LÀM RÕ MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỰC HÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỚI CÁC HỌC PHẦN KHÁC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC

  1. Khái quát về vị trí môn học và sự cần thiết làm rõ mối liên hệ với các học phần liên quan

Trong khung chương trình đào tạo, các học phần có mối liên hệ qua lại với nhau, bổ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng cho người học. Để khai thác triệt để những kiến thức, kỹ năng người học đã trau dồi được từ các học phần trước, tích lũy những nền tảng cần thiết cho những học phần sau mà vẫn đảm bảo mục tiêu môn học về nhận thức, kỹ năng, thái độ đòi hỏi giảng viên cần nắm bắt được cấu trúc cơ bản của những học phần có liên quan, liên hệ và gợi nhớ những nội dung người học đã được tiếp thu từ những học phần trước, biết cách giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi phù hợp. Việc này giúp giảng viên có thêm thời gian cho những nội dung khác, làm bài giảng phong phú hơn, sinh viên nhận thấy cấu trúc hợp lý, sự bổ trợ nhịp nhàng giữa các học phần từ đó có ý thức hơn trong quá trình học, không “học gạo”, “học để thi” dồn dập vào cuối kỳ.

Chương trình đào tạo kế toán một cách khái quát có thể được chia thành 3 nhóm học phần chuyên ngành, bao gồm: (1) nhóm học phần lý thuyết: cung cấp lý thuyết cơ bản, chủ yếu giảng dạy theo chế độ kế toán hiện hành, sinh viên tích lũy những quy tắc kế toán để có thể định khoản được trong những tình huống tương tự theo hướng dẫn của Bộ tài chính. (2) nhóm học phần thực hành kế toán : giúp sinh viên thực hành làm kế toán ở các loại hình đơn vị bằng công cụ excel. (3) nhóm học phần kế toán máy: giúp sinh viên thực hành làm kế toán ở các loại hình đơn vị bằng công cụ phần mềm kế toán.

Về tính ứng dụng của 3 nhóm học phần trên thì theo đánh giá của tác giả, nhóm học phần (2) và (3) có nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn, trực tiếp giúp sinh viên nắm được quy trình hạch toán, thực hành các công việc của kế toán, dần hình thành kỹ năng và cảm quan nghề nghiệp. Qua các học phần này, sinh viên có điều kiện ôn lại và vận dụng kiến thức của nhóm học phần (1) một cách sinh động và cảm thấy sự thiết thực của việc học các học phần lý thuyết.

Trong nhóm các học phần thực hành kế toán thì Thực hành kế toán doanh nghiệp sản xuất là môn học sinh viên được tiếp cận sớm nhất, nội dung có thể nói là khá phức tạp (ngoài những yêu cầu tương tự các môn học khác thì còn có yêu cầu cốt lõi là tính được giá thành) và dung lượng khá dài. Đây có thể nói là môn học nền tảng cho nhóm các học phần thực hành. Việc dạy và học học môn này có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và tiến độ các học phần thực hành sau.

Qua xem xét cấu trúc, nội dung của các học phần trong chương trình đào tạo và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tác giả cho rằng những học phần liên quan nhiều nhất đến môn học bao gồm: Kế toán tài chính doanh nghiệp 1, Tổ chức hạch toán kế toán (học trước), Kế toán máy doanh nghiệp (học sau).

Báo cáo này sẽ làm rõ mối liên hệ giữa các học phần này với Thực hành kế toán doanh nghiệp sản xuất, gợi ý những nội dung có thể liên hệ, giao nhiệm vụ cho sinh viên trong quá trình giảng dạy, giảm thời lượng lên lớp, tăng tinh thần tự học của sinh viên.

  1. Mối liên hệ giữa Thực hành kế toán doanh nghiệp sản xuất với Kế toán tài chính doanh nghiệp 1, Tổ chức hạch toán kế toán Kế toán máy

Đây là 2 học phần sinh viên đã được tích lũy trước khi học Thực hành kế toán doanh nghiệp sản xuất. Những nội dung của 2 học phần này vận dụng sang môn thực hành có thể nói là nhiều nhất, liên tục nhất và cũng là quan trọng nhất. Tác giả xin gợi ý một số nội dung chính nên nhắc lại, gợi nhớ hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho sinh viên để tăng hiệu quả dạy và học.

Bảng 1 – Mối liên hệ giữa Thực hành kế toán DNSX với các học phần khác

STT Thực hành

KT DNSX

Mối liên hệ

KTTCDN 1

Mối liên hệ

Tổ chức HTKT

Mối liên hệ

Kế toán máy

1 Giới thiệu khát quát về Chính sách kế toán của Công ty TNHH Sơn Việt – Yêu cầu sinh viên tự chủ động xem lại những chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng – Yêu cầu sinh viên xe lại hình thức ghi sổ Nhật ký chung, trình tự, các sổ và phương pháp ghi từng sổ – Liên hệ với công việc tạo cơ sở dữ liệu
2 Thực hành phân loại, kiểm tra, sắp xếp chứng từ.

