Admin1

Kinh nghiệm học tốt năm thứ nhất

Hầu hết các bạn sinh viên năm đầu mới vào trường đều bỡ ngỡ và chưa có phương pháp học tập đúng đắn, do đó kết quả học tập của 1 số bạn cũng chưa thực sự cao. Vì vậy mình muốn chia sẻ với các bạn về phương pháp học tập trong năm đầu của mình để các bạn có thể tiếp cận môi trường học mới 1 cách dễ nhất.

Khi mới vào trường, việc đầu tiên mình làm là tìm hiểu về 1 số nội quy, quy định và cách tính điểm… của nhà trường. Từ đó, mình có thể xác định được mục tiêu mà mình đề ra là dễ thực hiện hay khó thực hiện, và để thực hiện được nó thì mình phải làm những điều gì. Sau khi đã xác định được nó thì mình đã đề ra các phương pháp học tập cho mình như sau:

I.Đối với môn tính toán

Vì thời gian của mình vào ban ngày không có nhiều nên mình tập trung học chủ yếu là vào buổi tối và đêm. Trước khi làm bài tập thì mình thường đọc lại bài đã học, ghi hết công thức ra 1 tờ giấy để nếu có không nhớ thì có thể xem, không cần phải mở lại sách làm tốn thời gian, và nhớ lại những gì thầy cô đã giảng trên lớp. Sau khi đã nhớ và hiểu được bản chất thì mình bắt tay vào làm bài. Vì mình không thích bị căng thẳng trong khi học nên mình thường “ vừa học vừa chơi”. Đối với mình, nếu căng thẳng thì học cũng không thể nhớ được và hiểu được, lại tốn thời gian, hại sức khỏe… nên mình thường tránh việc đó bằng cách là mình nghe nhạc trong khi làm bài tập. Mình thường mở nhạc Âu Mĩ hay nhạc không lời ra nghe. Đối với nhạc Âu Mĩ thì mình chọn những bài mà mình không thể hát theo hay không hiểu lời để nghe, như thế mình sẽ không bị nhạc làm sao lãng trong khi đang suy nghĩ mà giai điệu lại giúp cho mình cảm thấy thư thái đầu óc hơn. Còn đối với nhạc không lời thì mình hay chọn loại nhạc Ba-rốc để nghe, vì nhạc Ba-rốc giúp chúng ta tập trung cao và làm tăng chỉ số IQ nên nghe loại nhạc đó để học là rất tốt. Trong những lúc học môn tính toán thì mình thường tránh xa điện thoại, ti vi, laptop… đó là những thứ mà làm mình mất tập trung và làm gián đoạn tư duy của mình.

Để nhớ các công thức thì trước hết mình phải tìm hiểu tại sao lại có công thức này và nó dùng để tính trong những bài toán như thế nào. Tiếp đó thì mình ghi vào mỗi mảnh giấy nhớ từ 1 dến 3 công thức sau đó mình dán mảnh giấy nhớ đó vào những đồ dùng mình hay động đến như: tủ quần áo, ti vi… như vậy, mỗi khi mở tủ hay ti vi thì mình nhìn vào mảnh giấy và đọc nó 1 lần và để tâm đến nó. Từ đó, mình đã tạo cho mình 1 thói quen và mình đã nhớ công thức đó rất dễ dàng. Còn 1 cách nữa đó là mình sử dụng trí tưởng tượng của mình để vẽ lên các sơ đồ, mô hình minh họa hay các con vật mà mình yêu thích, trong đó kèm theo cả các công thức. Như vậy, chỉ cần nhớ đến hình vẽ nào là mình có thể liên tưởng ngay ra được công thức bao gồm trong nó.

II. Đối với môn học thuộc

Năm đầu là năm có các môn chung hầu hết là các môn học thuộc. Và hầu hết các môn đó đều trìu tượng, khó hiểu, khó học thuộc. Để học các môn đó thì mình không hề học thuộc 1 cách máy móc mà mình đọc để hiểu vấn đề trong đó. Nói là nó khó hiểu, trìu tượng nhưng suy cho cùng thì hầu hết các môn đó đều xoay quanh các vấn đề chính trị của xã hội, hay về lịch sử hình thành của 1 môn học nào đó. Phương pháp của mình học các môn đó là:

– Mình luôn nghĩ các môn đó không có gì khó và môn nào cũng có 1 chút thú vị riêng của nó. Và cuối kỳ thì mình luôn nghĩ tích cực là mình sẽ qua môn đó. Vì nếu như nghĩ theo hướng tiêu cực thì chúng ta sẽ cho rằng chúng ta không thể qua được, và ý nghĩ đó đã tác động rất mạnh đến ý chí của chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy đề khó hơn, không chịu suy nghĩ và kết quả không tốt cũng đổ tại cho môn đấy khó hay là tại số phận…

– Mình thường đọc giáo trình trước khi đến lớp, mặc dù còn 1 số chỗ không hiểu nhưng hôm sau học mình sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và hiểu kỹ hơn, còn những chỗ chưa hiểu thì mình được giải đáp bởi các thầy cô và bạn bè.

