Chuyên mục chính

Lễ kết nạp đảng viên mới của Khoa Kinh tế

Chiều ngày 11/06/2015, Chi bộ Khoa Kinh tế thuộc Đảng bộ trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho tám quần chúng là các sinh viên ưu tú đang học tập tại Khoa Kinh tế của trường: đồng chí Nguyễn Thị Vân, Đỗ Đức Toàn, Vũ Thị Hương, Mai Lan Phương, Tạ Văn Hoàng, Đàm Mai Ly, Đinh Thị Thùy Dương, Nghiêm Tuấn Anh. Lễ kết nạp diễn ra trong không khí trang nghiêm và theo đúng các trình tự, thủ tục được quy định.

bhjj

Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và các cá nhân đảng viên nói riêng. Với ý nghĩa đó, được sự giúp đỡ của Chi bộ Khoa Kinh tế và sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân, các đồng chí Nguyễn Thị Vân, Đỗ Đức Toàn, Vũ Thị Hương, Mai Lan Phương, Tạ Văn Hoàng, Đàm Mai Ly, Đinh Thị Thùy Dương, Nghiêm Tuấn Anh đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dự Lễ kết nạp có đồng chí Nguyễn Thị Lan Anh – Bí thư Chi bộ khoa Kinh tế, đồng chí Đoàn Thanh Hải – Phó Bí thư Chi bộ Khoa Kinh tế, đồng chí Hoàng Xuân Trọng – Phó Bí thư Đoàn trường, Phó Trưởng khoa Kinh tế cùng các đảng viên trong Chi bộ khoa Kinh tế.

yy

Tại buổi Lễ, đồng chí Nguyễn Thị Lan Anh – Bí thư Chi bộ Khoa Kinh tế đã trao Quyết định kết nạp và phân công nhiệm vụ cho các đảng viên mới, đồng thời phân công các đồng chí đảng viên chính thức trong chi bộ tiếp tục giúp đỡ, dìu dắt các đồng chí đảng viên dự bị trong thời gian thử thách 12 tháng.

hh

Phát biểu chỉ đạo trong buổi Lễ kết nạp, đồng chí Nguyễn Thị Lan Anh – Bí thư Chi bộ khoa Kinh tế đã chúc mừng các đoàn viên tiêu biểu sau một thời gian được bồi dưỡng, thử thách với sự cố gắng không ngừng đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam; bày tỏ mong muốn các đồng chí sẽ tiếp tục giữ gìn phẩm chất đạo đức, nhiệt tình trong công tác, phát huy năng lực hơn nữa để cùng Chi bộ của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng Đảng bộ Trường Đại học Tây Bắc vững mạnh. Đồng chí cũng đề nghị Chi bộ tập trung lãnh đạo, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực công tác của đảng viên và quần chúng trong chi bộ để góp phần thúc đẩy vào chiến lược phát triển chung của nhà trường.

hi

Buổi Lễ kết thúc trong không khí đầm ấm cùng những lời chúc mừng của các đồng chí đảng viên trong Chi bộ gửi tới các đồng chí đảng viên mới.

Nguyễn Thị Vân

Chi đoàn K52- Đại học Kế toán B

 

 

Chi bộ khoa Kinh tế tổ chức kết nạp Đảng viên mới

Ngày 25/06/2015 tại văn phòng Khoa Kinh tế, Chi bộ Khoa Kinh tế đã tổ chức buổi Lễ Kết nạp Đảng viên mới cho 04 đoàn viên ưu tú là đồng chí Dương Thị Huệ, đồng chí Lộc Thị Thu Hà, đồng chí Nguyễn Thùy Linh và đồng chí Bùi Thị Cúc.

1

Song song với công tác nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, gây dựng lực lượng đảng viên có năng lực, phẩm chất và đạo đức, Đảng bộ Trường Đại học Tây Bắc luôn chú ý quan tâm đến công tác phát hiện, bồi dưỡng và tạo cơ hội để những quần chúng ưu tú được vinh dự kết nạp vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là đối với các quần chúng sinh viên, cán bộ, giảng viên trẻ tuổi. Xét quá trình học tập chuyên môn cũng như phấn đấu rèn luyện đạo đức, ngày 25 tháng 06 năm 2015, tại văn phòng Khoa Kinh tế, Chi bộ Khoa Kinh tế đã tổ chức buổi Lễ Kết nạp Đảng viên mới cho cho 04 đoàn viên ưu tú là đồng chí Dương Thị Huệ, đồng chí Lộc Thị Thu Hà, đồng chí Nguyễn Thùy Linh và đồng chí Bùi Thị Cúc. Đến dự buổi lễ có đồng chí Đoàn Thanh Hải – Phó Bí thư Chi bộ Khoa Kinh tế cùng toàn thể các đồng chí Đảng viên thuộc Chi bộ Khoa Kinh tế, các đoàn viên ưu tú thuộc Chi đoàn Giảng viên cán bộ Khoa Kinh tế.

