Chuyên mục chính

Bộ môn Kinh tế tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 2/2016

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Một mặt việc hội nhập đem lại những lợi ích cho nền kinh tế nước nhà như tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường, tiếp thu sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ…Mặt khác cũng tạo ra những thách thức không hề nhỏ khi tham gia hội nhập như vấn đề ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính… Để nền kinh tế phát triển và hội nhập tốt Nhà nước cần phải hài hòa được lợi ích cũng như các thách thức, tuy nhiên rất khó có thể thực hiện được đồng thời nhiều mục tiêu vĩ mô, trong từng thời kỳ Nhà nước sẽ ưu tiên những mục tiêu có lợi nhất cho nền kinh tế nước nhà.

Xuất phát từ thực tiễn kinh tế Việt Nam, ngày 25/02/2016 bộ môn kinh tế đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề với nội dug: Lý thuyết về bộ ba bất khả thi và thực tiễn tại Việt Nam để các thành viên trong bộ môn có thể hiểu rõ hơn những chính sách kinh tế vĩ mô nhà nước thực hiện. Lý thuyết bộ ba bất khả thi được phát biểu như sau: “Một quốc gia không thể đồng thời đạt được tỷ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ”. Nội dung đ/c Phan Nam Giang đưa ra được sự quan tâm của các đ/c trong tổ Bộ môn kinh tế.

12325088_1081069365288706_454538249_n

Sau khi được nghe đ/c Giang báo cáo về Lý thuyết bộ ba bất khả thi và thực tiễn tại Việt Nam. Các đồng chí trong bộ môn đã đưa ra các ý kiến góp ý cho báo cáo chính, giúp báo cáo hoàn thiện đầy đủ hơn. Bên cạnh những mặt đã đạt được còn một số hạn chế đồng chí Phan Nam Giang đã tiếp thu và sửa đổi để báo cáo hoàn thiện và phong phú nội dung hơn nữa. Buổi sinh hoạt diễn ra sôi nổi và đạt được kết quả tốt, các đồng chí trong bộ môn đã biết được rõ hơn các tác động của những chính sách kinh tế vĩ mô nhà nước sử dụng để bình ổn thị trường và phát triển kinh tế đất nước. Sau 2 giờ làm việc khẩn trương nghiêm túc buổi sinh hoạt kết thúc hổi 16h cùng ngày.

Bảo Ngọc

Bộ môn QTKD tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 2/2016

Ngày 29/2/2015 tại văn phòng khoa Kinh tế, bộ môn QTKD đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng tại tỉnh Sơn La” với sự tham dự đầy đủ của các giảng viên trong bộ môn. Nội dung sinh hoạt chuyên đề gồm các báo cáo chính: “Phân tích những yếu tố hấp dẫn của du lịch địa phương và sự hài lòng của du khách đến Sơn La” và “Mô hình và nhân tố tác động đến phát triển du lịch cộng đồng”.

Báo cáo đầu tiên do đ/c Hoàng Xuân Trọng thực hiện, đã chia sẻ thông tin thực trạng du lịch du lịch hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, du lịch (DL) đã trở thành ngành kinh tế hàng đầu. Thông điệp của Tổ chức DL thế giới năm 2015 là “1 tỷ du khách 1 tỷ cơ hội”. Mỗi năm có hơn tỷ khách DL đến các điểm DL trên toàn cầu, đóng góp trên 10% GDP và tạo ra 9% tổng việc làm xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã khẳng định đến năm 2020, DL Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát huy ngày càng cao sự đóng góp của DL đối với sự phát triển của đất nước, năm 2020 đón 13-14 triệu khách quốc tế, 53-54 triệu khách nội địa, tổng thu DL từ 20-21 tỷ USD, tạo 3 triệu việc làm, đóng góp 6,5-7% GDP. Tại Sơn La, Ban Thường vụ tỉnh uỷ Sơn La đã có Nghị quyết số 19 ngày 01/4/2013 của về phát triển DL Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó xác định “đưa DL cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng”. Phấn đấu năm 2020 đạt 2,1 triệu khách DL, doanh thu DL đạt 2.000 tỷ đồng; đóng góp DL 2,38% GDP toàn tỉnh. Đến hết năm 2015, doanh thu du lịch Sơn La đạt 645 tỷ đồng, đóng góp trong GDP mới chỉ xấp xỉ 1% GDP toàn tỉnh, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng DL của tỉnh nhà và còn khoảng cách lớn so với mục tiêu phấn đấu năm 2020. Vì vậy cần nhiều nghiên cứu, phân tích, đánh giá về mọi mặt của du lịch Sơn La để có những phương pháp phát triển du lịch nhanh hơn và đạt mục tiêu bền vững.