– Điều quan trọng của mình để học được môn này là: các thuật ngữ. Khi mình đã hiểu được tất cả các thuật ngữ trong bài thì mình có thể hiểu bài 1 cách dễ dàng. Mình thường có thói quen hình dung, mường tượng ra những gì mình đọc được, đọc đến đâu thì mình hình dung đến đó (đây là khi mình đọc trước bài) và mình hình dung theo những gì mình hiểu. Sau đó, khi đã nghe thầy cô giảng thì bài học đó sẽ được tái hiện lại trong đầu mình thành 1 câu truyện. Ví dụ như, học thuyết tiến hóa của Dacuyn. Mình đã hình dung ra ông ta nghiên cứu trong 1 phòng thí nghiệm nhỏ, mặc áo trắng, quần đùi, ông miệt mài nghiên cứu ngày đêm và khi ông phát hiện ra học thuyết tiến hóa thì ông đã nhảy và hét lên vì vui sướng, nước mắt chảy dàn dụa… Trong phương pháp hình dung này thì mình luôn cố gắng nghĩ ra những câu truyện buồn cười nhất có thể để gắn với các sự kiện, nhân vật đó sao cho phù hợp. Như vậy mình sẽ nhớ được lâu hơn rất nhiều khi nghĩ đến câu truyện buồn cười đó.

– Mình học nhưng không phải học dàn trải, mình thường gạch ra những ý chính, ý quan trọng và đáng nhớ trong bài. Sau đó mình sẽ triển khai các ý phụ theo cách diễn đạt của mình. Tuy nhiên, có bao nhiêu ý phụ trong ý chính đó thì mình cũng phải nhớ được bằng cách vẽ sơ đồ cây và khi viết thì nhớ lại sơ đồ đó để viết.

– Khi học những môn học thuộc thì mình hay học những lúc yên tĩnh, không có ai làm phiền, lúc đó mình có thể tập trung cao độ. Tuy nhiên mình không thường xuyên học các môn học này quá lâu. Mình thường học khoảng 2h rồi mình thư giãn từ 20-30 phút. Như thế mình sẽ không bị căng thẳng và kiến thức sẽ được mình tiếp thu nhanh hơn mà không phải cố nhét nó vào đầu.

III. Đối với môn ngoại ngữ

Môn ngoại ngữ là môn mình nghĩ là rất quan trọng trong trường học, khi ra xin việc và cả khi làm việc. Bất kỳ 1 công việc nào thì mình nghĩ cũng cần phải biết ngoại ngữ. Vì thế nên mình tập trung vào học môn này nhiều nhất. Khi học môn học này thì mình rất thích thú, mình cảm thấy nó là 1 thứ ngôn ngữ dễ hơn tiếng việt rất nhiều. Để tạo hứng thú cho môn học này thì mình thường nghĩ đến cảnh 1 ngày nào đó mình sẽ được ra nước ngoài, được nói chuyện với người nước ngoài như chính tiếng mẹ đẻ của mình vậy, khi đó thì hứng thú của mình với môn học này tăng lên rất nhiều.

Để học tốt môn học này thì mình phải rèn luyện được 4 kỹ năng chính là: nghe, nói, đọc, viết. Ngoài 4 kỹ năng chính thì mình nghĩ 1 yếu tố nữa cũng quan trọng không kém phần quan trọng đó là: vốn từ vựng của mình. Nếu không có vốn từ vựng thì mình không thể rèn luyện 4 kỹ năng nói trên.

