Hoạt động nghiên cứu khoa học

Trường đại học cần đặt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sáng tạo ra tri thức lên trên

(ĐCSVN) – Ngày 5/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 (SV-Startup).

SV Startup2019

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng các đại biểu bấm nút khởi động Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV năm 2019

Qua 2 năm thực hiện Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngành giáo dục đã xây dựng tiêu chí các nhà trường, đơn vị khởi nghiệp, đặc biệt là xây dựng tài liệu, kỹ năng về khởi nghiệp.

Nhiều trường học đã kết nối với doanh nghiệp, xây dựng không gian khởi nghiệp, khuyến khích hỗ trợ, thầy cô giáo và học sinh, sinh viên cùng tham gia vào quá trình khởi nghiệp.

Năm 2018, SV-Startup có sự tham dự của gần 200 dự án khởi nghiệp thì năm nay đã có hơn 300 dự án. Chất lượng của các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tốt hơn và được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cam kết thời gian tới sẽ phối hợp với các bộ ngành để kết nối hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của học sinh, sinh viên với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia; tháo gỡ vướng mắc sở hữu trí tuệ; tạo nguồn ngân sách hỗ trợ cho quỹ khởi nghiệp sáng tạo; xây dựng tài liệu kỹ năng, kinh nghiệm trong khởi nghiệp của sinh viên; nhân rộng mô hình “vườn ươm” giữa nhà trường và doanh nghiệp…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Lễ Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV năm 2019

Trò chuyện với các bạn sinh viên, học sinh tại ngày hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại câu chuyện ông đã trao đổi với một nữ doanh nhân tại hội nghị về phát triển bền vững mới đây: Làm sao để Việt Nam phát triển nhanh hơn, bền vững hơn khi mà quy mô nền kinh tế càng lớn thì càng khó đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Ba thập niên vừa qua Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới nhưng do xuất phát điểm quá thấp nên thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn đứng trong khoảng 120-130 trên thế giới. Nếu muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì trong vòng 20 năm tới Việt Nam phải giữ được tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người trên 7,5%/năm, tức là tốc độ tăng trưởng kinh tế phải trên 8%/năm.

“Chúng ta có hài lòng ở trong bẫy thu nhập trung bình không? Chắc chắn là không. Vì vậy, phải phát huy tất cả mọi sức mạnh để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam có thể phát triển nhanh hơn nếu huy động được nguồn lực trong dân còn rất lớn, giải quyết được vướng mắc trong kinh doanh cho các doanh nghiệp. 

Đồng thời, cần kết hợp được sức mạnh dân tộc (truyền thống, con người…) với sức mạnh thời đại, trong đó có sự phát triển như vũ bão của khoa học, bằng việc tập trung thật sự vào khoa học, vào nguồn nhân lực để khơi dậy sự sáng tạo của mọi người, trước hết là trong giới nghiên cứu, nhất là nhà khoa học trẻ, sinh viên. Đây cũng là những vấn đề đặt ra trong Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh mục đích chính của đề án là trang bị các kiến thức cần thiết cho học sinh, sinh viên về khởi nghiệp. Đồng thời kết nối tất cả các trường học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp. Quan trọng nhất là đề án phải khơi dậy, rèn luyện tinh thần khởi nghiệp trong các trường học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham quan gian trưng bày các dự án khởi nghiệp của HSSV

“Chúng ta đang đổi mới giáo dục, một trong những vấn đề rất căn bản là đổi mới phương pháp dạy và học. Trước đây ở cả đại học lẫn phổ thông chúng ta chú trọng phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, thụ động. Bây giờ trường đại học cần đặt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sáng tạo ra tri thức lên trên. Trường phổ thông phải khơi dậy sự sáng tạo của giáo viên, học sinh để hình thành một lớp người biết sáng tạo, dám nghĩ khác, làm khác trong khoa học”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh nhiều cơ chế, chính sách về khởi nghiệp sáng tạo đã được ban hành, triển khai, nhân dịp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo tất cả các trường đại học phải có ít nhất 1 không gian làm việc sáng tạo chung (co-working space). “Hiện có khoảng 70 điểm co-working space trong các trường đại học nhưng chúng ta đâu chỉ có 70 trường đại học, chưa kể các trường nghề. Đây sẽ là những “chân rết” hình thàng mạng lưới kết nối khởi nghiệp sáng tạo của các trường đại học”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, các trường đại học, các thầy cô giáo cần tham gia tích cực hơn nữa vào việc biên soạn và chia sẻ các học liệu lên trên mạng. Đó là sự đóng góp hữu ích nhất cho các bạn sinh viên khởi nghiệp được tiếp cận, thụ hưởng học liệu chất lượng nhất của những thầy giỏi nhất ở những trường tốt nhất. Và các đồng nghiệp, thầy cô giáo khác cũng nhìn vào đấy để cùng nhau phấn đấu.

“Đã có sự kết nối giữa các trường với nhau, với doanh nghiệp, các bộ ngành để hỗ trợ sinh viên, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo nhưng chúng ta phải tham gia tích cực, mạnh mẽ hơn nữa.

Chăm chỉ, quyết tâm và nhất định phải sáng tạo. Sáng tạo là của cá nhân nhưng kết nối với nhau thì càng có ý nghĩa lớn hơn và cổ vũ thêm nhiều sáng tạo mới. Chỉ có kết nối cùng nhau thì mới tạo ra sức mạnh lớn, để cả đất nước đi nhanh hơn”, Phó Thủ tướng kêu gọi.

Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên

Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Dựa trên các khung lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, môi trường, dịch vụ ăn uống, giải trí, thái độ của dân cư, giá cả, di sản văn hóa. Thông kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội, kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhóm nhân tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách sản phẩm du lịch cộng đồng Điện Biên. Trong đó, di sản văn hóa và chất lượng dịch vụ là những nhân tố có tác động mạnh nhất.

  1. Đặt vấn đề

Điện Biên là vùng đất biên cương của tổ quốc, giàu tiềm năng và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em đa dạng về bản sắc văn hóa. Bên cạnh những quần thể di tích chiến thắng ở Điện Biên Phủ, các cảnh quan thiên nhiên nơi đây cũng vô cùng đẹp với các địa danh hồ Pá Khoang, động Pa Thơm, suối nước nóng U Va và lễ hội hoa Ban trắng… những hoạt động văn hóa cộng đồng của các dân tộc: Thái, Mông, Khơ Mú… tất cả những đặc trưng trên đã tạo ra bản sắc đặc thù và là tiềm năng quý giá để Điện Biên có thể phát triển du lịch cộng đồng. Tuy có nhiều điều điện để phát triển nhưng trong những năm qua ngành du lịch chưa có những đóng góp đáng kể cho kinh tế địa phương. Theo kết quả đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên bình diện chung, du lịch Điện Biên đứng thứ 6/14 trong vùng và thứ 33/63 tỉnh thành cả nước về khách du lịch quốc tế; 12/14 và thứ 56/63 tỉnh, thành cả nước về khách nội địa; thứ 8/14 trong vùng và thứ 38/63 tỉnh, thành cả nước về về tổng thu từ du lịch. Một trong những nguyên nhân chính mà Điện Biên chưa thực sự hấp dẫn đó chính là sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được sự hài lòng của du khách vì thế tỷ lệ du khách quay trở lại Điện Biên là khá thấp. Như vậy, có thể thấy việc tiến hành các nghiên cứu để đánh giá sự hài lòng của du khách nhằm phát huy hết những tiềm năng của du lịch cộng đồng Điện Biên  là hết sức cần thiết.

  1. Mô hình nghiên cứu

            Sự hài lòng của khách du lịch đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của tiếp thị điểm đến bởi nó tác động đến hành vi lựa chọn điểm đến, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và quyết định quay lại (Kozak, 2001). Theo Pizam, Neumann, Reichel (1978) và Oliver (1980) sự hài lòng của du khách là kết quả của sự tương tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi của du khách về điểm đến. Cadotte, Woodruff & Jenkins (1982) đã đưa ra định nghĩa “Sự hài lòng là sự so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”. Vận dụng khái niệm này vào lĩnh vực du lịch, có thể hiểu sự hài lòng của du khách là quá trình như sau: trước hết, du khách hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về điểm đến du lịch trước khi họ đi du lịch. Sau đó, họ sẽ trải nghiệm tại điểm đến nơi mà họ có thể cảm nhận được là tốt hay xấu. Du khách sẽ so sánh hiệu quả mà điểm đến mang lại bằng cách so sánh những gì mà họ kỳ vọng trước khi đi du lịch và những gì mà họ đã nhận được sau khi đã trải nghiệm tại điểm đến. Sự thỏa mãn của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh này.

Các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của du khách chỉ ra rằng không có sự thống nhất chung  trong việc đo lường sự hài lòng. Theo Tribe & Snaith (1998), hiện nay có 4 mô hình đánh giá mức độ hài lòng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: mô hình IPA (Importance-Performance Analysis), mô hình SERVQUAL (Service Quality), mô hình HOLSAT (Holiday Satisfaction), và mô hình SERVPERF (Service Performance). Trong đó SERVPERF là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992; Jain & Gupta, 2004; Phạm & Kullada, 2009; Nadiri & Hussain, 2008). Jain & Gupta (2004) còn gợi ý rằng, mô hình SERVPERF hiệu quả hơn trong việc đánh giá sự hài lòng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách được Tribe & Snaith (1998) đưa ra mô hình HOLSAT bao gồm các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất, môi trường, các dịch vụ ăn uống − tham quan – giải trí – mua sắm, chỗ ở, chuyển tiền, di sản văn hóa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch cộng đồng tại Điện Biên

            Để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên, tác giả thu thập thông tin từ sách báo, các báo cáo, nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch và xây dựng mô hình hồi quy với 7 biến độc lập được xây dựng để xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch theo mô hình như sau:

Y = a0 + a1X1 +             a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + a7X7 + ԑ

Với: Y: Sự hài lòng của du khách; a0……a7 là các hệ số hồi quy; X1……X7 là các biến phụ thuộc; ԑ là phương sai sai số ngẫu nhiên. Để kiểm định mô hình, đề tài thực hiện điều tra qua phiếu điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Đối tượng tham gia khảo sát điều tra được chọn ngẫu nhiên từ những khách du lịch đã trải nghiệm sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Bảng hỏi được thiết kế gồm 48 câu hỏi, trong đó có 5 câu hỏi điều tra thông tin về khách du lịch, 42 câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng và 1 câu hỏi đánh giá về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Điện Biên. Trong đó sự hài lòng và các yếu tố được đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm. (1-Rât hài lòng, 2-Hai lòng, 3-Bình thường, 4-Không hài lòng, 5-Rất không hài lòng). Tác giả đã thu được 216 bảng hỏi đạt yêu cầu với các đối tượng tham gia đa dạng về độ tuổi, giới tính, quê quán, nghề nghiệp và thu nhập.

  1. Kết quả nghiên cứu

* Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Giá trị Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Các yếu tố CSHT4 và CLDV2 có giá trị Cronbach Alpha < 0,3 bị loại khỏi mô hình. Các yếu tố còn lại đều đảm bảo giá trị Cronbach Alpha > 0,3 và Cronbach Alpha if Item deleted < Total Cronbach Alpha của các nhóm yếu tố. Cronbach Alpha của các nhóm yếu  tố > 0,7 nên nhóm nhân tố đã chọn được coi là đảm bảo mức ý nghĩa cần thiết. Như vậy sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbah Alpha có 40 biến quan sát được giữ lại theo nhóm yếu tố.

