Chuyên mục chính

Bộ môn kế toán tổ chức seminar tháng 01/2015

Ngày 11/01/2015, Bộ môn Kế toán đã tổ chức thành công Serminar tháng 01/2015. Tiếp tục tôn chỉ của nhà trường trong đào tạo hệ chính quy đó là làtieenao để sinh viên vững lý thuyết, giỏi thực hành, nhanh vào thực tiễn Bộ môn Kế toán tiếp tục triển khai nghiệm thu Bộ tài liệu thực hành kế toán trong đơn vị HCSN, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp xây lắp.

Ths.Vũ Thị Sen với báo cáo: Đóng góp hoàn thiện bộ tài liệu và đề cương học phần Thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp. Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo với báo cáo: “Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện bộ tài liệu và đề cương học phần Thực hành kế toán doanh nghiệp thương mại “. Ths Lê Phương Hảo với báo cáo: “Một số ý kiến hoàn thiện bộ tài liệu Thực hành Kế toán trong đơn vị HCSN”. Các báo cáo đã thẳng thắn, góp ý cho các bộ tài liệu thực hành theo hướng: tuân thủ các văn bản pháp luật và chế độ kế toán hiện hành, sát với thực tế, bao quát chương trình học cả về nội dung kiến thức và kỹ năng cần hướng đến cho sinh viên, có xem xét đến yếu tố nguồn lực (giáo viên ít, thời gian có hạn, thiết bị phục vụ cho thực hành còn hạn chế…). Bộ tài liệu thực hành tiếp tục được hoàn thiện và phản biện trong quá trình giảng dạy trong học kỳ II này.

Đề cương chi tiết của các học phần trên cũng được thông qua trước bộ môn nhằm thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phân bố chương trình. Trên cơ sở kinh nghiệm sau khi tổ chức dạy và thi học phần Thực hành kế toán doanh nghiệp sản  xuất, các giảng viên đóng góp ý kiến để đề cương được thực sự sát với thực tiễn giảng dạy, giảng viên và sinh viên có thể sử dụng một cách thiết thực trong quá trình lên kế hoạch dạy và học.

 Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo

Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Sơn La được thành lập theo quyết định số 66/KH – QĐ ngày 8/7/1988 đặt trụ sở tại số 8, đường Chu Văn Thịnh, Thành phố Sơn La. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn la bao gồm 10 chi nhánh loại 3 và 10 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3. Qua 3 năm, NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả như sau:

Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Sơn La

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số tiền Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăngtrưởng

(%)

Tổng thu 236,72 252,04 6,47 263,14 4,40
Tổng chi 218,08 231,2 6,02 240,54 4,04
Lãi hạch toán nội bộ 18,68 20,84 11,56 22,60 8,45

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rõ ràng tổng thu, tổng chi và lãi hạch toán nội bộ qua các năm đều tăng. Lãi hạch toán nội bộ trong các năm đều dương chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Agribank- Chi nhánh Sơn La đạt hiệu quả, lợi nhuận của Chi nhánh không ngừng tăng lên điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị rất tốt, ngân hàng khẳng định được năng lực, và uy tín của mình trên địa bàn tỉnh Sơn La.

  1. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La

Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Untitled

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)

Nhìn chung nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua là tương đối cao, chứng tỏ Chi nhánh đã phát huy được các lợi thế của mình trong công tác huy động vốn. Năm 2011, đáp lại những nỗ lực của Chi nhánh, Chi nhánh đã có mức tăng trưởng nguồn vốn vượt bậc: tăng 568,76 tỷ đồng (tương đương 44,89%) so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 nguồn vốn đã giảm đáng kể 527,28 tỷ đồng giảm 28.72% so với năm 2011. Các nguồn huy động có xu hướng giảm nhanh chóng. Năm 2013 nguồn vốn tiếp tục giảm nhưng có xu hướng giảm chậm so với năm 2012 giảm 173,05 tỷ đồng và là giảm 15,24% so với năm 2012.

Theo kỳ hạn: dưới tác động của chính sách áp trần lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định đã làm cho lượng vốn huy động của ngân hàng giảm đáng kể trong năm 2012 và giảm nhẹ trong năm 2013. Năm 2012 kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 37,47% và trên 12 tháng là 27,5 %. Năm 2013 không kỳ hạn giảm 10,94% ; kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 6,94% ; kỳ hạn trên 12 tháng giảm 25,04%.

Theo thành phần kinh tế: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2012: 56,3%; năm 2013: 57,03%. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng không ổn định, nếu ngân hàng có kế hoạch sử dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đứng thứ 2 là tiền gửi của dân cư chiếm 29,64% (năm 2013) . Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư.

Xu hướng giảm này là hoàn toàn hợp lý, nó phù hợp với quy luật của thị trường. Khi lãi suất tiền gửi tại ngân hàng giảm làm giảm ý muốn gửi tiền tiết kiệm, lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội khi không gửi vào ngân hàng sẽ được đem đi đầu tư vào các thị trường khác như chứng khoán, vàng, bất động sản hoặc đầu tư vào kinh doanh sản suất nhằm thu được tỷ suất sinh lời cao.

  1. Đánh giá và giải pháp nâng sao hoạt động huy động vốn

* Kết quả đạt được

Qua phân tích ở trên, chúng ta thấy hoạt động nguồn vốn nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của chi nhánh Agribank Sơn La đã đạt được những thành công nhất định, đảm bảo tốt công tác huy động và sử dụng vốn, Chi nhánh đã chọn cho mình chiến lược HĐV ổn định, và nguồn vốn không kỳ hạn có lãi suất rẻ. Nhanh nhạy trong điều hành lãi suất, kỳ hạn đã hạn chế được rủi ro lãi suất, đáp ứng cơ bản yêu cầu về vốn cho nền kinh tế trên địa bàn. Việc phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa HĐV và sử dụng vốn, đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn biến động, sự cạnh tranh giữa các TCTD ( tổ chức tín dụng ) diễn ra ngày càng gay gắt thì những kết quả trên của Ngân hàng thật đáng khích lệ.

* Một số tồn tại trong công tác huy động vốn

Nguồn vốn huy động của ngân hàng không tăng qua các năm thậm chí còn giảm. Mặc dù chi nhánh vẫn luôn thừa vốn nhưng nếu nguồn vốn huy động vẫn tăng chậm trong các năm tiếp theo thì chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn vì nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng ngày một tăng trong thời gian tới khi kinh tế địa phương đang phát triển mạnh và nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển làng nghề tăng rất nhanh.

Cơ cấu nguồn vốn chưa thật sự hợp lý.Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng thấp nhất trong khi ngân hàng đang thiếu nguồn vốn trung dài hạn là biểu hiện không tốt. Vì vậy chi nhánh nên tăng cường phát hành giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn cho vay trung dài hạn.

  1. Giải pháp năng cao khả năng huy động vốn

* Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

* Sử dụng hợp lý chính sách lãi suất

* Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

* Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

* Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt

* Tăng cường thông tin quảng cáo

Tóm lại: Hoạt động huy động vốn đã và đang là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu của các NHTM nói chung và chi nhánh Agribank tỉnh Sơn La nói riêng. Cùng với sự biến đổi không ngừng và trên đà phát triển của nền kinh tế NHNo&PTNT tỉnh Sơn La đã luôn có các đổi mới trong công tác quản lý cũng như trong hoạt động là hoạt động tất yếu là quyết định sự thành công của Ngân hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT Mộc Châu cũng có những bước chuyển mình trong hoạt động kinh doanh nói chung, và trong hoạt động huy động vốn nói riêng.Mặc dù vẫn còn một số tồn tại cần được chấn chỉnh đặc biệt trong công tác huy động vốn, song Chi nhánh đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Trong những năm tới, để đạt được những kết quả tốt đòi hỏi Chi nhánh phải có chiến lược huy động vốn đúng đắn với các giải pháp kinh doanh đồng bộ trên cơ sở nội lực của Chi nhánh là chính, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, NHNN và Agribank Việt Nam./.

