Chuyên mục chính
Người mù và quảng cáo
Có một ông già mù ngồi ở góc phố tấp nập vào giờ cao điểm để xin tiền. Trên tấm bìa cạnh chiếc ca rỗng có dòng chữ: “Người mù – Xin vui lòng giúp đỡ”. Không một ai cho ông ta tiền.
Có một ông già mù ngồi ở góc phố tấp nập vào giờ cao điểm để xin tiền. Trên tấm bìa cạnh chiếc ca rỗng có dòng chữ: “Người mù – Xin vui lòng giúp đỡ”.
Không một ai cho ông ta tiền.
Một nhà viết quảng cáo trẻ đi ngang qua, nhìn thấy người đàn ông mù với tấm biển của mình và chiếc ca trống rỗng. Cô ta cũng thấy nhiều người đi qua nhưng không ai động lòng thương cảm. Cô ấy lấy một cây bút từ túi mình ra, quay mặt sau tấm biển lại và viết lên vài chữ, rồi tiếp tục đi.
Ngay lập tức, người ta bắt đầu bỏ tiền vào chiếc ca.
Chỉ một lúc sau, chiếc ca đã đầy tiền. Ngạc nhiên và tò mò, ông già mù hỏi một người lạ để biết điều gì được ghi trên tấm bìa. Người đó đọc: “Hôm nay thật đẹp trời. Bạn có thể nhìn thấy, còn tôi thì không thể!”
(Câu chuyện này là một ví dụ kinh điển về tầm quan trọng của việc lựa chọn ngôn từ và câu chữ trong quảng cáo khi chúng ta thực sự muốn kết nối và thúc đẩy những người khác hành động).
Biên dịch từ Businessballs.com: Hoàng Trọng.
10 phẩm chất của nhà kinh doanh thành đạt
Đã bao giờ bạn tự hỏi, điều khác biệt giữa những người thành công và kẻ thất bại trên thương trường là gì chưa? Nếu bạn đã từng, thì bạn có hài lòng với những gì mình đã phát hiện ra không?
Đã bao giờ bạn tự hỏi, điều khác biệt giữa những người thành công và kẻ thất bại trên thương trường là gì chưa? Nếu bạn đã từng, thì bạn có hài lòng với những gì mình đã phát hiện ra không?
Còn nếu bạn chưa từng, bạn có muốn biết điều bí mật đó không? Hãy nghiên cứu 10 phẩm chất được chọn lọc dưới đây mà những nhà lãnh đạo tài ba thời đại mới cần phải có!
Có đúng là phải có tài năng bẩm sinh mới làm được lãnh đạo? Tất nhiên là KHÔNG! Họ cũng được đào tạo mà nên đó thôi. Hãy nghiên cứu 10 phẩm chất được chọn lọc dưới đây mà những nhà lãnh đạo tài ba thời đại mới cần phải có. Chỉ cần ngay lúc này bạn sẵn sàng đầu tư thời gian để đọc, thì bạn đã chứng tỏ mình có một phẩm chất quan trọng để trở thành một nhà kinh doanh tài năng rồi đấy, đó là không bỏ qua bất cứ một cơ hội học hỏi nào để đạt được mục đích của bản thân!
1. Khát vọng và động lực
Hai yếu tố này giúp bạn có được sức mạnh cần thiêt để vượt qua những trở ngại và thử thách để làm được những việc dường như không thể. Chính lòng quyết tâm không lay chuyển nổi của bạn sẽ dẫn bạn qua những thời khắc đen tối nhất, khi bạn tưởng chừng như không còn hi vọng. Niềm khát khao đạt được mục đich sẽ giúp bạn đánh giá tình hình một cách khách quan để chọn đúng hướng đi mà vẫn duy trì được những giá trị cốt lõi và quan điểm riêng trong cuộc sống của bạn.
2. Phong cách làm việc có nguyên tắc và yêu cầu chất lượng
Khi bạn đặt yêu cầu về chất lượng lên hàng đầu trong bất cứ việc gì bạn làm, thì có nghĩa là bạn đã tự bảo đảm sự vượt trội về chất lượng cho sản phẩm của mình. Yếu tố thứ hai này bao gồm cả sự trung thực, ngay thẳng và quan tâm đến người khác. Song song với chất lượng là hiệu quả, và hãy nhớ, bạn làm chủ doanh nghiệp chứ không phải việc kinh doanh đang làm chủ bạn!
3. Lòng can đảm và tư tưởng hành động
Những vụ làm ăn mang lại lợi nhuận cao nhất là những dự án có độ rủi ro cao đến mức không ai dám liều, mà chỉ có những người có đủ can đảm, lòng tự tin và lạc quan mới đưa tay nhận lấy. Tất nhiên, quyết định chấp nhận rủi ro phải được đưa ra sau khi nghiên cứu và phân tích chi tiết mọi khía cạnh của tình huống. Yêu cầu cao nhất đối với người dám bước vào cuộc chơi liều lĩnh này là lòng can đảm. Nếu thất bại không là gì đối với bạn, thì hãy tiếp tục với những thử thách mới, bạn sẽ sớm tìm thấy kho vàng của mình đấy!
4. Lòng tự tin
Lòng tự tin, hay chính là thái độ đúng mực trong mọi mặt của đời sống kinh doanh cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn, là một trong những phẩm chất tiên quyết cho thành công lâu dài. Khi bạn tin tưởng rằng mình sẽ đạt được điều mình mong muốn, thì lòng tự tin sẽ từng giờ từng phút giúp bạn kiên trì với mục tiêu của mình.
Người thực sự tự tin và tích cực không bao giờ biết đến việc đổ lỗi cho người khác mà luôn chủ động trong mọi việc mình làm. Họ sẽ không than phiền rằng, tôi thất bại là tại nền kinh tế, do xui xẻo hay vì mối quan hệ gặp trục trặc; do thị trường hay là do chính nhân viên của tôi. Những người tích cực luôn tìm ra cách để tự thay đổi chứ không chăm chăm bắt người khác thay đổi. Mỗi tình huống hay sự việc diễn ra dù tốt hay xấu đều ẩn chứa một bài học nào đó đối với họ, từ đó họ biết cách để tránh thất bại, đặc biệt là những vết xe đổ mà chính họ đã sa vào.
5. Người lãnh đạo tận tuỵ
Khi điều hành việc kinh doanh, người lãnh đạo luôn cần có khả năng đưa ra quyết định độc lập theo nhãn quan kinh doanh của bản thân, không thể “đẽo cày giữa đường”. Đồng thời cần biết cách truyền cảm hứng đó cho nhân viên của mình, hướng họ đi theo con đường bạn đã chọn.
Đó hoàn toàn không phải là mệnh lệnh, mà là sự chia sẻ niềm đam mê và lòng quyết tâm.