Bảng 1: Kết quả đánh giá Cronbach Alpha

Mã hóa Biến Cronbach’s Alpha Số thang đo
TN Tài nguyên thiên nhiên 0,706 3
CSHT Cơ sở hạ tầng 0,822 10
MT Môi trường 0,819 4
DC Dân cư 0,881 4
CLDV Chất lượng dịch vụ 0,830 6
GIA Giá 0,820 7
DSVH Di sản v giá trị văn hóa 0,870 8
  Total 0,893 42

* Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn tập hợp các biến quan sát thành một tập hợp nhỏ hơn và có ý nghĩa hơn.

Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett

  Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.       ,772  
  Bartlett’s Test of Sphericity   Approx. Chi-Square   4819,867  
    Df         780  
          Sig.         ,000  

 

Bảng 3: Ma trận xoay các yếu tố

          Yếu tố      
    1 2 3 4 5 6 7
  DSVH3 ,773            
DSVH2 ,768            
DSVH1 ,747            
DSVH8 ,675            
DSVH4 ,643            
DSVH6 ,625            
DSVH5 ,620            
CSHT7              
DSVH7              
CSHT1   ,724          
CSHT9   ,680          
CSHT2   ,655          
CSHT8   ,610          
CSHT10   ,606          
CSHT6   ,597          
CSHT5   ,576          
CSHT3   ,554          
GIA4     ,763        
GIA2     ,762        
GIA1     ,741        
GIA3     ,710        
GIA6     ,667        
GIA7     ,621        
GIA5     ,555        
CLDV1       ,849      
CLDV3       ,842      
CLDV4       ,816      
CLDV5       ,767      
CLDV6       ,752      
DC3         ,803    
DC2         ,800    
DC4         ,790    
DC1         ,777    
MT3           ,823  
MT4           ,788  
MT2           ,737  
MT1              
TN2             ,720
TN3             ,667
TN1             ,560

 

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

  1. Rotation converged in 7 iterations.

Hệ số KMO = 0,772, đảm bảo các yêu cầu 0,5 <KMO <1; với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 đáp ứng các điều kiện Sig. <0,005. Với mô hình ma trận xoay 7 yếu tố giải thích 59,532% biến động của tổng các biến. Kêt quả ma trận xoay các yếu tố bảo đảm yêu cầu hệ số tải (Hair & cộng sự, 2006) với số mẫu >100 và <350, hệ số tải của các phần tử phải lớn hơn 0,55 , và theo kết quả trên Bảng 3, các yếu tố CSHT.7, DSVH7, MT1 bị loại khỏi mô hình vì có hệ số tải <0,55.

            * Kết quả nghiên cứu

            – Kiểm định mô hình hồi quy

Bảng 3: Tóm tắt mô hình hồi quy
R R Square Adjusted R Square Durbin-Watson
.858a 0.737 0.734 1.821

Giá trị Adjusted R Square= 0,734 thể hiện rằng các nhân tố độc lập sẽ thể hiện được 73.4% sự biến thiên khi đánh giá về sự hài lòng của du khách. Đây là một tỷ lệ khá tốt.

Bảng 4: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy (Anova)
  Tổng bình phương Số bậc tự do Bình phương trung bình Giá trị kiểm định F Mức ý nghĩa
Hệ số hồi quy 199.677 5 39.935 301.754 .000b
Phần dư 71.333 539 0.132    
Tổng cộng 271.011 544      

Kiểm định ANOVA thể hiện ở bảng 4.16 cho thấy giá trị kiểm định F bằng 301.754 có mức ý nghĩa thống kê (sig.) là 0,000. Chứng tỏ giả thuyết H0 (tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Vì thế, mô hình hồi quy được lựa chọn trên đây phù hợp.

– Mô hình hồi quy đa biến

      Bảng 5: Kết quả hồi quy tuyến tính      
    Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn     Thống kê đa cộng
Mô Hình   hóa hóa T Sig. tuyến  
    B Std. Error Beta     Tolerance VIF
  Hệ số tự do 3,727 0,025   148,769 0    
  DSVH 0,226 0,025 0,432 9,012 0 1 1
  CSHT 0,08 0,025 0,152 3,177 0,002 1 1
1 GIA 0,068 0,025 0,13 2,708 0,007 1 1
CLDV 0,204 0,025 0,389 8,115 0 1 1
 
  DC 0,153 0,025 0,292 6,093 0 1 1
  MT 0,128 0,025 0,245 5,111 0 1 1
  TN 0,11 0,025 0,211 4,398 0 1 1

Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tương quan thuận với biến phụ thuộc HL và không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến (hê số Tolerance và hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 2). Từ mô hình cho thấy các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, thái độ của dân cư, giá, di sản văn hóa đều ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê với sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng Điện Biên. Trong đó di sản văn hóa, chất lượng dịch vụ là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn

Mô hình hồi quy chuẩn hóa các yếu tố như sau:

Y=0,432DSVH + 0,152CSHT + 0,13GIA + 0,389CLDV + 0,292 DC + 0,245MT + 0,211TN

  1. Kết luận

            Phát triển du lịch bền vững là xu hướng chung trên toàn thể giới. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với du lịch cộng đồng tại Điện Biên và các yếu tố ảnh hưởng cho thấy các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng các dịch vụ, thái độ của dân cư, giá cả, di sản văn hóa đều có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê tới sự hài lòng của du khách trong đó di sản văn hóa, chất lượng các dịch vụ là những yếu tố có tác động mạnh hơn.

   ThS Phan Nam Giang

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Với mục đích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, giao lưu học thuật và chuyên môn theo chủ trương chung của nhà trường. Trường Đại học Lao động – Xã hội tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Đào tạo Kế toán – Kiểm toán đáp ứng yêu cầu hội nhập Kinh tế Quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”

Thời hạn nộp bài viết đến hết ngày 31/8/2019.

Thời gian tổ chức hội thảo: từ 7h30 – 11h30 ngày 24/10/2019.

Nội dung chi tiết xem trong file đính kèm dưới đây:

DH Lao dong Xa hoi _Thu moi viet bai hoi thao

 

 

 

 

Kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo và bài học kinh nghiệm cho Điện Biên

  1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng để xóa đói giảm nghèo của một số quốc gia

Du lịch dựa vào cộng đồng ở các nước khu vực Châu Á phát triển muộn hơn so với các nước trên thế giới cả về lý luận và thực tiễn. Tháng 5/1995, Hội thảo đầu tiên bàn về du lịch dựa vào cộng đồng được tổ chức tại đảo Ba Li – Indonesia do Tổ chức nghiên cứu thiên nhiên thế giới khởi xướng. Hội thảo đã phổ biến kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của các nước châu Âu và đưa ra kế hoạch xây dựng phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại các khu bảo tồn của khu vực các nước ðông Nam Á.

Hội thảo thứ 2 về du lịch dựa vào cộng đồng do tổ chức NOVIB thành viên của Tổ chức quốc tế Oxfam ở ðông Nam Á tổ chức hội thảo có sự tham gia của các Tổ chức phi chính phủ Philippine, Indonesia và Thái Lan. Tại hội thảo này cũng đề cập đến phương pháp xây dựng du lịch dựa vào cộng đồng tại một số điểm tại các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia khu vực nhằm để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã. Hội thảo đề cập đến giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là chia sẽ lợi ích cho cộng đồng trong lợi ích phát triển du lịch để nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng các dân tộc. Hội thảo cũng đề cao vai trò của chính phủ, chính quyền sở tại, các công ty du lịch là những cơ quan góp phần vào thực hiện tốt chương trình. Sau hội thảo, nhiều nước đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế nên đã bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại một vài khu bảo tồn thiên nhiên như: Indonisia, Philipin, Malaisia, Thái Lan.

Tháng 3/1997, Hội thảo xây dựng khung phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần thứ 2 được tổ chức tại Palawan – Philipine được sự giúp đỡ của các tổ chức ASSET Phillipine, Các tổ chức phi chính phủ và Tổ chức POs đã giúp các cộng đồng tại Philipine thiết lập và thực hiện các hình thức tham gia cộng đồng vào việc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch khi đến tham quan tại các khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Ifugao, Marinduque, Camiguin của Philipin.

Hội thảo “Du lịch sinh thái cho bảo tồn và phát triển cộng đồng” tại Chiềng Mai – Thái Lan tháng 8 năm 1997 và Hội thảo “Du lịch dựa vào cộng đồng lần thứ hai” tại Chiềng Mai – Thái Lan tháng 3 năm 2002, các nước tham dự đã thống nhất quan điểm về khái niệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và cộng đồng tham gia phát triển du lịch là một vấn đề, đồng thời nêu lên phương thức về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các điểm du lịch có tài nguyên phong phú.

Trong các nước khối ASEAN thì Indonisia là nước tiên phong đầu tiên thực hiện chương trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích là bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nền văn hóa dân tộc bản địa, hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ, các sản phẩm du lịch tại các vùng, khu bảo tồn để thu hút khách du lịch. Các nước ðông Bắc Á có Nepal là nước phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thành công nhất trong khu vực. Xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của Nêpan được tổ chức tại một số vùng có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu là để giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng dân bản địa, bước đầu xóa đói giảm nghèo cho dân để họ không tham gia khai thác, tàn phá rừng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa phong tục tập quán. Phương pháp tổ chức thông qua các chương trình,  các dự án để lồng ghép các nội dung vừa đảm bảo các mục tiêu khác nhau trong đó có du lịch và bảo vệ môi trường. Một số mô hình điển hình của các nước như Vườn quốc gia Gunung Halimun-Indonesia, làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna-Nepal, bản Huay Hee-Thái Lan.

  1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng của một số địa phương tại Việt Nam

2.1. Sơ lược quá trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một số địa phương tại Việt Nam

Vào cuối thập kỷ 20 loại hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đối với nước ta mới được bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực  có nhiều tài nguyên thiên nhiên mà cần được bảo tồn nên còn mới so với các nước trên thế giới và khu vực. Về lý luận, trong nước chưa có công trình nghiên cứu riêng đầy đủ và chuyên sâu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Việt Nam để áp dụng cho các khu vực đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan tại một số địa phương nên kinh nghiệm của một số địa phương mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực.

Trong mấy năm gần đây, một số khu, điểm du lịch ở miền núi, vùng dân tộc là nơi có đa dạng tài nguyên thiên nhiên và phong phú tài nguyên nhân văn đã và đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch tìm hiểu nhưng điều kiện giao thông đi lại và dịch vụ cung cấp cho khách còn thiếu. Tuy nhiên, yêu cầu công tác bảo vệ, bảo tồn và duy trì phong tục tập quán của một số cộng đồng dân tộc đang đặt ra cấp bách vì đang có nguy cơ do tác động của khách du lịch, cũng như cộng đồng dân cư sống trong khu vực, nên một số địa phương đã xây dựng mô hình cộng đồng dân  cư cung cấp dịch vụ cho khách du lịch theo mô hình tự quản trong công tác bảo tồn đã mang lại hiệu quả nhất định. Năm 2001 Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) cùng với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã triển khai một dự án mang tên Hỗ trợ du lịch bền vững tại huyện Sa Pa, trong quá trình thực hiện dự án đã triển khai một chương trình phát triển du lịch tại bản Sín Chải- Sa-Pa với sự tham gia của cộng đồng dân cư. Mô hình thí điểm tại bản Lác Mai Châu-Hòa Binh, Khu du lịch Suối Voi, Lộc Tiên, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, Vườn quốc gia Ba Bể.

2.2. Nhận xét chung về mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương của Việt Nam

Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phương trong nước, đối chiếu lý luận với thực tiễn có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

– Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là mô hình phát triển du lịch đảm bảo tính bền vững trước áp lực bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên và xã hội. Trong đó trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng có một vị trí rất quan trọng.

