Chuyên mục chính

Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc chúc mừng các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Sơn La nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, sáng này 12/10/2018, đoàn cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc do TS.Hoàng Xuân Trọng – Phó Trưởng Khoa Kinh tế làm Trưởng đoàn đã đến tặng hoa chúc mừng một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Sơn La.

Đoàn đã đến tặng hoa chúc mừng Hiệp hội Doanh nghiệp Tỉnh Sơn La và một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố như: Ngân hàng BIDV – chi nhánh tỉnh Sơn La; Mobifone – Chi nhánh Sơn La; Công ty TNHH Thương mại Điện tử Tiến Thành; Viettel – Chi nhánh Sơn La; Công ty TNHH Tú Tứ. Các doanh nghiệp này là các đối tác đã đồng hành cùng Trường Đại học Tây Bắc và Khoa Kinh tế những năm vừa qua trong việc hỗ trợ sinh viên thực tập, rèn nghề, thăm quan cơ sở sản xuất và rèn luyện kỹ năng mềm, nghiệp vụ kế toán, quản trị kinh doanh…

Ts.Hoàng Xuân Trọng gửi lời cảm ơn chân thành cùng với lời chúc sức khỏe và thành công tới các doanh nhân, các đơn vị đối tác đã hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên Nhà trường trong thời gian qua. Đại diện Khoa Kinh tế và các doanh nghiệp đã trao đổi về định hướng hợp tác trong đào tạo, thực tập, rèn nghề cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh, thảo luận lộ trình thực hiện kế hoạch giao lưu, trao đổi chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ thông qua hoạt động chuyên môn, tháng rèn nghề khởi nghiệp cho sinh viên hàng năm. Với mong muốn hợp tác lâu dài với các đơn vị nhằm mục đích trau dồi kỹ năng, tiếp thu kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để cùng phát triển.

Lãnh đạo các Doanh nghiệp cũng đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Nhà trường, Khoa Kinh tế và hứa sẽ tạo điều kiện tối đa hợp tác với Khoa để đào tạo những cử nhân thực hành có chuyên môn nghiệp vụ tốt.

Dưới đây là một số hình ảnh của đoàn đi chúc mừng.

        Đoàn đến tặng hoa chúc mừng Công ty TNHH Thương mại điện tử Tiến Thành

Đoàn đến tặng hoa chúc mừng Hiệp hội Doanh nghiệp Tỉnh Sơn La

Đoàn đến tặng hoa chúc mừng Mobifone – Chi nhánh Sơn La

Đoàn đến tặng hoa chúc mừng Viettel – Chi nhánh Sơn La

Đoàn đến tặng hoa chúc mừng Công ty TNHH Tú Tứ  

Đoàn đến tặng hoa chúc mừng Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Sơn La

Đỗ Thị Minh Tâm

MỘT SỐ KINH NGHIỆM MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

MỘT SỐ KINH NGHIỆM MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO

Người viết tham luận: Đặng Công Thức

Kính thưa đoàn chủ tịch

Kính thưa quý vị đại biểu khách quý, cùng toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục, cùng với xu hướng cạnh tranh trong công tác đào tạo đại học thì công tác mở ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trên cơ sở tận dụng lợi thế của cơ sở đào tạo đang được đặc biệt quan tâm. Trường Đại học Tây Bắc không nằm ngoài xu thế đó, trong cuối năm 2017 đầu năm 2018 công tác mở ngành đào tạo được Ban giám hiệu, phòng chức năng và các khoa chuyên môn được đẩy mạnh và có những kết quả cụ thể. Khoa kinh tế đã mở thêm được một chuyên ngành đào tạo du lịch – lữ hành, sắp tới tiếp tục làm hồ sơ mở ngành đào tạo tài chính ngân hàng và kinh tế nông nghiệp.

Bản thân cá nhân tôi, trong quá trình tìm hiểu có một số vấn đề về mở ngành đào tạo để tham luận như sau:

Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 23/10/2017. Thông tư mới này thay thế các quy định về mở ngành đào tạo trình độ ĐH tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo Thông tư, các cơ sở đào tạo muốn được mở ngành đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm các điều kiện nhất định. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định cho phép mở ngành đào tạo khi cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 2 của Thông tư này. Việc cho phép mở ngành đào tạo trong những trường hợp đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hoặc trong những lĩnh vực đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định.

Ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương, vùng, miền và cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo.

Tên ngành đăng ký đào tạo phải có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định.

Trường hợp ngành đăng ký đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo (gọi là ngành mới) thì cơ sở đào tạo phải làm rõ: Luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).

Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu phải bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu để tổ chức đào tạo, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện đào tạo trình độ ĐH của các ngành khác đang đào tạo. Trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ (TS) cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội.

Có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ (ThS) trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó ít nhất 1 TS và 4 ThS, hoặc 2 TS và 2 ThS cùng ngành đăng ký đào tạo; trừ các ngành riêng biệt (có quy định cụ thể).

Chương trình đào tạo của ngành đăng ký phải bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp và đáp ứng yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác.

Cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học.

Sau khi xác định đủ đủ các điều kiện mở ngành trình độ đại học quy định, thủ trưởng đơn vị có nhu cầu mở ngành mới sẽ lập hồ sơ theo quy định giử cơ quan có thẩm quyền.

Hội đồng thẩm định việc mở ngành mới sẽ kiểm tra, đánh giá chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định và kết luận về chương trình đào tạo; đồng thời, căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế của cơ sở đào tạo đã được xác nhận để đánh giá và kết luận cơ sở đào tạo có đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo theo quy định hiện hành hay không./.

Thực trạng và giải pháp tăng cường thực tế, thực tập cho sinh viên ngành QTKD tại đơn vị sử dụng lao động

Thực trạng và giải pháp tăng cường thực tế, thực tập cho sinh viên ngành QTKD tại đơn vị sử dụng lao động

Vũ Quang Hưng – BMQTKD 

  1. Mục tiêu đưa sinh viên đi thực tế tại doanh nghiệp

Sinh viên có dịp quan sát, tiếp cận và tìm hiểu thực tế về tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; qua đó, sinh viên có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào công việc thực tế nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể;

Sinh viên được rèn luyện, trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp ra trường;

Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại một doanh nghiệp;

Thời gian thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để sinh viên nhận ra giá trị xã hội của bản thân, tự giới thiệu với Lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp để có thể tuyển dụng mình làm nhân viên chính thức hoặc kinh nghiệm trong khi xin việc hoặc làm việc tại các doanh nghiệp khác.

  1. Thực trạng

Trường ĐHTB mở ngành đào tạo QTKD từ k50 và sửa đổi từ k54 sau 4 năm đào tạo, Nhà trường đã tiến hành chỉnh sửa chương trình theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đào tạo cử nhân thực hành và áp dụng chương trình mới này cho k53 trở đi, khi đó k53 học hết năm nhất

Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa, Bộ môn QTKD đã mạnh dạn đưa vào 4 học phần rèn nghề: Rèn nghề 1, 2TC, Rèn nghề 2, 2TC, Rèn nghề 3, 2TC, Rèn nghề 4, 3TC với các học phần thuộc cơ sở ngành và ngành QTKD như Marketing, Quản trị nhân lực, Quản trị chi phí kinh doanh, Khởi sự kinh doanh và tái lập doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh, Quản trị sản xuất và tác nghiệp…Bên cạnh đó thì thời lượng Thực tập tốt nghiệp cũng đã thay đổi gồm 5TC là chuyên đề tốt nghiệp và 6TC là Khóa luận hoặc các học phần thay thế

Thực hiện chương trình đào tạo, Bộ môn QTKD đã cử các giảng viên tham gia hướng dẫn rèn nghề và thực tập theo chương trình này từ k53 đến k56. Qua 4 năm thì Bộ môn cũng nhận thấy một số mặt đạt được và hạn chế của các học phần này khi thực hiện tại các cơ sở rèn nghề

* Những thành công đạt được

+ Các học phần rèn nghề đã đem lại cho sinh viên sự cọ sát thực tế tại các đơn vị và trên thị trường giúp sinh viên

+ Mạnh dạn hơn trong giao tiếp với lãnh đạo, nhân viên tại các đơn vị rèn nghề

+ Biết cách quan sát mọi người làm việc, rèn kỹ năng quản trị, rút ra các bài học kinh nghiệm

+ Biết cách làm việc nhóm, trao đổi, phân tích công việc và đánh giá hoạt động nhóm hiệu quả