Mình thường được mọi người khuyên là: nếu muốn tăng vốn từ vựng thì đọc báo, đọc truyện bằng tiếng anh hay mỗi ngày hãy viết ra 10 từ mới để học… nhưng những cách đó không có kết quả với mình. Mình không thực sự hứng thú khi đọc báo hay đọc truyện, còn viết ra 10 từ tiếng anh thì cách này rất nhàm chán, kể cả mình có học được nhưng sẽ quên rất nhanh. Vì thế thay vì phải học 1 cách nhàm chán thì mình chọn cách nghe nhạc, nghe những bài hát tiếng anh có cả lời dịch và lời tiếng anh. Mình không chỉ nghe mà còn hát theo bài hát đó. Cách này đã giúp mình rèn luyện được kỹ năng nghe, nói rất nhiều, vốn từ vựng và ngữ pháp của mình cũng đã rất tiến bộ. Mặc dù lúc đầu phát âm của mình không chuẩn nhưng khi hát theo, chỉ cần bắt chước họ thì mình cũng đã phát âm chuẩn hơn và dần dần phát âm của mình cũng tiến bộ lên nhiều. Đó là cách học mà mình thấy hiệu quả nhất, vì mình không bị bắt buộc phải học 1 cách dập khuôn, mà đó là sở thích của mình, nó tạo cho mình hừng thú và cảm giác như không phải là mình đang học mà là mình đang thư giãn. Qua đó mình cũng thuộc được khá nhiều bài hát tiếng anh. Tuy nhiên, khi mình bắt đầu học theo phương pháp này thì mình bắt đầu với các bài hát có giai điệu chậm, dễ nghe, dễ hát và sau đó tăng dần độ khó của nó lên.

Đó là phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe, nói, và tăng vốn từ vựng. Còn sau đây là phương pháp để rèn luyện kỹ năng viết, đọc của mình. Mình thường luyện tập kỹ năng này khi mình lên trang mạng xã hội Facebook. Trên đó, mình đã tham gia vào rất nhiều trang dành cho những người học tiếng anh. Thường ngày thì họ luôn gửi những bài viết, những câu truyện ngắn bằng tiếng anh, đăng những bài về ngữ pháp và từ vựng để cho các thành viên trong nhóm học. Ngoài ra thì mình còn kết bạn với rất nhiều người nước ngoài và nói chuyện với họ bằng tiếng anh hay nói chuyện qua ứng dụng Skype. Qua đó, kỹ năng đọc, viết, nghe của mình được cải thiện nhiều. Hơn nữa, vì các bạn người nước ngoài đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới nên không phải ai cũng nói tiếng anh giỏi. Vì vậy, khi nói chuyện với họ không phải lúc nào họ cũng đúng, mình có thể giúp họ chỉnh sửa những lỗi sai đó và họ cũng giúp mình rất nhiều khi phát hiện các lỗi sai của mình. Như vậy, mình sẽ nhớ lâu hơn và nó sẽ dần dần thành thói quen, khi nói hay viết thì mình có phản xạ nhanh hơn mà không cần suy nghĩ nhiều về ngữ pháp của mình, dần dần như thế thì mình có thể nói tiếng anh 1 cách trôi chảy.

Khi mình đã rèn luyện được các kỹ năng trên thì khi vào phòng thi mình cũng không cảm thấy run sợ hay lo lắng gì cả.

IV. Để học 1 cách tập trung nhất

Để học 1 cách có hiệu quả nhất thì mỗi lần học mình chỉ kéo dài 2h đồng hồ. Sau mỗi lần học thì mình nghỉ giảo lao từ 15-20 phút, đôi khi quá căng thẳng thì là 20-30 phút. Mình không học 1 môn kéo dài mà mình chuyển sang học môn khác. Ví dụ: 2h học kinh tế vĩ mô sau khi nghỉ 15-20 phút thì mình chuyển sang học hạch toán kế toán. Làm như thế thì mình sẽ không bị nhàm chán với môn học đó.

Mình dùng đèn học vàng vì ánh sáng trắng sẽ làm cho chúng ta nhức đầu khi học

Học tại nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cho mình tỉnh táo hơn.

Trong khi học mình tránh xa các đồ như tivi, điện tử, điện thoại…

Mình không ăn những thứ như: thịt bò, đường, bánh ngọt… đại loại là những đồ ngọt thì không nên ăn trước khi học vì lượng đường trong nó sẽ làm cho mình dễ mất tập trung.

