Chuyên mục chính
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ DU LỊCH SINH THÁI Ở SƠN LA
Tóm tắt
Vùng Tây Bắc có vị trí quan trọng trong cả nước, được biết đến với sự nổi danh về lịch sử, tự nhiên và văn hoá dân gian đặc sắc. Tây Bắc có “Sáng ngàn năm lịch sử Điện Biên”, “Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát“, có vẻ đẹp tự nhiên “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng”, những dãy núi cao tạo nên cảnh quan hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Fansipan, Sa Pa – thành phố trong sương, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Cao Nguyên Mộc Châu xanh mát… làm cho con người ai đã đến là mến, đã đi là nhớ “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”. Tây Bắc với 33 dân tộc anh em đã tạo nên một vùng đậm đặc văn hoá của những dân tộc, nổi bật như dân tộc Thái, H’Mông… Đây là những tài nguyên vô giá để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, văn hoá và giảm nghèo. Giữ gìn lịch sử, văn hoá, tự nhiên cho Tây Bắc là giữ sự trong lành cho vùng hạ lưu sông Đà, thủ đô Hà Nội và vùng châu thổ Sông Hồng.
Sơn La hội tụ đầy đủ về các mặt lịch sử, tự nhiên và văn hoá của vùng Tây Bắc. Sơn La được ví như cái tâm quạt nối với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình để hình thành một vòng cung trong hành trình du lịch qua miền Tây Bắc, không những thế mà còn có vị trí thuận lợi kết nối du lịch với 8 tỉnh bắc Lào, vừa là điểm đến vừa là điểm dừng chân trong vùng du lịch. Đến với Sơn La không chỉ đến nhà tù Sơn La nổi tiếng thời Pháp thuộc, với những điệu múa xoè, với thuỷ điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á, cầu Pá Uôn cao nhất Việt Nam, cao nguyên Mộc Châu, mà còn đến với những cảnh quan tự nhiên hấp dẫn như khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, hệ thống hang động kỳ thú, thác nước hùng vĩ, các hồ thuỷ điện và thung lũng mầu mỡ, các mỏ nước khoáng nóng… Đây là những nguồn tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị đặc biệt quan trọng của tỉnh Sơn La.
Qua nghiên cứu, bài viết làm rõ tiềm năng và thực trạng, những giá trị đặc trưng của du lịch sinh thái ở Sơn La trong liên kết tạo chuỗi giá trị du lịch cho vùng Tây Bắc. Các sản phẩm du lịch sinh thái có thể phát triển thành thương hiệu gắn với rừng đặc dụng Xuân Nha – Mộc Châu, rừng Pa Cốp – Vân Hồ, rừng Noong Cốp – Phù Yên, sinh thái mặt nước với nhiều đảo lớn nhỏ ở lòng hồ thuỷ điện Sơn La… Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù ở Sơn La, tour du lịch liên kết vùng, sự phối hợp giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
- Tiềm năng du lịch sinh thái ở Sơn La
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Sơn La có tiềm năng rất lớn cho kinh tế văn hoá xã hội, trong đó có tiềm năng về du lịch sinh thái (DLST). Mặc dù có nhiều tài nguyên cho loại hình DLST nhưng Sơn La đã xác định tập trung đầu tư phát triển DLST tại 02 khu du lịch (DL) có những lợi thế và điều kiện thuận lợi nhất là khu DL quốc gia Mộc Châu và khu DL vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La.
1.1. Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
Mộc Châu đã trở thành một thương hiệu gắn với hình ảnh một cao nguyên với khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, say đắm lòng người với những đồi chè, đồng cỏ xanh ngát rộng quá tầm mắt, những vườn mận hoa trắng, những ngọn núi hùng vĩ, bốn mùa mây phủ, những bản làng ẩn hiện trong sương sớm. Ngày 12/11/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2050/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Điều này là minh chứng, khẳng định về những giá trị đặc biệt ở tầm quốc gia của Mộc Châu từ góc độ DL.
Về vị trí địa lý: Mộc Châu là cửa ngõ quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và khu vực đồng bằng sông Hồng trên tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 6, đường thủy trên sông Đà, đồng thời có khả năng kết nối với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thông qua cửa khẩu Lóng Sập. So với các khu vực có điều kiện tương đồng như Sa Pa, Đà Lạt… vùng Mộc Châu là khu vực gần Hà Nội nhất.
Về khí hậu: Vùng Mộc Châu nằm ở độ cao trung bình hơn 1.000 m cùng với lượng mưa tương đối lớn (hơn 1.500 mm/năm) lại nằm giữa sông Đà ở phía Đông Bắc và sông Mã ở phía Tây Nam có tác dụng như hai hệ thống điều hòa không khí tự nhiên làm cho nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu là 18,5 độ C. Đây là vùng có khí hậu rất lý tưởng với nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh lân cận và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ để phát triển DL nghỉ dưỡng. Khí hậu là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng. Ở Việt Nam các khu vực có điều kiện khí hậu ôn hòa, mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo, Bà Nà, Ba Vì… đều được lựa chọn để phát triển thành các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng.
Về tài nguyên rừng: Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha có vị trí tại xã Chiềng Xuân, Tân Xuân, Xuân Nha huyện Vân Hồ và xã Chiềng Sơn huyện Mộc Châu, diện tích 18.267,5 ha. Cách thị trấn Mộc Châu khoảng 40 km về phía Nam, nơi đây có nhiều rừng nguyên sinh và nhiều thú quý hiếm như hổ, gấu… là điều kiện thuận lợi cho phát triển DLST. Khu rừng Pa Cốp nằm trên địa bàn xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ là khu du lịch sinh thái khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái của khu vực. Khu rừng thông Bản Áng thuộc xã Đông Sang huyện Mộc Châu, có diện tích 43 ha, là khu đồi thông già có quan cảnh đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất gần thị trấn Mộc Châu, đường giao thông thuận tiện nên rất thích hợp cho loại hình DLST kết hợp cắm trại, picnic.
Về tài nguyên hệ sinh thái nông nghiệp: nổi bật là các đồi chè, vườn cây ăn quả ôn đới và hoa mận hoa cải. Hình ảnh về những đồi chè xanh bát ngát ở Mộc Châu đã trở nên quen thuộc với khách DL trong nước. Chè là loại cây đặc trưng của cao nguyên Mộc Châu. Không chỉ là một loại cây trồng đặc sản, Chè còn là sự kết tinh của truyền thống văn hóa nông nghiệp ở Mộc Châu và được coi là một trong những đặc sản quý nhất của cao nguyên Mộc Châu tạo thành không gian cảnh quan sinh thái lấy chủ đề là cảnh quan đồi chè, ngắm cảnh thưởng thức chè, thể nghiệm nét đẹp của phong cảnh tự nhiên và nhân tạo. Khu vườn cây ăn quả ôn đới: Nổi bật là thung lũng 100 ha mận hậu, khu vực Nà Ka, Tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu. Du khách có thể tham quan vườn quả, trải nghiệm thu hái quả chín, lao động chăm sóc vườn quả. Các đồi hoa cải, hoa mận, đồi cỏ có thể được quy hoạch theo hình thức công viên hoa chuyên đề phục vụ nhu cầu thăm quan ngắm cảnh, chụp ảnh của du khách.
Ngoài ra, với tài nguyên dòng Sông Đà, từ Mộc Châu xuống thẳng cảng sông Vạn Yên, nơi xuất phát tuyến DL sông Đà, đi du thuyền khách DL được tham quan nhiều cảnh đẹp trên tuyến này, tuyến này có thể kéo dài đến thuỷ điện Sơn La hoặc xuôi xuống thủy điện Hoà Bình. Hoặc du khách có thể xuất phát từ tuyến DL lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình lên Mộc Châu theo tuyến đường thuỷ này.
Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi gần thủ đô Hà Nội, khí hậu mát mẻ được ví như “Đà Lạt” của miền Bắc, tài nguyên rừng nguyên sinh đa dạng về thực vật và động vật, hệ sinh thái nông nghiệp đặc trưng, khu DL quốc gia Mộc Châu rất thuận lợi phát triển mạnh loại hình DLST kết hợp nghỉ dưỡng, thể theo đi bộ, khám phá rừng nguyên sinh, trải nghiệm nông nghiệp hái chè, chế biến chè, thưởng thức hương vị chè, thăm quan, tìm hiểu quy trình sản xuất chè; chăm sóc cây ăn quả và hái quả.
1.2. Khu du lịch vùng lòng hồ Thuỷ điện Sơn La
Vùng lòng hồ Sơn La được hình thành bởi công trình thủy điện Sơn La, hiện đang là thuỷ điện có công suất 2.400 MW lớn nhất Đông Nam Á. Hồ có chiều dài là 175 km từ thị trấn Ít Ong – Mường La – Sơn La đến Mường Lay – Điện Biên, chiều rộng nhất khoảng 1,5 km, diện tích hồ chứa 224 km2. Tại địa phận tỉnh Sơn La, bắt đầu từ bản Pênh – thượng lưu đập thủy điện Sơn La thuộc địa phận xã Ít Ong huyện Mường La đến hết huyện Quỳnh Nhai có chiều dài 88,5 km đi qua địa phận 15 xã và 3 huyện (Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai).
Bên cạnh là nguồn tài nguyên nước quý giá cho cả quốc gia, hồ Sơn La còn trở thành tài nguyên DL tự nhiên mới có giá trị rất lớn. Ngoài các giá trị về cảnh quan, sinh thái của mặt nước, các đảo nhỏ như “Hạ Long của Tây Bắc” hồ Sơn La còn là nơi có môi trường trong lành và cung cấp nguồn lợi thủy sản cho dân sinh và DL. Địa hình khu vực khá đặc biệt với các dãy núi cao, sông suối,… với địa hình Karst phổ biến tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn với các hang động tự nhiên đẹp có giá trị thu hút khách du lịch; là cơ sở để hình thành và phát triển du lịch sinh thái tham quan kết hợp du lịch thể thao mạo hiểm như leo núi, thể thao dưới nước là đặc trưng riêng của khu vực Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La cần được phát huy, tạo ra sản phẩm DLST khác biệt so với điểm du lịch lân cận như Mù Cang Chải, Sapa, Điện Biên.
Hệ sinh thái tự nhiên phong phú: Khu vực huyện Mường La và huyện Quỳnh Nhai có diện tích rừng khá lớn với một quần thể sinh học đa dạng: Các loài thực vật quý hiếm như nghiến, lát, tre, trúc, cây dược liệu,… hệ động vật có các loài linh trưởng, các loài bò sát như trăn, rắn và hàng nghìn loài côn trùng, tập trung khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Với hệ sinh thái đa dạng có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, lòng hồ thủy điện có các loài thủy sinh phong phú, với hàng trăm loài cá sinh sống như cá chiên, lăng, chép, nheo, tôm,… có giá trị về kinh tế, đồng thời tạo giá trị ẩm thực địa phương thu hút du khách.
