Hang Xu

Đại hội điểm Chi đoàn K57 ĐH Kế toán – Khoa Kinh tế Nhiệm kì 2019-2020

    Ngày 22/9/2019 vào lúc 14h00, tại giảng đường A1 đã diễn ra đại hội điểm Chi đoàn K57 ĐH Kế toán – khoa Kinh tế nhiệm kỳ 2019-2020 nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ 2018-2019, và đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn nhiệm kỳ 2019 – 2020 và bầu ra một Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.

     Tới dự Đại hội có:

          + Đ/c Nguyễn Ngọc Duy –P.Bí Thư Đoàn trường, đại diện Ban thường vụ Đoàn trường

          + Đ/c Đoàn Thanh Hải, đại diện ban chi ủy chi bộ Khoa Kinh Tế

          + Đ/c Đặng Thị Huyền Mi, đại diện BCH liên chi

          + Đ/c Lò Thị Huyền Trang, đại diện BCH chi đoàn cán bộ giáo viên.

Cùng các chi đội bạn và các quý vị đại biểu khách quý.

Theo báo cáo của Chi đoàn, trong nhiệm kì vừa qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, các mặt công tác; cơ bản đạt được mục tiêu, nhiệm vụ tại Đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2018 – 2019 đề ra. Các Đoàn viên trong chi đoàn đều có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, lối sống lành mạnh, tổ chức kỷ luật tốt, xung kích, tiên phong trong công việc; tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào đoàn hội…. Công tác xây dựng Đảng trong sinh viên đang được Đảng bộ chú trọng, và tập thể cũng rất chú trọng công tác phát triển, bồi dưỡng sinh viên ưu tú tạo điều kiện để các đồng chí nỗ lực phấn đấu tiến đến đề nghị Đoàn trường. Nhiệm kỳ qua, Chi bộ khoa xét công nhận cho 18 đồng chí đã được đi học đối tượng trong các đợt xét do đoàn cấp trên đưa xuống.

        Phát biểu tại Đại hội, Đ/c Nguyễn Ngọc Duy, Phó bí thư Đoàn trường đánh giá cao với nội dung, phương hướng công tác Đoàn nêu trong văn kiện trình đại hội và biểu dương thành tích Chi đoàn đã đạt được trong Nhiệm kỳ qua. Đ/c cũng đánh giá cao việc Tổ chức đại hội điểm chuẩn, không khí trang trọng. Có thể xem xét việc thay đổi cách thức báo cáo bằng video, hình ảnh. Ngoài ra, cần chú trọng các hướng dẫn mới của BCH Đoàn trường về sinh hoạt đoàn cấp chi đoan có chủ đề từng tháng. Có BCH liên chi xuống chi đoàn giám sát. Có đội cờ đỏ kiểm tra việc thực hiện quy chế mặc trang phục thứ 5 Hàng tuần.

 Đoàn Thanh Hải, đại diện ban chi ủy chi bộ Khoa Kinh Tế

     Bên cạnh đó, cũng còn hạn chế cần khắc phục. Đ/c Đoàn Thanh Hải, đại diện ban chi ủy chi bộ Khoa Kinh Tế, yêu cầu chỉnh sửa một số nội dung của báo cáo và phương hướng về việc so sánh các chỉ tiêu. Cô nhấn mạnh việc học tập đối với sinh viên năm cuối là rất quan trọng. Các bạn cần chú trọng tham gia tốt quá trình học tập trên lớp và có những phương pháp học tập tốt để đạt mục tiêu đặt ra.

     Đại hội nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đoàn viên thanh niên tham gia đóng góp cho Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào Đoàn thanh niên Nhiệm kỳ 2018 – 2019; phương hướng công tác Nhiệm kỳ 2019 – 2020.

