Hang Xu

TB: Tổ chức hội nghị đối thoại giữa sinh viên với chi bộ, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

KHOA KINH TẾ

Số:       /TB-KKT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Sơn La, ngày 16 tháng 10 năm 2014

   THÔNG BÁO

V/v Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, chuẩn bị câu hỏi

Hội nghị đối thoại giữa sinh viên với Chi bộ, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế

Kính gửi: Các lớp K52, K53, K54, K55

 

Thực hiện kế hoạch năm học 2014-2015, kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại giữa sinh viên với Chi bộ, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế.

Nhằm giúp các bạn sinh viên nắm được quy trình phát triển Đảng và các chế độ, chính sách trong quá trình học tập, cũng như là cơ hội để các bạn trình bày những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình phát triển Đảng, quá trình học tập, rèn luyện, qua đó giúp sinh viên có động lực phấn đấu trở thành Đảng viên, sinh viên tốt.

Khoa Kinh tế tổ chức Hội nghị đối thoại giữa sinh viên và Chi bộ, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế. Cụ thể như sau:

  1. Thời gian, địa điểm và thành phần tham dự

– Thời gian: 19h00, ngày 29 tháng 10 năm 2014

– Địa điểm: Hội trường A2

– Thành phần tham dự:

     + Ban cán sự, BCH chi đoàn các lớp K52, K53 (mỗi lớp 10-15 sinh viên)

     + Toàn bộ sinh viên các lớp K54, K55

  1. Nội dung câu hỏi chuẩn bị

Các lớp thông báo tới toàn thể sinh viên trong lớp suy nghĩ, chuẩn bị những câu hỏi tập trung vào những nội dung chính sau:

– Những thắc mắc về quy trình phát triển Đảng, điều kiện và tiêu chuẩn

– Câu hỏi về các chế độ, chính sách cho sinh viên

– Những thắc mắc về học tập, rèn luyện, hoạt động đoàn thanh niên,,…

Các sinh viên tới trước 15 phút để điểm danh và ký vào danh sách điểm danh (sẽ là một trong những cơ sở để đánh giá điểm rèn luyện và xét phấn đấu vào Đảng của sinh viên).

Đề nghị Ban cán sự các lớp lập danh sách thành phần tham dự và những câu hỏi liên quan tới nội dung đối thoại, gửi về cho giảng viên Mai Nguyễn Phương Dung (Email: [email protected]) trước ngày 22 tháng 10 năm 2014.

Khoa Kinh tế thông báo để các lớp biết và thực hiện./.

 

                                                                                                      TRƯỞNG KHOA

 

 

 

                                                                                             Th.S Nguyễn Thị Lan Anh

Khoa Kinh tế tổ chức hội nghị học tốt năm học 2014 – 2015

Vào 19h30  ngày 09/10/2014, tại hội trường A2 Trường Đại học Tây Bắc, đã diễn ra Hội nghị học tốt năm học 2014 – 2015 do Khoa Kinh tế  tổ chức. Hội nghị đã vinh dự được đón tiếp đồng chí Đoàn Thanh Hải, Phó Bí thư chi bộ, Phó trưởng Khoa Kinh tế, đồng chí Hoàng Xuân Trọng Phó bí thư Đoàn Trường Đại học Tây Bắc, Phó trưởng Khoa Kinh tế cùng toàn thể các đồng chí đoàn viên chi đoàn Giáo viên Cán bộ và rất đông đủ các bạn đoàn viên sinh viên.

Tại hội nghị đồng chí Đoàn Thanh Hải đã trình bày bản báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014 qua đó đã giúp cho các bạn sinh viên có được một cái nhìn tổng quát nhất về tình hình của khoa Kinh tế trong năm học vừa qua. Đây cũng là dịp để thầy  và trò khoa Kinh tế cùng nhìn nhận lại những gì mình đã làm được trong năm học vừa qua từ đó để có những điều chính thích hợp góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa Kinh tế.

