Chuyên mục chính
Vài nét về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Hiện nay, Tài chính – Ngân hàng đang là chuyên ngành được khá nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh quan tâm lựa chọn. Tuy nhiên để hiểu hết về chuyên ngành này không phải là điều đơn giản bởi đây là một ngành khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nên nó có rất nhiều chuyên ngành hẹp khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường.
Trường Đại học Tây Bắc hiện đang đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thông qua liên kết với trường Đại học Kinh tế quốc dân. Sinh viên chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, bảo hiểm, cơ quan tài chính. Với vị trí và công việc có thể là nhân viên phòng giao dịch, phòng tín dụng, phòng phân tích rủi ro, phòng quan hệ khách hàng… hoặc có thể trở thành các chuyên gia phân tích và định hướng các chiến lược, chính sách tiền tệ trong nền kinh tế…
Vấn đề lưu chuyển tiền tệ giống như sự lưu thông của huyết mạch trong cơ thể bởi nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống tài chính hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam với xu hướng mở cửa hội nhập thì những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như khủng hoảng tài chính thế giới là điều không tránh khỏi. Do vậy, triển vọng công việc cho chuyên ngành này là rất lớn. Những cử nhân chuyên ngành này được mệnh danh là “phù thủy đồng vàng” bởi một điều rất đơn giản đây là ngành đang được quan tâm nhất hiện nay, một ngành năng động, có khả năng thăng tiến cao và ngay cái tên của nó thôi đã khiến nhiều người phải choáng ngợp. Tuy nhiên, để trở thành “phù thủy đồng vàng” thực sự không dễ dàng.
Đối với ngành đào tạo nào cũng vậy, để có thể học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả đòi hỏi người học cần có những tố chất nhất định. Đây là chuyên ngành có sức cạnh tranh cao nhưng sức ép và mức độ đào thải cũng không kém, do đó để có một tương lai tốt đẹp với ngành này, bạn cần phải có niềm đam mê và ham thích làm việc với các lĩnh vực liên quan đến tiền. Yếu tố thứ hai cần phải có là sự sáng tạo. Nếu như kiếm tiền là một trò chơi của hàng triệu, hàng tỷ những cái đầu đầy toan tính thì kết quả của trò chơi lại phụ thuộc rất nhiều vào “phép màu” sáng tạo của “phù thủy”. Mỗi người đều có khả năng tư duy và những ý tưởng khác nhau, chúng ta nên phát huy hết những ý tưởng sáng tạo ấy. Bên cạnh đó, yếu tố năng động cũng khá quan trọng, ngoài việc tiếp thu những kiến thức về chuyên môn ở trường, sinh viên cần phải trang bị thêm các các kỹ năng khác như khả năng phân tích tài chính, giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng,… Do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ có nhiều hứa hẹn hơn với ngành này.
Để thành công trong bất kì một lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người học phải có sự say mê, ham học hỏi và lòng yêu nghề. Như nhà văn nổi tiếng Trung Quốc đã từng nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Chúc các bạn sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ gặt hái được nhiều thành công trên bước đường tương lai của mình!
Tác giả: GV. Đào Thị Vân Anh – Bộ môn Kinh tế
Kinh nghiệm học theo nhóm hiệu quả
Kinh nghiệm học nhóm do bạn Tòng Thị Hường sinh viên lớp k50 Đại học Quản Trị kinh doanh chia sẻ.
Minh họa
Chia sẻ kinh nghiệm học nhóm hiệu quả
Kính thưa: các quý vị đại biểu, thưa các thầy cô, thưa các bạn sinh viên khoa kinh tế.
Tôi xin tự giới thiệu tôi là Tòng Thị Hường sinh viên lớp k50 Đại học Quản Trị kinh doanh, tôi rất vinh dự được tham gia buổi hội nghị học tốt hôm nay. Đến với buổi hội nghị, tôi xin được đóng góp một số kinh nghiệm học nhóm của tôi.
Các bạn sinh viên thân mến! chắc hẳn nhiều bạn đã từng học nhóm? Vậy các bạn đã thấy việc học nhóm của mình đã đạt hiệu quả chưa? Tôi dám chắc rằng nhiều bạn ở đây không thích học nhóm vì cho rằng việc học nhóm không có hiệu quả, chỉ tốn thời gian cho những buổi nói chuyện phiếm mà thôi hay đơn thuần là những bất đồng trong nhóm sẽ khiến bạn nản trí với việc học nhóm.
