Hoạt động đoàn thể
Hội thảo phương pháp giảng dạy hiện đại – CBGV Khoa Kinh tế
Trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học Tây Bắc và Khoa Kinh tế với chiến lược cạnh tranh trong thu hút tuyển sinh – đào tạo, trong khi ý thức học tập của sinh viên còn chưa chủ động, thực trạng kết quả học tập của sinh viên chưa cao, số lượng lưu học sinh Lào nhiều với những bất đồng về ngôn ngữ, lối sống, văn hóa học tập,… đòi hỏi giảng viên là đối tượng cần chủ động tiếp cận kho tàng kiến thức và cập nhật phương pháp giảng dạy hiện đại để hoạt động giảng dạy hiệu quả hơn, tích cực hóa người học hơn. Phương pháp giảng dạy cần linh hoạt, đa dạng, phong phú, không chỉ học hỏi ở các chuyên gia, lớp tập huấn, hội thảo do nhà trường tổ chức, mà còn học hỏi ở các đồng nghiệp, bạn bè ở các chuyên ngành khác nhau.
Nhằm mục đích đẩy mạnh phong trào học tốt, dạy tốt của giảng viên và sinh viên trong toàn khoa, góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo; Chia sẻ kinh nghiệm của các giảng viên có phương pháp giảng dạy hay, các giảng viên đang tham gia khóa tập huấn dạy học tích cực và hòa nhập (ILO3) của Aus4Skill; Trao đổi giữa các giảng viên trong và ngoài khoa Kinh tế về các phương pháp giảng dạy hiện đại, ngày 03/7/2020 Chi đoàn GVCB khoa Kinh tế đã chủ trì tổ chức Hội thảo phương pháp giảng dạy hiện đại.
Đến dự với hội thảo có Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế; 2 khách mời là chị Lường Thị Định – Giảng viên Khoa tiểu học – Mầm Non và chị Nguyễn Thị Thanh Hà – giảng viên Khoa Khoa học tự nhiên – công nghệ; Các đồng chí giảng viên trong khoa Kinh tế đã trưởng thành đoàn cùng với sự tham gia đầy đủ của các giảng viên trong chi đoàn giáo viên cán bộ Khoa Kinh tế.

Toàn bộ cán bộ giảng viên Khoa Kinh tế
Khai mạc và phát biểu tại hội thảo Tiến sĩ Hoàng Xuân Trọng – Bí thư chi bộ, Trưởng Khoa Kinh tế nhấn mạnh: Chi ủy và Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế luôn ưu tiên, khuyến khích và hỗ trợ các giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn giảng dạy và NCKH, đặc biệt là nâng cao phương pháp giảng dạy hòa nhập tích cực nhằm khuyến khích người học. Hội thảo là cơ hội để các đồng chí giảng viên chia sẻ và tiếp thu, học hỏi lẫn nhau về các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại.

Đ/c Hoàng Xuân Trọng – Trưởng Khoa kinh tế phát biểu
Để đánh giá lại các phương pháp giảng dạy của các giảng viên trong chi đoàn GVCB khoa Kinh tế, 3 đồng chí giảng viên Lò Thị Huyền Trang, Đặng Thị Huyền Mi, Lương Thị Thủy đã cùng nhau xây dựng tham luận: “Phương pháp giảng dạy hiện đại” do đồng chí Lò Thị Huyền Trang đại diện trình bày.

Đ/c Lò Thị Huyền Trang – Bí thư Chi đoàn GVCB Khoa Kinh tế báo cáo tham luận
Đến dự và chia sẻ với hội thảo cũng là khách mời để chia sẻ về phương pháp giảng dạy tích cực hóa người học có đ/c Lường Thị Định – Giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non. Do thời gian có hạn nên đ/c Định đã chia sẻ rất ngắn gọn về phương pháp giảng dạy linh hoạt, thu hút sinh viên học tập như: sử dụng trò chơi để bắt đầu bài giảng nhằm tạo cho sinh viên sự hứng khởi và xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau giữa giảng viên và sinh viên. Đ/c nhấn mạnh về phương pháp giảng dạy của mình là không bao giờ tạo ra khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên.