Khi đưa ra quyết định nhanh chóng như vậy, có nghĩa người lãnh đạo đã nhìn thấy vạch đích, và họ hiểu cảm giác là người đầu tiên chạm đích sung sướng như thế nào. Sự khác biệt giữa người lãnh đạo bình thường và người lãnh đạo thực sự tận tuỵ nằm ở chỗ, ai sẽ là người đứng sau nhân viên của mình, dạy họ cách vượt qua vạch đích ấy, và cùng họ tận hưởng niềm vui, niềm tự hào của người chiến thắng như thể chính họ đã tự mình làm nên vinh quang đó vậy.
6. Sức sáng tạo
Nếu bạn muốn đạt đến thành công ở những cấp độ cao hơn và cao hơn nữa, thì khả năng suy nghĩ độc lập là điều then chốt. Đó còn là khả năng tự thích nghi khi cần thiết, hay tính linh động có kiểm soát. Ngay từ đầu, bạn cần phải hệ thống hoá mọi việc để có thể hoạt động một cách tự lực, và để đảm bảo rằng bạn không thay đổi đơn thuần là để cho có chuyện. Sự thay đổi sáng tạo và hiệu quả thể hiện rõ khi bạn thường xuyên đánh giá và cập nhật kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình để phục vụ cho giá trị cốt lõi, hay mục đích tối cao mà bạn đã đặt ra ngay từ đầu. Điều này có nghĩa là bạn cần có một kế hoạch kinh doanh sẵn và thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đó.
7. Hiểu rõ giá trị, ưu điểm, tài năng và phong cách giao thiệp của bản thân
Khi bạn hiểu bản thân mình hơn bất kỳ ai khác, thì bạn sẽ có thể kiểm soát được những tình huống bạn có thể can dự vào. Khi bạn hiểu người khác nhiều hơn chính họ hiểu mình, thì bạn sẽ biết cách tiếp cận họ hiệu quả nhất khi làm việc cùng họ. Đây rõ ràng là lợi thế, vì bạn đã mở rộng hiểu biết của mình và nắm được chìa khoá mở ra thành công trong mọi cuộc giao dịch. Thế còn khi có một ai đó hiểu bạn hơn bản thân bạn thì sao nhỉ? Hãy cẩn thận, vì lúc đó bạn sẽ triền miên cảm thấy bối rối và lo lắng đấy!
8. Mong muốn chân thành được hiểu và giúp đỡ người khác, đặt nhu cầu của họ lên trên nhu cầu của mình
Khi bạn có những cách đặc biệt để giúp người khác thành công, đáp lại, bạn sẽ đạt được điều mình muốn. Vậy thì tại sao bạn không cố tìm ra cách cho người khác cái họ muốn một cách thoải mái và dễ chịu nhất? Cái bạn sẽ đạt được là tránh được cạnh tranh. Những mối quan hệ tích cực trong cuộc sống rất có ích cho việc kinh doanh của bạn. Ngày nay, kỹ năng chuyên môn đã không còn có ích bằng kỹ xảo, những biện pháp mềm mỏng và khôn khéo, đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp. Lưu ý: nếu bạn đã làm được điều này trong cuộc sống hàng ngày thì chắc chắn có thể áp dụng được ở phạm vi lớn hơn, và hiệu quả của nó sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần nữa đấy!
9. Tiến lên và giành chiến thắng!
Hãy cố xây dựng và duy trì niềm tin đối với bất cứ điều gì có thể. Thường xuyên đánh giá lại mục tiêu của mình, và mở rộng tầm nhìn để phát hiện ra mục tiêu cao hơn mà mình có thể đạt được . Những người lãnh đạo thường xuyên điều chỉnh lại mục tiêu luôn có tỉ lệ thành công cao nhất. Và cứ sau mỗi lần thành công, họ lại nâng tiêu chuẩn của mình lên cao hơn một bậc. Họ không lạ gì và không sợ thất bại, bởi đối với những người biết học hỏi thì thất bại chẳng qua chỉ là thêm kinh nghiệm mà thôi.
10. Chia sẻ
Những công ty có đóng góp thường xuyên cho các tổ chức từ thiện hay ủng hộ trong những dịp đặc biệt, và nhất là đóng góp cho cộng đồng sẽ được rất nhiều người biết đến và ưa chuộng. Đây là một chân lý đã được thực tế chứng minh qua thời gian, và đó là cách kéo khách hàng về phía mình thay vì chạy theo khách hàng và làm cho họ phát ngấy.
Sưu tầm từ nguồn Lantabrand: Hoàng Trọng
Báo cáo phỏng vấn kinh nghiệm học tập
Căn cứ vào kế hoạch tổ chức Hội nghị học tốt năm học 2013-2014 của khoa Kinh tế. Các giảng viên được phân công đã thực hiện phỏng vấn 10 sinh viên thuộc các lớp K52 TCNH, K52 ĐHKTA, K51 ĐHQTKD, K51 ĐHTCNH, K53 ĐHKT. Qua đó, đã tổng kết được những kinh nghiệm học tập cụ thể như sau:
Căn cứ vào kế hoạch tổ chức Hội nghị học tốt năm học 2013-2014 của khoa Kinh tế. Các giảng viên được phân công đã thực hiện phỏng vấn 10 sinh viên thuộc các lớp K52 TCNH, K52 ĐHKTA, K51 ĐHQTKD, K51 ĐHTCNH, K53 ĐHKT. Qua đó, đã tổng kết được những kinh nghiệm học tập cụ thể như sau:
Khi được hỏi về cách sắp xếp và phân bổ thời gian học: Các sinh viên được phỏng vấn đều chia sẻ rằng thời gian học thường không cố định và thường học buổi tối và đêm khuya sau các giờ học trên lớp. Sinh viên Lê Khánh Ly (K53 ĐH KT) cho rằng: “ Khi học nên nghĩ tới mục tiêu của bản thân, mình sẽ làm gì trong tương lai từ đó phân bổ thời gian hợp lý cho các môn học và để có kết quả cao, tập trung vào các môn học có tín chỉ cao. VD như môn tiếng Anh”.
Về cách học phần lý thuyết: Các sinh viên được phỏng vấn đều nhấn mạnh vào việc phải tập trung nghe giảng trên lớp, tổng hợp lại kiến thức sau khi lên lớp để ôn thi dễ dàng hơn. Có thể sử dụng sơ đồ cây để hệ thống lại kiến thức, ngoài ra nên học lý thuyết kết hợp với làm bài tập, tự làm sau đó trao đổi với bạn bè cùng nhóm, lớp (theo ý kiến của sinh viên Hoàng Mai Loan – lớp K52 ĐH KTA). Ngoài ra, việc học lý thuyết vào ban đêm sẽ dễ học và dễ nhớ hơn. Trên lớp nên ghi lại tất cả những gì thầy cô nói và đọc hiểu môn lý thuyết, sau đó ghi lại ý hiểu của bản thân và phải hiểu được bản chất cũng là một cách để học lý thuyết hiệu quả (ý kiến của bạn Nguyễn Văn Vinh – lớp K52 ĐH TCNH). Sinh viên cũng có thể đúc kết từ ngữ quan trọng thông qua việc tìm hiểu về những thuật ngữ trên mạng.