5

2

4

 

3

Đ/c Đoàn Thanh Hải – Phó Bí thư Chi bộ , trao quyết định kết nạp đảng viên cho 04 quần chúng: Dương Thị Huệ, Lộc Thị Thu Hà, Nguyễn Thùy Linh và Bùi Thị Cúc

Sau khi tuyên thệ trước toàn thể Chi bộ và đại diện lãnh đạo Đảng bộ Trường Đại học Tây Bắc, đ/c Dương Thị Huệ, đ/c Lộc Thị Thu Hà, đ/c Nguyễn Thùy Linh và đ/c Bùi Thị Cúc mới tiếp tục được lắng nghe đ/c Đoàn Thanh Hải phổ biến những quyền lợi và trách nhiệm của một đảng viên. Theo đó, các đồng chí Đảng viên mới xác định phải phấn đấu không ngừng, thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác và phẩm chất chính trị đạo đức của người đảng viên, tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cũng trong buổi lễ kết nạp đảng viên mới này, đ/c Đoàn Thanh Hải –  Phó Bí thư Chi bộ Khoa Kinh Tế đã có bài phát biểu dặn dò toàn Chi bộ nói chung cùng các đ/c Đảng viên mới nói riêng về nhiệm vụ của người đảng viên trong tình hình mới. Theo đó, toàn chi bộ cần đoàn kết xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước, chống lại chủ nghĩa cá nhân và những mưu đồ xấu của các thế lực thù địch.

6

Đ/c Đoàn Thanh Hải – Phó Bí thư Chi bộ Khoa Kinh tê phát biểu dặn dò tại buổi lễ kết nạp đảng viên mới của Chi bộ

7

Các đồng chí trong Chi bộ Khoa Kinh tế chúc mừng đảng viên mới kết nạp

  Dương Thị Huệ – K52 Kế toán A

 

Quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thành phố Sơn La: Thực trạng và giải pháp

Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế thời đại, nó đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác.

Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, xác định được mục tiêu của hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng là tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác tiền tệ Ngân hàng nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống Ngân hàng Việt Nam có sức cạnh tranh hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Em muốn nhìn nhận lại một cách tổng quan thực trang hoạt động tài chính ngân hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nói chung cũng như của Agribank chi nhánh Thành Phố Sơn La nói riêng trong bối cảnh của thị trường ngân hàng hiện nay.

Sự thành lập

  • Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
  • Ngày 14/11/1990, thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

1. Tổng quan về AGRIBANK TP Sơn La

– Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Sơn La- Địa Chỉ: Số 9 Đường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La- Điện thoại:(022)3850372;(022)385227

Agribank Chi nhánh Thành Phố  Sơn La là chi nhánh loại III của hệ thống Agribank Việt Nam, trực thuộc Agribank tỉnh Sơn La có trụ sở chính đặt tại số  09 – Đường Tô Hiệu  – TP Sơn La  – Tỉnh Sơn La.

Hiện nay Agribank Thành Phố  Sơn La có 50 cán bộ, có tổ chức Công đoàn CSTV trực thuộc thuộc Công đoàn cơ sở Agribank Tỉnh Sơn La, một ban nữ công. Agribank Thành Phố  Sơn La đã bố trí trụ sở chính tại trung tâm Thành phố  để  thuận tiện cho việc phục vụ khách hàng được tốt hơn. Ngoài ra còn có 04 Phòng giao dịch trực thuộc là : PGD Ân Sinh , PGD Chiềng Lề, PGD Quyết Thắng và  PGD Chợ Trung Tâm ,để phục vụ nhân dân được thuận tiện hơn. Agribank Thành Phố  Sơn La còn phục vụ ở các trung tâm, cụm, xã (hoạt động lưu động) tạo điều kiện cho dân dễ tiếp cận với vốn Ngân hàng. Phương châm của Agribank Thành Phố  Sơn La: “Vì một nông thôn mới ấm no hạnh phúc vì sự thành đạt của khách hàng và Ngân Hàng.

Untitled

Căn cứ vào hình thái biểu hiện, RRTD được phân chia thành các loại:

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:

Nhóm nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế

 +Yếu tố môi trường kinh tế

 +Yếu tố  môi trường chính trị – pháp luật

 +Yếu tố  văn hóa – xã hội

 +Yếu tố  môi trường công nghệ

Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng:

 + Khách hàng cá nhân

 +Khách hàng doanh nghiệp

Theo Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:

  • Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:

          + Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm

          + Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

          + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3.

  • Nợ nghi ngờ bao gồm:

          + Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

          + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4.

  • Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:

          + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu

          + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Sơn La

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014

Untitled1

NHNo & PTNT TP Sơn La là một đơn vị có dư nợ lớn trong hệ thống NHNo & PTNT, trong hoạt động tín dụng ngân hàng thực hiện phương châm tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng.

Tính đến thời điểm 31/12/2014, dư nợ tín dụng đạt 5,099,321 triệu đồng, tăng 4% so với dư nợ năm 2011. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong những năm đầu Việt Nam gia nhập WTO.

Dư nợ tín dụng năm 2013 đạt 5,807,045 triệu đồng, tăng 14% so với dư nợ năm 2010. Qua việc lập kế hoạch giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng khách hàng, từng dự án, chi nhánh đã thực hiện tốt việc kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo đúng của NHNo & PTNT Việt Nam. Dư nợ tín dụng tại chi nhánh năm 2013 tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn, thường xuyên phát sinh dư nợ trong năm là những khách hàng thuộc Nhóm nợ 1, có uy tín trong quan hệ với Chi nhánh, mang lại hiệu quả cho Ngân hàng.

