THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP – KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Tóm tắt: Bài báo phân tích thực trạng liên kết giữa Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Bắc và các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khó khăn và thuận lợi của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Bắc trong việc liên kết với các doanh nghiệp đã liên kết và qua đó đề xuất các giải pháp nhằm gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp và nhà trường nói chung trong quá trình đào tạo ngành Tài chính Ngân Hàng.

  1. Đặt vấn đề  

Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới và được đánh giá là rất quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sinh viên được đào tạo từ nhà trường, đồng thờ là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của doanh nghiệp. Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và được sự quan tâm của ban lãnh đạo các nhà trường cũng như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lao động quốc tế, chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và kỹ năng không phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Doanh nghiệp cần người lao động có chất lượng cao, trong khi đó số sinh viên ra trường lại chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp.

Đó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nhà trường. Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Bắc còn tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên được tham quan, thực tập, rèn luyện chuyên môn và có cái nhìn thực tế rõ ràng, có chiều sâu. Tuy nhiên, để tìm được Doanh nghiệp hợp tác bền chặt và sự giúp đỡ tận tình với Trường lại là thách thức lớn và đang còn nhiều mặt hạn chế. Nhiều Doanh Nghiệp còn e ngại việc cho sinh viên thực tập vì sợ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian thực tập ngắn hạn cũng dẫn đến Doah nghiệp không thể hướng dẫn sinh viên được nhiều. Vì vậy, việc tìm hiểu mối liên kết giữa Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Bắc và Doanh nghiệp một cách sâu sắc hơn là vấn đề hết sức cần thiết.  Việc làm này giúp tìm hiểu các khó khăn, rào cản trong hoạt động liên kết giữa Nhà trường và các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp cho hai bên nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác này.

Khoa Kinh tế có 25 cán bộ, giảng viên, có 01 giảng viên xin chuyển công tác. Trong đó, có 08 tiến sĩ, 01 đồng chí NCS, 10 giảng viên chính, 19 có trình độ thạc sĩ, 01 cán bộ là cử nhân. Khoa có 3 bộ môn là Bộ môn Kế toán (07 đồng chí), bộ môn Quản trị kinh doanh (11 đồng chí), bộ môn Kinh tế (6 đồng chí). Với 4 ngành đào tạo: kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tài chính ngân hàng. Tổng số lớp sinh viên năm học là 16 lớp với gần 300 sinh viên, tăng 1 lớp sinh viên so với năm học trước.

1.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía Đảng ủy, Ban Giám Hiệu Nhà trường.

– Toàn thể giảng viên, cán bộ trong khoa luôn giữ vững lập trường chính trị; đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và hành động; lấy chất lượng và hiệu quả công tác làm mục tiêu phấn đấu;

– Số lượng giảng viên cán bộ trong Khoa là 25 giảng viên trẻ có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình, tích cực trau dồi phẩm chất chính trị, tích cực nghiên cứu, học tập các chỉ thị, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

– Giảng viên trong Khoa chủ yếu đã đạt được trình độ thạc sỹ, tiến sĩ, giảng viên chính nên trong công tác giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn đã có nề nếp, nền tảng, các giảng viên đã phần nào thể hiện và khẳng định được chất lượng chuyên môn của mình tiến tới sử dụng chuyên tư vấn chuyên ngành cho các doanh nghiệp, HTX…

1.2. Khó khăn

Số đầu môn phân công trên mỗi giảng viên ít nhất là 3 học phần nên giảng viên cần dành nhiều thời gian cho hoạt động chuyên môn, chưa có nhiều thời gian cho các hoạt động khác trong đó có hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng.

– Các giảng viên trong khoa phần đông là nữ, nhiều người đang nuôi con nhỏ, đang đi học. Vì vậy khối lượng công việc/mỗi giảng viên là lớn, số lượng giảng viên ít dẫn đến nhiều công việc bị chồng chéo.

– Ý thức học của nhiều sinh viên chưa cao, chưa tự giác nghiên cứu học hỏi dẫn đến kết quả học tập còn thấp, nhiều sinh viên rơi vào tình trạng bị cảnh báo học vụ. Tuy nhiên, khi giảng viên bố trí ôn tập, hay rèn luyện kỹ năng sinh viên tham gia không đầy đủ hoặc không tham gia.

– Kinh phí năm học chậm thanh toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của một số hoạt động.