Trước đây tôi cũng đã từng có cái nhìn như vậy về học nhóm. Trong những buổi học nhóm hầu như không thu hoạch được gì, phần lớn thời gian chúng tôi chỉ nói chuyện và nếu có thảo luận thì thường có sự bất đồng và chỉ có một người độc tôn đưa ra ý kiến mà không chịu lắng nghe ý kiến của các thành viên khác. Điều đó làm tôi cảm thấy chán nản và không mới hào hứng trong những buổi học nhóm.
Cho đến gần đây khi chuẩn bị thi học phần kỳ 4 tôi mới lấy lại được niềm tin và cảm hứng của việc nhóm, đó là nhờ sự giúp đỡ của một người bạn. Người bạn đó đã đề nghị với tôi về việc học nhóm lúc đâù tôi còn thấy ngần ngại, vì những suy nghĩ về những buổi học nhóm không hiệu quả vẫn tồn tại trong tiềm thức của tôi. Nhưng cuối cùng tôi đã quyết định thử thách một lần nữa xem sao. Ngoài những gì tự học ra, mỗi ngày chúng tôi giành một buổi để cùng học với nhau, trao đổi với nhau về các nội dung lý thuyết và cùng nhau làm các bài tập, càng học tôi lại càng cảm thấy thú vị hơn vì tôi có thể tiếp thu được lượng kiến thức mà nếu như tôi tự học tôi sẽ không làm được điều đó nhanh như vậy. Kết quả hai chúng tôi đạt trong kỳ thi vượt ngoài sự mong đợi của hai chúng tôi, chúng tôi đã được xếp loại giỏi trong học kỳ 4 trong khi đó tôi chỉ mong đạt được khá trong kỳ đó mà thôi vì tôi nghĩ rằng với lực học của mình để đạt loại giỏi là một thử thách rất khó khăn. Nhưng chúng tôi đã cùng nhau vượt qua những suy nghĩ đó. Và tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bạn Phương Anh – người bạn đã giúp tôi trong học tập, đã cho tôi thấy được lợi ích từ việc học nhóm.
Từ những kinh nghiệm bản thân và những gì được đọc từ sách báo, trên Internet tôi muốn được chia sẻ với các bạn để góp một phần nhỏ nào đó giúp các bạn có thể học nhóm một cách hiệu quả hơn.Điều đầu tiên mà các bạn phải làm đó là bạn phải có suy nghĩ nghiêm túc cho việc học nhóm khi đó bạn sẽ có ý thức và nghị lực hơn trong việc học nhóm.
Tiếp theo bạn cần làm một công việc rất quan trọng đó là chọn nhóm. Công đoạn chọn nhóm rất quan trọng vì vậy bạn phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng và cẩn thận. Theo tôi để một nhóm làm việc có hiệu quả thì số thành viên nên giới hạn trong khoảng từ 2 đến 4 thành viên, tốt nhất là 2 hoặc 3 người. Không nên có quá nhiều thành viên trong một nhóm vì khi đó sẽ khó khăn trong việc thống nhất ý kiến và có thể gây hỗn loạn. Bạn nên chọn thành viên của nhóm có tính cách phù hợp với bạn để trong quá trình học tập sẽ hạn chế được các bất đồng khó giải quyết gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhóm. Trong một nhóm không nên lựa chọn những thành viên có lực học trung bình ngang nhau vì vậy trong nhóm luôn đòi hỏi phải có một người học nhỉnh hơn để có thể hướng dẫn các bạn học tập một cách có hiệu quả hơn.
Công việc tiếp theo mà bạn cần làm đó là chọn địa điểm học nhóm, bạn phải chọn một không gian yên tĩnh đủ để các bạn có thể thảo luận, bàn bạc một cách thoải mái mà không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, một số địa điểm bạn có thể lưu ý tới như: phòng riêng của bạn trong nhóm, giảng đường,…Tiếp theo các bạn có thể bầu nhóm trưởng hoặc các bạn sẽ tự phân chia công việc cho nhau, cách nào bạn các bạn cảm thấy phù hợp với nhóm thì bạn sẽ lựa chọn, điều quan trọng là các bạn phải phân chia công việc cho nhau một cách hợp lý. Mỗi thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm chuẩn bị nội dung được giao, tránh tình trạng ỉ lại cho thành viên khác.