Cảnh quan đặc trưng: Cảnh quan lòng hồ thủy điện với mặt nước mênh mông trong và xanh, cảnh quan thiên nhiên với những cánh rừng, dãy núi đá vôi sừng sững cao ngất hai bên bờ, in bóng xuống mặt hồ tạo nên cảnh quan hùng vĩ, bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ vùng Tây Bắc. Nổi bật là cảnh quan lòng hồ khu vực huyện Quỳnh Nhai nằm trải dài trên địa phận các xã từ thị trấn Quỳnh Nhai sang tiếp giáp tỉnh Điện Biên. Cảnh quan lòng hồ có tiềm năng lớn, khai thác tạo sản phẩm du lịch đặc trưng khác với các khu du lịch khác: Du lịch tham quan, du lịch sinh thái lòng hồ,… Cảnh quan núi cao với các cánh rừng nơi có những bản làng dân tộc còn bảo tồn được nhiều giá trị truyền thống. Tạo nên vùng cảnh quan đặc sắc, nguyên sơ, yên ả của vùng núi, là một trong những nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt, tạo các sản phẩm du lịch đặc trưng. Ngoài ra, cảnh quan khu vực còn đặc biệt bởi có các đảo, bán đảo nhỏ liên tiếp nối liền nhau trên mặt nước, tạo ra cảnh quan sinh động, các hang động tự nhiên đa dạng hình thù dưới các dãy núi đá vôi hai bên bờ lòng hồ, tạo nên nét riêng cho du lịch Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.
Vị trí địa lý và không gian DL: Khu DL vùng lòng hồ thủy điện Sơn La phân thành 2 không gian chính. Không gian du lịch huyện Mường La nằm gần thành phố Sơn La, tiếp cận thuận lợi với quốc lộ 32 (kết nối các điểm du lịch: Mù Cang Chải, Thác Bà) và khu du lịch Mộc Châu. Không gian du lịch huyện Quỳnh Nhai có tiềm năng du lịch đặc trưng là cảnh quan mặt nước, đồi núi, rừng cây và đặc biệt giá trị văn hóa dân tộc Thái nổi trội, tiếp cận thuận lợi với tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai (theo quốc lộ 279, quốc lộ 6B) kết nối các điểm du lịch nổi tiếng: Sapa, Điện Biên; tiếp cận với thành phố Sơn La (qua quốc lộ 6, quốc lộ 6B). Hai không gian du lịch kết nối với nhau bằng tuyến đường thủy theo lòng hồ thủy điện, với 2 trung tâm dừng chân, đón tiếp khách du lịch tại thị trấn Ít Ong và thị trấn Quỳnh Nhai.
Từ các tiềm năng trên, khu DL lòng hồ thuỷ điện Sơn La có thể phát triển loại hình DLST gắn với tham quan lòng hồ thủy điện: Tham quan, ngắm cảnh quan thiên nhiên mặt nước, cảnh quan đồi núi, rừng hai bên hồ, với các đảo, bán đảo trên mặt nước bằng du thuyền, với các điểm dừng chân trên tuyến tại các bến thuyền du lịch: Mường Trai, Nậm Giôn, Bản Dáng, Chiềng Bằng, Pá Uôn, Mường Chiên và kết nối tham quan lòng hồ thủy điện Hòa Bình, thủy điện Lai Châu, khu du lịch quốc gia Mộc Châu và thành phố Sơn La; Tham quan các khu nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ, kết hợp thưởng thức ẩm thực, tham gia hoạt động trải nghiệm: Đánh bắt cá, chế biến các món ăn; Tham gia các hoạt động trên hồ: Câu cá, chèo thuyền; Thưởng thức ẩm thực địa phương trong các nhà hàng nổi trên lòng hồ; Tổ chức biểu diễn nghệ thuật các dân tộc phục vụ du khách sau khi thưởng thức ẩm thực, tạo thành tour du lịch hấp dẫn du khách; Tổ chức hoạt động cắm trại, dã ngoại cho du khách trên các đảo, bán đảo nhỏ trên mặt nước; Các tour du lịch nghiên cứu sinh thái tại khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La, tại các khu vực rừng núi, tại các khu vực sông suối, lòng hồ; Tại các điểm du lịch, du khách được trải nghiệm bằng chính sự quan sát của mình và bằng diễn giải môi trường bởi các hướng dẫn viên có trình độ về các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và giá trị cảnh quan đặc sắc.
1.3. Các tài nguyên du lịch sinh thái khác
Bên cạnh các tài nguyên DLST tại 02 khu du lịch trên, Sơn La còn có khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa – Bắc Yên, rừng đặc dụng Sốp Cộp, rừng thông Noong Cốp – Phù Yên. Các khu rừng này có sự đa dạng và phong phú về các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học tương đối cao. Đây là những tài nguyên cho DLST gắn với nghiên cứu, khám phá động thực vật quý hiếm và nghỉ dưỡng trong môi trường sinh thái trong lành.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Xùa nằm trên địa bàn 4 xã; Tà Xùa, Háng Đồng (huyện Bắc Yên), và Mường Thải, Suối Tọ (huyện Phù Yên), tỉnh Sơn La với tổng diện tích là 17.650 ha, nằm ở sườn Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m dọc theo dãy Phu Sa Phìn, cao nhất là đỉnh Phu Chiêm Sơn, có độ cao 2.765 m, là khu hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao vùng Tây Bắc, có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học, bởi còn lưu trữ được nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Rừng thông Noong Cốp – Phù Yên nằm ở độ cao 1.023 mét so với mặt nước biển, nhiệt độ quanh năm ở ngưỡng 21-22 độ C, có diện tích hơn 1.300 ha, với hàng vạn cây thông trên 30 năm tuổi, đây được coi là lá phổi xanh và là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của huyện Phù Yên.
Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp có tổng diện tích tự nhiên 18.709 ha. Đây là khu vực bao gồm nhiều dãy núi cao, dốc, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở đã tạo ra các hệ sinh thái vô cùng phong phú và độc đáo. Khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học cao về thảm thực vật, khu hệ thực vật và động vật. Ở đây còn bảo tồn được mẫu rừng tương đối nguyên sinh là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới ẩm tiêu biểu cho vùng Tây Bắc nước ta. Đã thống kê được 640 loài thực vật bậc cao có mạch, 362 loài động vật có xương sống ở cạn. Trong số đó, có 37 loài thực vật, 48 loài động quý hiếm đang bị đe doạ ở mức quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt, tại đây đã phát hiện 01 loài ếch lưỡng cư hoàn toàn mới đã công bố trên tạp chí quốc tế, là đóng góp mới cho khoa học thế giới qua nghiên cứu của TS. Phạm Văn Anh – giảng viên trường Đại học Tây Bắc.
- Sự cần thiết phát triển du lịch sinh thái ở Sơn La
Để phát triển du lịch bền vững, mỗi địa phương cần phải phát triển hài hoà giữa 4 lĩnh vực kinh tế, tài nguyên môi trường, văn hoá xã hội và chính trị. Sơn La cũng như Tây Bắc chỉ phát triển DLST thì mới giải quyết được bài toán phát triển bền vững bởi vì những lý do sau đây.
Thứ nhất, phát triển DLST giúp người dân hiểu biết giá trị của sinh thái Tây Bắc làm họ tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường. Khi thu hút được du khách đến tham gia loại hình DLST và khi du khách ngưỡng mộ những cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị sinh thái thì người dân sẽ tự hào về nơi mình sinh sống. Từ đó họ sẽ nâng cao nhận thức và chủ động bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên sông nước.
Thứ hai, phát triển DLST giúp kinh tế người dân phát triển, hạn chế việc phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Hoạt động DLST dựa vào cộng đồng mang lại nguồn thu nhập cho người dân bản địa từ việc họ tham gia làm hướng dẫn viên, người dẫn đường, hoặc cung ứng các dịch vụ lưu trú, ẩm thực, sản xuất và bán hàng lưu niệm cho du khách. Khi DLST phát triển mang lại lợi ích kinh tế đảm bảo đời sống thì người dân sẽ hạn chế việc phá rừng huỷ hoại môi trường sinh thái và sự đa dạng sinh học.
Thứ ba, phát triển DLST sẽ giúp bảo vệ các lòng hồ thuỷ điện để nước sạch, không gây lắng đọng lòng hồ, nuôi cá theo qui hoạch. Với sự tham gia vào cuộc của Nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh doanh và người dân trong phát triển DLST sẽ tạo nên một cơ chế phối hợp giữa các bên, những qui định được làm và không được làm trong hoạt động DLST nhằm bảo vệ môi trường và nguồn nước lòng hồ thuỷ điện Sơn La.
Thứ tư, phát triển DLST để gắn kết cộng đồng, liên kết vùng, làm người dân Sơn La Tây Bắc đoàn kết, gắn kết với cộng đồng dân cư cả nước, giao lưu quốc tế. Lợi ích của DLST góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân cư địa phương trong khai thác, phát triển DL vì lợi ích chung. Mặt khác, du khách đến từ các nơi khác của đất nước và du khách quốc tế giúp người dân tăng cường giao lưu, học hỏi để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường tại chính địa phương nơi mình đang sinh sống.
- Thực trạng và thách thức du lịch sinh thái ở Sơn La
3.1. Một số kết quả của hoạt động du lịch chung
Những năm qua, ngành DL Sơn La đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, chính trị tại tỉnh Sơn La.
Trong giai đoạn 2008 – 2015, lượng khách DL đến Sơn La tăng liên tục, từ 335 nghìn lượt (năm 2008) lên đến gần 1,6 triệu lượt khách (năm 2015). Cuối năm 2008, thị xã Sơn La trở thành thành phố Sơn La đã góp phần làm tăng lượng khách lên gần gấp đôi vào năm 2009 (hình 1).
Hình 1: Số lượt khách đến Sơn La năm 2008 – 2015 (ĐVT: nghìn người)
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Sơn La)
Từ năm 2011 đến 2014, lượng khách đi trong ngày không lưu trú tại Sơn La tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là lượng khách năm 2012 tăng gấp đôi năm 2011. Đó là do hiệu ứng của chương trình “Qua miền Tây Bắc” kết hợp ngày hội văn hoá các dân tộc được tổ chức tại Mộc Châu vào năm 2011. Khách DL theo cung đường Tây Bắc chỉ đi qua Sơn La mà không lưu lại qua đêm.
Mặc dù lượng khách từ năm 2008 đến năm 2015 tăng gấp 5 lần nhưng không ổn định: năm 2011 lượt khách giảm so với năm 2010; lượng khách chững lại, tăng chậm trong các năm 2012 – 2013 và năm 2014 – 2015.
Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng lượt khách giai đoạn 2008 – 2015 là 23,9%. Có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng mỗi năm không đồng đều, thể hiện sự chưa bền vững trong tăng trưởng lượng khách, có năm thì rất cao (66,9% năm 2012), có năm thì rất thấp (3,2% năm 2013; 4,2% năm 2015).
Về cơ cấu khách, khách quốc tế đến Sơn La đạt thấp hơn rất nhiều so với khách nội địa. Tỷ lệ 7,8% năm 2008; tỷ lệ 2,3% năm 2015. Trong khi khách nội địa tăng khá nhanh thì khách quốc tế tăng chậm và tỷ lệ % trong tổng cơ cấu khách giảm xuống.
Khách quốc tế chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lượt khách và tăng không ổn định qua các năm. Từ năm 2008 đến năm 2013, tăng từ 26 nghìn lượt lên 43 nghìn lượt, sau đó giảm xuống 39 nghìn lượt năm 2014 và 37 nghìn lượt vào năm 2015. Đó là do hành vi DL của khách quốc tế có những đặc trưng như họ tin và hành động theo thông tin truyền miệng và theo sổ tay DL được biên tập lại từ trải nghiệm của những người đã từng đến. Vì vậy những khách hàng tiềm năng sẽ không đến những nơi mà SP DL bị những người đi trước đánh giá là không hấp dẫn và thú vị.