– Ở Việt Nam, sự hỗ trợ giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về nhân lực, tài chính, kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cùng với các doanh nghiệp và dân bản địa trong việc thu hút và phục vụ  khách du lịch là những yếu tố có tính quyết định.

– Phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng kết hợp với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, khai thác nguồn tài nguyên du lịch có thể đạt được mục tiêu phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo.

  1. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo vận dụng cho Điện Biên

Qua nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một số nước và tại một số địa phương trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm là muốn phát triển du lịch có thể gắn với xóa đói giảm nghèo trước tiên phải đảm bảo lợi ích cho bốn thành phần tham gia vào hoạt động du lịch (định nghĩa về du lịch của Michael Coltman) tại địa phương, cụ thể như sau :

Thành phần thứ nhất – khách du lịch: Du khách đi du lịch để đáp ứng nhu cầu của mình khi nhận thấy họ được đảm bảo an toàn, các sản phẩm và dịch vụ du lịch được cung cấp đầy đủ họ sẽ thỏa mãn nhu cầu. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo trên đây cho thấy lượng khách đến tham quan điểm du lịch chủ yếu là khách du lịch quốc tế từ các nước phát triển. Khách tham gia du lịch có mức chi tiêu cao có thể tới 50 đến 60 đô la/ngày kể cả chi phí vận chuyển, thời gian lưu trú bình quân tại điểm du lịch là 3 đến 4 ngày, động cơ du lịch là thưởng thức chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tính hoang sơ về tài nguyên và môi trường tự nhiên, tìm hiểu văn hóa bản địa.

Vì vậy, có thể nhận định phát triển du lịch dựa cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo có thể đảm bảo được lợi ích về nhu cầu của khách du lịch khi quyết định tham gia chuyến du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng, lựa chọn các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch sẽ làm tăng cầu du lịch, tức là số lượt khách du lịch đến điểm du lịch, góp phần cho tăng trưởng du lịch tại địa bàn, đáp ứng được lợi ích của nhà cung ứng dịch  vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch và góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng dân cư sở tại.

Thành phần thứ hai – Nhà cung ứng dịch vụ du lịch : Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo trên đây có thể thấy tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Do du khách chủ yếu là khách du lịch quốc tế, với mức chi tiêu bình quân cao nên đã tạo ra lợi ích cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch thông qua việc xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm… theo giá bán lẻ cao hơn và không phải chịu thuế xuất khẩu hàng hóa sản phẩm.

Trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, với sự giúp đỡ của các tổ chức, cư dân bản địa có thể trở thành các nhà cung ứng dịch vụ du lịch như điều hành cơ sở lưu trú của chính mình, đầu tư các nhà hàng ăn uống, thành lập các nhóm, tổ vận chuyển khuân vác hành lý, sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm. Vì vậy, có thể nói phát triển du lịch cộng đồng đã đáp ứng được lợi ích ngày càng cao của nhà cung ứng dịch vụ du lịch trong đó có cả cộng đồng cư dân bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương phát triển du lịch.

Thành phần thứ ba – Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch: Phát triển du lịch cộng đồng đã làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương phát triển du lịch. Nguồn thu ngân sách ở đây là các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Đối với chính quyền địa phương nơi phát triển du lịch, ngoài nhiệm vụ chịu trách nhiệm về quản lý phát triển ngành du lịch đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội, theo chức năng nhiệm vụ, còn phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về cải cách hành chính và xây dựng chính quyền, giáo dục đào tạo, y tế chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, văn hóa, thông tin, các vấn đề xã hội và an ninh quốc phòng. Vì vậy, phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, chính quyền địa phương sẽ có được lợi ích từ việc tạo sự hỗ trợ liên ngành để phát triển du lịch đảm bảo xây dựng chính quyền vững chắc, hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho người dân địa phương góp  phần vào thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo.

Thành phần thứ tư – Dân cư sở tại: Qua kinh nghiệm thực tế triển khai mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo cho thấy rất rõ lợi ích của cư dân sở tại, nhất là những người nghèo ở nơi phát triển du lịch. Các lợi ích đó là có được công ăn việc làm bằng các dịch vụ du lịch thay vì trước đây chi sống dựa vào điều kiện thiên nhiên như đốn củi, khai thác săn bắn các loại động vật.

Dân cư sở tại còn được hưởng các lợi ích khác của việc phát triển du lịch cộng đồng như có cơ hội để nâng cao năng lực làm việc sinh sống; nâng cao chất lượng cuộc sống như sức khỏe, giáo dục và phúc lợi xã hội; đường xá giao thông cho người nghèo có thể dễ dàng đi làm ruộng hoặc đánh bắt cá; bảo tồn và nâng cao truyền thống văn hóa xã hội của cộng đồng, sự tự hào và tự tin của người dân địa phương đối với cộng đồng của họ. Dân cư sở tại trong định nghĩa về du lịch của Michael Coltman là một thành phần cấu thành không thể thiếu trong hoạt động du lịch nói chung và trong phát triển du lịch cộng đồng nói riêng. Họ là những người sống lâu đời trên mảnh đất của họ, thông thạo địa hình thiên nhiên, người chủ của những giá trị nhân văn, vì vậy họ xứng đáng được hưởng lợi ích từ việc phát triển du lịch trong cộng đồng của họ. Có thể nhận định, không có sự tham gia của dân cư sở tại, việc triển khai phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo sẽ không đạt kết quả.

Tóm lại, qua phân tích các lợi ích của phát triển du lịch đối với bốn thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, có thể thấy muốn phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo cần phải đảm bảo cân bằng lợi ích của các thành phần tham gia hướng vào mục tiêu phát triển bền vững trong đó có xóa đói giảm nghèo thì mô hình phát triển du lịch mới thành công.

Nam Giang

Factors Affecting Asset Investment Decisions Of State-Owned Enterprises In The Northwest Of Viet Nam

PhD. Trinh Mai Van: [email protected]

Department of Scientific Management, National Economics University, Hanoi, Vietnam

PhD. Phan Hong Mai: [email protected]

Institute of Banking – Finance, National Economics University, Hanoi, Vietnam

MSc. Dao Thi Van Anh: [email protected]

Department of Economics, Tay Bac University, Son La, Viet Nam

Abstract:

Reality, State-owned enterprises in the Northwest of Viet Nam tend to invest more in width, but the investment decisions of enterprise’s assets are not based on the profitability of capital or assets. The paper focuses on the factors that influence the investment decisions to assets of state-owned enterprises. The subjects in this study are from the provinces of the Northwest which are all similar in the level of regional economic development and technology manufacturing. Using data of state-owned enterprises in the Northwest from 2012 to 2015, apply linear regression techniques with the smallest minimum estimation model, but the data is aggregated as panel data, the authors find that assets investment decisions of state-owned enterprises in the Northwest depend on capital investment of state, sales and borrowing or appropriated capital in the business process.

 

Keywords: asset investment decision, influence factor, state-owned enterprises

 

1.Introduction

Asset acts as a labor resource in the business process. They are considered as material and technical facilities which play an important role in production and business activities, as a condition for enterprises to increase labor productivity and develop the national economy. On the micro perspective, machinery and equipment, manufacturing technology process… are the factors determining the size and production capacity of enterprises. On the macro perspective, physical and technical infrastructure will contribute to assessing the strength of the national economy (Karlsson et al., 2014). Exactly, it can be said that asset is very important for businesses.

In the recent 3 years, the rate of state-owned enterprises in localities went bankrupt and dissolved is quite high, in Son La, Dien Bien, Lai Chau and Hoa Binh province, it is about 20% of the total state-owned enterprises in local. This shows that business performance as well as their annual contribution to GDP is very low. Besides, these enterprises are facing serious difficulties such as lack of capital to invest, renew long-term assets, low productivity, lack of experience in marketing, investment decisions making.

Among these difficulties, the lack of financial resources and experience in asset investment decisions are the most serious problems. Investing in ineffective assets can have a big impact on profit and business results of enterprises. In contrast, investing in effective assets will help businesses pass difficulties and increase profits. In fact, local SOEs are mostly small and medium size, which are difficult to get credits from commercial banks because the banks think that their profits are difficult to offset credit risk. Accordingly, how to use capital and make assets investment decisions effectively becomes more important for businesses.

Many enterprises, especially state-owned enterprises in the Northwest region also invest in assets but their profit is low and assets are used ineffectively. In particular, the long-term assets investment do not meet the requirements of large-scale production, high quality, automation and modernization. This is the reason why the production capacity of these enterprises is still low and business results is not high, expressed by the profitability coefficient of state-owned enterprises Northwest region in the period 2012 – 2014 only about 0.08 to 0.1. Therefore, clarify the factors that affect assets investment decisions, as well as clarify the relationship of these decisions with the business results of the enterprises is necessary in the current conditions.

This will really help managers in general and state-owned enterprises in the northwestern region in particular to perform the task of corporate finance effectively. At the same time, it is the basis for the State issue suitable policies, support enterprises to invest long-term assets as desired, achieve the target.

* Overview of previous studies

The search for factors affecting asset investment is quite limited and many arguments. Previous studies (Jahera John et al., 1996); (Panda, Swati, 2012); (Lenka, 2014) mainly focus on identifying factors affecting capital structure which is an important resource for the development of enterprises. There are many studies that selected investment decision is the object of study, but the authors focus only on the factors that affect the investment decisions based on the theory of individual investment behavior, instead of studying the investment decisions of the business. For the asset of business which is a form of expression’s capital, is considered in terms of: Improve effective use of assets (Brand Strategy, 2003), solutions for effective asset management (Moore Ron, 2006); asset depreciation method (O’Bannon Isaac, 2011) rather than factors affecting asset investment.

From different perspectives, there are many researchers who have studied the investment decisions of enterprises or general assets in enterprises. However, so far researchers rarely choose asset investment as the main object of their research.  When previous studies investigated the process of investment decision making in general enterprise, they showed that investment decision is a process of many standards and many factors (Enoma and Mustapha, 2010). These factors include not only the economic and risk factors but also the political, social and government’s regulations (Enoma and Mustapha, 2010). It means that there are many factors, both internal and external, that prevent the asset investment process, but they have not yet been fully and uniformly recognized. Therefore, an in-depth study of the factors affecting assets investment decisions is necessary to help managers make investment decisions correctly, it contributes to ensure long-term and sustainable development of enterprises.

* Factors affect on the assets investment decisions of the business

There are many factors that influence the assets investment decisions of business, there are direct factors, but also there are indirect and linear factors that affect the investment decisions. In addition, the nature and level of impact’s factors are not the same. There are some positive factors that help businesses make more investment decisions while some factors negatively impact. However, the author focuses only on the following factors:

– Sales growth:

Eisner (1960) has shown that sale growth has the opposite effect on enterprise’s investment decisions. It means that enterprises have higher sale, the less investment. In Vietnam, in 2008, Le Khuong Ninh et al. indicated that the investments of non-state enterprises also depend on the growth of sale and profitability. The larger the sales, the greater the demand for investment, and this is opposed to Eisner’s theory (1960).

– Equity/ Owner’s equity:

The study of Budina et al. (2000) confirms that the investment of small enterprises is more influenced by the equity than the large enterprises. When Budina et al. (2000) argued that equity positively correlated to the investment decision of the enterprise, it means that the more equity enterprise has, the more enterprise invests. But then, Gelos and Werner (2002) argued that equity negatively correlated.