Đ/c Lường Thị Định – Giảng viên Khoa Tiểu học Mầm non chia sẻ phương pháp sử dụng trò chơi
Khách mời thứ hai được mời chia sẻ về phương pháp giảng dạy hiện đại tại hội thảo là đ/c Nguyễn Thị Thanh Hà – giảng viên Khoa Khoa học tự nhiên – công nghệ. Với lợi thế về giảng dạy công nghệ thông tin nên tại hội thảo, chỉ trong thời gian rất ngắn đ/c đã chia sẻ và hướng dẫn rất nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ rất hữu ích cho các phương pháp giảng dạy hiện đại như: phần mềm: Mentimeter.com; Padlet.com; Menti.com; QR code; Kahoot.it; Phương pháp dạy học kết hợp (sử dụng các công cụ)….Đ/c Hà nhấn mạnh, việc sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại phụ thuộc rất nhiều và sự chủ động của giảng viên, nếu mỗi giảng viên quyết tâm, tích cực và chủ động thì không gì là không làm được và việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy không phải một sớm một chiều là có thể làm được mà đòi hỏi các giảng viên phải có sự đầu tư, chau chuốt về nội dung và hình thức.

Đ/c Nguyễn Thị Thanh Hà – Giảng viên Khoa Khoa học tự nhiên – công nghệ chia sẻ phương pháp sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy
Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại có nhiều ưu điểm, phù hợp và cũng là cần thiết với bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực đối với các giảng viên cũng còn gặp những khó khăn, vướng mắc. Chia sẻ về những vướng mắc ấy, đ/c Đỗ Thị Minh Tâm – Giảng viên bộ môn Kế toán – Khoa Kinh tế đã chia sẻ một số kinh nghiệm của mình cũng như một số băn khoăn trong sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Về kinh nghiệm, đ/c chia sẻ trong giảng dạy cần nắm được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên. Trong việc sử dụng các hoạt động vui chơi cần có thưởng – phạt rõ ràng để kích thích sinh viên tham gia. Tuy nhiên, đ/c Tâm cũng nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp giảng dạy cần phải phù hợp với đối tượng, nội dung môn học, không nên quá cứng nhắc.

Đ/c Đỗ Thị Minh Tâm chia sẻ một số kinh nghiệm và băn khoăn trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại
Tại hội thảo, rất nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại đã được các giảng viên khách mời và các giảng viên trong chi đoàn GVCB khoa Kinh tế thảo luận sôi nổi với nhiều góc độ, nội dung và đưa ra giải pháp cho các khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực và sử dụng các công cụ hỗ trợ.
Sau bổi hội thảo có lẽ trong mỗi giảng viên đã có ít nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ, kế hoạch dạy và học cũng như áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại để mỗi giờ lên lớp trở nên nhẹ nhàng và hứng thú hơn với cả giảng viên và người học.
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Lễ ra mắt CLB “tăng cường khả năng làm việc cho sinh viên”
CTV: Khánh Linh – CLB Truyền thông
9h sáng ngày 25/6/2020, tại phòng B111 diễn ra Lễ ra mắt CLB “tăng cường khả năng làm việc cho sinh viên”

