Chuyên mục chính

Báo cáo kinh nghiệm học tốt cho sinh viên năm 2, 3, 4 – Hội nghị học tốt năm học 2014 – 2015

Lời đầu tiên cho em xin gửi lời chào tới tất cả các thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa và tất cả các bạn, đoàn viên sinh viên có mặt trong hội nghị hôm nay.

Sau đây tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm học tập của mình trong 4 năm ngồi trên giảng đường đại học để các bạn có thêm kinh nghiệm làm sao để có phương pháp học tập hay và hiệu quả nhất.

Ha52KTB

1.Với phương pháp học chung

– Để có cảm giác thoải mái nhất trong khi học tôi thường tự tạo cho mình một tâm niệm rằng các giảng viên rất gần gũi với sinh viên chúng ta, vì thế không nên quá tạo sức ép nặng nề với bản thân trong giờ học rằng các giáo viên rất nghiêm khắc nên chia sẻ một cách cởi mở , thoải mái suy nghĩ của mình về bài học. Càng như vậy rào cản giữa sinh viên và giảng viên sẽ được gỡ bỏ việc học sẽ chỉ giống như sự trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm như vậy sẽ hiệu quả hơn.

– Trong khi học tôi thường chọn thời điểm mình cảm thấy thoải mái nhất trong ngày để học, hoặc khi bản thân hứng thú mới học, tôi không ép bản thân mình học khi thực sự chán vì như vậy sẽ rất tốn thời gian mà không hiệu quả. Thay vào đó tôi thường ra ngoài chơi với bạn bè thả ga, nghe nhạc, check facebook hoặc ngủ một giấc để tạo tâm lý thoải mái nhất, tuy nhiên chỉ trong vòng một thời gian nhất định.

– Khi đã bắt đầu vào học tuyệt đối tránh xa máy tính và điện thoại để tránh viêc mất tập trung.

– Trong quá trình học tôi thường tự đạt ra những mục tiêu ngắn hạn cho mình và có gắng hoàn thành, chuẩn bị những điều kiện và các yếu tố cần thiết khác để có thể đạt được mục tiêu học tập. bắt đầu từ những mục tiêu đơn giản như hiểu rõ ý nghĩa của một khái iệm cho tới việc làm thế nào để có được kết quả cuối kỳ thật cao.

– Khi cần hiểu rõ một vấn đề mà các thông tin trên mạng chưa đáp ứng hết tôi thường gọi cho các giảng viên giảng dạy nội dung có liên quan để có câu trả lời chính xác nhất. Đừng sợ rằng các thầy cô sẽ khó chịu khi bạn gọi hoặc gặp trực tiếp hỏi một vấn đề nào đó vì các thầy cô trong khia rất thoải mái cởi mở chia sẻ với sinh viên và tôi đã được rất nhiều các thầy cô chỉ bảo.

2. Với sinh viên năm thứ 2

Đây là kỳ học mà chúng ta bắt đầu làm quen với các môn chuyên ngành đầu tiên. Vì thế cần rất tập trung vào những khái niệm, nguyên tắc cơ bản. Nhiều bạn sẽ nghĩ chỉ cần biết làm bài tập là được tuy nhiên việc nắm rõ bản chất vấn đề mới là điều quan trọng nhất vì như vậy chúng ta sẽ có tư duy logic hơn, nhớ lâu và cảm thấy các môn học rất có liên kết, thú vị và việc học sẽ dễ dàng hơn không chỉ với nhừng môn cơ bản đầu tiên đang học mà cả hững môn chuyên nghành khó hơn tiếp theo.

Với riêng chuyên nghành kế toán của tôi việc cực kỳ quan trong ngay từ đầu là phải thuộc được hệ thống tài khoản việc học máy móc chép đi chép lại với tôi không hề có tác dụng. Tôi thường học hệ thống tài khoản bằng cách làm thật nhiều bài tập và tìm ra điểm chung và riêng của từng tài khoản cũng như quy luật chung của các loại tài khoản như vậy sẽ học nhanh và nhớ lâu.

Năm thứ 2 vẫn còn rất nhiều các môn học chung. Đối với những môn như vậy thì những môn nào toàn lý thuyết tôi thường học tóm gọn ý chính, chung nhất không sa đà vào học tất cả, học hiểu là được khi làm bài kiểm tra cũng vậy từ ý đã đươc tóm gọn và kết luận khai triển ra các ý nhỏ. Với những môn chung nhưng nhiều bài tập cần học theo một sự logic tìm hiểu các khái niệm cơ bản sau đó đọc bài tập ví dụ và làm bài tập. Với những môn này đề thi rất bám sát ví dụ nên việc đọc hiểu và vận dụng hợp lý.

3. Với sinh viên năm thứ 3

Đây có thể nói là học kỳ quan trọng nhật của sinh viên trong giảng đường đại học. tất cả các môn chuyên ngành đều tập trung vào năm học này và đây cũng là học kỳ giúp chúng ta có thể cải thiện điểm số
Nên chuẩn bị cho mình các loại sách giáo trình các tư liệu học của khóa trên để nghiên cứu hiểu vấn đề. Không mượn tài liệu về chỉ để chép đáp án chống đối như vậy không những không hiệu quả mà còn tự gây cho bản thân tính ỷ lại và chây lười.

Rất cần thiết phải chuẩn bị cho mình một chiếc máy tính tốt vì các môn tính toán trong năm này rất nhiều.

Các bài tập trong các môn cần phải được chia dạng và làm nhiều bài trong cùng một dạng để quen cách làm. Đối với các môn có công thức tôi thường chép công thức ra một bản riêng để có cái nhìn tổng hợp về môn học về các dạng bài tập, khi làm bài tập thì bỏ ra xem. Sau đó các bài tập phía sau dần dần tách khỏi hệ thống công thức.

Các môn học trong năm thứ 3 thường có liên hệ rất chặt chẽ với nhau vì thế khi học không được bỏ qua môn nào. Các dạng bài tập đều thường có liên quan tới các môn học đang học vì thế khi có thời gian rảnh tôi thường liên kết các môn học tìm ra điểm giống và khác giữa các môn như môn KTTCDN1,2,3 để có cái nhìn tổng quan nhất và hiểu rõ về các môn. Sau mỗi buổi học điều quan trọng nhất cần làm là phải rút ra kết luận hôm nay học gì.

Vì các môn học chủ yếu thi theo bộ đề nên ngoài việc chú ý tới hiểu vấn đề tôi thường tìm mượn bạn bè đề thi của các năm trước làm đi làm lại cho quen dạng. thu thập càng nhiều càng tốt vì kiểu gì cũng có câu xuất hiện lại trong đề hoặc cũng là dạng bài nhưng khác một chút nhất là môn kinh tế lượng môn này không khó chỉ cần hiểu nguyên tắc và các dạng bài thì rất đơn giản. nếu cảm thấy khó hiểu và không thể hiểu được với môn này có thể làm bài tập máy móc theo bộ đề cũng có thể đạt được điểm số cao.

4. Với sinh viên năm thứ 4

Với kỳ đầu năm tứ 4 chúng ta sẽ học những môn chuyên ngành cuối cùng đây là năm nước rút về đích của sinh viên

Năm cuối khi đã quen với tất cả các khái niệm cách thức nội dung cơ bản của chuyên ngành chúng ta thường học cảm thấy đỡ mệt hơn đây là cơ hội để chúng ta kiếm điểm cao bù cho các năm học trước cần đặt ra mục tiêu cao hơn như khi thi không được có điểm C như vậy động lực học tập sẽ lên cao hơn.

