Chuyên mục chính

Cuộc thi Vẻ đẹp trí tuệ lần thứ 6

Đến hẹn lại lên, cuộc thi “Vẻ đẹp trí tuệ” do Liên chi Đoàn khoa Kinh tế tổ chức đã trở lại, hứa hẹn nhiều phần thi hấp dẫn, mới mẻ và đầy sáng tạo cho các bạn sinh viên khoa Kinh tế.

Bước sang lần thứ 6, “Vẻ đẹp trí tuệ” vẫn được tổ chức dựa trên tiêu chí là tạo ra một sân chơi lý tưởng, bổ ích và lành mạnh cho Đoàn viên, sinh viên khoa Kinh tế.Cũng là cơ hội để các bạn khẳng định tài năng, trí tuệ của mình, là dịp giao lưu, gặp gỡ cùng chia sẻ kinh nghiệm học tập của bản thân với các bạn sinh viên trong khoa. Đặc biệt là trau dồi thêm nhiều kiến thức mới, nâng cao các kỹ năng mềm như thuyết trình, hùng biện, làm việc theo nhóm, hay giao tiếp ứng xử. Đến với “Vẻ đẹp trí tuệ” bạn sẽ biết được mình là ai, mình đang đứng ở đâu giữa kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn thêm tự tin trên con đường đi đến thành công!

Tham gia cuộc thi các thi sinh sẽ cơ hội thỏa sức tranh tài, thể hiện mình trong các câu hỏi về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội nổi bật trong nước và trên thế giới, đưa ra những quan điểm, sáng kiến, dự báo về một lĩnh vực cụ thể của kinh tế, đặc biệt qua các tình huống kinh doanh thực tế các thí sinh sẽ có thêm kinh nghiệm cho công việc trong tương lai.

Đội tượng tham gia cuộc thi là tất cả các bạn sinh viên Cao đẳng hay Đại học chính quy thuộc tất cả các chuyên ngành của khoa Kinh tế trường Đại học Tây Bắc. Tham gia cuộc thi, các thí sinh sẽ trải qua 2 vòng thi là vòng sơ loại và vòng chung kết được tổ chức một đêm duy nhất. Đây sẽ là một đêm thi được chờ đón nhất với 4 vòng thi: chào hỏi, tích lũy tri thức, tình huống kinh doanh và tài năng.

Cơ cấu giải thưởng

– 01 giải nhất: 500.000 đồng + Giấy khen của khoa kinh tế trường ĐH Tây Bắc

– 01 giải nhì: 300.000 đồng + Giấy khen của khoa Kinh tế trường ĐH Tây Bắc

– 01 giải ba: 200.000 đồng + Giấy khen của khoa Kinh tế trường ĐH Tây Bắc

– 01 giải khuyến khích: 100.000 đồng + Giấy khen của khoa Kinh tế trường ĐH Tây Bắc

“Vẻ đẹp trí tuệ” 2014 được thực hiện bởi một ê-kíp trẻ, năng động, nhiệt tình chắc chắn sẽ mang lại cho các bạn sinh viên nhiều điều bổ ích, hấp dẫn và ấn tượng chỉ có ở “Vẻ đẹp trí tuệ” của khoa Kinh tế. Sau cuộc thi chúng ta sẽ tìm ra những bạn thí sinh tài năng nhất, tự tin nhất, sẽ là động lực để các bạn sinh viên khác cố gắng hơn, nỗ lực hơn trong học tập cũng như các hoạt động phong trào.

Tri thức nhân loại là vô cùng vô tận, đứng giữa biển trời bao la ấy, ta chỉ như một giọt nước giữa đại dương mênh mông, một hạt cát trên sa mạc rộng lớn, chúng ta đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để chiếm lĩnh nó, phát huy nó.Nếu bạn là người ham học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức của bản thân, muốn khẳng định sự tự tin của mình hãy đến với cuộc thi để thử thách bản thân và hơn cả là trí tuệ của bạn được tỏa sáng. Hãy chinh phục đỉnh cao tri thức, vượt lên chính mình và đứng ở đỉnh núi vinh quang!

“Vẻ đẹp trí tuệ”- tôn vinh vẻ đẹp của tri thức!

Phan Nam Giang

Giới thiệu Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế

Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế được thành lập theo quyết định số 796/QĐ-ĐHTB-TCCB ngày 12 tháng 8 năm 2013, hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tây Bắc, Quy chế hoạt động của Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế được Hiệu trưởng phê duyệt và các quy định pháp luật hiện hành. Cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động của Trung tâm là tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa Kinh tế. Tham gia hoạt động tại Trung tâm theo hình thức kiêm nhiệm, không được hưởng các ưu đãi của Nhà trường.

Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ sau:

– Đào tạo ngắn hạn: Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kinh tế, cấp chứng chỉ cho người học khi được Bộ và Trường cho phép; Liên kết với các đơn vị, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khác trong đào tạo ngắn hạn lĩnh vực kinh tế.

– Hoạt động tư vấn, nghiên cứu: Tổ chức ký kết, thực hiện các hoạt động tư vấn, nghiên cứu về kinh tế; Chủ trì hoặc tham tham các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp…

– Hoạt động dịch vụ: Tổ chức ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ về kinh tế; Tổ chức thực hiện các dịch vụ khác (như kinh doanh thương mại…).