Dư nợ tín dụng năm 2014 là 8,008,509 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 37.9 %. So với năm 2013, dư nợ tín dụng năm 2014 tại NHNo & PTNT TP Sơn La tăng tập trung ở một số khách hàng. Bên cạnh đó dư nợ của một số khách hàng lại giảm.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: Triệu VND, %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1.Tổng tài sản 17,999,521 30,125,642 20,456,321
2.Tăng trưởng 27.00% 67.00% -32.10%
3.Tỷ trọng cho vay TDH/TDN 51.90% 49.26% 64.45%
4.Tỷ trọng cho vay NQD/TDN 35.00% 37.05% 53.71%
5.Tỷ trọng cho vay TSĐB/TDN 51.00% 42.00% 60.00%

(Nguồn: NHNo & PTNT TP Sơn La)

 Tuy nhiên thực hiện định hướng của NHNo & PTNT về cơ cấu tín dụng trong đó giảm tỷ trọng tín dụng TDH, tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, cơ cấu tín dụng của Chi nhánh đã có nhiều thay đổi. Tỷ trọng dư nợ TDH  đã giảm từ 51,9% xuống còn 49.26% năm 2013. Trong năm 2014, dư nợ cho vay TDH là 5,157,480 triệu đồng, tương đương với 64.4% tổng dư nợ. Trong khi dư nợ của một số công ty tăng mạnh thì bên cạnh đó lại có một số công ty lại giảm đã dẫn tới dư nợ TDH tăng cả về số tuyệt đối và tương đối.

 Bảng 2:  Dư nợ cho vay theo thời hạn vay (2012 – 2014)

Đơn vị: triệu VND,%

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
CV ngắn hạn 2,452,773 2,946,495 2,851,029
Tỷ trọng 48.1% 50,74% 35,6%
CV trung và dài hạn 2,646,548 2,860,550 5,157,480
Tỷ trọng 51.9% 49,26% 64,4%
Tổng dư nợ tín dụng 5,099,321 5,807,045 8,008,509

(Nguồn: NHNo & PTNT TP Sơn La)

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, dẫn tới dự nợ ngoài quốc doanh tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với cùng kì năm trước, nâng cao tỷ trọng dư nợ NQD từ 35% năm 2012 lên 37.5% năm 2013. Năm 2014, dự nợ NQD tăng mạnh so với năm 2012 và chiếm 53.71% tổng dư nợ.

Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn (2012 – 2014)

                                                                         Đơn vị: triệu VND, %

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ quá hạn 21 0 0
Tỷ lệ nợ quá hạn 0.00041 % 0 % 0 %
Tổng dư nợ 5,099,321 5,807,045 8,008,509

 

NHNo & PTNT TP Sơn La luôn đặc biệt quan tâm tới việc kiểm soát chặt chẽ, sát sao từng khoản vay, không để phát sinh thêm khách hàng có nợ quá hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Do vậy giai đoạn 2012 – 2014, nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm. Năm 2012, nợ quá hạn là 21 triệu đồng (tương đương với 0.00041%). Năm 2011 và 2014 Chi nhánh không có nợ quá hạn, tổng dư nợ tăng đáng kể trong khi nợ quá hạn của Chi nhánh ở mức an toàn tối đa. Điều này thể hiện chính sách quản lý rủi ro cũng như việc triển khai các công tác quản lý rủi ro ở Chi nhánh rất hiệu quả.

Năm 2012, tổng dư nợ thuộc nhóm 1và 2 đạt 5,137,684 triệu VND, chiếm 96.5% tổng dư nợ.

Năm 2013, tổng dư nợ nhóm 1, 2 đạt 5.527.625 triệu đồng chiếm 97.49%. So với năm 2014, nợ xấu và nợ nhóm 2 giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối, dư nợ nhóm 1 tăng đáng kể, chiếm hơn 86% tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của Chi nhánh được bảo đảm và không ngừng nâng cao.

Biểu đồ : Tình hình nợ xấu của NHNo & PTNT TP Sơn La (2012 – 2014)

Untitled2

Tổng nợ xấu tháng 12/2013 đạt 178,476 triệu đồng, tương ứng với 2.51% tổng dư nợ do Chi nhánh tiếp tục cho vay hỗ trợ vốn ngắn hạn.

Năm 2014, tổng dư nợ thuộc Nợ nhóm 1 và 2 đạt 7,682,910 triệu đồng, chiếm 97.8% tổng dư nợ. So với năm 2013, nợ xấu và nợ nhóm 2 đều giảm về số tuyệt đối và số tương đối. Dư nợ nhóm 1 tăng đáng kể chiếm gần 90% tổng dư nợ. Nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu là khoản tiền trả nợ các món vay ngắn hạn.

So với năm 2013, dư nợ xấu năm 2014 tăng 30,430 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ gia tăng nợ xấu thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ, do vậy tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2.2% giảm 0.3% so với năm 2013. Điều này cho thấy NHNo & PTNT TP Sơn La luôn quán triệt và thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Hội sở chính, đồng thời Chi nhánh đã có những chính sách hợp lý, chặt chẽ trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo tỷ lệ dư nợ xấu/ tổng dư nợ nằm trong giới hạn cho phép và an toàn.