  1. Tổng quan lý thuyết

2.1   Liên kết giữa trường Đại học và Doanh nghiệp

Liên kết giữa trường Đại học và Doanh nghiệp là phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa trường Đại học và Doanh nghiệp để hướng đến một mục đích chung nào đó. Tính hướng đích là tiêu điểm, là cơ sở và động lực của mối liên kết hai bên.

 

2.2   Lợi ích của việc liên kết

Đối với các doanh nghiệp: Việc hợp tác giúp Doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều sinh viên, có điều kiện để theo dõi, đánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức và năng lực của sinh viên một cách chính xác nhất. Qua đó, doanh nghiệp có hướng tuyển dụng, lựa chọn nhân sự phù hợp và góp phần quảng bá hình ảnh của mình. Hơn nữa, việc liên kết này còn hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ và việc liên kết với trường Đại học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề này. Ngoài ra, việc liên kết với nhà trường giúp Doanh nghiệp tiếp cận những kết quả nghiên cứu hiện đại nhất, cập nhật nhất và có thể ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đối với nhà trường: Việc hợp tác với Doanh nghiệp mang lại lợi ích quan trọng đầu tiên là nguồn tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, hoạt động đào tạo và công tác sinh viên nhờ việc mở rộng mối quan hệ với các đối tác có uy tín. Sinh viên của nhà trường được cải tiến trải nghiệm học tập qua các đợt thực tập tại doanh nghiệp hay tham quan Doanh nghiệp. Kỹ năng và kiến thức của sinh viên tốt nghiệp cũng được tăng cường qua các hoạt động hợp tác. Các hoạt động liên kết Nhà trường và Doanh nghiệp như tổ chức cho sinh viên tham quan Doanh nghiệp, sinh viên được lựa chọn môi trường thực tập nghề nghiệp uy tín của chương trình thực tập sinh cung cấp nhiều giá trị cho các sinh viên và chất lượng chuyên môn và thực tế của sinh viên cũng được nâng cao hơn.

2.3 Các phương thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Từ phía các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể tham gia hợp tác cùng nhà trường trong quá trình đào tạo sinh viên thông qua các cách thức sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp tư vấn chương trình đào tạo cùng nhà trường: Khi phát triển chương trình tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp có thể tư vấn cho nhà trường về các yêu cầu của doanh nghiệp đối với chuẩn đầu ra của sinh viên cũng như tư vấn cho nhà trường các xu hướng mới nhất của thị trường. Từ đó, cơ sở đào tạo có căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Thứ hai, Doanh nghiệp phối hợp trong việc đào tạo sinh viên trong thời gian học tập cùng nhà trường. Đối với quá trình đào tạo, doanh nghiệp có thể phối hợp với nhà trường trong việc dạy sinh viên qua các nội dung và chủ đề gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, chia sẻ các kinh nghiệm thực tế, các nội dung về thực hành giải quyết vấn đề, đào tạo kỹ năng mềm, …

Thứ ba, Doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở thực tập cho sinh viên: Quá trình thực tập giúp sinh viên có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học tại nhà trường và hòa nhập tốt với môi trường làm việc trong tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp có thể liên kết với nhà trường nhận sinh viên thực tập và tạo điều kiện để các sinh viên có thể có được môi trường thực tập tốt nhất.

Từ phía nhà trường

Cùng với phương thức hợp tác từ phíadoanh nghiệp, nhà trường có thể thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thông qua các hoạt động như sau:

Thứ nhất, Nhà trường quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp: Nhà trường có thể đưa các thông tin về doanh nghiệp tới sinh viên về cơ hội thực tập, thông tin tuyển dụng ứng viên, …

Thứ hai, Nhà trường hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực: Hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ. Vì vậy, nhà trường có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đưa thông tin đến sinh viên hoặc giới thiệu sinh viên vào làm việc, thực tập tại các doanh nghiệp.

  1. Kết quả và thảo luận

3.1 Các hình thức hợp tác doanh nghiệp đã thực hiện

Các hoạt động liên kết giữa Khoa Kinh tế Trường Đại học Tây Bắc chủ yếu tập trung vào năm hình thức là Tư vấn, Tuyển sinh, Đào tạo, Tuyển dụng và Hợp tác phát triển nguồn nhân lực.