hoithao2Báo cáo cũng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn của du lịch địa phương gồm: hình ảnh điểm đến tích cực, cơ sở hạ tầng du lịch đảm bảo, những đặc trưng nổi bật về tài nguyên du lịch, và sự thân thiện của người dân. Kết quả đánh giá sự hài lòng của du khách với du lịch Sơn La chỉ đạt mức trung bình mặc dù đánh giá cao về tài nguyên du lịch Sơn La. Nhưng hình ảnh điểm đến chưa ấn tượng, kỹ năng làm du lịch chưa chuyên nghiệp dẫn đến việc thời gian lưu trú của du khách ngắn và chi tiêu ít. Vậy để phát triển du lịch bền vững thì ngành du lịch Sơn La cần tập trung vào xây dựng môt hình ảnh du lịch tích cực với hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ nhất quán khác biệt về logo, khẩu hiệu, màu sắc; cần phát huy vai trò đóng góp của người dân cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững vì họ vừa là chủ sở hữu tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường vừa tạo nên chính sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương,…

hoithao1Báo cáo thứ hai do đ/c Đặng Trung Kiên Trình bày. Báo cáo tập trung vào kết quả nghiên cứu tổng quan về mô hình và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng theo định hướng bền vững. Từ các mô hình và nhân tố tham khảo ở Thái Lan và trên thế giới đã đề xuất 12 nhóm nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu bền vững về kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường. Kết quả này sẽ là cơ sở cho nghiên cứu định tính và định lượng phục vụ đề tài nghiên cứu sinh.

Sau khi lắng nghe 2 báo cáo là phần thảo luận. Các đồng chí trong bộ môn đã đóng góp sôi nổi vào nội dung của 2 báo cáo và đóng góp cả về phương pháp nghiên cứu. Các góp ý nổi bật là: ngày nay, phát triển bền vững đã có thêm tiêu chí là ổn định an ninh chính trị bên cạnh 3 trụ cột chính trước đây là kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; cách biểu diễn mô hình nghiên cứu cần vẽ lại đường mũi tên thể hiện mối quan hệ tác động của biến độc lập, biến kiểm soát và biến phụ thuộc; mô hình nghiên cứu du lịch cộng đồng được đề xuất cần tham khảo thêm những mô hình đã được xây dựng và qua thực tiễn ở Việt Nam. Cuối chương trình, bộ môn đã đề xuất qui trình nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh là: nghiên cứu cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu, xây dựng thang đo, tiến hành kiểm định qua thực tế, và cuối cùng đưa ra mô hình thực tế phù hợp với địa bàn nghiên cứu./.

Bộ môn QTKD

Bộ môn kế toán tổ chức seminar tháng 2 năm 2016

Có thể nói rằng Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc nói chung và Bộ môn Kế toán nói riêng đã hết sức chú trọng vào việc tìm hiểu, xây dựng chương trình giảng dạy các học phần thực hành cho mọi lĩnh vực kế toán từ kế toán công, kế toán doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp xây lắp, thương mại, sản xuất, … nhằm đưa đến cho sinh viên cái nhìn thực tế hơn về công việc của một kế toán thực thụ. Ngoài việc được trang bị kiến thức về mặt lý thuyết thì các môn thực hành được đưa vào giảng dạy là việc làm hết sức thiết thực  giúp các em sinh viên củng cố lại và liên hệ được lý thuyết – thực hành và tiến gần hơn với thực tế từ việc đươc tiếp cận với chứng từ, tự hoàn thiện chứng từ và làm sổ sách, lập lên các báo cáo kế toán.

Có lẽ chưa có một ngôi trường nào lại đầu tư nhiều cho các học phần thực hành chuyên ngành kế toán đến vậy. Tuy nhiên, việc giảng dạy các học phần thực hành này mới đưa vào và áp dụng được 2 khóa học gần đây nên để hoàn thiện bộ tài liệu và bước đầu đưa ra những đánh giá, rút kinh nghiệm việc giảng dạy các môn thực hành kế toán, Bộ môn Kế toán đã tổ chức buổi báo cáo Seminar tháng 2 năm 2016, với các báo cáo Seminar của 3 đồng chí: đ/c Lê Phương Hảo –  báo cáo “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện bộ tài liệu và những lưu ý khi giảng dạy học phần thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp”, đ/c Lê Thị Thanh Nhàn – báo cáo “Seminar về môn thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp”, đ/c Vũ Thị Sen –báo cáo “Bước đầu đánh giá việc giảng dạy môn thực hành kế toán công”.