Từ thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT TP Sơn La trong thời gian vừa qua, các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng, đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin,… Đồng thời cũng kiến nghị với Nhà nước và NHNN một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của NHNo & PTNT TP Sơn La cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc hạn chế rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng, an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Lù Thanh Bình

Lớp K52 Đại học TCNH

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Vận tải và Dịch vụ đường sông Sơn La

1. Đặt vấn đề

Để xây dựng và phát triển một nền kinh tế sản xuất nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tiền lương và các khoản trích theo lương thực sự phải làm được chức năng là đòn bảy kinh tế, phải trở thành động lực chính thức thúc đẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu, nhược điểm riêng tuỳ từng ngành kinh tế, từng doanh nghiệp chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hoà giữa các lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

Công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ chức tốt sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, thúc đẩy việc chấp hành tốt các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về chế độ lao động, đảm bảo tính toán phân bổ đúng đắn, chính xác các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm tăng thu nhập cho người lao động và tăng lợi nhuận cho công ty để công ty ngày càng lớn mạnh hơn. Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Đường sông Sơn La có trụ sở chính số 524 Trần Đăng Ninh, phường Quyết Tâm, Thành phố Sơn La. Là một Doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vận tải ngoài ra doanh nghiệp còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như. Xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng, tư vấn thiết kế, giám sát các công trình đang thi công. Với số lượng công việc nhiều doanh nghiệp cần đến một đội ngũ công nhân viên giúp Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

2. Đánh giá kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Đường sông Sơn La

  • Ưu điểm: 

* Về công tác kế toán nói chung

Công ty luôn đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc, các quy định theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán do Nhà nước quy định. Bộ máy kế toán gọn nhẹ làm việc khá nhịp nhàng; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và khoa học giúp cho quá trình luân chuyển chứng từ dễ dàng, kịp thời cho việc xử lý và đối chiếu số liệu.

Công ty sử dụng các mẫu chứng từ, báo cáo và hệ thống tài khoản theo đúng quy định của Nhà nước.

Đội ngũ kế toán nhiệt tình với công việc có năng lực, kinh nghiệm.

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi và Nhật ký chung theo trình tự thời gian diễn ra.Với hình thức kế toán này, các số liệu kế toán được nhâp vào sổ thường xuyên, liên tục, kịp thời nên sẽ không phát sinh nhầm lẫn hoặc bị lạc mất chứng từ.

* Về công tác kế toán tiền lương tại công ty

Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Đường sông Sơn La áp dụng phương pháp tính và trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp, phân bổ quỹ lương thông qua hình thức khoán phương pháp này đã thúc đẩy công nhân viên trong Công ty hăng hái làm việc, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng công việc, từ đó làm cho hiệu quả công việc tăng cao.

Công ty đã xây dựng được kế hoạch tiền lương rất cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng ngay từ đầu năm, dễ dàng quản lý và lên kế hoạch cho cả quá trình sản xuất kinh doanh.

Việc trích lập BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ ở Công ty được thực hiện theo nguyên tắc “trích đúng, trích đủ”, luôn tuân thủ theo hợp đồng lao động đã ký và theo quy định của Nhà nước giúp cho người lao động luôn an tâm tin tưởng hoàn thành công việc.

Việc theo dõi BHXH, BHYT, BHTN giúp cho công nhân viên trong Công ty thực sự tin tưởng vào sự quan tâm của công ty đến sức khỏe của người lao động của bản thân và gia đình họ, trích lập các quỹ đảm bảo cho nhu cầu khuyến khích sản xuất, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với hiện tại và tương lai của người lao động.

  • Tồn tại và hạn chế

Trong quá trình hoạt động, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng biệt. Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Đường sông Sơn La còn tồn tại một số hạn chế sau đây.

Thứ nhất: Do bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung cho nên tất cả mọi công việc như lập chứng từ, tiếp nhận chứng từ, ghi sổ, hạch toán ban đầu đến lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của Công ty. Khối lượng công việc nhiều như vậy đối với nhân viên kế toán đôi khi tạo ra áp lực rất lớn có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình hạch toán.

Thứ hai: Về hình thức trả lương theo thời gian mà Công ty áp dụng đối với bộ phận lao động văn phòng chưa đánh giá đúng về chất lượng công việc người lao động. Tham gia và tập sự không công bằng giữa các lao động có tính chất công việc khác nhau. Hình thức này chỉ có thể biết được người lao động làm việc trong thời gian là bao lâu mà không biết được họ làm việc có đạt chất lượng công việc hay không. Cho nên hình thức trả lương này tuy đơn giản, dễ dàng đối với công việc hạch toán  nhưng chưa thực sự hiệu quả đối với mong muốn của Công ty. Hình thức này làm cho người lao động không nâng cao được tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao và không có tinh thần sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đối với thời gian lao tiền lương và các khoản trích theo lương.

Thứ ba: Công tác chấm công vẫn còn rất nhiều bất cập. Như hiện nay, việc chấm công tại các bộ phận lao động sau đó mới được gửi đến phòng kế toán để làm căn cứ tính lương cho từng lao động. Tuy nhiên điều này có thể dẫn tới sự thiếu chính xác trong việc đánh giá ngày công cho người lao động, có người đi sớm, đi muộn, nghỉ nửa ngày vẫn tính là đi làm một ngày công, có thể do mối quan hệ giữa người nghỉ và người chấm công mà có sự gian lận. Điều này có thể dẫn tới sự không công bằng và chính xác khi lấy bảng chấm công làm căn cứ tính lương cho người lao động.

Thứ tư: Công ty còn chưa xây dựng được chế độ khen thưởng để động viên đối với những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong lao động sản xuất. Đây là một thiếu sót của Công ty trong việc quan tâm đến quyền lợi của người lao động, Công ty cần phải nhanh chóng khắc phục.