Dưới sự ủng hộ, chỉ đạo của BCN Khoa, 9h sáng ngày 25/6 tại phòng B111 – Khoa Kinh tế lễ ra mắt CLB “tăng cường khả năng làm việc cho sinh viên” thuộc dự án do nhóm cựu học viên của chương trình Au4skill (TS. Nguyễn Thị Lan Anh, TS. Hoàng Xuân Trọng, PGS. TS. Bùi Thanh Hoa, Ths. Đoàn Thanh Hải, Ths. Lò Thị Huyền Trang) được tổ chức thành công tốt đẹp.
Tham dự buổi lễ gồm: TS. Hoàng Xuân Trọng – bí thư Chi bộ, trưởng khoa Kinh Tế; Ths.Đoàn Thanh Hải – Phó bí thư Chi bộ, phó trưởng khoa; TS.Vũ Thị Sen – CUV, trưởng bộ môn Kế Toán; Ths. Đặng T. Huyền Mi – Bí thư LCĐ và Ths.Lò T. Huyền Trang – Bí thư chi đoàn GVCB. Về phía đại diện doanh nghiệp: Anh Sa Anh Tuấn – GĐ Mobifone tỉnh Sơn La. Cùng với 40 bạn SV là thành viên CLB có mặt đông đủ.
Đại diện Doanh nghiệp, Anh Sa Anh Tuấn phát biểu và cam kết ưu tiên nhận sinh viên của CLB vào làm việc tại Mobifone cũng như giới thiệu các bạn vào làm việc tại khu vực tỉnh Sơn La và khu vực lân cận.

Buổi lễ ra mắt nhận được thông tin tuyển dụng từ 6 đối tác: DNTN Tú Tứ, Công ty Đ&T, HTX Quỳnh Nhai Travel, Mobifone, Công ty quảng cáo, Dự án nghiên cứu “nâng cao vị thế, năng lực cho sinh viên DTTS ở Việt Nam để định hướng lại công việc phù hợp trong tương lai”.
Buổi lễ cũng là cơ hội để kết nối các bạn sinh viên với các nhà tuyển dụng là các Doanh nghiệp, Đơn vị kinh doanh trên địa bà TP Sơn La với các lĩnh vực: Kế toán, Quản Trị Kinh doanh, Du lịch Lữ hành,… Ngay sau khi công bố quyết định ra mắt, các đơn vị doanh nghiệp đã trực tiếp ngồi lại, trò chuyện, phỏng vấn các bạn SV có nhu cầu được làm thêm, làm ngoài giờ tại các doanh nghiệp.
11h30 cùng ngày, buổi lễ ra mắt kết thúc tốt đẹp với 54 phiếu đăng ký kết nối với doanh nghiệp của các bạn SV. Đây là dấu hiệu tốt khởi đầu cho quá trình tham gia học hỏi, hoàn thiện kỹ năng làm việc cho các bạn SV.
Một số hình ảnh kết nối tại buổi Lễ:
Sinh viên Việt Nam khoa Kinh tế tham gia giải chạy việt dã, thổi bay Sars-cov
Khánh Linh – Hồng Vân K59 Du lịch
Sáng 13/6 tại trường Đại học Tây Bắc, 700 vận động viên là giảng viên, sinh viên đã tham gia giải chạy việt dã, thổi bay Sars-cov, được nhận chứng nhận sinh viên khỏe do Hội sinh viên Trường Đại học Tây Bắc tổ chức.

Với mục đích hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6/2020 và tháng hành động vì môi trường; tạo cho các bạn sinh viên một sân chơi thể thao lành mạnh, bổ ích, nâng cao sức khỏe phòng chống dịch bệnh đồng thời trao giấy chứng nhận Sinh viên khỏe cho sinh viên đây – một trong những tiêu chí để nhà trường xét danh hiệu Sinh viên 5 tốt. Sáng ngày thứ bảy, 13/6/2020, giải chạy đã diễn ra với sự tham dự của 700 VĐV là sinh viên và cán bộ, giảng viên đến từ các phòng, ban, khoa chức năng trong toàn trường.
Giải gồm các nội dung thi đấu: 1,6km cho nữ và 3,2 km cho nam, cung đường chạy vòng quanh khuôn viên trường. 03 Giảng viênchi đoàn GVCB và 75 sinh viên Việt Nam Khoa Kinh tế cũng tham dự với số lượng lớn, tinh thần vui tươi phấn khởi, tham gia hết mình.

