Hoạt động nghiên cứu khoa học

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NTF HOÀNG PHÁT

Tóm tắt:

Công ty Cổ phần NTF Hoàng Phát là một trong những doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, phát triển, lĩnh vực hoạt động chính của công ty, đồng thời trình bày tổng quan về công tác kế toán tại đơn vị – một bộ phận quan trọng góp phần đảm bảo hoạt động tài chính hiệu quả và minh bạch.

  1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần NTF Hoàng Phát

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, việc xây dựng một hệ thống quản trị tài chính – kế toán hiệu quả là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Công ty Cổ phần NTF Hoàng Phát, với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, đã không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động kế toán nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, điều hành và phát triển doanh nghiệp.

  • Tên công ty: Công ty Cổ phần NTF Hoàng Phát
  • Tên viết tắt: NTF HOANG PHAT, JSC
  • Tên giao dịch quốc tế: NTF HOANG PHAT JOINT STOCK COMPANY
  • Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài quốc doanh
  • Người đại diện pháp luật: Ông Lê Huy Hoàng
  • Trụ sở chính: Đường Văn Tiến Dũng, tổ 1, Phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La, Việt Nam
  • Mã số thuế: 1000264741 – cấp ngày 15/01/2001
  • Số điện thoại: 0868 801 266

Công ty được thành lập năm 2001 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Phát tại tỉnh Thái Bình, đến năm 2009 công ty chuyển trụ sở chính lên TP. Sơn La. Đến năm 2018, công ty chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần NTF Hoàng Phát, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới. Với chiến lược mở rộng lĩnh vực kinh doanh và đầu tư vào các dự án quy mô lớn, công ty đã khẳng định được thương hiệu và vị thế trên thị trường.

 Ngành nghề kinh doanh chính:

  • Xây dựng công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật
  • Đầu tư và kinh doanh bất động sản
  • Phát triển khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp
  • Lắp đặt hệ thống cơ điện, cấp thoát nước, điều hòa không khí
  • Kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt
  • Dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng

Một số dự án nổi bật:

  • Khu đô thị Pột Nọi – Elite Hill Sơn La
  • Dự án BT: Tạo mặt bằng khu trung tâm hành chính và quảng trường tỉnh Sơn La
  1. Khái quát công tác kế toán tại công tyNTF Hoàng Phát

Bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần NTF Hoàng Phát được tổ chức chuyên nghiệp và tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kế toán – tài chính doanh nghiệp. Các nội dung cơ bản gồm:

  • Tổ chức bộ máy kế toán: Gồm kế toán trưởng, các kế toán viên phụ trách từng phần hành (kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán tài sản cố định…).
  • Chức năng, nhiệm vụ: Ghi chép, phản ánh, tổng hợp và báo cáo chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế định kỳ; theo dõi công nợ, vật tư, tài sản và chi phí của các dự án.
  • Phần mềm kế toán sử dụng: Công ty sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng (như MISA hoặc tương đương) để đảm bảo việc ghi sổ kế toán nhanh chóng, chính xác và giảm thiểu sai sót.
  • Chế độ kế toán và các chính sách kế toán áp dụng: Công ty lựa chọn Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ; kỳ kế toán tính theo năm; doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền; tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng; Hình thức ghi sổ kế toán theo Hình thức Nhật ký chung.
  • Quy trình xử lý chứng từ: Tất cả các chứng từ phát sinh đều được kiểm tra, phân loại, luân chuyển theo quy trình và lưu trữ khoa học, phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm toán khi cần thiết.
  • Đặc thù kế toán ngành xây dựng: Công tác kế toán tại công ty có tính đặc thù cao do đặc thù của ngành xây dựng và bất động sản, đòi hỏi kế toán phải theo dõi chi tiết chi phí theo từng công trình, hạng mục, và theo từng giai đoạn thi công. Việc xác định doanh thu – chi phí cũng gắn liền với tiến độ nghiệm thu công trình.

Như vậy, thông qua các những thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần NTF Hoàng Phát trên đây cho thấy: Với nền tảng phát triển bền vững và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, Công ty Cổ phần NTF Hoàng Phát đã và đang góp phần tích cực vào sự phát triển hạ tầng – đô thị tại các địa phương, đặc biệt là tỉnh Sơn La. Song hành với hoạt động kinh doanh, công tác kế toán tại công ty luôn được chú trọng tổ chức bài bản, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Trong tương lai, với sự cải tiến liên tục về hệ thống quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, NTF Hoàng Phát hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn nữa

Nhóm sinh viên: Nguyễn Linh Giang, Tòng Thị Phương Thảo, Cà Lệ Thanh, 

Lò Mai Linh, Vì Thị Phương Thu – lớp K62 ĐHKT – Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc

Khoa Kinh tế tổ chức thành công Hội nghị “Nghiên cứu Khoa học và Đổi mới Sáng tạo dành cho sinh viên năm học 2024 – 2025″

Vào 14h30 ngày 23 tháng 5 năm 2025, tại Hội trường A1, Khoa Kinh tế đã tổ chức thành công hội nghị “Nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên năm học 2024 – 2025”. Sự kiện là nơi sinh viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi ý tưởng và được truyền cảm hứng để theo đuổi nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và khơi dậy tinh thần sáng tạo của thế hệ trẻ.