In Vietnam, the regression model of Le Khuong Ninh et al. (2008) showed that the investment of non-state enterprises in Kien Giang depends largely on equity or the rate of profit last year divided by fixed assets next year and it is entirely consistent with the theory, consistent with the study of Budina et al. (2000). Meanwhile, the equity variable in the model of Le Bao Lam and Le Van Huong (2010) about investment decision of enterprises in Tien Giang province has a negative coefficient and statistical significance at level 5 % is consistent with the result of Gelos and Werner (2002).

– Debt payable:

Le Khuong Ninh et al. (2008) have been very successful in finding new factors when they research about the non-state sector in Kien Giang, these include: loans and ability to increase ground. The authors argued that the loan is also a factor positive influencing the investment decisions of these enterprises.

– Profitability of equity (ROE):

Profitability of equity (ROE) measures the profitability of each capital that invested by the owner. As a result, the higher ROE is, the better the equity is used. Le Bao Lam et al. (2010) confirmed that ROE does not affect on investment decisions of enterprises in Tien Giang province.

– Ownership of enterprise:

Besley (1995) suggested that the ownership of enterprise influenced the investment decisions of enterprises. In Vietnam, Le Bao Lam et al. (2010) also confirmed the positive relationship of this factor with the investment decision of the enterprise. However, the subjects of Besley (1995) or Le Bao Lam et al (2010) are non-state enterprises, of which a large number of these enterprises are private that are very dynamic, flexible and they rarely lose investment opportunities. In comparison with other types of enterprises, private enterprises tend to invest more. Therefore, the authors suggest that the results of these studies should be do again for state-owned enterprises.

 

  1. Method

* Data set:

According to the Business Law in 2014, SOEs are enterprises with 100% state capital.  With this classification, the article uses secondary information as the annual financial reports in the period 2012-2015 in the Northwest, Viet Nam. There are 38 state-owned enterprises in Son La, Dien Bien, Lai Chau and Hoa Binh province of Northwest.

* Research Methods: Use panel data with the support of Stata software. Especially, this study uses the least squares estimation model (OLS) but the data is synthesized as array for 4 years and the factors which to be studied were mainly the endogenous factors in the enterprise, they were collected from the characteristics and results from the actual production and business activities of state-owned enterprises in the Northwest region.

* Variables of the model: The purpose of model is to detect factors that affect the asset investment decisions of the business. The research model has the form of the equation as follows:

 

Where: i = 1,2, …, n and t = 2012, …, 2015.

Dependent variables and independent variables are described in the table 1.

 

Table 1. Description of variables

Variables Variable’s name Description
TS Total assets Total asset value, calculated at the end of year, target No. 270 on the balance sheet accounting
dt Sales Total sales value in each year, target No. 10 on the balance sheet accounting
dtvcsh Equity Equity at the end of the year minus the beginning of the year
dtnpt Debt payable Debt payable at the end of the year minus the beginning of the year
dtroe Profitability of equity ROE of the next year minus the previous year, ROE measured by the quotient of net profit after tax and equity value
loaihinhdn Type of business a dummy variable that equals one if the type of business is joint stock company (is classified according to Business Law in 2014), and zero otherwise.

Source: Research by the authors

 

  1. Results

3.1. Descriptive statistics of variables

In order to have a comprehensive understanding of factors on asset investment decisions, the general descriptive statistics of variables are shown in Table 2.

Table 2. Descriptive statistics of variables

Variable Obs Mean Std.Dev. Min Max
TS 152 72.1 72.1 1.77 887
dt 152 31.0 33.8 0.0024 183
dtnpt 114 1.28 18.5 -57.5 153
dtvcsh 114 13.3 61.5 -175 510
dtroe 114 -0.00037 0.138 -0.83 0.773
loaihinhdn 152 1.578947 0.4953601 1 2

Source: Research by the authors

 

Most of the variables in the model have a high difference between the highest value and the lowest value. The total asset variable represents the size of enterprises, with the smallest value was 1.77 billion VND and the largest value was 887 billion VND with an average value was 72.1 billion VND showing a big difference between samples. The sale variable represents the sales of enterprises each year, the average value was 31 billion VND, the lowest value was 239 VND and the highest was 183 billion VND. This variable represents the difference in sales between enterprises was quite large. The Debt payable variable reflects the ability of enterprises to borrow loans, the smallest value of variable was negative (-) while the highest value was up to 153 billion VND, it means that some enterprises had paid old debts without additional mobilization and some businesses still borrowed large amounts of capital. The equity variable shows the growth of equity over the years. The difference between the highest value and the lowest value of the variable is also great, it shows that every year there were enterprises that increased equity but there were also enterprises that have reduced equity. Equity decreased because business result was low, it made negative profit. The Profitability of equity variable reflected the increase in profitability from equity, the lowest value was -0.83 and the highest was 0.77, it showed that the profitability of some enterprises increased at a high level. But there were also businesses had low profitability. The Type of business variable received only 2 values ​​of 1 and 0, corresponding to two popular types of state-owned enterprises in the Northwest: joint-stock company and limited liability company.

 

3.2. Correlation analysis

This study uses correlation analysis to determine the correlation coefficients of the independent and dependent variables as well as the collinearity of the independent variables. First, Pearson’s correlation analysis is to examine the correlation’s variable and to avoid the problem of collinearity. As the results shown in table 3, the correlation coefficient matrix of the assets investment variables of state owned enterprises in the Northwest is below 0.18. Correlation coefficients between variables are approaching to zero, it means that the independent variables in the model have no linear relationship with each other.

 

Table 3. Correlation matrix

  dt dtvcsh dtno dtroe loaihinhdn
dt 1.0000        
dtvcsh -0.1103 1.0000      
dtno -0.0708 -0.1778 1.0000    
dtroe 0.0540 -0.0114 0.0209 1.0000  
loaihinhdn -0.1149 0.1829 -0.0493 0.0399 1.0000

Source: Research by the authors

 

Moreover, this study conducts a test on the VIFs (variance inflation factors) to examine the linearity of the independent variables, the results shown in table 4. The test results indicate that the VIF values for all the independent variables in this model are below 1.08. These coefficients are all around 1.01 to 1.08, indicating there is no collinearity problem.

 

Table 4. Variance inflation factors

Variable VIF 1/VIF
dtvcsh 1.08 0.926857
loaihinhdn 1.05 0.956872
dtnpt 1.04 0.958877
dt 1.03 0.968710
dtroe 1.01 0.994163
Mean VIF 1.04

Source: Research by the authors

 

3.3. Empirical results

Estimated results of the model are shown in the table 3.

According to F value testing, the regression model is statistically significant at 1%. This means that the explanatory variables in the model affect on the variability of the dependent variable. The independent variables in this model can explain 50.8% of variation in the dependent variable. The remaining variation of the dependent variable can be explained by other factors that the authors do not or no research.

Table 5 shows that the significance level of P-value (sig.) of Equity and Debts payable variables are less than 1% and Sale variable is less than 5%. Therefore, we conclude that these variables are significant in the model. The remaining variables: Profitability and Type of business are not statistically significant. That means that the Equity, Debts payable and Sale are factors that influence the assets investment decisions of the enterprises. Specifically:

Sale variable: It has a positive coefficient and a statistical significance is 10%. This result contradicts Eisner’s study (1960), but it is similar to Le Khuong Ninh’s study (2008) in Vietnam. It means that the higher the sales of enterprises are, the more assets enterprises invest to expand the size.

 

 

Table 5. Estimated results of the model

Variables Coefficients
Sales 0.6490652**

(0.2803755)

Equity 1.625756***

(0.162144)

Debts payable 2.159756 ***

(0.5301604)

Profitability 4.84e+09

(6.95e+10)

Type of business 1.29e+10

(1.98e+10)

Intercept

 

1.50e+10

(3.44e+10)

Standard errors are given in parentheses.

Dependent variable: Total assets

Observations: 152.                         *p < 10%     **p < 5%      ***p < 1%

R2 = 50,8%.                                             F(5, 108)       =     22.30***

Source: Research by the authors

 

Equity variable: It has a positive coefficient and is statistically significant at 1%, this result is perfectly consistent with the theory. It is also consistent with result of Budina et al. (2000) that the higher the equity is, the more investment in assets business has. This result is consistent with the actual situation of state-owned enterprises in the Northwest, because these enterprises use state capital to invest, so the size of capital is not high and the ability to borrow is low, the demand for investment to expand the size of production and business mainly depends on the equity.

Debts payable variable: The regression coefficient of this variable is positive and is very large at 2.16. This shows that the impact of the loan amount and the debt on the investment of the business is very large. It is consistent with the result of research by Le Khuong Ninh et al. (2010), which means that the higher the debt is, the more investment in assets the state-owned enterprises in the Northwest have.

Research results show that the Debts payable and Equity are the factors influencing the investment decisions of enterprises. From this it can be seen that the demand for investing to expand the size of state-owned enterprise in the Northwest is very large, showing that whenever there is an opportunity to increase sale, equity or debt, these firms tend to invest more assets. This is perfectly suitable with actual situation in these areas, which are state-owned enterprises with small and medium sizes, so whenever they have the opportunity to increase the capital, they tend to invest in assets. However, the results of research can also confirm that businesses are focused on developing more width.

Variables have no meaning in the model: Type of business and Profitability are factors that have a low or no affection on the assets investment decisions of the firms. State-owned enterprises in the Northwest are joint-stock companies and one-member limited liability companies. The results show that whether they are joint stock companies or limited companies, the type of business does not affect the investment decisions of these firms. In addition, the profitability in general and the profitability of equity in particular does not have much affection on the assets investment decisions of the business because most of these businesses have low business performance, it makes indicator reflect the profitability is not high, so it does not affect the assets investment decisions of enterprises.

Thus, we can assume that the asset investment decision of state-owned enterprises does not depend on the type of enterprise and profitability of equity, but it depends on the amount of capital invested by the state, sales and loans or the capital that the enterprise is occupied in the business process..

 

  1. Conclusions and recommendations

With a set of data on state-owned enterprises in the Northwest from 2012 to 2015, we used the regression model and were found that there were 3 statistically significant variables influence the assets investment decisions of these enterprises. All of 3 variables: Sale , Equity and Debts payable have the same relationship with assets investment decisions of enterprises. Apart from the three variables that are statistically significant and affect on the assets investment decision of the firms, other factors such as the Type of business and Profitability are not statistically significant, so there are little or no affection on the assets investment decisions of enterprises.

Based on the findings of the study, in order to improve the business performance of state-owned enterprises, to contribute to socio-economic development in the Northwest, the authors recommend some solutions as follows:

* For businesses:

+ The results showed that the demand for asset investment of enterprises is very large while the capital is still limited. In order to mobilize capital for investment, enterprises need to be more active, actively approach and actively seek capital from different channels of capital mobilization, avoid depending on or waiting on state capital for investment.

+ The results also showed that state-owned enterprises in the Northwest of Viet Nam are focusing more on development in width, thus it is nescesary to raising capital to meet the need for asset investment. However, in order to enterprises develop sustainably in the future, enterprises should also pay attention to develop in depth.

+ For investment in assets, especially long-term assets, which are used for a long time, time to recover capital for a long time, so investment decision in long-term assets should be depend on profitability of these assets.

* For local government:

+ Create a transparent, flexible business environment and support enterprises in public services to help businesses save transaction costs and create opportunities for enterprises to invest in depth.

+ It is necessary to carry out regular surveys to collect comments, to capture the situation of production and business as well as the difficulties that enterprises are encountering. So that, there are grounds and orientation to build policies to support enterprises on time.

+ From the research results, we can be seen that the investment demand of enterprises in the Northwest are very large, showing that whenever there is opportunity to increase sale or equity and debt, enterprises to tend to invest in more assets. Therefore, the assistance about investment capital for enterprises needs to be considered. However, in order to avoid inefficient investment, it is necessary to further assess the effectiveness of their capital use.

