Chuyên mục chính
HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHOA KINH TẾ NĂM HỌC 2019 – 2020
Vào 8h00 ngày 13/9/2019, Khoa Kinh Tế đã long trọng tổ chức hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức năm học 2019 – 2020.
Chủ trì hội nghị gồm có TS. Hoàng Xuân Trọng – Trưởng khoa và Đ/c Đỗ Thị Minh Tâm – Phó chủ tịch Công đoàn bộ phận. Thành phần tham dự hội nghị bao gồm: Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế; BCH Công đoàn Bộ phận; BCH Liên chi đoàn; Trưởng, phó các Bộ môn cùng toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức khoa Kinh Tế.
Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Hoàng Xuân Trọng – Trưởng khoa Kinh Tế chỉ rõ Hội nghị có nhiều mục đích và nội dung quan trọng: Đóng góp cho bản tổng kết và kế hoạch của Nhà Trường; Tổng kết và bàn giao công việc giữa hai nhiệm kỳ; Tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2018-2019; Triển khai kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ 2019-2024 và biện pháp thực hiện kế hoạch năm học 2019-2020.
Về Tổng kết và bàn giao nhiệm kỳ, TS. Nguyễn Thị Lan Anh – Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng khoa Kinh Tế nhiệm kì 2009-2019 đã nêu ra những nhiệm vụ đã hoàn thành và thành tích đã đạt được của Khoa, nổi bật là 03 lần được nhận danh hiệu tập thể lao động Xuất sắc của Nhà Trường, 01 bằng khen của Đảng bộ tỉnh Sơn La, 03 bằng khen của UBND tỉnh. Bên cạnh những thành tích đạt được, vẫn còn một số hạn chế, công việc chưa thực hiện tốt đặc biệt là công tác đào tạo và hỗ trợ sinh viên của khoa. Sau khi hoàn thiện bàn giao công việc cho Trưởng khoa nhiệm kì 2019-2024, TS Nguyễn Thị Lan Anh cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, công chức, viên chức trong Khoa đã cùng phấn đấu để xây dựng Khoa Kinh Tế với nhiều thành tích đáng ghi nhận và lời chúc Khoa Kinh tế sẽ ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Tại hội nghị, TS.Đặng Công Thức – Phó trưởng khoa báo cáo Tổng kết năm học 2018-2019 với những thành tích đã đạt được đáng ghi nhận cùng một số hạn chế còn tồn tại. TS.Hoàng Xuân Trọng đưa ra Kế hoạch và Phương hướng năm học 2019-2020 và Kế hoạch 5 năm với nhiều nhiệm vụ cần thực hiện và các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực, công tác.
Đến với phần tham luận, để bổ sung đầy đủ cho các bản báo cáo và phương hướng có 03 văn bản tham luận: Biện pháp nâng cao công tác CVHT của TS. Vũ Thị Sen – Trưởng bộ môn Kế toán; Biện pháp hỗ trợ sinh viên yếu và sinh viên Lào – Ths. Đặng Thị Huyền Mi – Bí thư Liên chi đoàn, Ths.Lò Thị Huyền Trang –Bí thư chi đoàn GVCB với tham luận về Phương pháp giảng dạy mới hiện đại. Cả ba bản tham luận đều chứa đựng nhiều tâm huyết, sáng kiến và kinh nghiệm đã tích lũy được của ba GV trong khoa. Tiếp đó là phần tham luận tự do sôi nổi với 5 ý kiến đóng góp, đề xuất cũng như giải pháp cho các công tác của khoa để hoàn thành tốt phương hướng đề ra và nhiệm vụ trong năm học mới.
Về Báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động công đoàn, Đ/c Đỗ Thị Minh Tâm đã nêu ra những công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành được của công đoàn.
Về công tác khen thưởng, BCN Khoa Kinh tế đã khen ngợi 3 đồng chí CBGV có thành tích suất sắc trong năm học 2018-2019, bao gồm: Đ/c Đỗ Thị Minh Tâm, Đ/c Đào Thị Vân Anh và Đ/c Đặng Trung Kiên để tuyên dương cũng như khích lệ sự nỗ lực phấn đấu của các cá nhân CBGV trong Khoa.