      Với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng, Đại hội đã tích cực thảo luận, tham gia ý kiến vào các báo cáo, góp ý Đề án dự kiến nhân sự tham gia Ban chấp hành Chi đoàn, Ban cán sự lớp và bầu ra BCH, BCS nhiệm kỳ mới để lãnh đạo Chi đoàn chung sức, chung lòng, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

        Đại hội đã tiến hành công tác nhân sự nhiệm kỳ mới và chọn ra 04 đoàn viên tiêu biểu vào BCS để lãnh đạo công tác lớp đạt kết quả tốt hơn nữa.

         Đại hội đã bầu chọn 03 đoàn viên tham gia BCS cho nhiệm kỳ mới.

       Đại hội cũng đã tiến hành công tác nhân sự chọn ra 04 đoàn viên đưa vào danh sách bầu cử để lựa chọn những người có năng lực, có phẩm chất, nhiệt huyết, trách nhiệm vào BCH để lãnh đạo công tác đoàn đạt kết quả tốt và nhiều hơn nữa

     Đại hội đã bầu chọn 03 đoàn viên tham gia BCH cho nhiệm kỳ mới. Thay mặt BCH Chi đoàn nhiệm kỳ 2019 – 2020, đồng chí Lê Hữu Phúc  gửi lời cảm ơn đại hội, xin hứa cùng BCH và toàn thể đoàn viên trong Chi đoàn luôn đoàn kết, chủ động sáng tạo, tích cực để phát huy tốt vai trò trên cương vị mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiệm kỳ mới.

    Sau hơn 3h đồng hồ làm việc nghiêm túc và khẩn trương, Đại hội đã diễn ra thành công với các bản báo cáo tổng kết, nghị quyết, đồng thời triển khai được các biện pháp, phương hướng thực hiện kế hoạch cho nhiệm kì 2019-2020 .

Chuyến đi tình nguyện phát triển du lịch văn hoá tại Bản Phụ Mẫu – Chiềng Yên – Vân Hồ

7h sáng ngày 4/10, bốn thầy cô giáo khoa kinh tế cùng mười ba bạn tình nguyện viên của CLB tình nguyện phát triển du lịch và văn hóa đã lên đường đi tới bản Phụ Mẫu xã Chiềng Yên huyện Vân Hồ.

Chuyến đi gồm có Thầy Đặng Trung Kiên – trưởng đoàn, cô Trương Thị Luân, cô Nguyễn Mai Phương và cô giáo Đặng Thị Huyền Mi cùng 13 bạn tình nguyện viên của CLB. Đặc biệt chuyến đi chính là sự kết nối với các chuyên gia về du lịch, xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, truyền thông từ Hà Nội. Đây cũng là một hoạt động nằm trong dự án của WISE hỗ trợ Phụ nữ Sơn La khời nghiệp.

Với thời gian chuyến đi là 3 ngày, tuy không dài, không thể thực hiện được hết các công việc nhưng cả đoàn đã cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc, cùng tư duy, cùng trăn trở với bà con trong bản; nỗ lực hết mình để cùng nhau đánh thức tiềm năng du lịch nơi đây, giúp người dân phát triển sinh kế nhưng vẫn gìn giữ được nét văn hóa đặc trưng bao đời.

Nhờ có sự kết hợp, phân tích kỹ lưỡng, lên kế hoạch của các chuyên gia và các thầy cô trường Đại học Tây Bắc, đồng bào bản Phụ Mẫu đã có định hướng rõ nét về những việc cần làm trong thời gian tới, đồng thời lập tức bắt tay vào cải tạo, tu sửa một phần cơ sở hạ tầng, nâng cấp cảnh quan để nâng tầm bản thành một điểm du lịch cộng đồng. Đoàn công tác cũng hỗ trợ bà con xây dựng các chương trình tour phù hợp, thiết kế thực đơn mâm cơm mời khách, hiểu về quy cách đón tiếp, quy trình dịch để đảm bảo tiêu chuẩn đón khách của một homestay. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao kỹ năng xây dựng hình ảnh và kiến thức tiếp thị, truyền thông cho bà con và các bạn tình nguyện viên nhóm truyền thông để  triển khai quảng bá du lịch cho bản nhà trong thời gian tới.