Về cách làm bài tập hiệu quả: Các sinh viên có một số kinh nghiệm chia sẻ như sau: Nên làm bài tập theo nhóm (từ 4 đến 5 người), bắt đầu từ giải thích lý thuyết sau đó làm bài tập. Đối với môn tính toán: Hầu hết chỉ quan tâm tới tính toán, ít quan tâm đến lý thuyết, làm bài tập luôn sau khi học. Nên tập trung nghe và ghi lại các câu hỏi đúng sai trên lớp. Nghiên cứu bài học thông qua đọc sách và tóm lại những ý chính. Trên lớp chăm chú nghe hướng dẫn của thầy cô, chép đầy đủ bài tập mẫu, về nhà tự làm lại để so sánh. Có thể nghe nhạc trong khi học và làm bài để tạo hứng thú khi học.
Về cách học theo nhóm và thảo luận:
Theo sinh viên Quỳnh Trang, lớp K53 ĐH KT thì khi tham gia thuyết trình thì cần có sự phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng. Tất cả thành viên nên tham gia thuyết trình, chấm điểm trong nhóm. Phải có sự trao đổi, nhận xét lẫn nhau. Ngoài ra, các sinh viên còn đóng góp một số ý kiến khác như: Sinh viên có trình độ khác nhau nên cùng tham gia một nhóm và cần có nhóm trưởng có năng lực, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của thành viên để phân chia công việc thực hiện.
Kinh nghiệm để ôn thi hiệu quả: Theo các sinh viên tham gia phỏng vấn, cần đọc lại kỹ vở ghi chép lý thuyết và bài tập, tự tạo cho bản thân hứng thú khi học tập, đọc nhiều thông tin và ghi chép những thông tin cần thiết trên mạng (ý kiến của bạn Đỗ Thị Hiên – lớp K51 TCNH). Khi làm bài thi có thể làm bài tập trước, cái gì biết thì làm trước. Học ôn theo ý chính và khi thi và diễn giải từ ý hiểu của bản thân. Ngoài ra, có thể mượn vở ghi chép của khóa trên để tham khảo thêm để nắm bắt đầy đủ kiến thức.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Hồng Nhung
Tòng Phương Trang
Kinh nghiệm học tốt của sinh viên năm thứ ba
Học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu . Để việc học được tốt nhất,đem lại hiệu quả cao nhất,em đã chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp.Chính phương pháp học tập này đã tích lũy cho em được nhiều vốn kiến thức quan trọng,là hành trang vững chắc trên con đường học tập,phấn đấu cho sự nghiệp trong tương lai.
Học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu . Để việc học được tốt nhất,đem lại hiệu quả cao nhất,em đã chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp.Chính phương pháp học tập này đã tích lũy cho em được nhiều vốn kiến thức quan trọng,là hành trang vững chắc trên con đường học tập,phấn đấu cho sự nghiệp trong tương lai.Vì khối lượng kiến thức ở bậc đại học là vô cùng lớn,phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác đặc biệt khi chúng ta học theo hệ tín chỉ.Hình thức đào tạo này đòi hỏi sinh viên chúng ta phải năng động và tự chủ hơn trong việc học ,tìm được phương pháp học đúng là việc không hề dễ dàng.Sau đây tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân mình.
Trước hết các bạn phải xác định được mục đích học tập của mình là gì? Đó chính là học để lấy kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp sau này của bản thân.Mình có thể làm tốt công việc của mình hay không phụ thuộc vào kiến thức tích lũy khi còn ngồi trên ghế trường đại học.
Tiếp theo muốn học tốt thì các bạn cần có trong mình sự đam mê,đam mê với môn học,đam mê với ngành học mà mình đang theo.
Nếu là học các môn lý thuyết: Tôi thường tìm tài liệu ở trên mạng Internet,kết hợp với việc nghe giảng ở trên lớp.không hiểu chỗ nào cần hỏi lại giáo viên hoặc bạn bè trong lớp.Các bạn có thể tham khảo ở trong giáo trình nữa nhưng rất khó hiểu vì ít có ví dụ cụ thể cho mình có thể tưởng tượng ra được.
Nếu là các môn bài tập: Chú ý lắng nghe bài giảng ngay từ trên lớp để nắm được công thức và cách giải bài tập..Cần làm những ví dụ ngay trên lớp mà thầy cô giao cho.Nhưng đối với tôi các ví dụ thì tôi sẽ làm và chữa ra giấy nháp trước,sau đó buổi tối về nhà hoặc lúc ra chơi sẽ ngồi giải lại rồi so đáp án.Như vậy mình sẽ hiểu được kĩ hơn và nhớ được lâu hơn.Đối với môn bài tập thì các bạn nên đọc sách giáo trình nhiều hơn là đi tìm tài liệu trên mạng Internet.Trong giáo trình có sẵn những công thức và ví dụ cơ bản nên khi đọc các bạn sẽ hiểu được bản chất,lúc đọc các bạn nên đặt ra câu hỏi tại sao để mình có thể lien kết giữa cái bài tập với nhau,từ đó có thể làm được các bài khó hơn.Nếu cần thiết các bạn có thể làm lại các ví dụ trong sách theo cách hiểu của mình.Nên ghi các công thức cần nhớ ra một quyển sách riêng để khi cần thì sẽ tìm được dễ dàng hơn.
Tất cả các môn đều được học bằng máy chiếu,thầy cô cho slide bài giảng,vì vậy không nên ghi chép nhiều,chú ý vào slide và ghi chép những gì cần chú ý vào ngay cạnh để sau này đọc lại có thể hiểu dễ hơn.Các bạn nên viết bằng màu mực khác để nổi bật hơn so với những gì không cần chú ý.
Những môn cần thực tiễn nhiều thì các bạn càng nên học hỏi nhiều ở bên ngoài,đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm của các anh chị khóa trên,bạn bè trong lớp.
Đối với môn ngoại ngữ : Thật sự mà nói là một môn khó đối với hầu như tất cả các sinh viên,đòi hỏi sự chăm chỉ thật sự.
Đối với thời gian học trong ngày : Vì là lớp học với các môn là thỉnh giảng nên giờ học trên lớp là cả ngày,vì vậy buổi tối các bạn nên ngồi học trong khoảng thời gian từ 4 dến 5 tiếng,với thời gian hợp lý để nghỉ ngơi chuẩn bị cho buổi học ngày hôm sau.Tránh học quá lâu dẫn đến thiếu ngủ và mệt mỏi cho ngày hôm sau.Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo xem lại kiến thức bài cũ và xem trước kiến thức bài ngày hôm sau.Vì vậy trước khi ngồi học các bạn nên đặt mục tiêu của buổi học ngày hôm đó là cần phải làm những gì và tập trung hoàn thành nó.
