Chuyên mục chính
Ảnh Hội nghị đối thoại sinh viên năm học 2014-2015
Tiêu chuẩn, quy trình phát triển Đảng
Tiêu chuẩn, quy trình phát triển Đảng
Bài thuyết trình tại Hội nghị đối thoại với sinh viên khoa Kinh tế năm học 2014-2015 do Th.S Đặng Công Thức – Bí thư Liên chi đoàn khoa Kinh tế trình bày.
Chế độ chính sách sinh viên chính quy
Chế độ chính sách sinh viên chính quy
Bài thuyết trình tại Hội nghị đối thoại với sinh viên khoa Kinh tế năm học 2014-2015 do Th.S Đoàn Thanh Hải – Phó Bí thư chi bộ, phó Trưởng khoa Kinh tế trình bày.
Bộ môn quản trị kinh doanh tổ chức hội nghị phương pháp giảng dạy năm học 2014 – 2015
Ngày 30/10/2014, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức hội nghị phương pháp giảng dạy năm học 2014 – 2015. Tham dự hội nghị có đầy đủ 11 đồng chí trong bộ môn.
Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn khá nhiều bất cập. Trong đó, tồn tại lớn nhất tập trung vào chất lượng đào tạo chưa cao. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy cho người học. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Nhằm nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng đào tạo đại học nói chung, nâng cao phương pháp giảng dạy cho giảng viên nói riêng, Bộ môn Quản trị kinh doanh – Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức hội nghị phương pháp giảng dạy năm học 2014 – 2015. Trong buổi hội nghị các báo cáo viên đã trình bày những báo cáo sau:
- Phương pháp giảng dạy truyền thống (Ths.Lã Thị Bích Ngọc) và phương pháp giảng dạy chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong thời kỳ mới (Ths.Hoàng Xuân Trọng).
- Thiết kế bài giảng sinh động, hấp dẫn (Ths.Phạm Thị Vân Anh, Ths.Đỗ Thu Hằng, CN.Đặng Thị Huyền Mi).
- Nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua việc tăng cường, phát huy tính chủ động và năng lực sáng tạo của sinh viên trong thực hành (NCS Đặng Trung Kiên).
- Công tác rèn nghề cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Ths.Vũ Quang Hưng).
Tại hội nghị các đồng chí giảng viên đã trao đổi tích cực, thảo luận sôi nổi về các phương pháp giảy dạy. Chỉ ra ưu và nhược điểm của các phương pháp và cách thức áp dụng các phương pháp giảng dạy trong các môn học. Bên cạnh đó, đưa ra các phương hướng, hành động và biện pháp trong giảng dạy để phù hợp với đối tượng sinh viên của khoa Kinh tế nói chung, chuyên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng đa số là người dân tộc thiểu số và trong những lớp có nhiều sinh viên Lào.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đối với các cấp đào tạo tại Việt Nam nói chung, Trường Đại học Tây Bắc nói riêng là việc làm cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Các giảng viên phải không ngừng sáng tạo, học hỏi để nâng cao trình độ, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo ở bậc đại học hiện nay.
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Bộ môn quản trị kinh doanh tổ chức seminar tháng 10
Ngày 16/10/2014, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức Seminar cấp bộ môn với chủ đề: “Một số vấn đề quan tâm về thương hiệu trong doanh nghiệp” do Ths. Đỗ Thu Hằng làm chủ trì.
Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình.
Thương hiệu tưởng chừng là một khái niệm đơn giản, nhưng thực tế, không ít người làm marketing và chủ doanh nghiệp còn nhầm lẫn do chưa hiểu đúng bản chất về thương hiệu. Hiểu đúng bản chất thương hiệu thì mới có hoạt động quản trị thương hiệu hiệu quả.
Nhằm có được cái nhìn tổng quát nhất về thương hiệu và tạo cơ hội để có thể tiếp thu, học hỏi kiến thức về thương hiệu Bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức Seminar “Một số vấn đề quan tâm về thương hiệu trong doanh nghiệp” do Ths.Đỗ Thu Hằng chủ trì. Seminar có các báo cáo chính sau:
- Những vấn đề cơ bản về thương hiệu – Ths.Đỗ Thu Hằng
Nội dung chính:
– Thương hiệu là gì ?
– Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
– Quan điểm sai lầm về thương hiệu
– Các loại thương hiệu
– Chức năng của thương hiệu
– Vai trò của thương hiệu
- Thương hiệu và kỹ năng thiết kế các yếu tố thương hiệu – Ths. Trương Thị Luân
Nội dung chính :
– Khái quát về thương hiệu
– Kỹ năng thiết kế các yếu tố thương hiệu
- Đăng ký nhãn hiệu tại một số quốc gia, khu vực – CN. Đặng Thị Huyền Mi.
Nội dung chính :
– Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu
– Đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ
– Đăng ký nhãn hiệu tại EU
– Đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
– Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
- Một số tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam – Ths.Lê Thị Hiệp
Nội dung chính :
– Vấn đề thương hiệu tại Việt Nam hiện nay
– Một số vụ tranh chấp thương hiệu tại Việt Nam
– Nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề thương hiệu tại Việt Nam
– Một số giải pháp bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam
Các báo cáo đã cung cấp cơ sở lý luận về một số vấn đề liên quan đến thương hiệu và những ví dụ thực tế, rất hữu ích.