10729069_978432848840497_399434503_n

Đồng chí Đoàn Thanh Hải trình bày báo cáo tại hội nghị

Hội nghị cũng đã được lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong học tập, sinh hoạt của những  bạn sinh viên có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện: bạn Đinh Lê Liên, Lớp K54 ĐH Kế toán trình bày Báo cáo kinh nghiệm học tập năm thứ nhất, bạn Nguyễn Thị Thái Hà, Lớp K52 ĐH Kế toán A trình bày báo cáo kinh nghiệm học tập cho sinh viên năm thứ 2,3,4, bạn Phạm Thị Khánh Ly, Lớp K52 ĐH Kế toán trình bày Báo cáo kinh nghiệm học nhóm, bạn Lò Minh Hiếu, lớp K52 ĐH Tài chính Ngân hàng trình bày Báo cáo kinh nghiệm học tốt các môn thỉnh giảng. Phần trình bày báo cáo kinh nghiệm học tốt đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của các bạn sinh viên. Hy vọng sau hội nghị thì các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn tân sinh viên sẽ có được cho mình một phương pháp học tập khoa học nhất để có thể đạt được thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Đến với hội nghị các bạn sinh viên còn được chia sẻ, giải đáp những thắc mắc từ phía thầy cô trong khoa về cách thức học tập.

12

Hội nghị cũng đã vinh danh 10 sinh viên tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Thay mặt cho Khoa Kinh tế đồng chí Đoàn Thanh Hải và đồng chí Hoàng Xuân Trọng đã lên tặng giấy khen và quà lưu niệm để cổ vũ, động viên tinh thần học tập của các bạn. Mong rằng trong hội nghị học tốt năm sau sẽ có nhiều bạn sinh viên hơn nữa được vinh danh.

Nhằm tạo ra tác động lan tỏa trong sinh viên về công tác học tốt, cuối hội nghị đồng chí Đặng Công Thức Bí thư Liên chi đoàn Khoa Kinh tế đã thông qua chương trình hành động năm học 2014  – 2015 thể hiện rõ quyết tâm về việc xây dựng một phong trào học tập tốt trong khoa Kinh tế.

 

10719181_805391019526985_1847655110_n

Đồng chí Đặng Công Thức thông qua chương trình hành động năm học 2014 – 2015

Đọc thêm các báo cáo tham luận tại hội nghị:

Báo cáo kinh nghiệm học tốt cho sinh viên năm thứ nhất

Báo cáo kinh nghiệm học tốt cho sinh viên năm 2, 3, 4

Báo cáo kinh nghiệm học nhóm

Báo cáo kinh nghiệm học tốt các môn học thỉnh giảng

SV: Công Vinh – Minh Hiếu 

Bộ môn kế toán tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 9

Ngày 25/9/2014, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Kế toán đã tổ chức Seminar cấp bộ môn nội dung xoay quanh môn học Kế toán ngân s ách xã phường và Kế toán thuế. Ths. Đỗ Thị Minh Tâm trình bày Báo cáo: “Phân cấp nguồn thu, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa các cấp NS tỉnh với NS cấp xã thời kỳ 2011 – 2015 áp dụng với tỉnh Sơn La”. Thông qua báo cáo người nghe có cái nhìn tổng quát các khoản thu NS của tỉnh và tỷ lệ phân chia giữa c ác cấp NS. Đây cũng là nội dung đư ợc các thành viên trong bộ môn thảo luận sôi nổi. Ths. Lê Thị Thanh Nhàn với Báo cáo: “Thông tư 60/2003 Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường thị trấn” đã tóm lược những quy định chung v ề quản lý ngân sách cũng như các nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã, phường thị trấn. Liên quan đến kế toán thuế, Ths. Lê Phương Hảo đã đưa ra các câu hỏi thú vị để bộ môn thảo luận liên quan hàng tiêu dùng nội bộ thông qua Báo cáo: “Một số vấn đề về hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ” Trong quá tr ình thảo luận các thành viên đã đưa ra ý kiến và có sự so sánh giữa quy định mới và quy định cũ. Buổi sinh hoạt SMN bộ môn đã thành công tốt đẹp!