Trong các buổi học nhóm, mỗi thành viên phải tự đưa ra ý kiến để cả nhóm bàn bạc, thảo luận, đóng góp bổ sung, đối với các môn xã hội bạn các bạn nên trao đổi với nhau nhiều hơn điều này sẽ giúp các bạn hiểu bài và nhớ được bài lâu hơn, với các môn tự nhiên các bạn nên đưa ra những phương pháp giải bài tập dễ hiểu để các thành viên trong nhóm có thể làm được, đối với bài toán khó bạn nào học tốt hơn sẽ hướng dẫn các bạn trong nhóm cách làm sau đó mỗi bạn sẽ tự làm và so sánh, đối chiếu các kết quả với nhau, bạn nào chưa hiểu bài thì nên hỏi ngay để các bạn khác hướng dẫn cụ thể hơn. Mỗi bạn trong nhóm có trách nhiệm chia sẻ những kiến thức mình có được cho các thành viên khác để làm cho buổi học có ý nghĩa hơn. Ngoài nội dung môn học, trong giờ giải lao các bạn nên trao đổi với nhau những kiến thức xã hội đang diễn ra xung quanh chúng ta để tạo bầu không khí thư giãn, tạo hứng khởi cho các buổi học nhóm, nhưng không được quá sa đà vào những câu chuyện phiếm.
Muốn việc học nhóm đạt hiệu quả đòi ý thức tự giác của mỗi thành viên là rất cao, nếu các bạn đảm bảo được nguyên tắc này thì việc học nhóm sẽ giúp các bạn tiến bộ trong học tập cũng như đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Trên đây là những chia sẻ của tôi với các bạn, tôi hy vọng rằng mỗi bạn sẽ xây dựng được cho mình một nhóm học hiệu quả.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Chúc các bạn sinh viên đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc buổi hội nghị hôm nay thành công tốt đẹp./.
SV: Tòng Thị Hường – Lớp k50 Đại học Quản Trị kinh doanh
Công bố quyết định quản lý nhiệm kỳ 2014-2019
Chương trình đào tạo Đại học kế toán liên thông từ trung cấp
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
- Tên chương trình: Chương trình giáo dục Đại học ngành kế toán tổng hợp
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Ngành đào tạo : Kế toán
- Loại hình đào tạo:Liên thông từ trình độ Trung cấp lên trình độ Đại học
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu đào tạo theo Chuẩn đầu ra ngành Kế toán tổng hợp do Trường Đại học Tây Bắc ban hành.
2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 2.5 đến 3 năm.
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 140 ĐVHT.
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:
Người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
Đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp khác ngành kế toán nhưng cùng trong lĩnh vực kinh tế, nếu có nhu cầu đào tạo liên thông thì phải học thêm một khối lượng kiến thức bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông trước khi dự thi tuyển. Khối lượng kiến thức phải học bổ sung bao gồm 3 học phần: Lý thuyết hạch toán kế toán (2 ĐVHT); Lý thuyết Kiểm toán (2 ĐVHT); Kế toán tài chính doanh nghiệp (3 ĐVHT).
5. QUI TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:
Thi tuyển theo quy định gồm ba môn. Hai môn cơ bản là: Toán cơ bản (theo chương trình phổ thông) và Lý; một môn cơ sở ngành là: Lý thuyết hạch toán kế toán.
Quy trình đào tạo được thực hiện hiện theo các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện hành.