Sau hơn 3 giờ đồng hồ nghiêm túc làm việc, Hội nghị đã diễn ra thành công với các bản báo cáo tổng kết, đánh giá chi tiết, đồng thời triển khai được các biện pháp, phương hướng thực hiện kế hoạch cho năm học 2019-2020 và đặc biệt là Hội nghị cũng chứng kiến việc ký kết giao ước thi đua năm học mới giữa BCN Khoa và BCH Công đoàn bộ phận.
Khánh Linh – CLB Truyền thông Khoa Kinh tế
Thư mời viết bài hội thảo khoa học quốc tế về “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa”



Thư mời viết bài hội thảo cấp quốc gia với chủ đề “Thực trạng đào tạo E-learning ở Việt Nam, xu hướng thế giới và các yếu tố phát triển các loại hình trên ở Việt Nam”
Xác định xuất xứ hàng hóa hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP
Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BT đã hướng dẫn cụ thể về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Thông tư số 62/2019/TT-BTC quy định, để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu một trong các loại chứng từ sau: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người xuất khẩu hoặc người sản xuất phát hành (chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa): 01 bản chính; Hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu: 01 bản chính.
Trường hợp chưa kê khai để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu, để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, người khai hải quan có trách nhiệm khai rõ xuất xứ hàng hóa và khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan; Khai bổ sung và nộp 01 bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Theo Thông tư số 62/2019/TT-BTC, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có đủ các thông tin tối thiểu sau: Người xuất khẩu hoặc người sản xuất; Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận; Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận; Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất; Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu); Mô tả và mã số HS của hàng hóa; Tiêu chí xuất xứ; Thời hạn; Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền.
Đồng thời, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được cấp ở dạng văn bản giấy hoặc bản điện tử. Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không sử dụng tiếng Anh, người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch.
Trường hợp một nước thành viên Hiệp định CPTPP thông báo chỉ áp dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt tự chứng nhận xuất xứ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin thông báo của nước thành viên xuất khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc áp dụng các hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ nêu trên, danh sách cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu, danh sách người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt và các thông tin liên quan khác (nếu có).
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong trường hợp hoá đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên. Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải phát hành tách biệt với hóa đơn thương mại đó.
Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với 05 trường hợp sau:
Một là, xác định hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện để áp dụng ưu đãi thuế quan theo quy định;
Hai là, khi tiến hành xác minh mà không nhận được đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa có xuất xứ theo quy định.
Ba là, quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi yêu cầu xác minh nhưng người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không trả lời đề nghị xác minh hoặc không cung cấp thông tin xác minh theo quy định.
Bốn là, quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tổng cục Hải quan đề nghị tiến hành xác minh trực tiếp tại nước xuất khẩu nhưng người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không gửi văn bản trả lời chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu kiểm tra.
Năm là, trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định; Trường hợp người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn.
Thông tư số 62/2019/TT-BTC nêu rõ, trước khi ra quyết định từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo nội dung kết quả xác minh cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cung cấp thông tin xác minh. Người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo.
Trường hợp từ chối áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản cho người nhập khẩu biết.
Theo Tạp chí Tài chính
Chính sách tài chính trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Theo các chuyên gia kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế là một quá trình phức tạp, phạm vi rộng, chi phí thực hiện lớn. Đây cũng là hai nội dung có mối quan hệ đan xen, phụ thuộc lẫn nhau và chịu sự chi phối của nhiều chính sách khác nhau, trong đó không thể thiếu vai trò của chính sách tài chính.
Đối với mọi nền kinh tế, chính sách tài chính có vai trò quan trọng và vị trí đặc biệt trong thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội. Tại Việt Nam, qua kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính luôn được chú trọng.
Các chủ trương, định hướng đề ra trong nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển trung và dài hạn của đất nước đều rất coi trọng vai trò của tài chính trong huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực trong xã hội, chuyển tải các nguồn lực tài chính quốc gia phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó có mục tiêu, định hướng về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, chính sách tài chính vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong việc hình thành các cơ chế tạo động lực để thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế, cơ cấu lại ngành, lĩnh vực theo định hướng ưu tiên. Vẫn còn tình trạng các chính sách ưu đãi tài chính bị dàn trải, gây lãng phí nguồn lực, không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.