V. Đối với các môn thi trắc nghiệm

Khi làm bài trắc nghiệm thì mình thường áp dụng 1 số kỹ thuật để loại trừ trong đề thi trắc nghiệm như sau:

– Đọc kỹ đề

– Đưa ra câu trả lời trước khi xem xét các lựa chọn trả lời

– Đọc hết tất cả các lựa chọn

– Nếu không chắc chắn thì sử dụng phương pháp loại trừ

+ Đầu tiên là loại trừ những lựa chọn sai rõ ràng

+ Loại trừ lựa chọn sai chút ít. Đây là lựa chọn có vẻ đúng nhưng có 1 hay 2 từ làm cho nó sai đi

+ Loại trừ lựa chọn vốn dĩ đúng nhưng không liên quan đên câu hỏi

+ Loại trừ lựa chọn rất khác biệt so với lựa chọn khác. Lựa chọn này thường sai

+ Nếu có 2 lựa chọn rất giống nhau thì 1 trong 2 lựa chọn thường đúng

+ Nếu có 2 lựa chọn đối nghịch nhau thì 1 trong 2 lựa chọn thường đúng

VI. Những điều nên làm khi đi thi

Khi đi thi để tránh bị áp lực thì mình hay thực hiện những điều sau:

– Đến sớm trước khi thi để tư tưởng của mình thoải mái, và không hề vội vã hay run sợ vì bị mất thời gian thi

– Không học vào ngày thi. Nếu mình học trước khi đi thi thì lúc vào thi mình rất dễ bị nhầm lẫn giữa các phần kiến thức với nhau

– Mình luôn nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng mình sẽ làm được. Lúc đó tâm trạng của mình sẽ rất thoải mái, không bị áp lực và lúc đó là lúc mình làm bài thi có hiệu quả nhất

– Đọc lướt qua đề

– Nhìn đồng hồ khi cần thiết và phân chia thời gian hợp lý để làm bài, nếu có thể thì nên dự phòng thời gian ít nhất là 15 phút để xem lại bài

– Trả lời dễ trước khó sau

– Không lãng phí thời gian cho 1 câu hỏi quá quen thuộc ( nhưng cũng không được chủ quan), không đi quá đà. Chỉ viết vừa đủ

Không trả lời được cũng không bỏ qua. Dù không biết đúng hay sai nhưng vẫn phải làm, không được để trống.

PHẠM THỊ KHÁNH LY

K53 ĐH KẾ TOÁN

Kinh nghiệm học theo nhóm hiệu quả

Kinh nghiệm học nhóm do bạn Tòng Thị Hường sinh viên lớp k50 Đại học Quản Trị kinh doanh chia sẻ.

Minh họa
Chia sẻ kinh nghiệm học nhóm hiệu quả

Kính thưa: các quý vị đại biểu, thưa các thầy cô, thưa các bạn sinh viên khoa kinh tế.

Tôi xin tự giới thiệu tôi là Tòng Thị Hường sinh viên lớp k50 Đại học Quản Trị kinh doanh, tôi rất vinh dự được tham gia buổi hội nghị học tốt hôm nay. Đến với buổi hội nghị, tôi xin được đóng góp một số kinh nghiệm học nhóm của tôi.

Các bạn sinh viên thân mến! chắc hẳn nhiều bạn đã từng học nhóm? Vậy các bạn đã thấy việc học nhóm của mình đã đạt hiệu quả chưa? Tôi dám chắc rằng nhiều bạn ở đây không thích học nhóm vì cho rằng việc học nhóm không có hiệu quả, chỉ tốn thời gian cho những buổi nói chuyện phiếm mà thôi hay đơn thuần là những bất đồng trong nhóm sẽ khiến bạn nản trí với việc học nhóm.

Trước đây tôi cũng đã từng có cái nhìn như vậy về học nhóm. Trong những buổi học nhóm hầu như không thu hoạch được gì, phần lớn thời gian chúng tôi chỉ nói chuyện và nếu có thảo luận thì thường có sự bất đồng và chỉ có một người độc tôn đưa ra ý kiến mà không chịu lắng nghe ý kiến của các thành viên khác. Điều đó làm tôi cảm thấy chán nản và không mới hào hứng trong những buổi học nhóm.