Nguyễn Thị Phương Thảo

Bộ môn Kinh tế tổ chức thành công sinh hoạt chuyên đề tháng 10 – lần 1

Chiều ngày 01.10.2014, tại văn phòng Khoa Kinh tế đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề”Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000- 2013” do bộ môn Kinh tế tổ chức. Tham dự buổi sinh hoạt có đ/c Đặng Công Thức – trưởng bộ môn Kinh tế cùng các giảng viên trong bộ môn kinh tế.

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, báo cáo chính, Th.s Đặng Công Thức đã trình bày báo cáo“Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000- 2013”, trong đó trình bày rất chi tiết những vấn đề như: khái niệm thị trường chứng khoán, các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán, hàng hóa của thị trường chứng khoán… và đặc biệt đi sâu, làm rõ thực trạng thị trường giao dịch chứng khoán chính thức ở Việt Nam thời điểm hiện tại, như về cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, về sở giao dịch chứng khoán, về hoạt động của thị trường…Có thể nói, kiến thức về chứng khoán là một lĩnh vực khá mới mẻ, nhưng đầy thú vị và hấp dẫn đối với các cán bộ giảng viên trong tổ bộ môn, vì vậy những nghiên cứu chi tiết, cụ thể mà Đ/c Thức trình bày trong báo cáo thực sự rất hữu ích và thu hút người nghe.  Cũng thông qua báo cáo này, tác giả mong muốn nhận được sự trao đổi, đóng góp của các đồng nghiệp về chuyên đề mà tác giả báo cáo để phục vụ cho việc giảng day, nghiên cứu khoa học.

10718284_540346122763434_190381933_o

Toàn cảnh buổi Seminar

Đóng góp cho báo cáo của đ/c Đặng Công Thức, đ/c Phan Nam Giang đã trình bày báo cáo” Thực trạng hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, giảng viên Đỗ Thị Thu Hiền trình bày báo cáo “Thực trạng hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” và giảng viên Đặng Huyền Trang trình bày báo cáo “Tóm tắt những lý luận cơ bản về tổ chức, hoạt động của thị trường chứng khoán”. Về cơ bản, các báo cáo này đã mở thêm những hướng nghiên cứu mới, đóng góp thêm những nội dung mới cho báo cáo chính của đ/c Đặng Công Thức, tạo cơ hội học hỏi, trao đỏi chuyên môn, không chỉ là giữa các báo cáo viên với nhau mà còn với tất cả các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề.

Ngoài ra, các giảng viên tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề còn tiến hành đóng góp ý kiến sôi nổi, tích cực cho các báo cáo trình bày ở trên.

Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề, đ/c Đặng Công Thức đã tổng kết lại các nội dung chính của buổi sinh hoạt, đồng thời cũng  mong muốn các giảng viên luôn giữ thái độ tích cực học hỏi, nghiên cứu, trao đổi thẳng thắn, sôi nổi, để buổi sinh hoạt chuyên đề thực sự là cơ hội cho các giảng viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Mai Nguyễn Phương Dung

Đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam

  1. Đặt vấn đề

Khủng hoảng kinh tế nổ ra, kéo theo hệ lụy là tình trạng thất nghiệp gia tăng. Việt Nam được coi là một nước có dân số trẻ, nhóm người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, trong giai đoạn nền kinh tế sau khủng hoảng còn nhiều khó khăn thì việc đáp ứng được đầy đủ nhu cầu công việc là khó có thể thực hiện được. Năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp  là 4,65%, năm 2009 là 4,66% tăng 0,01 so với năm 2008. Như vậy, có thể thấy khủng hoảng kinh tế có tác động tới tình trạng thất nghiệp. Để làm rõ mối quan hệ này, nhóm tác giả tiến hành “Nghiên cứu tác động của khủng hoảng kinh tế đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam”.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu giáo trình kinh tế, các xuất bản khoa học về vấn đề khủng hoảng và thất nghiệp. Các báo cáo của Chính phủ, Bộ Ngành, số liệu của Tổng Cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài,… cũng như các bài viết đăng trên các báo, các tạp chí khoa học chuyên ngành như: Kinh tế và Dự báo, Tạp chí tài chính, Kinh tế và Đô thị…

Quá trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh nhằm đối chiếu số liệu về tình hình kinh tế – xã hội, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thiếu việc làm… qua các năm, qua đó tiến hành phân tích các bảng biểu, phân tích tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trên cơ sở các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu.