Vấn đề quan trọng nhất là tập trung vào hoàn thiện kỹ năng cứng rèn luyện kỹ năng mềm để chuẩn bị cho kỳ thực tập. Nhất là kỹ năng mềm sẽ quyết định 70% sự thành công trong kỳ thực tập cũng như công việc sau này.

Bên cạnh đó cần phải tìm hiểu trước cho bản thân xem sẽ làm chuyên đề tốt nghiệp với nội dung gì. Có thể nhờ tư vấn của các giáo viên chuyên ngành để có tài liệu tham khảo chính thống.

Tuy rằng năm thứ 4 rất quan trọng nhưng cần phải tự giải tỏa áp lực cho bản thân bằng cách đị chơi với bạn bè cũng như trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn khác.

Hi vọng những kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ giúp ích phần nào cho các bạn xin chân thành cảm ơn m.n đã chú ý lắng nghe.

Nguyễn Thị Thái Hà
Lớp K52 ĐH Kế toán B

Báo cáo kinh nghiệm học tốt cho sinh viên năm thứ nhất – Hội nghị học tốt năm học 2014 – 2015

Kính thưa toàn thể quý thầy cô giảng viên khoa kinh tế, thưa các anh chị khoá trên, thưa các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh viên K55 thân mến, lời đầu tiên cho tôi gửi tới Hội Nghị lời chào trân trọng nhất, chúc Hội Nghị của chúng ta thành công tốt đẹp!

Tôi tên là Đinh Lê Liên, sinh viên lớp K54-ĐH Kế Toán, hôm nay tôi thấy rất vinh dự và tự hào khi được tham dự Hội nghị học tốt của khoa kinh tế, để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với toàn thể các bạn sinh viên,nhất là các bạn tân sinh viên, với cương vị là người đi trước “ Xin chào mừng tất cả các bạn đến với trường Đại Học Tây Bắc!”

Lien54KTCác bạn sinh viên thân mến! Học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi người sinh viên, để việc học được tốt nhất, đem lại hiệu quả cao, mỗi sinh viên cần lựa chọn cho mình phương pháp học tập tích cực.

Như các bạn đã biết , kiến thức ở bậc đại học vô cùng lớn , sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp học ở bậc trung học và đại học là: đại học là tự học , tức là sinh viên phải biến quá trình đào tạo của người thầy trở thành quá trình đào tạo của mình, người thầy chỉ giữ vai trò chỉ cho chúng ta hướng đi, tiếp cận vấn đề ,do đó đòi hỏi sinh viên phải có sự tập trung cao độ tìm cách cắt lọc, lựa chọn trong quá trình ghi chép vì không hẳn ghi đủ ý thầy là được điểm cao , mà cần tìm hiểu thêm qua ý kiến bạn bè, trong tài liệu khác. Có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, nhiều phương tiện học khác nhau, nhưng tựu chung vẫn là tự học , khả năng độc lập trong tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh.

Là một người đã trực tiếp trải qua giai đoạn là sinh viên năm nhất, hiểu được những băn khoăn, lo lắng của các tân sinh viên khi mới đặt chân vào cổng trường đại học ở đa dạng các ngành nghề Kinh tế, Sư phạm, Công nghệ thông tin, tôi xin nói thẳng rằng muốn học tốt và đạt hiệu quả cao thì ngoài sự thông minh, siêng năng, và tìm một phương pháp học tập đúng cần đặt ra các mục tiêu và biết cách sắp xếp thời gian hợp lý. Thế nào là một cách học tốt, một cách học hiệu quả, mỗi người có một cách học khác nhau, không thể lấy cách học của người này gán ghép cho người khác vì mỗi người có khả năng tiếp thu và cách thức tiếp thu khác nhau. Tuỳ vào hoàn cảnh và quỹ thời gian của mỗi người xây dựng một kế hoạch học tập, thời gian biểu một cách tối ưu nhất, làm sao để có một thời gian học tập, sinh hoạt, ăn uống, vui chơi hợp lý, tránh đưa mình vào căng thẳng, mệt mỏi. Những kinh nghiệm học tập mà tôi chia sẻ dưới đây, mong rằng sẽ giúp các bạn tham khảo bổ sung vào những thiếu sót trong quá trình học tập của mình, với các bạn tân sinh viên, hy vọng đây sẽ là những cẩm nang hữu ích cho việc học sắp tới của các bạn. Bởi “ Có rất nhiều điều đại học không dạy bạn, nhưng bạn sẽ học được rất nhiều từ đại học”, và bạn sẽ học được những điều đó ở ngôi trường Đại Học Tây Bắc này.

1.Cần xác định rõ mục tiêu của việc học đại học

Khá nhiều bạn tân sinh viên ngay khi đặt chân vào cổng trường đại học có tâm lý xả hơi mà bỏ lỡ các cơ hội học tập hay vẫn quen với phương pháp học từ phổ thông , chính bởi vậy kết quả ở những kỳ học đầu tiên ở đại học sẽ khiến nhiều bạn sinh viên có tâm lý khủng hoảng, chán nản, các bạn mất dần động lực để cố gắng .Sau khi mất đi cái cốt lõi là niềm yêu thích, là động lực thì phương pháp học hiệu quả đến đâu cũng trở nên vô ích. Bên cạnh việc xác định động lực học, việc thay đổi sự thụ động của bản thân bằng cách chủ động tiếp nhận kiến thức từ thầy cô. tự học, học hỏi anh chị khoá trên, hỏi bạn bè cũng là cách để các bạn tân sinh viên có được những trải nghiệm thực tế trong phương pháp học chứ không đơn thuần là học để đối phó. Tự tạo hứng thú cho bản thân với các môn học kể cả các môn học đại cương, các môn lý luận để không có cảm giác sợ sệt, chán nản.

2.Sử dụng tiền một cách hợp lý

Ngoài việc học tập sẽ có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi học đại học, hãy thực hiện những việc dưới đây nếu như bạn không muốn lãng phí khoản tiền dành cho việc học đại học:

• Lập một ngân quỹ riêng và chi tiêu trong phạm vi ngân quỹ đó

• Mở tài khoản ngân hàng và kiểm tra thường xuyên số dư tài khoản để kiểm soát việc chi tiêu và chi tiêu hợp lý

• Hãy chỉ sử dụng di động khi thực sự cần thiết vì số tiền chi cho gọi điện sẽ “ngốn” một khoản tiền không nhỏ trong ngân quỹ của bạn

3.Giữ sức khoẻ và tâm lý ổn định

Ông cha ta có câu: Có sức khoẻ là có tất cả, để có thể học tập tốt các bạn cần có một cơ thể khoẻ mạnh và một cái đầu lạnh:

• Ngủ đủ giấc

• Đừng trông chờ vào cà phê hay những đồ uống có hàm lượng cafêin cao để duy trì sự tỉnh táo.
Những đồ ăn bổ dưỡng như sữa, bơ lạc, ngũ cốc không đường, hoa quả và rau xanh sẽ giúp bạn không chỉ khoẻ mạnh mà còn tỉnh táo nữa

• Tránh đồ ăn không có lợi cho sức khoẻ, đồ ăn nhanh như bánh mì và khoai tây chiên rất ngon nhưng không có lợi cho sức khoẻ

• Tận dụng dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên trong trường gồm những dịch vụ sơ cứu, kiểm tra sức khoẻ, cấp phát thuốc

• Hãy xin lời khuyên của các thầy cô hay những sinh viên khoá trước khi gặp khó khăn , họ sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn, thất vọng hay lo lắng

4.Đọc nhiều sách, báo

Việc thu nhận các kiến thức trên giảng đường đại học là quan trọng nhưng chưa đủ , sinh viên chúng ta nên đọc nhiều sách, báo để tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy lý luận và luyện khả năng ngôn ngữ.