6. THANG ĐIỂM: 10
Cách tính điểm kiểm tra, thi và xếp loại kết quả học tập căn cứ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH : TỔNG CỘNG 140 ĐVHT
7.1 Kiến thức giáo dục đại cương: 39 đvht
7.1.1 Lý luận Mác Lê Nin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh: 7 đvht
STT | Môn Học | Số ĐVHT |
1 | Đường lối cách mạng ĐCSVN | 4 |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
7.1.2 Khoa học xã hội: 19 đvht
STT | Môn Học | Số ĐVHT |
1 | Pháp luật đại cương | 2 |
2 | Anh văn | 5 |
3 | Lịch sử Kinh tế quốc dân | 3 |
4 | Lịch sử các học thuyết kinh tế | 3 |
5 | Dân số và phát triển | 3 |
6 | Kinh tế phát triển | 3 |
7.1.3 Toán – Tin Học – KHTN Công Nghệ – Môi Trường : 13 đvht
STT | Môn Học | Số ĐVHT |
1 | Đại số tuyến tính | 3 |
2 | Giải tích | 3 |
3 | Quy hoạch tuyến tính | 3 |
4 | Lý thuyết xác suất và thống kê toán | 4 |
7.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 101 đvht
7.2.1 Kiến thức cơ sở ngành : 35 đvht
STT | Môn Học | Số ĐVHT |
1 | Kinh tế vĩ mô | 4 |
2 | Kinh tế lượng | 4 |
3 | Tài chính doanh nghiệp | 3 |
4 | Tin học ứng dụng | 4 |
5 | Lý thuyết kiểm toán | 3 |
6 | Lập và quản lý dự án đầu tư | 3 |
7 | Kinh tế và quản lý môi trường | 3 |
8 | Thuế nhà nước | 4 |
9 | Phân tích kinh doanh | 3 |
10 | Marketing | 2 |
11 | Luật kinh tế | 2
|
7.2.2 Kiến thức ngành chính: 42 đvht
STT | Môn Học | Số ĐVHT |
1 | Kế toán tài chính doanh nghiệp | 5 |
2 | Kiểm toán tài chính | 5 |
3 | Kế toán quản trị doanh nghiệp | 4 |
4 | Tổ chức hạch toán kế toán | 4 |
5 | Kế toán công | 4 |
6 | Kiểm toán nghiệp vụ | 3 |
7 | Kế toán công ty | 4 |
8 | Kế toán quốc tế | 3 |
9 | Kế toán Ngân sách | 3 |
10 | Kế toán Ngân hàng | 4 |
11 | Kế toán Thuế | 3 |
7.2.3 Kiến thức bổ trợ : 7 đvht
STT | Môn Học | Số ĐVHT |
1 | Kế toán máy | 3 |
2 | Thị trường chứng khoán | 4 |
7.2.4 Đề án, thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận: 17 đvht
STT | Môn Học | Số ĐVHT |
1 | Đề án môn Kế toán tài chính doanh nghiệp | 2 |
2 | Chuyên đề thực tập tốt nghiệp | 5 |
3 | Thi tốt nghiệp – Các môn Khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (áp dụng với hệ chính quy) | ĐK |
Thi tốt nghiệp: | ||
– Môn 1: Môn cơ sở ngành (Lý thuyết kiểm toán + Phân tích kinh doanh) | 5 | |
– Môn 2: Môn chuyên môn (Kế toán TCDN; Kế toán công ty; KTQT) | 5 |
8. KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH:
KỲ | TÊN HỌC PHẦN | SỐ ĐVHT | GHI CHÚ |
KỲ 1 | Pháp luật đại cương | 2 | |
Giải tích | 3 | ||
Dân số và phát triển | 3 | ||
Kinh tế vĩ mô | 4 | ||
Kinh tế phát triển | 3 | ||
Đại số tuyến tính | 3 | ||
Lịch sử các học thuyết kinh tế | 3 | ||
Lịch sử Kinh tế quốc dân | 3 | ||
CỘNG | 24 | ||
KỲ 2 | Quy hoạch tuyến tính | 3 | |
Lý thuyết Xác suất và thống kê toán | 4 | ||
Anh văn | 5 | ||
Kinh tế và quản lý môi trường | 3 | ||
Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 | ||
Lập và Quản lý dự án đầu tư | 3 | ||
Marketing | 2 | ||
Luật kinh tế | 2 | ||
CỘNG | 25 | ||
KỲ 3 | Tin học ứng dụng | 4 | |
Kế toán quốc tế | 3 | ||
Kinh tế lượng | 4 | ||
Thuế nhà nước | 4 | ||
Lý thuyết kiểm toán | 3 | ||
Tài chính doanh nghiệp | 3 | ||
Kế toán công ty | 4 | ||
CỘNG | 25 | ||
KỲ 4 | Kế toán quản trị doanh nghiệp | 4 | |
Kế toán công | 4 | ||
Phân tích kinh doanh | 3 | ||
Kế toán tài chính doanh nghiệp | 5 | ||
Kế toán thuế | 3 | ||
Thị trường chứng khoán | 4 | ||
Đề án môn Kế toán tài chính doanh nghiệp | 2 | ||
CỘNG | 25 | ||
KỲ 5 | Tổ chức hạch toán kế toán | 4 | |
Kiểm toán nghiệp vụ | 3 | ||
Kiểm toán tài chính | 5 | ||
Kế toán Ngân sách | 3 | ||
Kế toán máy | 3 | ||
Đường lối cách mạng ĐCSVN | 4 | ||
Kế toán ngân hàng | 4 | ||
CỘNG | 26 | ||
KỲ 6 | Thực tập cuối khóa | 5 | |
Tốt nghiệp các môn Khoa học Mác-lênin, TT HCM (áp dụng với hệ chính quy) | ĐK | ||
Thi tốt nghiệp | 10 | ||
CỘNG | 15 | ||
TỔNG SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH | 140 |
9. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Chương trình được thiết kế dựa trên nguyên tắc bổ sung những kiến thức còn thiếu, cập nhật những kiến thức mới để đạt yêu cầu tương đương với chương trình chuẩn của hệ đào tạo chính qui mà trường đang áp dụng.