Sự thành lập của Trung tâm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương, từ nhu cầu nâng cao trình độ của người lao động thông qua những khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn. Bởi lẽ trình độ người lao động đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế của bất kỳ một vùng, miền, một quốc gia, một khu vực nào trên thế giới. Qua số liệu thực tế cho thấy, là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, tính đến năm 2012, tỉnh Sơn La có 850 doanh nghiệp đang hoạt động với lực lượng lao động là 32.130 người thì lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 74,5 % – một con số rất lớn mà chủ yếu là thiếu và chưa qua đào tạo về kỹ năng quản lý kinh tế, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Đây là thực trạng không chỉ của riêng tỉnh Sơn La mà còn là của khu vực Tây Bắc nói chung, điều này dẫn tới sự cần thiết phải nâng cao trình độ cho người lao động trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của Tỉnh và khu vực.

10378157_529881513790102_7938205560779908210_nNhu cầu đào tạo các khóa ngắn hạn về kinh tế và quản trị kinh doanh trên địa bàn Tỉnh và khu vực Tây Bắc là rất lớn. Trong khi đó, mặc dù Tỉnh đã có 10 cơ sở dạy nghề, 04 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, và 01 trường đại học nhưng chưa có một trung tâm nào được thành lập để nghiên cứu, đào tạo các khóa ngắn hạn về kinh tế và quản trị kinh doanh. Mặt khác, năng lực của Khoa Kinh tế, điều kiện cơ sở vật chất của Trường Đại học Tây Bắc ngày một được nâng cao thì việc thành lập một Trung tâm nghiên cứu, đào tạo, tư vấn kinh tế và quản trị kinh doanh là hết sức cần thiết.

Với đội ngũ cán bộ giảng viên kiêm nhiệm là 29 người thuộc khoa Kinh tế, trong đó, trình độ từ Thạc sĩ trở lên chiếm trên 70%, Trung tâm có nhiều tiềm năng đóng góp cho sự phát triển của Trường Đại học Tây Bắc – Trường đại học duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La. Các giảng viên là những người được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và đã nghiên cứu chuyên sâu về nhiều lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Lãnh đạo Khoa cũng đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và nhận được sự hỗ trợ về giảng viên, tài liệu giảng dạy… của các trường đại học lớn trong nước, trong đó có Trường Đại học kinh tế quốc dân. Chất lượng đào tạo của Khoa đã được khẳng định qua số sinh viên hàng năm tốt nghiệp ra Trường có việc làm với tỷ lệ cao và nhận được phản hồi tích cực của các đơn vị sử dụng.

th2Chính vì những lý do trên, “Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế” trực thuộc Trường Đại học Tây Bắc đã được thành lập, sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn về các lĩnh vực về kinh tế, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh,… Đồng thời, Trung tâm còn hoạt động thêm một số lĩnh vực như: tư vấn, tổ chức nhận các công việc và nghiên cứu về kế toán, thuế, đấu thầu, đầu tư, quản trị, luật, nghiên cứu khoa học,… cho tất cả các đối tượng có nhu cầu , đồng thời tổ chức các hoạt động dịch vụ khác trong trường Đại học Tây Bắc. Việc thành lập Trung tâm vừa giải quyết được bài toán nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của Tỉnh và khu vực Tây Bắc, vừa là đơn vị tổ chức hoạt động rèn nghề cho sinh viên, đồng thời cũng là cơ hội để khẳng định năng lực đào tạo của Khoa Kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của Trường Đại học Tây Bắc trong Tỉnh nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung./.

Giới thiệu về khoa Kinh tế

KHOA KINH TẾ – 10 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

1. Giới thiệu chung về Khoa Kinh tế
Được thành lập vào tháng 7 năm 2009, Khoa Kinh tế là một trong những khoa có tuổi đời rất trẻ so với bề dày gần 60 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Tây Bắc. Để có một Khoa Kinh tế năng động, được đánh giá là giàu tiềm năng phát triển của Nhà trường như hiện nay thì Khoa đã trải qua khá nhiều thời gian trực thuộc và được sự giúp đỡ của nhiều Khoa khác trong trường, điển hình như Khoa Sinh Hóa, Khoa Nông – Lâm – Kinh tế (nay là Khoa Nông Lâm) và Khoa Toán – Lý – Tin.

gioithieu1Ảnh: Một góc giảng đường Khoa Kinh tế
Địa chỉ: Nhà B, Trường Đại học Tây Bắc, tổ 2, Phường Quyết Tâm, Thành phố Sơn La. Điện thoại:0223.799.819. Website: http://kinhteutb.com

Sau gần 10 năm thành lập, số lượng cán bộ giáo viên của Khoa hiện tại là 28 người, trong đó có 4 Tiến sĩ, 12 Thạc sĩ, 7 Nghiên cứu sinh. Giảng viên của Khoa chủ yếu tốt nghiệp các trường đại học có uy tín về kinh tế trong nước như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương Mại, Học viện Tài chính… Hàng năm, Khoa cũng đề xuất Nhà trường giữ lại các sinh viên giỏi làm giảng viên để bổ sung thêm lực lượng giảng viên cho khoa. Đến nay, số lượng giảng viên cơ bản đã được đảm bảo về số lượng và chất lượng giảng viên không ngừng được nâng lên qua các năm. Continue reading