Tuy nhiên với một thời gian ngồi học quá lâu cũng không tốt.Các bạn luôn cần phải cho mình thoải mái trước khi ngồi học,trong khi ngồi học thì cần phải tập trung ,hoặc có thể thư giãn bằng các động tác nhẹ như xoay người hoặc nhắm mắt thư giãn.Và cần phải tạo cho bản thân cảm giác thích thú khi ngồi học như vậy các bạn sẽ tiếp thu được nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.
Và để được tốt hơn thì các bạn nên tham gia học theo nhóm.Ở trên lớp thì chúng ta cũng đã quen với cách làm việc theo nhóm nên cũng biết được sự hiệu quả của phương pháp học này.Một nhóm nên có khoảng 5 đến 6 người.Tuy nhiên theo tôi,học nhóm không nhất thiết là tất cả các thành viên trong nhóm đều giỏi.Vì khi đó các bạn luôn bảo vệ ý kiến của mình,luôn cho đó là đúng mà không lắng nghe ý kiến của các bạn khác.Vì vậy nên có sự xen lẫn ở đây,không cần tất cả đều giỏi nhưng phải biết lắng nghe,học hỏi.Từ đó có thể giúp cho các bạn thân nhau hơn,biết giao tiếp nhiều hơn.
Ngoài ra các bạn cũng có thể lên thư viện để tìm tài liệu học.Tuy nhiên các bạn cần phải biết chọn lọc sách để đọc,vì vậy các bạn nên thảm khảo ở nhà trước rồi lên thư viện tìm đọc sẽ nhanh hơn.
Đến cuối kỳ lúc ôn thi: không nên dồn ép tất cả các môn vào để học.Nên học qua những môn nào khó trước,làm đề cương ôn tập cụ thể.Sắp xếp thời gian ôn thi,môn nào thi trước chúng ta giành thời gian ôn môn đó trước thật kỹ.Trong thời gian ôn không nên phân chia môn nào học ngày nào giờ nào cụ thể,chỉ cần lúc nào chúng ta muốn học thì nên ngồi học bởi vì trong thời gian ôn thi các bạn rất áp lực,lo lắng và thường hay nhạy cảm,rất dễ nổi nóng.
Bên cạnh việc học các bạn nên rèn luyện bản thân để duy trì sức khỏe tốt như tham gia các hoạt động,phong trào của lớp của trường,các hoạt động giải trí như vui chơi,thể dục,nghe nhạc….
Tuy nhiên để sinh viên được học tập tốt hơn nữa em xin được đề xuất một số vấn đề sau:
– Số lượng giảng đường tự học và giờ đóng cửa cần được kéo dài hơn vào buổi tối, tạo điều kiện cho sinh viên lên giảng đường học đặc biệt là các sinh viên sư phạm.
– Các thầy cô nên cho nhiều ví dụ hơn trong bài giảng,khuyến khích những ví dụ dễ nhớ dễ hiểu gây hài nhưng truyền đạt được kiến thức bên trong đó,trong giờ dạy nên đưa ra nhiều câu hỏi thảo luận.
– Mong được đi thực tế nhiều hơn để có thể hiểu được hơn ngành mà sinh viên đang học là như thế nào,tạo nhiều kinh nghiệm cho sinh viên thuận lợi cho công việc sau này.
– Cuối bài giảng nên cho câu hỏi về nhà suy nghĩ để buổi sau lên lớp có thể biết sinh viên nắm được bao nhiêu phần trăm bài giảng của ngày hôm trước,từ đó các thầy cô có thể đưa ra phương pháp dạy tốt hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm học tập của tôi sau 3 năm học dưới mái trường đại học.Hi vọng nó có thể giúp ích cho các bạn trong việc tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cho riêng mình.
ĐỖ THỊ HIÊN- K51 TCNH
Kinh nghiệm học tốt của sinh viên đại học năm thứ hai
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhận thấy học tập, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi bạn sinh viên. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn công học tập của các em “.
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhận thấy học tập, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi bạn sinh viên. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn công học tập của các em “.
Tại hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng nêu rõ: ” Thanh niên là rường cột của nước nhà, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là nguồn động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”.
Chính vì vậy việc học tập đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống thường ngày, là con đường duy nhất, vinh quang nhất đưa chúng ta đến với thành công. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để học tốt hay phương pháp nào học tập có hiệu quả? Theo tôi, để học tốt chúng ta cần:
Một là: xác định rõ mục tiêu và động cơ học tập đúng đắn. Việc đầu tiên mà bạn phải làm là xác định cụ thể bạn muốn đạt kết quả như thế nào trong kỳ học này. Điểm học tập bao nhiêu, điểm rèn luyện tầm nào? Khi đã là sinh viên năm thứ 2 các bạn không nên còn tư tưởng xả hơi như năm thứ nhất, không được xa đà vào tệ nạn xã hội, không được có ý nghĩ đi học vì nghĩa vụ, đi cho có mặt hay học cho bằng bạn bằng bè thể hiện mình có đi học…bạn hãy nghĩ đến đồng tiền sương máu chính bố mẹ mình vất vả kiếm ra, học và không ngừng cố gắng hơn nữa.
Hai là: để học tốt bạn phải có niềm tin. Niềm tin là cái có thể tự tìm thấy bằng cách theo đuổi đam mê, bằng cách sống cùng những ước mơ. Khi bạn tin vào chính bản thân mình thì bạn mới có thể đặt ra những mục tiêu và quyết tâm biến chúng thành hiện thực.
Ba là: học có sự kết hợp giữa nghị lực bản thân với phương pháp học phù hợp, khoa học trên cơ sở đã xác định rõ mục đích, động cơ học. Đừng hiểu học tập ở đây chỉ là học trong nhà trường, học những kiến thức có trong sách vở. Bạn có thể tự học ở bất cứ nơi đâu. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau.
+ Đầu tiên bên cạnh việc tiếp nhận những kiến thức từ thầy cô, theo tôi kỹ năng quan trọng đó là khả năng tự học, khả năng độc lập tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn. Bản thân tự tạo dựng thói quen tự học, tự ngiên cứu tài liệu. Nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tương đối phong phú, các bạn có thể học tập trong sách giáo trình, học có chọn lọc tài liệu trên mạng, học trên thư viện để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức.
+ Hoàn thành những bài học của hôm nay và chuẩn bị thật tốt cho nội dung bài học ngày mai là việc không thể thiếu. Đọc xem lại bài hôm trước, làm bài tập phần kiến thức đã học, đọc bài trước khi lên lớp, chú ý tập chung nghe hiểu ngay trên lớp, điều gì còn chưa rõ thì hỏi thầy hỏi bạn… Điều này sẽ tạo ra thói quen tốt, giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời sống chứ không riêng gì học tập.