Tuyển sinh: Trường phối hợp với Doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên đến tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Qua đó phối hợp với Doanh nghiệp tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế trực quan, sinh động hơn khi chọn lựa nghề nghiệp.

Tư vấn:  Nhà trường có thể tư vấn, xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia góp ý nội dung chương trình đào tạo của Trường. Nhà trường có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng thông qua các hoạt động như tư vấn giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm. Bên cạnh đó nhà trường tư vấn cho doanh nghiệp chọn được ứng viên có chất lượng tốt.

Đào tạo: Doanh nghiệp tham gia giảng dạy các vấn đề nội dung bài học liên quan đến thực tế, tổ chức các cuộc hội thảo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường trong đào tạo, trong đó doanh nghiệp cung cấp cho trường đại học các kiến thức từ thực tiễn thông qua việc cán bộ của doanh nghiệp sẽ tham gia hướng dẫn giảng dạy tư vấn chương trình đạo tạo cho trường Đại học, nhận sinh viên thực tập.

Về tuyển dụng: Đại học hỗ trợ tuyển dụng như tuyển nhân viên chính thức, tuyển cộng tác viên, truyền thông về thông báo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Hợp tác phát triển nguồn nhân lực: Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên thực tập; nhà trường giảng dạy cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.

  1. Kết quả hợp tác doanh nghiệp

3.1 Kết quả thực hiện hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng năm học 2020-2021

  • Lĩnh vực đào tạo

Các hoạt động đào tạo được thực hiện đúng, đủ và đảm bảo tốt các yêu cầu kế hoạch năm học đã đề ra, như: hoạt động dạy và học, hoạt động thực tập – rèn nghề, hoạt động thao giảng, đánh giá giờ dạy, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, chỉnh sửa Chuẩn đầu ra, rà soát, cập nhật, chỉnh sửa Chương trình đào tạo, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, seminar, …Thực hiện đủ các quy định về công tác đảm bảo chất lượng. Thực hiện dạy online trong thời gian dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.

Trong năm học 2021-2022 khoa Kinh tế đã tổ chức 17 đợt thực tập, rèn nghề cho 444 lượt sinh viên các lớp K59 ĐH QTKD, K60 ĐH TCNH, K59 ĐH QTDVDL&KH, K59 ĐH Kế toán, K60 ĐH Kế toán, K60 ĐH TCNH, K60 QTDVDL&LH; K61 QTDVDL&LH.

Bộ môn kế toán Thực hiện kết hợp giữa đào tạo và kết nối với Công ty phần mềm kế toán trong đào tạo. Chỉ tiêu có sinh viên được cấp chứng chỉ Kế toán máy do Công ty phần mềm MISA cấp. Đã cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học phần mềm MISA.SME.NET cho 28 sinh viên.

Bộ môn Quản trị kinh doanh đã thực hiện các hoạt động đào tạo: Kỹ năng kinh doanh du lịch; Kỹ năng Vận hành homestay; Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng thuyết minh viên tại điểm; Kỹ năng giao tiếp và bán hàng cho các hộ kinh doanh tại khu phố đi bộ chợ đêm huyện Mộc Châu; Kỹ năng trang trí chợ đêm tại khu phố đi bộ chợ đêm huyện Mộc Châu; Kỹ năng nghiệp vụ buồng phòng, nấu ăn, đón tiếp khách cho người dân kinh doanh homestay; Nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho HDV huyện Mộc Châu, Vân Hồ; Kỹ năng giao tiếp cho thành viên tham gia đội văn nghệ và nhân viên tham gia hoạt động DL tại bản Tà số, Bản Nà Sàng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

  • Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Khoa Kinh tế đã tổ chức, quản lý tốt công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên trong toàn khoa. Giảng viên trong khoa tăng cường tham gia nghiên cứu đề tài khoa học các cấp bao gồm: Cấp Khoa, cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp Bộ. Khoa đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của Khoa theo định hướng của Nhà trường giúp định hướng hoạt động NCKH của khoa trong năm học, số lượng các công trình do giảng viên khoa Kinh tế thực hiện cụ thể:

+ Đề tài cấp bộ: 01 đề tài đang thực hiện

+ Đề tài cấp tỉnh: 01 đề tài nghiên cứu tại tỉnh Sơn La

+ 03 đề tài NCKH cơ sở của giảng viên đang thực hiện theo thuyết minh đề tài được phê duyệt.