Lập Phiếu định khoản

– Liên hệ với PP tính giá XK Bình quân cả ký dự trữ khi thực hành Phiếu XK – Yêu cầu đọc quy định về chứng từ

– Làm rõ ý nghĩa của Phiếu định khoản. Cách sử dụng PĐK

– Nhắc lại quy trình luân chuyển 1 số chứng từ: PT, PC, PNK, PXK

– Các quy định liên quan hóa đơn

– Thực hành kiểm tra chứng từ khi thực hành Phiếu XK, Phiếu NK (có ghi đơn giá xuất, nhập)

– Nhấn mạnh đây là khâu quan trọng nhất khi làm kế toán bằng phần mềm.

– Lựa chọn phần mềm có giao diện tương ứng với chứng từ tăng tốc độ nhập liệu

3 Ghi sổ Nhật ký chung – Yêu cầu xem lại công thức và cách phân bổ chi phí bảo quản nguyên vật liệu

– Xem lại cách định khoản 1 số nghiệp vụ

– Xem lại phân loại và cách ghi Sổ đối ứng dạng cột và đối ứng dạng dòng.

-So sánh sự khác biệt mẫu sổ NKC

– Sự thống nhất số hiệu tài khoản chi tiết, cách tra danh mục để xác định tài khoản khi định khoản

 

– Ưu điểm của PMKT: định khoản tự động, lọc tài khoản đối ứng…

– PMKT mã hóa tự động các đối tượng.

– Khai báo danh mục tương ứng với việc mở sổ chi tiết

4 Kế toán chi tiết vật tư: Bảng kê nhập, xuất kho, BC NXT – Yêu cầu sinh viên xem lại cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ -Nhắc lại phương pháp thẻ song song. Ý nghĩa từng bảng kê, trình tự và phương pháp lập từng chỉ tiêu trong bảng.

– Cách đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết vật tư

-PMKT không cần đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết.

5 Kế toán chi tiết tiền lương – Yêu cầu xem lại chế độ tiền lương và BHXH hiện hành – Phân biệt 2 chứng từ: bảng tính lương và bảng phân bổ tiền lương.

– Đọc chứng từ để định khoản

– Cách đối chiếu giữa kế toán chi tiết và tổng hợp

– Chú ý khai báo nhân viên và thông tin về tiền lương

– Nắm được quy trình hạch toán lương để biết cách kiểm tra số liệu, điều chỉnh khi cần

6 Kế toán chi tiết TSCĐ – Đọc chế độ quản lý và trích khấu hao TSCĐ

– Phương pháp tính khấu hao đường thẳng

– Cách lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

– Cách đọc chứng từ để định khoản

– Cách đối chiếu giữa kế toán chi tiết và tổng hợp

– Lưu ý khai báo TSCĐ đầu kỳ
7 Kế toán phân bổ chi phí – Xem lại chế độ kế toán ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước   – Khai báo chi phí trả trước đầu kỳ
8 Kế toán giá thành – Trình tự kế toán tính giá thành

– Cách xác định giá trị SPDD, cách tính giá thành.

– Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC theo chi phí NVL chính > Trình tự tính các chỉ tiêu trên Bảng tính giá thành

– Liên hệ với tổ chức hạch toán kế toán chi phí và giá thành sản phẩm đối tượng tập hợp chi phí chính là đối tượng tính giá thành.

– Cách đọc chứng từ để định khoản

– Cách đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết vật tư

– Liên hệ với khai báo các đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá.

– Phương pháp tính thì được tự động hóa nên quy trình bị che lấp, khó liên hệ.

9 Kế toán tổng hợp ghi sổ các BT cuối tháng – Lý thuyết các BT cuối tháng, kết chuyển, xác định kết quả. – Ít liên hệ – Ít liên hệ. Do được tự động.
10 Kế toán lập BCTC – Ý nghĩa, kết cấu, phương pháp lập BCTC – Ít liên hệ. Chủ yếu là phần Báo cáo chi tiết có mối liên hệ chặt chẽ. – Ít liên hệ. Do được tự động.
11 Kế toán ghi, in Sổ Cái… – Ít liên hệ. Chủ yếu là phương pháp ghi tài khoản chữ T. – Liên hệ chặt chẽ với nội dung mở sổ, kết cấu, cách ghi sổ.

– Trình tự ghi sổ trong các hình thức sổ. Từ đó lập luận suy ra công thức, hàm sẽ sử dụng.