Trong bối cảnh đó, theo TS. Trương Bá Tuấn, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Việt Nam cần đẩy mạnh việc hoàn thiện khuôn khổ thể chế về tài chính; kiên định với các mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, an toàn nền tài chính công, qua đó tạo nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới tăng trưởng.
Trong đó, ngoài việc tập trung thực hiện có hiệu quả vai trò kiến tạo xây dựng hệ thống động lực để hỗ trợ cho thị trường huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, Nhà nước cần chủ động điều chỉnh thể chế về tài chính để thích ứng với cuộc CMCN 4.0 trên cơ sở gắn với 3 trụ cột chính, đó là: Áp dụng hiệu quả, chủ động các thành quả của CMCN 4.0; Khai thác, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính để thúc đẩy sự phát triển các yếu tố của CMCN 4.0, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế; Khắc phục có hiệu quả khoảng trống chính sách do xuất hiện các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử…) với quy mô ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, tăng cường hiệu quả huy động, phát triển các nguồn lực để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, tập trung tiếp tục thực hiện tổng thể việc cải cách hệ thống thuế, xây dựng một hệ thống thuế “thân thiện với tăng trưởng”. Thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu… Tiếp tục rà soát các chính sách ưu đãi về thuế đảm bảo việc thực hiện có chọn lọc, gắn với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực…
Tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, đảm bảo sự phát triển hài hòa. Tập trung phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, đẩy mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý, đưa thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, tín dụng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước, cải cách căn bản phương thức quản lý để đảm bảo phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực ngân sach nhà nước, phát huy vai trò là “nguồn vốn mồi” trong việc thu hút các nguồn lực xã hội.
Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân cấp và mối quan hệ tài khóa giữa các cấp ngân sách, chủ động có giải pháp để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương theo quy định của Hiến pháp năm 2013 trên giác độ thu và chi ngân sách nhà nước, đảm bảo ngân sách trung ương tiếp cận đẩy đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo phân định.
TS. Trương Bá Tuấn cũng cho rằng, cần đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống tài chính để hỗ trợ hiệu quả quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, cần đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính, ngân hàng thống nhất, tin cậy, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và phân tích dự báo.
Đồng thời, chuyên gia này cũng cho rằng, cần thực hiện hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, từng bước tạo “không gian tài khóa” đủ rộng để có thể đối phó với các biến động bất lợi trong và ngoài nước. Quản lý chặt chẽ sự gia tăng của nợ công, đảm bảo việc vay nợ cần phải đặt trong mối tương quan chung với kế hoạch và khả năng trả nợ, với chi phí vay nợ và mức độ rủi ro hợp lí. Quản lý hiệu quả các nguồn gốc gây ra rủi ro tài khóa, đảm bảo các khoản nợ dự phòng, kể cả các khoản nợ dự phòng theo cam kết…
Theo Tạp chí Tài chính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC: LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2019 – 2020 VÀ TÔN VINH CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN TIÊU BIỂU
Vào 7h30p, ngày 15/9/2019, Thầy và trò Trường Đại học Tây Bắc đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019-2020 và tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu.
Đến tham giự lễ khai giảng,về phía đại biểu gồm có: Đồng chí Phạm Văn Thủy – Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La; Các đ/c lãnh đạo đại diện cho Sở GDĐT các tỉnh Sơn La, Điện Biên; Các đồng chí lãnh đạo đại diện sở Ngoại vụ, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La, Ban thi đua khen thưởng tỉnh Sơn La; Các đồng chí đại diện các đơn vị, trường đại học liên kết với nhà trường; Lãnh đạo các trường Trung cấp, Cao đẳng, GDTX trong địa bàn tỉnh Sơn La. Về phía Nhà trường, Nhà giáo ưu tú, TS.Đinh Thanh Tâm-Bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng nhà trường; Nhà giáo nhân dân, TS.Nguyễn Văn Bao – nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các CBGV, Công chức, viên chức và sinh viên trong nhà trường có mặt đông đủ.