Việc đọc sách báo hàng ngày để nắm bắt tình hình trong và ngoài nước sẽ giúp bạn có thêm kiến thức thực tiễn, đồng thời giúp bạn không bị lạc hậu về thông tin từ đó trau dồi những điều hay, trao đổi những điều thú vị với bạn bè, áp dụng vào việc học và sinh hoạt của chính mình. Thư viện trưòng ta sẽ cung cấp nhiều thể loại sách, báo được cập nhật để bạn tự do khai thác thông tin, ngoài ra Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện của trường Đại học Tây Bắc là một thư viện tốt có không gian yên tĩnh, đa dạng thể loại sách , tài liệu nghiên cứu và thiết bị tra cứu điện tử hiện đại.

5. Học ở nhà và chuẩn bị bài trước khi lên lớp

Khi học ở nhà bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý:

• Đặt mục tiêu cần đạt tới: hôm nay phải làm xong bài tập môn này, phải học thuộc nội dung nào đó, và luôn quyết tâm làm để giải quyết vấn đề

• Không nên học 1 môn trong thời gian dài, mà nên học 2 hay 3 môn , chèn môn lý thuyết và môn bài tập để tránh nhàm chán

• Mỗi khi học không nên học xuyên suốt mà phải nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc không căng thẳng
Luôn chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp

• Làm bài tập về nhà , học bài cũ, xem qua bài mới trước khi lên lớp , công đoạn giúp nắm tới 20% -40% kiến thức , trong giờ học cần chú ý nghe giảng để nắm được dàn bài , khái niệm hoặc công thức là ta đã nắm được 60% kiến thức , khi về nhà chúng ta xem lại lý thuyết và vận dụng vào làm bài tập,như thế là nằm được 80% , còn 20% là do chúng ta áp dụng vào thực tế là khả năng của mỗi người
6.Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá

• Nên tham gia các hoạt động ngoại khoá khi các bạn ngồi trên giảng đường đại học bởi nó không chỉ giúp các tân sinh viên mở rộng các mối quan hệ , mà còn giúp các bạn trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân, phục vụ cho công việc sau này.

• Khi bước chân vào cổng trường đại học có khá nhiều thứ chi phối các bạn sinh viên mà không phải tất cả đều là cơ hội tốt , hoạt động ngoại khoá là kênh đem lại rất nhiều cơ hội , nếu biết nắm bắt cơ hội và mạnh dạn thể hiện bản thân là điều cần thiết với các bạn sinh viên , đặc biệt là các bạn tân sinh viên vào trường còn nhiều xa lạ, từ đó mạnh dạn nắm bắt các cơ hội mới.

• Tham gia hoạt động xã hội không chỉ để giao lưu học hỏi mà thông qua đó các bạn tân sinh viên có thêm nhiều kỹ năng sống, kinh nghiệm cho bản thân trong các hoạt động chuyên môn sau này. Nhưng cũng cần chung hoà giữa học tập và hoạt động , đặt mục tiêu học tập trên hết , lấy hoạt động làm động lực để cố gắng hoàn thiện bản thân , để sau khi kết thúc thời gian ở giảng đường đại học các bạn sinh viên trang bị cho mình vốn kiến thức tạm đủ về kỹ năng và nghiệp vụ để hoàn thành công việc tốt nhất.

7. Tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu về đề tài khoa học mà mình tâm đắc

Đối với các bạn tân sinh viên điều này còn mới lạ, nhưng tôi sẽ lý giải để các bạn thấy được lợi ích của phương pháp học này, từ đó các bạn sẽ đặt nó vào trong quá trình học của mình:

• Nếu bạn dự tính trong tương lai sau khi học xong 4 năm đại học sẽ tiếp tục học lên thạc sĩ , tiến sĩ, hoặc đơn giản là vì bạn muốn có thêm nhiều phần trăm cơ hội ra trường với tấm bằng giỏi , vì làm đề tài nghiên cứu khoa học sẽ được cộng điểm rất nhiều nếu đề tài của bạn được công nhận, nhưng nếu bạn dự tính học lên cao thì nghiên cứu khoa học là cơ hội để bạn đặt những bước chân vào thế giới khoa học , nếu không thì đây cũng là một trải nghiệm thú vị giúp bạn tìm hiểu sâu cề lĩnh vực mà mình yêu thích , định hình phát triển tư duy khoa học , tư duy lôgic, và kỹ năng giải quyết vấn đề , rất có ích cho tương lai

• Khi làm đề tài kiến thức tổng quan và kiến thức chuyên ngành : kỹ năng làm việc nhóm, thu thập tư liệu, trình bày báo cáo, thuyết trình,… sẽ là những điều mà bạn tích luỹ được khi tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời các đề tài nghiên cứu khoa học chất lượng cao sẽ được đề cử tham gia các giải thưởng cao hơn . Vì vậy hãy chủ động tham gia các buổi tư vấn, hướng dẫn kỹ năng và phương pháp nghiên cứu , và đăng ký đề tài khoa học sinh viên và thực hiện đề tài tốt nhất có thể

8.Chủ động “săn” học bổng và các cơ hội hỗ trợ học tập

Có rất nhiều nguồn hỗ trợ của các tổ chức , cá nhân, đơn vị cho các bạn sinh viên với các học bổng khuyến khích học tập , học bổng cho sinh viên giỏi,.. bạn hãy tích cực theo dõi những thông tin này trên thông báo , bản tin của phòng công tác sinh viên- quản lý người học , và đặt ra kế hoạch giành học bổng ngay từ bây giờ

9. Rèn luyện tác phong hiện đại và kỷ luật

9.1 Sinh viên gương mẫu

• Có tinh thần thái độ học tập đúng đắn , hoàn thành tốt chương trình học và đạt kết quả tốt, không vi phạm quy chế học tập và thi cử

• Xây dựng thói quen đọc sách báo và các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt

• Tích cực nâng cao học tập tin học , ngoại ngữ , khuyến khích tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa / bộ môn trở lên

9.2 Tác phong

• Tham gia đầy đủ các tiết học , lối sống giản dị

• Trang phục đi học lịch sự . nghiêm túc và phù hợp

• Nghiêm túc thực hiện giờ giấc theo nội quy

9.3 Năng động , dám nghĩ , dám làm

• Tư tưởng chính trị vững vàng, không ngừng tìm tòi nghiên cứu những cách làm hay, giải pháp hiệu quả

• Lời nói đi đôi với hành động, tinh thần quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ

• Tác phong nhanh nhẹn , chủ động trong học tập , trong cuộc sống, ham học hỏi

10.Biết cách giải trí và giải trí lành mạnh

Những mục tiêu về học tập hoặc công việc đôi khi trở thành áp lực cho bạn , việc tạo cho mình những thói quen thư giãn và giải trí điều độ đó chính là điều mà sinh viên cần lưu ý. Tham gia hoạt động xã hội , tập thể dục hàng ngày , giao lưu với bạn bè , đi du lịch , thưởng thức nghệ thuật ,… là những hoạt động bình thường , quen thuộc với mỗi sinh viên . Nếu bạn biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý, điều hoà giữa việc học và giải trí sẽ giảm thiểu được những căng thẳng trong cuộc sống. Các bạn cần ý thức được các hình thức giải trí lành mạnh , phù hợp , không tốn thời gian vào cờ bạc , bia rượu, game online, và các tệ nạn xã hội khác.Nhà trường/khoa/bộ môn cũng thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho các bạn tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật và các chương trình giải trí lành mạnh dành cho sinh viên.