Các bạn tình nguyện viên trong CLB đã thể hiện được sức khỏe tuổi trẻ, niềm đam mê du lịch, sự nhiệt huyết và tài năng để góp phần tạo nên thành công cho chuyến đi đặc biệt là với đêm giao lưu văn nghệ đã kết nối, thắt chặt hơn nữa tình cảm của bà con bản Phụ Mẫu giành cho các chuyên gia, các thầy cô và các bạn tình nguyện viên, qua đó đánh thức nhiệt huyết mong muốn vươn lên, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của người dân địa phương.

Chuyến đi kết thúc với niềm vui của những cố gắng, những kế hoạch ấp ủ đã và đang dần được thực hiện, với trải nghiệm và tích lũy kiến thức của các bạn tình nguyện viên. Tất cả đã tạo nên một chuyến đi thành công, đúng với ý nghĩa hỗ trợ phát triển du lịch văn hóa như đã đề ra.

Không chỉ dừng lại ở 3 ngày của chuyến đi, mà trong thời gian tới đoàn công tác vẫn tiếp tục liên lạc, trao đổi và hướng dẫn từ xa cho bà con thực hiện lần lượt các kế hoạch phát triển để hứa hẹn bản Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La sẽ trở thành 1 điểm đến mới với nhiều thú vị, bất ngờ cho cộng đồng đam mê du lịch trải nghiệm trong nước và quốc tế.

Khánh Linh – CLB Truyền thông

Ra mắt câu lạc bộ tình nguyện phát triển du lịch văn hóa

14h chiều ngày 30/9, Tại văn phòng khoa Kinh Tế đã diễn ra lễ ra mắt câu lạc bộ tình nguyện phát triển du lịch văn hóa.

Chương trình bao gồm sự góp mặt của GV Lê Thị Thu Hòa, TS Tống Thanh Bình, Th.s Nguyễn Thị Linh- HDV Quốc tế. Về phía khoa Kinh tế có TS. Hoàng Xuân Trọng – Trưởng khoa Kinh Tế, Cô Nguyễn Thị Mai Phương-Chi ủy viên chi bộ khoa Kinh Tế cùng toàn thể các thầy cô trong BCN Khoa Kinh tế, các bạn sinh viên đăng kí tham gia CLB có mặt đông đủ.

Tại Lễ ra mắt, Cô giáo Trương Thị Luân đã giới thiệu sơ qua về CLB, cô nhấn mạnh việc thành lập CLB có ý nghĩa quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng nghiệp vụ du lịch cho các bạn sinh viên có hứng thú với hoạt động du lịch và đặc biệt là các bạn sinh viên chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch- lữ hành thông qua các kiến thức, kỹ năng được tích lũy khi tham gai vào các hoạt động của CLB; đồng thời góp phần xây dựng, phát triển các tiềm năng du lịch về văn hóa, cảnh quan, con người trong địa bàn tỉnh từ đó giúp phát triển sự nghiệp du lịch tỉnh. Bên cạnh chỉ ra ý nghĩa, chức năng của CLB, cô cũng nhấn mạnh về quy tắc hoạt động cũng như các hình thức kỷ luật rõ ràng đối với các cá nhân vi phạm trong CLB.

Nội dung quan trọng nhất chính là Quyết định thành lập CLB do Thầy Đặng Trung Kiên – Trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh đọc. CLB được thành lập với 15 tình nguyện viên, trong đó bầu ra 5 đồng chí Trong Ban chủ nhiệm CLB đồng thời cũng bầu ra ban cố vấn để đưa ra phương hướng, kế hoạch hoạt độgn của CLB.