Áp dụng qui chế đào tạo đại học và cao đẳng theo Quyết định hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Giờ quy đổi được tính như sau:
1 đơn vị học trình (ĐVHT) = 15 tiết giảng lý thuyết
= 30 tiết thí nghiệm, thực hành
= 45 giờ tự học
= 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở
Cuối khóa học, căn cứ vào kết quả học tập của sinh viên để xét danh sách sinh viên được thi tốt nghiệp.
Chương trình này sẽ được cập nhật thường xuyên đáp ứng sự phát triển của ngành Kế toán Kiểm toán và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Các khối kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành kể cả phần kiến thức bổ trợ trong đó
+ Phần kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành là phần kiến thức chung và chuyên sâu về kế toán có nội dung ít thay đổi theo thời gian.
+ Phần kiến thức bổ trợ là phần có thể thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của xu hướng thời đại và thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Chương trình đào tạo Đại học Quản trị kinh doanh VLVH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hình thức đào tạo: Vừa làm, vừa học
(Ban hành kèm theo quyết định số: 213/QĐ-DDHTB-DDT ngày 13 tháng 05 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)
Kỳ |
Môn |
Sốđvht | Ghi chú |
1 |
Tiếng Anh 1 |
4.5 |
|
Đại số tuyến tính |
3 |
||
Xã hội học |
3 |
||
Dân số và phát triển |
3 |
||
Phương pháp soạn thảo văn bản |
3 |
||
Tổng |
16.5 |
||
2 |
Tiếng Anh 2 |
4 |
3 tiết/tuần |
Giải tích |
3 |
||
Pháp luật đại cương |
3 |
||
Tin học đại cương |
3 |
||
Những NLCB của CN Mác – Lênin 1 |
3 |
||
Lịch sử các học thuyết kinh tế |
3 |
||
Kinh tế vi mô I |
4.5 |
||
Tổng |
22.5 |
||
3 |
Những NLCB của CN Mác – Lênin 2 |
4.5 |
|
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
4.5 |
||
Kinh tế vĩ mô I |
4.5 |
||
Lịch sử kinh tế quốc dân |
3 |
||
Luật kinh tế |
4.5 |
||
Ngoại ngữ kinh tế và kinh doanh |
6 |
||
Kinh tế quốc tế |
3 |
||
Tổng |
30 |
||
4 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
|
Kinh tế phát triển |
3 |
||
Kinh tế lượng |
4.5 |
||
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
4.5 |
||
Lý thuyết marketing |
4.5 |
||
Nguyên lý kế toán |
4.5 |
||
Quản trị học |
4.5 |
||
Tổng |
28.5 |
||
5 |
Lịch sử đảng CS Việt Nam |
4.5 |
|
Quản trị chiến lược |
4.5 |
||
Quản trị nhân lực |
4.5 |
||
Phân tích hoạt động kinh doanh |
4.5 |
||
Quản trị tài chính |
4.5 |
||
Quản trị kinh doanh 1 |
4.5 |
||
Môn tự chọn 1 (Chọn 1 trong 2 học phần:Kế toán quản trịNghệ thuật lãnh đạo) |
4.5 |
||
Tổng |
31.5 |
||
6 |
Quản trị kinh doanh 2 |
4.5 |
|
Quản trị kinh doanh quốc tế |
4.5 |
||
Quản trị chất lượng |
4.5 |
||
Môn tự chọn 2 (Chọn 1 trong 2 học phần:Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệpHành vi tổ chức) |
3 |
||
Môn tự chọn 3 (Chọn 1 trong 2 học phần:Giao tiếp kinh doanhQuản trị rủi ro) |
3 |
||
Quản trị công nghệ |
3 |
||
Môn tự chọn 4 (Chọn 1 trong 2 học phần:Thị trường chứng khoánThương mại điện tử) |
4.5 |
||
Tổng |
27 |
||
7 |
Quản trị văn phòng |
3 |
|
Quản trị sản xuất và tác nghiệp 1 |
3 |
||
Quản trị sản xuất và tác nghiệp 2 |
3 |
||
Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp |
3 |
||