Cà Thị Thủy

K52 ĐHTCNH

Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La

LỜI MỞ ĐẦU

 Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, được coi là đòn bẩy cho sự phát triển của nên kinh tế.

Hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế, là một công cụ để Nhà nước thực hiện các chính sách nhằm ổn định giá cả trên thị trường. Đồng thời là đòn bẩy để thúc đẩy các chủ thể kinh tế hình thành tri thức kinh doanh trong điều kiện mới: từ hiệu quả sử dụng vốn, lao động, nguyên vật liệu đến tìm kiếm thị trường và đổi mới công nghệ.

Nghiệp vụ huy động vốn cho đầu tư và phát triển có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống các Ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Các ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này Ngân hàng sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

  1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Sơn La
  2. Giới thiệu về BIDV Sơn La

          Là một chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Việt Nam, Ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Sơn La được thành lập năm 1957 với tên gọi Phòng cấp phát vốn thuộc Ty tài Chính Sơn La. Năm 1976 tách ra thành chi hàng kiến thiết tỉnh Sơn La. Năm 1990 được thành lập lại theo Quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La.

  1. Lịch sử hình thành BIDV Sơn La

          Kể từ ngày thành lập đến nay, BIDV Sơn La đã thực hiện tốt vai trò quản lý, cấp phát vốn ngân sách cho các công trình xây dựng cơ bản thời kỳ  1994 trở về trước. Từ năm 1995 đến nay, chi nhánh từng bước chuyển sang kinh doanh đã năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

          Về công tác huy động vốn, chi nhánh đã tích cực huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đi vay vốn TW để đầu tư phát triển KTXH của tỉnh.

          Hiện nay chi nhánh là Ngân hàng duy nhất trên địa bàn thực hiện giao dịch một cửa và áp dụng hệ thống quản lý chất ISO 9001-2000.

          BIDV Sơn La là một đơn vị thành viên của hệ thống BIDV Việt Nam kinh doanh trực tiếp, được quản lý, sử dụng vốn tài sản, các nguồn lực huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật.

          Với tư cách là thành viên thuộc BIDV Việt Nam thì sự hình thành cũng như chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh BIDV Sơn La không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển chung của toàn ngành.

  1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Sơn La
  2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La
  3. Thực trạng huy động vốn theo thành phần kinh tế

Công tác huy động vốn tại Chi nhánh luôn được chú trọng. Để có được nguồn vốn huy động lớn, cơ cấu hợp lý tạo điều kiện tiền đề cho các hoạt động kinh doanh khác, Chi nhánh đã không ngừng đưa ra các sản phẩm tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…) thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng, phát hành kỳ phiếu và các loại chứng chỉ tiền gửi nhằm huy động tiền gửi của cả dân cư và các tổ chức kinh tế.

                                                                        Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
  Tổng vốn huy động 300.323 100 400.543 100 591.296 100
1 Tiền gửi TCKT 141.557 47.14 224.209 55.98 319.476 55.03
1.1 Không kỳ hạn 109.758 36.55 185.933 46.42 268.593 45.42
1.2 Có kỳ hạn 31.799 10.59 38.276 9.56 50.883 8.61
2 Tiền gửi dân cư 158.766 52.86 176.334 44.02 271.82 45.97
2.1 Tiền gửi 157.825 52.56 176.098 43.96 189.42 32.04
a Không kỳ hạn 19.386 6.46 27.478 6.86 39.849 6.74
b Có kỳ hạn 138.439 46.1 148.62 37.1 149.571 25.3
2.2 Phát hành giấy tờ có gía 0.941 0.3 0.236 0.06 82.4 13.93

        (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011 – 2013)

         Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư. Tiền gửi của dân cư có quy mô lớn hơn song tỷ trọng có xu hướng giảm.

Ngân hàng huy động tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá.

        Tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy không có được thế mạnh về tính bền vững như nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng lại có lợi thế về giá cả huy động

  1. Thực trạng vốn huy động theo loại tiền

                                                                               Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
I Tổng nguồn vốn huy động 300.323 100 400.543 100 591.296 100
1 Nội tệ 294.89 98.2 395.96 98.86 585.34 98.98
1.1 Tiền gửi TCKT 140.27 46.7 224.13 55.95 319.36 54
1.2 Tiền gửi dân cư 154.62 51.5 171.83 42.91 265.98 44.98
2 Ngoại tệ 5.43 1.8 4.581 1.14 5.957 1.02
2.1 Tiền gửi TCKT 1.283 0.43 80 0.02 114 0.02
2.2 Tiền gửi dân cư 4.147 1.37 4.501 1.12 5.843 1
II Tổng dư nợ cho vay
1 Nội tệ 358.090 518.906 899.225
2 Ngoại tệ 42.479 41.03

Qua bảng ta thấy, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay bằng VND đều tăng trưởng qua các năm và phần dư nguồn vốn VND luôn ở mức cao, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có tăng song rất hạn chế

  1. Thực trạng huy động vốn phân theo thời gian

                                                                               Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
TĐTT (%) Số tiền Tỷ trọng
(%)
TĐTT (%)
I Tổng vốn huy động 300.323 100 400.543 100 33,37 591.296 100 47,62
1 TG không kỳ hạn 129.14 43 213.41 53,3 65,3 308.44 52,1 44,53
2 TG kỳ hạn ≤ 12 tháng 64.061 21,3 68.904 17,2 7,6 236.83 40,1 243,7
3 TG kỳ hạn > 12 tháng 107.12 35,7 118.23 29,5 10,4 46.026 7,8 38,93
II Tổng dư nợ cho vay 358.089 100 528.906 100 47,70 586.625 100 10,91
1 Dư nợ cho vay NH 300.510 83,92 365.968 69,19 21,78 613.110 51,23 67,53
2 Dư nợ cho vay TDH 57.579 16,08 152.938 31,81 165,61 286.115 49,77 87,07

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011- 2013)

Các ngân hàng luôn muốn thu hút được nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài để có thể cho vay các dự án trung và dài hạn nhằm thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là một bộ phận nguồn vốn quan trọng. Yếu tố kỳ hạn luôn gắn liền với yếu tố lãi suất do đó các chính sách huy động với các kỳ hạn khác nhau cần kết hợp với các mức lãi suất linh hoạt, hợp lí. 