11. Làm thêm hợp lý

Khi đã trở thành một sinh viên , các bạn không thể bỏ qua các công việc làm thêm ngoài giờ học, đó là cơ hội cho các bạn tích luỹ kinh nghiệm , trang trải cuộc sống, do đó cần có sự lựa chọn hợp lý để chọn cho mình một công việc phù hợp . Trước khi tìm việc làm bạn hãy tự biết đánh giá năng lực của mình để chọn được một công việc phù hợp , cũng như biết sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và đi làm. Cac bạn cần phải xác định đi làm thêm để có kinh nghiệm thực tế, sau đó mới tính đến trang trải cuộc sống, không nên vì quá mải mê kiếm tiền mà bỏ quên mục đích chính là học tập.

12. Kinh nghiệm học tiếng Anh

Có rất nhiều bạn sinh viên gặp khó khăn khi học tập môn tiếng Anh, dù vậy Tiếng Anh lại là một môn học rất quan trọng với chúng ta ,nên tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm học tiếng Anh:

• Tạo cho mình một niềm đam mê với môn học, học tiếng anh bạn có thể đi du lịch ở nước ngoài, hoặc có cơ hội đi du học

• Tạo cho mình thói quen nghe tiếng anh mọi lúc mọi nơi, trên xe bus, lướt web, nghe nhạc , xem phim,…

• Học tiếng anh qua phim ảnh, qua bạn bè, trên sách báo, hoặc tham gia các khoá đào tạo tiếng anh giao tiếp, thi lấy chứng chỉ tiếng anh,…

Trên đây là những chia sẻ về những kinh nghiệm học tập của bản thân tôi và sự hướng dẫn chỉ bảo hiệu quả của các thầy cô giáo. Rất mong những kinh nghiệm nhỏ bé của tôi có thể có ích phần nào với các bạn trong quá trình học tập sắp tới, đặc biệt là với các bạn tân sinh viên, hy vọng rằng với những điều mà tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn vững tin hơn để bước vào con đường mình đã chọn, các bạn hãy nhớ rằng : “Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống…” .

Cuối cùng tôi xin cám ơn toàn thể hội nghị đã chú ý lắng nghe, xin chúc các thầy cô giáo trong năm học mới có nhiều sức khoẻ, và công tác tốt, chúc các bạn sinh viên K55 có một năm học mới gặt hái được nhiều thành công, và một lần nữa chúc hội nghị của chúng ta thành công rực rỡ!

Đinh Lê Liên
Lớp K54 ĐH Kế toán

Báo cáo kinh nghiệm học nhóm – Hội nghị học tốt năm học 2014 – 2015

Học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi sinh viên. Để việc học được tốt nhất, đem lại hiệu quả cao, tôi đã chọn cho mình phương pháp học tập tích cực. Chính phương pháp học tập tích cực đã cho tôi có được vốn kiến thức quan trọng là hành trang vững chắc nhất trên con đường học tập, phấn đấu cho sự nghiệp sau này. Muốn được như thế mỗi chúng ta phải cố gắng học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mong rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp cho việc học tập của các bạn sinh viên đặc biệt là tân sinh viên đạt được hiệu quả cao.

unnamedNhư các bạn đã biết, khối lượng kiến thức ở bậc đại học vô cùng lớn,sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp học ở bậc phổ thông và bậc đại học là: đại học là tự học, tức là sinh viên phải biến quá trình đào tạo của người thầy trở thành quá trình tự đào tạo của mình. Người thầy giữ vai trò chỉ cho chúng ta hướng đi, hướng tiếp cận vấn đề. Do đó đòi hỏi sinh viên phải có sự tập trung cao độ, tìm cách chắt lọc, lựa chọn trong quá trình ghi chép vì không hẳn ghi đủ ý thầy là thi được điểm cao mà cần tìm hiểu thêm qua ý kiến bạn bè và trong các tài liệu khác. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Bên cạnh có một phương pháp học tập thích hợp, tôi còn đặt ra mục tiêu cụ thể để phấn đấu, ví dụ như mục tiêu cần đạt được ở mỗi môn học, mỗi kỳ học, mỗi năm học, mục tiêu cần đạt được ở trường đại học là gì? từ đó để có thêm động lực học tập và phấn đấu. Với những mục tiêu đã đề ra và một phương pháp học tập phù hợp với bản thân.

Hầu hết những sinh viên đều gặp khó khăn với các môn học trong chuyên ngành của mình. Vậy để học được các môn đó một cách có hiệu qảu nhất thì các bạn không chỉ phải học cách tư duy độc lập, tự học… mà còn phải học cả kỹ năng làm việc nhóm, hay nói cách khác là kỹ năng học nhóm.

Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.

Học nhóm trong sinh viên là cách thức học tập của nhóm người có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ với nhau để cùng nhận dạng, phân tích và luận giải các vấn đề học tập đặt ra, từ đó lĩnh hội, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi – kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp sinh viên có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình.

Để việc học nhóm thật hiệu quả

Nếu như cho rằng học nhóm phải toàn những người có sức học ngang ngửa nhau thì thật là sai lầm. Phải có người nhỉnh hơn một chút, như thế việc giải quyết các bài tập khó, các vấn đề phức tạp sẽ trở nên thuận lợi hơn. Mỗi người đều có một thế mạnh riêng và phải biết phát huy thế mạnh ấy của mình. Thông thường một nhóm gồm 3 – 5 người, cũng có thể hơn. Để tiến hành các hoạt động của nhóm, thành viên nên làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm.

Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau. Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm nên mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội.

• Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở trường của mình mà còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó. Mỗi người nên suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết riêng sau đó sẽ trao đổi, thảo luận cùng cả nhóm.

• Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên được các thành viên khác động viên, giúp đỡ.

• Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích cực đến việc học, làm tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề, tăng thêm chi tiết để cân nhắc.

Để có được một nhóm học có hiệu quả tốt thì chúng ta nên phải tuân thủ và thực hiện theo 6 bước sau:

• Bước 1: Đầu tiên là thành lập nhóm. Số lượng sinh viên tham gia trong nhóm khoảng 3- 5 thành viên. Nhóm nên có nhóm trưởng. Nhóm phải được hình thành trên sự tự giác, tính tích cực, tinh thần trách nhiệm cao của mỗi thành viên và có thể do giáo viên và các lực lượng khác chỉ đạo, hướng dẫn việc thành lập nhóm.