Ứng dụng các phương pháp tối ưu |
3 |
||
Môn tự chọn 5 (Chọn 1 trong 2 học phần:Nghệ thuật đàm phánHành vi khách hàng) |
3 |
||
Môn tự chọn 6 (Chọn 1 trong 2 học phần:Phương pháp nghiên cứu kinh doanhTâm lý học trong quản lý kinh tế) |
3 |
||
Quản trị dự án xây dựng |
3 |
||
Tổng |
24 |
||
8 |
Chuyên đề thực tật tốt nghiệp |
4.5 |
|
Khoá luận tốt nghiệp hoặc tích luỹ các học phần khác đủ 7 tín chỉ |
10.5 |
||
Tổng |
15 |
||
Tổng |
198 |
Chương trình đào tạo Đại học Kế toán VLVH
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH CỬ NHÂN KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
(ban hành kèm theo Quyết định số 592/QĐ-ĐHTB-ĐT ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Hiệu trưởng trường ĐHTB)
– Khối kiến thức giáo dục đại cương: 63 đvht
– Khối kiến thức cơ sở: 76 đvht
– Khối kiến thức chuyên ngành: 43 đvht
– Tiểu luận, đề án, thực tập, thi TN hoặc luận văn: 17 đvht
– Tổng cộng toàn khoá học: 199 đvht
STT |
Tên học phần | ĐVHT | Ghi chú |
I. Khối kiến thức giáo dục đại cương | |||
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin |
7.5 |
|
2 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam |
4.5 |
|
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
|
6 |
Tiếng Anh |
12 |
|
7 |
Toán cao cấp+Đại số tuyến tính+Giải tích |
7 (3) (4) |
|
8 |
Quy hoạch tuyến tính |
3 |
|
9 |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
4 |
|
10 |
Pháp luật đại cương |
3 |
|
11 |
Tin học đại cương |
4 |
|
12 |
Giáo dục thể chất |
5 |
|
13 |
Giáo dục quốc phòng |
11 |
|
14 |
Lịch sử kinh tế quốc dân |
3 |
|
15 |
Lịch sử các học thuyết kinh tế |
3 |
|
16 |
Phương pháp soạn thảo văn bản |
3 |
|
17 |
Xã hội học |
3 |
|
18 |
Dân số và phát triển |
3 |
|
Tổng (không bao gồm GDQP và GDTC) |
63 |
||
II. Khối kiến thức cơ sở | |||
1 |
Kinh tế vi mô I |
4 |
|
2 |
Kinh tế vĩ mô I |
4 |
|
3 |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
4 |
|
4 |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
4 |
|
5 |
Marketing căn bản (Lý thuyết Marketing) |
4 |
|
6 |
Luật kinh tế |
4 |
|
7 |
Lý thuyết hạch toán kinh tế |
4 |
|
8 |
Lý thuyết kiểm toán |
4 |
|
9 |
Thống kê doanh nghiệp |
3 |
|
10 |
Tài chính doanh nghiệp |
4 |
|
11 |
Tin học ứng dụng |
4 |
|
12 |
Ngoại ngữ KT & KD |
8 |
|
13 |
Kinh tế lượng |
4 |
|
14 |
Kinh tế và quản lý môi trường |
3 |
|
15 |
Phân tích kinh doanh |
4 |
|
16 |
Quản trị kinh doanh công nghiệp |
3 |
|
17 |
Lập và quản lý dự án đầu tư |
3 |
|
18 |
Thuế Nhà nước |
4 |
|
19 |
Thị trường chứng khoán |
4 |
|
Cộng |
76 |
||
III. Khối kiến thức chuyên ngành | |||
1 |
Kế toán tài chính doanh nghiệp |
10 |
|
2 |
Kiểm toán tài chính |
6 |
|
3 |
Tổ chức hạch toán kế toán |
4 |
|
4 |
Kế toán quốc tế |
4 |
|
5 |
Kế toán công |
4 |
|
6 |
Kế toán quản trị doanh nghiệp |
4 |
|
7 |
Kiểm toán nghiệp vụ |
4 |
|
8 |
Kế toán công ty |
4 |
|
9 |
Kế toán máy |
3 |
|
Tổng |
43 |
||
IV. Tiểu luận, đề án, thực tập, thi cuối khoá, luận văn tốt nghiệp | |||
1 |
Đề án môn chuyên nghành chính: |
2 |
|
2 |
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp |
5 |
|
3 |
Thi tốt nghiệp môn lý luận chính trị | ||
Bảo vệ luận văn tốt nghiệp |
10 |
||
Hoặc thi tốt nghiệp cuối khoá:+Môn 1: Môn cơ sở ngành+Môn 2: Môn chuyên môn |