+ Biết cách tổ chức đời sống, tăng kỹ năng sống trên thực tế

+ Biết xây dựng bảng hỏi, phỏng vấn, điều tra thị trường

+ Biết xây dựng phương án kinh doanh riêng cho bản thân, tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận dự kiến

+ Biết đánh giá hiệu quả kinh doanh với số liệu của các đơn vị rèn nghề

+ Biết phân tích, đánh giá một vị trí công việc nhất định

+ Nhận biết được cách tạo động lực của bằng vật chất và phi vật chất tại các cơ rèn nghề

*  Những hạn chế, khó khăn

+ Mối quan hệ với các cơ sở là không thực sự cao và khi đưa sinh viên đi rèn nghề hoặc giúp sinh viên Lào và Việt thực tập hoàn toàn dựa vào quan hệ cá nhân của các thành viên trong Bộ môn nên số lượng còn ít và chưa đa dạng ngành nghề để cho sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn

+ Sinh viên thực sự không chủ động trong việc đi thực tập rèn nghề, khi đi tập trung có giám sát của giảng viên thì tích cực hơn, nhưng khi triển khai thì còn nhiều sinh viên lơ là hoặc chưa có khả năng tiếp cận thị trường

+ Kinh phí do sinh viên tự đóng góp là khó khăn lớn đối với hầu hết sinh viên, các giảng viên phải luôn căn ke hướng sinh viên chi tiêu và mua quà tặng, giao lưu với các đơn vị

+ Sinh viên tự đi thực tập tại các đơn vị và viết báo cáo nên hiệu quả chưa cao về rèn kiến thức thực tế cho sinh viên

  1. Đề xuất, kiến nghị

– Từ k59 Bộ môn đã đề xuất và được nhà trường phê duyệt là sử dụng 1 năm cuối của khóa học dành để thực tập và rèn nghề, để sinh viên được trở thành như 1 phần của doanh nghiệp, HTX

– Đề xuất Nhà trường quan tâm hơn nữa đến quan hệ và liên kết đào tạo giữa Nhà trường – Doanh nghiệp, HTX để các chuyến đi được hiệu quả mong đợi

– Đề nghị Ban chủ nhiệm khoa sử dụng mối quan hệ của mình với các Doanh nghiệp, HTX, đặt vấn đề giao kết với mong muốn các bên cùng có lợi, tăng số lượng và đa dạng ngành nghề cho dinh viên đến thực tập, rèn nghề

– Đề nghị các giảng viên Bộ môn cần nhiệt tình hơn nữa trong các đợt đưa sinh viên đi rèn nghề

– Siết chặt hơn nữa nội quy, quy chế đối với sinh viên khi tham gia rèn nghề, chấm báo cáo rèn nghề đảm bảo chính xác những gì sinh viên đã thực hiện. không nhân nhượng đại khái bởi suy nghĩ đây là học phần rèn nghề, sinh viên cũng đã vất vả

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THÁNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHO SINH VIÊN

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THÁNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHO SINH VIÊN

Hoàng Xuân Trọng

Rèn luyện nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp là một trong những hành trang quan trọng giúp sinh viên có cơ hội được tuyển dụng và hoàn thành công việc theo chuyên môn được đào tạo sau khi ra trường. Đây còn là một mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trước những yêu cầu lao động, việc làm trong nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp thực tế của sinh viên rất cao. Đặc biệt, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra cho người đi học và chúng ta những thách thức mới.

Cụ thể trong tháng rèn nghề học kỳ II năm học 2018 – 2019 dự kiến từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 năm 2019 gồm các nội dung hoạt động như sau:

  1. Đào tạo: kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên; kỹ năng tìm kiếm việc làm, viết CV và trả lời phỏng vấn
  2. Quảng bá mạnh mẽ chương trình thực tập sinh viên từ năm thứ 2 đến các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động, đến toàn thể sinh viên, tạo một mạng lưới kết nối, theo dõi, đánh giá việc thực tập của sinh viên 2 buổi/ tuần và dịp Hè có thể toàn thời gian. Xúc tiến thành lập và ra mắt hội cựu sinh viên khoa kinh tế hoà nhập vào mạng lưới trên.
  3. Tổ chức cho sinh viên năm 2,3 tới thăm quan cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp
  4. Xây dựng mô hình doanh nghiệp ảo để sinh viên thực hành và luyện tập trước khi đến doanh nghiệp
  5. Mời doanh nghiệp, cựu sinh viên tới giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thực tế với sinh viên, những vấn đề thách thức đối với doanh nghiệp hiện nay để sinh viên suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.
  6. Cuộc thi vẻ đẹp trí tuệ tổ chức từ các lớp, nhóm ngành đào tạo đến Đêm chung kết và tổng kết trao giải thưởng. Kéo dài 1 tháng.