2.4. Chênh lệch lãi suất bình quân

                                                                                Đơn vị: % tháng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Lãi suất huy động bình quân 0,48 0,52 0,96
Lãi suất cho vay bình quân 1.00 0.99 1.27
Chênh lệch lãi suất bình quân 0,52 0,47 0,31

(Nguồn: Báo cáo lãi suất  đầu vào  –  đầu  ra  của Chi nhánh năm 2011 – 2013)

Quản lý lãi suất là một bộ phận trong quản lý chi phí của ngân hàng và cạnh tranh bằng lãi suất là biện pháp cạnh tranh có tính chất truyền thống.  Những năm qua, lãi suất huy động liên tục biến đổi, do đó Chi nhánh cũng thường xuyên có những điều chỉnh về lãi suất sao cho phù hợp với thị trường và đảm bảo đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 

III. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Sơn La trong thời gian qua:

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn từ nền kinh tế thế giới cũng như sự biến động nền kinh tế trong nước, đặc biệt là sự canh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn giữa các NHTM, nhất là việc tăng lãi suất của các NHTM cổ phần cao hơn các NHTM nhà nước trên địa bàn nhưng Chi nhánh BIDV Sơn La vẫn đạt được những kết quả tốt. Bám sát sự chỉ đạo của NHNN, của BIDV Việt nam, của cấp uỷ chính quyền địa phương và tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác của các bạn hàng, Ban giám đốc đã lãnh đạo tập thể cán bộ nắm bắt cơ hội, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thách thức, duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của chi nhánh và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

      Trong 3 năm nguồn vốn huy động tăng từ 300.323 triệu đồng vào thời điểm 31/12/2011 đến 591.296 triệu đồng vào 31/12/2013. Cơ cấu vốn huy động tương đối phù hợp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Đặc biệt Chi nhánh rất quan tâm tới việc tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, đây là nguồn vốn có chi phí thấp và ngân hàng còn có thêm thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có chính sách khách hàng thích hợp góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. 

  1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La trong thời gian tới.

1.Chính sách lãi suất huy động vốn, lãi suất FTP 

2.Chính sách nâng cao chất lượng phục vụ

3.Chính sách mở rộng mạng lưới hoạt động

4.Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý

5.Tăng cường hoạt động Marketing, công tác phát triển quảng bá sản phẩm.

  1. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ 

KẾT LUẬN

Hoạt động huy động vốn luôn là một mảng  nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý ngân hàng. Điều đó thể hiện vốn có một vai trò quyết định đối với các hoạt động của ngân hàng. Quy mô vốn quyết định quy mô của ngân hàng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể nói đề tài về nguồn vốn bao giờ cũng mang tính thời sự.

Đinh Thị Thùy Dương

K52 ĐHTCNH

 

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại NHNN và PTNT tỉnh Sơn La

MỞ ĐẦU

Trong nhưng năm qua, – Sơn La từ một tỉnh miền núi nghèo nàn, lạc hậu đã vươn lên không ngừng, bộ mặt của tỉnh đã có nhiều thay đổi. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sơn La đã khẳng định vai trò của mình, vinh dự được đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của cả tỉnh, thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, trở thành một điểm đến tin cậy của người dân cũng như của nhiều nhà đầu tư.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, công tác thẩm định luôn là một trong những hoạt động trọng tâm. Công tác thẩm định hiệu quả có chất lượng tốt tạo ra các quyết định cho vay chính  xác, giúp cho ngân hàng tránh được các khoản nợ xấu, các món vay khó thu hồi… Đồng thời, lựa chọn được các nhà đầu tư tiềm năng, các dự án đạt hiệu quả cao về tài chính và khả năng trả nợ.

  1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN QUA.
    • TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA TRONG NHỮNG NĂM QUA.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La (NHNo Sơn La ) trước năm 1998 được gọi là Ngân hàng Nhà nước tỉnh Sơn La, hoạt động với chức năng là một ngân hàng trung ương cơ sở. Sau khi chuyển đổi nền kinh tế năm 1986, đứng trước yêu cầu mới của sự phát triển các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau của đất nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ngày 08/07/1988 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 66/NHNN trong đó quyết định tổ chức lại NHNN tỉnh Sơn La thành ngân hàng chuyên doanh mang tên (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La) trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.

NHNNo Sơn La hoạt động với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là:

  • Huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng việt nam và đồng ngoại tệ.
  • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác theo quy định của NHNo Việt Nam.
  • Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ và chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước.
  • Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng khác khi được phép của tổng giám đốc NHNoViệt Nam .
  • Dùng số vốn huy động được cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế trên địa bàn.
  • Làm dịch vụ các Tổ chức tín dụng.
  • Ngoài ra còn thực hiện một số chức năng và nhiệm vụ khác.

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tỉnh Sơn La, đã có những bước tăng trưởng khá cao, điều này thể hiện rõ thông qua công tác huy động vốn, cho vay…

  1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÂM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA

Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La là ngân hàng chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam. Trong những năm qua Ngân hàng luôn là đơn vị đi đầu trong hoạt động kinh doanh trong hệ thống Ngân hàng của Tỉnh. Cho vay trung và dài hạn (cho vay theo dự án) là một trong các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng. Đóng góp một phần lớn vào sự thành công của Ngân hàng trong những năm qua. Thẩm định dự án là một công tác quan trọng trong hoạt động cho vay theo dự án của Ngân hàng.

Bảng 1: Quy mô số dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 10 tháng 2009
Dự án xin vay vốn 25 35 28 24
Tổng số dự án. 25 35 28 24
Tổng số tiền (Tr.đồng) 756.587 896.325 1153.256 1253.568
Dự án được chấp nhận 18 33 23 20
Tổng số dự án 18 33 23 20
Tổng số tiền (Tr.đồng) 652.225 773.458 1015.235 1125.956
Dự án bị từ chối 7 2 5 4
Tổng số dự án. 7 2 5 4
Tổng số tiền (Tr.đồng) 104.362 122.867 138.021 127.612
Tỷ lệ dự án được chấp nhận(%)
Số dự án 72% 94% 82% 83%
Số tiền 86% 86% 88% 90%
Tỷ lệ dự án từ chối (%)
Số dự án 28% 6% 18% 27%
Số tiền 14% 14% 12% 10%

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn  La)

Qua 4 năm nhìn lại quy mô số dự án thẩm định tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La mặt bằng chung của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh là không cao nhưng khối lượng tiền vay luôn cao. Qua đó cho thấy công tác thẩm định và cho vay theo dự án của Ngân hàng đã bắt đầu chú trọng vào chất lượng.

  1. Cơ cấu dự án đầu tư thẩm định tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La.

Bảng 2: Cơ cấu dự án đầu tư thẩm định tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 10 tháng 2009
Số dự án Số tiền Số dự án Số tiền Số dự án Số tiền Số dự án Số tiền
Dự án theo ngành kinh tế 25 756.587 35 896.235 28 1153.26 24 1253.57
Nông, lâm, ngư nghiệp 12 364.254 11 253.254 9 201.589 7 198.284
Công nghiệp 8 267.042 20 523.437 13 756.254 11 856.587
Dịch vụ 5 125.291 4 119.544 5 170.159 4 123.239
Khác 0 0 0 0 1 25.254 2 75.458
Dự án theo thành phần kinh tế 25 756.587 35 896.235 28 1153.26 24 1253.57
Doanh nghiệp nhà nước 13 487.589 19 568.568 9 358.591 7 298.328
Công ty cổ phần, Công ty TNHH 7 215.25 11 205.289 14 652.872 13 735.256
Doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài. 0 0 0 0 1 25.256 1 20.254
Khác 5 53.748 5 122.378 4 116.537 3 199.73
Dự án theo loại tiền 25 756.587 35 896.235 28 1153.26 24 1253.57
Nội tệ 25 756.587 35 896.235 27 91.281 23 1233.31
Ngoại tệ 0 0 0 0 1 25.256 1 20.254

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn  La)

 

2.1 Mục đích và căn cứ thẩm định

  1. Mục đích của thẩm định

Mục đích của công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La là đánh giá dự án có tính khả thi và có đạt hiệu quả kinh tế hay không. Dự án có tính khả thi và có đạt hiệu quả về mặt kinh tế mới có khả năng trả nợ vốn vay của Ngân hàng đúng thời hạn và đủ số lượng.