Cuối cùng, các tình nguyện viên trong câu lạc bộ và ban cố vấn đã ngồi lại với nhau, giới thiệu về từng thành viên và có nhiều cuộc thảo luận ý nghĩa, là nền tảng cho những bước đi đầu tiên của CLB. Tại Lễ ra mắt, CLB cũng đã nêu ra kế hoạch đầu tiên đó là chuyến đi tới bản Phụ Mẫu – xã Chiềng Yên – huyện Vân Hồ dự kiến xuất phát vào đầu giờ chiều ngày 04/10 với nhiều hoạt động hứa hẹn đem đến cho CLB nhiều bài học, kinh nghiểm bổ ích.

Khánh Linh – CLB Truyền thông

Chung kết giải bóng đá nam khoa Kinh tế năm học 2019 – 2020

Chiều 29/9 trận chung kết bóng đá nam khoa kinh tế chính thức diễn ra thành công tốt đẹp.Hai đội bóng lọt vào trận chung kết là đội Lớp K59 ĐH Kế toán và lớp K57 ĐH QTKD với tỉ số 1-1, pen 5-4 nghiêng về phía K59 ĐH Kế toán.

Trận chung kết bóng đá nam nói riêng và toàn bộ các trận bóng đã diễn ra nói chung đều được các thầy cô giáo, các cổ động viên đánh giá cao và được nhận xét các vận động viên khoa Kinh Tế ngày một tiến bộ và có lối chơi hấp dẫn hơn, mỗi đội bóng đều để lại trong mắt người xem những ấn tượng khác nhau.

Mùa Hội thao bóng đá nam 2019 đã khép lại với nhiều kỷ niệm, nhiều tiếng cười, bên cạnh đó cũng không thể thiếu những cảm xúc thất vọng của một số đội thi khi chưa đạt được kết quả mong muốn nhưng sẽ là những bài học kinh nghiệm đáng nhớ.

Khánh Linh – CLB Truyền thông

Xác định xuất xứ hàng hóa hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP

Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BT đã hướng dẫn cụ thể về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Thông tư số 62/2019/TT-BTC quy định, để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu một trong các loại chứng từ sau: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người xuất khẩu hoặc người sản xuất phát hành (chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa): 01 bản chính; Hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu: 01 bản chính.

Trường hợp chưa kê khai để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu, để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, người khai hải quan có trách nhiệm khai rõ xuất xứ hàng hóa và khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan; Khai bổ sung và nộp 01 bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Theo Thông tư số 62/2019/TT-BTC, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có đủ các thông tin tối thiểu sau: Người xuất khẩu hoặc người sản xuất; Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận; Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận; Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất; Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu); Mô tả và mã số HS của hàng hóa; Tiêu chí xuất xứ; Thời hạn; Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền.

Đồng thời, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được cấp ở dạng văn bản giấy hoặc bản điện tử. Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không sử dụng tiếng Anh, người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch.

Trường hợp một nước thành viên Hiệp định CPTPP thông báo chỉ áp dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt tự chứng nhận xuất xứ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin thông báo của nước thành viên xuất khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc áp dụng các hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ nêu trên, danh sách cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu, danh sách người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt và các thông tin liên quan khác (nếu có).

Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong trường hợp hoá đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên. Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải phát hành tách biệt với hóa đơn thương mại đó.

Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với 05 trường hợp sau:

Một là, xác định hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện để áp dụng ưu đãi thuế quan theo quy định;

Hai là, khi tiến hành xác minh mà không nhận được đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa có xuất xứ theo quy định.

Ba là, quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi yêu cầu xác minh nhưng người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không trả lời đề nghị xác minh hoặc không cung cấp thông tin xác minh theo quy định.

Bốn là, quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tổng cục Hải quan đề nghị tiến hành xác minh trực tiếp tại nước xuất khẩu nhưng người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không gửi văn bản trả lời chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu kiểm tra.

Năm là, trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định; Trường hợp người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn.

Thông tư số 62/2019/TT-BTC nêu rõ, trước khi ra quyết định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo nội dung kết quả xác minh cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cung cấp thông tin xác minh. Người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo.

Trường hợp từ chối áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu biết.