Mở đầu chương trình văn nghệ chào mừng, Đội văn nghệ Nhà Trường đã gửi tới Lễ khai giảng những tiết mục văn nghệ đặc sắc, đặc biệt với tiết mục múa giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Thái – Lào đã góp phần tạo nên sự long trọng, ấn tượng và thành công cho buổi lễ.
Phát biểu khai mạc Lễ khai giảng, Nhà giáo ưu tú, TS.Đinh Thanh Tâm-Bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng nhà trường đã tổng kết các thành tích, nhiệm vụ hoàn thành với kết quả cao của thầy và trò trong nhà trường trong năm học 2018 – 2019. Thầy nhấn mạnh, không chỉ nhờ có sự đoàn kết, phấn đấu của thầy và trò trong nhà trường mà còn nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía các cấp lãnh đạo, sự động viên, hỗ trợ của các ban ngành cùng các đơn vị liên kết đã giúp cho Trường Đại học Tây Bắc gặt hái được nhiều thành công, nhiều kết quả tốt đẹp trong năm học 2018 – 2019.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại mà phía Nhà trường cũng như các CBGV, công chức, viên chức và sinh viên trong nhà trường chưa thực hiện được cần có kế hoạch, giải pháp khắc phục. Thầy cũng không quên gửi lời tuyên dương và căn dặn tới các bạn tân sinh viên K60 cần có gắng, nỗ lực phấn đấu học tập và rèn luyện. Thầy cũng không quên gửi những lời chúc tốt đẹp và lời cảm ơn chân thành đến các quý vị đại biểu, các cấp lãnh đạo, các đơn vị liên kết, các đơn vị truyền thông đã đến đưa tin và tới dự Lễ khai giảng và chúc mừng cho thành công đã đạt được của trường Đại học Tây Bắc, đồng thời chúc cho thầy và trò trong nhà trường luôn cùng nhau phấn đấu, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển và thành công trong sự nghiệp giáo dục.
Tại buổi Nhà giáo ưu tú, PGS.TS. Nguyễn Triệu Sơn, phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn nhà trường đã đọc thư chúc mừng của Chủ tịch nước.
Cũng tại buổi Lễ, đồng chí Phạm Văn Thuỷ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã đánh giá cao những kết quả mà thầy và trò của Nhà trường đã đạt được trong năm học 2018 – 2019, đồng thời bày tỏ mong muốn Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”… Xây dựng môi trường giáo dục – đào tạo lành mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo, mở các mã ngành mới đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của xã hội; chú trọng tuyên truyền, có các giải pháp thu hút học sinh, lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào tham gia học tập, nghiên cứu tại tỉnh Sơn La và quan tâm, đảm bảo các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt nội trú cho sinh viên và các lưu học sinh Lào.
Tại buổi Lễ, đã tôn vinh và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho các cá nhân và tập thể như: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba cho 02 cá nhân; Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua cho 03 tập thể; Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La tặng “Huy hiệu vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Sơn La” cho 13 cá nhân; Nhà trường đã biểu dương và khen thưởng cho 20 sinh viên Việt và Lưu học sinh Lào có thành tích cao trong học tập và rèn luyện trong năm học 2018 – 2019.