  1. Nội dung

3.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến tình trạng thất nghiệp trong thời kì khủng hoảng

Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, trong đó phải kể đến vấn nạn thất nghiệp. Điều đáng nói, tỉ lệ thất nghiệp phản ánh “bất ổn” ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang phải đương đầu với vấn đề thiếu việc làm. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm nhân công khiến cho số người thất nghiệp không ngừng gia tăng. Dân số nước ta không ngừng tăng lên, đồng nghĩa với việc mỗi năm lại tăng thêm một lượng lao động trong khi nền kinh tế năm 2008 lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trầm trọng. Cuộc khủng hoảng dẫn đến sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Tính trong năm 2008, theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số doanh nghiệp phá sản khoảng 70 000 doanh nghiệp, 200 000 doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn. Tính đến hết quý I năm 2009, trong tổng số 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trên bờ vực phá sản có tới 7 000 doanh nghiệp tuyên bố giải thể và 3 000 doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Xét trong toàn khối doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mức suy giảm lên tới 30 – 50% so với thời kì trước khủng hoảng.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu người, xuất khẩu lao động 85000 người. . Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn, số lượng lao động xuất khẩu sang các quốc gia giảm hẳn.

Bảng 1: Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của các vùng năm 2008

(Đơn vị: %)

Vùng Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm
Chung Thành
thị
Nông
thôn
Chung Thành
thị
Nông
thôn
Cả nước 2.38 4.65 1.53 5.10 2.34 6.10
Đồng bằng sông Hồng 2.29 5.35 1.29 6.85 2.13 8.23
Trung du và miền núi phía Bắc 1.13 4.17 0.61 2.55 2.47 2.56
Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.24 4.77 1.53 5.71 3.38 6.34
Tây nguyên 1.42 2.51 1.00 5.12 3.72 5.65
Đông Nam Bộ 3.74 4.89 2.05 2.13 1.03 3.69
Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 4.12 2.35 6.39 3.59 7.11

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong thông báo gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh, tổng số lao động bị mất việc lên tới hơn 1.000 người. Hàng nghìn lao động mất việc cuối năm 2008. Phần lớn những công nhân thất nghiệp bị sa thải hoặc do doanh nghiệp bị phá sản chủ yếu thuộc các ngành may mặc, giày da, dép, ngành gỗ có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Na Uy, Thái Lan, Hoa Kì, Pháp.

           3.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến tình trạng thất nghiệp sau thời kì khủng hoảng

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, quy mô và mật độ dân số tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế đặc biệt sau thời kì khủng hoảng như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý,… càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc. Trung bình, mỗi năm Việt Nam tiếp nhận thêm 1,1 triệu lao động mới tham gia vào thị trường lao động. Do điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng của đất nước, nguồn lao động ở các vùng đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau. Việt Nam hiện nay có ¾ dân số sống tại khu vực nông thôn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Số lao động này trong thời gian nông nhàn thường di chuyển đến các thành phố lớn để tìm việc làm. Vì thế, khu vực thành thị thường tập trung số người lao động cao hơn, dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực này có xu hướng tăng cao.