Theo Tạp chí Tài chính

Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên

Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Dựa trên các khung lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, môi trường, dịch vụ ăn uống, giải trí, thái độ của dân cư, giá cả, di sản văn hóa. Thông kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội, kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhóm nhân tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách sản phẩm du lịch cộng đồng Điện Biên. Trong đó, di sản văn hóa và chất lượng dịch vụ là những nhân tố có tác động mạnh nhất.

  1. Đặt vấn đề

Điện Biên là vùng đất biên cương của tổ quốc, giàu tiềm năng và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em đa dạng về bản sắc văn hóa. Bên cạnh những quần thể di tích chiến thắng ở Điện Biên Phủ, các cảnh quan thiên nhiên nơi đây cũng vô cùng đẹp với các địa danh hồ Pá Khoang, động Pa Thơm, suối nước nóng U Va và lễ hội hoa Ban trắng… những hoạt động văn hóa cộng đồng của các dân tộc: Thái, Mông, Khơ Mú… tất cả những đặc trưng trên đã tạo ra bản sắc đặc thù và là tiềm năng quý giá để Điện Biên có thể phát triển du lịch cộng đồng. Tuy có nhiều điều điện để phát triển nhưng trong những năm qua ngành du lịch chưa có những đóng góp đáng kể cho kinh tế địa phương. Theo kết quả đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên bình diện chung, du lịch Điện Biên đứng thứ 6/14 trong vùng và thứ 33/63 tỉnh thành cả nước về khách du lịch quốc tế; 12/14 và thứ 56/63 tỉnh, thành cả nước về khách nội địa; thứ 8/14 trong vùng và thứ 38/63 tỉnh, thành cả nước về về tổng thu từ du lịch. Một trong những nguyên nhân chính mà Điện Biên chưa thực sự hấp dẫn đó chính là sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được sự hài lòng của du khách vì thế tỷ lệ du khách quay trở lại Điện Biên là khá thấp. Như vậy, có thể thấy việc tiến hành các nghiên cứu để đánh giá sự hài lòng của du khách nhằm phát huy hết những tiềm năng của du lịch cộng đồng Điện Biên  là hết sức cần thiết.

  1. Mô hình nghiên cứu

            Sự hài lòng của khách du lịch đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của tiếp thị điểm đến bởi nó tác động đến hành vi lựa chọn điểm đến, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và quyết định quay lại (Kozak, 2001). Theo Pizam, Neumann, Reichel (1978) và Oliver (1980) sự hài lòng của du khách là kết quả của sự tương tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi của du khách về điểm đến. Cadotte, Woodruff & Jenkins (1982) đã đưa ra định nghĩa “Sự hài lòng là sự so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”. Vận dụng khái niệm này vào lĩnh vực du lịch, có thể hiểu sự hài lòng của du khách là quá trình như sau: trước hết, du khách hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về điểm đến du lịch trước khi họ đi du lịch. Sau đó, họ sẽ trải nghiệm tại điểm đến nơi mà họ có thể cảm nhận được là tốt hay xấu. Du khách sẽ so sánh hiệu quả mà điểm đến mang lại bằng cách so sánh những gì mà họ kỳ vọng trước khi đi du lịch và những gì mà họ đã nhận được sau khi đã trải nghiệm tại điểm đến. Sự thỏa mãn của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh này.

Các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của du khách chỉ ra rằng không có sự thống nhất chung  trong việc đo lường sự hài lòng. Theo Tribe & Snaith (1998), hiện nay có 4 mô hình đánh giá mức độ hài lòng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: mô hình IPA (Importance-Performance Analysis), mô hình SERVQUAL (Service Quality), mô hình HOLSAT (Holiday Satisfaction), và mô hình SERVPERF (Service Performance). Trong đó SERVPERF là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992; Jain & Gupta, 2004; Phạm & Kullada, 2009; Nadiri & Hussain, 2008). Jain & Gupta (2004) còn gợi ý rằng, mô hình SERVPERF hiệu quả hơn trong việc đánh giá sự hài lòng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách được Tribe & Snaith (1998) đưa ra mô hình HOLSAT bao gồm các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất, môi trường, các dịch vụ ăn uống − tham quan – giải trí – mua sắm, chỗ ở, chuyển tiền, di sản văn hóa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch cộng đồng tại Điện Biên