Cho đến gần đây khi chuẩn bị thi học phần kỳ 4 tôi mới lấy lại được niềm tin và cảm hứng của việc nhóm, đó là nhờ sự giúp đỡ của một người bạn. Người bạn đó đã đề nghị với tôi về việc học nhóm lúc đâù tôi còn thấy ngần ngại, vì những suy nghĩ về những buổi học nhóm không hiệu quả vẫn tồn tại trong tiềm thức của tôi. Nhưng cuối cùng tôi đã quyết định thử thách một lần nữa xem sao. Ngoài những gì tự học ra, mỗi ngày chúng tôi giành một buổi để cùng học với nhau, trao đổi với nhau về các nội dung lý thuyết và cùng nhau làm các bài tập, càng học tôi lại càng cảm thấy thú vị hơn vì tôi có thể tiếp thu được lượng kiến thức mà nếu như tôi tự học tôi sẽ không làm được điều đó nhanh như vậy. Kết quả hai chúng tôi đạt trong kỳ thi vượt ngoài sự mong đợi của hai chúng tôi, chúng tôi đã được xếp loại giỏi trong học kỳ 4 trong khi đó tôi chỉ mong đạt được khá trong kỳ đó mà thôi vì tôi nghĩ rằng với lực học của mình để đạt loại giỏi là một thử thách rất khó khăn. Nhưng chúng tôi đã cùng nhau vượt qua những suy nghĩ đó. Và tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bạn Phương Anh – người bạn đã giúp tôi trong học tập, đã cho tôi thấy được lợi ích từ việc học nhóm.

Từ những kinh nghiệm bản thân và những gì được đọc từ sách báo, trên Internet tôi muốn được chia sẻ với các bạn để góp một phần nhỏ nào đó giúp các bạn có thể học nhóm một cách hiệu quả hơn.Điều đầu tiên mà các bạn phải làm đó là bạn phải có suy nghĩ nghiêm túc cho việc học nhóm khi đó bạn sẽ có ý thức và nghị lực hơn trong việc học nhóm.

Tiếp theo bạn cần làm một công việc rất quan trọng đó là chọn nhóm. Công đoạn chọn nhóm rất quan trọng vì vậy bạn phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng và cẩn thận. Theo tôi để một nhóm làm việc có hiệu quả thì số thành viên nên giới hạn trong khoảng từ 2 đến 4 thành viên, tốt nhất là 2 hoặc 3 người. Không nên có quá nhiều thành viên trong một nhóm vì khi đó sẽ khó khăn trong việc thống nhất ý kiến và có thể gây hỗn loạn. Bạn nên chọn thành viên của nhóm có tính cách phù hợp với bạn để trong quá trình học tập sẽ hạn chế được các bất đồng khó giải quyết gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhóm. Trong một nhóm không nên lựa chọn những thành viên có lực học trung bình ngang nhau vì vậy trong nhóm luôn đòi hỏi phải có một người học nhỉnh hơn để có thể hướng dẫn các bạn học tập một cách có hiệu quả hơn.

Công việc tiếp theo mà bạn cần làm đó là chọn địa điểm học nhóm, bạn phải chọn một không gian yên tĩnh đủ để các bạn có thể thảo luận, bàn bạc một cách thoải mái mà không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, một số địa điểm bạn có thể lưu ý tới như: phòng riêng của bạn trong nhóm, giảng đường,…Tiếp theo các bạn có thể bầu nhóm trưởng hoặc các bạn sẽ tự phân chia công việc cho nhau, cách nào bạn các bạn cảm thấy phù hợp với nhóm thì bạn sẽ lựa chọn, điều quan trọng là các bạn phải phân chia công việc cho nhau một cách hợp lý. Mỗi thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm chuẩn bị nội dung được giao, tránh tình trạng ỉ lại cho thành viên khác.

Trong các buổi học nhóm, mỗi thành viên phải tự đưa ra ý kiến để cả nhóm bàn bạc, thảo luận, đóng góp bổ sung, đối với các môn xã hội bạn các bạn nên trao đổi với nhau nhiều hơn điều này sẽ giúp các bạn hiểu bài và nhớ được bài lâu hơn, với các môn tự nhiên các bạn nên đưa ra những phương pháp giải bài tập dễ hiểu để các thành viên trong nhóm có thể làm được, đối với bài toán khó bạn nào học tốt hơn sẽ hướng dẫn các bạn trong nhóm cách làm sau đó mỗi bạn sẽ tự làm và so sánh, đối chiếu các kết quả với nhau, bạn nào chưa hiểu bài thì nên hỏi ngay để các bạn khác hướng dẫn cụ thể hơn. Mỗi bạn trong nhóm có trách nhiệm chia sẻ những kiến thức mình có được cho các thành viên khác để làm cho buổi học có ý nghĩa hơn. Ngoài nội dung môn học, trong giờ giải lao các bạn nên trao đổi với nhau những kiến thức xã hội đang diễn ra xung quanh chúng ta để tạo bầu không khí thư giãn, tạo hứng khởi cho các buổi học nhóm, nhưng không được quá sa đà vào những câu chuyện phiếm.