Mức chi tiêu bình quân/ ngày năm 2015 như sau: Khách quốc tế có lưu trú khoảng 45 USD (945.000 đồng) và khách nội địa khoảng 420.000 đồng. Mức chi tiêu trên thấp hơn mặt bằng chung cả nước (400.000 – 600.000 đồng và 75 USD). Khách quốc tế trong ngày chi 6 USD và khoảng 105.000 đồng với khách nội địa.
Thời gian lưu trú bình quân của khách DL tăng dần, khách quốc tế năm 2008 là 1,1 ngày, năm 2014 là 1,78 ngày; khách nội địa tương ứng từ 1 ngày lên 1,62 ngày. Tuy nhiên, thời gian lưu trú như vậy còn rất ngắn so với những địa phương có hoạt động DL phát triển với thời gian lưu trú từ 2,5-3 ngày.
* Doanh thu DL Sơn La và cơ cấu chi tiêu
Doanh thu DL bao gồm doanh thu về lưu trú, lữ hành và dịch vụ DL khác. Doanh thu DL năm 2008 đạt 169 tỷ đồng tăng lên đến 645 tỷ đồng năm 2015 (hơn gấp 3 lần). Trong đó, ấn tượng là từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu tăng gấp 2,5 lần. Tuy nhiên, doanh thu từ năm 2013 đến 2015 tăng chậm (hình 2).
Hình 2: Doanh thu DL Sơn La giai đoạn 2008 – 2015 (ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Sơn La)
Trong giai đoạn 2008-2015, lượt khách DL tăng 5 lần, doanh thu tăng 3 lần, cho thấy doanh thu DL tăng không tương xứng với lượt khách. Nghĩa là DL Sơn La đang bỏ lỡ cơ hội tăng doanh thu từ du khách đã đến Sơn La.
Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu lưu trú và ăn uống chiếm tỷ lệ lớn, còn doanh thu từ dịch vụ khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Thu từ ăn uống chiếm khoảng 50%, từ dịch vụ lưu trú chiếm khoảng 42%, từ các dịch vụ khác chiếm khoảng 8%. Các năm gần đây có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Đó là do Sơn La chưa tạo được những hàng hoá và dịch vụ đủ sức lôi cuốn và hấp dẫn khách DL mua sắm và tiêu dùng.
Đóng góp từ doanh thu DL so với GDP toàn tỉnh năm 2014 chỉ đạt khoảng 1%. Mặc dù doanh thu DL tăng lên từng năm nhưng đóng góp vào GDP toàn tỉnh còn rất thấp so với 10% của DL toàn cầu và chưa bằng một nửa so với 2,38% (mục tiêu đề ra của DL Sơn La vào năm 2020).
Những số liệu nêu trên cho thấy mặc dù số lượt khách, doanh thu DL, số ngày lưu trú, chi tiêu DL có tăng lên theo mỗi năm nhưng đây chỉ là những biểu hiện về mặt số lượng, còn về mặt cơ cấu, chất lượng thì chưa thể hiện được tính ổn định và bền vững, có những thời điểm tăng trưởng “nóng” (66,9% vào năm 2012).
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DL
Cơ sở lưu trú: Theo quá trình phát triển, hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ cũng được nâng cấp, xây mới. Tốc độ tăng trưởng trung bình về buồng lưu trú giai đoạn 2008 – 2015 đạt 5%/năm. Tính đến 20/12/2015, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 150 cơ sở lưu trú DL với 24 Khách sạn (trong đó có: 01 khách sạn 3 sao; 12 khách sạn 2 sao và 11 khách sạn 1 sao); 118 Nhà nghỉ DL và 08 Homestay. Trong đó có gần 1.900 buồng, với 3.350 giường. Đến giữa năm 2016, khách sạn Mường Thanh tại Mộc Châu với 170 phòng nghỉ và các dịch vụ tiện ích đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Tuy nhiên số lượng còn thấp so với mục tiêu là 4.600 buồng vào năm 2020. Số buồng có sự tăng lên theo từng năm nhưng công suất sử dụng buồng chưa khai thác tối đa, trung bình khoảng 63% (bảng 1).
Bảng 1: Cơ sở lưu trú DL tại Sơn La giai đoạn 2008 -2015
Chỉ tiêu | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 |
Cơ sở lưu trú | 90 | 97 | 103 | 108 | 110 | 113 | 135 | 150 |
Buồng | 1.370 | 1.380 | 1.430 | 1.505 | 1.572 | 1.600 | 1.800 | 1900 |
Công suất buồng (%) | 53,1 | 53,5 | 60 | 58 | 61 | 65 | 62 | 63 |
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Sơn La)
Đó là do đặc thù của ngành DL phụ thuộc vào yếu tố thời vụ và điều kiện tự nhiên, khí hậu. Mặt khác, DL Sơn La chưa có những chương trình kích cầu DL, điều tiết cầu DL trong cả năm. Chương trình đó cần có sự tham gia của các kinh doanh lữ hành DL và các nhà cung ứng dịch vụ DL trên địa bàn Sơn La.
Các cơ sở kinh doanh ăn uống: Phát triển nhanh về số lượng và quy mô, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách DL. Các quán cafe, nhà hàng Á Âu, quán ăn về đặc sản, món ăn dân tộc sử dụng thực phẩm địa phương, hải sản đã xuất hiện rất nhiều dọc trục quốc lộ 6 và tập trung ở thị trấn Mộc Châu, thành phố Sơn La. Đó là do loại hình kinh doanh này dễ thực hiện và có lợi nhuận cao nên có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cần được chú trọng và kiểm tra thường xuyên.
Các hãng vận chuyển, taxi: hiện nay giao thông Sơn La là đường bộ, phương tiện vận chuyển là ô tô tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Các tuyến xe hai chiều từ Hà Nội – Sơn La liên tục 30 phút có một chuyến, có xe chạy ban ngày, ban đêm. Đã có thêm các tuyến từ Sơn La đi thẳng một số tỉnh như Lào Cai, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng… với nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để du khách lựa chọn. Giao thông nội tỉnh có các tuyến xe buýt, có 06 hãng Taxi là Sao Xanh, Sơn La, Hương Sen, Nhất Sơn, 8787 và Sao Việt, có loại hình xe ôm. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, đi lại của du khách đến Sơn La.
Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác: đã có một số khu thể thao, công viên chủ đề, bể bơi hiện đại, phòng tập thể hình, thẩm mỹ và cơ sở vui chơi giải trí. Tuy nhiên, đa phần vẫn ở mức độ quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
* Nguồn nhân lực DL
Về số lượng: cùng với việc gia tăng số lượng cơ sở lưu trú và số buồng, lao động ngành DL trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua tăng nhanh về số lượng, năm 2015 số lượng tăng gấp đôi so với năm 2010. Trong đó lao động trực tiếp chiếm khoảng 80%, lao động gián tiếp chiếm 20%.
Số lượng hướng dẫn viên và thuyết minh viên có số lượng rất ít so với sự phát triển chung của DL Sơn La. Nguyên nhân là số sinh viên xuống Hà Nội học về DL quay lại Sơn La làm việc rất ít. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có Trường Cao Đẳng Sơn La đào tạo ngành DL, có mở các lớp ngắn hạn đào tạo về hướng dẫn viên nhưng không tuyển sinh được do nhận thức của các bạn trẻ đối với nghề DL còn hạn chế và không muốn học trình độ cao đẳng, chỉ muốn học trình độ đại học.
Về chất lượng: Trong tổng số lao động DL trên, lao động đã qua đào tạo các lớp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm khoảng 54%, chưa qua đào tạo chiếm 46%. Trình độ đại học, cao đẳng có tỷ lệ đạt chưa cao so với tổng lao động. Trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm phần đa số. Lực lượng lao động phổ thông trong DL đang được sử dụng nhiều, người có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn rất ít. Sơn La chưa có những chính sách mạnh mẽ để thu hút được nguồn lực lao động trong lĩnh vực có chất lượng, có trình độ cao đến sinh sống và làm việc.
* Cơ sở kinh doanh lữ hành DL
Hiện nay, Sơn La mới có 7 đơn vị kinh doanh về lữ hành DL. Tại Mộc Châu có Công ty cổ phần DL Pha Luông tại Mộc Châu. Tại thành phố Sơn La gồm có: Công ty DL khách sạn công đoàn, Công ty khách sạn DL Sơn La, Công ty cổ phần cơ khí Sơn La (có Trung tâm lữ hành DL), và 03 khách sạn có bộ phận lữ hành DL là khách sạn Hương Sen, khách sạn Sao Xanh và khách sạn Hà Nội. Trong đó, chỉ có 03 đơn vị có hoạt động DL thường xuyên là: Công ty cơ khí Sơn La, Công ty khách sạn DL Sơn La và Công ty DL Pha Luông. Số lượng cơ sở kinh doanh lữ hành DL như vậy là rất ít và có quy mô nhỏ. Chính quyền Sơn La cần xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư DL đột phá để Sơn La có nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành DL hơn. Bởi lẽ, doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế và phát triển DL, đã thể hiện trong quan điểm và quy hoạch phát triển DL, không chỉ ở Sơn La mà ở cấp quốc gia.
3.2. Thực trạng du lịch sinh thái ở Sơn La
Theo nghiên cứu của trường Đại học Tây Bắc năm 2015 đối với 356 du khách đến Sơn La: khách đến Sơn La với mục đích công vụ (công tác, đi họp, kinh doanh) chiếm 45,5%; mục đích tham quan chiếm 37,4%; các mục đích và loại hình khác từ cao xuống thấp là: thăm thân nhân 13,8%; nghỉ dưỡng 7%; học tập nghiên cứu 6,2%; thể thao 4,5%; mạo hiểm 2,5%; sinh thái 1,7% và khác là 14,6%. Số liệu du khách đến Sơn La với mục đích công vụ, tham quan là phù hợp với thực tế. Du khách đến Sơn La do tự tìm hiểu và khám phá những điểm hấp dẫn của DL Sơn La chứ không phải do những chào hàng hấp dẫn và quảng bá xúc tiến DL (Bảng 2).
Số khách đến Sơn La vì mục đích DL mạo hiểm, sinh thái chiếm tỷ lệ thấp chưa tương xứng và phù hợp với tiềm năng sẵn có, điều này có thể do Sơn La chưa tạo ra những sản phẩm DL mạo hiểm, DL sinh thái chưa đủ hấp dẫn và chưa đủ sức cạnh tranh so với những địa phương khác trong khu vực Tây Bắc và cả nước.