• Bước 2: nghiên cứu của cá nhân. Các thành viên tự nghiên cứu, suy nghĩ, giải quyết các câu hỏi ôn tập dưới dạng đề cương, vạch ra các vấn đề khúc mắc, khó hiểu, vấn đề chưa rõ ràng mà tự mình chưa hiểu, chưa giải quyết được cần phải được đưa ra trao đổi. Đồng thời tự ghi lại kết quả nghiên cứu của mình để trao đổi trong nhóm.

• Bước 3: làm việc nhóm. Giai đoạn này nhóm tiến hành trao đổi, trong đó một thành viên trong nhóm sẽ đưa ra ý kiến trao đổi, các thành viên còn lại chú ý lắng nghe, ghi chép tự rút ra các ưu điểm và nhược điểm của ý kiến đó và đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi nếu có.

• Bước 4: đưa ra kết luận ban đầu. Nhóm tiến hành kết luận thống nhất các ý kiến trên cơ sở các thành viên đã tham gia vào phân tích, luận giải vấn đề học tập được đưa ra trao đổi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Lúc này cả nhóm đi đến thống nhất về cách hiểu, cách trả lời, cách trình bày, diễn đạt vấn đề học tập khi thi – kiểm tra.

• Bước 5: hợp tác với giáo viên. Sau khi trao đổi, hợp tác với bạn ở nhóm giai đoạn này sinh viên nên chủ động gặp gỡ, hỏi giáo viên về vấn đề bản thân còn băn khoăn, vướng mắc, chưa hiểu, chưa lí giải rõ ràng, khúc triết để tham khảo thêm ý kiến của giáo viên về sản phẩm học tập của mình, về cách làm bài thi, cách vận dụng tri thức vào thực tiễn.

• Bước 6: tự vận hành sau sự góp ý của giáo viên. Giai đoạn này sinh viên cần tự kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ sản phẩm nghiên cứu của mình, từ đó tự điều chỉnh, bổ sung nếu chúng cần thiết. Tự rút kinh nghiệm về cách phân tích, luận giải các vấn đề học tập, về cách học, cách làm bài thi – kiểm tra môn học.

Trên đây là 6 bước cơ bản cần thiết để có được một nhóm học cho hiệu quả tốt nhất có thể. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều nhóm có thể xảy ra trường hợp như một tập thể bao gồm nhiều cá nhân, mà mỗi cá nhân lại có một suy nghĩ, tư duy khác nhau, dẫn đến bất đồng quan điểm, không thống nhất được với nhau. Vì thế, khi đã thành lập một tập thể để học nhóm chúng ta nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

• Đầu tiên, tổ chức các nhóm phải chặt chẽ, có cơ cấu tổ chức hợp lý hợp thành thể thống nhất, từng thành viên và nhóm trưởng phải phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy trình học nhóm khi học tập các môn học.

• Tiếp là cần tuân thủ các khâu, các bước của quy trình học nhóm; cần quản lý chặt chẽ kế hoạch học nhóm của mỗi nhóm tránh tạo thành buổi trao đổi ngoài những nội dung học tập.

• Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, trình độ, sở trường của từng thành viên, mỗi người phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong quy trình học nhóm.

• Cần tạo ra bầu không khí trao đổi cởi mở, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ; không áp đặt lối suy nghĩ riêng của cá nhân trong quá trình trao đổi, khi họp nhóm cần chú ý tính toán thời gian bảo đảm mỗi cá nhân có đủ thời gian để tiến hành ôn tập riêng trong học tập.

• Và cuối cùng, tiến hành rút kinh nghiệm sau mỗi lần học nhóm khi kết thúc môn học kịp thời bổ sung, điều chỉnh cách thức phối hợp hoạt động trong nhóm để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay.

Học nhóm có thể áp dụng đối với những môn nào?

Tất cả các môn từ xã hội học đến các môn khoa học chúng ta đều có thể học nhóm. Đối với các môn nằm trong diện học thuộc lòng, hình thức học nhóm có vẻ đơn giản hơn, vì những con chữ đã được phơi bày ra trước mắt, việc còn lại của bạn chỉ là nuốt chúng vào bộ nhớ và trả bài lại cho thành viên trong nhóm. Sau đó bạn sẽ làm công việc ngược lại với từng thành viên trong nhóm. Điều đó sẽ giúp bạn tiếp thu bài rất tốt, vì bạn sẽ nghe mọi người trong nhóm trả đi trả lại một bài học thật nhuần nhuyễn và điều đó sẽ khắc sâu vào bộ nhớ của bạn hơn là khi bạn ngồi một góc ở nhà lẩm bẩm một mình. Còn với các môn khoa học thì đòi hỏi trong nhóm phải có một thành viên “nhỉnh” hơn các thành viên còn lại một chút. Vì nếu như ai cũng như nhau thì khi gặp một bài toán khó, sẽ có vô số những cặp mắt ngơ ngác nhìn nhau, vò đầu bức tóc rồi cả nhóm sẽ nhanh nản chí mà đầu hàng những bài toán khó đó. Hầu hết khi học nhóm với các môn này, trong nhóm phải có ít nhất một bạn thông minh và tận tình nào đó để giảng giải từng chi tiết cho các bạn của mình.

Trên đây là các phương pháp thành lập nhóm, học nhóm sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp đó cũng sẽ vô tác dụng nếu như các thành viên trong nhóm không có ý thức tự giác: tự giác về bài vở, về thời gian, hay về việc phát biểu ý kiến riêng của mình… Vì thế, hãy hoàn thành tất cả những bài tập có thể làm, dàn ý bài học thuộc, các bài đọc tham khảo đối với môn xã hội; hãy trình bày những gì mình đã chuẩn bị và tự đặt ra câu hỏi cho những vấn đề mình đang thắc mắc; tham gia và nỗ lực để hiểu quan điểm của các thành viên khác cũng như ý kiến của họ. Ngoài ra, bạn cũng phải hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là một thành viên trong nhóm để đưa nhóm đi lên như: mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người trong nhóm phải phát biểu, đóng góp ý kiển của họ; mọi người trong một nhóm phải có trách nhiệm với nhau, giúp nhau tiến bộ…

Học nhóm giúp bạn có cơ hội thể hiện khả năng thuyết trình của mình, khiến bạn tự tin hơn rất nhiều. Học nhóm cũng là cách để bạn thắt chặt thêm tình đoàn kếtvới mọi người. Tuy nhiên, đừng thể hiện cái “Tôi” thái quá, luôn thể hiện tinh thần khiêm tốn, học hỏi, không kết thúc học nhóm sẽ là sự ganh ghét, bài xích lẫn nhau.

Về hình thức học nhóm thì bạn có thể lên thư viện, lập các trang web trên mạng để cùng nhau trao đổi thông tin, bài vở; hay bạn có thể chat voice để cùng nhau thảo luận một vấn đề nào đó khi các thành viên trong nhóm ở quá xa nhau, vừa tiết kiệm được nhiều thời gian lại mang lại hiệu quả tốt trong học tập.