            Để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên, tác giả thu thập thông tin từ sách báo, các báo cáo, nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch và xây dựng mô hình hồi quy với 7 biến độc lập được xây dựng để xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch theo mô hình như sau:

Y = a0 + a1X1 +             a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + a7X7 + ԑ

Với: Y: Sự hài lòng của du khách; a0……a7 là các hệ số hồi quy; X1……X7 là các biến phụ thuộc; ԑ là phương sai sai số ngẫu nhiên. Để kiểm định mô hình, đề tài thực hiện điều tra qua phiếu điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Đối tượng tham gia khảo sát điều tra được chọn ngẫu nhiên từ những khách du lịch đã trải nghiệm sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Bảng hỏi được thiết kế gồm 48 câu hỏi, trong đó có 5 câu hỏi điều tra thông tin về khách du lịch, 42 câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng và 1 câu hỏi đánh giá về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Trong đó sự hài lòng và các yếu tố được đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm. (1-Rât hài lòng, 2-Hai lòng, 3-Bình thường, 4-Không hài lòng, 5-Rất không hài lòng). Tác giả đã thu được 216 bảng hỏi đạt yêu cầu với các đối tượng tham gia đa dạng về độ tuổi, giới tính, quê quán, nghề nghiệp và thu nhập.

  1. Kết quả nghiên cứu

* Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Giá trị Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Các yếu tố CSHT4 và CLDV2 có giá trị Cronbach Alpha < 0,3 bị loại khỏi mô hình. Các yếu tố còn lại đều đảm bảo giá trị Cronbach Alpha > 0,3 và Cronbach Alpha if Item deleted < Total Cronbach Alpha của các nhóm yếu tố. Cronbach Alpha của các nhóm yếu  tố > 0,7 nên nhóm nhân tố đã chọn được coi là đảm bảo mức ý nghĩa cần thiết. Như vậy sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbah Alpha có 40 biến quan sát được giữ lại theo nhóm yếu tố.

Bảng 1: Kết quả đánh giá Cronbach Alpha

Mã hóa Biến Cronbach’s Alpha Số thang đo
TN Tài nguyên thiên nhiên 0,706 3
CSHT Cơ sở hạ tầng 0,822 10
MT Môi trường 0,819 4
DC Dân cư 0,881 4
CLDV Chất lượng dịch vụ 0,830 6
GIA Giá 0,820 7
DSVH Di sản v giá trị văn hóa 0,870 8
  Total 0,893 42

* Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn tập hợp các biến quan sát thành một tập hợp nhỏ hơn và có ý nghĩa hơn.

Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett

  Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.       ,772  
  Bartlett’s Test of Sphericity   Approx. Chi-Square   4819,867  
    Df         780  
          Sig.         ,000  

 

Bảng 3: Ma trận xoay các yếu tố

          Yếu tố      
    1 2 3 4 5 6 7
  DSVH3 ,773            
DSVH2 ,768            
DSVH1 ,747            
DSVH8 ,675            
DSVH4 ,643            
DSVH6 ,625            
DSVH5 ,620            
CSHT7              
DSVH7              
CSHT1   ,724          
CSHT9   ,680          
CSHT2   ,655          
CSHT8   ,610          
CSHT10   ,606          
CSHT6   ,597          
CSHT5   ,576          
CSHT3   ,554          
GIA4     ,763        
GIA2     ,762        
GIA1     ,741        
GIA3     ,710        
GIA6     ,667        
GIA7     ,621        
GIA5     ,555        
CLDV1       ,849      
CLDV3       ,842      
CLDV4       ,816      
CLDV5       ,767      
CLDV6       ,752      
DC3         ,803    
DC2         ,800    
DC4         ,790    
DC1         ,777    
MT3           ,823  
MT4           ,788  
MT2           ,737  
MT1              
TN2             ,720
TN3             ,667
TN1             ,560