Thứ năm: Bộ phận lao động trực tiếp trong Công ty chưa thực hiện các quyền, nghĩa vụ BHXH do còn băn khoăn, lo lắng nên Công ty cần phải thuyết phục, giải thích quyền được hưởng và nghĩa vụ phải làm cũng như ý nghĩa của việc tham gia BHXH đối với toàn bộ lao động trong xã hội, để người lao động hiểu rõ và tình nguyện tham gia BHXH.

3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toàn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Đường sông Sơn La

Thứ nhất: Để tránh tình trạng sai sót, nhầm lẫn cũng như có sự gian lận trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do các kế toán phải kiêm nhiệm nhiều mảng khác nhau, Công ty nên tuyển thêm kế toán có năng lực, trình độ và có tinh thần trách nhiệm đối với công việc nhằm giảm bớt áp lực công việc cho các thành viên khác trong phòng kế toán, giúp cho công việc kế toán được diễn ra suôn sẻ và giúp Công ty tránh được những tiêu cực có thể xảy ra.

Thứ hai: Cần phải áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với tất cả lao động trong Công ty. Và để tránh các hạn chế của hình thức trả lương này, Công ty cần phải kết hợp giữa việc theo dõi công việc về mặt số lượng với việc đốc thúc, kiểm tra tiến trình, chất lượng công việc thường xuyên đối với người lao động, đảm bảo tiến độ công việc theo kế hoạch cũng như đảm bảo việc trả lương được thực hiện công bằng công bằng, tương xứng với công sức người lao động bỏ ra.

Thứ ba: Công tác chấm công cũng còn rất nhiều bất cập như đã nêu ở trên, Công ty nên chọn người chấm công đáng tin cậy và có tinh thần trách nhiệm để không xảy ra gian lận do các mối quan hệ.

Thứ tư: Để nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của người lao động đối với công việc cũng như thể hiện sự quan tâm đối với cuộc sống của người lao động, Công ty cần phải xây dựng một quy chế khen thưởng công bằng, công khai sao cho người lao động cảm thấy công sức của mình bỏ ra được trả giá xứng đáng và được công nhận. Điều này rất tốt cho Công ty vì Công ty sẽ có một đội ngũ lao động trung thành, nhiệt huyết với Công ty.

Thứ năm: Để nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình của người lao động đối với công việc cũng như thể hiện sự quan tâm đối với cuộc sống của người lao động, Công ty cần phải xây dựng một quy chế khen thưởng công bằng, công khai sao cho người lao động cảm thấy công sức của mình bỏ ra được   công nhận. Điều này rất tốt cho Công ty sẽ có một đội ngũ lao động trung thành, nhiệt huyết với Công ty

Tuỳ vào tính chất, khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân, tập thể mà Công ty nên đưa ra các quyết định khen thưởng phù hợp để kịp thời động viên người lao động.

Đồng thời cũng phải đưa ra các mức phạt khi người lao động mắc sai phạm  Điều này sẽ làm cho người lao động cẩn thận hơn, có trách nhiệm hơn trong công việc của mình.

4. Kết luận

Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ chức tốt sẽ góp phần quản lí chặt chẽ, thúc đẩy thực hiện tốt các chủ trương chích sách cưa Đảng và Nhà nước về chế độ lao động, đảm bảo tính toán và phân bổ đúng đắn, chính xác các khoản “tiền lương và các khoản trích theo lương” nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng lợi nhuận cho Công ty. Để góp phần giúp kế toán thực hiện tốt chức năng quản lý tốt kế toán phải biết kết hợp mô hình hạch toán dựa trên cơ sở kết hợp với thực trạng của Công ty để đưa ra phương thức quản lý tốt nhất.

Công ty cần nâng cao hiệu quả quản lý lao động, tiền lương vừa nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí nhân công cho Công ty, khuyền khích lao động làm việc có hiệu quả hơn, có trách nhiệm hơn và cũng nhằm đảm bảo lợi ích vật chất, lợi ích tình thần của người lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán, Nhà xuất bản tài chính.

2. Bộ tài chính (2006), Luật kế toán và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện, Nhà xuất bản tài chiính.

3. Bộ tài chính (2006), Tăng lương tối thiểu quy định mới của Luật BHXH và chế độ chính sách mới về tiền lương, trợ cấp, BHXH, Nhà xuất bản thống kê.

4. GS.TS. Đặng thị Loan (2009), Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

5. Luật BHXH số 17/2006/QH11 ngày 12/07/2006 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

7. Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng

 

Phan Thu Hà

Lớp K52 ĐH Kế toán A

Hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên Khoa Kinh tế – Tăng cường giao lưu và học hỏi

Tối ngày 8 tháng 5 năm 2015 tại hội trường Sở điện lực tỉnh Sơn La đã diễn ra chương trình giao lưu “Đi tìm doanh nhân tương lai và tư vấn hướng nghiệp việc làm” giữa Khoa Kinh tế trường Đại học Tây Bắc và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La. Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa nhằm tạo cầu nối giữa Khoa Kinh tế với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp các bạn sinh viên được tư vấn và trang bị thêm những kiến thức thực tế về vấn đề hướng nghiệp việc làm nóng hổi hiện nay.