– Ít liên hệ. Do được tự động.
12 Kiểm tra, đối chiếu kế toán – Liên quan các cân đối kế toán – Đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết, đảm bảo các cân đối kế toán – Ít liên quan. Do khi dùng PMKT không cần đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

  1. Mối liên hệ giữa Thực hành kế toán doanh nghiệp sản xuất với các học phần khác

Ngoài 3 học phần trên, Thực hành kế toán sản xuất còn có mối liên hệ với một số học phần khác trong chương trình đào tạo.

– Lý thuyết hạch toán kế toán: Đây là học phần cơ sở ngành liên quan đến hầu hết các môn chuyên ngành. Trong quá trình thực hành, giáo viên cần nhắc lại một số nguyên lý cơ bản, vận dụng kiến thức tin học để sử dụng nguyên lý kế toán đó trong tính toán.

Ví dụ:

Cách tính số dư cuối kỳ trong lý thuyết: SDCK = SDĐK + PS tăng – PS giảm

Cách tính số dư cuối kỳ trong Thực hành: = max (Dư Nợ + PS Nợ – Dư Có – PS Có)

  • Cần liên hệ 2 nội dung này với nhau, tại sao lại có sự khác biệt trong cách tính, tại sao lại dùng hàm max?

Khi đó, SV sẽ hiểu bản chất vấn đề, nhớ lâu hơn và vận dụng trong những tình huống khác linh hoạt. Tránh tình trạng học thuộc công thức.

– Tài chính doanh nghiệp: Các học phần lý thuyết về kế toán không giới thiệu cách lập BC lưu chuyển tiền tệ, nhưng sinh viên lại được học ở học phần Tài chính doanh nghiệp. Cần giới thiệu kết cấu, ý nghĩa và hướng dẫn phương pháp lập trước khi hướng dẫn thực hành trên excel.

– Thực hành kế toán DNTM: 2 học phần này được học song song. GV có thể liên kết những nội dung nào SV đã được học trước ở môn kia, để tiết kiệm thời gian trên lớp, tăng cường nội dung tự học ở nhà.

– Tin học ứng dụng: đây là học phần cung cấp công cụ cho SV. Đáng nhẽ sẽ có vai trò bổ trợ  rất tốt trong thực hành, nhưng rất tiếc lại được học ở kỳ sau khi đã học Thực hành DNSX và Thực hành DNTM. Vì vậy khi giảng 2 học phần này GV khá vất vả vì gần như giới thiệu từ đầu về các hàm, các thao tác trong excel.

  1. Kết luận và kiến nghị

Các học phần có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, vì vậy để giảng dạy tốt học phần thực hành trong điều kiện thời gian có hạn, giáo viên cần liên hệ được với những nội dung ở những học phần khác. Những học phần có mối liên hệ nhiều nhất là: Tổ chức HTKT, Kế toán TCDN 1, kế toán máy DN.

Qua quá trình giảng dạy, tác giả có một số kiến nghị như sau để nâng cao chất lượng dạy và học môn thực hành:

– Điều chỉnh cho SV học Tin học ứng dụng trước các học phần thực hành.

– Ở học phần Lý thuyết hạch toán kế toán, nên giới thiệu và cho sinh viên lập Bảng cân đối số phát sinh trước khi lập BCĐKT. Qua nội dung này, sinh viên cũng được hiểu hơn về các cân đối kế toán đã được học ở những chương trước trong học phần Lý thuyết HTKT. Hiểu hơn và vận dụng tốt hơn tính tự kiểm tra của thông tin kế toán.

– Khi học những môn khác ở nội dung lập BCĐKT, BCKQKD nên định hướng sinh viên cách lập theo  mẫu quy định (hiện đang dạy theo cách sắp xếp các chỉ tiêu theo cách sắp xếp hệ thống tài khoản: tiền mặt, TGNH, NVL, Thành phẩm…cách sắp xếp này không thể hiện được tính khái quát và tổng hợp của BCTC).

– Cân đối trình tự học học phần Tài chính doanh nghiệp trong chương trình đào tạo.

Khi đó, hiệu quả bổ trợ giữa các học phần sẽ được nâng lên. Trên thực tế, những học phần có tác dụng bổ trợ nếu học sau Thực hành kế toán DNSX vẫn có tác dụng với những môn thực hành khác nhưng như vậy thì tính chất bổ trợ chưa được khai thác triệt để. Thực hành KTSX là môn tiên phong trong phân hệ các môn thực hành, nội dung cũng khó và dài nếu liên hệ được với những môn khác thì hiệu quả dạy và học sẽ được cải thiện, đồng thời có tác động tích cực tới việc giảng dạy các môn thực hành sau này.

ThS Nguyễn Thị Phương Thảo