10 (5) (5) |
||
Cộng |
17 |
||
TỔNG CỘNG |
199 |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CỬ NHÂN KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
HỌC KỲ |
TÊN HỌC PHẦN |
SỐ ĐVHT |
GHI CHÚ |
KỲ 1 | Giáo dục quốc phòng |
165 tiết |
4tuần |
Giáo dục thể chất |
2 |
2 tiêt/ tuần |
|
Dân số và phát triển |
3 |
||
Phương pháp soạn thảo văn bản |
3 |
||
Tin học đại cương |
4 |
||
Pháp luật đại cương |
3 |
||
Xã hội học |
3 |
||
Đại số tuyến tính |
3 |
||
Tiếng Anh |
4 |
||
Cộng (không bao gồm GDQP, GDTC) |
23 |
||
KỲ 2 | Giáo dục thể chất |
2 |
2 tiết / tuần |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin |
7.5 |
||
Kinh tế vi mô |
4 |
||
Tiếng Anh |
4 |
||
Lịch sử các học thuyết kinh tế |
3 |
||
Giải tích |
4 |
||
Lý thuyết xác suất thống kê toán |
4 |
||
Cộng (Không bao gồm GDTC) |
26.5 |
||
KỲ 3 | Giáo dục thể chất |
1 |
2 tiết/ tuần |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
||
Tiếng Anh |
4 |
||
Kinh tế vĩ mô |
4 |
||
Lịch sử kinh tế quốc dân |
3 |
||
Nguyên lý thống kê kinh tế |
4 |
||
Lập và quản lý dự án đầu tư |
3 |
||
Quy hoạch tuyến tính |
3 |
||
Cộng (không bao gồm GDTC) |
24 |
||
KỲ 4 | Quản trị kinh doanh công nghiệp |
3 |
|
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
4.5 |
||
Kinh tế và quản lý môi trường |
3 |
||
Lý thuyết Marketing |
4 |
||
Lý thuyết hạch toán kinh tế |
4 |
||
Thống kê doanh nghiệp |
3 |
||
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
4 |
||
Ngoại ngữ KT & KD |
4 |
||
Cộng |
29.5 |
||
KỲ 5 | Tin học ứng dụng |
4 |
|
Ngoại ngữ KT & KD |
4 |
||
Thuế nhà nước |
4 |
||
Tài chính doanh nghiệp |
4 |
||
Kế toán công |
4 |
||
Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 |
5 |
||
Kế toán công ty |
4 |
||
Cộng |
29 |
||
KỲ 6 | Kế toán quốc tế |
4 |
|
Luật kinh tế |
4 |
||
Kế toán quản trị doanh nghiệp |
4 |
||
Kinh tế lượng |
4 |
||
Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 |
5 |
||
Đề án môn kế toán tài chính doanh nghiệp |
2 |
||
Lý thuyết kiểm toán |
4 |
||
Cộng |
27 |
||
KỲ 7 | Thị trường chứng khoán |
4 |
|
Phân tích kinh doanh |
4 |
||
Tổ chức hạnh toán kế toán |
4 |
||
Kiểm toán nghiệp vụ |
4 |
||
Kiểm toán tài chính |
6 |
||
Kế toán máy |
3 |
||
Cộng |
25 |
||
KỲ 8 | Chuyên đề thực tập tốt nghiệp |
5 |
|
Thi TN: nhóm môn lý luận chính trị | |||
Thi TN: Môn 1: Môn cơ sở ngànhMôn 2: Môn chuyên mônHoặc bảo vệ luận văn |
5 5 10 |
||
Cộng |
15 |
||
TỔNG CỘNG |
199 |
Giao lưu kết nối chuyên ngành quản trị kinh doanh hệ VLVH
Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tế và đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời tăng cường rèn nghề, luyện nghề cho sinh viên, học viên, vào hồi 8h00 ngày 21 tháng 4 năm 2013 tại hội trường 2 Khách sạn Công Đoàn Sơn La, khoa Kinh tế đã tổ chức chương trình “Giao lưu kết nối khối ngành quản trị kinh doanh – hệ vừa làm vừa học” với sự tham gia của 153 học viên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD) hệ VLVH, ban cán sự các lớp ngành QTKD hệ chính quy, BCN khoa Kinh tế, các giảng viên khoa Kinh tế. Đặc biệt, chương trình vinh dự được đón tiếp Nhà giáo ưu tú TS. Nguyễn Văn Bao – Bí Thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Tây Bắc tới dự và phát biểu.