– Công tác tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar, câu lạc bộ chuyên môn: Trong năm học khoa đã tổ chức các hội thảo về chỉnh sửa Chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo 4 ngành của khoa.

– Công tác biên soạn, xuất bản tài liệu, giáo trình: Trong năm học 2021-2022, Khoa đã nghiệm thu cấp trường 01 giáo trình và 01 giáo trình dừng thực hiện do chủ biên xin thôi việc.

– Công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học: Khoa và CBGV luôn tham gia đầy đủ các chương trình của Nhà trường như các buổi tập huấn do tổ chức Jica.

– Thực hiện 01 Hội thảo và chuyển giao kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp tỉnh cho Công ty cổ phần Quỳnh Nhai travel và HTX Bổ nhất Thiên Hạ tại huyện Quỳnh Nhai, tháng 5/2022.

  • Lĩnh vực tư vấn

Các bộ môn trong Khoa chủ động phối hợp và thực hiện các hoạt động KNCĐ theo kế hoạch năm học:

– Bộ môn Kế toán: Trao đổi kinh nghiệm thực tế với doanh nghiệp về chuyển đổi số trong kế toán & kế toán hộ kinh doanh tại Thành phố Sơn La – thực hiện trong tháng 6/2022.

– Bộ môn QTKD: Tư vấn xây dựng tour du lịch 2 ngày 1 đêm tại bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu

  • Lĩnh vực tình nguyện, nhân đạo và từ thiện

– Thực hiện các hoạt động ủng hộ theo kế hoạch, chủ trương của Nhà trường, Công đoàn Trường. Khoa, Công đoàn, Chi bộ thực hiện hỗ trợ cán bộ, công đoàn viên và đảng viên mắc Covid-19.

– Chương trình tình nguyện: Liên chi đoàn phối hợp với bộ môn QTKD, đoàn thanh niên các xã tổ chức 01 tour du lịch tình nguyện có sự kết nối giữa giảng viên, sinh viên và công ty cổ phần DL Lâm huy travel tại bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu.

  • Lĩnh vực hỗ trợ người học

BCN Khoa đã phân công cố vấn học tập cho tổng 15 lớp sinh viên chính quy. BCN Khoa đã tiến hành tổ chức Hội nghị công tác CVHT đầu năm (lồng ghép hướng dẫn công tác phát triển đảng, chế độ chính sách cho sinh viên) với cố vấn học tập tất cả các khối lớp để quán triệt công tác quản lý sinh viên và thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập. Triển khai đầy đủ hướng dẫn của Nhà trường. Tập huấn Hướng dẫn hồ sơ, quy trình xét chế độ chính sách cho sinh viên.

Các cố vấn học tập nắm chắc chương trình đào tạo toàn khóa và theo từng học kỳ, đồng thời hiểu rõ quy định về công tác cố vấn học tập để tư vấn kịp thời và quản lý sinh viên trong lớp tốt hơn. Các cố vấn học tập đã chủ động trong công tác họp lớp đầu năm học, quán triệt các văn bản liên quan theo đúng quy định của Khoa và Nhà trường: Quy định về công tác học vụ dành cho sinh viên; Các văn bản liên quan đến các công tác sinh viên, đánh giá hoạt động rèn luyện của sinh viên; Các văn bản quy định về sinh viên nội trú, ngoại trú; Các chế độ chính sách, tín dụng sinh viên; Một số quy trình xử lý công việc về công tác sinh viên; Một số mẫu biểu mẫu quản lý sinh viên. Kết hợp với các phòng ban trong trường việc xét tiến độ học tập cho sinh viên, làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật, học bổng và xét tốt nghiệp cho sinh viên.

Tổ chức Hội nghị học tốt, Hội nghị NCKH dành cho sinh viên; Tổ chức hội thao, hội diễn văn nghệ cấp khoa và chọn sinh viên tham gia hội thao, hội diễn văn nghệ cấp trường. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong năm học. Tổ chức thành công Cuộc thi “CEO tài năng” với sự tham gia của đông đảo sinh viên ngành QTKD, QTDV Du lịch và Lữ hành và đại diện các chuyên ngành khác trong Khoa.