11256166_485782391573033_149146076_n

Đến dự với buổi giao lưu về phía trường Đại học Tây Bắc có: Thầy Đinh Thanh Tâm – Phó Hiệu trưởng nhà trường, ông Dương Văn Mạnh – Phó Trưởng phòng CTCT-QLNH, thầy Hoàng Xuân Trọng – Phó Bí thư đoàn trường, Phó Trưởng khoa Kinh tế; thầy Đặng Công Thức – Bí thư liên chi đoàn khoa Kinh tế cùng các giảng viên và 110 gương mặt sinh viên xuất sắc của khoa Kinh tế tham dự.

Về phía hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La có: Ông Lê Quang Thái – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La, nguyên Giám đốc Công ty Điện lực Sơn La, bà Phạm Thị Kim Dung – Phó chủ tịch Hiệp hội, nguyên Giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn La, ông Phạm Thanh Tùng – Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng, ông Đinh Xuân Tập – đại diện Công ty Cổ phần xây dựng Trường Giang, ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Ngân hàng An Bình, ông Nguyễn Thế Dũng – Giám đốc ngân hàng BIDV Sơn La, ông Hà Văn Thao – Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Hà Thao cùng đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự.

Phát biểu tại buổi giao lưu thầy Đinh Thanh Tâm – Phó Hiệu trưởng Đại học Tây Bắc đã khái quát tình hình hiện nay của trường và nhấn mạnh rằng Nhà trường đặc biệt quan tâm và chú trọng đến các hoạt động giao lưu, hướng nghiệp cho sinh viên của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trong tỉnh Sơn La.

11212400_485782191573053_100721907_n

Tại buổi giao lưu, các bạn sinh viên khoa Kinh tế đã mạnh dạn đưa ra những câu hỏi xoay quanh vấn đề khởi nghiệp, việc làm, sự thành đạt của một doanh nhân. Các nhà doanh nhân đã bộc bạch chân thành, chia sẻ với các bạn sinh viên những kinh nghiệm của mình và đưa ra những kỹ năng cần thiết, bổ ích để giúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Ngân hàng An Bình chi nhánh Sơn La đã khẳng định: “Sinh viên trường Đại học Tây Bắc hoàn toàn có thể tự tin làm việc trong các công ty, cơ quan lớn trong địa bàn tỉnh”. Điều đó cho thấy năng lực của sinh viên trong trường và sự đánh giá cao của các tổ chức với các sinh viên.

11125484_485782511573021_1842254344_n

Trong chương trình, Hiệp hội đã tổ chức trao thưởng cho 10 sinh viên có thành tích sáng tạo trong học tập,rèn luyện và 10 sinh viên nghèo vượt khó học giỏi nhằm góp phần động viên khuyến khích các bạn sinh viên tiếp tục rèn luyện, phấn đấu học tập tốt.

11253806_485782274906378_1710046273_n

Buổi giao lưu đã diễn ra thành công trong không khí nghiêm túc, thân mật và vui vẻ, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa trường Đh Tây Bắc với các tổ chức doanh nghiệp trong tỉnh Sơn La. Sinh viên Khoa Kinh tế đã được lĩnh hội và tiếp thu những trải nghiệm quý báu từ các nhà doanh nhân để từ nay sẽ càng tự tin và vững bước hướng tới tương lai trên con đường mà mình đã lựa chọn.

Hoàng Thị Hải Vân

K55 ĐH Kế Toán

Bộ môn Kinh tế tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 4 năm 2015

Ngày 22 tháng 04 năm 2015, tại văn phòng Khoa Kinh tế, bộ môn Kinh tế đã họp đánh giá kết quả giờ thao giảng cho đồng chí Tòng Phương Trang và đồng chí Đỗ Thị Thu Hiền đồng thời tổ chức góp ý cho các bài báo chuẩn bị gửi đăng trên các tạp chí trong và ngoài trường. Tại buổi họp các đồng chí giảng viên trong bộ môn đã trao đổi một cách thẳng thắn về những mặt tích cực và hạn chế của các tiết giảng qua đó mong muốn các đồng chí giảng viên trong bộ môn ngày càng hoàn thiện hơn nữa phong cách giảng dạy cũng như nội dung bài giảng để tiết học đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp theo đó bộ môn cũng đã tiến hành đóng góp cho các bài báo chuẩn bị đăng tạp chí, nhìn chung chất lượng các bài báo tương đối tốt cộng với sự đóng góp tận tình của cả bộ môn, hy vọng các bài báo sẽ sớm được đăng trên các tạp chí trong, ngoài trường và trong thời gian tới bộ môn Kinh tế sẽ có ngày càng nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí hơn nữa.

 IMG_0796

Nam Giang

Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng Bình Minh

  1. Đặt vấn đề

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm. Vì thế các doanh nghiệp đều ra sức tìm ra con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phấm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đóng một vai trò hết sức quan trong; nó là một đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quản trị sản xuất kinh doanh. Với tỷ trọng chiếm khoảng 60- 70% tổng chi phí, nguyên vật liệu cần được quản trị thật tốt. Công ty Cổ phần xây dựng Bình Minh có trụ sở chính tại số nhà 295, đường Chu Văn Thịnh, tổ 3, Phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và thương mại. Ngoài lĩnh vực chính là xây dựng cầu đường, Công ty còn hoạt động xây dựng các lĩnh vực khác như: san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, cấp thoát nước và đường dây tải điện 0,4 – 35kV, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp, kinh doanh thương mại, vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, vận tải hàng hóa, tư vấn thiết kế, giám sát các công trình không do công ty thi công. Với số lượng và chủng loại nguyên vật liệu lớn trong Công ty thì công tác quản trị nguyên vật liệu cần thực hiện tốt được xem là một chìa khóa giúp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