+ The results show that the past time, the credit system and local banks have met the capital demand for business operations. However, in order to businesses increase their capital, it is necessary to further improve the performance of the credit system. The purpose is to help businesses reach deeper loans with reasonable costs and  simple loan procedures.

 

  1. References
  2. Abel and Eberly (1994), A Unified Model of Investment Under Uncertainly, American Economic Review.
  3. Alzharani Abdullah Mohammed, Che-Ahmad Ayoib, Aljaaidi Khaled Salmen, (2012), Factors associated with firm performance: Empirical evidence from the kingdom of Saudi Arabia, Accounting &Taxation, 4.2: 49-56.
  4. Besley, (1995), Property rights and investment incentives: Thoery and evidence from Ghana, Journal of Political Economy.
  5. Budina, Garretsen, E.De Jong (2000), Liquidity constrains and investment in transition economics: the case of Bulgaria, Economics of Transition.
  6. Caballero, Ricardo (1991), Competition and the Non-Robustness of Investment Uncertainly Relationship, American Economic Review.
  7. Eisner, Robert và Robert H. Strotz (1963), Determinants of Business Fixed Investment, in Commission on Money and Credit, Impacts of Monetary Policy, 59-337, Prentice-Hall.
  8. Le Khuong Ninh and Pham Le Thong, Le Tan Nghiem, Phan Anh Tu, Huynh Viet Khai (2008), Analysis of factors influencing investment decision of non-state enterprises in Kien Giang, Science 2008: 9, Can Tho University.
  9. Piotr Bialowolski và Dorota Weziak-Bialowolska (2014), External factors affecting investment decisions of companies, Economics: The Open-Access, Open-Assessment E-Journal, vol.8: 1-21.

 

Tổng quan về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp

ThS. Đào Thị Vân Anh

Tóm tắt

Nghiên cứu về quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp được xem xét với 3 lý thuyết cơ bản: lý thuyết thể chế và môi trường đầu tư, lý thuyết người đại diện và lý thuyết marketing địa phương. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng hiện nay là phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Mỗi phương pháp đều mang những ưu điểm và hạn chế riêng, sự kết hợp của cả 2 phương pháp sẽ giúp nhà nghiên cứu tận dụng được lợi thế của cả 2 phương pháp.

Từ khóa: Quyết định đầu tư, quyết định đầu tư tài sản, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng.

Abstract

Research on investment decisions of business is studied with three basic theories: theory of institutional and investment environment, representative theory, and local marketing theory. Nowaday, the main research methods used by many researchers are quantitative and qualitative research methods. Each method has its own advantages and disadvantages, the combination of both methods will help researchers to take advantage of both methods.

Keyword: Investment decisions, asset investment decisions, theory, qualitative research method, quantitative research method.

 

  1. Đặt vấn đề

Quyết định đầu tư của doanh nghiệp đã từng là đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả cả trong và ngoài nước với các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu lựa chọn quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp làm chủ đề nghiên cứu chính để xem xét trên cả khía cạnh mức độ và cơ cấu đầu tư tài sản. Trong khi đó, những nghiên cứu này lại chưa chỉ rõ về các lý thuyết áp dụng và các phương pháp nghiên cứu hợp lý. Lý thuyết nghiên cứu rất quan trọng bởi nó đóng vai trò như những chuẩn mực cơ bản để tác giả có căn cứ xem xét và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Các phương pháp nghiên cứu hợp lý sẽ giúp nhà nghiên cứu tiếp cận đúng đối tượng nghiên cứu, có được phương tiện thu thập, xử lý cũng như phân tích dữ liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề được nghiên cứu. Do đó, tổng quan nghiên cứu về các lý thuyết áp dụng và phương pháp nghiên cứu về các quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp là thực sự cần thiết.

  1. Nội dung

2.1. Khái niệm đầu tư tài sản của doanh nghiệp

Khi nhìn nhận theo Bernard Guerien (2007) hay quan điểm của Zvi Bodie và cộng sự  (2013) có thể thấy rằng đầu tư là hoạt động khiến doanh nghiệp phải hy sinh một phần nguồn lực mà phần nguồn lực đó vốn có thể dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại đồng thời làm gia tăng quy mô tài sản của doanh nghiệp nhằm mục đích mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.

Theo Renata Paksiova and Zuzana Kubascikova (2015), tài sản là các nguồn lực kinh tế phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và dự kiến sẽ dẫn đến sự gia tăng lợi ích kinh tế trong tương lai. Trong đó, lợi ích kinh tế có nghĩa là khả năng đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào dòng tiền và các khoản tương đương tiền.

Đối với các doanh nghiệp, tài sản vừa đóng vai trò là tư liệu lao động, vừa đóng vai trò là đối tượng lao động nên có thể xem như là nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản được hình thành từ các hoạt động mua/bán, cho/tặng… đã diễn ra trong quá khứ với hy vọng sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Do đó, sẽ là hợp lý khi cho rằng: Tài sản là các nguồn lực kinh tế phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ với hy vọng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.

          Trong doanh nghiệp, tài sản bao gồm cả tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và nhân công phục vụ cho sản xuất. Do vậy, việc gia tăng quỹ tư liệu sản xuất cũng đồng nghĩa với việc gia tăng quy mô tài sản trong doanh nghiệp. Khi đó, đầu tư tài sản của doanh nghiệp được hiểu là hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để hình thành nên tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Do đó, quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cả trong ngắn và dài hạn.

2.2. Lý thuyết quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp

2.2.1. Lý thuyết về thể chế và môi trường đầu tư

Các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về quyết định đầu tư đều cho rằng mỗi quốc gia đều tạo ra một môi trường thể chế độc đáo riêng bao gồm cả thể chế chính thức và phi chính thức (North, 1990; Kogut, 1991). Môi trường thể chế chính thức bao gồm luật, quy định, chính sách hay các thủ tục được quy định bởi nhà nước, các cơ quan hay chính quyền địa phương trong khi môi trường thể chế không chính thức bao gồm các quy tắc ứng xử, niềm tin, phong tục tập quán, văn hóa,… Các môi trường thể chế chính thức và phi chính thức cùng xác định môi trường kinh doanh của một quốc gia (Kostova, 1997; Ragland et al, 2015). Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định và đều chịu sự tác động bởi cả thể chế chính thức và phi chính thức. Vì vậy, mỗi quyết định đầu tư nói chung và quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp nói riêng đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trong cả 2 thể chế này và đều là các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

2.2.2. Lý thuyết marketing địa phương (marketing vùng)

Khái niệm marketing địa phương tại Việt Nam không còn mới mẻ bởi thực tế cho thấy ngày càng nhiều khu vực, địa phương vận dụng kiến thức marketing vào quảng bá hình ảnh của địa phương và đã thu được những thành công nhất định, tạo nên sự phát triển bền vững cho địa phương. Marketing địa phương là tập hợp các chương trình, hoạt động do địa phương tổ chức và thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế, xã hội, tạo cho địa phương những đặc trưng nổi bật mang tính nhân tạo thay vì những yếu tố tự nhiên sẵn có. Kotler (2002) đã từng khẳng định rằng sự phát triển của các địa phương về tương lai sẽ không phụ thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên mà phụ thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương. Kết quả thực hiện các chương trình, hoạt động này phụ thuộc vào các cá nhân, tổ chức sinh sống và làm việc tại đó, đặc biệt là hệ thống lãnh đạo chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai thông qua các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, mỗi địa phương sẽ có những kế hoạch và chiến lược riêng để tạo nên những đặc trưng khác biệt. Và chính bởi những đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi khu vực là khác nhau sẽ tạo nên sức hấp dẫn khác nhau đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

Một môi trường kinh doanh càng hiệu quả với các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư hợp lý sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư càng nhiều. Nói cách khác, quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp cũng có thể phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về marketing địa phương, đó là các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư, kế hoạch và định hướng phát triển của địa phương, cơ sở hạ tầng và công nghệ hay trình độ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương,… Trên cơ sở đó, tác giả kỳ vọng sẽ nghiên cứu được những tác động cụ thể của các nhân tố này đến quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.3. Lý thuyết người đại diện

Theo Jense (1986), khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong doanh nghiệp, vấn đề xung đột lợi ích thường xảy ra giữa nhà quản lý (người kiểm soát doanh nghiệp) với cổ đông (chủ sở hữu doanh nghiệp) vì tình trạng bất cân xứng thông tin. Nhà quản lý có nhiều thông tin hơn về tình hình doanh nghiệp nên họ có thể sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân thay vì điều hành doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu (Fama & Jensen, 1983).

Bên cạnh đó, khi quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong doanh nghiệp trùng khớp, tức có nghĩa các doanh nghiệp được quản lý bởi chính cổ đông thì xung đột lợi ích lại có thể xảy ra giữa các cổ đông nội bộ, nhóm kiểm soát hoặc cổ đông tham gia quản lý và cổ đông bên ngoài không tham gia quản lý (Jensen và Meckling, 1976). Hơn nữa, vấn đề xung đột này cũng có thể tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà quản lý và các chủ nợ (Jensen và Meckling, 1976; Lyandres và Zhdanov, 2003).

Nếu nhìn nhận trên góc độ quản trị doanh nghiệp thì những xung đột này mang lại cho doanh nghiệp kết quả không mong muốn. Lý thuyết người đại diện cho thấy rằng các nhà quản lý của doanh nghiệp thường không cẩn thận với tiền của người khác như với tiền của chính họ (Letza và cộng sự, 2004). Các doanh nghiệp có cơ cấu quản trị yếu hơn thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về lý thuyết đại diện hơn và người quản lý của các doanh nghiệp đó có thể có được nhiều lợi ích riêng hơn (Core và cộng sự, 1999). Bởi khi đã có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong doanh nghiệp, hệ thống quản trị yếu kém, kiểm soát nội bộ không chặt chẽ thì vấn đề tư lợi cho cá nhân rất dễ xảy ra. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp so với các quốc gia khác, chỉ ở mức 53,5 triệu đồng trong năm 2017 (Tổng cục thống kê, 2018) thì tình trạng tư lợi cá nhân rất dễ có thể xảy ra.

Năm 1976, Jensen và Meckling đã từng chỉ rõ đối với các doanh nghiệp tư nhân, lý thuyết đại diện xảy ra với quản trị doanh nghiệp có thể làm cản trở việc ra quyết định tối ưu của doanh nghiệp (Holmstrom, 1989; Francis và cộng sự, 2011; Quttainah và cộng sự 2013; Hasan và Song, 2014; Hasan và cộng sự, 2014). Xét trong mối liên hệ với quyết định đầu tư tài sản của các DNNVV, tác giả cho rằng có thể tồn tại lý thuyết người đại diện khi doanh nghiệp đầu tư tài sản quá ít hoặc quá mức. Tình trạng này xảy ra khi doanh nghiệp thiếu dự án đầu tư và cơ hội tăng trưởng nhưng nhà quản trị không thực sự nỗ lực trong việc tìm kiếm. Cũng có thể xảy ra khi doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng và nhà quản lý có thể sẵn sàng đầu tư tài sản mà bỏ qua khả năng sinh lời của tài sản hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, tình trạng đầu tư quá mức cũng có thể được tạo ra bởi sự tự tin quá mức của nhà quản lý. Có thể họ điều hành doanh nghiệp vì mục tiêu tối đa hóa giá trị cho các cổ đông nhưng lại đánh giá quá cao khả năng, lạc quan quá mức về tiềm năng hoạt động của doanh nghiệp nên sẵn sàng đầu tư vào các dự án không thực sự có giá trị hiện tại ròng dương (Stein, 2001). Do đó, khi xem xét đến các quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp, việc nhìn nhận trên góc độ lý thuyết người đại diện là thực sự cần thiết.