Hội nghị có sự tham gia của Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giảng viên, các bạn sinh viên đã, đang làm nghiên cứu khoa học và đông đảo các bạn sinh viên quan tâm của Khoa Kinh tế.

Phát biểu khai mạc, TS. Hoàng Xuân Trọng, Bí thư chi bộ, Trưởng Khoa Kinh tế đã nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong việc rèn luyện tư duy phản biện và khả năng sáng tạo. Lời chia sẻ của thầy đã truyền cảm hứng, khuyến khích sinh viên tự tin khám phá tri thức và dấn thân vào các dự án nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

TS. Hoàng Xuân Trọng – Bí thư chi bộ, Trưởng Khoa Kinh tế phát biểu khai mạc hội nghị

Điểm nổi bật của Hội nghị là các tham luận chia sẻ từ các sinh viên từng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cũng như dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mở đầu là tham luận của sinh viên Lò Thị Xuân – Lớp K63 ĐH Kế toán đã kể lại hành trình của mình làm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. Từ việc lựa chọn đề tài, thu thập thông tin, đến cách vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Những câu chuyện gần gũi đã giúp các bạn sinh viên đang ấp ủ ý tưởng nghiên cứu khoa học hình dung rõ hơn về con đường là đề tài nghiên cứu khoa học.

Sinh viên Lò Thị Xuân – Lớp K63 ĐH Kế toán trình bày tham luận tại Hội nghị

Tiếp theo là tham luận của sinh viên Lừ Thị Thảo – Lớp K62 ĐH Tài chính Ngân hàng. Bạn là sinh viên đã từng đạt giải trong nhiều cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Bạn đã chia sẻ cách xây dựng ý tưởng và hiện thực hóa dự án, nhấn mạnh vai trò của sự sáng tạo, làm việc nhóm và tư duy đổi mới. Những câu chuyện rất chân thực đã truyền động lực mạnh mẽ, thôi thúc các bạn trẻ dám nghĩ khác và hành động để biến ý tưởng thành hiện thực.Sinh viên Lừ Thị Thảo – Lớp K62 ĐH Tài chính Ngân hàng bày tham luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị cũng đã trình bày rõ các quy định, quyền lợi và cơ hội của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Phần thảo luận sau đó diễn ra sôi nổi, với nhiều câu hỏi từ sinh viên xoay quanh cách chọn đề tài, quy trình đăng ký, và cách phát triển ý tưởng khởi nghiệp. Các câu hỏi và thắc mắc của các bạn sinh viên đã được thầy, cô Ban Chủ nhiệm Khoa và các thầy cô thuộc các bộ môn trả lời chi tiết, tạo nên một không gian trao đổi cởi mở, thiết thực. Các thắc mắc về việc bắt đầu một đề tài nghiên cứu hay biến ý tưởng thành dự án khả thi đều được giải đáp tận tình, giúp sinh viên tự tin hơn khi thực hiện ý tưởng nghiên cứu khoa học và các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

TS. Vũ Thị Sen – Phó trưởng Khoa Kinh tế phổ biến các quy định, quyền lợi
của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học

Tại Hội nghị cũng đã trình bày rõ các quy định, quyền lợi và cơ hội của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Phần thảo luận sau đó diễn ra sôi nổi, với nhiều câu hỏi từ sinh viên xoay quanh cách chọn đề tài, quy trình đăng ký, và cách phát triển ý tưởng khởi nghiệp. Các câu hỏi và thắc mắc của các bạn sinh viên đã được thầy, cô Ban Chủ nhiệm Khoa và các thầy cô thuộc các bộ môn trả lời chi tiết, tạo nên một không gian trao đổi cởi mở, thiết thực. Các thắc mắc về việc bắt đầu một đề tài nghiên cứu hay biến ý tưởng thành dự án khả thi đều được giải đáp tận tình, giúp sinh viên tự tin hơn khi thực hiện ý tưởng nghiên cứu khoa học và các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Các bạn sinh viên tham gia thảo luận, đặt câu hỏi

TS. Đặng Trung Kiên – Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh

TS. Nguyễn Thị Phương Thảo giải đáp những thắc mắc cho các bạn sinh viên

Tổng kết hội nghị, TS. Hoàng Xuân Trọng, khẳng định thành công của hội nghị và kêu gọi sinh viên tiếp tục tham gia các hoạt động nghiên cứu, đổi mới trong năm học 2025–2026.

Hội nghị “Nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên năm học 2024 – 2025” không chỉ là một sự kiện học thuật mà còn là nguồn động lực lớn, khuyến khích sinh viên khám phá tri thức và sáng tạo không ngừng. Với thành công này, Khoa Kinh tế tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc xây dựng một môi trường học tập năng động, sáng tạo, góp phần đào tạo những thế hệ sinh viên tài năng, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của khu vực Tây Bắc.