+ Tập ghi nhớ kiến thức một cách logic, sau khi đi học về nên tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ cây để thuận tiện cho việc học và ôn thi cuối kỳ. Việc nắm chắc những kiến thức cơ bản sẽ là cơ sở cho tư duy logic và là tiền đề cho việc nắm bắt những kiến thức mới. Khi học cần có cách ghi nhớ sâu thông qua tự học. Nếu thực sự không thể tự mình tìm ra thì nên trao đổi, thoả luận với bạn bè. Làm bài tập nhóm để tìm ra cái mình sai, để nhớ thêm công thức.
+ Tạo cho mình hứng thú học tập, có một tâm lý thoải mái và sự tập trung cao độ khi học, tránh bị phân tán khi học.
Bốn là: để học tốt còn phải sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ các công việc để dễ dàng thực hiện; linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian biểu sao cho học tập có hiệu quả mà vẫn tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, của lớp.
Năm là: tăng tốc độ học cho kỳ thi, tập trung ôn thi bỏ qua những việc không cần thiết, xếp lịch học các môn theo số tiến chỉ phù hợp. Cũng nên có thời gian nghỉ ngơi, tránh sự chán nản, mệt mỏi. Và đi thi là việc quyết định lớn nhất đến kết quả học tập. Xin nhấn mạnh rằng:” thi cử là một trò chơi đặc biệt”. Tự tin, quyết tâm đạt điểm số cao nhất và không được bỏ cuộc.
Cuối cùng đó là cần tăng cường khả năng trao đổi, thảo luận với bạn bè, tăng cường khả năng tự thuyết trình; khả năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng mềm khác để mỗi cá nhân tự tin hơn khi bước vào cuộc sống.
HOÀNG MAI LOAN – K52 ĐH KẾ TOÁN A
Kinh nghiệm học tốt năm thứ nhất
Hầu hết các bạn sinh viên năm đầu mới vào trường đều bỡ ngỡ và chưa có phương pháp học tập đúng đắn, do đó kết quả học tập của 1 số bạn cũng chưa thực sự cao. Vì vậy mình muốn chia sẻ với các bạn về phương pháp học tập trong năm đầu của mình để các bạn có thể tiếp cận môi trường học mới 1 cách dễ nhất.
Khi mới vào trường, việc đầu tiên mình làm là tìm hiểu về 1 số nội quy, quy định và cách tính điểm… của nhà trường. Từ đó, mình có thể xác định được mục tiêu mà mình đề ra là dễ thực hiện hay khó thực hiện, và để thực hiện được nó thì mình phải làm những điều gì. Sau khi đã xác định được nó thì mình đã đề ra các phương pháp học tập cho mình như sau:
I.Đối với môn tính toán
Vì thời gian của mình vào ban ngày không có nhiều nên mình tập trung học chủ yếu là vào buổi tối và đêm. Trước khi làm bài tập thì mình thường đọc lại bài đã học, ghi hết công thức ra 1 tờ giấy để nếu có không nhớ thì có thể xem, không cần phải mở lại sách làm tốn thời gian, và nhớ lại những gì thầy cô đã giảng trên lớp. Sau khi đã nhớ và hiểu được bản chất thì mình bắt tay vào làm bài. Vì mình không thích bị căng thẳng trong khi học nên mình thường “ vừa học vừa chơi”. Đối với mình, nếu căng thẳng thì học cũng không thể nhớ được và hiểu được, lại tốn thời gian, hại sức khỏe… nên mình thường tránh việc đó bằng cách là mình nghe nhạc trong khi làm bài tập. Mình thường mở nhạc Âu Mĩ hay nhạc không lời ra nghe. Đối với nhạc Âu Mĩ thì mình chọn những bài mà mình không thể hát theo hay không hiểu lời để nghe, như thế mình sẽ không bị nhạc làm sao lãng trong khi đang suy nghĩ mà giai điệu lại giúp cho mình cảm thấy thư thái đầu óc hơn. Còn đối với nhạc không lời thì mình hay chọn loại nhạc Ba-rốc để nghe, vì nhạc Ba-rốc giúp chúng ta tập trung cao và làm tăng chỉ số IQ nên nghe loại nhạc đó để học là rất tốt. Trong những lúc học môn tính toán thì mình thường tránh xa điện thoại, ti vi, laptop… đó là những thứ mà làm mình mất tập trung và làm gián đoạn tư duy của mình.
Để nhớ các công thức thì trước hết mình phải tìm hiểu tại sao lại có công thức này và nó dùng để tính trong những bài toán như thế nào. Tiếp đó thì mình ghi vào mỗi mảnh giấy nhớ từ 1 dến 3 công thức sau đó mình dán mảnh giấy nhớ đó vào những đồ dùng mình hay động đến như: tủ quần áo, ti vi… như vậy, mỗi khi mở tủ hay ti vi thì mình nhìn vào mảnh giấy và đọc nó 1 lần và để tâm đến nó. Từ đó, mình đã tạo cho mình 1 thói quen và mình đã nhớ công thức đó rất dễ dàng. Còn 1 cách nữa đó là mình sử dụng trí tưởng tượng của mình để vẽ lên các sơ đồ, mô hình minh họa hay các con vật mà mình yêu thích, trong đó kèm theo cả các công thức. Như vậy, chỉ cần nhớ đến hình vẽ nào là mình có thể liên tưởng ngay ra được công thức bao gồm trong nó.
II. Đối với môn học thuộc
Năm đầu là năm có các môn chung hầu hết là các môn học thuộc. Và hầu hết các môn đó đều trìu tượng, khó hiểu, khó học thuộc. Để học các môn đó thì mình không hề học thuộc 1 cách máy móc mà mình đọc để hiểu vấn đề trong đó. Nói là nó khó hiểu, trìu tượng nhưng suy cho cùng thì hầu hết các môn đó đều xoay quanh các vấn đề chính trị của xã hội, hay về lịch sử hình thành của 1 môn học nào đó. Phương pháp của mình học các môn đó là:
– Mình luôn nghĩ các môn đó không có gì khó và môn nào cũng có 1 chút thú vị riêng của nó. Và cuối kỳ thì mình luôn nghĩ tích cực là mình sẽ qua môn đó. Vì nếu như nghĩ theo hướng tiêu cực thì chúng ta sẽ cho rằng chúng ta không thể qua được, và ý nghĩ đó đã tác động rất mạnh đến ý chí của chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy đề khó hơn, không chịu suy nghĩ và kết quả không tốt cũng đổ tại cho môn đấy khó hay là tại số phận…
– Mình thường đọc giáo trình trước khi đến lớp, mặc dù còn 1 số chỗ không hiểu nhưng hôm sau học mình sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và hiểu kỹ hơn, còn những chỗ chưa hiểu thì mình được giải đáp bởi các thầy cô và bạn bè.