1 (1)

Trong báo cáo của mình, đ/c Lê Phương Hảo đã đưa ra những đề nghị về chỉnh sửa và bổ sung thêm chứng từ cho môn thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp. Đặc biệt là chỉnh sửa về số năm trong chứng từ và bổ sung chứng từ Hợp đồng thuê khoán đối với hình thức thuê công nhật. Theo đó, kết hợp nghiên cứu lý thuyết với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cả học phần KTTC III và thực hành kế toán DN xây lắp đ/c cũng đã đưa ra những lưu ý hữu ích cho việc giảng dạy về mặt lý thuyết và thực hành của học phần. Sau báo cáo của đ/c Hảo, đ/c Lê Thị Thanh Nhàn cũng đã trình bày báo cáo về môn thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp, đ/c Nhàn cũng đã đồng ý với ý kiến của đ/c Hảo và tiếp tục đưa ra những kiến nghị chỉnh sửa hoàn thiện bộ chứng từ thực hành về năm chứng từ, mẫu chứng từ, nội dung chứng từ và bổ sung thêm chứng từ. Báo cáo của 2 đồng chí đã nhận được sự đồng tình và thảo luận sôi nổi từ phía các đồng chí trong bộ môn. Khác với 2 báo cáo trên, song cũng cùng mục tiêu làm sao để đảm bảo việc giảng dạy môn thực hành nhằm mang tới hiệu quả tốt nhất cho người học, đ/c Vũ Thị Sen báo cáo đánh giá về việc giảng dạy môn thực hành kế toán công. Trước hết đ/c đã tóm gọn những kết quả đạt được và mong muốn đạt được của môn học, đồng thời đưa ra những tồn tại cần hoàn thiện cho mô hình thực hành môn học này. Đ/c Sen và các đ/c trong bộ môn cũng nhận định việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo sẽ là khó khăn trong quá trình xây dựng và đưa vào giảng dạy, tuy nhiên các đồng chí sẽ cố gắng cùng nhau tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn để đưa vào áp dụng một cách hoàn chỉnh và hiệu quả nhất.

Lương Thị  Thủy

Bộ môn Quản trị kinh doanh tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 1/2016

Sáng ngày 07/01/2015, tại văn phòng Trung tâm – Bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức thành công Seminar tháng 12.

Tại buổi Seminar, Ths. Đỗ Thu Hằng đã trình bày báo cáo Phương pháp giảng dạy theo nhóm và phương pháp trò chơi trong dạy học. Với báo cáo của Ths. Đỗ Thu Hằng đã đưa ra được một số nội dung liên quan về hai phương pháp trên, như là: tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp nhóm, lý do tại sao việc học nhóm của sinh viên QTKD chưa hiệu quả, một số những lưu ý khi áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học cho sinh viên QTKD……

10649804_1297249170301470_778318430027593535_n

Ths. Đặng Thị Huyền Mi đã trình bày báo cáo Phương pháp giảng dạy theo hợp đồng và phương pháp theo góc”, với từng phương pháp tác giả đưa ra bốn nội dung chính, đó là: bản chất của phương pháp, điều kiện áp dụng, quá trình thực hiện và ưu nhược điểm của phương pháp, tác giả còn đưa ra ví dụ về sử dụng phương pháp hợp đồng trong dạy học và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi áp dụng phương pháp hợp đồng cho sinh viên. Ngoài ra tác giả mong muốn nhận được sự trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp về chuyên đề mà tác giả báo cáo để phục vụ cho việc giảng dạy.944023_1297249186968135_5525964770302608366_n

Với những nội dung trình bày trong báo cáo của 2 tác giả đã tạo cơ hội học hỏi, trao đỏi chuyên môn, không chỉ là giữa các báo cáo viên với nhau mà còn với tất cả các đồng chí giảng viên tham dự buổi sinh hoạt Seminar và gợi ý cho các đồng chí giảng viên trong Bộ môn những phương pháp giảng dạy tích cực hoá người học trong giảng dạy QTKD. Từ đó, có thể thúc đẩy và kích thích sinh viên học tập hứng thú và hiệu quả hơn.