  1. Căn cứ thẩm định

1/ Chủ trương phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương.

2/ Quy hoạch phát triển được duyệt hay các nhiệm vụ cụ thể được Nhà nước giao ( chỉ thị, nghị quyết… của các cấp lãnh đạo Nhà nước).

3/ Hệ thống văn bản pháp quy: các thông tư của Bộ KH&ĐT, Bộ TC, Bộ XD

2.2 Quy trình thẩm định.

Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La.

Untitled

 

2.3  Phương pháp thẩm định.

Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi dự án và từng nội dung thẩm định mà ngân hàng có các phương pháp thẩm định khác nhau, nhưng chủ yếu là bốn phương pháp:

  • Phương pháp thẩm định theo trình tự
  • Phương pháp so sánh, đổi chiếu các chỉ tiêu
  • Phương pháp phân tích độ nhạy
  • Phương pháp dự báo

Nội dung cụ thể của bốn phương pháp là:

2.4 Nội dung thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La.

Mỗi dự án thường do một doanh nghiệp đứng ra làm chủ đầu tư, vì vầy bên cạnh thẩm định dự án,thì thẩm định hồ sơ pháp lý, thẩm định năng lực chủ đầu tư cho phép cán bộ thẩm định đánh giá một cách tổng thể và chính xác hơn về khả năng thành công của dự án.

Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án.

Khi xem xét căn cứ pháp lý của bộ hồ sơ của dự án, cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu  so sánh các tài liệu trong dự án với tài liệu trong các dự án tương tự, tài liệu do cán bộ thẩm định thu thập được.

Thẩm định năng lực chủ đầu tư.

Thẩm định năng lực chủ đầu tư là một trong các nội dung cần thiết để xem xét đánh giá khả năng tài chính, quản lý và tính hợp pháp của chủ đầu tư. Dự án có thể thực hiện chủ đầu tư phải có đủ năng lực tài chính và năng lực pháp lý cần thiết.

Khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu  so sánh các tài liệu báo cáo trong dự án với các tài liệu cán bộ thẩm định thu thập được từ khách hàng và các tài liệu từ cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh.

  1. II. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI

2.1 Định hướng phát triển chung.

Với phương châm hướng sự thịnh vượng của khách hàng và sự phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của ngân hàng NN&PTNT tỉnh Sơn La trong thời gian tới là tiếp tục giữ vị trí là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng tỉnh Sơn La .

2.2 Định hướng phát triển trong công tác thẩm định.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI

  1. Hoàn thiện căn cứ thẩm định.
  2. Hoàn thiện quy trình thẩm định.
  3. Hoàn thiện phương pháp thẩm định.
  4. Hoàn thiện nội dung thẩm định.

KẾT LUẬN

Hòa cùng sự phát triển của đất nước và sự nỗ lực không ngừng của toàn tỉnh vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn thành phố Sơn La đã, đang và sẽ phấn đầu không mệt mỏi để xứng đáng với niềm tin của người dân cũng như các cấp lãnh đạo thành phố.

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng, vài trò của công tác thẩm định ngày càng được khẳng định như một khâu không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy việc không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định là một đòi hỏi khách quan và cần phải nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý

Đàm Mai Ly

K52- ĐH TCNH

 

Bộ môn Quản trị kinh doanh tổ chức thành công Seminar tháng 11 năm 2014

Ngày 28/11/2014, tại Văn phòng khoa kinh tế, bộ môn Quản trị kinh doanh đã tổ chức thành công Seminar cấp bộ môn với chủ đề: “Một số phương pháp quản trị quá trình sản xuất và ứng dụng của nó trong thực tiễn” do Ths. Vũ Quang Hưng làm chủ trì.

Seminar có các báo cáo chính sau:

Báo cáo thứ nhất: Một số phương thức phối hợp các bước công việc do Ths. Vũ Quang Hưng trình bày. Nội dung của báo cáo liên quan đến các phương thức phối hợp các bước công việc theo phương thức tuần tự truyền thống, tuần tự cải tiến, phương thức song song và phương thức hỗn hợp.

Tiếp theo là báo cáo thứ hai với các nội dung về phương pháp Kanban và ứng dụng do đồng chí Đặng Thị Huyền Mi trình bày.

Bên cạnh đó trong điều hành quá trình sản xuất người ta còn sử dụng một phương pháp có rất nhiều ưu điểm như: giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa năng lực sản xuất và giảm thời gian thay đổi loạt sản xuất tại nơi có nguồn lực hạn hẹp; góp phần làm thông suốt quá trình sản xuất, giảm sản phẩm dở dang, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất; có thể biết được đâu là khâu yếu nhất trong toàn bộ hệ thống sản xuất. Đó là phương pháp OPT – Optimized Production Technology” do đồng chí Lê Thị Hiệp trình bày.

Cuối cùng là báo cáo thứ 4 về Phương pháp đúng thời điểm (JIT) và ứng dụng do Ths. Lã Thị Bích Ngọc trình bày.

Các báo cáo đã cung cấp cơ sở lý luận về một số phương pháp quản trị quá trình sản xuất và ứng dụng của nó trong thực tiễn với những ví dụ thực tế, hữu ích.

ảnh bộ môn

Sau các báo cáo là phần thảo luận của các đồng chí trong bộ môn về các vấn đề mà các báo cáo đã trình bày.

Buổi Seminar kết thúc với nhiều vấn đề được bàn luận sôi nổi và rất bổ ích trong việc thiết kế nội dung bài giảng cho những môn học có liên quan.

 Nguyễn Thị Thanh Thủy

Chia sẻ kinh nghiệm khóa tập huấn và chuyển giao công nghệ “Ứng dụng phần mềm mô phỏng BSG trong giảng dạy thực hành chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế”

Được sự tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường và Ban Chủ nhiệm khoa Kinh tế, 02 giảng viên thuộc bộ môn QTKD đã được cử đi Hà Nội tập huấn trong 02 ngày 4-5/12/2014 khóa tập huấn và chuyển giao công nghệ “Ứng dụng phần mềm mô phỏng BSG trong giảng dạy thực hành chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế”. Khóa tập huấn đã mang lại nhiều điều bổ ích và hấp dẫn. Chúng tôi nhận thấy phần mềm này rất hữu ích sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh nói riêng và sinh viên khoa Kinh tế nói chung trong việc rèn nghề, luyện nghề và thực hành. Sau đây là một vài chia sẻ kết quả tập huấn và phương hướng áp dụng phần mềm tại khoa Kinh tế.

4

1. Giới thiệu về phần mềm BSG (Bussiness strategy game)
BSG – online là một trong những Game mô phỏng Thực hành Chiến lược Kinh doanh hàng đầu thế giới.Game Global Business Simulation Strategy Game, tên viết tắt Glo-Bus được công ty phần mềm Glo-Bus, Giáo sư Arthur A. Thompson và Nhà xuất bản Mc Graw Hill xây dựng và tổ chức thực hiện như một phần thực hành chính của các khóa học quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược, quản trị sản xuất tại các trường Đại học và Cao đẳng trên thế giới hiện nay.

Phần mềm được xây dựng từ năm 2008 và liên tục cập nhật, hoàn thiện đến nay để giúp các học viên đại học, cao học có kinh nghiệm thực hành và trải nghiệm những vấn đề cốt lõi của quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh và quản trị sản xuất thông qua môi trường mô phỏng và sự cạnh tranh giữa các nhóm tham gia thực hành. Game là bản nâng cấp của phần mềm Business Strategy Game trước đây được xây dựng từ năm 1990 với nhiều mô đun nâng cấp.