  1. Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng Bình Minh

Kể từ khi thành lập từ năm 1995 đến nay, Công ty Cổ phần xây dựng Bình Minh đã khẳng định mình trên thị trường ngành xây dựng tỉnh Sơn La cũng như trong khu vực Tây Bắc. Số lượng cùng với chất lượng các công trình ngày càng được quan tâm và phát triển được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Thống kê các công trình đã thi công của Công ty năm 2011 – 2014

  Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lượng các công trình thi công 110 126 131
Tỷ lệ nghiệm thu công trình (%) 100 100 100
Số lượng công trình ở Mường La 08 12 07
Số lượng công trình ở Mai Sơn 15 20 22
Số lượng công trình ở Mộc Châu 10 12 15
Số lượng công trình ở Thuận Châu 05 03 04
Số lượng công trình ở Phù Yên 12 10 14
Số lượng công trình ở Sông Mã 10 15 13
Số lượng công trình ở các huyện khác trong Tỉnh 30 35 36
Số lượng công trình ở các tỉnh khác. 20 19 20

Từ bảng trên thấy rằng, các công trình của Công ty được thực hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận: Lai Châu, Điện Biên,… Số lượng cũng như chất lượng các công trình đang được cải thiện, tạo bước tiến vững vàng trên con đường kinh doanh của Công ty. Một trong những thành công lớn nhất của Công ty đó là đã chú trọng và dần hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu để có thể làm giảm chí phí sản xuất khiến cho các công trình thi công luôn được đảm bảo với chất lượng tốt và giá thành hợp lý.

Công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty trong thời gian qua đã đạt được những thành quả đáng mừng:

  • Công ty đã xây dựng một phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu theo đúng với nhu cầu thực tiễn của công ty và đã đưa ra mức tiêu dùng hợp lý cho công ty nhất.
  • Công ty luôn đảm bảo số lượng nguyên vật liệu cho các công trình đang thi công để có được điều này công ty đã thực hiện đầy đủ và theo đúng chu trình từ việc xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng đến xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ và sau cùng xác định những nguyên vật liệu mà công ty sẽ mua
  • Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm đã xây dựng những bảng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu hợp lý cho công ty không có tình trạng thiếu hụt trong thi công của công ty.

Những thành quả này đã góp phần tích cực trong quá trình thi công của công ty, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời về số lượng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất thi công

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắt và những tồn tại cần khắc phục:

– Việc vận chuyển một số nguyên vật liệu từ nhà kho tới các công trình còn chậm chễ và gây thất thoát.

– Khi xây dựng các kế hoạch còn gặp nhiều hạn chế về tư liệu sản xuất.

– Công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu chưa được quan tâm nhiều.

– Việc phân loại nguyên vật liệu của công ty chưa có tính khoa học và hợp lý

– Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty chưa được ổn định.

– Công tác quản lý công trình thi công chưa được nghiêm túc vẫn còn xảy ra hiện tượng thất thoát nguyên vật liệu.

– Chất lượng nhân viên quản lý nguyên vật liệu chưa được quan tâm nhiều

* Nguyên nhân của những hạn chế

Các công trình xây dựng ở tương đối xa và phân tán, trong khi đó diện tích nhà kho của công ty còn tương đối nhỏ và ở xa công trình.

– Trên địa bàn tỉnh Sơn La có quá ít các nhà cung ứng nguyên vật liệu lớn nên đa số nguyên vật liệu của công ty được thu mua từ những nhà cung ứng tại các địa phương khác, việc vận chuyển về công ty cũng như đến các công trình rất khó khăn.

– Đội ngũ công nhân viên đa số là người trẻ nên kinh nghiệm quản lý chưa được tốt

– Việc cập nhập giá cả thị trường chưa được quan tâm nên công ty vẫn gặp khó khăn trong khâu thu mua khi thị trường có những biến động về giá cả.

  1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng Bình Minh

            Qua tìm hiểu thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu của Công ty, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:

  • Đẩy mạnh công tác thu nhập thông tin , tăng cường nghiên cứu thị trường cung ứng và dự báo nhu cầu nguyên vật liệu

Có hai phương pháp chính mà Công ty có thể thực hiện để thu thập thông tin liên quan đến quản trị nguyên vật liệu đó là: Phương pháp gián tiếp: nghiên cứu thông qua sách báo, tạp chí, báo chí và các hệ thống khác; Phương pháp trực tiếp: là phương pháp mà nhân viên nghiên cứu trực tiếp quan sát, thu thập số liệu, thông tin về thị trường nguyên vật liệu cũng như các đơn vị cung ứng nguyên vật liệu thông qua điều tra.

  • Hoàn thiện hệ thống định mức nguyên vật liệu

Để hoàn thiện hệ thống định mức nguyên vật liệu trước hết Công ty phải cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu về xây dựng định mức, xem xét thực trạng quy trình công nghệ của Công ty, đánh giá trình độ tay nghề của công nhân, từ đó tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu về đặc tính của từng loại nguyên vật liệu, phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức và các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Đặc biệt là tiến hành tính toán nguyên vật liệu cần dung ở từng tổ, đội nhằm xác định rõ lượng nguyên vật liệu cần dừng cho từng kết cấu cụ thể. Cuối cùng, tổng hợp các thành phần đã được tính toán trong định mức.