Tông kết giải chạy có 700 VĐV đạt danh hiệu sinh viên khỏe, 14 VĐV đạt giải. Đặc biệt sinh viên Mùa A Giàng – Chi hội K59 ĐH Kế toán – LCH khoa Kinh tế đã giành được giải Nhì trong nội dung nam.


Với thành công của giải chạy đã tạo tâm lý thoải mái để các bạn SV khoa Kinh Tế nói riêng và trong toàn trường nói chung tiếp tục học tập, rèn luyện và phấn đấu!
Kế hoạch tháng nhân đạo



Nâng cao tinh thần đoàn kết của công đoàn viên Khoa Kinh tế
Nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết trong đại gia đình khoa Kinh tế và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với thế hệ tương lai trong khoa. Ban chủ nhiệm Khoa kết hợp cùng Công đoàn bộ phận, chi đoàn GVCB Khoa Kinh tế đã tổ chức chuyến tham quan du lịch tại Mộc Châu cho công đoàn viên cùng gia đình tham dự vào ngày 23,24/5/2020. Chuyến đi được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người trong Khoa, với 18 gia đình gồm 50 thành viên cùng tham gia chuyến du lịch này.
Chuyến đi được lên kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết với nhiều nội dung hấp dẫn. Tổ chức tham quan được nhiều điểm du lịch đẹp, hấp dẫn ở Mộc Châu như Khu trang trại bò sữa, khu du lịch Happyland, Đồi thông… đồng thời còn tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi cho bố mẹ cùng các con tham gia. Lồng ghép với hoạt động tham quan là việc tổ chức tết thiếu nhi 1/6, tổ chức sinh nhật cho công đoàn viên. Mọi người đã có buổi liên hoan tràn ngập tiếng cười và được nhận nhiều phần thưởng hấp dẫn.
Chuyến du lịch kết thúc thành công để lại trong lòng mọi người nhiều niềm vui, tăng thêm sự gắn bó, hòa đồng của mọi người trong Khoa. Rất mong Ban chủ nhiệm Khoa cùng với Công đoàn, chi đoàn GVCB sẽ tổ chức nhiều hoạt động bổ ích hơn nữa cho công đoàn viên cùng tham dự.
ThS. Nguyễn Hà Bảo Ngọc – Khoa Kinh tế
Lưu học sinh Lào Khoa Kinh tế – trường đại học Tây Bắc vượt qua khó khăn, thử thách trong học tập thời kỳ phòng, chống dịch Covid-19
CTV: Sổm Khăm Bun Khăm Cọn – K58 ĐH QTKD
Trong thời nghỉ học để phòng, chống dịchCovid-19 thì các bạn lưu học sinh Lào đã học tập như thế nào?
Năm nay là một năm rất đặc biệt của các bạn LHS Lào tại trường Đại học Tây Bắc cũng như các trường học khác tại Việt Nam. Các bạn sinh viên Lào đã phải nghỉ học trong thời gian dài hơn kế hoạch (từ tháng Một đến hiện tại) do đại dịchCovid-19. Dịch bệnh Covid-19 đã có ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực như kinh tế-xã hội, giaothông vận tải, du lịch và lữ hành, giáo dục và đào tạo v.v. Do tình hình dịch Covid-19 đang tiếp tục lan rộng trên khắp thế giới. Trong đó bao gồm cả đất nước Lào và Việt Nam. Để phòng chống bệnh Covid-19, chính phủ của hai nước đã có rất nhiều biện pháp để tránh đại dịch đó trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các trường học tại Việt Nam nói chung trường Đại học Tây Bắc nói riêng đã có phương hướng và kế hoạch mới trong hoạt động đào tạo. Đó là chương trình học trực tuyến (học online) qua hệ thống mạng internet. Đối với phương pháp giảng dạy thì có thể sử dụng các ứng dụng và trang ưeb như: Google classroom, Zoom, Skype, YouTube…tùy theo sự lựa chọn của thầy cô để phù hợp cho các bộ môn và ngành học.
Đây có thể xem là một phương pháp tốt nhất mà các trường đã áp dụng trong thời gian học sinh sinh viên đang phải nghỉ học tại nhà vì dịch Covid-19. Hình thức học tập online đang có xu hướng ngày càng phát triển. Trong thời gian học tập tại nhà qua hình thức học online thì có thể thấy được nhiều điểm thuận lợi như: sinh viên có thể học được mọi lúc mọi nơi ở bất kỳ nơi nào có mạng, phát triển kỹ năng tự học nhiều hơn, có thể thành thạo trong việc sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (máy vi tính, các ứng dụng cần thiết phục vụ cho việc học tập…), có nhiều thời gian để học tập, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại và quan trọngnhất của việc học online là có thể bảo đảm được sự an toàn cho học sinh sinh viên trong tình hình dịchbệnh còn diễn biến rất phức tạp. Ngoài ra sinh viên có thể tự lập cho mình một thời khóa biểu phù hơp cho bản thân.
Bên cạnh những thuận lọi nổi bật đó cũng có một số điểm khó khăn như: vì học từ xa nên các bạn sinh viên sẽ phải tự học là chính nên việc trao đổi kiến thức với các thầy cô và bạn bè đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu, sự tương tác giữa các thầy cô và sinh viên cũng không đầy đủ và sinh đông bằng việc trao đổi như hình thức đào tạo truyền thống, thiếu sự kích thích và chủ động sáng tạo cho sinh viên, khó khăn cho một số sinh viên chưa thành thạo máy vi tính. Ngoài ra, tốc độ internet cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của lớp học.
Mặc dù việc học tập online gặp nhiều điều khó khăn như trên nhưng sinh viên đa phần rất có ý thức trong học tập và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao. Đây có thể thể hiện tinh thần học tập tốt của sinh viên Lào cũng như các bạn sinh viên Việt Nam.
Thông báo Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống của ngành Tuyên giáo của Đảng





BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TÍCH CỰC QUẢNG BÁ NGÀNH QUA FANPAGE FACEBOOK
Bộ môn Quản trị kinh doanh là một trong 3 Bộ môn của Khoa Kinh tế – trường Đại học Tây Bắc. Từ ngày thành lập đến nay, Bộ môn đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Khoa nói riêng và Nhà trường nói chung.
Hiện tại, Bộ môn có 11 Giảng viên, trong đó có 01 Tiến sĩ, 02 Nghiên cứu sinh và 08 Thạc sĩ đều được đào tạo bài bản về Kinh tế và Quản trị kinh doanh ở các Trường Đại học về kinh tế hàng đầu như Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài Chính, Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên… Bộ môn được Khoa giao phụ trách 02 chuyên ngành là Ngành Quản trị kinh doanh và Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Đến nay, Ngành Quản trị kinh doanh đã đào tạo được 11 lớp Sinh viên ĐH chính quy (từ K50 đến K60), 01 Lớp Cao đẳng chính quy và 04 lớp hệ VLVH, nhiều sinh viên ra trường đã có công việc ổn định và chỗ đứng trong xã hội. Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành cũng đã bước sang năm tuyển sinh thứ ba.
Có thể thấy, Ngành Quản trị kinh doanh và Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là 2 ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực của vùng Tây Bắc, sinh viên ra trường đều là lực lượng mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thời gian qua, thực hiện Kế hoạch Quảng bá, tư vấn tuyển sinh của Khoa, Bộ môn đã lập 2 Fanpage ở 2 ngành và thu hút được sự quan tâm đông đảo của Cựu sinh viên, sinh viên đang học tập tại khoa và một số học sinh Trường THPT trên địa bàn. Nội dung của page chủ yếu cập nhật các thông tin về Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Du lịch và Lữ hành; Thông tin về tình hình tuyển sinh, cựu sinh viên, sinh viên đang học tập tại Trường; Ngoài ra là các thông tin ôn tập thi tốt nghiệp THPT… Qua gần 2 tháng hoạt động, Page Ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp đã có hơn 900 Fans, Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đã có hơn 630 Fans. Lượt tương tác tăng mạnh trong một tháng qua. Các nhóm phụ trách các Page ngành cũng đã bước đầu thu thập được thông tin của một số học sinh trường THPT trong tỉnh quan tâm đến các ngành học và Khoa Kinh tế.