Khi tham gia, học viên được thực hành các vấn đề nòng cốt của quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược, quản trị sản xuất và marketing như: thiết kế sản phẩm, marketing, mẫu mã sản phẩm, lương và chế độ đãi ngộ nhân viên, đấu thầu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đặc biệt là quản lý tài chính và nguồn tiền của doanh nghiệp.

Mỗi thành viên, mỗi nhóm đóng vai trò các vị trí nòng cốt trong doanh nghiệp, bao gồm CEO, CFO, CPO, CMO, CHRO, CIO… để ra các quyết định cho các lĩnh vực chuyên trách và quyết định chiến lược tổng thể của công ty hàng năm nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Sau mỗi vòng đấu (mỗi năm trong game), các nhóm được sắp xếp cho điểm dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó năm tiêu chí cơ bản nhất dựa trên sự mong đợi của các nhà đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được, cụ thể gồm: EPS, ROE, Credit Rating, Image Rating và Stock Price. Sau mỗi vòng chơi (một năm mô phỏng), thực tế có thể là 1 ngày một số ngày nhất định do giảng viên thiết lập, hệ thống sẽ sắp xếp thứ hạng các đội chơi và cho điểm căn cứ vào các kết quả của từng đội đạt được.

Phần mềm mô phỏng BSG được sử dụng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ với vai trò như một môn học hoặc bài thực hành nòng cốt trong Quản trị chiến lược. Nhóm chiến thắng tất cả các nhóm khác được tặng danh hiệu Vô địch ngành (Industry Champion) và được mời tham dự giải đấu quốc tế của Glo-Bus. Khoảng 8% số học viên tham dự được công nhận danh hiệu Vô địch ngành. Trong đó, khoảng gần 0.5% số học viên tham dự Glo-Bus trở thành Grand Champions, danh hiệu cao nhất ghi nhận thành tích các học viên đã tham gia Business Strategy Game.

Hiện nay, phần mềm này hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong học tập và giảng dạy quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh quốc tế ở nhiều trường đại học, cao đẳng tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Trung bình, mỗi năm khoảng 50.000 sinh viên sử dụng Business Strategy Game, tại trên 3.000 lớp học ở trên 600 trường đại học và cao đẳng ở 56 nước khác nhau. Danh sách các trường gần đây nhất sử dụng BSG được đăng tại website của BGS Online (https://www.bsg-online.com/stats/adoption-list.html). Tại Việt Nam, đã có một số trường sử dụng BSG trong giảng dạy môn học Quản trị chiến lược, gồm: trường Đại học Ngoại thương, Đại học Thăng Long, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

2. Nội dung khóa học thực hành thực hành chiến lược kinh doanh trên Game mô phỏng BSG

2.1. Cách thức thực hiện khóa học
Mỗi game có khoảng 20-60 học viên tham gia, chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 2-6 sinh viên. Số lượng nhóm từ 4-12, thời gian chạy mỗi game từ 6 ngày đến 2 tháng. Mỗi vòng trong game 1 năm được thể hiện bằng 1 hoặc nhiều ngày trên thực tế.

Mỗi nhóm được giao quản lý một nhà máy sản xuất giày, ban đầu có 2 nhà máy tại Bắc Mỹ và châu Á Thái Bình Dương, kinh doanh trên 4 thị trường là Bắc Mỹ, Châu Âu-Phi, Châu Á-Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh. Nhà máy ban đầu có công suất 2 triệu và 4 triệu đôi/năm, có thể sản xuất thêm ngoài giờ 20%.
Các nhóm tiến hành quản lý, vận hành nhà máy, nâng cấp, mở rộng, vay vốn, phát hành, mua lại cổ phiếu, ra các quyết định sản xuất, phân phối, định giá, quảng cáo, bán buôn, bán lẻ online, đấu thầu sản xuất thuê, cạnh tranh trực tiếp với các nhóm còn lại. Sau mỗi vòng đấu hệ thống tổng kết và cho điểm xếp hạng các nhóm căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó 5 yếu tố chính là: EPS, ROE, Credit Rating, Image Rating và Stock Price. Nhóm nào đạt tổng điểm cao nhất của các vòng thi là thắng cuộc.

Hình thức tham gia: mỗi nhóm, thành viên được cấp tài khoản để quản lý công ty và ra các quyết định trên hệ thống, các hoạt động online hoàn toàn.
Mỗi game có một điều phối viên, giảng viên phụ trách để quản lý hoạt động của các thành viên.
Tài khoản do hệ thống Glo-Bus cấp và quản lý.
Kết thúc mỗi vòng, hệ thống tổng hợp các báo cáo, kết quả kinh doanh của các nhóm và cho điểm các nhóm. Kết thúc tất cả các vòng, nhóm thắng chung cuộc được trao giải Industry Champion và được tham dự thi đấu quốc tế, nếu thắng được danh hiệu Grand Champion.

2.2. Nội dung thực hành trên phần mềm mô phỏng BSG
* Tổ chức quản lý công ty
– Quản lý công ty ảo trên hệ thống mô phỏng của BSG
– Chọn tên công ty
– Phân công nhiệm vụ: CEO, CFO, CPO, CHRO, CMO, CIO…

* Quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh quốc tế
Nghiên cứu và quản lý hoạt động của công ty trên thị trường toàn cầu: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ Latin, Châu Á-Thái Bình Dương.

* Điều hành công ty như thực tế:
– Phân tích, dự báo lượng bán, lượng cầu sản phẩm trên toàn cầu, tại các khu vực
– Phân tích quyết định quy mô sản xuất, sản lượng
– Quản lý sản xuất, chất lượng, số lượng
– Tổ chức phân phối toàn cầu, vận chuyển, thuế
– Quyết định chiến lược Marketing, bán hàng Online
– Quản trị nhân sự
– Trách nhiệm xã hội
– Quyết định thầu

* Đối mặt với cạnh tranh đồng thời từ nhiều đối thủ và biến động thị trường
– Hành động, chiến thuật, chiến lược của các đối thủ
– Lựa chọn thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm
– Phân tích xu hướng thị trường
– Tăng giảm quy mô sản xuất, nhân lực
– Cạnh tranh bằng chi phí hay chất lượng, sự khác biệt
– Giảm giá thành hay tăng giá trị
– Quyết định ngân sách, chiến thuật quảng cáo, PR
* Điều chỉnh kế hoạch sau mỗi vòng đấu để đạt mục tiêu chiến lược
– Kết quả tức thì sau mỗi vòng đấu
– Đọc và phân tích báo cáo thị trường, báo cáo hoạt động doanh nghiệp
– Điều chỉnh chiến thuật, chiến lược để tăng lợi nhuận và các chỉ số cạnh tranh.
– Hướng tới chiến thắng dài hạn sau 6-10 năm.
* Điểm tổng kết và chiến thắng chung cuộc

3. Lợi ích của phần mềm BSG và của khóa học thực hành ứng dụng BSG trong giảng dạy chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế

3.1. Lợi ích của ứng dụng phần mềm BSG trong giảng dạy và học tậpchiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế
Sự phát triển của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khu vực cùng với sự thay đổi nhanh chóng của các mô hình kinh doanh, quản lý trên toàn cầu trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đòi hỏi các chương trình đào tạo về quản lý và kinh doanh phải cung cấp nhiều nội dung mang tính trải nghiệm thực tế để theo kịp những thay đổi trong các doanh nghiệp. Phần mềm mô phỏng kinh doanh cung cấp một quá trình học tập và thực hành cho phép người học có cơ hội để thử nghiệm nhiều tình huống, học hỏi thông qua trải nghiệm những thành công cũng như thất bại trong môi trường mô phỏng và được thử nghiệm các quyết định quản lý, kinh doanh và cạnh tranh. Trong các mô hình mô phỏng, kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ phụ thuộc những tình huống sẵn có và quyết định của người học mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường kinh doanh thực và hành động của các nhóm người học khác cùng tham gia.