Bảng 2: Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi,

giai đoạn 2009-2013

(Đơn vị: %)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
  1. Cả nước

– Thành thị

– Nông thôn

5,43,2

6,3

3,571,82

4,26

2,961,58

3,56

2,741,56

3,27

2,751,48

3,31

  1. Các vùng

– Trung du và miền núi phía Bắc

– Đồng bằng sông Hồng

– Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

– Tây Nguyên

– Đông Nam Bộ

– Đồng bằng sông Cửu Long

3,1

5,3

5,4

5,4

3,3

9,0

2,15

3,5

4,47

3,7

1,22

5,57

1,87

4,12

3,4

3,1

1,21

4,79

2,51

1,96

3,23

2,82

0,94

4,55

2,66

1,67

2,90

2,42

0,92

5,2

 

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Tỷ lệ thiếu việc làm cũng khá cao trong khu vực nông thôn chiếm hơn 25%. Số lượng đất đai canh tác sẵn có không thể thu hút được nhiều lao động hơn. Theo số liệu do Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội cung cấp, với khoảng 8,1 triệu héc ta đất nông nghiệp và con số tối đa lao động trong ngành nông nghiệp cần thiết là 19 triệu. Những việc làm ngoài thời gian mùa vụ cần sớm được tạo để tránh tình trạng thất nghiệp ở vùng nông thôn đối với khoảng gần 10 triệu người Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như là một vấn đề chính, vì nhiều công nhân đã di chuyển ra các vùng đô thị để tìm việc làm. Việt Nam dự đoán rằng dân số thành thị sẽ tăng lên từ 20% đến 45% vào cuối năm 2020 so với mức hiện nay (Con số dự đoán của ILO), và điều này có nghĩa là hơn 30 triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố để tìm việc làm. Vấn đề này đang gây áp lực đối với các thành phố trong việc tạo thêm những việc làm mới cho họ. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị đã tăng. Các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.

Bảng 3: Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi,

giai đoạn 2009 – 2013

 (Đơn vị: %)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
  1. Cả nước

– Thành thị

– Nông thôn

2,84,6

2,1

2,884,29

2,27

2,223,6

1,6

1,963,21

1,39

2,183,59

1,54

  1. Các vùng

– Trung du và miền núi phía Bắc

– Đồng bằng sông Hồng

– Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

– Tây Nguyên

– Đông Nam Bộ

– Đồng bằng sông Cửu Long

1,4

2,5

2,8

1,4

3,7

3,7

1,21

2,61

2,94

2,15

3,91

3,59

0,87

1,81

2,28

1,31

1,97

2,77

1,91

0,75

2,21

1,47

2,64

2,17

2,65

0,81

2,15

1,51

2,7

2,42

 

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Tỉ lệ thất nghiệp giữa các vùng của nước ta cũng có sự biến đổi không đồng đều giữa các năm và giữa các vùng với nhau. Khu vực Thành thị là nơi có trình độ phát triển khoa học, công nghệ, kĩ thuật sâu rộng hơn ở Nông thôn kéo theo sự đòi hỏi về trình độ lao động, chất lượng lao động ngày càng phải nâng cao. Sau khủng hoảng, kinh tế kém phát triển, lạm phát tăng cao, hàng loạt các doanh nghiệp cắt giảm, thu hẹp hoặc ngưng hoạt động sản xuất khiến đời sống người dân ngày càng đi xuống, thu nhập thấp, tình trạng thất học, chảy máu chất xám cũng gia tăng do vậy lực lượng lao động không còn đáp ứng được nhu cầu thị trường năng động nơi Thành thị. Trong khi đó, nhiều lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới thành lập là từ nông nghiệp chuyển sang, khi các doanh nghiệp này phá sản, những lao động này quoay về nông thôn tìm việc dễ dàng hơn thậm chí khu vực nông thôn vẫn có việc làm. Vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp ở Thành thị cao hơn ở Nông thôn là điều tất yếu.

Theo đánh giá của ông Gyorgy Sziraczki – giám đốc tổ chức lao động quốc tế ILO tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh tới thế hệ người lao động năng động và trẻ nhất. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5,6% (năm 2009) và 4,1% (năm 2010), trong đó khu vực thành thị là 2%; khu vực nông thôn là 4,9%.

Bảng 4: Tỉ lệ thất nghiệp thanh niên, tỉ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên chia theo quý.