Qua tháng rèn nghề trên, cùng với sự tham gia của doanh nghiệp sẽ lựa chọn ra được những ứng viên đạt chuẩn để tuyển dụng ngay khi các em tốt nghiệp vào tháng 6 năm 2019 hoặc tìm được các thực tập sinh phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hệ thống các cơ sở đào tạo nói chung đã có những bước phát triển tiến bộ. Các cơ sở đào tạo đã cung cấp ngày càng đa dạng hơn về nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động việc làm ở các ngành nghề, trình độ khác nhau. Tuy nhiên, đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, chương trình, nội dung đào tạo chưa trang bị đủ các kiến thức, kỹ năng mà thị trường lao động đang cần. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu chủ yếu theo phương pháp truyền thống, chưa có sự đột phá về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Quá trình đào tạo gắn với rèn luyện phát triển kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chưa được chú trọng, thực hành kỹ năng làm việc theo chuyên môn còn ít, chưa có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vấn đề nhận thức về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chưa được quan tâm. Một bộ phận sinh viên chỉ quan tâm đến kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà không chú ý đến kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xin việc. Ngoài ra, một bộ phận chủ thể đào tạo ở các nhà trường chưa đồng đều về chuyên môn tay nghề, việc rèn luyện kỹ năng nghề, cập nhật kiến thức mới, kinh nghiệm thực tế ở công ty, nhà máy còn hạn chế, dẫn đến khả năng gia nhập của đối tượng đào tạo sau khi tốt nghiệp vào môi trường doanh nghiệp còn yếu, khả năng thích ứng với sự thay đổi nghề nghiệp việc làm khi không đúng chuyên môn đào tạo hạn chế. Nhiều doanh nghiệp trong tuyển dụng có chung nhận định là sinh viên thiếu hụt những kiến thức về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn; kinh nghiệm thực tiễn, khả năng thích ứng còn chậm. Do đó, việc tuyển dụng lao động trở thành một thách thức cho các ứng viên dự tuyển vì họ không có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay ở các ngành nghề mà doanh nghiệp đang rất cần, đang thiếu hụt.

Phương hướng trong thời gian tới, khoa Kinh tế cần tập trung đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cần phù hợp với ngành nghề, nhu cầu của các đối tượng sinh viên khác nhau; tập trung đào tạo kỹ năng phù hợp với yêu cầu từng vị trí việc làm. Nâng cao khả năng thực hành cho sinh viên bằng việc trải nghiệm thực tế, thực hành, thực tập, giải quyết các tình huống thực tế tại doanh nghiệp. Đề xuất với nhà trường và tăng cường xã hội hoá đầu tư xây dựng các cơ sở thực hành, tùy ngành nghề mà sử dụng các mô hình khác nhau, tạo điều kiện cho sinh viên học tập và nghiên cứu các tình huống thực tế, tăng kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống thực tiễn.

Thứ hai, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp. Việc gắn kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp có một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, có lợi cho sự phát triển nhà trường cũng như của doanh nghiệp. Làm tốt công tác này sẽ hình thành nên các sản phẩm chất lượng cao với chủ thể là sinh viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức, tri thức, các kỹ năng cần thiết và thái độ đúng đắn về nghề nghiệp để có thể gia nhập vào nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao vị thế, khẳng định thương hiệu của nhà trường. Việc các cơ sở đào tạo liên kết với các doanh nghiệp sẽ tạo dựng môi trường, cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, để họ không chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn có kiến thức thực tiễn trong các lĩnh vực, từng bước nâng cao nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp định kỳ cho sinh viên đi tham quan, trải nghiệp thực tế, thực tập tại doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo. Sản phẩm thực tế, thực tập của sinh viên tại cơ sở sản xuất, dịch vụ là cơ sở đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ở cơ sở đào tạo./.