Trong khoảng thời gian nghỉ dịch Covid-19, toàn thể giảng viên nỗ lực trong việc hướng dẫn sinh viên, LHS Lào tự học bằng nhiều phương pháp: Dạy trực tuyến, google classroom, facebook, zalo, … Nhiều giảng viên trong khoa đã thực hiện giảng dạy không tính tiết cho các sinh viên học lại, học cải thiện. Bộ môn QTKD: Hỗ trợ sinh viên ngành QTKD, ngành QTDVDL&LH tiếp cận các công ty, doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố SL; huyện Mộc Châu; huyện Quỳnh Nhai trong thực tập nghề nghiệp, thực tập chuyên môn cuối khóa.

3.2 Kết quả thực hiện hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng năm học 2022-2023

TT Lĩnh vực Nội dung các hoạt động hỗ trợ cộng đồng Chỉ báo – thời gian thực hiện (Mục tiêu) Kết quả (Chỉ số đạt được Tỷ lệ % đạt được so với chỉ tiêu đề ra Minh chứng (cụ thể cho từng hoạt động)
1 Đào tạo          
  QTKD Kết nối 9 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La để sinh viên thực tập nghề nghiệp, thực tập MCK Từ tháng 9/2022 – tháng 6/2023 Hoàn thành Kế hoạch, Quyết định thực tập nghề nghiệp, TTCMCK
  Kính tế Kết nối với các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, ủy ban nhân dân xã và các ngân hàng thương mại để sinh viên thực hành, rèn nghề và thực tập chuyên môn cuối khoá 9/2022 đến 7/2023 Hoàn thành

 

01 đơn vị ngân hàng sẽ kết nối vào tháng 7/2023

Kế hoạch, quyết định thực tập, rèn nghề, ttcmck
    Kết nối với Vietcombank Sơn La tổ chức diễn đàn tư vấn cho SV về kiến thức và kỹ năng tuyển dụng Tháng 6/2023 Hoàn thành Kế hoạch tổ chức diễn đàn “Sinh viên Kinh tế với hành trang lập nghiệp”
2 Tư vấn tuyển sinh
  Liên chi đoàn Tổ chức hỗ trợ công tác tuyển sinh CVA Tháng 6/2023 Hoàn thành 100% Kế hoạch của đoàn trường
   
3 Nghiên cứu khoa học
   
   
4 Tình nguyện, nhân đạo và từ thiện
  QTKD Thực hiện 01 chương trình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện Mộc Châu

Thực hiện 01 chương trình khảo sát đánh giá tiềm năng du lịch Vân Hồ

Tháng 12/2023

 

 

 

 

 

Tháng 3/2023

Hoàn thành

 

 

 

 

 

 

Hoàn thành

Kế hoạch Thực tập nghề nghiệp

 

 

 

Giấy mới tham gia chương trình của Ban QLKDLQGMC

   
5 Hỗ trợ người học
  QTKD Tư vấn hỗ trợ 20 sinh viên định hướng thực CMCK Tháng 3/2023 Hoàn thành Kế hoạch TTCMCK ngành QTKD và ngành QTDVDL&LH
  Kinh tế Tư vấn và hỗ trợ sinh viên các khoá định hướng rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ và thực tập chuyên môn cuối khoá 9/2022 đến 6/2023 Hoàn thành Kế hoạch thực tập, rèn nghề và ttcmck
  Liên chi đoàn Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đoàn thanh niên Tháng 11/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch của LCĐ
  Liên chi đoàn Tổ chức cuộc thi SV Nghiên cứu khoa học Tháng 10/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch và các sản phẩm kèm phiếu chấm
  Liên chi đoàn Tổ chức sơ loại dự án khởi nghiệp gửi dự thi theo Cv của TW đoàn Tháng 5/2023 Hoàn thành 100% Kế hoạch và 02 sản phẩm gửi dự thi cấp tỉnh
  Liên chi đoàn LCĐ tổ chức hội thao cấp khoa, hội diễn cấp khoa Tháng 11/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch được BCN khoa phê duyệt
  Liên chi đoàn Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết đoàn các cấp Tháng 3/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch theo Cv của đoàn trường
  Liên chi đoàn Tổ chức hoạt động ngoại khoá tăng cường kỹ năng cho SV Tháng 3/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch được BCN khoa phê duyệt
  Liên chi đoàn Tổ chức cuộc thi chuyên ngành cho SV Tháng 5/2023 Hoàn thành 100% Kế hoạch được nhà trường phê duyệt

 