Muốn việc học nhóm đạt hiệu quả đòi ý thức tự giác của mỗi thành viên là rất cao, nếu các bạn đảm bảo được nguyên tắc này thì việc học nhóm sẽ giúp các bạn tiến bộ trong học tập cũng như đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Trên đây là những chia sẻ của tôi với các bạn, tôi hy vọng rằng mỗi bạn sẽ xây dựng được cho mình một nhóm học hiệu quả.

Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Chúc các bạn sinh viên đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc buổi hội nghị hôm nay thành công tốt đẹp./.

SV: Tòng Thị Hường – Lớp k50 Đại học Quản Trị kinh doanh

Cô sinh viên nghèo vượt khó vươn lên học giỏi

Nếu ai đã từng một lần tiếp xúc với Trần Thị Hồng – Cô sinh viên lớp K49 Đại học Quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc, thì chắc hẳn sẽ rất thán phục và ấn tượng về sinh viên này. Bởi lẽ, Hồng không chỉ là một cán bộ lớp gương mẫu, đầy trách nhiệm, tính cách vui vẻ, dễ gần với mọi người, mà còn là một Cô sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, hiếu thảo, và trên hết là niềm đam mê đọc sách và nghiên cứu.

Trần Thị Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nam Hồng – Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định. Cả bố, mẹ Hồng đều đã yếu mất sức lao động. Mọi chi tiêu trong gia đình và nuôi 5 chị em ăn học đều trông vào mấy sào ruộng ít ỏi. Dường như thấu hiểu được sự vất vả, khổ cực của Bố, Mẹ tần tảo nên từ nhỏ Hồng đã có tính tự lập. Mặc dù sống trong cảnh thiếu thốn, chật vật nhưng Hồng vẫn cố gắng nỗ lực, vươn lên trong học tập, làm nguồn động viên tinh thần to lớn cho Bố, Mẹ và là tấm gương cho các em noi theo.

Trần Thị Hồng – Khoa Kinh tế

Suốt những năm học phổ thông, Hồng luôn là học sinh giỏi. Năm 2008, Hồng thi đỗ vào trường Đại học Tây Bắc với rất nhiều ước mơ và hoài bão. Nhưng chỉ học được năm thứ nhất vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Bố của Hồng nói một câu quả quyết rằng: “ không học hành gì cả, ở nhà”. Được sự động viên của các Cô, Chú nên Hồng tiếp tục được học tiếp. Ba năm học sắp qua Hồng đã không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, bạn bè và thầy cô. Hồng luôn phấn đấu nằm trong top năm của lớp, giành được các suốt học bổng khuyến khích của nhà trường để giúp đỡ bố mẹ một phần nào về tài chính.

Năm 2010, Hồng đủ điều kiện được khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc chọn là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt khó học giỏi để đi nhận “học bổng Vallet” do tổ chức Rencontre du Việt Nam trao tặng, trị giá học bổng là 7.500.000 đồng.
Học bổng Vallet dành cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi ở Pháp và Việt Nam, được xét cấp mỗi năm một lần, trị giá mỗi học bổng năm 2010 là 7,500,000 đồng. Lễ trao học bổng Vallet năm học 2010 cho các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh xuất sắc các trường đại học và viện nghiên cứu phía Bắc đã được tổ chức vào Thứ Sáu, ngày 03/9/2010 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội.

Ngoài việc học tập, Hồng còn là một thành viên trong ban cán sự lớp, tuy là nữ nhưng Hồng hoạt động cũng không kém gì các bạn nam, từ bóng chuyền bóng đá đến tham gia các hoạt động văn nghệ, hội thi.

Bài và ảnh: Đặng Công Thức

Cuộc thi Vẻ đẹp trí tuệ lần thứ 6

Đến hẹn lại lên, cuộc thi “Vẻ đẹp trí tuệ” do Liên chi Đoàn khoa Kinh tế tổ chức đã trở lại, hứa hẹn nhiều phần thi hấp dẫn, mới mẻ và đầy sáng tạo cho các bạn sinh viên khoa Kinh tế.