Hội thảo chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, đối tác là khối doanh nghiệp

Giáo dục đại học đóng vai trò cung cấp những kiến thức kỹ năng cho sinh viên tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động. Các trường đại học phải đối mặt đến vấn đề là thay đổi chương trình đào tạo sao cho cung cấp những kỹ năng phù hợp để sinh viên tốt nghiệp nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nói chung và yêu cầu của người sử dụng lao động nói riêng.
Khoa Kinh tế Trường Đại học Tây Bắc không nằm ngoài ngoại lệ đó. Khoa luôn trăn trở không ngừng đổi mới chương trình đào tạo nhằm đào tạo ra những lớp sinh viên có đầy đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ thích ứng nhanh vào thực tiễn. Khoa đã nhận thức một cách sâu sắc về vai trò của người sử dụng lao động trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo đáp ứng theo nhu cầu của xã hội.

Continue reading

Hội thảo chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, đối tác là cựu sinh viên, học viên khoa Kinh tế

Xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo (CTĐT) nhằm nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế là những nội dung quan trọng trong Hội thảo chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội do Khoa Kinh tế – Trường đại học Tây Bắc tổ chức ngày 15 tháng 8 năm 2018, tại tầng 2 trung tâm thư viện của nhà trường. Hội thảo do TS Nguyễn Thị Lan Anh – Trưởng Khoa Kinh tế và đồng chí Hà Văn Niệm – bí thư đoàn trường chủ trì, cùng sự tham dự của đồng chí Lừ Thị Minh – Trưởng Phòng Công tác chính trị và Quản lý người học, Trưởng Ban liên lạc cựu sinh viên Trường Đại học Tây Bắc các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế, đặc biệt là sự có mặt của các cựu sinh viên của Khoa Kinh tế.

Continue reading

KHOA KINH TẾ TỔ CHỨC HỘI THẢO 1 VỀ CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Căn cứ vào Quyết định số 133/QĐ-ĐHTB-ĐTĐH ngày 08/3/2018 của trường ĐHTB về việc ban hành quy định sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy. Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động năm học 2018-2019 của Khoa Kinh tế.

Sáng ngày 08/8/2018, Khoa Kinh tế đã tổ chức Hội thảo cấp khoa (Hội thảo 1) về chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh – Trưởng khoa và Tiến sĩ Hoàng Xuân Trọng – Phó trưởng khoa Kinh tế.

 

Hội thảo 1 được tổ chức tại văn phòng khoa Kinh tế

Hội thảo được tổ chức với mục đích:

– Đánh giá sự phù hợp của chương trình đào tạo sinh viên khối ngành Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc với thực tế làm việc của các sinh viên đã ra trường.

– Thảo luận và đề xuất các giải pháp có tính khả thi trong việc chỉnh sửa chương trình đào tạo nguồn nhân lực khối ngành Kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời gian tới.

– Chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tại hội thảo, lần lượt các trưởng bộ môn Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đã trình bày báo cáo về hướng điều chỉnh chương trình đào tạo của các chuyên ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, và xây dựng chương trình Tài chính – Ngân hàng. Việc điều chỉnh chương trình các chuyên ngành đều theo hướng: về thời lượng, giảm từ 150 tín chỉ xuống còn 135 tín chỉ; tăng cường nội dung thực hành, thực tập (ví dụ với chương trình Quản trị kinh doanh tăng từ 14 tín chỉ lên 40 tín chỉ và chiếm 29,63% tổng thời lượng toàn bộ chương trình đào tạo); Có sự phân hóa thành chuyên ngành hẹp (đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh có 2 ngành hẹp là: Quản trị kinh doanh và Quản trị doanh nghiệp; đối với chuyên ngành Kế toán: Kế toán doanh nghiệp và Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp). Và những phương hướng điều chỉnh khác đáp ứng nhu cầu xã hội của các chuyên ngành khác.

Các trưởng bộ môn báo cáo về phương hướng chỉnh sửa chương trình đào tạo

Đến dự với Hội thảo 1 về chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của khoa Kinh tế có sự hiện diện của Tiến sĩ Đỗ Hồng Đức – Trưởng phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Tây Bắc. Phát biểu tại Hội thảo – Tiến sĩ Đỗ Hồng Đức đã hoan nghênh tinh thần, phương pháp, cách thức tổ chức và phương hướng điều chỉnh chương trình đào tạo của tập thể cán bộ, giảng viên khoa Kinh tế, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc chỉnh sửa chương trình đào tạo các chuyên ngành của khoa Kinh tế.