Chỉ tiêu | Cơ cấu (%) | Chỉ tiêu | Cơ cấu (%) |
Giới tính | Trình độ học vấn | ||
Nam | 61,8 | Dưới cử nhân | 27.0 |
Nữ | 38,2 | Cử nhân | 59.0 |
Độ tuổi | Thạc sĩ | 10.1 | |
16 – 25 | 15.7 | Tiến sĩ | 3.9 |
26 – 45 | 69.4 | Trên Tiến sĩ | 0 |
46 – 60 | 14.9 | Nghề nghiệp | |
> 60 | 0 | Kinh doanh | 29.2 |
Thu nhập bình quân/tháng (triệu đồng) | Công chức | 31.2 | |
Dưới 5 | 24.2 | Công nhân | 5.9 |
5 đến dưới 10 | 43.8 | Sinh viên | 6.2 |
10 đến 15 | 15.7 | Nghỉ hưu | 8 |
Trên 15 | 16.3 | Khác | 26.7 |
Số lần đi DL Sơn La | Hình thức tổ chức chuyến đi | ||
Lần đầu | 41.0 | Tự tổ chức | 60.7 |
Lần 2 | 16.6 | Hãng lữ hành | 14.9 |
Lần 3 | 6.2 | Khác | 24.4 |
Trên 3 lần | 36.2 | Hình thức đi | |
Mục đích và loại hình DL | Cá nhân | 16.3 | |
Tham quan | 37.4% | Theo đoàn | 55.3 |
Nghỉ dưỡng | 7.0% | Nhóm gia đình | 13.5 |
Thể thao | 4.5% | Nhóm bạn bè | 14.9 |
Công vụ (kinh doanh, hội họp) | 45.5% | Khác | 0 |
Thăm thân | 13.8% | Mức chi tiêu bình quân/ chuyến đi (triệu đồng) | |
Mạo hiểm | 2.5% | Dưới 3 | 34.6 |
Học tập, nghiên cứu | 6.2% | Từ 3 – dưới 5 | 38.5 |
Sinh thái | 1.7% | Từ 5 – dưới 10 | 21.9 |
Khác | 14.6% | Trên 10 | 5.1 |
Thời gian lưu lại Sơn La | Phương tiện đến Sơn La | ||
< = 1 | 23.3 | Xe khách | 35.7 |
2 ngày 1 đêm | 47.5 | Ô tô riêng | 41.9 |
3 ngày 2 đêm | 15.4 | Xe máy | 2.5 |
Trên 3 ngày | 13.8 | Khác | 19.9 |
Nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định chọn Sơn La làm điểm đến | Lựa chọn về nơi lưu trú
|
||
Người quen | 48.0% | Khách sạn 3 sao | 27.8 |
Công ty DL/ VP đại diện | 5.9% | Khách sạn 2 sao | 30.1 |
Hội chợ DL | 0.8% | Khách sạn 1 sao | 0 |
Internet | 13.5% | Nhà dân | 16.3 |
Truyền hình | 15.4% | Nhà nghỉ | 13.8 |
Bài viết, sách, tập gấp, băng đĩa | 7.6% | Lều trại | 0 |
Khác | 28.1% | Khác | 12.1 |
(Nguồn: Trích số liệu điều tra từ luận án NCS – giảng viên trường Đại học Tây Bắc)
Một số hoạt động nổi bật về phát triển sản phẩm DLST của Sơn La giai đoạn từ năm 2013 – 2015: Xây dựng sản phẩm, mô hình tham quan DL gắn với các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như thăm quan rau hoa chất lượng cao; thăm quan những cánh đồng hoa cải; tham quan DL và dịch vụ hái quả tại thung lũng mận Nà Ka 100 ha; DL trải nghiệm nông nghiệp, tắm trà, tắm sữa; tổ chức phát động phong trào trồng hoa, tạo các tuyến đường, tuyến phố có hoa ban trắng mang đậm bản sắc văn hóa Tây Bắc.
Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã bước đầu hình thành tuyến du lịch theo đường thủy từ bến Bản Két (thị trấn Ít Ong) – bến thuyền Pá Uôn (huyện Quỳnh Nhai) với các điểm du lịch chính trên tuyến: Tham quan cảnh quan lòng hồ, nhà máy thủy điện Sơn La, suối nước nóng Hua Ít, cầu Pá Uôn, đền Linh Sơn Thủy Từ – đền Nàng Han.
Hợp tác liên kết phát triển DL đã phát huy hiệu quả với chương trình hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên được khởi xướng từ năm 2008 nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch trên vòng cung Tây Bắc. Chương trình được hỗ trợ bởi tổ chức EU. Trong những năm qua du lịch Tây Bắc nói chung và du lịch Sơn La nói riêng đã có nhiều khởi sắc, lượng du khách ngày càng tăng. Trong đó, khu DL quốc gia Mộc Châu và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La cũng được quảng bá điểm đến hấp dẫn.
Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từng bước được hoàn thiện theo hướng chuyên môn hóa cao, góp phần nâng dần chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Du lịch đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ Nhà nước, đồng thời hoạt động đầu tư được thực hiện theo đúng bài bản, tạo thuận lợi lớn cho nhà đầu tư.
Đã bắt đầu thu hút được các nhà đầu tư nghiên cứu tìm hiểu để tiến hành đầu tư. Đây là một trong những thành công không nhỏ từ những nỗ lực đầu tư phát triển du lịch của Mộc Châu và vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La trong thời gian qua.
3.3. Những tồn tại, khó khăn và thách thức với phát triển du lịch sinh thái
* Những tồn tại, khó khăn và thách thức:
DLST ở Sơn La chưa trở thành một loại hình DL hấp dẫn với du khách do đó khách du lịch đi DLST đến Sơn La còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Thu nhập từ hoạt động du lịch thấp, chưa tạo thành động lực thúc đẩy các hoạt động dịch vụ, thương mại khác phát triển.
Sản phẩm DLST tại Sơn La còn đơn điệu, chưa tạo được thương hiệu, chưa hấp dẫn. Du khách hiện tại chủ yếu là du lịch tham quan đồi chè, ngắm cảnh quan, thăm Công trình nhà máy thủy điện Sơn La, tắm khoáng nước nóng tại thị trấn Ít Ong và bản Lướt xã Ngọc Chiến, tham quan làng bản các dân tộc,… Chưa khai thác được các tiềm năng du lịch hấp dẫn để hình thành hệ thống các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có giá trị cao.
Trong khi khu DL quốc gia Mộc Châu đang tương đối phát triển thì tại hoạt động khu DL lòng hồ thuỷ điện Sơn La là tự phát và còn rất hoang sơ. Tại khu vực này chưa có công ty lữ hành đăng ký hoạt động, việc tổ chức hoạt động du lịch thành tour hiệu quả chưa cao, du khách chủ yếu là tự do tham quan, tìm hiểu. Dịch vụ ăn uống, mua sắm nghèo nàn, chỉ có một số cửa hàng, nhà hàng bán các sản phẩm địa phương nhưng với quy mô nhỏ. Hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa phát triển, hệ thống sản phẩm du lịch, dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu. Hệ thống dịch vụ phụ trợ chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nhu cầu của khách du lịch.
Hoạt động đầu tư hạ tầng cơ sở bắt đầu cho thấy sự thiếu đồng bộ trong quá trình triển khai đặc biệt là khu vực trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu. Giao thông từ thị trấn Ít Ong vào xã Ngọc Chiến chưa thuận lợi, nhất là vào mùa mưa, các điểm tham quan trên tuyến chưa được đầu tư nên hiện hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Chủ yếu thu hút du khách đi “phượt”. Khu vực Quỳnh Nhai mới chỉ là điểm dừng chân với thời gian ngắn trên tuyến du lịch từ Sapa – Điện Biên qua quốc lộ 279.
Quản lý nhà nước về du lịch: Hiện nay du lịch Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La chưa có Ban quản lý. Các hoạt động du lịch diễn ra tại khu vực chịu sự quản lý của UBND huyện, trong đó phòng Văn hóa và Thông tin, các phòng ban khác là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong bộ máy quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu chặt chẽ do đó, hiệu quả chưa cao.
* Một số nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, các sản phẩm DLST hiện nay chủ yếu phát triển tự phát trên cơ sở khai thác một số giá trị về thắng cảnh, di tích lịch sử… các sản phẩm có hàm lượng giá trị và dịch vụ cao hầu như chưa phát triển một phần cũng do chưa thu hút được các nguồn lực và các thành phần trong xã hội đầu tư phát triển. Tình trạng chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao còn liên quan đến sự hạn chế về nguồn nhân lực du lịch, theo đó còn thiếu về số lượng và rất hạn chế về chất lượng. Ngoài ra chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu sâu về những giá trị sinh thái và môi trường mang lại sự thoả mãn cho du khách theo góc độ phát triển DLST.
Thứ hai, DLST Sơn La chưa được đầu tư tương xứng để phát triển thành một loại hình DL hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động đầu tư phát triển du lịch nói chung và phát triển DLST nói riêng chưa thu hút được các nguồn lực và các thành phần trong xã hội tham gia để tạo thành sức bật nâng tầm cho du lịch Sơn La. Bên cạnh đó khả năng thu hút các nhà đầu tư cũng như những nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch của Sơn La trong thời gian qua cũng còn thấp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực DL tại Sơn La còn rất ít ỏi do cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào ngành DL chưa thực sự đủ sức hấp dẫn.
Thứ ba, phát triển DLST thời gian qua còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ban ngành có liên quan, giữa du lịch với chính quyền địa phương và các đối tác có liên quan khác, đặc biệt là với các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Sự liên kết giữa các điểm DL, các doanh nghiệp Sơn La với các doanh nghiệp lữ hành trong toàn quốc còn chưa chặt chẽ trong mối quan hệ cộng sinh. Mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa 4 bên: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và người dân địa phương chưa được chú trọng và phát huy sức mạnh của mỗi bên.
Thứ tư, cho đến nay Sơn La chưa tạo dựng được thương hiệu du lịch của mình trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Hạn chế này là do công tác xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường du lịch của Sơn La chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động xúc tiến quảng bá mới được tổ chức ở phạm vi hạn hẹp, trong nước, hầu như chưa quan tâm đến việc xúc tiến quảng bá ở thị trường nước ngoài.
Tiềm năng phát triển DLST ở Sơn La rất lớn và đã có các quy hoạch tổng thể, quy hoạch các khu DL, nhưng với thực trạng hiện nay, ngành DL Sơn La cần phải thực hiện những công việc ưu tiên gì để thúc đẩy phát triển DLST bền vững ở Sơn La?
- Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Sơn La
4.1. Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù
Mặc dù Sơn La có rất nhiều tài nguyên tiềm năng cho phát triển DLST nhưng thời gian tới, ngành DL Sơn La cần ưu tiên tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển thành công 03 sản phẩm DLST đặc thù sau:
Sản phẩm DLST gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha – Mộc Châu: khai thác và quảng bá những giá trị sinh thái đặc biệt mà các nhà khoa học đã nghiên cứu và chưa nghiên cứu để thu hút du khách đến thăm quan, chiêm ngưỡng, nghiên cứu và khám phá. Để tạo sức thu hút lớn, chính quyền và ban quản lý khu bảo tồn cần xây dựng bộ sưu tập và khu trưng bày một số loài thực vật, động vật quý hiếm đã được nghiên cứu và công bố.
Sản phẩm DLST gắn với trải nghiệm nông nghiệp tại Mộc Châu: thăm quan và trải nghiệm quy trình trồng, chăm sóc chè, hái chè, chế biến và thưởng thức chè; thăm quan, chăm sóc cây ăn quả, hái quả, tiếp tục duy trì sự kiện ngày hội hái quả hàng năm tại thung lũng mận hậu Nà Ka.
