Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam

1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam Dựa vào lịch sử phát triển của chế độ kế toán gắn liền với cơ chế vận hành của nền kinh tế trong từng thời kỳ, chúng ta có thể chia quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam thành 5 thời kỳ: + Thời kỳ trước 1975 + Thời kỳ 1975 – 1986 + Thời kỳ 1987 – 1996 + Thời kỳ 1997 – 2005 +) Thời kỳ 2006 đến nay

1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam
Dựa vào lịch sử phát triển của chế độ kế toán gắn liền với cơ chế vận hành của nền kinh tế trong từng thời kỳ, chúng ta có thể chia quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam thành 5 thời kỳ:
+ Thời kỳ trước 1975
+ Thời kỳ 1975 – 1986
+ Thời kỳ 1987 – 1996
+ Thời kỳ 1997 – 2005
+) Thời kỳ 2006 đến nay

*) Thời kỳ trước 1975: Do yêu cầu vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc vừa lo chi viện cho miền Nam vì vậy để hướng tới mục đích quản lý thống nhất nền kinh tế, hệ thống BCTC được xây dựng chủ yếu phục vụ quản lý các cơ quan nhà nước, vẫn mang tính cứng nhắc.
Xí nghiệp phải lập và gửi các báo biểu theo tháng, quí, 6 tháng đầu năm, cuối năm theo qui định. Đến cuối năm xí nghiệp phải lập và nộp đủ 13 báo biểu.

*) Thời kỳ 1975 – 1986: Hệ thống kế toán trước đây bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cùng với cơ chế quản lý kinh tế mới nhằm phát huy quyền chủ động trong sản xuất và tự chủ trong tài chính của xí nghiệp quốc doanh mà chế độ báo cáo tài chính đã được tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Hệ thống chế độ báo cáo thống kê – kế toán định kỳ ban hành theo QĐ 13 – TCTK/PPCĐ ngày 13 tháng 1 năm 1986 gồm 21 báo biểu trong đó có 9 báo biểu kế toán. Theo đó, xí nghiệp không phải nộp báo biểu theo tháng nữa. số lượng báo biểu phải nộp định kỳ hàng quí, 6 tháng đầu năm, cuối năm cũng giảm đi.

*) Thời kỳ 1987 – 1996: Chế độ Tài khoản thống nhất được ban hành tháng 12 năm 1989, chế độ báo cáo kế toán định kỳ cũng được sửa đổi áp dụng riêng cho doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.
– Doanh nghiệp quốc doanh hệ thống báo cáo định kỳ gồm 4 báo cáo: Bảng tổng kết tài sản (lập theo quí, năm), BCKQKD (lập theo năm), chi phí sản xuất theo yếu tố (lập theo năm), Bản giải trình kết quả hoạt động SXKD (lập theo năm).
– Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ phải lập và nộp 3 báo cáo định kỳ là: Bảng tổng kết tài sản, KQKD và Báo cáo tồn kho vật liệu, sản phẩm, hàng hóa.

*) Thời kỳ 1997 – 2005: Chế độ BCTC thống nhất được ban hành theo QĐ 167/2000/QĐ/BTC áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Hàng quí, DN phải lập BCĐKT, hàng năm lập BCKQKD và Thuyết minh BCTC.

Đây là bước đột phá căn bản thể hiện ở chỗ: hệ thống biểu mẫu được xây dựng trên các nguyên tắc của CMKT quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập. Số lượng báo cáo giảm đáng kể, việc lập và xét duyệt báo cáo được đơn giản, ít tốn kém công sức và thời gian. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu trên BCTC vẫn còn quá chi tiết và thuộc phạm vi BCQT, các chỉ tiêu sắp xếp chưa thật hợp lý và không nhất quán, cách tính toán chỉ tiêu chưa thật chính xác và hợp lý, không nhất quán, phức tạp, …gây khó khăn cho các DN đặc biệt các DN vừa và nhỏ. Dẫn đến tình trạng lập BCTC theo kiểu đối phó.