Một phần mềm mô phỏng trong giảng dạy kinh tế và quản trị kinh doanh hay một trò chơi mô phỏng là một phần mềm mô phỏng tổng hợp các kỹ năng, cơ hội và chiến lược để mô phỏng các khía cạnh chức năng hay tổng thể của doanh nghiệp trong một hoặc một số ngành.

Tác giả Ruohomaki cho rằng “một trò chơi mô phỏng trong giảng dạy kết hợp các đặc tính của một trò chơi (cạnh tranh, hợp tác, người chơi, nguyên tắc, vài trò) với những đặc điểm của mô hình mô phỏng trên máy tính (các tính năng được lập trình để mô phỏng thực tế) sử dụng các nguyên tắc của thực tế quản lý và kinh doanh.

Hình 1: Các phương pháp học tập khác nhau và hiệu quả ghi nhớ
thap(Nguồn: Motorola University, 1996, Corporate University Xchange,
tháng 5/1996)

Việc học và ghi nhớ chịu tác động lớn của môi trường học tập. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa quá trình học, môi trường, độ sâu của suy nghĩ và hình thức thể hiện thông tin. Không giống các bài giảng thuần túy chủ yếu sử dụng phương pháp nghe, nhìn và suy nghĩ; việc sử dụng và thực hành trên các phần mềm mô phỏng diễn ra trong một thời gian dài, liên tục, như trong thực tế quản lý và kinh doanh. Đồng thời người học chủ động và thực sự tham gia vào các sự kiện, giải quyết các vấn đề mà trước đây chủ yếu họ chỉ đọc, suy nghĩ và thảo luận. Người học phải thực sự giải quyết các vấn đề được mô phỏng vì đó là cuộc cạnh tranh giữa các nhóm với vai trò các nhà quản lý, kết quả của quyết định của họ phụ thuộc vào tất cả các hành động của những nhóm khác và ngược lại. Vì vậy, để ra quyết định, người học phải chủ động nghiên cứu để có thể ra các quyết định và đồng thời có thể trải nghiệm kết quả của những quyết định này cũng như mức độ thành công của những quyết định đó trong tương quan với hành động của những nhóm cạnh tranh khác.

Nhóm nghiên cứu của Motorola University đã chỉ ra, với mô hình “kim tự tháp” về học và ghi nhớ, phương pháp học với mô hình mô phỏng có thể giúp người học hiểu và ghi nhớ được đến 75% các kiến thức và kỹ năng.

Một phần mềm mô phỏng kinh doanh (a business simulation software) là một phần mềm chuyên dụng cho hoạt động đào tạo, được xây dựng nhằm thể hiện các tình huống quản lý và kinh doanh trong môi trường mô phỏng trên máy tính và mạng.

Sử dụng các phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh là một bước phát triển và mở rộng của phương pháp dạy và học dựa trên phân tích tình huống (case study). Khi phân tích tình huống, người học đặt mình vào vị trí của các nhân vật chính trong doanh nghiệp như giám đốc điều hành, giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất, giám đốc marketing, giám đốc hệ thống thông tin… và phân tích các tình huống có sẵn. Từ đó, người học sẽ phân tích tình huống và đưa ra đánh giá và các quyết định để giải quyết những vấn đề quản lý và kinh doanh mà nhân vật chính phải đối mặt. Những tình huống và vấn đề kinh doanh này thường gắn liền với nội dung của môn học.

Khi sử dụng phần mềm mô phỏng quản lý và kinh doanh, người học tham gia cũng đóng vai trò các nhà quản lý và kinh doanh trong doanh nghiệp và ra các quyết định để giải quyết những tình huống trong kinh doanh và quản lý. Các phần mềm mô phỏng đã làm cho môi trường kinh doanh sống động và “thực tế” hơn nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, từ đó làm cho các yếu tố môi trường kinh doanh, các quyết định và kết quả gần với thực tế hơn, chứ không chỉ là thảo luận các quyết định và kết quả như trong phân tích tình huống trước đây. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm mô phỏng, khả năng tính toán của các mô hình kinh doanh cho phép giảng viên và học viên xử lý các tình huống sát với thực tế quản lý và kinh doanh hơn. Hơn nữa, các học viên có thể cùng phối kết hợp học và thực hành trên môi trường mô phỏng giống như trong môi trường quản lý và kinh doanh thực.

Bằng cách trải nghiệm ra các quyết định trong các tình huống chứ không chỉ phân tích vàthảo luận, người học sẽ tích lũy được các kiến thức, năng lực và khả năng ra quyết định tốt hơn nhờ có được phản hồi cũng như kết quả của các quyết định trên phần mềm mô phỏng. Từ việc thực hành và trải nghiệm này, hiệu quả học tập sẽ tốt hơn, giống như Khổng Tử đã nói “Tôi nghe tôi có thể quên, tôi thấy tôi nhớ, tôi làm và tôi hiểu”.

Mô phỏng quản lý và kinh doanh đang nổi lên như một phương pháp dạy và học mới, đặc biệt trong 10 năm qua, giúp học tập hiệu quả hơn trong các khóa học quản lý và kinh doanh, không chỉ trong các trường đại học mà còn trong cả đào tạo nội bộ doanh nghiệp.

Việc ứng dụng “phần mềm mô phỏng kinh doanh” trong đào tạo được hiểu là dùng phần mềm mô phỏng để đào tạo hoặc phân tích kinh doanh dựa trên các tình huống hoặc dựa trên phân tích số liệu. Hầu hết các phần mềm mô phỏng kinh doanh được sử dụng để và phát triển sự nhạy bén, khả năng phân tích và tư duy quản lý trong kinh doanh. Các nội dung học tập bao gồm: tư duy chiến lược, phân tích tài chính, phân tích thị trường, phân tích hoạt động, làm việc theo nhóm và lãnh đạo.

Phần mềm mô phỏng thể hiện các hoạt động của các doanh nghiệp trên môi trường máy tính và mạng, cho phép các nhà quản lý đưa ra quyết định trong một môi trường không rủi ro, trải nghiệm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyết định, lựa chọn các quyết định tối ưu nhất, kiểm tra và cải tiến các quyết định thông qua kết quả từ phần mềm mô phỏng.

Các chương trình đào tạo đại học và sau đại học trong thời gian gần đây đã áp dụng kết hợp trò chơi trong phần mềm mô phỏng kinh doanh để tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn của các mô hình mô phỏng.
Trong các phần mềm mô phỏng ứng dụng trong giảng dạy kinh tế, quản lý và kinh doanh hiện nay, Business Strategy Simulation Game là phần mềm phổ biến nhất, được trên 500 trường đại học tại Hoa Kỳ, UK, và trên 50 nước sử dụng với khoảng 500.000 học viên mỗi năm. Business Strategy Simulation Game (BSG) là chương trình mô phỏng các hoạt động của doanh nghiệp (đầu tư sản xuất, định giá, marketing, quản lý tài chính) trên thị trường kinh doanh quốc tế nhằm gi p học viên r n luyện và thực hành các k năng phân tích các số liệu, từ đó đưa ra các quyết định và chiến lược ph hợp nhất. Chương trình usiness Strategy Game ( SG) ph hợp với các khóa học ở trình độ M A nhấn mạnh đến nội dung quản trị chiến lược và kinh doanh quốc tế.