Khánh Linh – CLB Truyền thông khoa Kinh tế
NGÂN HÀNG TMCP LIÊN VIỆT (LIENVIETPOSTBANK) THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
MÔ TẢ CÔNG VIỆC CÁC VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG
Địa điểm làm việc:
– Điện Biên: Tủa Chùa, Mường Ảng
– Lai Châu: Mường Tè, Sìn Hồ, Tân Uyên
Thông tin chi tiết tại website: http://jobs.lienvietpostbank.com.vn/
Chức danh: |
Chuyên viên Khách hàng doanh nghiệp |
||
Mô tả công việc: | – Lập và thực hiện kế hoạch công việc cá nhân
– Thiết lập, phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tìm kiếm, tiếp thị các sản phẩm cho vay của Ngân hàng tới khách hàng; bán chéo các sản phẩm, dịch vụ,… – Thực hiện công tác kinh doanh đối với Khách hàng doanh nghiệp: Tư vấn sản phẩm, thu thập hồ sơ, định giá TSBĐ, lập tờ trình tín dụng, quản lý khách hàng sau giải ngân, … – Thực hiện các công việc khác |
||
Yêu cầu tuyển dụng: | – Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học (chính quy) trở lên khối ngành kinh tế
– Kiến thức: Hiểu biết về văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cấp tín dụng. – Kỹ năng: Làm việc độc lập, làm việc nhóm; Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư. |
||
Chức danh: | Chuyên viên Khách hàng cá nhân và Ngân hàng Số | ||
Mô tả công việc: | – Lập và thực hiện kế hoạch công việc cá nhân
– Thiết lập, phát triển quan hệ khách hàng cá nhân: Tìm kiếm, tiếp thị các sản phẩm cho vay của Ngân hàng tới khách hàng; bán chéo các sản phẩm, dịch vụ,… – Thực hiện công tác kinh doanh đối với Khách hàng cá nhân: Tư vấn sản phẩm, thu thập hồ sơ, định giá TSBĐ, lập tờ trình tín dụng, quản lý khách hàng sau giải ngân, … – Kinh doanh các sản phẩm Ví Việt, thẻ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng điện tử,… – Thực hiện các công việc khác |
||
Yêu cầu tuyển dụng: | – Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học (chính quy) trở lên khối ngành kinh tế
– Kiến thức: Hiểu biết về văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cấp tín dụng. – Kỹ năng: Làm việc độc lập, làm việc nhóm; |
||
Chức danh: | Giao dịch viên | ||
Mô tả công việc: | – Lập và thực hiện kế hoạch công việc cá nhân
– Thực hiện công tác phát triển Khách hàng tại quầy: gọi điện, tìm kiếm, tiếp thị các khách hàng huy động; bán chéo các sản phẩm dịch vụ,… – Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch Khách hàng: Thực hiện các giao dịch với khách hàng như gửi/rút tiền, chuyển khoản, thu đổi séc/ngoại tệ,… – Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên |
||
Yêu cầu tuyển dụng: | – Cá nhân: Tuổi: ≤ 25 (sinh năm 1994 trở lại); Giới tính: Nữ; Ngoại hình ưa nhìn.
– Trình độ: Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành liên quan đến kinh tế – Kỹ năng: Bán và chăm sóc khách hàng; giao tiếp và thuyết phục |
||
Cách thức nộp hồ sơ:
- Ứng viên hoàn thiện Đơn đăng ký ứng tuyển theo mẫu định dạng file excel.
- Đặt tên file Đơn đăng ký ứng tuyển như sau: Địa điểm làm việc – Vị trí ứng tuyển – Họ và tên ứng viên (Ví dụ: Lâm Đồng – Giao dịch viên – Nguyễn Thị A)
- Gửi Đơn đăng ký ứng tuyển (file excel) về địa chỉ email [email protected] với tiêu đề email như sau: Địa điểm làm việc – Vị trí ứng tuyển – Họ và tên ứng viên (Ví dụ: Lâm Đồng – Giao dịch viên – Nguyễn Thị A)
- Yêu cầu: Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ theo mẫu của Ngân hàng, định dạng file excel và đặt tên file theo đúng hướng dẫn trên.
Mẫu đơn đăng ký ứng tuyển trong file dưới đây:
Mau Don dang ky ung tuyen Lienvietpost Bank
Thương chiến Mỹ – Trung: Ai đang lũng đoạn thị trường tài chính toàn cầu?
Thế giới đang theo dõi sát sao cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung khi nó đang có nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ nếu nhiều quốc gia phá giá nội tệ.
“Tình hình thế giới đang rất phức tạp”, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia mở đầu nhận định của mình, khi tham luận tại hội thảo “Cải cách hành chính ngành ngân hàng: Doanh nghiệp và người dân thuận lợi trong giao dịch ngân hàng”, do trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức sáng ngày 16/5.
“Rủi ro rất lớn và khó lường hơn”
Dẫn cụ thể cho nhận định trên, ông Nghĩa điểm lại, đã có 4 dự báo cho rằng khủng hoảng toàn cầu là không thể tránh khỏi; nếu xảy ra thì quy mô rất lớn, có thể “lún” rất sâu. Trong khi đó, kinh tế thực đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi kinh tế ảo khiến rủi ro rất lớn và khó lường hơn.