Kết thúc buổi Seminar, Th.S Vũ Quang Hưng đã tổng kết lại các nội dung chính của buổi Seminar. Đ/c đã đánh giá chất lượng của Báo cáo mong muốn có thêm nhiều buổi Seminar hiệu quả hơn nữa.

Ths. Đỗ Thu Hằng – Bộ môn QTKD

Sinh viên khoa Kinh tế tham dự “Chương trình tư vấn, đào tạo kỹ năng khởi sự doanh nghiệp trong sinh viên năm 2015”

Thực hiện quyết định số 532 QĐ/TWĐTN ngày 4/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc phê duyệt dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”, triển khai “Chương trình tư vấn, đào tạo kỹ năng khởi sự doanh nghiệp trong sinh viên năm 2015 dành cho khối CĐ, ĐH”, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã phối hợp tổ chức thành công “Chương trình tư vấn, đào tạo kỹ năng khởi sự doanh nghiệp trong sinh viên năm 2015” tại Trường Đại học Tây Bắc trong thời gian 3 ngày, từ ngày 04 – 06/12/2015.
    Dự Lễ khai giảng có các đồng chí trong Ban tổ chức lớp học, đại biểu, giảng viên đến từ Trung ương Hội sinh viên, Bộ Công Thương; các đoàn viên là giảng viên trẻ khoa Kinh tế cùng 50 sinh viên ưu tú đăng ký tham gia lớp học để có những hiểu biết về quá trình khởi sự kinh doanh.


Đại diện BTC lớp học tặng hoa thay lời cám ơn đại biểu Trung ương Hội Trần Huyền Trang
và giảng viên giảng dạy Nguyễn Thành Đồng – Bộ Công Thương.
    Sau buổi lễ khai giảng, thầy Nguyễn Thành Đồng bắt đầu hâm nóng không khí lớp học bằng những câu hỏi và tình huống diễn ra trong thực tế.

Thầy Nguyễn Thành Đồng trao phần thưởng đầu tiên cho sinh viên vượt qua thử thách đầu tiên: “Quyết đoán”
    Lớp học được tổ chức theo phương pháp lý thuyết kết hợp với thực hành thông qua tình huống kinh doanh thực tế được mô phỏng. Ngoài những kiến thức trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh như lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, giảng viên rất chú tâm đến phương pháp học nhóm, tương tác giữa những người học với nhau.

Các thành viên trong các nhóm trao đổi, làm việc nhóm, đóng vai dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Trong khóa học, các sinh viên được trải nghiệm hoạt động sản xuất sản phẩm áo xuất khẩu. Các nhóm được thành lập mô phỏng các công ty, có giám đốc và kế toán riêng. Các nhóm thi đua nhau kinh doanh với các hợp đồng kinh doanh áo sơ mi tự sản xuất xuất khẩu ra nước ngoài. Các bạn sinh viên đóng vai những người trong thị trường sản xuất và kinh doanh áo. Trải nghiệm từ khâu mua nguyên vật liệu, sản xuất, chào hàng, bán hàng, đàm phán thương lượng, ghi chép sổ sách kế toán và hạch toán tài chính. Do được mô phỏng từ tình huống thực tế, các nhóm sinh viên đóng vai là những công ty cạnh tranh bán, cạnh tranh mua với nhau nên không khí rất sôi nổi và hào hứng.

Những chiếc áo do chính các bạn sinh viên gấp, trang trí bằng giấy A4

Thương lượng với khách hàng Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc
Trong khóa học, các bạn sinh viên được đi tham quan thực tế mô hình sản xuất rau sạch tại huyện Mai Sơn – Sơn La

Thầy cô trao đổi với các bạn về hoạt động sản xuất sản phẩm rau sạch
    Khóa học đã trang bị những kiến thức thiết thực bổ ích về khởi sự kinh doanh để giúp sinh viên thêm mạnh dạn, tự tin và triển khai một ý tưởng kinh doanh thành một dự án kinh doanh thực tế, ươm mầm một “thái độ làm việc chuyên nghiệp và khát khao thành công trong sự nghiệp”./.