(ĐVT: %)

Tỉ lệ thất nghiệp thanh niên Tỉ  lệ thất nghiệp từ 25 tuổi trở lên
  Qúy 4 2012 Qúy 1 2013 Qúy 2 2013 Qúy 3 2013 Qúy 42012 Qúy 12013 Qúy 22013 Qúy 32013
Cả nước 5,29 6,15 5,58 6,94 1,03 1,31 1,31 1,22
Thành thị 8,73 11,28 10,42 11,48 1,87 2,49 2,52 2,2
Nông thôn 4,12 4,55 4,13 5,49 0,64 0,78 0,76 0,77

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê

        Ở Việt Nam sinh viên tốt nghiệp Đại học không dễ gì kiếm được một công việc phù hợp do sự mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu thực tế. Theo kết quả của cuộc kiểm sát việc làm trên gần 3000 sinh viên do trường Đại học Khoa học Xã hội-Nhân văn và dự án nghiên cứu chính sách hợp tác với Quỹ Rosa-Luxembourg của Đức tiến hành có đến 24% sinh viên không đáp ứng được nhu cầu thị trường và 18% số sinh viên được hỏi cho biết: họ bị từ chối là do nhà tuyển dụng không biết ngành của họ học là gì? Có thể thấy hiện nay các cá nhân đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp với nhu cầu và ngành nghề đào tạo của mình.

  1. Kết luận

         Qua nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy: khủng hoảng và thất nghiệp có tác động qua lại với nhau. Trong bất cứ nền kinh tế nào, tại thời điểm nào cũng có thất nghiệp (đó là thất nghiệp tự nhiên), tuy nhiên, khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra sẽ đẩy tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.Thất nghiệp là vấn nạn toàn cầu gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế – xã hội của một quốc gia. Thất nghiệp gây lãng phí về nguồn nhân lực, khiến cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, nó cũng góp phần gây nên thâm hụt ngân sách nhà nước do trợ cấp thất nghiệp gia tăng trong khi nguồn thu từ thuế thì giảm và gia tăng các tệ nạn xã hội. Thất nghiệp tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới, từ những cường quốc kinh tế hàng đầu như Mỹ và Nhật cho đến những quốc gia đang phát triển không loại trừ Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

  1. Alan Kirman, Nguyễn Quang A dịch, Cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng lý thuyết kinh tế.
  2. Hoàng Mai Hương (03/2010), Tỷ lệ thất nghiệp và chính sách trợ cấp thất nghiệp với bảo vệ vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hôm nay ,Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 1.
  3. Nguyễn Văn Ngãi (12/2008), Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới: Ảnh Hưởng Và Chính Sách Vĩ Mô Của Việt Nam, Kỷ yếu tọa đàm “Khủng hoảng tài chính và giải pháp phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam”- Vụ Kinh Tế – Văn phòng Trung Ương Đảng.
  4. Tổng Cục Thống Kê, Website: gso.gov.vn.
  5. Thời báo kinh tế Việt Nam, Website: VnEconomy.com
  6. Tạp chí tài chính, webside: http://www.tapchitaichinh.vn
  7. Tạp chí kinh tế và dự báo, webside: http://kinhtevadubao.com.vn
  8. Lê Hồng Nhật (2009), Khủng hoảng kinh tế thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh 25, 207 – 216.
  9. Nguyễn Đức Thành (2009), Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới – Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam của CEPR, NXB Tri thức.

Tiếng anh

  1. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP, The impact of the global economic downturn on employment levels in Viet Nam: an elasticity approach
  2. Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud (10/2009), Assessing the potential impact of the global crisis on the labour market and the informal sector in Vietnam”.
  3. Nguyễn Việt Cường, Phạm Thái Hưng, Phùng Đức Tùng, Evaluating the Impacts of the Current Economic Slowdown on (Un)employment in Vietnam.

Gvhd: ThS. Đoàn Thanh Hải

Sv: Tô Thị Thanh Huệ

                                                                                     Dương Thị Huệ

                                                                                      Lộc Thị Thu Hà

Bộ môn Quản trị kinh doanh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm học 2014 – 2015

Ngày 16/9/2014, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch năm học 2014 – 2015.

Mở đầu hội nghị, Đ/c Vũ Quang Hưng – Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh  đã thông qua Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014. Báo cáo đã đánh giá khái quát những kết quả mà bộ môn đã làm được trong năm học vừa qua. Bộ môn đã hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra với những thành tích nổi bật như sau:

Các thành viên trong Bộ môn luôn đoàn kết, nhất trí, tích cực giảng dạy, không ngừng học tập nghiên cứu và tham gia các hoạt động của Trường, Khoa và Bộ môn.

Hiện nay, bộ môn có 02 giảng viên tham gia NCS, 01 giảng viên nộp hồ sơ tuyển sinh NCS, 03 giảng viên bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ, 01 giảng viên đang học cao học.

Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Bộ môn đã tổ chức thành công Hội nghị phương pháp giảng dạy, giúp các giảng viên có thể chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm về các phương pháp giảng dạy. Các giảng viên trong Bộ môn luôn đề cao tinh thần học hỏi, tích luỹ kiến thức và cải tiến phương thức giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dưới nhiều hình thức.

Bộ môn có 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, 04 bài viết được đăng trên Bản tin Khoa học của Trường ở số 1 và 07 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành. Bộ môn đã thực hiện được 6 buổi Seminar với các chủ đề phong phú, thú vị.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế đó là: Cán bộ giảng viên còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Số đầu môn chuyên ngành trên mỗi giảng viên là 5 hoặc 8 học phần nên giảng viên khó khăn cho việc nâng cao chất lượng chuyên môn bài giảng cho từng học phần.

Tiếp theo đó, đ/c trưởng bộ môn đã thông qua Báo cáo kế hoạch năm học 2014 – 2015. Báo cáo đã cụ thể hóa những công việc mà bộ môn cần thực hiện trong năm học mới – năm học có sự chuyển giao trong việc thực hiện chương trình đào tạo cũ và mới, năm học bắt đầu chủ trương tăng cường dung lượng thực hành với các môn thực hành rèn nghề,  đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự đổi mới toàn diện trong phương pháp dạy và học, năm học với nhiều thách thức và thời cơ. Bộ môn tiếp tục phát huy những ưu thế của mình và khắc phục những hạn chế để đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên. Chỉ tiêu phấn đấu của bộ môn trong năm học 2014 -2015: 100% giảng viên của Bộ môn đạt yêu cầu về mặt giáo dục chính trị, tư tưởng. 100% giảng viên có tinh thần đoàn kết và nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn. Trên 90% sinh viên tiếp thu được bài và có thể ứng dụng trong thực tế nghề nghiệp sau khi học. Có 03 bài báo ngoài Trường và 10 bài báo đăng trên Bản tin khoa học của Trường. Đồng thời đ/c trưởng bộ môn cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Khoa và nhà trường để thực hiện kế hoạch năm học.

Ngoài 2 báo cáo của đ/c trưởng bộ môn còn có 2 báo cáo đó là: Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của bộ môn năm học 2014 – 2015, do đ/c Nguyễn Thị Mai Phương – Phó trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh trình bày và Báo cáo nâng cao công tác rèn nghề cho sinh viên chuyên ngành QTKD, do đ/c Đặng Trung Kiên – giảng viên bộ môn QTKD trình bày. 2 báo cáo đã đóng góp cho kế hoạch năm học 2014 – 2015 của bộ môn được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Đến dự với Hội nghị có Ths. Đoàn Thanh Hải Phó bí thư chi bộ, Phó Trưởng khoa kinh tế.  Đ/c đã ghi nhận những thành công của Bộ môn, khích lệ tinh thần bộ môn. Đ/c cũng đã có những ý kiến giúp bộ môn hoàn thiện hơn bản Kế hoạch năm học với nhiều sáng kiến, nhiều ý tưởng hướng tới việc nâng cao chất lượng sinh viên, bồi dưỡng đội ngũ…

 Nguyễn Thị Thanh Thủy