Hiện quy mô GDP toàn cầu là 60.000 tỷ USD, nhưng quy mô thị trường tài chính toàn cầu khoảng 360.000 tỷ USD (gấp 6 lần), khoảng cách này đang giãn rộng và không một cơ quan nào trên toàn cầu quản lý nổi.
Rủi ro về tài chính đang hiện rõ khi trong vòng 125 năm qua chỉ số Dow Jones của Mỹ có 8 lần biến động trên 1.000 điểm, nhưng năm 2018 có 5 lần.
Đường cong lãi suất đang đi xuống, tức là lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm thấp hơn lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng. Từ đầu năm tới giờ đã có vài lần xảy ra tình trạng này. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, điều này cho thấy các nhà đầu tư dài hạn rất hoang mang, họ đang tái cấu trúc các khoản đầu tư dài hạn sang ngắn hạn đề phòng biến động thị trường tài chính toàn cầu.
Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường tài chính phái sinh rất khủng khiếp. Phái sinh lãi suất tăng bình quân 70%/năm, phái sinh tỷ giá tăng trưởng 56%/năm, phái sinh chứng khoán tăng trưởng 70%/năm. Phái sinh là dựa vào chứng khoán cơ sở, dựa vào đòn bẩy tiền tệ… Các nhà quản lý đã tìm mọi cách để giám sát thị trường tài chính phái sinh nhưng không được.
Đến nay, cơ chế giám sát toàn cầu về tài chính không còn, Mỹ cũng đã bỏ lửng vai trò dẫn dắt thị trường tài chính toàn cầu. Nhóm G20 (20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) cũng không đủ sức khi trong 4 phiên họp gần đây của G20 cũng không đưa ra được tuyên bố chung nào.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng không có công cụ và không đủ sức mạnh để dẫn dắt tài chính toàn cầu – dù IMF đã có nghiên cứu và dự báo rằng có thể xảy ra hoảng loạn tài chính. IMF từng có đề án phát hành đồng tiền của IMF – đồng tiền này được tất cả các nước tham chiếu như vàng, nhưng Mỹ và Trung Quốc phản đối. Vì nếu làm vậy đồng USD biến mất khỏi công cụ thanh toán quốc tế. Dự án này đã năm 6 năm trong két sắt của IMF.
Cả G20 và IMF đều không đủ sức, vậy ai có thể cầm trịch tài chính toàn thế giới?
Theo phân tích của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, các quỹ đầu tư quốc gia, đặc biệt của Trung Quốc và Trung cận Đông những năm gần đây làm ăn tốt, dựa vào thị trường phái sinh để đầu cơ, đang lũng đoạn thị trường tài chính toàn cầu. Mỹ đang lo ngại về thị trường tài chính, nếu Trung Quốc tung đòn tái cấu trúc lại tất cả các kỳ hạn các khoản đầu tư vào Mỹ thì đồng USD bị ảnh hưởng ngay. Do đó, cả hai bên mới găng nhau và căng thẳng.
Nước Mỹ đã từng đóng cửa biên giới nhiều lần tới 100% vẫn tồn tại, không ảnh hưởng gì, vì tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, con người, văn hoá rất mạnh mẽ.
Một giả thiết đặt ra nếu Trung Quốc phá giá nội tệ thì các nước khác cũng sẽ làm theo để tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá, nhất là các nước có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc.
Thế giới đang theo dõi sát sao cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung khi nó đang có nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ, nếu các nước phá giá nội tệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá. Điều này xảy ra sẽ rất nguy hiểm, các quốc gia sẽ phải trả giá bằng nhiều hệ luỵ sau đó.
Sự căng thẳng trong thương chiến Mỹ – Trung dựa trên “lý thuyết của Trump”, đó là GDP của Mỹ dựa vào 3 yếu tố: Tiêu dùng nội địa (7% GDP) + Đầu tư công của Chính phủ (12% GDP) + Đầu tư tư nhân (21% GDP) – Thương mại quốc tế (âm 3% GDP).