 Tiến sĩ Đỗ Hồng Đức – Trưởng phòng Đào tạo đại học – trường Đại học Tây Bắc

phát biểu tại hội thảo

Để thu thập được nhiều ý kiến đóng góp cho việc chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, sau thời gian nghỉ giải lao, hội thảo đã tiến hành chia thành các nhóm giảng viên thảo luận theo các chuyên ngành, gồm 4 nhóm với 4 chuyên ngành: kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Tài chính – Ngân hàng. Các nhóm thảo luận trong vòng 20 – 25 phút về các nội dung của việc điều chỉnh chương trình đào tạo sau đó báo cáo trước hội thảo.

Các thành viên Hội thảo trong thời gian nghỉ giải lao

Sau thời gian nghỉ giải lao, các nhóm giảng viên tiến hành thảo luận theo chuyên ngành rất sôi nổi và hiệu quả.

Nhóm chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Nhóm chuyên ngành Kế toán

Nhóm chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành

Nhóm chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng

Hội thảo 1 về chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của khoa Kinh tế đã diễn ra thành công và thu được nhiều ý kiến đóng góp cho việc chỉnh sửa chương trình đào tạo của các chuyên ngành sát hơn với thực tiễn và nhu cầu xã hội, là cơ sở và tiền đề cho việc tổ chức hội thảo 2 và hội thảo 3 ở quy mô rộng hơn.

Nguyễn Thị Thanh Thủy

Việt Nam ở đâu trong bức tranh thị trường vốn thế giới?

Với quy mô ở mức nhỏ, ít loại hình sản phẩm, thị trường vốn Việt Nam thường đứng nhóm cuối trong các bảng chỉ số về thị trường vốn.

Trong báo cáo riêng về thị trường vốn Việt Nam 2017, công ty tư vấn Oxford Business Group (OBG) cho rằng với tình hình tăng trưởng kinh tế đều đặn, doanh thu doanh nghiệp ổn định và nhu cầu tài chính của các công ty trong nước đã thúc đẩy thị trường chứng khoán và các hoạt động quỹ tư nhân. Nhờ đó thị trường vốn Việt Nam đã có những bước phát triển khá chắc chắn trong vài năm gần đây.

Thị trường chứng khoán Việt với hai sàn HOSE và HNX từng lên đỉnh vào năm 2007, nhưng sau đó rơi mạnh vào năm 2008 với khoảng 16 tỷ USD bị thổi bay khỏi giá trị thị trường. Nguyên nhân là những lo ngại về vấn đề lạm phát, nước Mỹ suy thoái và chính sách thắt chặt tiền tệ. Sau giai đoạn này, quá trình phục hồi diễn ra chậm chạm trong những năm đầu và dần tăng tốc trong những năm gần đây.

“Chứng khoán Việt Nam có lúc đi lên đi xuống, nhưng nhìn chung không rung lắc nhiều như ở một số nước khác”, ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch HNX nói với OBG. Một trong số các nguyên nhân, theo ông Long, là tỷ lệ tương đối nhỏ của khối ngoại, bên cạnh đó còn nhờ tình hình kinh tế vĩ mô tương đối ổn định.

Tuy vậy, trong một nghiên cứu khác công bố cách đây không lâu của hãng tư vấn McKinsey, Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thấp trong nhóm các thị trường mới nổi châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới trong vấn đề thị trường vốn.

Theo đó, bảng chỉ số phát triển thị trường vốn châu Á McKinsey, Việt Nam xếp cuối trong số 12 nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương được khảo sát với 1,2 trên 5 điểm. Ba tiêu chí “quy mô đầu tư”, “cơ hội đầu tư” và “hiệu quả chi phí giá” có mức đánh giá lần lượt là “nông”, “nông” và “rất nông”.

Trong khi đó các nước láng giềng như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan được chấm lần lượt 2,45/5; 2,8/5; 3,25/5 điểm. Đứng đầu là Nhật Bản với 4/5 điểm.

Bảng chỉ số phát triển thị trường vốn các nước châu Á - Thái Bình Dương của McKinsey. 

Bảng chỉ số phát triển thị trường vốn các nước châu Á – Thái Bình Dương của McKinsey.