Bước sang lần thứ 6, “Vẻ đẹp trí tuệ” vẫn được tổ chức dựa trên tiêu chí là tạo ra một sân chơi lý tưởng, bổ ích và lành mạnh cho Đoàn viên, sinh viên khoa Kinh tế.Cũng là cơ hội để các bạn khẳng định tài năng, trí tuệ của mình, là dịp giao lưu, gặp gỡ cùng chia sẻ kinh nghiệm học tập của bản thân với các bạn sinh viên trong khoa. Đặc biệt là trau dồi thêm nhiều kiến thức mới, nâng cao các kỹ năng mềm như thuyết trình, hùng biện, làm việc theo nhóm, hay giao tiếp ứng xử. Đến với “Vẻ đẹp trí tuệ” bạn sẽ biết được mình là ai, mình đang đứng ở đâu giữa kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn thêm tự tin trên con đường đi đến thành công!

Tham gia cuộc thi các thi sinh sẽ cơ hội thỏa sức tranh tài, thể hiện mình trong các câu hỏi về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội nổi bật trong nước và trên thế giới, đưa ra những quan điểm, sáng kiến, dự báo về một lĩnh vực cụ thể của kinh tế, đặc biệt qua các tình huống kinh doanh thực tế các thí sinh sẽ có thêm kinh nghiệm cho công việc trong tương lai.

Đội tượng tham gia cuộc thi là tất cả các bạn sinh viên Cao đẳng hay Đại học chính quy thuộc tất cả các chuyên ngành của khoa Kinh tế trường Đại học Tây Bắc. Tham gia cuộc thi, các thí sinh sẽ trải qua 2 vòng thi là vòng sơ loại và vòng chung kết được tổ chức một đêm duy nhất. Đây sẽ là một đêm thi được chờ đón nhất với 4 vòng thi: chào hỏi, tích lũy tri thức, tình huống kinh doanh và tài năng.

Cơ cấu giải thưởng

– 01 giải nhất: 500.000 đồng + Giấy khen của khoa kinh tế trường ĐH Tây Bắc

– 01 giải nhì: 300.000 đồng + Giấy khen của khoa Kinh tế trường ĐH Tây Bắc

– 01 giải ba: 200.000 đồng + Giấy khen của khoa Kinh tế trường ĐH Tây Bắc

– 01 giải khuyến khích: 100.000 đồng + Giấy khen của khoa Kinh tế trường ĐH Tây Bắc

“Vẻ đẹp trí tuệ” 2014 được thực hiện bởi một ê-kíp trẻ, năng động, nhiệt tình chắc chắn sẽ mang lại cho các bạn sinh viên nhiều điều bổ ích, hấp dẫn và ấn tượng chỉ có ở “Vẻ đẹp trí tuệ” của khoa Kinh tế. Sau cuộc thi chúng ta sẽ tìm ra những bạn thí sinh tài năng nhất, tự tin nhất, sẽ là động lực để các bạn sinh viên khác cố gắng hơn, nỗ lực hơn trong học tập cũng như các hoạt động phong trào.

Tri thức nhân loại là vô cùng vô tận, đứng giữa biển trời bao la ấy, ta chỉ như một giọt nước giữa đại dương mênh mông, một hạt cát trên sa mạc rộng lớn, chúng ta đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để chiếm lĩnh nó, phát huy nó.Nếu bạn là người ham học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức của bản thân, muốn khẳng định sự tự tin của mình hãy đến với cuộc thi để thử thách bản thân và hơn cả là trí tuệ của bạn được tỏa sáng. Hãy chinh phục đỉnh cao tri thức, vượt lên chính mình và đứng ở đỉnh núi vinh quang!

“Vẻ đẹp trí tuệ”- tôn vinh vẻ đẹp của tri thức!

Phan Nam Giang

Giới thiệu Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế

Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế được thành lập theo quyết định số 796/QĐ-ĐHTB-TCCB ngày 12 tháng 8 năm 2013, hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tây Bắc, Quy chế hoạt động của Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế được Hiệu trưởng phê duyệt và các quy định pháp luật hiện hành. Cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động của Trung tâm là tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa Kinh tế. Tham gia hoạt động tại Trung tâm theo hình thức kiêm nhiệm, không được hưởng các ưu đãi của Nhà trường.

Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ sau:

– Đào tạo ngắn hạn: Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kinh tế, cấp chứng chỉ cho người học khi được Bộ và Trường cho phép; Liên kết với các đơn vị, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khác trong đào tạo ngắn hạn lĩnh vực kinh tế.

– Hoạt động tư vấn, nghiên cứu: Tổ chức ký kết, thực hiện các hoạt động tư vấn, nghiên cứu về kinh tế; Chủ trì hoặc tham tham các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp…

– Hoạt động dịch vụ: Tổ chức ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ về kinh tế; Tổ chức thực hiện các dịch vụ khác (như kinh doanh thương mại…).