Sản phẩm DLST gắn với cảnh quan mặt nước và khung cảnh thiên nhiên tại vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La: ngắm cảnh quan sông nước, núi cao, hang động, đảo nhỏ, trải nghiệm cuộc sống ngư dân sông đà kết hợp nghỉ dưỡng ven hồ.
4.2. Thiết kế các tour tuyến liên kết du lịch vùng Tây Bắc
Để khai thác các sản phẩm DLST đặc thù đã nêu trên, các tour tuyến DL cần được chú trọng thực hiện như sau: Xây dựng sản phẩm DL theo tour, tuyến DL tạo cho khách những trải nghiệm mới với mục tiêu nâng thời gian lưu trú của khách tại Sơn La; Liên kết các doanh nghiệp lữ hành, đưa sản phẩm DLST đặc thù của Sơn La vào chương trình tour đến Sơn La và tour DL cung đường Tây Bắc: Quảng bá các tour DLST đã được thiết kế rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho các khách hàng tiềm năng để họ đăng ký đi tour của doanh nghiệp lữ hành hoặc tự tổ chức đi theo nhóm hoặc gia đình.
Liên kết với Mai Châu – Hoà Bình: Tour DLST, văn hóa, nghỉ dưỡng gắn với tuyến Hà Nội – Hoà Bình – Mộc Châu – Hà Nội.
Liên kết với Phú Thọ: Tour DL nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa gắn với tuyến Hà Nội – Phú Thọ – Phù Yên – Bắc Yên – Mộc Châu – Hà Nội.
Liên kết với Yên Bái: Tour DLST văn hóa gắn với tuyến DL Hà Nội – Mù Cang Chải – Trạm Tấu (Yên Bái) – Ngọc Chiến – Thủy Điện – Sơn La – Mộc Châu – Hà Nội.
Liên kết với Lào Cai: Tuyến du lịch theo quốc lộ 279: Thành phố Sơn La – Thuận Châu – Quỳnh Nhai – Lai Châu – Lào Cai.
Liên kết với Điện Biên, Lai Châu: Tuyến du lịch theo quốc lộ 6 kết nối Mộc Châu với Sơn La – Điện Biên – Lai Châu (ở phía Tây Bắc) và Hòa Bình – Hà Nội (ở phía Đông Nam). Tour DLST văn hóa gắn với chương trình DL qua miền Tây Bắc: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Lào Cai – Phú Thọ – Hà Nội.
Liên kết tuyến DL trên sông – tour DLST trên Sông Đà: tuyến du lịch hình thành trên sông Đà khai thác tiềm năng du lịch sông nước dọc theo sông Đà, theo tuyến thuỷ điện Hoà Bình – thuỷ điện Sơn La – Thuỷ điện Lai Châu.
Ngoài ra, cần chú trọng tour DLST quốc tế: Hà Nội – Sơn La – Bắc Lào – Hà Nội. Đây là tuyến du lịch nối Mộc Châu với Lào thông qua cửa khẩu Lóng Sập theo quốc lộ 43. Tuyến xuất phát từ thị trấn Mộc Châu qua cửa khẩu Lóng Sập và kết nối với các điểm du lịch chính ở Lào như chiến khu Sầm Nưa, cố đô Luông Pra Băng, cánh đồng chum, huyện Viêng Xay (Tỉnh Hủa Phăn – nước CHDCND Lào – Khu di tích lịch sử của cách mạng Lào)… Tuyến du lịch Hà Nội – Mộc Châu – Lào – Thái Lan.
4.3. Phát huy vai trò quản lý của Nhà nước và tăng cường hợp tác công tư
Để phát triển DLST bền vững, tăng cường hợp tác giữa khối cơ quan công quyền và khối tư nhân thì cần phải liên kết chặt chẽ giữa 4 bên: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà kinh doanh – Cộng đồng dân cư địa phương. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất định hướng, ban hành cơ chế, quản lý, kiểm soát quá trình phát triển DLST nhằm đạt được lợi ích kinh tế cho các bên tham gia, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thồng, đảm bảo an ninh chính trị.
Về phía Nhà nước: tiếp tục phát huy vai trò của Ban quản lý Khu du lịch Mộc Châu; thành lập Ban quản lý Khu DL vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La; ban hành cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các khu DL, đặc biệt khuyến khích thành lập các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ DL để khai thác các sản phẩm, tour DLST đặc thù của Sơn La. Về phía doanh nghiệp kinh doanh DL: chủ động liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh DL lữ hành tại các tỉnh lân cận và trong cả nước để giới thiệu và đưa sản phẩm DLST vào trong các tờ rơi, tờ gấp, chương trình tour DL vùng Tây Bắc đến với khách hàng ngay từ đầu. Về phía nhà khoa học: đề xuất và nghiên cứu những đề tài khoa học liên quan đến phát hiện và khai thác giá trị tài nguyên rừng, tài nguyên sinh thái, tài nguyên mặt nước… để phục vụ phát triển DLST ở Sơn La, chú trọng địa chỉ ứng dụng và khả năng thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu tài nguyên và hệ sinh thái của địa phương. Về phía người dân địa phương: tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái nơi mình sinh sống, tích cực tham gia các hoạt động DLST như làm hướng dẫn viên, sản xuất hàng thủ công lưu niệm, dịch vụ ẩm thực, lưu trú cho du khách; liên kết từng hộ dân, cá nhân lại thành hợp tác xã hoặc tổ sản xuất, tổ cung cấp dịch vụ để phát huy sức mạnh và bổ sung cho nhau những kiến thức, kinh nghiệm phát triển DLST.
Thực hiện được tốt sự liên kết giữa 4 bên sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp về trí tuệ, sức lực, sự đoàn kết, các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực DL và phát triển DLST theo hướng bền vững./.
Tài liệu tham khảo
- Đỗ Trọng Dũng (2011), Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên, NXB Đại học Thái Nguyên.
- Sở Văn hoá, Thể thao và DL tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết hoạt động DL từ năm 2008 đến năm 2015.
- Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- UBND tỉnh Sơn La (2014), Quyết định về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- UBND tỉnh Sơn La (2014), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Người viết: Nguyễn Văn Bao, Hoàng Xuân Trọng
Lịch học kỳ phụ hè năm học 2016 – 2017
Dưới đây là các môn học kỳ phụ hè năm học 2016 – 2017 do các giảng viên khoa Kinh tế giảng dạy. Do số lượng sinh viên đăng ký ít nên các sinh viên chủ động lên văn phòng khoa Kinh tế hỏi cô trợ lý khoa hoặc liên hệ trực tiếp với giảng viên (số điện thoại ở bảng dưới) để nắm được thời gian và địa điểm học cụ thể.
Mã HP | Số ĐK | Tên HP | TC | Tên giảng viên
|
Số điện thoại GV | Thời gian, địa điểm | |
5160098 | 1 | Kế toán quản trị | 3 | Lê Thị Thanh | Nhàn | 0987246665 | 18/7 – 19/7 |
5160126 | 0 | Kế toán thuế | 2 | Lương Thị | Thủy | ||
5160170 | 2 | Lý thuyết kiểm toán | 3 | Nguyễn Anh | Ngọc | 0962936488 | |
5160172 | 1 | Kế toán quản trị doanh nghiệp | 3 | Lê Thị Thanh | Nhàn | 0987246665 | 18/7 – 19/7 |
KTT0001 | 4 | Lý thuyết hạch toán kế toán | 4 | Nguyễn Thị Phương | Thảo | 0982431134 | |
KTT0002 | 18 | Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 | 5 | Vũ Thị | Sen | 0948826578 | |
KTT0003 | 9 | Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 | 3 | Đỗ Thị Minh | Tâm | 0975196968 | |
KTT0004 | 7 | Kế toán tài chính doanh nghiệp 3 | 3 | Đỗ Thị Minh | Tâm | 0975196968 | |
KTT0006 | 2 | Kế toán công | 3 | Vũ Thị | Sen | 0948826578 | |
KTT0009 | 4 | Kế toán máy đơn vị hành chính sự nghiệp | 2 | Đỗ Thị Minh | Tâm | 0975196968 | |
KTT0011 | 4 | Thực hành kế toán DN thương mại & dịch vụ | 2 | Lê Thị Thanh | Nhàn | 0987246665 | 24/7 – 27/7 |
KTT0012 | 2 | Thực hành kế toán doanh nghiệp xây lắp | 2 | Nguyễn Anh | Ngọc | 0962936488 | |
KTT0015 | 1 | Kế toán ngân sách | 3 | Lê Thị Thanh | Nhàn | 0987246665 | 20/7 – 21/7 |
KTT0017 | 5 | Kế toán quốc tế | 3 | Nguyễn Anh | Ngọc | 0962936488 | |
KTT0018 | 5 | Kế toán công ty | 3 | Nguyễn Thị Phương | Thảo | 0982431134 | |
5160076 | 1 | Lịch sử kinh tế quốc dân | 2 | Mai Nguyễn Phương | Dung | 0968080858 | |
5160092 | 1 | Kinh tế phát triển | 2 | Đặng Công | Thức | 0963050485 | |
5160134 | 1 | Kinh tế lượng | 3 | Phan Nam | Giang | 0973742699 | |
KIT0002 | 17 | Kinh tế lượng | 4 | Phan Nam | Giang | 0973742699 | |
KIT0007 | 20 | Kinh tế vĩ mô | 4 | Nguyễn Hồng | Nhung | 0988114968 | 18/7 -21/7, B310 |
KIT0008 | 4 | Lập và quản lý dự án đầu tư | 3 | Nguyễn Hà Bảo | Ngọc | 0972556586 | |
KIT0010 | 4 | Luật kinh tế | 4 | Mai Nguyễn Phương | Dung | 0968080858 | 24/7- 27/7 |
KIT0015 | 4 | Thị trường chứng khoán | 3 | Đặng Công | Thức | 0963050485 | |
KIT0018 | 1 | Thuế | 3 | Lò Thị Huyền | Trang | 0919512577 | |
KIT0020 | 2 | Quản lý trang trại nông lâm nghiệp | 3 | Đặng Huyền | Trang | 0988907669 | |
KIT0021 | 9 | Quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp | 2 | Nguyễn Hà Bảo | Ngọc | 0972556586 | |
NNH0084 | 2 | Kinh tế học | 2 | Đỗ Thị Thu | Hiền | 0974170502 | |
5160154 | 1 | Kinh tế vi mô I | 3 | Trương Thị | Luân | 0976936102 | |
5160209 | 1 | Đạo đức kinh doanh và VH doanh nghiệp | 2 | Nguyễn Thị Thanh | Thủy | 01692461107 | 17/7 – 18/7 |
KIT0006 | 16 | Kinh tế vi mô | 4 | Trương Thị | Luân | 0976936102 | |
KIT0012 | 2 | Phân tích hoạt động kinh doanh | 3 | Lã Thị Bích | Ngọc | 0986535935 | |
KQT0002 | 5 | Quản trị văn phòng | 3 | Nguyễn Thị Mai | Phương | 0916006472 |
Phát triển thị trường cho người nghèo tiểu vùng Tây Bắc thông qua mô hình du lịch cộng đồng
Trong thời gian quan, tiểu vùng Tây Bắc rất chú trọng thực hiện mô hình bản du lịch cộng đồng góp phần tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của địa phương qua các tác động trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa của hoạt động du lịch. Bên cạnh những bản du lịch cộng đồng thành công thì vẫn còn nhiều điểm du lịch cộng đồng thất bại không mang lại lợi ích cho người nghèo. Do đó, việc đánh giá thực trạng mô hình du lịch cộng đồng nhằm phát triển thị trường cho người nghèo là hết sức cần thiết. Qua nghiên cứu, bài viết sẽ đóng góp một số lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn cho việc xây dựng thành mô hình du lịch cộng đồng góp phần phát triển thị trường cho người nghèo tiểu vùng Tây Bắc.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NGHÈO TIỂU VÙNG
TÂY BẮC THÔNG QUA MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TÓM TẮT
Bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng, mô hình phát triển du lịch cộng đồng bền vững, đánh giá thực trạng du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc, xác định 12 điểm thành công và 9 điểm hạn chế của du lịch cộng đồng, từ đó đề xuất 4 giải pháp nhằm phát triển thị trường cho người nghèo tiểu vùng Tây Bắc thông qua mô hình du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.