Đặng Huyền Mi – Đại học Tây Bắc

Nguồn: website tỉnh Đoàn Sơn La

http://tinhdoansonla.gov.vn/tinhdoansonla/65/991/1886/3661/Hoat-dong-Doan–Hoi–Doi/-Chuong-trinh-tu-van–dao-tao-ky-nang-khoi-su-doanh-nghiep-trong-sinh-vien-nam-2015–tai-Truong-Dai-hoc-Tay-Bac.aspx

Bộ môn kế toán tổ chức thành công Seminar tháng 12

 Với mong muốn kế hoạch thực tập mới bắt đầu từ năm học 2015 -2016 đạt hiệu quả hơn bởi sự đổi mới về cách thức thực tập, gắn liền hơn với thực tế, ngày 09/12/2015, Bộ môn Kế toán đã tiếp tục chủ để sinh hoạt Seminar: “Kế hoạch thực tập chuyên môn cuối khóa” và “Hướng dẫn thực tập chuyên môn cuối khóa” tại Văn phòng khoa Kinh tế.

Sau hơn 1 tháng từ buổi Seminar đầu tiên vào hồi tháng 11 về chủ đề thực tập và hướng dẫn thực tập này, Đ/c Vũ Thị Sen – trưởng bộ môn Kế toán đã yêu cầu mỗi Giảng viên trong bộ môn viết một tiểu báo cáo seminar đóng góp ý kiến cho kế kế hoạch được đồng chí xây dựng phác thảo và đã đưa ra báo cáo, thảo luận vào buổi sinh hoạt seminar trước.

Tại buổi Seminar, rất nhiều ý kiến của các đồng chí giảng viên trong bộ môn Kế toán được nêu ra nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện kế hoạch hướng dẫn thực tập và thực tập của sinh viên cuối khóa. Đặc biệt, đ/c Lê Phương Hảo – Phó trưởng Bộ môn cùng đ/c Nguyễn Anh Ngọc đã đưa ra những ý tưởng, đề xuất hay cho buổi seminar nhằm nâng cao hiệu quả của kỳ thực tập cuối khóa. Theo đó Bộ môn thống nhất về nội dung hướng dẫn thực tập cụ thể từ khâu liên hệ – đăng ký đơn vị thực tập tới khâu hoàn thiện báo cáo thực tập ở cả 2 giai đoạn thực tập của sinh viên: Giai đoạn 1 (03 tuần) thực tập tổng hợp: Thu thập thông tin, dữ liệu và viết Báo cáo tổng hợp; Giai đoạn 2 (07 tuần) thực hành công việc kế toán tại đơn vị thực tập: Yêu cầu sinh viên phải nắm được các nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ kế toán thực tế tại các đơn vị, sưu tầm chứng từ, tài liệu kế toán thực tế để đưa vào báo cáo, song song với đó là phải thuyết minh được cho những gì mình đã làm với cán bộ Giảng viên hướng dẫn và trình bày trong báo cáo thực tập. Công việc thực tập theo nội dung mới đòi hỏi sự nỗ lực học hỏi, tự chủ động về mặt lý luận và bước ra thực tế của các em sinh viên, mặt khác cũng yêu cầu cao hơn về mức độ theo sát, hướng dẫn các em của giảng viên hướng dẫn.

Những nội dung cụ thể của 2 giai đoạn trong kỳ thực tập đã được bộ môn thông qua bằng văn bản và báo cáo Lãnh đạo Khoa. Sẽ triển khai áp dụng cho học kỳ cuối của sinh viên lớp K53 Đại học Kế toán và K54 Cao đẳng Kế toán.

Với mong muốn kế hoạch thực tập mới bắt đầu từ năm học 2015 -2016 đạt hiệu quả hơn bởi sự đổi mới về cách thức thực tập, gắn liền hơn với thực tế, ngày 09/12/2015, Bộ môn Kế toán đã tiếp tục chủ để sinh hoạt Seminar: “Kế hoạch thực tập chuyên môn cuối khóa” và “Hướng dẫn thực tập chuyên môn cuối khóa” tại Văn phòng khoa Kinh tế.

Sau hơn 1 tháng từ buổi Seminar đầu tiên vào hồi tháng 11 về chủ đề thực tập và hướng dẫn thực tập này, Đ/c Vũ Thị Sen – trưởng bộ môn Kế toán đã yêu cầu mỗi Giảng viên trong bộ môn viết một tiểu báo cáo seminar đóng góp ý kiến cho kế kế hoạch được đồng chí xây dựng phác thảo và đã đưa ra báo cáo, thảo luận vào buổi sinh hoạt seminar trước.