2.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp

Quyết định đầu tư của doanh nghiệp là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu với nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có đặc trưng riêng, có ưu điểm và hạn chế riêng. Nhưng tựu chung lại, các tác giả chủ yếu nghiên cứu theo 2 phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Cụ thể:

* Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Năm 1985, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, Alam và Stafford đã tiến hành hai cuộc khảo sát tại 587 doanh nghiệp với những ưu đãi về thuế đối với chính sách đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất tại Mĩ. Kết quả nghiên cứu từ các mô hình kinh tế lượng cho thấy rõ ràng rằng các khoản giảm thuế hay chính sách hỗ trợ thuế không phải là nhân tố quan trọng trong các chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn bởi doanh thu, lợi nhuận và xu hướng kinh tế chung.

Năm 2000, Budina và cộng sự đã sử dụng dữ liệu 1.003 doanh nghiệp tại Bulgaria từ năm 1993 đến năm 1996 để chỉ ra rằng hệ số của biến vốn tự có là có ý nghĩa đối với quyết định đầu tư của doanh nghiệp bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bằng cách sử dụng số lượng lao động để đo lường quy mô, tác giả đã phân loại các doanh nghiệp được nghiên cứu thành 2 loại là doanh nghiệp lớn và nhỏ. Kết quả phân tích cho thấy hệ số của biến số vốn tự có là dương và có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhỏ trong khi hệ số này không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp lớn.

Với mẫu nghiên cứu 137 công ty sản xuất được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Indonesia từ năm 2006 đến năm 2010, Erkaningrum (2013) đã phát triển mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế như quyền sở hữu nội bộ, chính sách cổ tức, chính sách nợ, quyết định đầu tư và rủi ro kinh doanh. Các giả thuyết nghiên cứu được tác giả kiểm định bằng mô hình ước lượng 3 giai đoạn tối thiểu (3 SLS). Kết quả phân tích phương trình đầu tư cho thấy quyền sở hữu nội bộ và rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư của doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu lại có ảnh hưởng tích cực.

Với việc thể hiện qua các số liệu thống kê và toán học, kết quả nghiên cứu từ phương pháp định lượng thường có độ tin cây cao và khả năng thuyết phục lớn hơn phương pháp định tính. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đầu tư nhiều hơn, tốn kém nhiều cả về thời gian và chi phí trong quá trình nghiên cứu. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu lại phụ thuộc lớn vào các phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, do đó các nhà nghiên cứu cũng cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn ngay từ giai đoạn thu thập dữ liệu.

* Phương pháp nghiên cứu định tính:

Năm 1996, John Child và Yuan Lu đã xem xét quá trình ra quyết định đầu tư tại 6 doanh nghiệp Trung Quốc trong suốt quá trình cải cách kinh tế, các doanh nghiệp phát triển hướng tới một thị trường với vai trò quan trọng của nhà nước. Nghiên cứu thực tế cho thấy tồn tại một ranh giới giữa sự kiểm soát quan liêu và các yếu tố thị trường. Các nhà quản lý doanh nghiệp liên tục đề xuất đầu tư để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong khi các cơ quan chính quyền lại nắm quyền phê duyệt và quyền quyết định cuối cùng. Điều đó đồng nghĩa với các quyết định đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các cơ quan có thẩm quyền.

Mở rộng phạm vi nghiên cứu với các tình huống ra quyết định đầu tư đa dạng hơn John Child và Yuan Lu (1996), Carr và cộng sự (2010) cũng tiếp cận các quyết định đầu tư chiến lược theo phương pháp nghiên cứu tình huống. Trên cơ sở các tình huống nghiên cứu được từ các tài liệu trước đó, nhóm tác giả đã khảo sát sự khác biệt trong thực tiễn của quá trình ra quyết định đầu tư chiến lược thông qua 14 tình huống nghiên cứu tại các doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh doanh ổn định và năng động. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã cho thấy những khác biệt trong các quyết định đầu tư chiến lược đáng kể đồng thời nhấn mạnh đến việc cân nhắc các chiến lược, kế hoạch tài chính, tính trọn vẹn, tính nghiêm ngặt trong phân tích tài chính của doanh nghiệp.

Gần đây nhất năm 2016, một nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán được thực hiện bằng các cuộc phỏng vấn tập trung với 21 nhà quản lý địa phương để hiểu được kinh nghiệm về kế toán quản trị cho việc ra quyết định đầu tư dưới sự không chắc chắn. Nghiên cứu tập trung vào các quy trình được các nhà quản lý ra quyết định đầu tư chiến lược trong một môi trường nhiều bất ổn ở Ai Cập thời hậu chiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự không chắc chắn về xã hội, chính trị và kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các kỹ thuật thẩm định đầu tư vốn được sử dụng trong việc ra quyết định đầu tư chiến lược.

Thay vì các kết quả nghiên cứu được chứng minh qua các số liệu từ mô hình toán học, nghiên cứu định tính sử dụng quan điểm diễn giải, dùng thuyết diễn giải để giải thích vấn đề, theo đó các nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề bằng sự lập luận và giải thích. Chất lượng và kết quả nghiên cứu theo phương pháp này không chỉ phụ thuộc vào khả năng tư duy, trình độ lập luận của nhà nghiên cứu mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận, phỏng vấn các chuyên gia và thu thập dữ liệu thứ cấp.

* Tại Việt Nam:

Các đề tài nghiên cứu về quyết định đầu tư của doanh nghiệp còn khá hạn chế, tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đều được thực hiện với sự kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức được thực hiện với phương pháp định lượng. Cụ thể:

Năm 2008, với đề tài nghiên cứu cấp tỉnh tại Kiên Giang, Lê Khương Ninh và cộng sự đã từng lựa chọn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Kiên Giang để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Bằng nghiên cứu này, nhóm tác giả đã hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Biến số này được đo lường bằng giá trị đầu tư năm 2004 chia cho giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm đó và nhân với 100% để biểu diễn tỷ lệ phần trăm của lượng đầu tư so với giá trị tài sản cố định. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý hơn nếu các giá trị đầu tư của các doanh nghiệp trong năm 2004 được đo lường theo các giá trị trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để tránh tình trạng che dấu thông tin của doanh nghiệp khi phỏng vấn. Bởi về nguyên tắc, hoạt động đầu tư thực chất cũng là hoạt động sử dụng vốn và trong quá trình sử dụng vốn thì tài sản sẽ được hình thành, do đó khi doanh nghiệp đầu tư thì các số liệu tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp chắc chắn sẽ thay đổi.

Năm 2011, để nghiên cứu về các quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang trong năm 2010, Lê Bảo Lâm và Lê Văn Hưởng đã sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc là quyết định đầu tư của doanh nghiệp ở dạng nhị phân – mô hình logarit có 2 giá trị: 1 là doanh nghiệp có đầu tư và 0 là doanh nghiệp không đầu tư. Tuy nhiên, dạng mô hình này chỉ giúp tác giả xác định được doanh nghiệp có đầu tư hoặc không đầu tư mà không đo lường được quy mô những như cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp.

Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nghiên cứu định tính dễ dàng sử dụng nhưng rất khó để thuyết phục bởi kết quả nghiên cứu còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực, tư duy, khả năng quan sát và sự chủ quan của nhà nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu định lượng đòi hỏi kỹ thuật sử dụng các mô hình kinh tế lượng để đo lường các đối tượng nghiên cứu, do đó kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng các con số cụ thể nên dễ thuyết phục hơn nhưng quá trình thực hiện lại tốn kém nhiều thời gian và nhà nghiên cứu khó có thể kiểm soát được chất lượng dữ liệu điều tra. Để lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp cần phụ thuộc vào các câu hỏi nghiên cứu, vào kỹ năng hay thế mạnh của nhà nghiên cứu và đặc biệt là khả năng thu thập dữ liệu của nhà nghiên cứu. Đặc biệt, khi nghiên cứu về các quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp cũng vậy, nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp để tận dụng được những lợi thế của mỗi phương pháp nghiên cứu nói trên.

  1. Kết luận

Đầu tư tài sản của doanh nghiệp là hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để hình thành nên tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Do đó, quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cả trong ngắn và dài hạn.

Khi nghiên cứu về quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp trên khía cạnh quy mô và cơ cấu đầu tư tài sản, các nhà nghiên cứu cần vận dụng 3 lý thuyết cơ bản: lý thuyết thể chế và môi trường đầu tư, lý thuyết marketing địa phương và lý thuyết người đại diện. Lý thuyết thể chế và môi trường đầu tư giúp nhà nghiên cứu xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp trong cả môi trường thể chế chính thức và phi chính thức. Lý thuyết người đại diện giúp nhà nghiên cứu xem xét vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý trong quá trình ra quyết định đầu tư tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Ngoài ra, lý thuyết về marketing địa phương đặt các quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong bối cảnh thực tế địa phương với sự hỗ trợ và các quy định của chính quyền địa phương khi doanh nghiệp ra quyết định.

Trong nghiên cứu khoa học, rất nhiều các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, tuy nhiên, các phương pháp sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi nhà nghiên cứu cần phải biết vận dụng và lựa chọn phương pháp thích hợp phụ thuộc vào các câu hỏi nghiên cứu, khả năng tư duy, thế mạnh cũng như khả năng thu thập dữ liệu của nhà nghiên cứu. Một nghiên cứu với sự kết hợp của cả phương pháp định tính và định lượng sẽ giúp cho nhà nghiên cứu tận dụng được lợi thế của cả hai phương pháp này.

______________

Tài liệu tham khảo

  1. Carr, C., Kolehmainen, K., và F. Mitchell, (2010), Strategic investment decision making practices: A contextual approach. Management Accounting Research 21 (3): 167–184.
  2. Child JohnYuan Lu, (1996), Institutional constraints on economic reform: The case of investment decisions in China, Organization Science; LinthicumVol. 7, Iss. 1,  (Jan/Feb 1996): 60-77.
  3. Erkaningrum (2013), Interactions among insider ownership, dividend policy, debt policy, investment decision, and business risk, Indri F. Journal of Indonesian Economy and Business : JIEB; YogyakartaVol. 28, Iss. 1
  4. Moataz Moamen et. al. ( ), Accounting for strategic investment decision-making under extreme uncertainty,
  5. Ragland Charles B., Brouthers Lance Eliot, Widmier Scott M., (2015), Institutional theory and international market selection for direct selling,Marketing Intelligence & Planning, BradfordVol. 33, Iss. 4,  (2015): 538-555.
  6. Zvi Bodie, Alex Kane và Alan J. Marcus, Investment, Hardcover, 2013, 10th Edition.

 

Thực trạng đầu tư tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu vùng Tây Bắc

ThS. Đào Thị Vân Anh

Tóm tắt:        

Dữ liệu phân tích của 564 DNNVV được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 4 tỉnh vùng Tây Bắc với các tiêu thức phân loại về thời gian, ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp (DN) đã cho thấy rằng quy mô đầu tư tài sản của các DNNVV trong khu vực đang có xu hướng mở rộng qua các năm. Tỷ lệ nợ phải trả bình quân hàng năm luôn ở mức cao 60% cho thấy hầu hết các DN đều sử dụng nợ vay để đầu tư là chủ yếu. Cơ cấu đầu tư không có sự biến động nhiều qua các năm nhưng đa số các DN đều tập trung đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn (TSNH).