  • Nâng cao hiệu quả của công tác tiếp nhận nguyên vật liệu

Muốn hoàn thiện tốt công tác tiếp nhận nguyên vật liệu, Công ty cần đưa ra tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng cho từng loại nguyên vật liệu chính, quan trọng khi nhập kho. Hơn nữa, Công ty cũng cần đầu tư một số máy móc, thiết bị hỗ trợ cho công tác kiểm định chất lượng nguyên vật liệu.

  • Tăng cường sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu

Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong nững vấn đề quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, thực tế tại Công ty cổ phần xây dựng Bình Minh cho thấy công tác này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Muốn thực hiện tốt công tác này, Công ty cần nhận thức được rằng tiết kiệm phải được thực hiện tốt công tác này, Công ty nhận thức được rằng tiết kiệm không ngừng giảm bớt phế liệu, hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu càng cụ thể càng tốt, đặc biệt là phải hiểu rõ và phân tích dược các nguyên nhân làm hao phí nguyên vật liệu. Công ty đã xá định được nguyên vật liệu chủ yếu bị lãng phí do công nhân trực tiếp sử dựng chưa có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu. Do đó, trong thời gian tới, các tổ trưởng, đội trưởng các đội thi công và cán bộ vật tư cần trao đổi chặt chẽ hơn việc sử dựng nguyên vật liệu tại của các công nhân trực tiếp.

  • Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ quản lí và tay nghề cho người lao động.

Cần cử nhân viên đi học tập, đào tạo nâng cao trình độ quản lý kinh tế, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý nguyên vật liệu vì hiện nay tại Công ty, nhân viên quản trị nguyên vật liệu vẫn chủ yếu thực hiện công việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Nhân viên quản trị nguyên vật liệu phải nắm chắc hệ thống nội quy, quy chế về quản lý nguyên vật liệu, các quy định an toàn trong việc bảo quản, xuất nhập, kiểm tra nguyên vật liệu và phòng chống cháy nổ. bên cạnh đó, Công ty cần tổ chức đào tạo, nâng bậc trình độ cho công nhân, đặc biệt là những người đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

  • Xây dựng một hệ thống quy định về khuyến khích và quy trách nhiệm vật chất trong việc sử dụng vào bảo quản nguyên vật liệu

Công ty cần xây dựng một hệ thống, quy định thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh. Cần quy định một cách rõ ràng về hình thức thưởng cho nhân viên: tinh thần, vật chất. Trường hợp được thưởng cho việc tiết kiệm nguyên vật liệu: cá nhân, tập thể. Bên cạnh đó, việc quy trách nhiệm, khiển trách hoặc đuổi việc đối với các cá nhân, tổ chức gây lãng phí, ăn trộm, cố tình làm thất thoát hoặc làm giảm chất lượng công trình.

  • Hoàn thiện hệ thống kho tàng, đảm bảo công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty

Hệ thống kho tàng tại Công ty hiện nay đã khá cũ cần được đầu tư, tu bổ lại, mở rộng diện tích nhằm phục vụ cho nhu cầu cất chứa các loại nguyên vật liệu và máy móc thiết bị với số lượng ngày càng nhiều hơn và kích cỡ cũng đa dạng hơn. Cần có kế hoạch xây dựng kho tàng phù hợp với điều kiện tự nhiện tại địa phương nơi thi công, điều kiện tự nhiên trong thời gian thi công công trình (mùa mưa bão hay mùa khô,…), và phù hợp với tiến độ thi công công trình. Cần bố trí kho bãi hợp lý, căn cứ vào thiết kế kỹ thuật thi công trong hồ sơ dự thầu, khi có yêu cầu về sự thay đổi kho bãi phải nhanh chóng tính toán và quyết định việc bố trí kho bãi sao cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Qua thời gian tìm hiểu tại Công ty Cổ phần xây dựng Bình Minh, tôi càng khẳng định về vai trò của công tác quản trị nguyên vật liệu. Quản trị quản trị nguyên vật liệu có đảm bảo phản ánh chính xác tình hình cung ứng , sử dụng, dự trữ NVL thì lãnh đạo Công ty mới có biện pháp chỉ đạo đúng đắn. Hiện nay, để tạo thương hiệu và thu hút khách hàng, Công ty không ngừng phấn đấu ngay từ khâu đầu và nhằm thực hiện được mục tiêu “nhanh-tốt-rẻ” đã đặt ra. Cụ thể, Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như việc xây dựng định mức tiêu dùng NVL khá hợp lý, lập kế hoạch cung ứng cho kỳ kế hoạch, tổ chức tốt công tác nhập xuất kho và công tác bảo quản NVL trong đảm bảo an toàn, đặc biệt công tác hạch toán kế toán đã đóng góp một phần rất lớn trong công tác quản trị NVL…Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên, thì công tác quản trị NVL vẫn còn tồn tại một số thiếu sót, hạn chế cần khắc phục như: Quản lý thực hiện định mức chưa chặt chẽ, làm ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp, sử dụng và dự trữ NVL (không thực hiện đúng theo kế hoạch). Hy vọng với những giải pháp nhỏ trên sẽ giúp Công ty ngày càng hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu nói riêng cũng như quản trị các hoạt động kinh doanh nói chung để giúp Công ty ngày càng phát triển, đạt được những mục tiêu và thắng lợi mới.

Sinh viên: Vũ Thị Hương – Lớp K52 ĐH QTKD