NỘI DUNG
- KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái lược về du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch cộng đồng (Du lịch dựa vào cộng đồng) là loại hình du lịch trong đó người dân địa phương tham gia kiểm soát và quản lý chặt chẽ trong phát triển du lịch. Nó được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng, vì lợi ích của cộng đồng, tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan để nâng cao nhận thức và tìm hiểu về các cộng đồng địa phương và cách thức của cuộc sống (Häusler and Strasdas, 2003).
Thuật ngữ “dựa vào cộng đồng” thể hiện vai trò quan trọng của cộng đồng trong phát triển du lịch. Người dân trong cộng đồng trực tiếp tham gia kiểm soát các tài nguyên du lịch và hỗ trợ cho du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình tại không gian sinh sống của cộng đồng trong địa phương.
Sự ra đời của loại hình du lịch cộng đồng vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, bắt nguồn từ những tác động bất lợi của loại hình du lịch đại chúng (Mass Tourism – du lịch đại chúng/du lịch thông thường/du lịch quy mô lớn) như các vấn đề về ô nhiễm môi trường sống; các vấn đề tệ nạn xã hội hay kinh tế địa phương bị lệ thuộc vào sự phát triển của du lịch; mâu thuẫn giữa người dân địa phương không tham gia kinh doanh du lịch với các đối tượng kinh doanh có xu hướng ngày càng tăng.
Ở giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế đã nhận thức được những tác động tiêu cực ngày càng tăng của du lịch đại chúng và đã cố gắng tìm ra một hướng đi mới cho việc phát triển du lịch đảm bảo sự cân đối hài hòa với thiên nhiên, giá trị xã hội và cộng đồng, hình thức du lịch thay thế (Alternative tourism) đã được đề cập đến trong những năm 1980 và 1990.
Theo Smith và Eadington (1992), du lịch thay thế là một loại hình du lịch tập trung vào mối quan hệ và sự gắn kết giữa cộng đồng dân cư, môi trường sinh thái và khách du lịch trong quá trình phát triển du lịch tại điểm đến. Nghiên cứu của Leong (2008) chỉ ra rằng một trong những loại hình du lịch thay thế thích hợp nhất đó là du lịch bền vững (sustainable tourism), theo ông du lịch bền vững là một hình thức phát triển du lịch trong đó tập trung vào việc chăm sóc và bảo vệ hệ sinh thái và môi trường. Nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch trang trại nông nghiệp nông thôn, du lịch văn hóa, du lịch bản địa, du lịch có trách nhiệm… đã được giới thiệu để đối phó với những tác động xã hội và môi trường của ngành du lịch du lịch đại chúng trước đây.
Những loại hình du lịch thay thế gắn với quan điểm du lịch bền vững đề cập ở trên mà có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng người dân bản địa trong hoạch định chính sách, quản lý thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động du lịch thì có thể được gọi chung một thuật ngữ là du lịch dựa vào cộng đồng (Community-Based Tourism).
1.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng bền vững theo chuỗi giá trị
Theo Nguyễn Kỳ Anh và Nguyễn Quốc Việt (2012), chuỗi giá trị du lịch là chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch và điều kiện môi trường liên quan trên phạm vi toàn quốc gia, tương tự đối với điểm đến vùng, địa phương hay một khu, điểm du lịch. Các chức năng chính của chuỗi giá trị du lịch bao gồm: (1) nghiên cứu và phát triển sản phẩm du lịch; (2) thiết kế các sản phẩm du lịch, dịch vụ, quy trình tạo ra sản phẩm; nghiên cứu marketing và bán hàng; (4) phân phối sản phẩm du lịch; (5) Dịch vụ khách hàng.
Hình 2: Mô hình phát triển du lịch cộng đồng bền vững
(Nguồn: Nguyễn Kỳ Anh và Nguyễn Quốc Việt, năm 2012)
Địa phương cần chủ động tạo ra chuỗi giá trị du lịch với sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư vào tất cả các bước tạo ra giá trị gia tăng cho SP cuối cùng nhằm cung cấp cho khách du lịch những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao thoả mãn cao độ nhu cầu khách hàng, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho chính quyền, doanh nghiệp du lịch và dân cư tại điểm đến. Tất cả hoạt động và thành phần trên đặt trong một thể chế đảm bảo phát triển du lịch theo hướng xanh và bền vững.
1.3. Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, du lịch đại chúng phát triển nhanh chóng tại một số điểm như Vịnh Hạ Long, Hà Nội, khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Huế, Hội An), thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra không ít những thách thức cho ngành du lịch như tình trạng quá tải lượng khách đến thăm, vấn đề ô nhiễm môi trường. Điều này cho thấy ngành du lịch cần thiết phải xem xét và xây dựng một cách tiếp cận theo quan điểm phát triển du lịch bền vững, đây cũng là một trong những xu thế phát triển chung cho ngành công nghiệp du lịch thế giới.
Các sáng kiến về du lịch dựa vào cộng đồng sớm nhất ở Việt Nam đã được đưa vào từ những năm 1985 tại một số điểm như Mai Châu (Hòa Bình); Đảo Bắc và Thới Sơn (Tiền Giang). Những dự án du lịch cộng đồng này đã phần nào phản ảnh khả năng nhận thức của Việt Nam trong lựa chọn loại hình du lịch thay thế cho du lịch đại trà. Từ những năm 1990, với chính sách mở cửa nền kinh tế và sự phổ biến về quan niệm “Phát triển bền vững”, thì du lịch cộng đồng đã được phát triển và mở rộng thêm tị các điểm như: Sa Pa (Lào Cai); Phố cổ Hội An (Quảng Nam); Châu Đốc (An Giang); Huế…
Với tiềm năng và thế mạnh của 54 dân tộc anh em sinh sống tạo nên một kho di sản văn hóa đặc sắc và phong phú, đặc biệt là những nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại các khu vực miền núi, cùng với quan niệm về vấn đề “du lịch có trách nhiệm” đang nổi lên toàn cầu cho thấy Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn không chỉ đối với khách quốc tế mà ngay cả khách trong nước. Điều này tạo cơ hội cho cộng đồng có thêm thu nhập, việc làm cũng như những cơ hội để cải thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở địa phương như hệ thống giao thông, y tế, mạng thông tin di động… Trên thực tế, hoạt động du lịch cộng đồng tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm, đầu tư, giúp đỡ của các cơ quan phát triển, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và cộng đồng địa phương, đây cũng là một cơ hội rất tốt để cộng đồng địa phương phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Theo số liệu thống kê đến 2013, Việt Nam có khoảng 35 dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng triển khai trên 20 tỉnh. Hầu hết các dự án du lịch cộng đồng này được hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan phát triển, bao gồm: Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Liên minh bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Động thực vật quốc tế (FFI), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Dự án Caritas (Thụy sỹ), GTZ (Đức), Counterpart International (Mỹ), IPADE (Tây Ban Nha), Agriterra (Hà Lan) và quỹ Động vật hang dã thế giới (WWF).
- THỰC TRẠNG DU LỊCH TẠI TIỂU VÙNG TÂY BẮC
2.1. Khát quát chung về tiểu vùng Tây Bắc
Theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020” thì tiểu vùng Tây Bắc gồm bốn tỉnh là Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên và Lai Châu. Diện tích tự nhiên của vùng là 37.416 km2, chiếm 11,3% diện tích cả nước. Tổng số dân tiểu vùng Tây Bắc tính đến năm 2015 là 2.629,3 nghìn người chiếm 2,8% dân số cả nước, trong đó duy nhất tỉnh Sơn La có dân số trung bình trên 1 triệu người. Mật độ dân số bình quân khoảng 90 người/km2, tương ứng khoảng 35,4% mật độ trung bình của cả nước (268 người/km2), là khu vực có mật độ dân số thấp thứ hai cả nước (thấp nhất cả nước là khu vực Tây Nguyên), trong đó tỉnh có mật độ dân số thấp nhất toàn quốc là tỉnh Lai Châu với 44 người/km2, bằng 1/10 so với mật độ dân số của vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1.244 người/km2).
Bảng 1: Thống kê một số chỉ tiêu thuộc tiểu vùng Tây Bắc
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Địa bàn (tỉnh) | Cộng
(trung bình) |
|||
Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | Lai Châu | ||||
1 | Diện tích tự nhiên | Km2 | 4.608,7 | 14.174,4 | 9.562,9 | 9.068,8 | 37.414,8 |
2 | Dân số | Nghìn người | 808,2 | 1.195,2 | 527,3 | 404,5 | 2.935,2 |
3 | Mật độ trung bình | Người/km2 | 175 | 81 | 55 | 45 | 89 |
4 | Dân tộc | Dân tộc | 10 | 12 | 21 | 20 | 22 |
(Nguồn: Niên giám thống kê – Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, 2015)
2.2. Số lượng khách du lịch đến tiểu vùng Tây Bắc trong thời gian qua
Trong thời gian qua với lợi thế vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội và có sự phát triển sớm hơn nên lượng khách đến tỉnh Hòa Bình đông nhất tiểu vùng, sau đó đến Sơn La, Điện Biên và Lai Châu (Bảng 2).