BSG mô phỏng thị trường thế giới với mặt hàng kinh doanh là giày thể thao, trong đó các công ty (do các nhóm học viên quản lý) sẽ cạnh tranh với nhau. Mỗi nhóm gồm từ 3 đến 6 sinhviên đóng vai trò các nhà quản lý của công ty, hoạch định chiến lược và đưa ra các quyết địnhphối hợp cho công ty. Học viên và nhóm sẽ quản lý mỗi công ty trong 6 – 10 vòng – mỗi vòng chơi tương ứng với khoảng thời gian là một năm (trong phần mềm).

Không chỉ nhìn vào thông tin của công ty mình, học viên cần đánh giá tình hình thị trường nói chung và chiến lược của các công ty cạnh tranh khác trên thị trường qua 6 vòng chơi. Mô hình mô phỏng sẽ tổng hợp, xử lý, và phân tích các quyết định và từ đó đưa ra kết quả hoạt động của các công ty. Mô hình này vừa đòi hỏi học viên phải đưa ra những quyết định và quản lý hầu hết các hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp, đưa ra thông tin phản hồi đối với mỗi quyết định của học viên.

BSG mô phỏng một thị trường toàn cầu cạnh tranh với 4 khu vực: thị trường Châu Âu -Châu Phi, Bắc Mỹ , Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh. Trên mỗi thị trường này đều có 3 phân khúc thị trường (sản phẩm nhãn hiệu riêng bán trên Internet, sản phẩm nhãn hiệu riêng bán cho các nhà phân phối và sản phẩm gia công). Như vậy, các công ty sẽ cạnh tranh trên 12 phân khúc thị trường.

Chương trình BSG đưa các yếu tố của thị trường vào để mô phỏng thị trường kinh doanh quốc tế như thuế nhập khẩu, tỷ giá hối đoái và các yếu tố này được thay đổi qua mỗi vòng chơi, thể hiện rủi ro trong kinh doanh và ảnh hưởng của giao động tỷ giá hối đoái.

Học và thực hành các kiến thức về chiến lược kinh doanh và kinh doanh quốc tế thông qua chương trình mô phỏng là một cách tiếp cận mới, đem lại trải nghiệm chân thực và sâu sắc cho học viên, giúp học viên rèn luyện tư duy chiến lược ngày một nhạy bén.

Theo thống kê, BSG được sử dụng trong một số trường đại học nổi tiếng như các trường đại học New York, đại học Minnesota (M ), đại học Kingston, đại học Kent (Anh), đại học Fraser Valley (Canada), đại học Sydney (Australia), đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có một số trường ứng dụng BSG vào trong giảng dạy điển hình như trường Đại học ngoại thương, trường Đại học Thăng Long, Đại học Duy Tân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Lợi ích của khóa học thực hành ứng dụng BSG trong giảng dạy chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế
Khi tham gia khóa học thực hành ứng dụng BSG trong giảng dạy chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã giúp chúng tôi tiếp thu được rất nhiều những kiến thức bổ ích vận dụng vào các môn học đang giảng dạy, đặc biệt là môn quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế và thương mại điện tử và nhiều lợi ích khác.

BSG thực chất là một phần mềm game mô phỏng quản lý và kinh doanh có phạm vi rất rộng, trong nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp với các chức năng quản lý và kinh doanh khác nhau. Sau khi tham gia khóa tập huấn, chúng tôi đã có thể nắm được các bài học và kỹ năng thu được từ game mô phỏng BSG như:

– Các kiến thức chung về kinh doanh và quản lý: trước khi tham gia thực hành, nhiều học viên sẽ có rất ít ý tưởng về việc làm thế nào để vận hành một doanh nghiệp hoặc những công việc liên quan đến quản lý và kinh doanh. Mô phỏng cho phép người học có quyền kiểm soát, vận hành và quản lý một công ty (dù là ảo), để từ đó nghiên cứu các quyết định của họ sẽ dẫn đến thành công hay thất bại như thế nào.

– Quản lý thời gian và tổ chức thực hiện: Hầu hết các mô phỏng được xử lý dữ liệu trong một thời gian nhất định. Học viên phải tổ chức nghiên cứu và ra các quyết định trong một thời hạn nhất định. Vì vậy, người học phải quản lý thời gian phù hợp để vận hành công ty, đây là một kỹ năng quan trọng đối với học viên, đặc biệt là sinh viên đại học và MBA.

– Phối hợp đồng đội: Phần lớn các mô phỏng trong đào tạo quản lý và kinh doanh liên quan đến làm việc theo nhóm. Do đó, game giúp cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả, thương lượng, giải quyết các tình huống và đảm bảo sự thống nhất khi ra quyết định.

– Giải quyết vấn đề: Mô phỏng sẽ tạo ra các tình huống với mức độ khó khăn khác nhau cho người học, đòi hỏi sự phân tích, sáng tạo và vận dụng đúng lý thuyết để giải quyết các vấn đề, trong ngắn và dài hạn. Điều này là quan trọng đối với việc đào tạo quản lý và kinh doanh.

2

Kết thúc khóa tập huấn về cơ bản chúng tôi đã nắm được cách thức vận hành game BSG – Online cho cả hệ thống tài khoản của giảng viên và sinh viên. Được cấp tài khoản để hàng ngày trải nghiệm việc thi đấu giữa các nhóm trên game sau khi trở về nơi công tác, việc này là rất cần thiết bởi lẽ chính việc thi đấu sẽ giúp chúng tôi trau rồi hơn nữa những kiến thức đã học đồng thời trải nghiệm tính thực tiễn của game khi ra các quyết định chiến lược và quyết định kinh doanh.

Bên cạnh đó, phần mềm mô phỏng BSG đã đem lại được động lực chủ động, tự học và cảm hứng học tập, nghiên cứu và trải nghiệm cạnh tranh trong quá trình học tập của chúng tôi, từ đó hy vọng phần mềm này sẽ nhanh chóng được ứng dụng đưa vào thực tiễn giảng dạy tại Trường Đại học Tây Bắc

3Ngoài ra, sau khóa tập huấn, chúng tôi còn được làm quen với rất nhiều các anh/chị đồng nghiệp đến từ các trường khác nhau trong cả nước, chẳng hạn như trường Đại học Kinh tế – Đã Nẵng, Đại học Quảng Nam, Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Đại học Ngoại Ngữ Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Thủ Dầu một, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Đây là những trường tiên phong hàng đầu trong việc ứng dụng phương pháp giảng dạy mới vào trong giảng dạy, trong đó có ứng dụng phần mềm mô phỏng kinh doanh vào giảng dạy quản trị kinh doanh và các ngành kinh tế khác. Có thể thấy trường Đại học Tây Bắc là một trong hai trường duy nhất ở Miền Bắc tham gia khóa học này, đây sẽ là cơ hội tốt để chúng ta trở thành trường tiên phong ứng dụng công nghệ phần mềm mô phỏng vào việc giảng dạy, nâng cao tính thực tiễn và tính chủ động trong việc dạy và học, căn bản thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp giảng dạy kết hợp, đem lại hiệu quả cao hơn cũng như tạo được sự hứng thú, chủ động trong học tập của sinh viên. Tiến tới từng bước nâng cao thương hiệu của trường Đại học Tây Bắc trong khu vực và cả nước.