Khi học nhóm, bạn sẽ có được rất nhiều lợi ích. Nó không những giúp bạn cải thiện tình hình học tập của mình mà nó còn giúp bạn rèn luyện thêm được kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình, nó sẽ giúp bạn tự tin hơn và thân thiết với bạn bè hơn. Chính vì thế, học nhóm là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình học tập của các bạn sinh viên hiện nay. Vậy với những kinh nghiệm đã chia sẻ như trên, tôi mong các bạn sẽ sớm tìm cho mình được một phương pháp học đúng đắn và có hiệu quả nhất cho mình.

Phạm Thị Khánh Ly
Lớp K53 ĐH Kế toán

Báo cáo kinh nghiệm học tốt các môn học thỉnh giảng – Hội nghị học tốt năm học 2014 – 2015

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô và toàn thể hội nghị!

Tôi tên là Lò Minh Hiếu, đến từ lớp K52 ĐH Tài chính Ngân hàng. Hiện nay, Khoa Kinh tế đang thực hiện việc liên kết đào tạo với trường ĐH Kinh tế quốc dân, do đó tôi thường xuyên được tiếp xúc với việc học những môn thỉnh giảng do các thầy cô trường ĐH Kinh tế quốc dân lên giảng dạy. Vì vậy, đến với hội nghị học tốt hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm học tốt các môn thỉnh giảng.

Hieu52TCNHViệc học các môn thỉnh giảng gây ra cho sinh viên chúng ta không ít khó khăn

Thứ nhất, có rất nhiều bạn còn lo lắng về cách học, không biết nên học như thế nào là tốt nhất vì đây có thể là lần đầu tiên các bạn được học theo cách học này.

Thứ hai, học thỉnh giảng đồng nghĩa với việc chúng ta phải tiếp thu lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, việc tiếp thu bài sẽ khó khăn hơn những môn học với thời gian dài hơn và dàn trải đều trong học kỳ.

Thứ ba, nhiều vấn đề nội dung nhỏ, không trọng tâm trong môn học có thể không được đề cập đến hay bản chất của một số nội dung kiến thức chính chưa được giải thích đầy đủ dẫn đến khó hiểu.

Bên cạnh những khó khăn trên, nhiều bạn sinh viên sau khoảng thời gian học căng thẳng, mệt mỏi có ý nghĩ sẽ nghỉ xả hơi nên không xem lại bài vở khi học xong, vì vậy dẫn đến việc chúng ta rất dễ quên kiến thức.

Sau 2 năm tiếp cận và học rất nhiều môn thỉnh giảng, tôi có rút ra cho mình một số kinh nghiệm cho việc học những môn này. Đến với hội nghị học tốt hôm nay, tôi xin được chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm học các môn thỉnh giảng.

Đầu tiên, các bạn hãy tạo cho mình một tâm lý thoải mái trước khi bước vào học, đồng thời tìm hiểu về môn học qua mạng internet hay đọc trước giáo trình, xin tài liệu môn học với các anh chị khóa trước. Phải xác định cho mình cách học từng môn, có những môn sẽ thiên về phần lý thuyết hay có những môn lại thiên về phần bài tập nhiều hơn.

Khi học trên lớp, các bạn hãy cố gắng chăm chú nghe giảng để nắm chắc được bản chất những nội dung chính hay những dạng bài tập mà thầy cô giáo nhấn mạnh. Trong lớp phát biểu ý kiến xây dựng bài để hiểu bài hơn, ghi lại những ý trọng tâm những gì không biết hãy đánh dấu lại để về tìm hiểu thêm. Sau mỗi buổi học, dù mệt các bạn hãy dành một chút thời gian để xem lại bài đã học trên lớp, nếu còn gì thắc mắc buổi sau lên lớp có thể hỏi bạn bè hoặc thầy cô.

Vì các môn học thỉnh giảng này chúng ta học cả ngày và học trong khoảng thời gian ngắn nên vào những buổi học cuối rất nhiều bạn cảm thấy chán nản vì căng thẳng, mệt mỏi và không muốn học tiếp. Những lúc đó, các bạn hãy tạo cho mình 1 tâm trạng thật thoải mái bằng những hoạt động giải trí lúc giờ nghỉ giải lao hay sau mỗi giờ học.

Sau khi kết thúc môn học các bạn có thể dành cho mình 1 ngày để nghỉ ngơi, sau đó hãy xem lại bài, có gì không hiểu có thể hỏi bạn bè hoặc hỏi thầy cô qua điện thoại hay mail để nắm chắc kiến thức hơn. Nhờ đó, trước khi thi việc ôn tập sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Sau khi học môn nào các bạn nên nắm chắc lại kiến thức môn đó sẽ giúp cho các bạn cảm thấy thoải mái hơn trước khi tiếp tục bước vào môn học thỉnh giảng tiếp theo.

Tôi luôn tâm đắc với câu nói: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”, chính vì vậy tôi luôn cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng của gia đình, thầy cô và xứng đáng là thế hệ thanh niên chủ nhân tương lai đất nước.

Trên đây là báo cáo kinh nghiệm học các môn thỉnh giảng của tôi, kính mong hội nghị đóng góp ý kiến để báo cáo được đầy đủ hơn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt; chúc các bạn sinh viên học tốt và đạt kết quả cao; chúc hội nghị thành công tốt đẹp

Lò Minh Hiếu

Lớp K52 ĐH TCNH

Bộ môn kế toán tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 9

Ngày 25/9/2014, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Kế toán đã tổ chức Seminar cấp bộ môn nội dung xoay quanh môn học Kế toán ngân s ách xã phường và Kế toán thuế. Ths. Đỗ Thị Minh Tâm trình bày Báo cáo: “Phân cấp nguồn thu, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa các cấp NS tỉnh với NS cấp xã thời kỳ 2011 – 2015 áp dụng với tỉnh Sơn La”. Thông qua báo cáo người nghe có cái nhìn tổng quát các khoản thu NS của tỉnh và tỷ lệ phân chia giữa c ác cấp NS. Đây cũng là nội dung đư ợc các thành viên trong bộ môn thảo luận sôi nổi. Ths. Lê Thị Thanh Nhàn với Báo cáo: “Thông tư 60/2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường thị trấn” đã tóm lược những quy định chung v ề quản lý ngân sách cũng như các nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã, phường thị trấn. Liên quan đến kế toán thuế, Ths. Lê Phương Hảo đã đưa ra các câu hỏi thú vị để bộ môn thảo luận liên quan hàng tiêu dùng nội bộ thông qua Báo cáo: “Một số vấn đề về hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ” Trong quá tr ình thảo luận các thành viên đã đưa ra ý kiến và có sự so sánh giữa quy định mới và quy định cũ. Buổi sinh hoạt SMN bộ môn đã thành công tốt đẹp!

Nguyễn Thị Phương Thảo

Bộ môn Kinh tế tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 10 – lần 1

Chiều ngày 01.10.2014, tại văn phòng Khoa Kinh tế đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề”Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000- 2013” do bộ môn Kinh tế tổ chức. Tham dự buổi sinh hoạt có đ/c Đặng Công Thức – trưởng bộ môn Kinh tế cùng các giảng viên trong bộ môn kinh tế.