Từ khóa: đầu tư tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tây Bắc

  1. Giới thiệu

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiểu vùng Tây Bắc đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực. Tính riêng trong năm 2015, các DNNVV đóng góp gần 45% GDP với 30,02% tổng kim ngạch xuất khẩu và nộp ngân sách gần 27% tổng thu ngân sách của khu vực. Để có được những thành quả đó, các doanh nghiệp này đã phải đối mặt với nhiều khó khăn nghiêm trọng như thiếu vốn để đầu tư, đổi mới tài sản dài hạn (TSDH), năng suất thấp, thiếu kinh nghiệm về marketing và đầu tư. Trong số những khó khăn đó, thiếu nguồn tài chính và thiếu kinh nghiệm trong các quyết định đầu tư tài sản là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất. Đầu tư tài sản không hiệu quả có thể gây ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Ngược lại, đầu tư tài sản có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn và gia tăng lợi nhuận. Để đánh giá được một cách chính xác hiệu quả đầu tư của các DNNVV hiện nay, tác giả tiến hành nghiên cứu về thực trạng đầu tư tài sản của các DNNVV để làm cơ sở đánh giá.

  1. Phạm vi nghiên cứu

Bài viết sử dụng dữ liệu là báo cáo tài chính của 564 DNNVV tại 4 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc bao gồm: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình (theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp DNNVV) trong giai đoạn 2012 – 2015 với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để nghiên cứu.

Với mỗi quốc gia, mỗi tổ chức kinh tế và ở Việt Nam trong những thời kỳ khác nhau thì tiêu thức phân loại DNNVV được sử dụng là khác nhau. Tuy nhiên, do bài viết sử dụng bộ dữ liệu của DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc trong giai đoạn năm 2012 – 2015, trong giai đoạn này hầu hết các nghiên cứu đều đang áp dụng theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP để phân loại quy mô DN nên tác giả cũng sử dụng các tiêu chí được quy định tại Nghị định này làm căn cứ để phân loại các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu được thực trạng đầu tư tài sản của các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc, tác giả sử dụng các phương pháp cơ bản như sau:

* Phương pháp thống kê

Trên cơ sở Báo cáo tài chính của các DN được thu thập từ dữ liệu khảo sát của Cục thống kê các tỉnh vùng Tây Bắc, tác giả tiến hành chọn lọc các dữ liệu cần thiết liên quan đến đầu tư tài sản của doanh nghiệp như: Tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả, lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần và một số chỉ tiêu khác. Căn cứ vào đó, tác giả thống kê lại các chỉ tiêu theo từng DN trong từng năm để hình thành nên bộ dữ liệu dưới dạng bảng với 564 DN trong thời gian 4 năm từ năm 2012 đến năm 2015.

* Phương pháp phân tích

Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản của DN, tác giả tiến hành phân tích với mục tiêu đánh giá thực trạng đầu tư tài sản của các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc trên nhiều góc độ: theo năm hoạt động, theo loại hình DN, theo ngành nghề kinh doanh.

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1 Đặc điểm các DNNVV tại tiểu vùng Tây Bắc

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập Báo cáo tài chính của 564 DNNVV được phân bố tại 4 tỉnh làm dữ liệu nghiên cứu. Trong đó, số lượng các DNNVV thu thập tại các tỉnh được thống kê lại như sau:

Bảng 1. Thống kê số lượng DNNVV năm 2015 được nghiên cứu tại các tỉnh

Tỉnh DNNVV tiểu vùng Tây Bắc năm 2015 DNNVV tiểu vùng Tây Bắc được nghiên cứu
Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Số lượng (DN) Tỷ lệ (%)
Lai Châu 642 16,19 80 14,18
Điện Biên 798 20,13 118 20,92
Sơn La 1.038 26,18 171 30,32
Hòa Bình 1.487 37,5 195 34,57
Tổng 3.965 100 564 100

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê, 2016 và dữ liệu nghiên cứu)

Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi do tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, giao thông vận tải thuận tiện hơn so với các tỉnh khác nên số lượng DNNVV tại tỉnh Hòa Bình nhiều hơn so với các tỉnh khác (số lượng DNNVV chiếm 37,5% tổng DNNVV của cả vùng). Ngược lại, là địa phương có địa hình đồi núi bị chia cắt nhiều, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, lại là tỉnh mới được chia tách với tỉnh Điện Biên và phân định lại địa giới hành chính nên số lượng DNNVV của tỉnh Lai Châu ở mức thấp nhất trong khu vực (chiếm 16,19% tổng DNNVV của cả vùng).

Trên cơ sở những đặc điểm của tổng thể, tác giả đã lựa chọn thu thập dữ liệu các DNNVV được phân bố tại cả 4 tỉnh, trong đó số lượng DN được thu thập tại tỉnh Hòa Bình là lớn nhất 195 DN chiếm 34,57% trong mẫu nghiên cứu. Số lượng DN được thu thập tại tỉnh Lai Châu là ít nhất với 80 DN chiếm 14,18% tổng số DN được nghiên cứu. Như vậy, tỷ lệ và quy mô các DN tại các địa phương trong mẫu nghiên cứu có thể đảm bảo được sự tương đồng trong tổng thể.

4.2. Thực trạng đầu tư tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu vùng Tây Bắc

Hiện nay, trong các báo cáo và dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Cục thống kê các tỉnh vùng Tây Bắc chưa có dữ liệu tổng hợp liên quan đến vấn đề tăng/giảm quy mô đầu tư tài sản (đầu tư tài sản nhiều hay ít), sự thay đổi trong cơ cấu và hiệu quả đầu tư tài sản của các DNNVV tại các địa phương này. Vì vậy, thực trạng đầu tư TS của các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc được tác giả tổng hợp lại với 564 DNNVV trong mẫu nghiên cứu.

4.2.1. Thực trạng đầu tư tài sản của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc qua các năm

Bảng 2. Đầu tư tài sản hàng năm của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
TS (tr.đ) 12.774,998 14.596,74 15.668,52 16.978,196
TSNH (tr.đ) 8.590,832 10.059,806 10.673,401 11.594,007
TSDH (tr.đ) 4.199,398 4.535,332 4.995,119 5.384,189
TSDH/TTS 32,872 31,071 31,880 31,712
Nợ phải trả (tr.đ) 7.751,853 8.880,457 9.344,288 10.160,116
Nợ/TTS 60,680 60,839 59,637 59,842
VCSH (tr.đ) 5.091,981 5.743,503 6.357,367 6.818,079

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra DN hàng năm của Cục thống kê các tỉnh Tây Bắc)

Các số liệu trong bảng 2 đều được tính bình quân số học của từng chỉ tiêu theo từng năm. Chỉ tiêu TS tăng theo thời gian cho thấy quy mô sxkd bình quân của các DN tăng qua các năm cho thấy các DN đều có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động sxkd trong những năm gần đây cả về quy mô tài sản, các loại tài sản, quy mô nợ vay và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu TSDH trong tổng TS hàng năm luôn ở mức thấp và không có sự biến động nhiều qua các năm, thường xuyên duy trì ở mức 31-32% cho thấy các DN chủ yếu đầu tư vào TSNH nhiều hơn. Tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn hàng năm luôn được duy trì ở mức trên 50% và cũng không biến động nhiều qua các năm cho thấy các DN đều đầu tư bằng nguồn vốn vay nhiều hơn nguồn vốn chủ sở hữu, đồng nghĩa với gia tăng rủi ro trong kinh doanh.

Bảng 3. Thống kê số lượng DNNVV Tây Bắc đầu tư TS hàng năm

Năm DN đầu tư TS tăng DN đầu tư TS giảm và không đổi DN tăng TSDH/TTS DN giảm, không đổi TSDH/TTS
Số DNNVV (DN) Tỷ trọng (%) Số DNNVV (DN) Tỷ trọng (%) Số DNNVV (DN) Tỷ trọng (%) Số DNNVV (DN) Tỷ trọng (%)
2013 392 69,5 172 30,5 219 38,83 345 61,17
2014 359 63,65 205 36,35 235 41,67 329 58,33
2015 348 61,7 216 38,3 228 40,43 336 59,57

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra DN hàng năm của Cục thống kê các tỉnh Tây Bắc)

Từ bảng tổng hợp 3 cho thấy, mặc dù số lượng các DN tăng đầu tư TS qua các năm ngày càng ít hơn nhưng nhìn chung, đa số các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc đều có xu hướng đầu tư thêm TS qua các năm, biểu hiện là có đến gần 70% các DN được nghiên cứu đều tăng quy mô TS trong năm 2013, tỷ lệ này giảm dần qua các năm gần đây nhưng vẫn chiếm trên 60% các DN trong mẫu nghiên cứu và chỉ có 38,3% các DN không hoặc giảm đầu tư TS trong năm 2015. Mặc dù đa số các DN tăng quy mô đầu tư tài sản, nhưng số DN có tỷ lệ TSDH/TTS tăng chỉ chiếm 38% đến 42% trong tổng số DN được nghiên cứu. Điều đó có nghĩa rằng, ngày càng có ít DN đầu tư thêm TSDH và đa số các DN có xu hướng sử dụng ít TSDH hơn hoặc không thay đổi cơ cấu các loại TS trong DN.

4.2.2. Thực trạng đầu tư TS của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc phân loại theo loại hình DN

Từ bảng số liệu cho thấy các DN thuộc loại hình công ty cổ phần có quy mô sxkd bình quân là lớn nhất, các DN thuộc loại hình công ty TNHH có quy mô sxkd bình quân nhỏ nhất nhưng không chênh lệch nhiều so với DN tư nhân. Chỉ tiêu Tổng tàn sản bình quân của các loại hình DN đều tăng qua các năm một lần nữa khẳng định rằng các DN đều có xu hướng mở rộng quy mô sxkd trong những năm gần đây. Tương tự như quy mô sxkd bình quân, quy mô TSDH bình quân hàng năm của các DN đều gia tăng trong những năm gần đây. Các DN loại hình công ty cổ phần có quy mô sxkd lớn nhất và cũng đầu tư nhiều TSDH nhất, biểu hiện là quy mô TSDH của loại hình DN này qua các năm luôn cao hơn so với các loại hình DN khác. Trong khi đó, mặc dù quy mô sxkd bình quân cao hơn loại hình công ty TNHH nhưng các DN tư nhân vẫn đầu tư ít TSDH nhất.

Tỷ trọng TSDH trong tổng TS bình quân của các DN đều dưới 50% cho thấy các DN chủ yếu đầu tư TSNH. Kết quả này đồng nhất với kết quả trên phân loại theo quy mô DN. Công ty TNHH có quy mô đầu tư sxkd hàng năm thấp nhất nhưng tỷ trọng TSDH trong tổng TS bình quân lại cao nhất so với các loại hình DN khác.

Tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của các DN đều trên 50% cho thấy các DN đều sử dụng nợ vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả phân loại theo quy mô DN. Điều này chứng tỏ các công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô DN dựa trên khả năng huy động nợ, đặc biệt là DN tư nhân. Nếu không có năng lực quản lý tài sản và quản lý chi phí thì việc sử dụng nợ để đầu tư tài sản lại gây tác dụng ngược tới khả năng sinh lời của DN.