4. Định hướng áp dụng phần mềm BSG tại Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc
Phần mềm BSG là một phần mềm mô phỏng chiến lược và quản trị kinh doanh. Đây là một trong những phần mềm mô phỏng game hàng đầu thế giới và hiện đã, đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường đại học, cao đẳng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực chất, game mô phỏng còn là một khái niệm tương đối mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhưng hiện tại game mô phỏng lại là xu hướng giảng dạy trên thế giới.

1Để bắt kịp với xu hướng mới của thế giới, đồng thời nắm bắt cơ hội trở thành một trong những trường tiên phong hàng đầu tại Việt Nam ứng dụng phần mềm mô phỏng kinh doanh vào giảng dạy kinh tế, hơn nữa chủ trương chính sách của trường ta đang tiến tới việc trở thành trường đào tạo của nhân theo hướng thực hành, thiết nghĩ việc áp dụng phần mềm BSG vào trong giảng dạy thực hành kinh tế của Khoa Kinh tế – Đại học Tây Bắc là rất cần thiết. Do đó, sau khi tham gia khóa học tập huấn về phần mềm BSG, chúng tôi để xuất một số định hướng về việc áp dụng, khai thác phần mềm BSG tại Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như sau:

1. Thực hành phần mềm BSG như một hoạt động ngoại khóa bổ trợ kỹ năng nghề nghiệp
– Bước 1: Tổ chức buổi ngoại khóa giới thiệu về phần mềm BSG tới số lượng lớn sinh viên. Sinh viên có nhu cầu sẽ tiến hành đăng ký tham dự chương trình.
– Bước 2: Giao tài liệu BSG để các sinh viên tự nghiên cứu
– Bước 3: Kiểm tra đầu vào, tuyển chọn thành viên vào các nhóm thực hành BSG (4-6 người/nhóm)
– Bước 4: BTC tổ chức tập huấn cách khai thác và sử dụng phần mềm BSG

2. Tổ chức giải thi đấu định kỳ hàng năm giữa các nhóm/cá nhân. Hướng đến trở thành một giải thưởng danh giá hàng năm của sinh viên QTKD “Vững lý thuyết, giỏi thực hành”
– Khởi đầu một năm học là sẽ bắt đầu một mùa giải mới
– Thi đấu vòng loại: 2 lần/năm, mỗi học kỳ 1 lần chọn ra 4 đội chiến thắng
– Thi đấu chung kết: 1 lần/năm, 8 đội chiến thắng từ 2 học kỳ sẽ thi đấu với nhau để tìm ra được chiến thắng và trao giải vào cuối học kỳ II.
Nguồn kinh phí: mời tài trợ từ các doanh nghiệp Sơn La

3. Đưa vào chương trình rèn nghề ngành quản trị kinh
Đưa phần mềm BSG vào trong giảng dạy cho sinh viên các lớp chính quy dưới hình thức một môn học thực hành độc lập – Thực hành chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế. Với thời lượng 3 tín chỉ (45 tiết). Môn học sẽ được chia làm 2 phần:

– Phần 1:
+ Hệ thống lý thuyết về chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh quốc tế
+ Giới thiệu sơ lược về phần mềm BSG

– Phần 2: Thực hành BSG
+ Tạo tài khoản của Giảng viên và sinh viên trên hệ thống BSG – online bằng cách mua tài khoản.
+ Tạo nhóm (mỗi nhóm là một công ty ảo)
+ Hướng dẫn thực hành
+ Tổ chức thi đấu giữa các nhóm với nhau, GV giám sát, điều chỉnh các nhóm sinh viên, giải đáp thắc mắc, chấm điểm cho các nhóm dựa trên kết quả thực tế số điểm mà các nhóm đạt được trên game hệ thống
+ Tổng kết điểm cuối cùng và trao chứng chỉ cho nhóm đạt giải nhất

4. Mở các lớp đào tạo ngắn hạn về thực hành chiến lược kinh doanh bằng phần mềm BSG tại Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế – Khoa Kinh tế – Đại học Tây Bắc. Đối tượng: sinh viên QTKD, những người làm kinh doanh trên địa bàn Sơn La có nhu cầu học. Chứng chỉ do trường Đại học Tây Bắc hoặc Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cấp.

Ngay tại thời điểm này, nếu bạn quan tâm đến BSG hãy theo đường link sau để gia nhập vào nhóm FB CLB Game BSG và tải về cuốn sách chuyên khảo “Trò chơi Thực hành chiến lược kinh doanh” – Business Strategy Game:

Đường dẫn: https://www.facebook.com/groups/990401344310460/

Giảng viên: Lã Thị Bích Ngọc

TB: Tập đoàn Home Credit tuyển dụng nhân sự

Tập đoàn Home Credit, là một trong những tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng hàng đầu của Châu Âu và đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Châu Á. Được thành lập vào năm 1997, Tập đoàn Home Credit tập trung phát triển vào thị trường tài chính tiêu dùng tại các nước Cộng hòa Séc, Slovakia, Nga, Belarusm Kazakhstan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Với hơn 50.000 nhân viên phục vụ hơn 41 triệu khách hàng dưới thương hiệu Home Credit. Hiện tập đoàn đã có mặt trên 63 tỉnh thành của Việt Nam và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp phép tiến hành hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

tdHomecredit

toroi2Homecredit

toroiHomecredit

Phương Trang

Bộ môn Kế toán tổ chức thành công Seminar tháng 11 năm 2014

Ngày 18/11/2014, Bộ môn Kế toán đã tổ chức thành công Seminar tháng 11 năm 2014.

Buổi Seminar gồm các báo cáo nhằm góp ý cho đề tài NCKH cấp trường do Ths. Nguyễn Anh Ngọc làm chủ trì. Đề tài hướng vào nghiên cứu kết quả việc làm và chất lượng làm việc của sinh viên chuyên ngành kế toán từ K45 đến K50. Đây là một công trình nhận được sự mong đợi của cả Nhà trường, Khoa và Bộ môn cũng như giáo viên và sinh viên sau một chặng đường phát triển của khoa Kinh tế với chuyên ngành đào tạo tiên phong là chuyên ngành kế toán.

Các báo cáo chủ yếu được viết bởi những người trong bộ môn, trực tiếp là thành viên đề tài hoặc có tham gia trên góc độ cộng tác viên. Bởi vậy, các ý kiến đưa ra thể hiện một sự am hiểu về mục đích, tiến trình và phương pháp nghiên cứu. Với tinh thần khách quan để tác giả có điều kiện chỉnh sửa đề tài theo hướng khả thi nhất, nhiều ý kiến đã được đưa ra bàn thảo, dưới nhiều góc độ, bình diện.

Một số ý kiến đáng chú ý như: cách triển khai nội dung cho phù hợp với mục đích nghiên cứu, một số gợi ý về cách khai thác dữ liệu đã thu thập được, xác định trọng tâm hướng nghiên cứu…Trên cơ sở đó, tác giả có thể khai thác dữ liệu đã có tốt hơn, triệt để hơn về tình hình việc làm và chất lượng làm việc của sinh viên kế toán từ K45 – K50.

Đánh giá chung của tập thể bộ môn là đề tài đã triển khia một số ý cơ bản, đã có những tính toán, so sánh, phân tích khá toàn diện. Tuy nhiên, cần khai thác triệt để hơn dữ liệu đã có, để thấy rõ hơn chất lượng làm việc của sinh viên giữa các khóa, làm cơ sở để chỉnh sửa chương trình đào tạo.

Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo