Chuyên mục chính

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2019

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2019 ước tính tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của quý I/2018 nhưng cao hơn tăng trưởng quý I các năm 2011-2017, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành quyết liệt cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ngay từ những tháng đầu năm 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 4,9% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,63%, đóng góp 51,2%; khu vực dịch vụ tăng 6,5%, đóng góp 43,9%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 3,97% của quý I/2018, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,2%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 5,1%, đạt mức tăng trưởng cao nhất của quý I trong 9 năm trở lại đây, đóng góp 0,14 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 8,95% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,14 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong quý I/2019 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 12,35%, tuy thấp hơn mức tăng 14,3% của quý I/2018 nhưng cao hơn mức tăng quý I các năm 2012-2017, đóng góp lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm với 2,72 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng quý I năm nay tăng trưởng âm (giảm 2,2%), làm giảm 0,15 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 10,3% và khí đốt tự nhiên giảm 2,4%. Ngành xây dựng 3 tháng đầu năm nay duy trì mức tăng trưởng khá với 6,68%, đóng góp 0,39 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 7,82% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung với 0,95 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,22%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,71%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,75%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,25%; khu vực dịch vụ chiếm 44,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,55% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2018 là: 10,35%; 35,31%; 43,72%; 10,62%).

Trên góc độ sử dụng GDP quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2018; tích lũy tài sản tăng 6,2%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,81%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,7%.

Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Tài chính

Sinh viên Kế toán: Cảm nhận về kỳ thực tập tại công ty TNHH Tú Tứ

Thời gian thấm thoát trôi thật nhanh, mới ngày nào đó chúng em mới bỡ ngỡ bước vào cánh cửa trường đại học vậy mà cũng đã 4 năm trôi qua, bây giờ chúng em đã đi thực tập. Nhớ lại những kỷ niệm buồn, vui có nhau bên lũ bạn và bên thầy, cô những người đã dạy cho chúng em rất nhiều điều thú vị cũng như những trải nghiệm trong cuộc sống, giờ đây chúng em lại một lần nữa được trải nghiệm một môi trường mới nó được gọi là ngưỡng cửa mới của cuộc đời mỗi sinh viên đó là kỳ thực tập, kỳ thực tập được coi là giai đọan quan trọng mỗi cuộc đời của sinh viên trước khi tốt nghiệp. Sau đây em xin được bày tỏ một vài cảm nghĩ của riêng mình qua một tháng đầu tiên của kỳ thực tập, trải nghiệm tại Công ty TNHH Tú Tứ.

Là sinh viên ngành Kế Toán, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Bắc, em cùng 16 bạn sinh viên cùng khóa có cơ hội thực tập tại công ty TNHH Tú Tứ theo thỏa thuận hỗ trợ đào tạo giữa Công ty TNHH Tú Tứ với ngành Kế toán của Nhà trường. Trước khi đi thực tập em cảm thấy rất vui nhưng cũng không kém phần hồi hộp lo lắng. Vui vì mình sẽ được sử dụng kiến thức tiếp thu trên giảng đường áp dụng vào thực tế, được làm việc trong một môi trường mới cùng các cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm lâu năm tại công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán uy tín trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Sơn La, đây quả là một cơ hội tốt được trải nghiệm, học tập cho bản thân trước khi ra trường. Tuy nhiên, em cũng cảm thấy lo lắng, hồi hộp vì bản thân chưa có kinh nghiệm làm việc và chưa thành thạo các kỹ năng chuyên môn.

Những lo lắng ban đầu của em nhanh chóng được xua tan khi nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các anh chị ở công ty TNHH Tú Tứ. Các anh chị đã không ngại khó khăn hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, giúp em tự tin, mạnh dạn hơn và luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.

Qua một tuần đầu tiên, tuy em có cảm nhận được sự mệt mỏi của một ngày làm việc đúng theo thời gian quy định là 8h/ ngày, nhưng không vì thế mà em nản lòng được đến học tập và làm việc tại đây. Em nhận thấy bản thân và các bạn thực tập được học hỏi nhiều kiến thức thực tế từ các anh chị trong cơ quan, nên chúng em cảm thấy rất thú vị, vui vẻ và hạnh phúc.

Trong quá trình thực tập, em được làm các công việc liên quan đến chuyên ngành của mình được học, đặc biệt là phần mềm kế toán máy cho doanh nghiệp. Trong chương trình đào tạo tại trường, em đã được học các kiến thức cơ bản về phần mềm kế toán máy Misa 2017 nên khi được các cán bộ giao việc em cảm thấy khá tự tin và thích thú với công việc của mình, vì vậy khi được giao nhiệm vụ hạch toán các chứng từ hóa đơn vào phần mềm hoặc rà soát, đối chiếu chứng từ của công ty với số liệu đã hạch toán thì em và các bạn luôn cố gắng làm tốt và hoàn thành đúng thời hạn. Quá trình thực hiện những công việc này, chúng em được các anh chị giải đáp những thắc mắc và những vướng mắc trong quá trình lên sổ kế toán cũng như một số nghiệp vụ còn chưa rõ ràng và cách xử lý ra sao, em còn biết thêm về cách đối chiếu và kê khai các loại thuế sao cho đúng, đặc biệt là cách sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế,…

Sau một tháng đầu thực tập, em đã áp dụng các kiến thức chuyên ngành vào thực tế và hiểu rõ hơn các trải nghiệm thực tế, được học hỏi các kĩ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng kĩ năng tin học, giao tiếp, ứng xử khi làm việc với khách hàng và các cơ quan. Đặc biệt, em học được tác phong làm việc nơi công sở, em không còn thiếu tự tin, rụt rè như trước, thay vào đó là sự cởi mở, sống có trách nhiệm với bản thân và em càng thấy yêu thích và trân trọng chuyên ngành kế toán mà mình đang theo học hơn.

Chúng em vừa kết thúc giai đoạn thực tập thứ nhất (4 tuần), tuần tới chúng em tiếp tục bước vào giai đoạn thực tập chính thứ 2 (8 tuần), nhưng với tinh thần hăng hái và sự yêu thích được trải nghiệm thực tế nhiều hơn nữa, chúng em sẽ tiếp tục học hỏi và trải nghiệm được nhiều điều bổ ích, khám phá nhiều điều mới mẻ nữa để chuẩn bị hành trang sẵn sàng ra trường, tự tin bước vào nghề nghiệp mà mình đã được đào.

Cuối cùng em xin gửi tới lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh tế và cô Lương Thị Thủy vừa là cố vấn học tập và là giáo viên hướng dẫn đã tạo điều kiện để giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Công ty TNHH Tú Tứ đã không ngại khó khăn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty.

Trương Thị Sen – Lớp K56 ĐH kế toán B

ĐOÀN VIÊN – THANH NIÊN KHOA KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC CHÀO MỪNG “THÁNG THANH NIÊN NĂM 2019”

Nói đến tháng 3, là lại gợi cho ta hình ảnh về những bóng áo xanh tình nguyện, màu xanh của sức sống, tuổi trẻ đầy hoài bão, nhiệt huyết, những khát khao cống hiến mãnh liệt và cả những ước mơ của tương lai. Trong cuộc sống, không ai là không có ước mơ, dù chỉ là ước mơ giản đơn. Ước mơ là động lực để con người làm việc, học tập… Nếu không có ước mơ, cuộc sống sẽ đơn điệu, buồn chán. Cuộc sống cho dù vất vả, bận rộn đi chăng nữa ta vẫn thầm mơ rằng mọi việc sẽ sáng sủa, tin tưởng vào những điều tốt đẹp hơn ở ngày mai. Và cứ như vậy cuộc sống sẽ thêm thú vị, không còn tẻ nhạt nữa.

Mỗi chúng ta khi bước qua mái trường phổ thông, ta mơ ước tương lai mình vào đại học, học xong lại mơ ước tìm được một công việc để cống hiến, để khẳng định, để nuôi sống bản thân và gia đình. Ước mơ thì luôn luôn mang sắc màu tươi tắn, trong sáng, tốt đẹp chứ chắc chẳng ai mơ ước làm điều không tốt. Nên hãy ước mơ vì ước mơ sẽ chỉ đường cho ta hướng đích cuộc sống. Cho dù trên đường đi có thể có vấp ngã nhưng chính ước mơ sẽ nâng chúng ta đứng dậy đi tiếp… Và tuổi trẻ là tuổi tươi đẹp nhất của ước mơ. Tuổi đôi mươi là giai đoạn thể lực và tinh thần của con người dồi dào nhất để nuôi dưỡng hoài bão.

Tháng 3, tháng của những mầm non nảy lộc, tháng của vạn vật sinh sôi và cũng chính là tháng của những hoài bão, cống hiến tuổi trẻ của mỗi đoàn viên, sinh viên. Hàng năm, Đoàn trường Đại học Tây Bắc đều phát động những chương trình lớn hưởng ứng tháng thanh niên trên toàn quốc.

Nhằm mục đích lan tỏa ý nghĩa đẹp của tháng thanh niên và đưa ra những hành động thiết thực cho đoàn viên, thanh niên khoa Kinh tế, Liên chi đoàn khoa Kinh tế đã tổ chức một số hoạt động trọng điểm tháng thanh niên năm 2019.

Ngày 16 tháng 03 năm 2019, nhằm mục đích phát động việc trang trí lại bồn hoa tại Giảng đường B, trường Đại học Tây Bắc, nơi hàng ngày sinh viên khoa Kinh tế đến giảng đường đều đi qua, gần 30 đối tượng đảng khoa Kinh tế đã bắt tay vào việc trang trí hai bồn hoa trước nhà B với những công việc cụ thể như: làm cỏ, xới đất, bón phân, đổ đất mới và gieo hạt, chăm sóc cây hàng ngày để có được bồn hoa đẹp cho cả khu giảng đường.

Tiếp theo đó, hưởng ứng phong trào xây dựng tủ sách cho thanh niên của Đoàn trường đại học Tây Bắc, Liên chi đoàn đã vận động các đoàn viên, thanh niên góp sách, giáo trình, tài liệu tham khảo,… Các loại sách nhận được phong phú thể loại từ sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông, đến các sách tiếng anh, tiếng Lào, tiếng H’Mông,… với số lượng sách thu được lên đến gần 330 quyển của các bạn sinh viên K57, 58, 59 đóng góp (K56 đi thực tập tại địa phương).

Sôi nổi nhất trong tháng thanh niên chính là hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam – Lào tổ chức ngày 24/03/2019 với các hoạt động chính là: Gian hàng ẩm thực, trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ và trình diễn thời trang. Liên chi đoàn khoa Kinh tế và liên chi đoàn khoa Sử – Địa được giao chung một liên quân đã chuẩn bị các hoạt động từ trước đó 1 tuần với sự tham gia của gần 100 đoàn viên thanh niên, lưu học sinh Lào khoa Kinh tế trong tất cả các hoạt động. Với sự nỗ lực đó, liên quân khoa Kinh tế – Sử địa đã xuất sắc dành giải nhất nội dung Trại gian hàng ẩm thực và trò chơi dân gian, giải khuyến khích nội dung trình diễn trang phục dân tộc.

Ngày hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Lào đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng các vị đại biểu về tuổi trẻ Nhà trường, cũng như đem lại sự trải nghiệm quý báu cho đoàn viên, thành niên Khoa Kinh tế. Thành công của Ngày hội giao lưu văn hóa Việt Lào nói riêng cũng như các hoạt động tháng thanh niên nói chung đã và đang mở ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa cho các hoạt động của tuổi trẻ khoa Kinh tế trong thời gian tiếp theo.

Th.s Đặng Thị Huyền Mi – Bí thư LCĐ Khoa Kinh tế

 

 

 

 

Việt Nam và các giải pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận

Việc tham gia triển khai BEPS được nhận định góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, của ngành Thuế nói riêng, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Kinh nghiệm thế giới trong nhận diện các hình thức trốn thuế

Hàng năm, ở các nước OECD, số thuế bị mất đi do các hành vi làm xói mòn cơ sở thu thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (BEPS) vào khoảng 100-240 tỷ USD, tương đương 4 -10% số thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển mới chịu tác động nhiều nhất từ việc thất thu thuế do phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và hệ thống pháp lý, chính sách thuế chưa đủ tầm bao quát để quản lý.

Cụ thể tại Indonesia, thất thu ngân sách thể hiện qua mức độ tuân thủ thuế thấp, tỷ trọng đóng góp của thuế thu nhập cá nhân thấp, việc khó khăn khi xác định số thuế của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là tình trạng các doanh nghiệp báo lỗ ở tất cả các năm và có nhiều dàn xếp dẫn tới hiện tượng tránh, trốn thuế. Trong khi đó, tại Trung Quốc nhiều doanh nghiệp thành lập và sử dụng công ty thương mại trung gian để triển khai gián tiếp các hoạt động trong giao dịch thương mại.

Dưới chính sách ưu đãi một phần của thuế giá trị gia tăng đánh trên hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc có thể trốn thuế bằng việc khai báo sai giá bán tới các công ty thương mại trung gian trong nước, đặc biệt là khi tiêu thụ những sản phẩm tự sản xuất. Qua đó, hành vi trốn thuế thông qua thương mại trung gian có thể liên quan đến các hoạt động giao dịch biên mậu, thông qua việc khai báo sai trị giá hàng hóa xuất khẩu cho  đối tác nước ngoài.

Để ngăn chặn các hành vi trốn thuế, các nước OECD đã triển khai mở rộng cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm chống chuyển giá, chống chuyển lợi nhuận đối với các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. Theo đó, Áo mở rộng cơ sở tính thuế đối với các giao dịch bất động sản (tăng mức thuế suất).

Tại Nhật Bản, ngoài việc tiến hành giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25,5% năm 2015 xuống còn 23,9% năm 2016; 23,4% năm 2017 và 23,2% vào năm 2018, Chính phủ nước này đã mở rộng cơ sở thuế, bao gồm đơn giản hóa hệ thống thuế đối với khấu hao và giảm ngưỡng tối đa của các khoản lỗ được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Trong nhiều năm qua Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, từng bước gia nhập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực.

Việc trở thành thành viên của các tổ chức này và tham gia các FTA đã và đang đem lại cho Việt Nam các lợi ích như ưu đãi thuế quan, xóa bỏ các rào cản phi thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như miễn giảm tiền thuê đất, điều chỉnh giảm thuế thu nhập DN. Các yếu tố này đã góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất sản xuất, xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của các nhà đầu tư, đồng thời thu hút mạnh mẽ vốn FDI vào Việt Nam.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2019-2020, nhiệm vụ thu ngân sách vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức với những biến động phức tạp, khó lường do tác động của các yếu tố thiên tai, quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế số… Đặc biệt trong giai đoạn 2019-2020, phần lớn các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết sẽ bước vào giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu.

Thêm vào đó, FTA thế hệ mới như EVFTA (hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU) đặt ra yêu cầu cao hơn các FTA khác về xóa bỏ thuế nhập khẩu. Những yếu tố nêu trên có tác động không nhỏ đến mức độ thâm hụt NSNN trong những năm tới. Do đó, việc nghiên cứu, triển khai các giải pháp cụ thể để hướng tới một hệ thống thu ngân sách bền vững, hiệu quả là hết sức cấp thiết.

Mặt khác, tại Việt Nam, về cơ bản, các văn bản quy phạm nêu trên được các chuyên gia quốc tế của OECD, WB đánh giá là phù hợp với định hướng triển khai Chương trình BEPS theo khuyến nghị của OECD/G20. Nhìn chung, việc kịp thời ban hành các văn bản này sẽ giúp cơ quan quản lý thuế có công cụ quản lý “mạnh mẽ hơn và linh hoạt hơn” để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các DN có giao dịch liên kết.

Với tư cách là thành viên thứ 100 tham gia Diễn đàn hợp tác thực hiện Chương trình BEPS, trong giai đoạn 2016-2020, ngành Thuế đang tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, cập nhật định hướng sửa đổi chính sách theo khuyến nghị của OECD/G20 nhằm đảm bảo phù hợp với lộ trình cải cách, hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc tham gia triển khai BEPS được nhận định góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, của ngành Thuế nói riêng, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Đồng thời, việc triển khai BEPS cũng giúp ngành Thuế thích ứng kịp thời với những tác động của quá trình hội nhập trên cơ sở đề xuất một số giải pháp về chính sách và quản lý thuế cũng như tăng cường hợp tác hành chính thuế quốc tế với các cơ quan thuế các nước nhằm ngăn chặn hiệu quả các hành vi trốn, tránh thuế của người nộp thuế thông qua hành vi chuyển giá, rủi ro thất thu thuế từ các giao dịch qua biên giới nhằm tăng cường kiểm soát đối với giao dịch liên kết có quy mô lớn của các tập đoàn đa quốc gia thông qua quy định DN trong nước có nghĩa vụ cung cấp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, để cơ quan Thuế làm cơ sở đánh giá rủi ro trước khi lập kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng.

Mặt khác, giảm thiểu thủ tục kê khai đối với DN có quy mô giao dịch không đáng kể hoặc thuộc diện áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực quản lý và thực hiện nghĩa vụ tuân thủ cho cả cơ quan Thuế và người nộp thuế.

 

Thực trạng chuyển giá và giải pháp chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển chưa toàn diện. Vốn, công nghệ còn thiếu và lạc hậu, dẫn đến sự phát triển kinh tế thiếu bền vững trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như hiện nay. Để thu hút các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi, từ môi trường đầu tư, chính sách thuế cũng như các điều kiện đảm bảo khác nhằm thu hút đầu tư. Trên thực tế, các DN nước ngoài trong thời gian qua đầu tư khá ồ ạt vào Việt Nam. Các dự án FDI đã góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu của ngân sách, đến môi trường cạnh tranh, đó là hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các DN trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư.
Từ khóa: Thực trạng chuyển giá; giải pháp chống chuyển giá; trốn thuế; môi trường đầu tư; cạnh tranh không lành mạnh.

  1. Thực trạng chuyển giá của các DN FDI

Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong Tập đoàn hoặc giữa các Công ty con với nhau hoặc Công ty con với Công ty mẹ trong phạm vi quốc gia hoặc ngoài phạm vi quốc gia không theo giá thị trường, nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty phải nộp cho Nhà nước.

Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết.

1.1. Các chiêu trò chuyển giá của một số DN FDI

Các DN FDI thường sử dụng các chiêu trò, như: Nâng giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cao, hạ giá xuất khẩu xuống thấp, để từ đó báo lỗ hoặc giảm lợi nhuận trên sổ sách (chuyển giá) nhằm trốn nộp thuế, các DN có hiện tượng trên thường phổ biến nhất ở các ngành có nhiều tài sản vô hình là ngành có công nghệ độc quyền, sản xuất các sản phẩm không phổ biến trong nước, nên không có tiêu chí hay cơ sở để so sánh. Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh – nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Một số DN FDI làm cả 2 đầu là nâng chi phí đầu vào, tìm cách ép giá đầu ra xuống thấp và xuất khẩu hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam qua một nước trung gian (những nước trung gian có thuế suất thấp), sau đó từ công ty nước trung gian đưa hàng hóa vào châu Âu hay châu Mỹ”. Một số DN FDI khác lại dùng “thủ thuật” tìm mọi cách nâng chi phí đầu vào (nâng giá như thiết bị, vật tư, nguyên liệu, định mức tiêu hao vật tư/đơn vị sản phẩm, chi phí phân bổ từ công ty mẹ) để làm lợi nhuận giảm, khi đó DN không có lãi hoặc lãi ít nên không phải nộp hoặc nộp ít thuế thu nhập DN. Cuối cùng là nhóm DN FDI có công ty mẹ ở nước ngoài. Thường các DN này sử dụng cả 2 hình thức nêu trên để thực hiện chuyển giá, do công ty mẹ cung cấp nguyên liệu. Đồng thời, bao đầu ra của sản phẩm, nên việc kiểm soát giá nguyên liệu cũng như giá sản phẩm xuất khẩu sẽ trở nên khó khăn với các cơ quan quản lý của Việt Nam, nhất là các sản phẩm này lại được xuất khẩu sang nước trung gian thứ 3.

1.2. Một số kết quả đầu tư của các DN FDI vào Việt Nam trong những năm qua

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến thời điểm 26/12/2016, Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI đạt 2.556 dự án cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký đạt 15, 182 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và giảm 2,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, có 1.225 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5, 765 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và giảm 19,7% về vốn tăng thêm. Trong năm 2016 có 2.547 DN, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần (với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện) với tổng vốn đầu tư là 3, 425 tỷ USD.

Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt 24, 372 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15, 8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay. Riêng 9 tháng đầu năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục, lên đến 25, 48 tỷ USD, tăng đến 34,3% so với cùng kỳ năm 2016 [1 ](Tags: Cục Đầu tư nước ngoài, điều chỉnh vốn, vốn đầu tư nước ngoài, mua cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài).

Tuy nhiên, với sự đầu tư ồ ạt của các DN FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây đã nảy sinh một vấn đề rất khó kiểm soát, đó là: Số lượng các DN FDI trong cả nước theo thống kê những năm gần đây thì có tới 50% DN FDI kê khai lỗ, trong đó có nhiều DN thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp (tại thành phố Hồ Chí Minh có tới gần 60% trong số trên 3.500 DN FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm; Tương tự tại tỉnh Lâm Đồng với 104/111 DN FDI báo cáo lỗ liên tục; tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI, cũng có đến 50% DN FDI báo cáo lỗ từ năm 2006 đến nay,… Mặc dù thua lỗ triền miên, song các DN FDI này vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Điển hình có những biểu hiện “đáng ngờ” về chuyển giá, phải kể đến Công ty Coca -Cola Việt Nam. Trong hơn 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Do lỗ liên tục như vậy nên Coca -Cola Việt Nam không phải đóng thuế thu nhập DN, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30%/năm,…

Trước hàng loạt dấu hiệu đáng nghi ngờ của các DN FDI. Để ngăn chặn dấu hiệu chuyển giá, chốn thuế của các DN này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐCP về quản lý thuế với DN có giao dịch liên kết có hiệu lực từ 1/5/2017. Theo tinh thần của Nghị định này, các nguyên tắc đưa ra để xác định giá giao dịch liên kết như: Phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập; Nguyên tắc bản chất quyết định hình thức để xác định đúng bản chất giao dịch liên kết có tính chất tương đồng với các đối tượng so sánh độc lập; Phân tích, so sánh phải đảm bảo tính tương đồng giữa đối tượng so sánh độc lập và giao dịch liên kết; áp dụng phương pháp đối chiếu, rà soát,… đối với các yếu tố so sánh để lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập nhằm ngăn ngừa tình trạng chuyển giá của các DN FDI tại Việt Nam.

1.3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển giá của các DN FDI tại Việt Nam

Sở dĩ có hiện tượng chuyển giá của các DN FDI trong thời gian khá dài mà Việt Nam chưa kiểm soát hết là do:

– Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó, họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá mà họ mong muốn.

– Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết, nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích và không làm thay đổi lợi ích toàn cục.

– Việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.

– Do tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế giữa các quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chuyển giá, nhằm có lợi cho các bên trong nhóm liên kết….

– Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa khiến cho việc khó xử lý nạn chuyển giá tại các DN FDI hiện nay, là do khuôn khổ pháp lý chống chuyển giá chưa hoàn thiện. Luật chống chuyển giá vẫn chưa hình thành, ngành thuế chưa có chức năng điều tra DN. Mặt khác, các cơ quan bộ, ngành chưa có phương pháp phối hợp, điều tra và xử lý hiệu quả nên đã vô tình tạo ra lỗ hổng về pháp lý, từ đó các DN FDI chuyển giá ngày càng tinh vi, rất khó phát hiện và không dễ xử lý.

  1. Giải pháp chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Chuyển giá không chỉ làm thất thu ngân sách nhà nước, mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. Để hạn chế tình trạng này cần tập trung thực hiện hiệu quả vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Trước mắt, Việt Nam cần hoàn thiện hành trang pháp lý về chống chuyển giá và tiến tới ban hành Luật chống chuyển giá; Thu hẹp các ưu đãi về thuế, cụ thể là hạn chế tối đa các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế; Chuyển giao quyền điều tra cho cơ quan thuế từ cấp Tổng cục và lâu dài đến cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố; Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về gười, DN nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các DN.

Thứ hai, kiện toàn bộ máy. Mới đây, Tổng cục Thuế chính thức thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng. Đồng thời, lực lượng thanh tra giá chuyển nhượng được thành lập tại 4 Cục thuế địa phương có nhiều rủi ro liên quan đến giá chuyển nhượng, như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Đây là lực lượng chuyên trách làm việc chống chuyển giá tại cơ quan thuế Trung ương đến địa phương, cũng như tiến hành thu thập xử lý thông tin từ các DN có quan hệ liên kết từ cơ quan thuế và bên thứ ba. Vấn đề đặt ra hiện nay là, các cơ quan thuế cần khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng được yêu cầu khai thác, phân tích rủi ro và làm căn cứ để xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết. Bởi theo các Cục Thuế địa phương, việc nhận dạng chuyển giá không khó, nhưng quá trình xử lý gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có dữ liệu, nên cán bộ thuế vẫn phải làm thủ công, nhặt từng khoản mục để so sánh, đối chiếu.

Thứ ba, áp dụng phương pháp định giá (APA- cơ chế thoả thuận trước về xác định giá). Biện pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại châu Âu và nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia,… Tại Việt Nam, theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý Thuế, từ 1/7/2013 cơ quan thuế được phép áp APA. Theo cơ chế này, DN đa quốc gia phải chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong tập đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam tổ chức giám sát, kiểm soát để chống gian lận thuế. Về lý thuyết, APA có thể giúp giảm bớt tình trạng khai gian giá và điệp khúc “lỗ giả, lãi thật” mà dư luận đã nhắc tới ở nhiều DN. Tuy nhiên, chưa chắc DN có vốn nước ngoài đã tự nguyện làm APA. Bởi APA áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, cơ quan thuế không thể ép DN phải thực hiện. Cơ quan thuế cần có cơ chế khuyến khích các DN có giao dịch liên kết áp dụng APA để tránh thanh tra về chuyển giá. Hiện nay, Việt Nam cũng đã ban hành hướng dẫn về APA và đã có một số DN xin áp dụng.

Tuy nhiên, APA cũng là một quá trình phức tạp và mất nhiều thời gian nên chỉ phù hợp với các DN có quy mô lớn và có mô hình kinh doanh ổn định. Mặt khác, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý trong quản lý chuyển giá.

Thứ tư, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương. Như đã nêu ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá là có sự chênh lệch thuế thu nhập DN giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế thu nhập DN trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế.

Thứ năm, cơ quan thuế các cấp cần tăng cường thanh tra giá chuyển giao, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế. Chú trọng việc thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao đối với các DN có nhiều thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của DN liên kết, các DN đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế. Đối với các trường hợp chuyển giá, phải có chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt và hình thức phạt so với quy định hiện tại để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ sáu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về DN FDI trong các cơ quan chức năng của Việt Nam để có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng. Thời gian tới, ngành Thuế, cơ quan cấp phép đầu tư, Hải quan, Công an, Ngân hàng,… cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối thông tin để có được một hệ thống thông tin đảm bảo cho quá trình quản lý thuế nói chung và hoạt động phân tích rủi ro, thanh tra, xử lý vi phạm về giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.

Thứ bảy, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế để chuyên theo dõi, kiểm soát chuyển giá, trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng xác định giá thị trường, trang bị kiến thức về kinh tế ngành, kỹ năng tin học, ngoại ngữ,…

Tóm lại, hoạt động chống chuyển giá có thể tác động đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong ngắn hạn theo hướng giảm số lượng dự án và vốn đầu tư, song về dài hạn sẽ nâng cao chất lượng thu hút FDI bằng việc hạn chế các nhà đầu tư không hiệu quả và tăng đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài, thu hút được các nhà đầu tư có uy tín, môi trường đầu tư Việt Nam sẽ phát triển theo hướng tích cực, lành mạnh hơn. Đã đến lúc các ngành chức năng, các địa phương cần kiên quyết và quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp đồng bộ chống chuyển giá, để tránh những thua thiệt cho Việt Nam khi thu hút vốn đầu tư từ các DN FDI./.

Tài liệu tham khảo:

– TS. Lê Đăng Doanh: Về chuyển gía, trốn thuế của DN FDI sẽ ngày càng phức tạp – Việt Nam Finance – Báo Mới, tháng 11/2017.

– TS. Nguyễn Thị Thu Hoài: Chuyển giá trong DN FDI: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 12/2015.

– Báo cáo của Thanh tra thuế về các hành vi vi phạm của các DN FDI.

– Tạp chí Điện tử Tài chính, ngày 18/01/2016 về chống chuyển giá của các DN FDI.

– Ths. Dương văn An: Chuyển giá trong khu vực FDI tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tháng 12/2013.

– Các trang báo mạng,…

 

K56 ĐHQTKD: Cảm nghĩ về tuần thực tập tốt nghiệp đầu tiên

Thực hiện kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt của nhà trường, vào 8h00 ngày 18/02/2019, tại phòng 102B, Thầy Vũ Quang Hưng – Trưởng bộ môn Quản trị kinh doanh cùng các thầy cô giáo trong bộ môn đã triển khai kế hoạch thực tập tốt nghiệp tới 20 bạn sinh viên lớp K56 ĐHQTKD. Trải qua 2 tuần thực tập tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La như: Công ty TNHH đầu tư-Thương mại điện tử Tiến Thành; Chi nhánh Viettel Sơn La; HTX du lịch sinh thái Quỳnh Nhai; Công ty du lịch Tâm Anh Tây Bắc… bước đầu đã mang lại cho các bạn sinh viên lớp K56 ĐH QTKD nhiều trải nghiệm thú vị. Dưới đây là nguyên văn cảm nhận của một số bạn.

“Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH đầu tư  – Thương mại điện tử Tiến Thành, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiều từ phía Giám đốc và các anh chị trong công ty, giúp em có điều kiện thực tập tốt nhất. Mỗi công việc ở nơi thực tập đòi hỏi người sinh viên phải năng động, biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tế. Trong thời gian thực tập hơn một tuần tại công ty, em đã được tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thực tế, tạo điều kiện nâng cao sự hiểu biết và định hướng nghề nghiệp. Bước đầu thực tập em đã gặp phải không ít khó khăn nhưng sau một thời gian làm quen với môi trường làm việc thực tế và sự giúp đỡ của mọi người trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt công việc được giao”.

“Thực tập tại công ty Tiến thành, giúp em rèn luyện bản thân, kỹ năng giao tiếp, tìm được cơ hội để có thể trau dồi kiến thức cũng như được thực hành thực tế như các công việc: kiểm hàng, giao hàng, in các hóa đơn”…….

“Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH đầu tư – thương mại Tiến Thành em đã được trau dồi kiến thức cũng như được trải nghiệm thực tế tại công ty như các công việc: Bán hàng chuyên nghiệp hơn, giao hóa đơn đến các đơn vị lớn, kí hợp đồng với các công ty khác, kiểm kê hàng hóa,…….. Với thời gian thực tập hơn 1 tuần em cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng được sự giúp đỡ tận tình của giám đốc và các anh chị trong công ty và hoàn thành được công việc được giao”.

“HTX du lịch sinh thái Quỳnh Nhai được thành lập từ năm 2016, đến nay đã được 3 năm. Đây là khu du lịch mới và đang phát triển. Em vào Quỳnh Nhai lần thứ 2 rồi, lần một là đi rèn nghề và lần thứ hai em đang thực tập ở HTX du lịch sinh thái Quỳnh Nhai. Từ thành phố Sơn La đến huyện Quỳnh Nhai đi mất khoảng gần 2 tiếng đồng hồ.

một góc lòng hồ sông Đà – Quỳnh Nhai

HTX du lịch sinh thái Quỳnh Nhai có phương tiện di chuyển bằng thuyền 2 tầng thăm quan lòng hồ an toàn, hiện đại, hướng dẫn viên là người bản địa, chuyên nghiệp, trẻ trung, nhiệt tình, chu đáo. Nơi du lịch cũng rất đẹp, bao gồm: suối nước nóng Bản Bon, đảo Trái Tim, cột mốc đánh dấu huyện cũ. Tại đây, em còn được ăn bữa trưa với các món của dân tộc Thái”.

Khách du lịch tham quan lòng hồ và đến đảo trái tim bằng tàu du lịch

Khách du lịch ăn trưa trên đảo trái tim

Trong hơn một tuần thực tập đầu tiên, tuy chỉ là thời gian ngắn ngủi, nhưng đã giúp tôi hiểu được rất nhiều điều trong thực tế. Từ một sinh viên vốn chỉ được những kiến thức qua sách vở qua lý thuyết, nay tôi đã được làm những công việc trong thực tế. Được thực tập tại công ty du lịch Tâm Anh Tây Bắc là một điều vô cùng đáng quý và đáng trân trọng, tôi sẽ luôn ghi nhớ. Trong quãng thời gian thực tập 3 tháng ngắn ngủi này tôi sẽ cố gắng học được thật nhiều điều bỏ ích từ các anh chị trong công ty, để có được hành trang tốt nhất trước khi ra trường và bắt đầu vào công việc mình yêu thích.

Trong thời gian gần 2 tuần thực tập tại CÔNG TY DỊCH VỤ MOBIFONE KHU VỰC 4 – MOBIFONE TỈNH SƠN LA, em và các bạn trong nhóm đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty. Ngày đầu tiên đặt chân đến nơi thực tập  bản thân em không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, chút rụt rè và lo lắng, tuy nhiên sau một thời gian ngắn em đã vượt qua được các rào cản đó và dần dần thích nghi được với môi trường làm việc thực tế.

Trụ sở Mobifone Sơn La – P. Tô Hiệu tp – Sơn La

Trong thời gian thực tập tại công ty từ vốn hiểu biết ít ỏi của bản thân và những kiến thức học được từ sách vở nay em đã được thực hành những công việc thực tế, em đã được tiếp xúc và tham gia các hoạt động tác nghiệp cùng các anh chị trong đơn vị nơi em đang thực tập. Cũng qua thời gian gần 2 tuần thực tập tại Mobifone giúp em nhận ra là từ lý thuyết tới thực hành là cả một quá trình bản thân mình cần phải học hỏi thêm rất nhiều điều để có được hành trang tốt nhất để bắt đầu vào công việc mới.

Qua 2 tuần đi thực tập tại Công ty dịch vụ Mobifone khu vực 4, Sơn La, mình cũng cảm thấy vui vẻ với sự đón tiếp ấm áp của các anh chị trong công ty. Trong 2 tuần này đoàn thực tập mình được đi trại nghiệm thực tế với công việc như đi bán  Sim, phát tờ rơi, ra hạn Sim … . Dù chỉ một công việc nhỏ nhưng rất có ích vì sau này có thể sử dụng những kinh nghiệm này cho công việc chính của mình.

Nhóm các bạn sinh viên lớp K56 ĐH QTKD thực tập tại Mobifone Sơn La

Hiện tại em đang thực tập tại công ty mobifone khu vực 4 tỉnh sơn la ,em rất cảm ơn các anh chị tại công ty đã giao việc cho em được biết các công việc như: giao tiếp khách hàng, bán hàng, gia hạn sim và còn nhiều các công việc khác nữa. Đây là kinh nghiệm và thành công bước đầu tiên của em .

Công ty dịch vụ MOBIFONE khu vực 4 tỉnh Sơn La – Công ty MOBIFONE nói chung là một công ty lớn ở Việt Nam và có chất lượng cao nói riêng là ở tỉnh Sơn La chỗ em đang thực tập nhân viên công ty có khả năng cao có chất lượng cao các chị em đã giúp đỡ em khi em không biết làm việc, công ty đã cho em biết bán hàng, giao hàng cho em biết làm việc một chút về công ty. Trong việc thực tập hai tuần em đã đi phát tờ rơi, đi bán sim, thẻ, gia hạn sim . Đây là lần đầu tiên của em đã đi thực tập em cảm thấy rất quan trọng.

Em cảm ơn các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho chúng em, các anh chị ở công ty cũng hiền. Các anh chị đã giúp đỡ em nhiều việc trong buổi thực tập, đã dạy em làm việc nhiều thứ mà em chưa làm bây giờ. Qua một tuần em đã thực tập tại công ty mobifone, em đã hiểu nhiều công việc hàng ngày. Sau khi em ra trường em sẽ lấy kinh nghiệm này về sử dụng. Em sẽ cố gắng thực tập và làm việc mà các thầy cô đã giao cho.

Tập thể lớp K56 ĐH QTKD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh tế – tài chính trong nước tuần từ 25/02-01/3/2019

KINH TẾ – TÀI CHÍNH VIỆT NAM Nội dung
Tổng cung  
PMI Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn tăng trưởng chậm trong tháng 2 (dữ liệu thu thập từ ngày 12 – 20/tháng 2). So với tháng 1, PMI đã giảm 0,7 điểm, chỉ còn 51,2 điểm. Tuy sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh hơn nhưng lượng việc làm và tồn kho giảm đã làm cho PMI bị ảnh hưởng. Như vậy, dù vẫn nằm trên ngưỡng trung bình 50 điểm nhưng PMI đã giảm 3 tháng liên tiếp, ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016. (Theo Nikkei ngày 1/3)
Dịch vụ Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 2/2019 ước đạt hơn 1,58 triệu lượt người, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng đón lượng khách quốc tế lớn nhất từ trước đến nay, do đang vào mùa lễ hội đầu năm với nhiều sự kiện hấp dẫn thu hút du khách quốc tế.  Tính chung 2 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không tăng 5,5%; đường bộ tăng 29,5%; đường biển giảm 40,7%.

(Theo Tổng cục Thống kê ngày 28/02)

Doanh nghiệp Theo Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2019, giai đoạn 2014 – 2018, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép CAGR trung bình của doanh nghiệp FAST500 đạt 38%. Kinh tế tư nhân thể hiện rõ vai trò là nguồn lực tăng trưởng của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng CAGR trung bình đạt 39,6%, vượt xa khu vực nhà nước và FDI.

Kinh tế tư nhân cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong FAST500 với 81,4% số doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp lạc quan trước kết quả kinh doanh năm 2018 (85,6% đánh giá doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017, 64,3% nhận định lợi nhuận sau thuế có tăng lên). Gần 70% doanh nghiệp có dự định mở rộng kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.

(Theo Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam – Vietnam Report – ngày 27/02)

Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam hiện có 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia được vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến – chế tạo. Như vậy mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam là khó khả thi.

(Theo Baodautu.vn ngày 26/02)

Tính đến hết ngày 25/02/2019 đã có tổng cộng 1.005 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý IV/2018 (chiếm 98% vốn hóa trên 3 sàn). Tổng lợi nhuận ròng cả năm 2018 của các doanh nghiệp đạt khoảng 276,2 nghìn tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2017. Tuy nhiên nếu loại trừ lợi nhuận đột biến của VHM (tăng gần 13 nghìn tỷ đồng lợi nhuận) thì con số này chỉ là 13,3%. Ngành bất động sản dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuận với mức tăng 75%, chủ yếu do lợi nhuận đột biến từ VHM. Nếu loại trừ VHM thì tăng trưởng đạt 22,8%.

(Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI  ngày28/02)

Tháng 2/2019, cả nước có 5,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 96,3 nghìn tỷ đồng, giảm 41,5% về số doanh nghiệp và giảm 36,3% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, cả nước có 15.979 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 247,4 nghìn tỷ đồng, giảm 14,6% về số doanh nghiệp và tăng 25,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, có 10.191 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên gần 26,2 nghìn doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản trong 2 tháng đầu năm 2019 lên tới 16.675 doanh nghiệp, bằng 104,36% doanh nghiệp thành lập mới. (Theo Tổng cục Thống kê ngày 28/02)

Tổng cầu  
Đầu tư Trong 2 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 6,25 triệu USD. Trong đó, có 3 dự án thuộc lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đầu tư là 5,6 triệu USD, chiếm 89,5% tổng vốn đầu tư; 2 dự án thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ và thông tin và truyền thông. Các nước nhận đầu tư của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 là Hoa Kỳ, Singapore, Phần Lan, Nhật Bản.

(Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư  ngày 26/02)

Tính từ đầu năm đến ngày 20/2/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là gần 8,471 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cả nước thu hút 514 dự án mới với tổng vốn đăng ký 2,44 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2018; 176 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 854,8 triệu USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2018; 1.039 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 5,17 tỷ USD, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ 2018 và chiếm 61% tổng vốn đăng ký. Vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân trong 2 tháng đạt 2,58 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng cao nhất của 2 tháng đầu năm trong vòng 3 năm trở lại đây cả về giá trị và tốc độ tăng. (Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư  ngày 26/02)
Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 218,446 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2018 cho các bộ, ngành và địa phương. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bổ sung 138,592 tỷ đồng để thực hiện Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng; Dự án Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của 5 địa phương được bổ sung 79,854 tỷ đồng, trong đó Hà Giang 28 tỷ đồng, Hòa Bình 18 tỷ đồng, Quảng Trị 8,454 tỷ đồng, Kon Tum 16,4 tỷ đồng và Trà Vinh 9 tỷ đồng. (Theo baodautu.vn ngày 22/02)
Hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2/2019 đạt khoảng 390,8 nghìn tỷ đồng, giảm 3% so với tháng 1/2018 nhưng vẫn tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tháng 2/2019 diễn ra sôi động phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán,  nhưng tháng 2 chỉ có 28 ngày và thời gian nghỉ Tết kéo dài nên doanh thu hoạt động thương mại dịch vụ trong nước giảm so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 793,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,28%.

(Theo Tổng cục Thống kê ngày 28/02)

Xuất – nhập khẩu Hai tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 36,68 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,72 tỷ USD, tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 25,96 tỷ USD (chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 4,3%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam là: điện thoại và linh kiện đạt 6,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước; hàng dệt may đạt 4,9 tỷ USD, tăng 19%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD, tăng 1,9%.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 8,1 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU với 6,3 tỷ USD, tăng 1,2%; Trung Quốc 5,1 tỷ USD, giảm 9,3%;  ASEAN 3,8 tỷ USD, tăng 3,5%;  Nhật Bản 3,2 tỷ USD, tăng 17,3%; Hàn Quốc 3,1 tỷ USD, tăng 10,1%.

(Theo Tổng cục Thống kê ngày 28/02)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản trong tháng 1/2019 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính ước đạt 1,55 tỷ USD, bằng 82,8% so với cùng kỳ năm 2018. Giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 2,57 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhập khẩu mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu và các nông sản chính khoảng 2,19 tỷ USD, giảm 6%.

(Theo vneconomy.vn  ngày 26/02)

Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Canada đạt 379 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 317 triệu USD, tăng 33,83% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 62,62 triệu USD, tăng 6,85% so với tháng 1/2018. Việt Nam đã xuất siêu sang Canada trên 250 triệu USD.

(Theo Báo vov.vn  ngày 27/02)

Tổng cục Hải quan cho biết, Việt Nam đã xuất khẩu được 486.712 tấn dầu thô trong tháng 1/2019, tương đương 225,79 triệu USD, tăng 39% về lượng, tăng 49% về kim ngạch so với tháng 12/2018; tăng 26% về lượng, tăng 10% về kim ngạch so với tháng 1/2018.

Mức giá xuất khẩu dầu thô đạt trung bình 463,9 USD/tấn, tăng 7,4% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 12,5% so với tháng 1/2018. Thái Lan là thị trường nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2019, chiếm tỷ trọng 41% (199.349 tấn), kim ngạch gần 94,35 triệu USD, tăng 81,8% về lượng và tăng 88,3% về kim ngạch so với tháng 12/2018; tăng 185% về lượng và tăng 146,7% về kim ngạch so với tháng 1/2018. (Theo Baocongthuong.vn ngày 23/02)

Năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu đạt sản lượng nuôi cá tra 1,51 triệu tấn, tăng 6,6% so với năm 2018; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2018. Tuy nhiên, năm 2019 các thị trường xuất khẩu cá tra chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU… được đánh giá có nhiều yếu tố thuận lợi, do vậy, xuất khẩu cá tra có thể đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD. (Theo baohaiquan.vn ngày 26/02)
Tháng 2/2019, lượng cao su xuất khẩu đạt 51 nghìn tấn, trị giá 76 triệu USD, giảm 61,8% về lượng và 61% trị giá so với tháng 1/2019. Đây là tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm 2019, xuất khẩu cao su giảm nhưng tăng 18,2% về lượng và 2,9% trị giá so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su đạt khoảng 186 nghìn tấn, trị giá 274 triệu USD. (Theo baocongthuong.vn  ngày 25/02)
Tổng cục Hải quan cho biết, trong giai đoạn 2010 – 2018, giá trị thương mại hàng hóa Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng gấp 3 lần, từ 18,01 tỷ USD (năm 2010) lên 60,28 tỷ USD trong năm 2018; tốc độ tăng kim ngạch xuất – nhập khẩu giữa hai nước bình quân đạt 16,3%/năm; tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ bình quân đạt 16,3%/năm, từ 14,24 tỷ USD trong năm 2010 lên đến 47,53 tỷ USD trong năm 2018. Tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng bình quân 16,5%/năm, từ 3,77 tỷ USD (năm 2010) lên 12,75 tỷ USD (năm 2018). Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam với Hoa Kỳ trong năm 2018 thặng dư gần 34,8 tỷ USD, bằng 73,2% trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. (Theo thoibaotaichinh.vn ngày 28/02)
Cân đối vĩ mô  
Lạm phát – Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2019 CPI tháng 2/2019 tăng 0,8% so với tháng 1/2019 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm 2018, do nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2019 tăng 2,6% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. Có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tháng 2 tăng so với tháng trước.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 1,73%. Tiếp theo là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,69%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,66%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%. Lạm phát cơ bản tháng 2/2019 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản 2 tháng đầu năm 2019 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước.

(Theo Tổng cục Thống kê ngày 28/02)

Giá vàng Trong tuần qua, giá vàng có 1 ngày tăng giá, 4 ngày giảm giá và 1 ngày giá không đổi. Trong phiên giao dịch ngày 02/3 so với ngày 02/3 giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng:

– Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 6,55 – 36,75 triệu đồng/lượng, giảm 200 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

– Công ty Doji: 36,59 – 36,69 triệu đồng/lượng, giảm 210 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 230 nghìn đồng/lượng chiều bán ra

Tỷ giá Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 17 đồng so với tuần trước với 2 ngày tăng giá, 3 ngày giảm giá và 1 ngày không thay đổi. Trong phiên giao dịch ngày 02/3, tỷ giá trung tâm 22.923 đồng, không đổi so với ngày 01/3; tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại không có nhiều thay đổi so với ngày 01/3 như sau:

– Vietcombank và Techcombank: 23.150 – 23.250 VND/USD, không đổi.

– BIDV: 23.150 – 23.250 VND/USD, giảm 5 đồng ở mỗi chiều.

Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối năm 2018, thống tổ chức tín dụng đã cho vay trong lĩnh vực lúa gạo khoảng 99 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2017. Đến cuối tháng 1/2019, dư nợ cho vay lúa gạo của toàn ngành ngân hàng đạt khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Trong đó, cho vay sản xuất lúa khoảng 23 nghìn tỷ đồng; cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo khoảng 63 nghìn tỷ đồng và cho vay chế biến, bảo quản lúa gạo khoảng 14 nghìn tỷ đồng. (Theo Thoibaonganhang.vn  ngày 26/02)
Thị trường tài sản  
Trái phiếu Trong phiên đấu thầu ngày 27/02, Kho bạc Nhà nươc (KBNN) gọi thầu 4.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) và huy động thành công 3.950 tỷ đồng, với các kỳ hạn như sau:

– TPCP kỳ hạn 7 năm huy động được 100 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 4,05%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 13/2/2019).

– TPCP kỳ hạn kỳ hạn 10 năm huy động thành công 2.500 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 4,7%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 13/2/2019).

– Phiên thầu phụ kỳ hạn 10 năm gọi thầu 1.250 tỷ đồng, huy động được 1.250 tỷ đồng với lãi suất 4,7%/năm.

– TPCP kỳ hạn 30 năm huy động được 100 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 5,79%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 13/2/2019).

Từ đầu năm 2019, KBNN đã huy động được 55.193,5 tỷ đồng thông qua đấu thầu TPCP tại HNX.

(Theo baonhandan.com.vn  ngày 28/02)

  Ủy ban Chứng khoán Nhà nướccho biết, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2018 là 474.500 tỷ đồng, bằng 8,6% GDP năm 2018, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2017. Hầu hết các thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều được thực hiện dưới hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ với khối lượng đăng ký phát hành là 427.000 tỷ đồng, khối lượng phát hành thành công là 224.000 tỷ đồng, tăng 94,5% so với năm 2017. (Theo Thoibaotaichinh.vn  ngày 25/02)
Cổ phiếu Trong tuần từ ngày 25/02 – 01/3/2019:

– VN-Index: có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, VN-Index tăng 14,16 điểm (+1,47%), đứng ở mức 979,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 226,64 triệu đơn vị/ngày, tăng 14,27% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 5.001,66 triệu đơn vị/ngày, tăng 8,97% so với tuần trước.

– HNX-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, HNX-Index tăng 1,4 điểm (+1,32%) lên 107,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 50,1 triệu đơn vị/phiên, tăng 41,55% so với tuần trước.

Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 700,26 triệu đơn vị/ngày, tăng 42,56% so với tuần trước.

– Upcom-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, UPCoM-0,56 điểm (+1,01%) lên 55,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 14,8 triệu đơn vị/ngày, giá trị 305,5 tỷ đồng.

Trong tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 50,61 triệu đơn vị, tăng gần 185% so với tuần trước. Tổng giá trị bán ròng 1.183,4 tỷ đồng (trong khi tuần trước mua ròng 45,24 tỷ đồng).

– HOSE: Khối ngoại thực hiện 2 ngày mua ròng và 3 ngày bán ròng với tổng khối lượng bán ròng 10,03 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 349,64 tỷ đồng (trong khi tuần trước mua ròng 8,26 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng 540,47 tỷ đồng).

– HNX: Khối ngoại thực hiện 3 ngày mua ròng và 2 ngày bán ròng  với tổng khối lượng bán ròng 40,68 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 867,78 tỷ đồng (trong khi tuần trước đó mua ròng 1,98 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 55,41 tỷ đồng).

– UPCoM: Khối ngoại mua ròng 5 phiên liên tiếp với tổng khối lượng 103.900 đơn vị, tổng giá trị 34,02 tỷ đồng (trong khi tuần trước đó bán ròng gần 28 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 550,64 tỷ đồng).

Đàm phán – Ký kết Ngày 27/02, trong buổi hội đàm nhân chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần hai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Donal Trump đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác.

Theo đó, Hãng hàng không Bamboo Airways (thuộc tập đoàn FLC) đã ký thỏa thuận mua 10 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner trị giá gần 3 tỷ USD với Tập đoàn Boeing (Hoa Kỳ). Hãng hàng không Vietjet cũng ký hợp đồng mua 100 tàu bay Boeing 737 Max với giá trị 12,7 tỷ USD, đồng thời ký kết thỏa thuận về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ máy bay với Tập đoàn GE trị giá 5,3 tỷ USD…

(Theo Vneconomy.vn ngày 27/02)

Nhận định

chuyên gia

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng:

Nguồn tiền huy động của ngành Ngân hàng Việt Nam chủ yếu là ngắn hạn, nếu đem cho vay trung, dài hạn với tỷ lệ cao sẽ dẫn đến rủi ro về thanh khoản. Vì vậy cần giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn xuống 30%, thậm chí xuống 20% (hiện nay là 40%). Để làm việc này cần có thời gian và lộ trình để các ngân hàng có sự chuẩn bị, có thể trong khoảng 2 – 3 năm. (Theo infomoney.vn ngày 28/02)

Kinh tế – tài chính quốc tế tuần từ 25/02-01/3/2019

KINH TẾ – TÀI CHÍNH THẾ GIỚI Nội dung
Châu Âu Anh:

– Sản lượng xe mới trong tháng 01/2019 tại nước Anh đạt 120.649 chiếc, giảm 18,2% – tháng giảm thứ 8 liên tiếp, do sự thay đổi các mẫu xe và nhu cầu yếu tại Anh cũng như các thị trường xuất khẩu lớn (lượng xe xuất khẩu giảm 21,4%). Ngành công nghiệp ô tô đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự sụt giảm nhu cầu tại các thị trường chủ chốt, tình trạng leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu, cho đến yêu cầu phải đi đầu trong phát triển công nghệ tương lai.

Trong đó nguy cơ kịch bản Brexit không đạt được thỏa thuận có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với ngành sản xuất ô tô châu Âu. Dự báo doanh số bán ô tô tại Anh sẽ giảm 2% trong năm 2019 do niềm tin của người tiêu dùng thấp và các tác động bất lợi từ sự kiện Brexit. (Theo Hiệp hội các nhà chế tạo và buôn bán ô tô Anh  – SMMT  ngày 28/02)

– Anh đã đạt được thỏa thuận tiếp tục ở lại trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ (GPA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Anh là một thành viên ký GPA và có quyền tiếp cận thị trường mua sắm công trị giá 1.700 tỷ USD.

Được ký kết vào năm 1994, GPA – bao gồm các nền kinh tế lớn như EU, Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản – hướng tới mở cửa nhiều nhất có thể các thị trường mua sắm công và cho phép cạnh tranh nước ngoài trong các dự án chính phủ, đảm bảo mua sắm trở nên minh bạch. (Theo Chính phủ Anh ngày 27/02)

– Niềm tin tiêu dùng ở Anh tháng 02/2019 đã tăng từ -14 điểm trong tháng 01/2019 lên -13 điểm và cao hơn mức kỳ vọng của thị trường là -15 điểm, nhờ sự hỗ trợ của niềm tin đối với việc làm và tiền lương. (Theo Công ty GfK NOP ngày 28/02)

Châu Á Thái Lan:

– Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BoI) đã phê duyệt 5 dự án đầu tư với tổng trị giá 40,462 tỷ THB (gần 1,3 tỷ USD), được triển khai trong khu vực Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC). Đề án đầu tư lớn nhất đến từ nhà đầu tư Trung Quốc với tổng mức đầu tư dự kiến 10,061 tỷ THB (322 triệu USD) để triển khai dự án sản xuất lốp ô tô ở tỉnh Chon Buri; tiếp đến là dự án của hãng sản xuất lốp ô tô General Rubber, với tổng giá trị 9,721 tỷ THB (hơn 310 triệu USD); dự án xây dựng trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu máy bay ở tỉnh Rayong của liên doanh Thai Airways với một công ty nước ngoài trị giá 6,468 tỷ THB (206 triệu USD); dự án của hãng hàng không giá rẻ Thai Lion trị giá 6,968 tỷ THB (223 triệu USD); dự án của công ty sản xuất phụ tùng ô tô AW Thailand ở tỉnh Chon Buri, trị giá 7,244 tỷ THB (232 triệu USD). (Theo truyền thông Thái Lan ngày 26/02)

– Tỷ lệ thất nghiệp ở Thái Lan trong tháng 01/2019 đã giảm 0,3% xuống còn 1% so với cùng kỳ năm 2018. Số người thất nghiệp giảm 85 nghìn so với năm 2018 xuống còn 390 nghìn người, trong khi số người có việc làm tăng 430 nghìn người lên 37,50 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp ở Thái Lan trung bình đạt 1,43% trong giai đoạn 2001 – 2018, mức cao nhất lịch sử là 5,73% vào tháng 01/2001 và mức thấp kỷ lục là 0,39% vào tháng 11/2012. (Theo Ngân hàng Thái Lan ngày 26/02)

– Chỉ số PMI sản xuất Thái Lan tháng 02/2019 đã giảm xuống 49,9 điểm từ 50,2 điểm trong tháng 01/2019, ghi nhận mức yếu nhất trong 3 tháng qua, do việc làm tiếp tục giảm tháng thứ năm liên tiếp; các nhà sản xuất trở nên thận trọng hơn về mức tồn kho, cắt giảm mua hàng đầu. Dự báo trong thời gian tới, chỉ số PMI được cải thiện nhờ gia tăng doanh số, chiến lược tiếp thị mới phát huy hiệu quả và việc cung cấp sản phẩm được mở rộng hơn.

(Theo Nikkei ngày 01/3)

Ấn Độ:

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 23/02 đã công bố tầm nhìn đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế quy mô 10.000 tỷ USD, lớn thứ 3 thế giới, đồng thời bày tỏ mong muốn nước này sẽ có vô số những công ty khởi nghiệp và dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực ô tô điện.

Ấn Độ vượt qua hàng loạt khó khăn kinh tế như lạm phát vượt kiểm soát và thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng, qua đó đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,4%, cao nhất thời hậu tự do hóa, lạm phát ở mức thấp nhất dưới 4,5%. Bên cạnh đó, những cải cách về thuế hàng hóa và dịch vụ đã tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy tăng trưởng GDP. (Theo Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 23/02)

Hàn Quốc:

Tháng 01/2019, sản xuất công nghiệp ở Hàn Quốc đã tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2018, thấp hơn so với mức tăng 0,7% của tháng 12/2018 và 1% theo dự báo của thị trường. Tính theo tháng, sản lượng công nghiệp tăng 0,5%, cao hơn mức giảm 0,8% trong tháng 12/2018 và mức dự báo 0,2% của thị trường.