Bảng 2: Lượng khách du lịch đến các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc
giai đoạn 2005 – 2015
Đơn vị tính: Lượt
Năm | Các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc | Tổng | |||||||
Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | Lai Châu | ||||||
Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | ||
2005 | 28.853 | 306.570 | 17.198 | 138.802 | 12.000 | 118.000 | 3.695 | 34.528 | 659.646 |
2006 | 39.802 | 439.937 | 18.900 | 167.898 | 16.000 | 139.000 | 4.200 | 43.300 | 869.037 |
2007 | 48.529 | 564.826 | 24.506 | 194.994 | 22.000 | 158.000 | 5.600 | 52.900 | 1.071.355 |
2008 | 66.448 | 699.092 | 27.400 | 307.600 | 30.000 | 170.000 | 6.500 | 61.500 | 1.368.540 |
2009 | 67.000 | 886.000 | 32.000 | 322.915 | 42.000 | 208.000 | 8.000 | 66.000 | 1.631.915 |
2010 | 85.000 | 1.105.000 | 36.000 | 344.000 | 52.000 | 253.000 | 8.500 | 73.500 | 1.957.000 |
2011 | 90.850 | 1.385.830 | 36.000 | 368.000 | 64.000 | 289.000 | 12.500 | 97.500 | 2.343.680 |
2012 | 92.056 | 1.641.886 | 42.000 | 493.000 | 65.000 | 300.000 | 14.190 | 115.810 | 2.763.942 |
2013 | 161.383 | 1.750.949 | 43.000 | 493.000 | 67.475 | 340.500 | 16.520 | 132.330 | 3.005.157 |
2014 | 185.361 | 1.918.846 | 39.000 | 765.000 | 75.000 | 394.000 | 21.360 | 148.664 | 3.547.231 |
2015 | 222.057 | 2.346.386 | 40.000 | 740.000 | 72.000 | 412.000 | 21.500 | 160.900 | 4.014.843 |
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện du lịch các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu các năm từ 2005 – 2015)
Đối với các điểm du lịch cộng đồng, lượng khách đến các tỉnh cũng lần lượt theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Lượng khách đến các điểm du lịch cộng đồng chiếm tỷ lệ khoảng 10% so với tổng số khách du lịch. Với tỷ lệ còn khá khiêm tốn như vậy thì những đóng góp của du khách cho cộng đồng địa phương không có nhiều, mặt khác tiểu vùng Tây Bắc chưa khai thác được triệt để thể mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Bảng 3: Lượng khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng
giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị tính: Lượt
Năm | Các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc | Tổng | |||||||
Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | Lai Châu | ||||||
Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | ||
2010 | 26.000 | 110.850 | 7.520 | 34.200 | 6.200 | 24.800 | 1.100 | 5.450 | 216.120 |
2011 | 34.850 | 140.000 | 8.140 | 37.000 | 7.000 | 28.800 | 1.490 | 7.300 | 264.580 |
2012 | 35.270 | 160.700 | 10.400 | 47.380 | 7.800 | 31.500 | 1.720 | 8.400 | 303.170 |
2013 | 43.220 | 172.800 | 11.570 | 52.750 | 8.800 | 35.200 | 2.100 | 9.760 | 336.180 |
2014 | 46.300 | 185.000 | 17.000 | 77.800 | 10.600 | 42.400 | 2.500 | 11.600 | 393.200 |
2015 | 60.000 | 256.000 | 16.560 | 75.500 | 10.900 | 43.700 | 3.000 | 13.700 | 479.360 |
Nguồn: Sở VHTT&DL các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu giai đoạn từ 2010 – 2015)
Mặc dù thời gian gần đây, các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc đã nỗ lực tập trung phát triển mô hình các bản du lịch cộng đồng nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, chưa có mô hình phát triển bền vững. Trong 39 điểm du lịch cộng đồng thỉ chỉ có 16 (chiếm 41%) điểm thu hút được đông khách du lịch, các điểm khác (59%) chưa thu hút được khách du lịch.
Bảng 4: Thống kê các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tiểu vùng Tây Bắc
Chi tiêu | Các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc | Tổng | |||
Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | Lai Châu | ||
Tổng số điểm du lịch cộng đồng | 12 | 11 | 10 | 6 | 39 |
Số điểm thu hút khách du lịch | 4 | 4 | 4 | 4 | 16 |
Số điểm ít khách du lịch | 8 | 7 | 6 | 2 | 23 |
Nguồn: Sở VHTT&DL các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
2.3. Những thành công và hạn chế của du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc
Với những điểm du lịch cộng đồng thành công, qua nghiên cứu và tham vấn ý kiến chuyên gia, nhóm nghiên cứu xác định có 12 yếu tố cơ bản thực hiện thành công du lịch cộng đồng, gồm: (1) Cộng đồng có sự đoàn kết và gắn bó; (2) Tính độc đáo riêng có tại mỗi điểm du lịch cộng đồng; (3) Sự tác động ảnh hưởng của những khu vực lân cận cho phát triển du lịch cộng đồng; (4) Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và quản lý; (5) Năng lực của cộng đồng và chính quyền địa phương được xây dựng tốt; (6) Tầm quan trọng của kinh nghiệm thực tiễn của người dân; (7) Sự hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương; (8) Khả năng liên kết thị trường; (9) Cơ chế quản lý và lãnh đạo tốt; (10) Đảm bảo sự công bằng trong chia sẻ các lợi ích giữa các thành viên; (11) Hình thành và quản lý tốt chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch; (12) Có sự kiểm tra, giám sát liên tục.
Điều này cho thấy du lịch cộng đồng ở tiểu vùng Tây Bắc đã có những bước đầu thành công, những thành công đó đã có sự hỗ trợ, phối hợp rất tốt của người dân, chính quyền địa phương, các chuyên gia và các tổ chức quốc tế.
Bên cạnh những thành công của du lịch cộng đồng tại Việt Nam, qua tổng kết của các dự án phát triển du lịch cộng đồng, nhóm nghiên cứu rút ra 9 hạn chế cản trở đến phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam, gồm: (1) Nhận thức về du lịch cộng đồng của người dân địa phương còn nhiều hạn chế; (2) Sự tham gia thụ động của người dân địa phương; (3) Những lợi ích mà người nghèo nhận được ít hơn số khác; (4) Thiếu đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao; (5) Khả năng marketing về du lịch cộng đồng kém; (6) Vấn đề quản lý và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch trong cộng đồng chưa đảm bảo tính công bằng; (7) Thiếu cơ hội cho người dân địa phương để chia sẻ những gì họ đang làm; (8) Thủ tục hành chính đối với người nước ngoài khi đến các vùng sâu, vùng xa còn rườm rà; (9) Thiếu phương tiện vận tải.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NGHÈO TIỂU VÙNG TÂY BẮC QUA MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Qua việc đánh giá thực trạng du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc, xác định những thành công và hạn chế trong mô hình phát triển du lịch cộng đồng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường cho người nghèo tiểu vùng Tây Bắc thông qua mô hình du lịch cộng đồng như sau:
3.1. Lựa chọn đúng điểm du lịch cộng đồng có tài nguyên du lịch phù hợp
Chính quyền địa phương cần lựa chọn các điểm bản nghèo có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nổi bật độc đáo như cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ, có suối khoáng nước nóng, có nét văn hóa truyền thống độc đáo của người dân tộc, kiến trúc nhà ở, các lễ hội tâm linh…. Đồng thời, ưu tiên lựa chọn những điểm bản du lịch cộng đồng thuận tiện trên những tour tuyến du lịch đã có hoặc có khả năng kết nối với những điểm du lịch khác trong khu vực.
3.2. Xây dựng quy chế hợp tác giữa doanh nghiệp và cộng đồng địa phương
Để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương, chính quyền cần quy định quyền khai thác tài nguyên du lịch của bản du lịch cộng đồng gắn với trách nhiệm về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường của doanh nghiệp đối với cộng đồng bản địa. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng những cam kết, thỏa thuận mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương sẽ mất quyền khai thác tài nguyên du lịch.
3.3. Gia tăng giá trị của cộng đồng địa phương trong chuỗi giá trị du lịch
Để tăng thu nhập cho người dân địa phương thì mỗi bản du lịch cộng đồng cần rà soát, nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống. Nơi nghỉ phải đảm bảo tiêu chuẩn homestay về diện tích, vệ sinh, tiện dụng; nấu ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguyên liệu địa phương: trồng rau, chăn nuôi gia cẩm… Đồng thời để tăng doanh thu cho địa phương thì cần nâng cao kỹ năng hướng dẫn du lịch, kỹ năng biểu diễn văn nghệ dân gian truyền thống, hướng dẫn du khách hòa đồng trài nghiệm cuộc sống và văn hóa bản địa nhằm mang lại sự thỏa mãn và hài lòng của khách du lịch.
3.4. Phát huy đúng vai trò của các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng
Các tổ chức đoàn thể như cơ quan chính quyền, hội người cao tuổi, cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,… đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, tổ chức chính trị xã hội đoàn thanh niên giữ vai trò then chốt, là động lực thúc đẩy phát triển mô hình bản du lịch cộng đồng. Với thế hệ trẻ, họ sẵn sàng đón nhận những cái mới, đóng vai trò tiên phong trong tiếp nhận, hướng dẫn du khách, tổ chức biểu diễn văn nghệ. Hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh giữ vai trò là những người gìn giữ truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền dạy những nghề truyền thống. Hội phụ nữ tham gia các mô hình sản xuất chăn nuôi, trồng rau, nấu ăn phục vụ du khách. Để kết nối và phát huy được thế mạnh các tổ chức đoàn thể nói trên thì vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền địa phương đóng vai trò là người định hướng, khuyến khích thực hiện bằng cơ chế, chính sách phù hợp với từng địa phương.
KẾT LUẬN
Để phát triển thị trường cho người nghèo thông qua mô hình du lịch cộng đồng thì trước tiên cả chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư địa phương cần nhận thức đúng vai trò và tác dụng trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa của du lịch đối với phát triển kinh tế, phát triển địa phương. Thông qua du lịch để thúc đẩy sản xuất nông lâm ngư nghiệp, hàng thủ công truyền thống… tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ở địa phương ra thông qua thị trường khách du lịch, đây chính là một hình thức “xuất khẩu” tại chỗ. Mô hình du lịch cộng đồng bền vững tiểu vùng Tây Bắc cần phát huy đúng vai trò của chính quyền, doanh nghiệp, dân cư địa phương để tạo sức mạnh tổng hợp khai thác triệt để loại hình du lịch dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo của bản du lịch cộng đồng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Báo cáo tổng kết Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu giai đoạn từ 2005 đến 2015.
2) Häusler, N. and Strasdas, W. 2003. Training Manual for Community-Based
Tourism. Zschortau: InWEnt-Capacity Building International.
3) Mason, P., & Cheyne, J. (2000). Residents’ attitudes to proposed tourism development. Annals of Tourism Research, 27(2), 391-411
4) Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
5) Nguyễn Kỳ Anh, Nguyễn Việt Quốc (2012), Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế Xã hội Đà Nẵng
6) Niên giám thống kê các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu 2015.
7) Smith, V.L., & Eadington, W.R. (Eds.), 1992. Tourism alternatives: Potentials and problems in the development of tourism. Philadelphia, không biết chủ biên: University of Pennsylvania Press.
8) Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2014. “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Người viết: ThS. Đặng Trung Kiên
BỘ MÔN KẾ TOÁN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÁNG 5/2017
Ngày 30/5/2017, tại văn phòng khoa Kinh tế, bộ môn kế toán tổ chức thành công buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 5/2017 với sự tham gia của đông đủ bộ môn và 2 báo cáo seminar của đ/c Nguyễn Anh Ngọc và đ/c Đoàn Thanh Hải. Đây là buổi báo cáo chuyên đề cuối của năm học 2016 – 2017. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng không khí nghiêm túc mà sôi nổi đầy hào hứng của các đồng chí Giảng viên trong bộ môn.
Báo cáo đầu tiên của đ/c Nguyễn Anh Ngọc trình bày về “THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN”, qua đó đ/c đã chỉ ra thực trạng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam, những thành tựu – hạn chế đồng thời đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên. Báo cáo nhận được sự đóng góp ý kiến, thảo luận sôi nổi của bộ môn, đặc biệt là đ/c Tâm và đ/c Thảo có nghiên cứu về nội dung này.