Chương trình được bắt đầu bằng các tiết mục văn nghệ đặc sắc hoàng tráng do đội văn nghệ khách sạn Công Đoàn phối hợp cùng những học viên hệ VLVH, sinh viên hệ chính quy thực hiện. Những bài hát, điệu múa ca ngợi tình yêu quê hương tổ quốc, tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh em, ngụ ý rằng “Bầu ơi thương lấy Bí Cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Các tiết mục văn nghệ đã bước đầu kết nối những người tham dự xích lại gần nhau, tuy rằng mỗi người công tác trong những ngành, những cơ quan khác nhau nhưng cùng học chuyên ngành QTKD tại một mái trường Đại học Tây Bắc thân yêu.
Sau phần văn nghệ chào mừng là phần nội dung chính. Bộ môn Quản trị Kinh doanh và đại diện BCN khoa Kinh tế giới thiệu về trường Đại học Tây Bắc, khoa Kinh tế, chuyên ngành QTKD để các học viên, sinh viên hiểu sâu sắc hơn về chuyên ngành và những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nội dung này đã góp phần quảng bá thông tin và hình ảnh về năng lực, thế mạnh của khoa kinh tế và trường Đại học Tây Bắc.
Tiếp đến là phần phát biểu của Ban cán sự các lớp K51A QTKD, K51B QTKD, K52 QTKD và K53 QTKD giới thiệu khát quát về từng lớp: thống kê chi tiết về độ tuổi, giới tính, đơn vị công tác, những cá nhân nổi bật đã có những thành đạt nhất định nhằm tằng cường sự hiểu biết giữa các lớp, giúp những người tham dự làm quen và có thể liên hệ công việc, hợp tác kinh doanh với nhau. Các lớp chuyên ngành QTKD hệ chính quy cũng có một sinh viên ưu tú đại diện phát biểu giao lưu và nói lên những tâm tư nguyện vọng về việc làm sau khi ra trường.
Phần thú vị của chương trình là các lớp cử đại diện là các cá nhân thành đạt, đang giữ những chức vụ chủ chốt trong khối cơ quan nhà nước, doanh nghiệp phát biểu, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức công việc, kinh nghiệm tổ chức kinh doanh. Điều này đã giúp các thành viên tham dự chương trình học hỏi lẫn nhau giữa, mở ra thêm các cơ hội hợp tác kinh doanh và việc làm. Những cá nhân tiêu biểu như: Bí thư Đảng ủy phường Chiềng Sinh, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng Huyện Quỳnh Nhai, Giám đốc Công ty cổ phần Quỳnh Ngọc, Phó giám đốc Bưu điện thành phố, các chủ doanh nghiệp tư nhân, trưởng phó phòng các công ty, doanh nghiệp…
Tới dự và phát biểu tại chương trình, NGƯT. TS Nguyễn Văn Bao – Hiệu trưởng nhà trường đã đánh giá cao mục đích ý nghĩa của chương trình, đồng thời Hiệu trưởng đã có những chỉ đạo rút kinh nghiệm để những chương trình lần sau được hoàn thiện hơn. Hiệu trưởng nhấn mạnh: chương trình cần có những báo cáo, phát biểu về kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm tổ chức kinh doanh (cả kinh nghiệm thành công lẫn kinh nghiệm thất bại) để các học viên học tập lẫn nhau và để sinh viên chính quy học tập thực tế nhằm tăng cường hơn nữa tính thực hành, rèn nghề, luyện nghề.
Phần cuối chương trình, đại diện các lớp tặng quà lưu niệm cho khoa kinh tế, nhà trường và chụp ảnh kỷ niệm. Sau nội dung tọa đàm là phần liên hoan tại nhà hàng của khách sạn Công Đoàn đã một lần nữa giúp các học viên, sinh viên, thầy cô giáo hiểu biết hơn về nhau, tăng tình đoàn kết. Chương trình kết thúc với những ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người tham dự và đã đạt được mục tiêu đề ra “kết nối khối ngành quản trị kinh doanh” – Kết nối sức mạnh để cùng vươn tới thành công./.