 

Bảng 5. Đầu tư tài sản hàng năm của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc phân loại theo hình thức pháp lý

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Công ty Cổ phần DN tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần DN tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần DN tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần DN tư nhân Công ty TNHH
TS (tr.đ) 16.980,02 11.729,72 10.777,76 19.851,39 12.733,75 12.686,85 21.411,35 13.772,99 13.442,67 22.897,01 15.136,19 14.574,12
TSNH (tr.đ) 11.814,22 8.291,23 6.578,49 13.982,14 9.085,82 8.223,51 14.668,22 9.843,37 8.643,54 15.511,96 10.798,36 9.585,06
TSDH (tr.đ) 5.244,55 3.438,49 4.199,27 5.869,25 3.643,55 4.463,34 6.743,13 3.929,62 4.799,13 7.385,06 4.337,83 4.989,07
TSDH/TTS (%) 30,89 29,31 38,96 29,57 28,61 35,18 31,49 28,53 35,7 32,25 28,66 34,23
Nợ phải trả (tr.đ) 10.104,8 7.820,96 5.981,53 12.408,37 8.176,56 7.055,77 12.750,56 8.778,87 7.480,58 13.578,13 9.705,72 8.171,23
Nợ/TTS (%) 59,51 66,68 55,5 62,51 64,21 55,62 59,55 63,74 55,65 59,3 64,12 56,07
VCSH (tr.đ) 6.942,58 3.984,69 4.854,05 7.443,02 4.628,3 5.631,08 8.746,37 4.994,12 5.997,88 9.318,89 5.430,47 6.402,9

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra DN hàng năm của Cục thống kê các tỉnh vùng Tây Bắc)

 

 

 

4.2.3. Thực trạng đầu tư TS của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc phân loại theo ngành kinh doanh

Số lượng các DN ngành Công nghiệp và xây dựng là rất lớn, chiếm trên 50% số DN được nghiên cứu, quy mô sxkd bình quân của các DN trong ngành này là lớn nhất và có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng tỷ trọng TSDH lại thấp nhất cho thấy các DN ngành Công nghiệp và xây dựng không đầu tư quá nhiều vào các loại TSDH, kết quả này đã được giải thích ở trên. Tuy nhiên, dù không đầu tư để sở hữu TSDH nhưng bản chất đây vẫn là loại hình doanh nghiệp sxkd có chu kỳ lớn hơn các ngành khác, chậm thu hồi tổng vốn đầu tư. Dù tỷ trọng TSDH là thấp nhất, các DN không đầu tư TSDH nhưng vẫn hoạt động dựa trên nguồn vốn vay nhiều nhất (tỷ trọng nợ/TTS cao nhất) đồng nghĩa với khả năng tự chủ về tài chính của các DN này là thấp nhất.

Tỷ trọng TSDH của các DN ngành Thương mại và dịch vụ chỉ duy trì ở mức 44%-46% và không có sự biến động nhiều qua các năm. Mặc dù là ngành có quy mô sxkd bình quân thấp nhất nhưng tỷ trọng TSDH lại cao hơn so với các ngành khác và quy mô sxkd cũng như quy mô TSDH vẫn đang tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây. Tương tự như các ngành khác, các DN ngành Thương mại và dịch vụ cũng đã tận dụng lợi thế của đòn bẩy kinh doanh để đầu tư nhiều hơn. Mặc dù tỷ trọng TSDH cao nhất nhưng tỷ trọng nợ của nhóm DN này lại thấp nhất đồng nghĩa với các DN đầu tư TSDH bằng nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn so với các ngành khác nên các DN tự chủ về tài chính hơn.

 

 

Bảng 6. Đầu tư TS hàng năm của DNNVV tiểu vùng Tây Bắc phân loại theo ngành kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nông lâm nghiệp và thủy sản Thương mại – Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng Nông lâm nghiệp và thủy sản Thương mại – Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng Nông lâm nghiệp và thủy sản Thương mại – Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng Nông lâm nghiệp và thủy sản Thương mại – Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng
TS (tr.đ) 12.513,68 9.578,751 14.867,62 13.900,64 10.554,89 17.327,743 15.796,885 11.804,232 17.987,07 17.390,21 12.860,839 19.500,35
TSNH (tr.đ) 7.871,415 5.311,616 10.831,53 8.415,577 5.916,033 13.075,371 9.482,913 6.386,863 13.577,54 10.653,25 7.114,746 14.659,81
TSDH (tr.đ) 4.642,268 4.294,800 4.036,094 5.485,059 4.638,854 4.249,382 6.313,973 5.417,370 4.409,536 6.736,966 5.746,093 4.840,547
TSDH/TTS 37,098 44,837 27,147 39,459 43,950 24,524 39,970 45,893 24,515 38,740 44,679 24,823
Nợ phải trả (tr.đ) 7.248,043 5.331,145 9.394,455 8.175,007 5.972,302 10.883,236 9.132,812 6.538,165 11.108,72 10.382,42 7.217,394 11.979,46
Nợ/TTS 57,921 55,656 63,187 58,810 56,583 62,808 57,814 55,388 61,759 59,703 56,119 61,432
VCSH (tr.đ) 5.266,555 4.330,905 5.535,379 5.725,632 4.613,690 6.465,938 6.664,074 5.334,530 6.878,358 7.007,788 5.643,445 7.520,895

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra DN hàng năm của Cục thống kê các tỉnh vùng Tây Bắc)

  1. Kết luận

Như vậy, đa số các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc hoạt động dưới 2 loại hình DNTN và công ty TNHH, trong đó chủ yếu là các DN ngành Công nghiệp và xây dựng với quy mô sản xuất kinh doanh đều có xu hướng mở rộng qua các năm. Nhìn chung, các DN đều sử dụng nợ vay nhiều hơn sử dụng vốn chủ sở hữu, sử dụng nợ vay để đầu tư tài sản. Quy mô TSNH và TSDH được sử dụng đều gia tăng theo thời gian nhưng các DN đều tập trung đầu tư nhiều vào TSNH là loại TS có tính thanh khoản cao hơn.

Với việc mở rộng quy mô đầu tư TS qua các năm nhưng chỉ tập trung vào các loại TSNH cho thấy rằng mọi nỗ lực khai thác và sử dụng TS sau khi đã đầu tư của DN chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, các DN chỉ đang cố gắng khắc phục tình hình hiện tại mà chưa tính đến tương lai dài hạn. Trong khi hiệu suất sử dụng TSDH của các DN tương đối cao thì cơ cấu TSDH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong đầu tư TS đồng nghĩa với DN đang đánh mất đi khả năng sinh lời của các loại TSDH. Do vậy, trong thời gian tới, các DN nên thay đổi cơ cấu đầu tư TS để khai thác và tận dụng được lợi thế của các loại TSDH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Baneijee B., (2010), Financial Policy and Management Accounting. Eight Edition, Prentice – Hall of India Learning Private Limited, New Delhi.
  2. Bao H., (2010), A Study on Leverage and Firm Investment: Chinese Evidence, Royal Institute of Technology, pp. 1-46. Retrieved August 15, 20121.
  3. Báo cáo điều tra doanh nghiệp năm 2013, 2014, 2015, 2016 của Cục thống kê các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình.
  4. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009.
  5. Tổng cục thống kê, (2016), Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014, Nhà xuất bản Thống kê.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ANZ và một số bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam

Phan Nam Giang

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản trị và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong giới hạn rủi ro có thể chấp nhận. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá rủi ro tín dụng, ứng phó rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng hiện nay đang được ANZ – một ngân hàng thương mại lớn trên thế giới, tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ

Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của Australia, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) của ANZ có một số điểm nhấn đáng lưu ý như:

– Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô hình RAROC.

+ Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II.

+ Mô hình KAROC: Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp KAROC và xem đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp KAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua.

– Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:

Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.

Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ

Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.

– Kiểm soát RRTD kép: ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.

Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có:

(i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra;

(ii) Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp;

(iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở ANZ, bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam có thể đề cập tới như sau:

Một là, thực hiện QTRRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD.

Theo thông lệ quốc tế, QTRRTD được bao gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.

Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro: Cần xác định chiến lược quản trị rủi ro hướng tới của ngân hàng là gì? Ngân hàng có chấp nhận rủi ro để có thể đem lại lợi nhuận cao hơn hay lựa chọn chiến lược phát triển ổn định, kiểm soát chặt chẽ RRTD. Khẩu vị rủi ro cụ thể của ngân hàng là rủi ro nên được xem xét trên cả hai mặt – cơ hội và thách thức và không chỉ trên tác động của nó tới các khía cạnh định lượng như vốn kinh tế, mức độ biến động của thu nhập

Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro hiện đại, sử dụng phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro trong từng giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này QTRRTD là tuân thủ các nguyên tắc quản trị theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD – xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD – tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và EAD – số dư nợ rủi ro. Đo lường RRTD qua EL – tổn thất dự kiến và UL – tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng cụ thể:

Giai đoạn 2: Là quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

Giai đoạn 3: Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng. Khi các thước đo RRTD là EL và UL đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro.

Giai đoạn 4: Cao hơn việc quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo rủi ro, ngân hàng hướng tới việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động, thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay.

Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất mà ngân hàng đạt được là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị. Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp cho công tác quản trị rủi ro được hiệu quả, chính xác.

Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro: Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro bao gồm hai cấp độ chủ yếu là giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách hàng. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng ngành nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành cụ thể, đồng thời, tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản trị rủi ro từng ngành. Trường hợp hạn mức rủi ro của một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các quyết định cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi chủ tịch HĐQT.

Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng: Hệ thống phê duyệt tín dụng thể hiện ở vai trò, chức năng và thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình phê duyệt tín dụng. Hệ thống được thiết lập theo từng đối tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, định chế tài chính.

Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD: Hệ thống kiểm soát RRTD cần được thiết lập một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng, toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản trị hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro.

Hệ thống cho phép ngân hàng kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật. Hệ thống kiểm soát RRTD phải là công cụ giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả kiểm tra kiểm soát RRTD sẽ được báo cáo trực tiếp lên Ủy ban quản trị rủi ro.

Hai là, lựa chọn mô hình quản trị RRTD dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi NHTM.

ANZ rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình quản trị RRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn thế nữa, việc xác định mô hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng.

Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém không thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định lượng vì dữ liệu thông tin trong thị trường đó không thể tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì trong thị trường tài chính đang phát triển, vai trò kiểm soát của thị trường rất mờ nhạt. Nếu xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu quả thiết thực.

Ba là, hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong QTRRTD.

ANZ kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình QTRRTD từ nhận biết đến đo lường, quản lý, kiểm soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản trị rủi ro. Hoạt động đo lường định lượng sẽ tạo ra những thông tin chính xác và có thể tích lũy các thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể tổ chức quản trị tập trung.

Trên nền tảng thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trang, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng chỉ QTRRTD dựa trên việc đo lường rủi ro hoặc chỉ quan tâm đến tổ chức rủi ro thì sẽ không mang lại hiệu quả đồng bộ.

Ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh bằng cách rà soát thường xuyên các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được.

Riêng với RRTD, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về mức độ rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất quán mức khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.

Bốn là, hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lý.

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu. Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% RRTD của ngân hàng đó.

Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Bản Hiệp ước Basel II đưa ra 3 phương pháp tính toán RRTD bao gồm: Phương pháp chuẩn hóa, Phương pháp cơ sở dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ và phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ.

Năm là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị RRTD hiệu quả.

ANZ có nền tảng công nghệ vững chắc, đây là cơ sở để có thể áp dụng mô hình QTRRTD. Hệ thống thông tin của các ngân hàng này đều được xử lý tự động tập trung, có các phần mềm phân loại được các khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ đó đưa ra các báo cáo cho các cấp độ quản trị khác nhau.

Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành mô hình quản trị RRTD.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin; Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

Tài liệu tham khả

  1. TS. Phạm Tiến Thông, ThS. Dương Thanh Hà. Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam;
  2. Đại học Kinh tế quốc dân: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện;
  3. ANZ, Consolidated annual Report (2006 – 2016);
  4. World Bank (2010 -2016). Taking Stock, An Update on VietNam’s economic developments and reforms, Report for Consultative Group meeting for VietNam.