Báo cáo thứ 2 của đ/c Đoàn Thanh Hải, trình bày về nội dung “PHÂN BIỆT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VÀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG” nhằm nhìn nhận rõ hơn sự khác biệt, đặc biệt trong KTNH để có những lý giải phù hợp đối với sinh viên. Báo cáo nhận được sự đóng góp của đ/c Thủy là GV cùng giảng dạy học phần KTNH cùng đ/c Hải.
Đây là những nội dung báo cáo thiết thực, ý nghĩa phục vụ cho các GV mở rộng và sâu sắc hơn trong lĩnh vực chuyên môn và phục vụ tốt cho công tác giảng dạy các học phần liên quan.
Buổi sinh hoạt chuyên đề đã diễn ra thuận lợi và kết thúc vào 10h50 phút cùng ngày.
Lương Thị Thủy
BỘ MÔN KẾ TOÁN SEMIANR THÁNG 4/2017
Ngày 27/4/2017, tại văn phòng khoa Kinh tế, bộ môn Kế toán tổ chức thành công buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 4/2017 với 2 báo cáo seminar của đ/c Đỗ Thị Minh Tâm.
Đ/c Tâm trình bày báo cáo: “So sánh Kiểm toán nghiệp vụ với Kiểm toán tài chính trong mối quan hệ với nghiệp vụ tài chính” nhằm phục vụ cho việc giảng dạy học phần Kiểm toán nghiệp vụ. Học phần được cho là gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy do không có giáo trình tham khảo cần thiết. Đối với báo cáo này, đ/c tâm đã chỉ ra những điểm giống nhau và khác biệt của 2 loại hình kiểm toán, đồng thời đưa ra những đề xuất tiêu chuẩn để đánh giá cho mỗi cuộc kiểm toán nghiệp vụ.
Báo cáo thứ hai của đ/c Tâm có chủ đề : “Seminar kế toán đơn vị HCSN hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm”. Qua đó Đ/c Tâm trích dẫn nội dung trong thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính : Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, ở các nội dung xử lý:
+ Số dư tài khoản tiền gửi
+ Số dư dự toán ngân sách
+ Số dư tạm ứng sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách (hết ngày 31 tháng 01 năm sau).
+ Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí uỷ quyền
+ Ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước
+ Chi chuyển nguồn ngân sách và quyết toán chi theo niên độ ngân sách
Đ/c Sen – trưởng BM Kế toán cho rằng nội dung này được đưa ra seminar là rất cần thiết cho các đồng chí Giảng viên Kế toán trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn thực tập tốt nghiệp.
Buổi sinh hoạt chuyên đề đã diễn ra thuận lợi và kết thúc vào 10h40 phút cùng ngày.
Lương Thị Thủy
BỘ MÔN KẾ TOÁN SEMINAR THÁNG 3/2017
Ngày 30/3/2017, tại Văn phòng khoa Kinh tế bộ môn Kế toán tổ chức Seminar với nội dung về Kế toán quản trị, Đ/c Đoàn Thanh Hải trình bày 2 báo cáo: “BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH” và “BÀN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THEO QUAN ĐIỂM COSO”.
- BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH
Đ/c Hải đưa ra nhiều cách hiểu, nhiều khái niệm về Chi phí. Chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. Và bản chất của chi phí: Xét trong các đơn vị trong nền kinh tế, thông tin kế toán chia thành hai bộ phận cơ bản: Thông tin kế toán cung cấp cho đối tượng bên ngoài sử dụng để đưa ra quyết định hữu ích cho từng đối tượng như các nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp… đó là kế toán tài chính. Bên cạnh đó, thông tin kế toán chỉ cung cấp cho các cấp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng để đưa ra quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh ta gọi đó là kế toán quản trị.
Các vai trò của kế toán quản trị chi phí:
+ Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra – đánh giá việc thực hiện kế hoạch và ra quyết định.
+ Chức năng ra quyết định yêu cầu các nhà quản lý cần lựa chọn một giải pháp hợp lý nhất trong số các giải pháp đề xuất. Với chức năng lập kế hoạch các nhà quản lý cần xây dựng các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp và vạch ra các bước cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Với chức năng tổ chức thực hiện các nhà quản lý cần quyết định cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các kế hoạch đã đề ra. Với chức năng kiểm tra và đánh giá, các nhà quản lý cần so sánh báo cáo thực hiện với các số liệu kế hoạch để bảo đảm cho các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng các mục tiêu đã định.
+ Để thực hiện tốt các chức năng quản trị doanh ngiệp, nhà quản trị cần phải đưa ra được các quyết định đúng đắn và vai trò của kế toán quản trị chi phí chính là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định, thể hiện trong các khâu của quá trình quản lý
- BÀN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THEO QUAN ĐIỂM COSO
Đ/c Hải trình bày trong báo cáo khái niệm, mục tiêu, các yếu tố của kiểm soát nội bộ chi phí:
+ Khái niệm: KSNB chi phí là một quá trình do Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên khác trong đơn vị thiết kế và vận hành nhằm đảm bảo hợp lý mục tiêu về chi phí trong tổ chức
+ Mục tiêu: Mục tiêu về chi phí trong tổ chức gồm: Tính hiệu quả, tính hiệu lực, tính tiết kiệm và đảm bảo độ tin cậy về thông tin chi phí
+ Các yếu tố: KSNB chi phí là một bộ phận của hệ thống KSNB, vì vậy theo quan điểm COSO, KSNB chi phí cũng bao gồm 5 thành phần: môi trường kiểm soát chi phí, đánh giá rủi ro về chi phí, các hoạt động kiểm soát chi phí, thông tin và truyền thông, và giám sát
- Kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ chi phí nói riêng đang là một vấn đề cấp bách trước những yêu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Theo đó, kiểm soát nội bộ chi phí cần phải gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải được tổ chức tốt.
Báo cáo của đ/c Hải đưa ra dưới dạng trao đổi thông tin về chi phí, quản trị chi phí, bởi vậy giúp các đồng chí Giangr viên trong bộ môn có thêm nguồn tham khảo để cập nhật thêm thông tin lĩnh vực này.
Buổi seminar kết thúc sau 2 tiếng 15 phút thảo luận sôi nổi của các đồng chí Giảng viên bộ môn Kế toán.
Lương Thị Thủy
BỘ MÔN KẾ TOÁN SEMINAR THÁNG 2/2017
Nhằm phục vụ cho công tác dạy và học các học phần chuyên ngành kế toán, Ngày 23/02/2017, tại văn phòng trung tâm, bộ môn kế toán tổ chức thành công buổi sinh hoạt Seminar với 2 báo cáo seminar của đ/c Nguyễn Anh Ngọc và đ/c Lương Thị Thủy.
Đ/c Anh Ngọc trình bày báo cáo: “Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 có hiệu lực từ ngày 15/12/2016 về hướng dẫn xử phạt hành chính về hóa đơn”. Trong báo cáo này, đ/c đã đưa ra những lỗi thường xảy ra và hướng xử phạt tương ứng:
+ Điều 7: Hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn (Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 6 và bổ sung khoản 2a)
+ Điều 10: Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn (Bổ sung khoản 1a, Bổ sung điểm c vào khoản 1)
+ Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ (Bổ sung điểm g vào Khoản 3 Điều 11, Bãi bỏ điểm a và sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 11) – ND cụ thể xem tại thông tư 176
Nhằm phục vụ cho việc giảng dạy học phần thực hành kế toán công, bổ sung thêm thông tin tìm hiểu văn bản cho sinh viên, Đ/c Lương Thủy trình bày báo cáo: “Bổ sung thông tin tham khảo tìm hiểu văn bản đối với sinh viên học thực hành kế toán công”. Báo cáo trình bày thêm những nội dung góp phần giúp SV trả lời được câu hỏi thảo luận – tìm hiểu văn bản và thêm thông tin về chế độ công tác phí, văn phòng phẩm, trích khấu hao TSCĐ, … ở đơn vị HCSN.
Hai báo cáo nhận được sự đóng góp và thảo luận sôi nổi của các đồng chí trong bộ môn, đây là những nội dung thiết thực khi đưa ra trong buổi sinh hoạt chuyên môn tháng 2 này.
Lương Thị Thủy
Hoạt động chào mừng tết Bunpimay
Với mục đích chào mừng tết Bunpimay – tết cổ truyền của Lào, đồng thời khích lệ các bạn sinh viên Lào tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao, giúp các bạn sinh viên Lào có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập và rèn luyện tại Khoa Kinh tế, tăng cường khả năng hiểu biết ngôn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động ngoại khóa. Ngày 08/4/2017, Ban công tác sinh viên Lào khoa Kinh tế với sự hỗ trợ, động viên rất lớn từ Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế, các quý thầy cô trong chi đoàn GVCB khoa Kinh tế, Liên chi đoàn khoa Kinh tế và đặc biệt là sự đồng hành của nhà tài trợ chính Mobifone cho cuộc thi “Nét đẹp Lưu học sinh Lào 2017” của khoa Kinh tế cùng với các hoạt động giao lưu bóng đá nam – nữ giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên Lào; Lễ buộc chỉ cổ tay, trao giải cuộc thi ảnh, liên hoan và giao lưu văn nghệ đã diễn ra thành công, vui vẻ và ấm cúng.
Một số hình ảnh trong buổi lễ buộc chỉ cổ tay
Bắt đầu từ ngày 29/3/2017 và kết thúc vào 12h00 PM ngày 08/4/2017, căn cứ trên kết quả bình chọn và thể lệ cuộc thi, kết quả cuộc thi “Nét đẹp Lưu học sinh Lào 2017” như sau:
Với 264 lượt Like, 158 lượt yêu thích và 3.259 lượt chia sẻ, đạt 16.857 điểm, bạn Nuôn Chăn (MS G003), sinh viên lớp K56 ĐHKT B đã đạt giải Hoa khôi.
Ông Bùi Đình Tố – GĐ Mobifone Sơn La và Thầy Hoàng Xuân Trọng – Phó trưởng khoa Kinh tế, Trưởng ban công tác sinh viên Lào trao giải Hoa khôi
Với 115 lượt Like, 84 lượt yêu thích và 7.005 lượt chia sẻ, đạt 35.308 điểm, bạn Sin Thạ Phon Sụ Li Vông Sả (MS B004), sinh viên lớp K57 ĐHKT đã đạt giải Nam khôi.
Ông Bùi Đình Tố – GĐ Mobifone Sơn La và Thầy Hoàng Xuân Trọng – Phó trưởng khoa Kinh tế, Trưởng ban công tác sinh viên Lào trao giải Nam khôi
Với 109 lượt Like, 101 lượt yêu thích và 2.480 lượt chia sẻ, đạt 12.711 điểm, tỉnh Bó Kẹo đã đạt giải ảnh tập thể theo tỉnh.
Ông Bùi Đình Tố – GĐ Mobifone Sơn La và Thầy Hoàng Xuân Trọng – Phó trưởng khoa Kinh tế, Trưởng ban công tác sinh viên Lào trao giải ảnh tập thể theo tỉnh
Ban công tác Lưu học sinh Lào, Ban tổ chức chương trình xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô, các em sinh viên khoa Kinh tế và nhà tài trợ Mobifone! Kính chúc quý vị sức khỏe, hạnh phúc!
Nguyễn Thị Thanh Thủy