(Theo Tổng cục Thống kê Hàn Quốc ngày 28/02)

Châu Úc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Australia (RBA) vừa công bố mẫu tờ tiền 20 AUD mới với những thay đổi lớn trong thiết kế chống làm giả. Mẫu tiền này dự kiến sẽ được phát hành trên toàn quốc vào tháng 10/2019.

Tờ 20 AUD mới có một số chi tiết nổi bật để “nâng cao tính an toàn và dễ nhận diện”: Miếng polymer trong suốt có chứa các đặc tính động chẳng hạn như hình ảnh chim kookaburra chuyển động cánh và thay đổi màu sắc có thể quan sát được khi nhìn nghiêng tờ tiền; sử dụng kỹ thuật ‘microprint’ (chữ in rất nhỏ) nhằm chống làm giả; thiết kế với ba đường in nổi ở gần hai cạnh dài của tờ tiền nhằm giúp người khiếm thị dễ dàng phân biệt với những tờ tiền khác. Sau tờ 20 AUD, RBA sẽ phát hành tờ 100 AUD mới vào năm 2020. (Theo TTXVN ngày 23/02)

Hoa Kỳ Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Kinh tế kinh doanh quốc gia Hoa Kỳ (NABE) đối với 281 thành viên từ ngày 30/01 – 08/02, khoảng 86% số nhà kinh tế cho rằng, việc áp thuế đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu có thể tác động đến nền kinh tế Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cũng lo ngại mức thuế quan hiện nay mà Hoa Kỳ đang áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu, có có tới 36% số ý kiến được hỏi cho rằng nếu vẫn duy trì mức thuế quan hiện nay thì tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong năm 2019 sẽ giảm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm phần trăm), trong khi 26% dự đoán tăng trưởng GDP giảm 50 điểm cơ bản (0,5 điểm phần trăm). (Theo NABE ngày 25/02)

Gần một nửa các nhà kinh tế học kinh doanh tại Hoa Kỳ được khảo sát nhận định rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ rơi vào suy thoái vào cuối năm 2020; 10% cho biết suy thoái kinh tế có thể ngay trong nửa đầu năm 2019; 11% cho rằng có thể tránh khỏi suy thoái qua năm 2021.

Kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu đà tăng trưởng từ tháng 6/2009, khi cuộc đại suy thoái chính thức chấm dứt. Đà tăng trưởng nếu kéo dài qua tháng 6/2019 thì kinh tế Hoa Kỳ sẽ lập nên một kỷ lục về khoảng thời gian tăng trưởng. Nhiều nhà kinh tế học nhận định tốc độ tăng vừa phải hơn 2% thường niên đã góp phần kéo dài đà tăng trưởng đi lên của Hoa Kỳ. (Theo NABE ngày 25/02)

Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ ngày 27/02 tuyên bố sẽ chính thức đình chỉ việc tăng thuế đối hàng hóa Trung Quốc cho tới khi có thông báo mới, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump quyết định hoãn hạn chót ngày 01/3 để đạt được thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc trong bối cảnh đàm phán giữa hai nước có nhiều tiến triển. Hiện tổng lượng hàng hóa bị đánh thuế cao của hai nước đã lên tới hơn 360 tỷ USD. Nếu giới chức hai nước không đạt được giải pháp cho cuộc chiến thương mại, Hoa Kỳ sẽ tăng mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. (Theo Reuters ngày 28/02)
Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ đạt 2,9%, tăng 2,2% so với năm 2017 và gần bằng mức tăng trưởng mục tiêu được Tổng thống Donald Trump đặt ra. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 13 năm qua. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ tháng 01/2019 dự báo Hoa Kỳ sẽ đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm 2019, do chính sách cắt giảm thuế thực hiện vào năm 2017, cũng như việc cắt giảm dần các biện pháp kích thích tài chính. (Theo Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ngày 27/02)
Trung Quốc Chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 02/2019 giảm từ 49,5 điểm (tháng 01/2019) xuống 48,2 điểm, báo hiệu sự sụt giảm của hoạt động sản xuất, do đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng với nhu cầu trong nước suy giảm. Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này giảm và là lần đầu tiên hoạt động sản xuất của Trung Quốc sụt giảm kể từ tháng 01/2009, thời điểm toàn cầu chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính. (Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 28/02)
 

Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản đã tán thành kế hoạch ký kết thỏa thuận thương mại tự do (FTA) sửa đổi với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm cả việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. FTA giữa các thành viên ASEAN, đối tác thương mại lớn của Nhật Bản ở châu Á sau Trung Quốc, sẽ có hiệu lực tại các nước đã hoàn tất các thủ tục nội bộ.

Nhật Bản sẽ ký hiệp định này vào ngày 27/02 và trình lên Quốc hội thông qua trong mùa Thu này. Trong khi đó, các nước ASEAN dự kiến bắt đầu ký kết từ ngày 02/3 tới. Nhật Bản cũng đã ký các FTA song phương với 7 nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, nhưng chưa ký với Myanmar, Lào và Campuchia. (Theo Chính phủ Nhật Bản ngày ngày 26/02)

Sản xuất công nghiệp tại Nhật Bản tháng 01/2019 đã giảm 3,7% so với tháng 12/2018, cao hơn mức giảm 0,1% so theo tháng của tháng 12/2018 và 2,5% của thị trường. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 01/2018, chủ yếu do xe cơ giới giảm 8,6%; máy móc chạy bằng điện, thiết bị điện tử thông tin và truyền thông giảm 9,9%; máy móc sản xuất giảm 9,8%. (Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ngày 28/02)
Chứng khoán – Chứng khoán Hoa Kỳ: Trong tuần từ ngày 25/02 – 01/3/2019, chỉ số Dow Jones giảm 0,02%; S&P 500  và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0,39% và 0,9%, so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước (22/02/2019). Trong ngày giao dịch 01/3/2019:

+ Dow Jones tăng 110,32 điểm (+0,43%) lên 26.026,32 điểm.

+ S&P 500 S&P 500 tăng 19,20 điểm (+0,69%) lên 2.803,69 điểm.

+ Nasdaq Composite tăng 62,82 điểm (+0,83%) lên 7.595,35 điểm.

– Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 0,48 điểm (-0,31%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (01/3/2019) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số:

– Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 217,53 điểm (+1,02%) lên 21.602,69 điểm.

– Shanghai Composite (Thượng Hải) tăng 53,05 điểm (+1,80%) lên 2.994,00 điểm.

– Hang Seng (Hồng Kông) tăng 178,99 điểm (+0,63%) lên 28.812,17 điểm.

Dầu mỏ Khối lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) được giao dịch trên toàn cầu sẽ tăng 11% lên 354 triệu tấn trong năm 2019, khi các cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt động sẽ tăng nguồn cung cho châu Âu và châu Á. Châu Á tiếp tục là khu vực chiếm lĩnh thị trường, Nhật Bản tiếp tục là nước tiêu thụ khí đốt tự nhiện hóa lỏng hàng đầu thế giới và Trung Quốc đứng thứ hai. (Theo Tập đoàn Royal Dutch Shell ngày 26/02)
Trong tuần kết thúc vào ngày 22/02, các kho dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ giảm 8,647 triệu thùng, từ mức tăng 3,672 triệu trong tuần trước đó. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 06/7/2018. Trong khi đó, tồn kho xăng giảm 1,906 triệu thùng, sau khi giảm 1,454 triệu trong tuần trước đó.

(Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ – EIA  ngày 28/02)

Xuất khẩu dầu thô của Venezuela đã giảm 40% trong tháng 01/2019, từ 1,66 triệu thùng/ngày xuống còn 920.000 thùng/ngày, do tác động của các biện pháp trừng phạt mới mà Hoa Kỳ đưa ra hồi đầu năm 2019 nhằm gây sức ép đối với Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro. Khoảng 70% số lượng dầu thô xuất khẩu của Venezuela hiện nay được chuyển cho các khách hàng ở châu Á, trong đó đối tác lớn nhất là Ấn Độ, tiếp đến là Singapore và Trung Quốc; ngoài ra là cac thị trường tại châu Âu, Hoa Kỳ, khu vực Caribe…

(Theo Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA ngày 28/02)

Tuần từ ngày 25/02 – 01/3/2019, giá dầu WTI và Brent giảm lần lượt 2,55% và 1,65%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (01/3/2019), giá dầu thô kỳ hạn:

– Dầu WTI của Hoa Kỳ giảm 1,42 USD (-2,54%) xuống 55,80 USD/thùng.

– Dầu Brent giảm 0,02 USD (-0,03%) xuống 66,01 USD/thùng.