– Điều quan trọng của mình để học được môn này là: các thuật ngữ. Khi mình đã hiểu được tất cả các thuật ngữ trong bài thì mình có thể hiểu bài 1 cách dễ dàng. Mình thường có thói quen hình dung, mường tượng ra những gì mình đọc được, đọc đến đâu thì mình hình dung đến đó (đây là khi mình đọc trước bài) và mình hình dung theo những gì mình hiểu. Sau đó, khi đã nghe thầy cô giảng thì bài học đó sẽ được tái hiện lại trong đầu mình thành 1 câu truyện. Ví dụ như, học thuyết tiến hóa của Dacuyn. Mình đã hình dung ra ông ta nghiên cứu trong 1 phòng thí nghiệm nhỏ, mặc áo trắng, quần đùi, ông miệt mài nghiên cứu ngày đêm và khi ông phát hiện ra học thuyết tiến hóa thì ông đã nhảy và hét lên vì vui sướng, nước mắt chảy dàn dụa… Trong phương pháp hình dung này thì mình luôn cố gắng nghĩ ra những câu truyện buồn cười nhất có thể để gắn với các sự kiện, nhân vật đó sao cho phù hợp. Như vậy mình sẽ nhớ được lâu hơn rất nhiều khi nghĩ đến câu truyện buồn cười đó.
– Mình học nhưng không phải học dàn trải, mình thường gạch ra những ý chính, ý quan trọng và đáng nhớ trong bài. Sau đó mình sẽ triển khai các ý phụ theo cách diễn đạt của mình. Tuy nhiên, có bao nhiêu ý phụ trong ý chính đó thì mình cũng phải nhớ được bằng cách vẽ sơ đồ cây và khi viết thì nhớ lại sơ đồ đó để viết.
– Khi học những môn học thuộc thì mình hay học những lúc yên tĩnh, không có ai làm phiền, lúc đó mình có thể tập trung cao độ. Tuy nhiên mình không thường xuyên học các môn học này quá lâu. Mình thường học khoảng 2h rồi mình thư giãn từ 20-30 phút. Như thế mình sẽ không bị căng thẳng và kiến thức sẽ được mình tiếp thu nhanh hơn mà không phải cố nhét nó vào đầu.
III. Đối với môn ngoại ngữ
Môn ngoại ngữ là môn mình nghĩ là rất quan trọng trong trường học, khi ra xin việc và cả khi làm việc. Bất kỳ 1 công việc nào thì mình nghĩ cũng cần phải biết ngoại ngữ. Vì thế nên mình tập trung vào học môn này nhiều nhất. Khi học môn học này thì mình rất thích thú, mình cảm thấy nó là 1 thứ ngôn ngữ dễ hơn tiếng việt rất nhiều. Để tạo hứng thú cho môn học này thì mình thường nghĩ đến cảnh 1 ngày nào đó mình sẽ được ra nước ngoài, được nói chuyện với người nước ngoài như chính tiếng mẹ đẻ của mình vậy, khi đó thì hứng thú của mình với môn học này tăng lên rất nhiều.
Để học tốt môn học này thì mình phải rèn luyện được 4 kỹ năng chính là: nghe, nói, đọc, viết. Ngoài 4 kỹ năng chính thì mình nghĩ 1 yếu tố nữa cũng quan trọng không kém phần quan trọng đó là: vốn từ vựng của mình. Nếu không có vốn từ vựng thì mình không thể rèn luyện 4 kỹ năng nói trên.
Mình thường được mọi người khuyên là: nếu muốn tăng vốn từ vựng thì đọc báo, đọc truyện bằng tiếng anh hay mỗi ngày hãy viết ra 10 từ mới để học… nhưng những cách đó không có kết quả với mình. Mình không thực sự hứng thú khi đọc báo hay đọc truyện, còn viết ra 10 từ tiếng anh thì cách này rất nhàm chán, kể cả mình có học được nhưng sẽ quên rất nhanh. Vì thế thay vì phải học 1 cách nhàm chán thì mình chọn cách nghe nhạc, nghe những bài hát tiếng anh có cả lời dịch và lời tiếng anh. Mình không chỉ nghe mà còn hát theo bài hát đó. Cách này đã giúp mình rèn luyện được kỹ năng nghe, nói rất nhiều, vốn từ vựng và ngữ pháp của mình cũng đã rất tiến bộ. Mặc dù lúc đầu phát âm của mình không chuẩn nhưng khi hát theo, chỉ cần bắt chước họ thì mình cũng đã phát âm chuẩn hơn và dần dần phát âm của mình cũng tiến bộ lên nhiều. Đó là cách học mà mình thấy hiệu quả nhất, vì mình không bị bắt buộc phải học 1 cách dập khuôn, mà đó là sở thích của mình, nó tạo cho mình hừng thú và cảm giác như không phải là mình đang học mà là mình đang thư giãn. Qua đó mình cũng thuộc được khá nhiều bài hát tiếng anh. Tuy nhiên, khi mình bắt đầu học theo phương pháp này thì mình bắt đầu với các bài hát có giai điệu chậm, dễ nghe, dễ hát và sau đó tăng dần độ khó của nó lên.
Đó là phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe, nói, và tăng vốn từ vựng. Còn sau đây là phương pháp để rèn luyện kỹ năng viết, đọc của mình. Mình thường luyện tập kỹ năng này khi mình lên trang mạng xã hội Facebook. Trên đó, mình đã tham gia vào rất nhiều trang dành cho những người học tiếng anh. Thường ngày thì họ luôn gửi những bài viết, những câu truyện ngắn bằng tiếng anh, đăng những bài về ngữ pháp và từ vựng để cho các thành viên trong nhóm học. Ngoài ra thì mình còn kết bạn với rất nhiều người nước ngoài và nói chuyện với họ bằng tiếng anh hay nói chuyện qua ứng dụng Skype. Qua đó, kỹ năng đọc, viết, nghe của mình được cải thiện nhiều. Hơn nữa, vì các bạn người nước ngoài đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới nên không phải ai cũng nói tiếng anh giỏi. Vì vậy, khi nói chuyện với họ không phải lúc nào họ cũng đúng, mình có thể giúp họ chỉnh sửa những lỗi sai đó và họ cũng giúp mình rất nhiều khi phát hiện các lỗi sai của mình. Như vậy, mình sẽ nhớ lâu hơn và nó sẽ dần dần thành thói quen, khi nói hay viết thì mình có phản xạ nhanh hơn mà không cần suy nghĩ nhiều về ngữ pháp của mình, dần dần như thế thì mình có thể nói tiếng anh 1 cách trôi chảy.
Khi mình đã rèn luyện được các kỹ năng trên thì khi vào phòng thi mình cũng không cảm thấy run sợ hay lo lắng gì cả.
IV. Để học 1 cách tập trung nhất
Để học 1 cách có hiệu quả nhất thì mỗi lần học mình chỉ kéo dài 2h đồng hồ. Sau mỗi lần học thì mình nghỉ giảo lao từ 15-20 phút, đôi khi quá căng thẳng thì là 20-30 phút. Mình không học 1 môn kéo dài mà mình chuyển sang học môn khác. Ví dụ: 2h học kinh tế vĩ mô sau khi nghỉ 15-20 phút thì mình chuyển sang học hạch toán kế toán. Làm như thế thì mình sẽ không bị nhàm chán với môn học đó.
