xử đến cuộc đàm phán
– Một số điều cần tránh trong văn hóa ứng xử trong đàm phán
Báo cáo đã phân tích đồng thời đưa ra những ví dụ thực tế liên quan đến vấn đề văn hóa ứng xử trong đàm phán. Chẳng hạn như văn hóa trong đàm phán của vùng tây bắc nói chung và tại Sơn La nói riêng đó là đàm phán trên bàn rượu.
Sau các báo cáo là phần thảo luận của các đồng chí trong bộ môn về các vấn đề mà các báo cáo đã trình bày. Buổi Semiar đã diễn ra thành công với sự thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiệt tình của các đồng chí trong bộ môn. Các đồng chí đã đóng góp về nội dung cũng như đưa ra các ví dụ rất bổ ích trong việc thiết kế nội dung bài giảng cho những môn học có liên quan.
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Khoa Kinh tế tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề hỗ trợ tiếng Việt chuyên ngành và phương pháp học tập cho sinh viên Lào.
Quan tâm và hỗ trợ các bạn sinh viên Lào là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa Kinh tế trong năm học 2015 -2016. Từ đầu học kỳ khoa Kinh tế đã tổ chức các chương trình toạ đàm, giao lưu văn nghệ, giao lưu thể thao giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Lào. Nằm trong chuỗi hoạt động của khoa Kinh tế, Ban chủ nhiệm khoa đã thành lập Tổ công tác Lưu học sinh Lào nhằm hỗ trợ sinh viên Lào nâng cao khả năng sử dụng thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành, phương pháp học tập và kỹ năng mềm. Các chủ đề nói chuyện sẽ lần lượt xoay quanh các vấn đề về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán ở Việt Nam, nước bạn Lào và trên thế giới.
Từ đầu tháng 11/2015 đến nay khoa Kinh tế đã tổ chức được 3 buổi nói chuyện chuyên đề. Các buổi nói chuyện diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện nên đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên Lào. Mở đầu cho chuỗi hoạt động này là buổi nói chuyện về chủ đề Nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam do cô Nguyễn Hà Bảo Ngọc chủ trì, tiếp theo là buổi nói chuyện về vấn đề Lạm phát do thầy Phan Nam giang chủ trì và buổi nói chuyện của cô Mai Nguyễn Phương Dung với nội dung Thu hút FDI tại Việt Nam.
Mặc dù trong thời gian đầu triển khai còn gặp nhiều khó khăn về phương pháp truyền đạt, tổ chức lớp học, tuy nhiên những vấn đề này đã sớm được khắc phục nhờ sự chỉ đạo sát sao của Ban chủ nhiệm khoa, Tổ công tác Lưu học sinh Lào khoa Kinh tế. Sau những buổi nói chuyện đầu tiên Ban công tác đã hai lần họp để rút kinh nghiệm để tìm ra được cách thức tổ chức phù hợp nhất, tổ chức buổi nói chuyện theo hình thức trao đổi hai chiều, giao việc để sinh viên làm việc theo nhóm, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn giúp các em tự khám phá tri thức, khuyến khích mỗi sinh viên mạnh dạn phát biểu, giao tiếp, do đó thu hút được sự tham gia trao đổi nhiệt tình của các bạn sinh viên Lào.
Trao đổi sau buổi nói chuyện chuyên đề, các bạn sinh viên Lào đến từ lớp K53 Đại học Quản trị Kinh doanh cho biết: Buổi nói chuyện chuyên đề rất bổ ích với các bạn, hy vọng trong thời gian tới khoa Kinh tế vẫn sẽ tiếp tục duy trì được hoạt động này. Khoa Kinh tế và các sinh viên Lào đã có ý tưởng trong thời gian tới sẽ cùng xây dựng được một cuốn từ điển chuyên ngành kinh tế song ngữ Việt – Lào để giúp việc học tập của các bạn được tốt hơn.
Nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của các bạn sinh viên Lào trong thời gian tới hoạt động nói chuyện chuyên đề của khoa sẽ có nhiều cải thiện hơn nữa góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn sinh viên Lào có thể tiếp thu kiến thức, sớm bắt kịp với các bạn sinh viên Việt Nam./.
Nam Giang