Tại buổi Seminar, rất nhiều ý kiến của các đồng chí giảng viên trong bộ môn Kế toán được nêu ra nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện kế hoạch hướng dẫn thực tập và thực tập của sinh viên cuối khóa. Đặc biệt, đ/c Lê Phương Hảo – Phó trưởng Bộ môn cùng đ/c Nguyễn Anh Ngọc đã đưa ra những ý tưởng, đề xuất hay cho buổi seminar nhằm nâng cao hiệu quả của kỳ thực tập cuối khóa. Theo đó Bộ môn thống nhất về nội dung hướng dẫn thực tập cụ thể từ khâu liên hệ – đăng ký đơn vị thực tập tới khâu hoàn thiện báo cáo thực tập ở cả 2 giai đoạn thực tập của sinh viên: Giai đoạn 1 (03 tuần) thực tập tổng hợp: Thu thập thông tin, dữ liệu và viết Báo cáo tổng hợp; Giai đoạn 2 (07 tuần) thực hành công việc kế toán tại đơn vị thực tập: Yêu cầu sinh viên phải nắm được các nghiệp vụ và quy trình nghiệp vụ kế toán thực tế tại các đơn vị, sưu tầm chứng từ, tài liệu kế toán thực tế để đưa vào báo cáo, song song với đó là phải thuyết minh được cho những gì mình đã làm với cán bộ Giảng viên hướng dẫn và trình bày trong báo cáo thực tập. Công việc thực tập theo nội dung mới đòi hỏi sự nỗ lực học hỏi, tự chủ động về mặt lý luận và bước ra thực tế của các em sinh viên, mặt khác cũng yêu cầu cao hơn về mức độ theo sát, hướng dẫn các em của giảng viên hướng dẫn.

Những nội dung cụ thể của 2 giai đoạn trong kỳ thực tập đã được bộ môn thông qua bằng văn bản và báo cáo Lãnh đạo Khoa. Sẽ triển khai áp dụng cho học kỳ cuối của sinh viên lớp K53 Đại học Kế toán và K54 Cao đẳng Kế toán.

Lương Thị Thủy

Bộ môn Quản trị kinh doanh tổ chức Semiar tháng 10 năm 2015

Ngày 30/10/2015, tại văn phòng khoa Kinh tế, bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức Seminar cấp bộ môn với chủ đề: “Tổng quan các công trình nghiên cứu và khung lí thuyết về mô hình phòng thực hành Quản trị kinh doanhdo Ths. Trương Thị Luân chủ trì.

IMG_1990

Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, sinh viên của các trường chuyên nghiệp nói chung, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Tây Bắc nói riêng cần được tiếp xúc với thực tiễn, được học tập thông qua trải nghiệm. Tuy nhiên, cho đến nay, trường Đại học Tây Bắc chưa có mô hình học tập trải nghiệm cũng như chưa có đề tài nào từng nghiên cứu, đề xuất mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

Nhằm góp phần vào việc chỉnh sửa chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Tây Bắc, nhóm nghiên cứu gồm: Đồng chí Trương Thị Luân (chủ nhiệm đề tài) và hai thành viên: đồng chí Đặng Thị Huyền Mi, Nguyễn Thị Thanh Thủy là giảng viên khoa Kinh tế trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất xây dựng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh – Trường đại học Tây Bắc”.

Để hoàn thiện chương 1 và chương 2 của đề tài, nhóm đã thực hiện buổi Seminar với chủ đề “Tổng quan các công trình nghiên cứu và khung lí thuyết về mô hình phòng thực hành QTKD” do Ths. Trương Thị Luân chủ trì.

Buổi Seminar gồm 2 báo cáo:

Báo cáo 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về mô hình phòng thực hành Quản trị kinh doanh – Ths. Đặng Thị Huyền Mi

Báo cáo đã đưa ra một số công trình trong và ngoài nước về mô hình phòng thực hành kinh doanh. Chỉ ra những thành công và hạn chế của các công trình đó để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

Báo cáo 2: Khung lý thuyết về mô hình phòng thực hành QTKD – CN. Nguyễn Thị Thanh Thủy

Báo cáo đã đưa ra một số vấn đề lý luận về mô hình phòng thực hành QTKD như:

– Bối cảnh và sự cần thiết thành lập mô hình

– Sứ mệnh, tầm nhìn của phòng thực hành QTKD

– Nguyên tắc xây dựng và tổ chức hoạt động của phòng thực hành QTKD

– Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình

Sau các báo cáo là phần thảo luận của các đồng chí trong bộ môn về các vấn đề mà các báo cáo đã trình bày. Cả hai báo cáo đều nhận được sự đóng góp rất nhiệt tình của các đồng chí trong bộ môn. Một số ý kiến như: Phần tổng quan, nhóm nghiên cứu cần làm rõ các nghiên cứu có liên quan đã làm được gì? Chưa làm được gì? Từ đó đưa ra sự cần thiết và hướng nghiên cứu của đề tài. Phần khung lý thuyết cần rút ngắn và tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: Bối cảnh và sự cần thiết thành lập mô hình, các điều kiện xây dựng mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình. Các ý kiến đóng góp của các đồng chí thật sự rất bổ ích để nhóm đề tài có hướng đi đúng đắn trong việc thực hiện các nghiên cứu.

Nguyễn Thị Thanh Thủy

 

Bộ môn kế toán tổ chức seminar về kế hoạch thực tập và hướng dẫn thực tập chuyên môn cuối khóa

Ngày 03/11/2015, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Kế toán đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 11 nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nâng cao chất lượng của việc thực tập chuyên môn cuối khóa cho các em Sinh viên, đặc biệt là Sinh viên Đại học Kế toán K53, với chủ đề: “Kế hoạch thực tập chuyên môn cuối khóa” “Hướng dẫn thực tập chuyên môn cuối khóa”.

Trên cơ sở vận dụng kiến thức các học phần Kế toán đã được học, sinh viên được thực hành làm công việc kế toán như một kế toán thực thụ tại một đơn vị đã chọn thực tập để có thể một mặt vận dụng kiến thức đã học vào thực tế các đơn vị kế toán, một mặt sinh viên được tiếp cận thực tế, học hỏi những kỹ năng cần thiết trong công việc phục vụ cho giai đoạn tiếp theo sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường không bị bỡ ngỡ, có thể tiếp cận nhanh với công việc kế toán và các công việc khác trong đơn vị mà không mất nhiều thời gian học việc.

Mặt khác, với yêu cầu về kết quả của thời gian thực tập chuyên môn cuối khóa cũng là thước đo để sinh viên tự nhìn nhận lại khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế công việc của bản thân mình, từ đó sinh viên có thể tự học hỏi để bù đắp những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tập tốt nghiệp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi ra trường.

Tại buổi Seminar Đ/c Vũ Thị Sen – trưởng Bộ môn Kế toán đã xây dựng và đưa ra kế hoạch thực tập và hướng dẫn thực tập cho các em sinh viên cuối khóa của ngành Kế toán với mục tiêu:

  1. Người học có cơ hội để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách chủ động, sáng tạo.
  2. Có thể tiếp cận nhanh với công việc của một kế toán và các công việc khác trong đơn vị thực tập mà không mất nhiều thời gian học việc.
  3. Là thước đo để người học tự nhìn nhận lại khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế công việc của bản thân để có thể tự học hỏi, bù đắp những kiến thức kỹ năng cần thiết.

          Theo đó, kỳ thực tập của các em sẽ được chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thực tập tổng hợp (thời gian 03 tuần); Giai đoạn 2: Thực hành công việc kế toán tại đơn vị thực tập (thời gian 7 tuần).

Đ/c Sen và các giảng viên trong Bộ môn mong muốn kế hoạch thực tập này sẽ đạt hiệu quả hơn bởi sự đổi mới về cách thức thực tập, gắn liền hơn với thực tế, đòi hỏi các em sinh viên phải chủ động, nhanh nhẹn trong việc sưu tầm tài liệu, chứng từ kế toán đúng theo thực tế tại các doanh nghiệp. Các em phải nắm được quy trình kế toán và tự mình hoàn thành các công việc kế toán dưới sự hướng dẫn của các Giảng viên hướng dẫn để có được kế quả báo cáo thực tập chất lượng.

          Nội dung công việc cụ thể sinh viên và viảng viên hướng dẫn cần thực hiện trong  giai đoạn này vẫn đang được bộ môn tiếp tục nghiên cứu, thảo luận thêm để đi tới thống nhất hoàn thiện vào tháng 12 tới.

Lương Thị Thủy