Mình dùng đèn học vàng vì ánh sáng trắng sẽ làm cho chúng ta nhức đầu khi học
Học tại nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cho mình tỉnh táo hơn.
Trong khi học mình tránh xa các đồ như tivi, điện tử, điện thoại…
Mình không ăn những thứ như: thịt bò, đường, bánh ngọt… đại loại là những đồ ngọt thì không nên ăn trước khi học vì lượng đường trong nó sẽ làm cho mình dễ mất tập trung.
V. Đối với các môn thi trắc nghiệm
Khi làm bài trắc nghiệm thì mình thường áp dụng 1 số kỹ thuật để loại trừ trong đề thi trắc nghiệm như sau:
– Đọc kỹ đề
– Đưa ra câu trả lời trước khi xem xét các lựa chọn trả lời
– Đọc hết tất cả các lựa chọn
– Nếu không chắc chắn thì sử dụng phương pháp loại trừ
+ Đầu tiên là loại trừ những lựa chọn sai rõ ràng
+ Loại trừ lựa chọn sai chút ít. Đây là lựa chọn có vẻ đúng nhưng có 1 hay 2 từ làm cho nó sai đi
+ Loại trừ lựa chọn vốn dĩ đúng nhưng không liên quan đên câu hỏi
+ Loại trừ lựa chọn rất khác biệt so với lựa chọn khác. Lựa chọn này thường sai
+ Nếu có 2 lựa chọn rất giống nhau thì 1 trong 2 lựa chọn thường đúng
+ Nếu có 2 lựa chọn đối nghịch nhau thì 1 trong 2 lựa chọn thường đúng
VI. Những điều nên làm khi đi thi
Khi đi thi để tránh bị áp lực thì mình hay thực hiện những điều sau:
– Đến sớm trước khi thi để tư tưởng của mình thoải mái, và không hề vội vã hay run sợ vì bị mất thời gian thi
– Không học vào ngày thi. Nếu mình học trước khi đi thi thì lúc vào thi mình rất dễ bị nhầm lẫn giữa các phần kiến thức với nhau
– Mình luôn nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng mình sẽ làm được. Lúc đó tâm trạng của mình sẽ rất thoải mái, không bị áp lực và lúc đó là lúc mình làm bài thi có hiệu quả nhất
– Đọc lướt qua đề
– Nhìn đồng hồ khi cần thiết và phân chia thời gian hợp lý để làm bài, nếu có thể thì nên dự phòng thời gian ít nhất là 15 phút để xem lại bài
– Trả lời dễ trước khó sau
– Không lãng phí thời gian cho 1 câu hỏi quá quen thuộc ( nhưng cũng không được chủ quan), không đi quá đà. Chỉ viết vừa đủ
Không trả lời được cũng không bỏ qua. Dù không biết đúng hay sai nhưng vẫn phải làm, không được để trống.
PHẠM THỊ KHÁNH LY
K53 ĐH KẾ TOÁN
Chuẩn đầu ra ngành Quản trị kinh doanh
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 760/QĐ-ĐHTB-ĐT ngày 10/12/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)
1. Tên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh (Business Administration)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1 Kiến thức tổng quát
– Được trang bị kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành để có thể nhận thức và quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
– Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
3.2 Kiến thức chuyên môn
– Nhận biết được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; áp dụng được đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác và cuộc sống.
– Vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ và khoa học tự nhiên, tin học vào học tập các môn chuyên ngành và công tác.
– Có kiến thức nhất định về pháp luật và thuế trong kinh doanh, marketing, tài chính doanh nghiệp, dây truyền sản xuất công nghệ.
– Phân tích, đánh giá được môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp.
– Giải thích được hành vi doanh nghiệp, hành vi người tiêu dùng, hành vi của người sản xuất và các yếu tố chi phối các hành vi đó trong công tác kinh doanh.
– Phân tích được vai trò then chốt của nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
– Vận dụng các kiến thức về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành viên trong thực tế công tác.
– Biết ra các quyết định về tiêu dùng, sản xuất…đúng đắn.
– Tổ chức quản lý và xây dựng bộ máy, mô hình phương pháp quản trị các yếu tố sản xuất (Lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn và công nghệ) của một doanh nghiệp dựa trên các đặc điểm, chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp với sự phối hợp hoạt động của các yếu tố và chi phí thấp.
– Dự báo được các vấn đề thường nảy sinh trong quá trình vận hành sản xuất của một doanh nghiệp để xây dựng các phương án phòng ngừa.
– Vận dụng được các nghiệp vụ quản trị tài chính đối với một doanh nghiệp nhằm xem xét, phân tích tình huống quản trị, đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đúng pháp luật và an toàn về mặt tài chính.
– Vận dụng được những kiến thức cơ bản và nâng cao về marketing – mix như chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối và quảng cáo nhằm tạo sự thành công trong kinh doanh.
– Đảm bảo cho sinh viên có khả năng phân tích, ra quyết định ở tầm chiến lược nhằm phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi; nắm vững những nguyên tắc và kỹ năng thực hành.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
– Phân tích được nguyên nhân của các hiện tượng kinh tế để đưa ra các quyết định đúng đắn;
– Thành thạo quy trình vận hành Doanh nghiệp từ đó sẵn sàng tham gia và phối hợp vào các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh;
– Kiểm tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất trong Doanh nghiệp;
– Lập được kế hoạch quản lý các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp như: Vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động, nhà xưởng; tổ chức các đơn vị, cá nhân thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra;
– Tư vấn thiết kế được bộ máy quản lý doanh nghiệp phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh.
4.2. Kỹ năng mềm
– Kỹ năng văn phòng: Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng thông dụng như: Word, Excel, PowerPoint; biết khai thác thông tin trên mạng internet.
– Kỹ năng trình bày và giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, giao dịch với các đối tượng khác nhau, có khả năng thuyết trình;
– Kỹ năng làm việc: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể;
– Kỹ năng nghiên cứu: Có khả năng tự học tập nâng cao kiến thức phục vụ công tác;
– Kỹ năng quản lý về lĩnh vực tài chính;
– Sử dụng được các chính sách Marketing – Mix nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ;
– Xây dựng thương hiệu, đăng ký thương hiệu và quản lý bảo vệ thương hiệu trong quá trình kinh doanh đúng pháp luật;
– Định giá được sản phẩm, tổ chức được hệ thống kênh phân phối phù hợp cho từng loại sản phẩm, quảng cáo tiếp thị sản phẩm và xúc tiến bán hàng;
– Thu thập thông tin, điều tra thị trường, xử lý thông tin, …qua đó đánh giá và phân tích nhằm phát hiện được các cơ hội cũng như thách thức tiềm ẩn mà Doanh nghiệp đang và sẽ gặp phải.