Sau các báo cáo là phần thảo luận của các đồng chí trong bộ môn về các vấn đề mà các báo cáo đã trình bày. Các đồng chí thống nhất trong cách gọi đó là tranh chấp nhãn hiệu chứ không phải tranh chấp thương hiệu. Đồng chí Đặng Trung Kiên – giảng viên bộ môn Quản trị kinh doanh cũng cho rằng: Trong quá trình trao đổi với sinh viên, cái cơ bản phải nhấn mạnh được sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Đồng chí Nguyễn Thị Mai Phương – Phó trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh nhấn mạnh cần đưa ra vấn chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu ? và khi có tranh chấp nhãn hiệu xảy ra thì quy trình xử lý như thế nào? Đồng chí Phạm Thị Vân Anh – giảng viên bộ môn Quản trị kinh doanh đưa ra ý kiến đó là cần tập trung nhiều vào quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam….
Buổi Seminar kết thúc với nhiều vấn đề về thương hiệu được bàn luận sôi nổi và rất bổ ích trong việc thiết kế nội dung bài giảng cho những môn học có liên quan.
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Bộ môn Kinh tế tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 10 – lần 2
Chiều ngày 10.10.2014, tại văn phòng Khoa Kinh tế đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề”Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam thời gian gần đây” do bộ môn Kinh tế tổ chức. Tham dự buổi sinh hoạt có đ/c Đặng Công Thức – trưởng bộ môn Kinh tế cùng các giảng viên trong bộ môn kinh tế.
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, báo cáo chính, đ/c Tòng Phương Trang đã trình bày báo cáo“Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam thời gian gần đây”, trong đó trình bày rất chi tiết những vấn đề như: khái niệm FDI, Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài… Đặc biệt, báo cáo đi sâu phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam 5 năm trở lại đây (2009 – 2013) theo các lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư…Kiến thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là lĩnh vực hay đối với các giảng viên trong tổ bộ môn, vì vậy báo cáo của Đ/c Phương Trang rất hữu ích và thu hút người nghe. Cũng thông qua báo cáo này, tác giả mong muốn nhận được sự trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp về chuyên đề mà tác giả báo cáo để phục vụ cho việc giảng day, nghiên cứu khoa học.
Đóng góp cho báo cáo của đ/c Tòng Phương Trang, đ/c Đào Thị Vân Anh đã trình bày báo cáo” Lý luận chung về FDI”, giảng viên Đỗ Thị Thu Hiền trình bày báo cáo “Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013”, giảng viên Đặng Huyền Trang trình bày báo cáo “Những đối tác đầu tư FDI chính của Việt Nam 2009 – 2013” và báo cáo “Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam” do đ/c Đỗ Thị Thu Hiền trình bày. Về cơ bản, các báo cáo này đã mở thêm những hướng nghiên cứu mới, đóng góp thêm những nội dung mới cho báo cáo chính của đ/c Tòng Phương Trang, tạo cơ hội học hỏi, trao đỏi chuyên môn, không chỉ là giữa các báo cáo viên với nhau mà còn với tất cả các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề.
Ngoài ra, các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề còn tiến hành đóng góp ý kiến tích cực cho các báo cáo trình bày ở trên. Các giảng viên đề cập đến những mặt lợi ích và hạn chế của nước nhận đầu tư FDI, lấy ví dụ thực tế về Việt Nam để trao đổi thêm kiến thức thực tế, bổ sung cho các lĩnh vực nghiên cứu của từng giảng viên trong tổ bộ môn.
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề, đ/c Đặng Công Thức đã tổng kết lại các nội dung chính của buổi sinh hoạt, đồng thời cũng khuyến khích các giảng viên tích cực học hỏi, nghiên cứu, trao đổi thẳng thắn, sôi nổi, để buổi sinh hoạt chuyên đề thực sự là cơ hội cho các giảng viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Nguyễn Hồng Nhung
Đoàn công tác Khoa Kinh tế hướng dẫn thực tập tốt nghiệp tại tỉnh Điện Biên
Từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 10 năm 2014, Đoàn công tác của Khoa Kinh tế đã tham giam gia hướng dẫn thực tốt nghiệp cho lớp K3A Kế toán, hệ VLVH do Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Bắc giảng dạy trực tiếp tại Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên.
Trong 3 ngày làm việc khẩn trương, các giảng viên trong Đoàn đã chuyên tâm hướng dẫn cho gần 80 học viên thực hiện xây dựng và bảo vệ thành công đề cương thực tập tốt nghiệp. Cũng trong chuyến công tác, Đoàn đã có buổi làm việc với Phòng Quản lý Đào tạo, Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên. Tại đây, Đoàn đã có sự trao đổi cởi mở và thẳng thắn với lãnh đạo Phòng về các nội dung hợp tác đào tạo giữa Khoa Kinh tế và Trung tâm với kỳ vọng có thể mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị và khắc phục một số hạn chế còn tồn tại.
Thay mặt Khoa Kinh tế, Đ/c Nguyễn Thị Lan Anh, Trưởng Khoa Kinh tế đã cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Trung tâm đối với quá trình giảng dạy của giảng viên Khoa Kinh tế tại địa phương và cam kết sẽ không ngừng cải thiện chất lượng đào tạo, chuyên môn giảng dạy. Đáp lại tình cảm của Đoàn, đ/c Nguyễn Thị Bích Liên, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên đã ghi nhận sự cố gắng và nỗ lực của các CBGV trong Khoa Kinh tế nói riêng và và trường Đại học Tây Bắc nói chung. Đồng thời, nhận định rằng mối quan hệ giữa 2 đơn vị cần được củng cố và mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Phương Trang