Theo McKinsey, Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt với ba vấn đề chính, trong đó, các thị trường sơ cấp mang tính rủi ro cao và ít lựa chọn đáng tin cậy cho giới phát hành vốn. Ngoài ra, các thị trường mới nổi có ít sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư; chi phí đầu tư cũng đắt đỏ khi nhà phát hành vốn có thể phải chịu mức chi phí cao hơn 120% so với các thị trường phát triển ở sản phẩm chứng khoán nợ.

Tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, nhà đầu tư đổ một lượng lớn tiền tiết kiệm vào các tài sản vật lý như vàng, bất động sản, gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Danh mục các khoản đầu tư ít ỏi hầu hết là trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Họ cũng đối mặt với tình trạng lợi tức nghèo nàn từ các sản phẩm thị trường vốn, chủ yếu do tính không ổn định ở mức cao.

Ngoài ra, người muốn gửi tiền tiết kiệm dài hạn không có nhiều cơ hội để rót tiền vào các quỹ hưu trí, sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Cộng với tình trạng dân số già hóa nhanh, người dân những nước này đối mặt với tình trạng sẽ trở thành thế hệ già đói nghèo.

Khi nhìn vào từng sản phẩm cụ thể trong thị trường vốn, Việt Nam tiếp tục đứng cuối bảng trong bảng nghiên cứu của McKinsey.

Cụ thể, trong số 20 nước được nghiên cứu, Việt Nam ở mức 0 (rất nông) về các sản phẩm vốn phát hành tư nhân gồm cổ phiếu, trái phiếu, các sản phẩm chứng khoán hóa.

Việt Nam đứng cuối bảng về độ sâu tài chính của thị trường sơ cấp

Việt Nam đứng cuối bảng về độ sâu tài chính của thị trường sơ cấp

Khi nhìn vào tỷ lệ các sản phẩm dài hạn so với ngắn hạn, tỷ lệ phần trăm của Việt Nam cũng nằm trong nhóm “rất nông”, dưới 25% cùng với Indonesia.

Chi phí vốn của Việt Nam, cùng với nhiều nước châu Á khác như Ấn Độ, Philippines, Pakistan, nằm ở nhóm cao trên 14%. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển như Đức, Nhật, Mỹ, Anh được xếp vào nhóm có chi phí vốn dễ chịu hơn.

Cũng vì nghèo nàn về các sản phẩm trên thị trường vốn, Việt Nam tiếp tục đứng cuối trong bảng xếp hạng về cơ hội đầu tư các loại hình tài sản trên thị trường như Cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm chứng khoán hóa. Cùng nhóm với Pakistan, Nga, Indonesia, Việt Nam đứng cuối bảng với mức điểm 50%.

Bảng chỉ số về cơ hội đầu tư đối với các loại hình tài sản trên thị trường vốn. 

Bảng chỉ số về cơ hội đầu tư đối với các loại hình tài sản trên thị trường vốn.

Trong khảo sát của McKinsey, một chỉ số Việt Nam đứng trên nhiều nước là về hệ số Sharpe, thước đo lợi nhuận thu được trên một đơn vị rủi ro đầu tư.

Phần số liệu này được McKinsey thu thập từ 2008 đến 2015, giai đoạn thị trường dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính. Đây là thời kỳ hầu hết các thị trường không mấy ổn định do vẫn còn nhiều rủi ro. Chỉ có ba thị trường là Philippines, Thái Lan và Mỹ có hệ số Sharpe lớn hơn 1. Việt Nam nằm trong nhóm Yếu cùng với 16 nước khác và đứng thứ hai trong nhóm này sau Singapore, với hệ số ở 0,72%.

Việt Nam ở đâu trong bức tranh thị trường vốn thế giới? - 3

McKinset nhận định, với những bất ổn trong thị trường vốn, các nền kinh tế mới nổi châu Á, bao gồm Việt Nam có thể bỏ lỡ nguồn vốn tới 800 tỷ USD mỗi năm. Theo McKinsey, các quốc gia này cần nhận ra những vấn đề nội tại trong thị trường vốn, tận dụng tiềm năng về nguồn vốn 800 tỷ USD nói trên để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, gia tăng tăng trưởng kinh tế và kéo hàng triệu người thoát khỏi tình trạng đói nghèo.