Cũng theo góc nhìn của chuyên gia trên, điều quan trọng, dân Mỹ sợ tương lai bất ổn nên đã giảm chi tiêu. Để kích cầu bằng cách tăng chi tiêu của Chính phủ cũng không ổn, vì giải pháp này đã thất bại trong quá khứ (thời kỳ Tổng thống Barack Obama). Vì khi Chính phủ bỏ ra 1 đồng chi tiêu thì người dân phải bỏ ra 1,5 đồng để đầu tư ăn theo. Giờ ngược lại, khi khủng hoảng Chính phủ bỏ tiền ra là tư nhân “tháo chạy”. Tư nhân thấy Chính phủ đầu tư là sợ, vì họ nhìn thấy bất ổn.
Theo tính toán của nhóm cố vấn kinh tế thời ông Barack Obama khi bỏ ra 1 đồng đầu tư Chính phủ sẽ tạo ra mức lan toả tới 1,54 đồng, nhưng các cố vấn kinh tế của ông Donald Trump lại cho thấy bỏ ra 1 đồng đầu tư Chính phủ chỉ tạo ra lan toả được 0,96 đồng năm đầu tiên, còn 0,76 đồng năm thứ 2 và còn 0,6 đồng năm thứ 3.
Như vậy, phải tập trung vào đầu tư tư nhân. Muốn kích thích đầu tư tư nhân phải giảm thuế thu nhập.
Vấn đề của Mỹ là làm sao giảm thâm hụt thương mại từ âm 3% GDP về 0%?
Trả lời câu hỏi trên, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nêu góc nhìn: Mục đích của ông Donald Trump là đánh thuế hàng Trung Quốc tới mức tiêu dùng nội địa của Trung Quốc tăng lên 2% (nhất là tiêu dùng hàng Mỹ), để xoá sổ mức âm 3% thâm hụt thương mại của Mỹ.
Về thương chiến với Trung Quốc, Mỹ không lo ngại nhiều, vì tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu mới chỉ chiếm 27% GDP, trong khi Việt Nam tới 200% GDP cho thấy Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào thương mại toàn cầu nên hoảng sợ.
Đối sách nào cho Việt Nam?
Tại hội thảo trên, theo đánh giá của ông Nghĩa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỏ ra ngày càng thành thạo và chuyên nghiệp hơn. Việt Nam có thoát được ảnh hưởng khủng hoảng hay không phụ thuộc rất lớn vào Ngân hàng Nhà nước, phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định của các ngân hàng thương mại. Nếu để các ngân hàng thương mại bất ổn là nguy.
Theo đó, trong bối cảnh quốc tế như vậy, tình hình tài chính thế giới như vậy, nếu chính sách tiền tệ vững, nếu các định chế tài chính, đặc biệt là các ngân hàng vững thì Việt Nam có thể chống chọi được.
Liệu Việt Nam có thể “lấy nhất biến ứng vạn biến” không? Khuyến nghị đưa ra tại hội thảo, Việt Nam nên lấy tính ổn định làm trọng mới ứng phó được các bất ổn của thế giới. Trên nền tảng ổn định đó mới có nhiều công cụ và lựa chọn lúc cấp bách. Để ổn định, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát được tiền cơ sở thì mới kiểm soát được lãi suất.
Làm sao để ổn định các ngân hàng thương mại? Đây là thời điểm vô cùng quan trọng của các ngân hàng, nếu không cẩn thận sẽ “trôi theo dòng đời, mà dòng đời chưa biết sẽ trôi về đâu” – ông Nghĩa ví von.
Cũng theo đánh giá của chuyên gia này, hai năm gần đây các ngân hàng thương mại quay lại thời kỳ tăng trưởng khả quan nhất trong lịch sử ngân hàng, với chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ 14-15%, lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) xấp xỉ 1%, nợ xấu dưới 5%. Các ngân hàng Việt đang được xếp hạng ngang hàng các NHTM ở Đông Nam Á.
Do đó, các ngân hàng thương mại nên rà soát lại danh mục cho vay, nhất là các khách hàng lớn nhất về cho vay, đánh giá lại toàn bộ tình trạng cho vay trung hạn, dài hạn để tái cấu trúc và có biện pháp dự phòng ứng phó ngay từ bây giờ. Điều quan trọng nhất là cứu, nếu không cứu được thì bỏ.
Theo Lan Anh/bizlive.vn