Ngày 21/12/2001, Chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ được ban hành theo QĐ 144/2001/QĐ-BTC. Các DN vừa và nhỏ chỉ phải lập BCTC hàng năm: BCĐKT, BCKQKD, Thuyết minh BCTC. Ngoài ra còn phải nộp cho cơ quan thuế: Bảng cân đối tài khoản, Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

*)Thời kỳ 2006 đến nay:
Ngày 20 tháng 3 năm 2006, Bộ trưởng BTC đã ký QĐ 15/ 2006/ QĐ – BTC ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. Chế độ kế toán được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện. Hệ thống BCTC gồm:
– Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các DN thuộc các ngành và thành phần kinh tế. Gồm: BCĐKT, BCKQKD, BC lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyêt minh BCTC.
– Hệ thống BCTC giữa niên độ được áp dụng cho các DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, các DN khác khi tự nguyện lập BCTC giữa niên độ. Có 2 dạng báo cáo: đầy đủ và tóm lược. Gồm: BCĐKT giữa niên độ, BCKQKD giữa niên độ, BC lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ, Bản thuyêt minh BCTC chọn lọc.
Cũng trong năm 2006, chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ cũng được sửa dổi ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. Theo đó, DN vừa và nhỏ không bắt buộc phải lập BC lưu chuyển tiền tệ. Nhưng phải lập thêm Bảng cân đối tài khoản để gửi cho cơ quan thuế.

2. Đánh giá xu hướng phát triển của hệ thống BCTC ở Việt Nam
– Số lượng báo cáo và chỉ tiêu trên từng báo cáo: ít hơn nhưng vẫn cung cấp thông tin khá đầy đủ cho các đối tượng sử dụng
– Xu hướng tách rời BCTC với BCQT được thể hiện ngày càng rõ. Do nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý cấp trên và nhà quản lý DN có xu hướng tách rời nhau. Điều này là cần thiết khi DN tồn tại trong nền kinh tế thị trường và cũng là lý do để hệ thống BCTC định kỳ giảm đáng kể về số lượng, mang dáng vẻ của hệ thống báo cáo kế toán tài chính.
– Nội dung và cách sắp các chỉ tiêu đã phù hợp với các DN trong thời kỳ chuyển đổi, gần hơn với thông lệ quốc tế. Ví dụ: Bảng tổng kết tài sản 1990 đã có thể phân biệt được 2 loại nguồn vốn: NPT và VCSH. Bỏ khái niệm NV tự có và coi như tự có trên Bảng tổng kết tài sản được ban hành năm 1986. Điều này cho thấy việc xác định NV của DN theo Bảng tổng kết tài sản năm 1990 đã tiếp cận được thông lệ quốc tế về kế toán.
– Kết cấu và nội dung phản ánh của từng báo cáo đã khoa học hơn trước.

o Ví dụ: Theo QĐ 167/2000.QĐ – BTC thì BCKQKD chia làm ba phần:

+ Phần I: Lãi, lỗ
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
+ Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT của hàng bán nội địa.

o Việc bố trí phần II, III vào BCKQKD là không hợp lý và không phù hợp với tính chất của báo cáo này, làm cho báo cáo thêm cồng kềnh thiếu khoa học.

o Việc sắp xếp các chỉ tiêu trong phần I: Lãi lỗ cũng bất ổn. Ví dụ: Chỉ tiêu Tổng doanh thu và các khoản giảm trừ không được đánh số thứ tự, phải xem qua hàng loạt các chỉ tiêu ở trên xuống mới tìm được chỉ tiêu 1: doanh thu thuần…

o BCKQKD được ban hành theo QĐ 15/ 2006/ QĐ-BTC đã khắc phục được những nhược điểm trên.

– Có hệ thống BCTC riêng phù hợp với trình độ quản lý của các DN vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các DN này có thể lập, nộp BCTC đúng hạn, chính xác.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề về trật tự sắp xếp các chỉ tiêu, tên gọi các chỉ tiêu, …đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ: Trật tự sắp xếp tài sản trên BCĐKT theo tính khả thanh nhưng một vài chỉ tiêu không theo trật tự đó mà xếp theo thứ tự tài khoản: Các tài khoản phản ánh tài sản cố định được xếp trước các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài hạn và bất động sản đầu tư…Như đã biết, tài sản cố định đã và đang đầu tư là bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Bộ phận này có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất và một khi doanh nghiệp đã bán tài sản cố định để thanh toán thì doanh nghiệp đó khó mà tồn tại được. Chính vì thế, trình tự sắp xếp các tài khoản trong loại 2 “tài sản dài hạn” nên chăng theo trình tự từ các khoản đầu tư tài chính dài hạn; bất động sản đầu tư; các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn; chi phí trả trước dài hạn rồi mới đến tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Và do vậy, ký hiệu các tài khoản cũng thay đổi tương ứng với trật tự sắp xếp trên. Trật tự các khoản mục trên trong BCĐKT cũng sẽ thay đổi.

Những vấn đề trên cần được sớm khắc phục để chế độ kế toán Việt Nam tiến sát hơn tới thông lệ quốc tế.

(GV- Nguyễn Thị Phương Thảo- Khoa Kinh tế)