5. Thái độ
– Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt.
– Có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong chuyên nghiệp.
– Cởi mở, thân tình, tôn trọng nhân cách đồng nghiệp, khách hàng
– Có tinh thần học hỏi, có ý chí không ngừng nâng cao kiến thức và rèn luyện bản thân.
– Có phương pháp làm việc và tư duy khoa học, biết cách giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nghề nghiệp.
– Có trách nhiệm cao trong công việc, có đạo đức trong kinh doanh và các hoạt động kinh tế trong xã hội hiện đại.
– Có ý chí cầu tiến, vươn lên trong công việc và hoàn thiện bản thân để trở thành chủ doanh nghiệp trong tương lai.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
*) Đối tượng chính của người lao động:
– Bộ phận quản trị trong các doanh nghiệp như: Phòng Tài chính, Nhân sự, Marketing, Sản xuất, Kinh doanh. Các bộ phận quản lý và quản lý kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước
– Cán bộ quản lý hoặc nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước hoặc tư nhân.
– Chủ doanh nghiệp độc lập
– Khả năng nghiên cứu, tự học các lĩnh vực liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp.
*) Mô tả công việc chính
– Tìm hiểu doanh nghiệp; thu thập thông tin thị trường; thực hiện các chương trình marketing.
– Quản lý và thực hiện các chương trình truyền thông của công ty.
– Xây dựng quản lý và phát triển thương hiệu của công ty.
– Trực tiếp thực hiện hoạt động bán hàng dự án trực tiếp của công ty.
– Giám sát hoạt động bán hàng của công ty tại các kênh đại lý.
– Chăm sóc khách hàng.
– Thực hiện phối hợp với các phòng ban/phân xưởng.
– Quản lý bộ phận .
– Phát triển thị trường kinh doanh.
– Liên hệ quảng cáo cho doanh nghiệp về sản phẩm và thương hiệu.
– Quan hệ công chúng thông qua các chương trình tài trợ, Giao lưu.
– Thực hiện các nhiệm vụ mà nhà quản trị cấp cao giao cho.
– Nắm bắt tình hình cạnh tranh tại khu vực thị trường của doanh nghiệp.
*) Vị trí làm việc: Làm việc tại tất cả các loại hình doanh nghiệp. Các bộ phận quản lý kinh tế tại các cơ quan nhà nước.
*) Công cụ lao động tối thiểu: Văn bản, tài liệu của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp quản lý trực tiếp.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
– Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo.
– Nâng cao trình độ sau đại học các chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh.
– Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.
– Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về Quản trị kinh doanh tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế tham khảo
Chương trình đào tạo và tài liệu chuyên ngành tham khảo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh và một số trường Đại học Kinh tế khác.
Khoa Kinh tế – Đại học Tây Bắc
Chuẩn đầu ra ngành Kế toán
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 760/QĐ-ĐHTB-ĐT ngày 10/12/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc)
1. Tên ngành đào tạo: Kế toán (Accounting)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1 Kiến thức tổng quát
– Được trang bị kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành để có thể nhận thức và quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
– Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
3.2 Kiến thức chuyên môn
– Có kiến thức nền tảng về các lĩnh vực kinh tế – xã hội và kiến thức cơ sở ngành Kế toán như tài chính – tiền tệ, tín dụng – ngân hàng, thống kê kinh tế trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành kế toán.
– Có kiến thức về Luật Kế toán, Luật Kiểm toán, Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp và Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, các Quyết định, Thông tư hướng dẫn về lĩnh vực tài chính, kế toán. Đồng thời có kiến thức sâu về các Luật thuế cơ bản và các văn bản hướng dẫn về các Luật thuế hiện hành…. để tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, hoạt động của đơn vị.
– Có kiến thức chuyên sâu để tổ chức thực hiện công tác kế toán tại các loại hình đơn vị (Doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các đơn vị hành chính sự nghiệp….), cụ thể là thực hiện hạch toán kế toán trong các đơn vị như: Kế toán vốn bằng tiền; nguyên vật liệu; tài sản cố định; lương và các khoản trích theo lương; thuế; các khoản thanh toán; giá thành; tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá; đầu tư tài chính; xác định kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận và lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, kế toán nguồn kinh phí, quỹ, các khoản thu chi….
– Có kiến thức cơ bản về phân tích và quản trị tài chính như có khả năng nhận diện chi phí, phân tích thông tin, lập kế hoạch, thiết kế thông tin thành các báo cáo quản trị… phục vụ cho việc ra quyết định, từ đó ứng dụng đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1 Kỹ năng cứng
– Kỹ năng tổ chức công tác kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị tại các loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức Kinh tế xã hội khác.
– Có kỹ năng lập và phân tích một số Báo cáo kế toán quản trị cơ bản như: Lập dự toán, dự báo về doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo đơn vị/vùng/mặt hàng/…; Lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí, Báo cáo bộ phận… để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong quá trình ra quyết định.
– Có khả năng lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm (Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân, Thuế xuất nhập khẩu,…).
– Thẩm định hiệu quả tài chính về dự án đầu tư;
– Sử dụng thành thạo ít nhất một phần mềm kế toán thông dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.
4.2 Kỹ năng mềm
– Kỹ năng văn phòng: sử dụng thành thạo vi tính văn phòng để soạn thảo các văn bản, hợp đồng, xử lý số liệu trên máy tính.
– Kỹ năng trình bày và giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, giao dịch với các đối tượng khác nhau, có khả năng thuyết trình.
– Kỹ năng làm việc: có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể.
– Kỹ năng nghiên cứu: có khả năng tự học tập nâng cao kiến thức phục vụ công tác.
– Kỹ năng quản lý về lĩnh vực tài chính kế toán.
– Nhanh nhạy trong việc nắm bắt, xử lý, giải quyết các vấn đề, các tình huống phát sinh trong thực tế về tài chính kế toán.
5. Yêu cầu về thái độ
– Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
– Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, sáng tạo trong công việc.
– Cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
– Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân.
– Có tinh thần hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
6. Vị trí làm việc sau khi ra trường
– Có thể đảm nhận chức danh Kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán tại các đơn vị, các tổ chức kinh tế – xã hội (doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị sự nghiệp).
– Có thể là các nhân viên kế toán, kiểm toán tại các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán.
– Trợ lý tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng.
– Làm việc trong các phòng, ban trong doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội…
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
– Có khả năng phát triển thành kế toán tổng hợp, kế toán trưởng trong tương lai.
– Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.
– Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về kế toán, kiểm toán tại các cơ sở đào tạo..
– Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế tham khảo
Chương trình đào tạo và tài liệu chuyên ngành tham khảo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính kế toán Hà Nội và một số trường Đại học Kinh tế khác.
Khoa Kinh tế – Đại học Tây Bắc