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, báo cáo chính, Th.s Đặng Công Thức đã trình bày báo cáo“Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000- 2013”, trong đó trình bày rất chi tiết những vấn đề như: khái niệm thị trường chứng khoán, các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán, hàng hóa của thị trường chứng khoán… và đặc biệt đi sâu, làm rõ thực trạng thị trường giao dịch chứng khoán chính thức ở Việt Nam thời điểm hiện tại, như về cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, về sở giao dịch chứng khoán, về hoạt động của thị trường…Có thể nói, kiến thức về chứng khoán là một lĩnh vực khá mới mẻ, nhưng đầy thú vị và hấp dẫn đối với các cán bộ giảng viên trong tổ bộ môn, vì vậy những nghiên cứu chi tiết, cụ thể mà Đ/c Thức trình bày trong báo cáo thực sự rất hữu ích và thu hút người nghe.  Cũng thông qua báo cáo này, tác giả mong muốn nhận được sự trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp về chuyên đề mà tác giả báo cáo để phục vụ cho việc giảng day, nghiên cứu khoa học.

10718284_540346122763434_190381933_o

Toàn cảnh buổi Seminar

Đóng góp cho báo cáo của đ/c Đặng Công Thức, đ/c Phan Nam Giang đã trình bày báo cáo” Thực trạng hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, giảng viên Đỗ Thị Thu Hiền trình bày báo cáo “Thực trạng hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” và giảng viên Đặng Huyền Trang trình bày báo cáo “Tóm tắt những lý luận cơ bản về tổ chức, hoạt động của thị trường chứng khoán”. Về cơ bản, các báo cáo này đã mở thêm những hướng nghiên cứu mới, đóng góp thêm những nội dung mới cho báo cáo chính của đ/c Đặng Công Thức, tạo cơ hội học hỏi, trao đỏi chuyên môn, không chỉ là giữa các báo cáo viên với nhau mà còn với tất cả các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề.

Ngoài ra, các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề còn tiến hành đóng góp ý kiến sôi nổi, tích cực cho các báo cáo trình bày ở trên.

Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề, đ/c Đặng Công Thức đã tổng kết lại các nội dung chính của buổi sinh hoạt, đồng thời cũng  mong muốn các giảng viên luôn giữ thái độ tích cực học hỏi, nghiên cứu, trao đổi thẳng thắn, sôi nổi, để buổi sinh hoạt chuyên đề thực sự là cơ hội cho các giảng viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Mai Nguyễn Phương Dung

Đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam

  1. Đặt vấn đề

Khủng hoảng kinh tế nổ ra, kéo theo hệ lụy là tình trạng thất nghiệp gia tăng. Việt Nam được coi là một nước có dân số trẻ, nhóm người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, trong giai đoạn nền kinh tế sau khủng hoảng còn nhiều khó khăn thì việc đáp ứng được đầy đủ nhu cầu công việc là khó có thể thực hiện được. Năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp  là 4,65%, năm 2009 là 4,66% tăng 0,01 so với năm 2008. Như vậy, có thể thấy khủng hoảng kinh tế có tác động tới tình trạng thất nghiệp. Để làm rõ mối quan hệ này, nhóm tác giả tiến hành “Nghiên cứu tác động của khủng hoảng kinh tế đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam”.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu giáo trình kinh tế, các xuất bản khoa học về vấn đề khủng hoảng và thất nghiệp. Các báo cáo của Chính phủ, Bộ Ngành, số liệu của Tổng Cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài,… cũng như các bài viết đăng trên các báo, các tạp chí khoa học chuyên ngành như: Kinh tế và Dự báo, Tạp chí tài chính, Kinh tế và Đô thị…

Quá trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh nhằm đối chiếu số liệu về tình hình kinh tế – xã hội, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thiếu việc làm… qua các năm, qua đó tiến hành phân tích các bảng biểu, phân tích tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trên cơ sở các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu.

  1. Nội dung

3.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến tình trạng thất nghiệp trong thời kì khủng hoảng

Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, trong đó phải kể đến vấn nạn thất nghiệp. Điều đáng nói, tỉ lệ thất nghiệp phản ánh “bất ổn” ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang phải đương đầu với vấn đề thiếu việc làm. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm nhân công khiến cho số người thất nghiệp không ngừng gia tăng. Dân số nước ta không ngừng tăng lên, đồng nghĩa với việc mỗi năm lại tăng thêm một lượng lao động trong khi nền kinh tế năm 2008 lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trầm trọng. Cuộc khủng hoảng dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Tính trong năm 2008, theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số doanh nghiệp phá sản khoảng 70 000 doanh nghiệp, 200 000 doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn. Tính đến hết quý I năm 2009, trong tổng số 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trên bờ vực phá sản có tới 7 000 doanh nghiệp tuyên bố giải thể và 3 000 doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Xét trong toàn khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mức suy giảm lên tới 30 – 50% so với thời kì trước khủng hoảng.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu người, xuất khẩu lao động 85000 người. . Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn, số lượng lao động xuất khẩu sang các quốc gia giảm hẳn.

Bảng 1: Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của các vùng năm 2008

(Đơn vị: %)

Vùng Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm
Chung Thành
thị
Nông
thôn
Chung Thành
thị
Nông
thôn
Cả nước 2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10
Đồng bằng sông Hồng 2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23
Trung du và miền núi phía Bắc 1.13 4.17 0.61 2.55 2.47 2.56
Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34
Tây nguyên 1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65
Đông Nam Bộ 3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69
Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong thông báo gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh, tổng số lao động bị mất việc lên tới hơn 1.000 người. Hàng nghìn lao động mất việc cuối năm 2008. Phần lớn những công nhân thất nghiệp bị sa thải hoặc do doanh nghiệp bị phá sản chủ yếu thuộc các ngành may mặc, giày da, dép, ngành gỗ có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Na Uy, Thái Lan, Hoa Kì, Pháp.

           3.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến tình trạng thất nghiệp sau thời kì khủng hoảng

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, quy mô và mật độ dân số tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế đặc biệt sau thời kì khủng hoảng như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý,… càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc. Trung bình, mỗi năm Việt Nam tiếp nhận thêm 1,1 triệu lao động mới tham gia vào thị trường lao động. Do điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng của đất nước, nguồn lao động ở các vùng đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau. Việt Nam hiện nay có ¾ dân số sống tại khu vực nông thôn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lao động này trong thời gian nông nhàn thường di chuyển đến các thành phố lớn để tìm việc làm. Vì thế, khu vực thành thị thường tập trung số người lao động cao hơn, dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực này có xu hướng tăng cao.