https://www.facebook.com/quantridichvudulichluhanh/

https://www.facebook.com/quantrikinhdoanhtaybac/
Quá trình thực hiện Quảng bá, tư vấn tuyển sinh, các nhóm nhận thấy: mặc dù cố gắng song mới chỉ thực hiện khá tốt công tác Quảng bá, việc Tư vấn tuyển sinh chưa thực hiện được. Một số vướng mắc các nhóm còn gặp phải như: Các thành viên trong nhóm đều là admin nghiệp dư nên không có nhiều kỹ thuật trong việc phát triển page cũng như việc lên ý tưởng thu hút tương tác; Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành mới có 2 lớp sinh viên nên dữ liệu về sinh viên còn ít; Chưa lên được ý tưởng chạy quảng cáo hiệu quả; Học sinh lớp 12 của các Trường THPT thời gian qua nghỉ học do dịch bệnh, nên việc ôn thi chưa trở nên cấp bách; Nhóm vẫn chưa biết làm cách nào để tính được số lượng học sinh, trường của các học sinh có tương tác trên page; Số học sinh mà Page tiếp cận được là những em có điều kiện mạng Internet và sử dụng facebook, các em học sinh tiềm năng khác ở các vùng khó khăn không có mạng Internet và không sử dụng facebook sẽ không tiếp cận qua facebook được; Đề án tuyển sinh của Nhà trường chưa công bố chính thức nên các Nhóm cũng chưa Quảng bá được Thông tin tuyển sinh của Nhà trường; Chưa xây dựng được mối quan hệ tốt với admin Fanpage của các trường THPT trên địa bàn tỉnh; Hình ảnh thực tế về hoạt động của Sinh viên, Bộ môn, Khoa còn ít, chưa phong phú; Công tác Tư vấn tuyển sinh gặp khó khăn do hạn chế về mặt thời gian – các đồng chí trong bộ môn còn phải đảm nhiệm nhiều công việc chuyên môn khác, trong khi việc tư vấn hiệu quả đòi hỏi phải có tính dài hạn.
Qua quá trình thực hiện, nhóm cũng mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Page: BCN Khoa thường xuyên hỗ trợ tư vấn nhóm về cách thức phát triển Page, tư vấn xây dựng nội dung hoạt động thống nhất cả 4 ngành để đăng bài cho thống nhất; Cần có thông tin hỗ trợ từ Nhà trường về các chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng sâu vùng xa, chính sách miễn giảm học phí, học bổng…; Cần có người phụ trách về mảng hình ảnh các hoạt động của Bộ môn, Khoa – sẵn sàng cung cấp hình ảnh đẹp cho các Page sử dụng; Cần có văn bản đề nghị hỗ trợ của Trường ĐH Tây Bắc tới các trường THPT trên địa bàn Tỉnh để việc chia sẻ các thông tin từ các Page được thuận lợi hơn; Có nên chăng sẽ có 1 Page chung là Khoa Kinh tế – trường ĐH Tây Bắc, bên cạnh các Page riêng của các ngành.
Việc lập Page rất đơn giản, chỉ cần 1-2 phút là có một trang trên Facebook. Nhưng để Page hoạt động hiệu quả, duy trì lâu dài thì không phải dễ dàng. Hi vọng, thời gian tới, với sự tiếp tục cố gắng của các thành viên, sự hỗ trợ, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Bộ môn Quản trị kinh doanh, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Pages của Bộ môn Quản trị kinh doanh nói riêng và các Bộ môn khác trong Khoa sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Ths. Phạm Thị Vân Anh – Bộ môn Quản trị kinh doanh