 

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

  1. Rotation converged in 7 iterations.

Hệ số KMO = 0,772, đảm bảo các yêu cầu 0,5 <KMO <1; với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 đáp ứng các điều kiện Sig. <0,005. Với mô hình ma trận xoay 7 yếu tố giải thích 59,532% biến động của tổng các biến. Kêt quả ma trận xoay các yếu tố bảo đảm yêu cầu hệ số tải (Hair & cộng sự, 2006) với số mẫu >100 và <350, hệ số tải của các phần tử phải lớn hơn 0,55 , và theo kết quả trên Bảng 3, các yếu tố CSHT.7, DSVH7, MT1 bị loại khỏi mô hình vì có hệ số tải <0,55.

            * Kết quả nghiên cứu

            – Kiểm định mô hình hồi quy

Bảng 3: Tóm tắt mô hình hồi quy
R R Square Adjusted R Square Durbin-Watson
.858a 0.737 0.734 1.821

Giá trị Adjusted R Square= 0,734 thể hiện rằng các nhân tố độc lập sẽ thể hiện được 73.4% sự biến thiên khi đánh giá về sự hài lòng của du khách. Đây là một tỷ lệ khá tốt.

Bảng 4: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy (Anova)
  Tổng bình phương Số bậc tự do Bình phương trung bình Giá trị kiểm định F Mức ý nghĩa
Hệ số hồi quy 199.677 5 39.935 301.754 .000b
Phần dư 71.333 539 0.132    
Tổng cộng 271.011 544      

Kiểm định ANOVA thể hiện ở bảng 4.16 cho thấy giá trị kiểm định F bằng 301.754 có mức ý nghĩa thống kê (sig.) là 0,000. Chứng tỏ giả thuyết H0 (tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Vì thế, mô hình hồi quy được lựa chọn trên đây phù hợp.

– Mô hình hồi quy đa biến

      Bảng 5: Kết quả hồi quy tuyến tính      
    Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn     Thống kê đa cộng
Mô Hình   hóa hóa T Sig. tuyến  
    B Std. Error Beta     Tolerance VIF
  Hệ số tự do 3,727 0,025   148,769 0    
  DSVH 0,226 0,025 0,432 9,012 0 1 1
  CSHT 0,08 0,025 0,152 3,177 0,002 1 1
1 GIA 0,068 0,025 0,13 2,708 0,007 1 1
CLDV 0,204 0,025 0,389 8,115 0 1 1
 
  DC 0,153 0,025 0,292 6,093 0 1 1
  MT 0,128 0,025 0,245 5,111 0 1 1
  TN 0,11 0,025 0,211 4,398 0 1 1

Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tương quan thuận với biến phụ thuộc HL và không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến (hê số Tolerance và hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 2). Từ mô hình cho thấy các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, thái độ của dân cư, giá, di sản văn hóa đều ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê với sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng Điện Biên. Trong đó di sản văn hóa, chất lượng dịch vụ là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn

Mô hình hồi quy chuẩn hóa các yếu tố như sau:

Y=0,432DSVH + 0,152CSHT + 0,13GIA + 0,389CLDV + 0,292 DC + 0,245MT + 0,211TN

  1. Kết luận

            Phát triển du lịch bền vững là xu hướng chung trên toàn thể giới. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với du lịch cộng đồng tại Điện Biên và các yếu tố ảnh hưởng cho thấy các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng các dịch vụ, thái độ của dân cư, giá cả, di sản văn hóa đều có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê tới sự hài lòng của du khách trong đó di sản văn hóa, chất lượng các dịch vụ là những yếu tố có tác động mạnh hơn.