  1. Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường mối liên kết giữa Trường Đại học Tây Bắc và Doanh nghiệp

Đối với nhà trường:

  • Thực hiện ký kết hợp tác với các doanh nghiệp khách sạn, thỏa thuận rõ ràng về quy định, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.
  • Phối hợp với Doanh nghiệp trong việc đào tạo tại Doanh nghiệp, ưu tiên những mùa thấp điểm của doanh nghiệp để thực hiện đào tạo tại Doanh nghiệp và hỗ trợ mùa cao điểm để sinh viên có thể thực hành công việc.
  • Phối hợp với Doanh nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, giảng dạy, giáo trình và thực hành, thực tế nhằm đảm bảo cung cấp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, nghiệp vụ cho người học Khoa Kinh tế phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp.
  • Nhà trường thường xuyên, định kì gặp gỡ Doanh nghiệp thông qua các hội thảo, chuyên đề, diễn đàn… Mời Doanh nghiệp tham gia cùng để Nhà trường trong công tác đào tạo như: Tham gia giảng dạy các khóa ngắn hạn, các khóa nghiệp vụ, học phần chuyên ngành. Ngoài ra, tham gia hỗ trợ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp hiện có.
  • Hàng năm có nhận xét, báo cáo, đánh giá về hoạt động đào tạo liên kết với doanh nghiệp để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả đào tạo tại doanh nghiệp.

Tư vấn giới thiệu về khả năng đào tạo các ngành, nghề theo yêu cầu của Doanh nghiệp, thời điểm và số lượng sinh viên tốt nghiệp. Chủ động tìm kiếm Doanh nghiệp và ký kết hợp đồng liên kết hợp đồng đào tạo.

Đối với Doanh nghiệp:

  • Liên kết trong các hoạt động giảng dạy: tham gia các hoạt động giảng dạy của nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên, sinh viên được tiếp xúc với doanh nghiệp qua các hoạt động: kiến tập, thực tập, thực hành tại Doanh nghiệp; tham gia tổ chức, giảng dạy các học phần chuyên ngành tại nhà trường và tại doanh nghiệp.
  • Khi hợp tác liên kết đào tạo với các trường, các Doanh nghiệp này có lẽ sẽ yên  tâm về nguồn nhân lực vững chắc và chất lượng thông qua cáchợp đồng hợp tác đào tạo được ký kết.
  • DNkhông phải tiêu tốn những khoản chi phí để đào tạo lại. Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ năng lực của sinh viên thông qua những khoảng thời gian mà sinh viên thực tập tại doanh nghiệp. Từ đó, DN có thể dễ dàng chọn lựa ra những ứng viên  tốt, có  chất  lượng  đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ cao,  kỹ năng tốt… và giải quyết được vấn đề lao động hay nguồn nhân lực trong xã hội. Nếu sinh viên còn có những thiếu sót hay những yếu tố bất cập, doanh nghiệp có thể bổ sung và trao đổi trực tiếp với trường đào tạo tại các quy chế liên kết đào tạo để trường đào tạo có phương hướng khắc phục và giải quyết ngay từ khi bắt đầu công tác tư vấn tuyển sinh đầu vào.
  • Doanh nghiệp cần duy trì và tăng cường mở rộng hợp tác với nhà trường ở nhiều hình thức như tuyển sinh viên thực tập. Doanh nghiệptạo điều kiện cho sinh viên làm việc bán thời gian để tiếp cận môi trường thực tế và hiện thực hóa ý tưởng của sinh viên thông qua sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực lớn có thể phối hợp cùng nhà trường lên kế hoạch về chương trình học và thời gian học để đáp ứng đúng với yêu cầu của doanh nghiệp, giảm thời gian cho sinh viên thích nghi với môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Kết luận

Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng và thiết thực. Thời gian qua, đã có nhiều chính sách, định hướng về việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp và cũng đã triển khai ở một số cơ sở giáo dục. Để đạt được hiệu quả trong quá trình liên kết đào tạo, rất cần có những định hướng, chính sách cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, sự nỗ lực của các bên liên quan và cơ quan chức năng.

Sinh viên: Lừ Thị Thảo – K62 ĐH TCNH

START TYPING AND PRESS ENTER TO SEARCH

Please enter your phone number
and we call you back soon

We are calling you to phone

Thank you.
We are call you back soon.

Hỗ trợ