Bảng 2: Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi,

giai đoạn 2009-2013

(Đơn vị: %)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
  1. Cả nước

– Thành thị

– Nông thôn

5,43,2

6,3

3,571,82

4,26

2,961,58

3,56

2,741,56

3,27

2,751,48

3,31

  1. Các vùng

– Trung du và miền núi phía Bắc

– Đồng bằng sông Hồng

– Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

– Tây Nguyên

– Đông Nam Bộ

– Đồng bằng sông Cửu Long

3,1

5,3

5,4

5,4

3,3

9,0

2,15

3,5

4,47

3,7

1,22

5,57

1,87

4,12

3,4

3,1

1,21

4,79

2,51

1,96

3,23

2,82

0,94

4,55

2,66

1,67

2,90

2,42

0,92

5,2

 

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Tỷ lệ thiếu việc làm cũng khá cao trong khu vực nông thôn chiếm hơn 25%. Số lượng đất đai canh tác sẵn có không thể thu hút được nhiều lao động hơn. Theo số liệu do Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội cung cấp, với khoảng 8,1 triệu héc ta đất nông nghiệp và con số tối đa lao động trong ngành nông nghiệp cần thiết là 19 triệu. Những việc làm ngoài thời gian mùa vụ cần sớm được tạo để tránh tình trạng thất nghiệp ở vùng nông thôn đối với khoảng gần 10 triệu người Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như là một vấn đề chính, vì nhiều công nhân đã di chuyển ra các vùng đô thị để tìm việc làm. Việt Nam dự đoán rằng dân số thành thị sẽ tăng lên từ 20% đến 45% vào cuối năm 2020 so với mức hiện nay (Con số dự đoán của ILO), và điều này có nghĩa là hơn 30 triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố để tìm việc làm. Vấn đề này đang gây áp lực đối với các thành phố trong việc tạo thêm những việc làm mới cho họ. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị đã tăng. Các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.

Bảng 3: Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi,

giai đoạn 2009 – 2013

 (Đơn vị: %)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
  1. Cả nước

– Thành thị

– Nông thôn

2,84,6

2,1

2,884,29

2,27

2,223,6

1,6

1,963,21

1,39

2,183,59

1,54

  1. Các vùng

– Trung du và miền núi phía Bắc

– Đồng bằng sông Hồng

– Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

– Tây Nguyên

– Đông Nam Bộ

– Đồng bằng sông Cửu Long

1,4

2,5

2,8

1,4

3,7

3,7

1,21

2,61

2,94

2,15

3,91

3,59

0,87

1,81

2,28

1,31

1,97

2,77

1,91

0,75

2,21

1,47

2,64

2,17

2,65

0,81

2,15

1,51

2,7

2,42

 

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Tỉ lệ thất nghiệp giữa các vùng của nước ta cũng có sự biến đổi không đồng đều giữa các năm và giữa các vùng với nhau. Khu vực Thành thị là nơi có trình độ phát triển khoa học, công nghệ, kĩ thuật sâu rộng hơn ở Nông thôn kéo theo sự đòi hỏi về trình độ lao động, chất lượng lao động ngày càng phải nâng cao. Sau khủng hoảng, kinh tế kém phát triển, lạm phát tăng cao, hàng loạt các doanh nghiệp cắt giảm, thu hẹp hoặc ngưng hoạt động sản xuất khiến đời sống người dân ngày càng đi xuống, thu nhập thấp, tình trạng thất học, chảy máu chất xám cũng gia tăng do vậy lực lượng lao động không còn đáp ứng được nhu cầu thị trường năng động nơi Thành thị. Trong khi đó, nhiều lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới thành lập là từ nông nghiệp chuyển sang, khi các doanh nghiệp này phá sản, những lao động này quoay về nông thôn tìm việc dễ dàng hơn thậm chí khu vực nông thôn vẫn có việc làm. Vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp ở Thành thị cao hơn ở Nông thôn là điều tất yếu.

Theo đánh giá của ông Gyorgy Sziraczki – giám đốc tổ chức lao động quốc tế ILO tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh tới thế hệ người lao động năng động và trẻ nhất. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5,6% (năm 2009) và 4,1% (năm 2010), trong đó khu vực thành thị là 2%; khu vực nông thôn là 4,9%.

Bảng 4: Tỉ lệ thất nghiệp thanh niên, tỉ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên chia theo quý.

(ĐVT: %)

Tỉ lệ thất nghiệp thanh niên Tỉ  lệ thất nghiệp từ 25 tuổi trở lên
  Qúy 4 2012 Qúy 1 2013 Qúy 2 2013 Qúy 3 2013 Qúy 42012 Qúy 12013 Qúy 22013 Qúy 32013
Cả nước 5,29 6,15 5,58 6,94 1,03 1,31 1,31 1,22
Thành thị 8,73 11,28 10,42 11,48 1,87 2,49 2,52 2,2
Nông thôn 4,12 4,55 4,13 5,49 0,64 0,78 0,76 0,77

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê

        Ở Việt Nam sinh viên tốt nghiệp Đại học không dễ gì kiếm được một công việc phù hợp do sự mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu thực tế. Theo kết quả của cuộc kiểm sát việc làm trên gần 3000 sinh viên do trường Đại học Khoa học Xã hội-Nhân văn và dự án nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa-Luxembourg của Đức tiến hành có đến 24% sinh viên không đáp ứng được nhu cầu thị trường và 18% số sinh viên được hỏi cho biết: họ bị từ chối là do nhà tuyển dụng không biết ngành của họ học là gì? Có thể thấy hiện nay các cá nhân đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp với nhu cầu và ngành nghề đào tạo của mình.

  1. Kết luận

         Qua nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy: khủng hoảng và thất nghiệp có tác động qua lại với nhau. Trong bất cứ nền kinh tế nào, tại thời điểm nào cũng có thất nghiệp (đó là thất nghiệp tự nhiên), tuy nhiên, khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra sẽ đẩy tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.Thất nghiệp là vấn nạn toàn cầu gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế – xã hội của một quốc gia. Thất nghiệp gây lãng phí về nguồn nhân lực, khiến cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, nó cũng góp phần gây nên thâm hụt ngân sách nhà nước do trợ cấp thất nghiệp gia tăng trong khi nguồn thu từ thuế thì giảm và gia tăng các tệ nạn xã hội. Thất nghiệp tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới, từ những cường quốc kinh tế hàng đầu như Mỹ và Nhật cho đến những quốc gia đang phát triển không loại trừ Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

  1. Alan Kirman, Nguyễn Quang A dịch, Cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng lý thuyết kinh tế.
  2. Hoàng Mai Hương (03/2010), Tỷ lệ thất nghiệp và chính sách trợ cấp thất nghiệp với bảo vệ vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hôm nay ,Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 1.
  3. Nguyễn Văn Ngãi (12/2008), Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới: Ảnh Hưởng Và Chính Sách Vĩ Mô Của Việt Nam, Kỷ yếu tọa đàm “Khủng hoảng tài chính và giải pháp phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam”- Vụ Kinh Tế – Văn phòng Trung Ương Đảng.
  4. Tổng Cục Thống Kê, Website: gso.gov.vn.
  5. Thời báo kinh tế Việt Nam, Website: VnEconomy.com
  6. Tạp chí tài chính, webside: http://www.tapchitaichinh.vn
  7. Tạp chí kinh tế và dự báo, webside: http://kinhtevadubao.com.vn
  8. Lê Hồng Nhật (2009), Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh 25, 207 – 216.
  9. Nguyễn Đức Thành (2009), Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới – Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam của CEPR, NXB Tri thức.

Tiếng anh

  1. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP, The impact of the global economic downturn on employment levels in Viet Nam: an elasticity approach
  2. Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud (10/2009), Assessing the potential impact of the global crisis on the labour market and the informal sector in Vietnam”.
  3. Nguyễn Việt Cường, Phạm Thái Hưng, Phùng Đức Tùng, Evaluating the Impacts of the Current Economic Slowdown on (Un)employment in Vietnam.

Gvhd: ThS. Đoàn Thanh Hải

Sv: Tô Thị Thanh Huệ

                                                                                     Dương Thị Huệ

                                                                                      Lộc Thị Thu Hà