   ThS Phan Nam Giang

Chính sách tài chính trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Theo các chuyên gia kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế là một quá trình phức tạp, phạm vi rộng, chi phí thực hiện lớn. Đây cũng là hai nội dung có mối quan hệ đan xen, phụ thuộc lẫn nhau và chịu sự chi phối của nhiều chính sách khác nhau, trong đó không thể thiếu vai trò của chính sách tài chính.

Đối với mọi nền kinh tế, chính sách tài chính có vai trò quan trọng và vị trí đặc biệt trong thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội. Tại Việt Nam, qua kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính luôn được chú trọng.

Các chủ trương, định hướng đề ra trong nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển trung và dài hạn của đất nước đều rất coi trọng vai trò của tài chính trong huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực trong xã hội, chuyển tải các nguồn lực tài chính quốc gia phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó có mục tiêu, định hướng về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, chính sách tài chính vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong việc hình thành các cơ chế tạo động lực để thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế, cơ cấu lại ngành, lĩnh vực theo định hướng ưu tiên. Vẫn còn tình trạng các chính sách ưu đãi tài chính bị dàn trải, gây lãng phí nguồn lực, không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.

Trong bối cảnh đó, theo TS. Trương Bá Tuấn, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Việt Nam cần đẩy mạnh việc hoàn thiện khuôn khổ thể chế về tài chính; kiên định với các mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, an toàn nền tài chính công, qua đó tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới tăng trưởng.

Trong đó, ngoài việc tập trung thực hiện có hiệu quả vai trò kiến tạo xây dựng hệ thống động lực để hỗ trợ cho thị trường huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, Nhà nước cần chủ động điều chỉnh thể chế về tài chính để thích ứng với cuộc CMCN 4.0 trên cơ sở gắn với 3 trụ cột chính, đó là: Áp dụng hiệu quả, chủ động các thành quả của CMCN 4.0; Khai thác, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính để thúc đẩy sự phát triển các yếu tố của CMCN 4.0, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế; Khắc phục có hiệu quả khoảng trống chính sách do xuất hiện các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử…) với quy mô ngày càng lớn.

Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả huy động, phát triển các nguồn lực để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, tập trung tiếp tục thực hiện tổng thể việc cải cách hệ thống thuế, xây dựng một hệ thống thuế “thân thiện với tăng trưởng”. Thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu… Tiếp tục rà soát các chính sách ưu đãi về thuế đảm bảo việc thực hiện có chọn lọc, gắn với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực…

Tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, đảm bảo sự phát triển hài hòa. Tập trung phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, đẩy mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý, đưa thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, tín dụng.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước, cải cách căn bản phương thức quản lý để đảm bảo phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực ngân sach nhà nước, phát huy vai trò là “nguồn vốn mồi” trong việc thu hút các nguồn lực xã hội.

Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân cấp và mối quan hệ tài khóa giữa các cấp ngân sách, chủ động có giải pháp để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương theo quy định của Hiến pháp năm 2013 trên giác độ thu và chi ngân sách nhà nước, đảm bảo ngân sách trung ương tiếp cận đẩy đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo phân định.

TS. Trương Bá Tuấn cũng cho rằng, cần đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống tài chính để hỗ trợ hiệu quả quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, cần đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính, ngân hàng thống nhất, tin cậy, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và phân tích dự báo.

Đồng thời, chuyên gia này cũng cho rằng, cần thực hiện hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, từng bước tạo “không gian tài khóa” đủ rộng để có thể đối phó với các biến động bất lợi trong và ngoài nước. Quản lý chặt chẽ sự gia tăng của nợ công, đảm bảo việc vay nợ cần phải đặt trong mối tương quan chung với kế hoạch và khả năng trả nợ, với chi phí vay nợ và mức độ rủi ro hợp lí. Quản lý hiệu quả các nguồn gốc gây ra rủi ro tài khóa, đảm bảo các khoản nợ dự phòng, kể cả các khoản nợ dự phòng theo cam kết…

Theo Tạp chí Tài chính