Sự thành lập của Trung tâm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương, từ nhu cầu nâng cao trình độ của người lao động thông qua những khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn. Bởi lẽ trình độ người lao động đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế của bất kỳ một vùng, miền, một quốc gia, một khu vực nào trên thế giới. Qua số liệu thực tế cho thấy, là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, tính đến năm 2012, tỉnh Sơn La có 850 doanh nghiệp đang hoạt động với lực lượng lao động là 32.130 người thì lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 74,5 % – một con số rất lớn mà chủ yếu là thiếu và chưa qua đào tạo về kỹ năng quản lý kinh tế, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Đây là thực trạng không chỉ của riêng tỉnh Sơn La mà còn là của khu vực Tây Bắc nói chung, điều này dẫn tới sự cần thiết phải nâng cao trình độ cho người lao động trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh và khu vực.

10378157_529881513790102_7938205560779908210_nNhu cầu đào tạo các khóa ngắn hạn về kinh tế và quản trị kinh doanh trên địa bàn Tỉnh và khu vực Tây Bắc là rất lớn. Trong khi đó, mặc dù Tỉnh đã có 10 cơ sở dạy nghề, 04 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, và 01 trường đại học nhưng chưa có một trung tâm nào được thành lập để nghiên cứu, đào tạo các khóa ngắn hạn về kinh tế và quản trị kinh doanh. Mặt khác, năng lực của Khoa Kinh tế, điều kiện cơ sở vật chất của Trường Đại học Tây Bắc ngày một được nâng cao thì việc thành lập một Trung tâm nghiên cứu, đào tạo, tư vấn kinh tế và quản trị kinh doanh là hết sức cần thiết.

Với đội ngũ cán bộ giảng viên kiêm nhiệm là 29 người thuộc khoa Kinh tế, trong đó, trình độ từ Thạc sĩ trở lên chiếm trên 70%, Trung tâm có nhiều tiềm năng đóng góp cho sự phát triển của Trường Đại học Tây Bắc – Trường đại học duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La. Các giảng viên là những người được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và đã nghiên cứu chuyên sâu về nhiều lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Lãnh đạo Khoa cũng đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và nhận được sự hỗ trợ về giảng viên, tài liệu giảng dạy… của các trường đại học lớn trong nước, trong đó có Trường Đại học kinh tế quốc dân. Chất lượng đào tạo của Khoa đã được khẳng định qua số sinh viên hàng năm tốt nghiệp ra Trường có việc làm với tỷ lệ cao và nhận được phản hồi tích cực của các đơn vị sử dụng.

th2Chính vì những lý do trên, “Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế” trực thuộc Trường Đại học Tây Bắc đã được thành lập, sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn về các lĩnh vực về kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh,… Đồng thời, Trung tâm còn hoạt động thêm một số lĩnh vực như: tư vấn, tổ chức nhận các công việc và nghiên cứu về kế toán, thuế, đấu thầu, đầu tư, quản trị, luật, nghiên cứu khoa học,… cho tất cả các đối tượng có nhu cầu , đồng thời tổ chức các hoạt động dịch vụ khác trong trường Đại học Tây Bắc. Việc thành lập Trung tâm vừa giải quyết được bài toán nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của Tỉnh và khu vực Tây Bắc, vừa là đơn vị tổ chức hoạt động rèn nghề cho sinh viên, đồng thời cũng là cơ hội để khẳng định năng lực đào tạo của Khoa Kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của Trường Đại học Tây Bắc trong Tỉnh nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung./.

Lịch công tác: Tuần từ 15/9/2014 đến 21/9/2014

THỨ

(NGÀY)

SÁNG

CHIỀU

TỐI

HAI

(15/9)

-Các BM lên lịch Hội nghị kế hoạch năm học cấp BM

-Các BM báo cáo trưởng khoa kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của BM

BA

(16/9)

-13h30. Hội nghị kế hoạch năm học BM QTKD

BỐN

(17/9)

-8h30. Kết nạp Đảng

TP: Toàn bộ đảng viên trong chi bộ, BCH Liên chi, đối tượng gần. (các đ/c Đảng viên nộp đảng phí)

-15h. Họp BM Kinh tế

NĂM

(18/9 )

-8h. Hội nghị Kế hoạch năm học BM Kế toán -15h. Họp BTC, TGV Hội nghị CB, CC, VC đầu năm 2014-2015

SÁU

(19/9)

-15h.Họp BCH Liên chi

BẢY

(20/9)

CN

(21/9)