Giảng viên: Chu Hải Liên

SEMINAR ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG KHỞI NGHIỆP VÀ KINH DOANH, CHUYỂN GIAO 50 MẪU PROMPT AI HIỆU QUẢ NHẤT


Ngày 11/10/2024, Khoa Kinh tế tổ chức buổi Seminar Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong
khởi nghiệp và kinh doanh, chuyển giao 50 mẫu prompt AI hiệu quả nhất.
Tham dự Seminar có đại diện doanh nghiệp, lãnh đạo Khoa và giảng viên, sinh viên
Khoa Kinh tế:
Đại diện doanh nghiệp có Ông Là Văn Phong – Giám đốc Công ty cổ phần Quỳnh
Nhai Travel
Khoa Kinh tế có TS. Hoàng Xuân Trọng – Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa, TS. Vũ Thị
Sen – Phó trưởng Khoa, giảng viên và sinh viên ngành QTKD và ngành QTDV du lịch & lữ
hành.

TS Hoàng Xuân Trọng đã trình bày báo cáo về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong khởi nghiệp và kinh doanh

Ths Đặng Thị Huyền Mi đã trình bày báo cáo về tư duy khởi nghiệp thời đại 4.0
Ông Là Văn Phong đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng AI trong kinh doanh
Buổi Seminar đã giúp cho các giảng viên, sinh viên trong Khoa được cập nhật, trao đổi về công nghệ AI trong khởi nghiệp và kinh doanh. Đây là một sự kiện truyền cảm hứng mạnh mẽ, khơi gợi sự hứng thú và đam mê công nghệ AI cho các bạn sinh viên.

Giảng viên: Ths. Đỗ Thu Hằng

 

THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP – KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Tóm tắt: Bài báo phân tích thực trạng liên kết giữa Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Bắc và các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khó khăn và thuận lợi của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Bắc trong việc liên kết với các doanh nghiệp đã liên kết và qua đó đề xuất các giải pháp nhằm gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp và nhà trường nói chung trong quá trình đào tạo ngành Tài chính Ngân Hàng.

  1. Đặt vấn đề  

Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới và được đánh giá là rất quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sinh viên được đào tạo từ nhà trường, đồng thờ là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của doanh nghiệp. Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và được sự quan tâm của ban lãnh đạo các nhà trường cũng như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lao động quốc tế, chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và kỹ năng không phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Doanh nghiệp cần người lao động có chất lượng cao, trong khi đó số sinh viên ra trường lại chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp.

Đó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nhà trường. Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Bắc còn tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên được tham quan, thực tập, rèn luyện chuyên môn và có cái nhìn thực tế rõ ràng, có chiều sâu. Tuy nhiên, để tìm được Doanh nghiệp hợp tác bền chặt và sự giúp đỡ tận tình với Trường lại là thách thức lớn và đang còn nhiều mặt hạn chế. Nhiều Doanh Nghiệp còn e ngại việc cho sinh viên thực tập vì sợ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian thực tập ngắn hạn cũng dẫn đến Doah nghiệp không thể hướng dẫn sinh viên được nhiều. Vì vậy, việc tìm hiểu mối liên kết giữa Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Bắc và Doanh nghiệp một cách sâu sắc hơn là vấn đề hết sức cần thiết.  Việc làm này giúp tìm hiểu các khó khăn, rào cản trong hoạt động liên kết giữa Nhà trường và các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp cho hai bên nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác này.

Khoa Kinh tế có 25 cán bộ, giảng viên, có 01 giảng viên xin chuyển công tác. Trong đó, có 08 tiến sĩ, 01 đồng chí NCS, 10 giảng viên chính, 19 có trình độ thạc sĩ, 01 cán bộ là cử nhân. Khoa có 3 bộ môn là Bộ môn Kế toán (07 đồng chí), bộ môn Quản trị kinh doanh (11 đồng chí), bộ môn Kinh tế (6 đồng chí). Với 4 ngành đào tạo: kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tài chính ngân hàng. Tổng số lớp sinh viên năm học là 16 lớp với gần 300 sinh viên, tăng 1 lớp sinh viên so với năm học trước.

1.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía Đảng ủy, Ban Giám Hiệu Nhà trường.

– Toàn thể giảng viên, cán bộ trong khoa luôn giữ vững lập trường chính trị; đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và hành động; lấy chất lượng và hiệu quả công tác làm mục tiêu phấn đấu;

– Số lượng giảng viên cán bộ trong Khoa là 25 giảng viên trẻ có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình, tích cực trau dồi phẩm chất chính trị, tích cực nghiên cứu, học tập các chỉ thị, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

– Giảng viên trong Khoa chủ yếu đã đạt được trình độ thạc sỹ, tiến sĩ, giảng viên chính nên trong công tác giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn đã có nề nếp, nền tảng, các giảng viên đã phần nào thể hiện và khẳng định được chất lượng chuyên môn của mình tiến tới sử dụng chuyên tư vấn chuyên ngành cho các doanh nghiệp, HTX…

1.2. Khó khăn

Số đầu môn phân công trên mỗi giảng viên ít nhất là 3 học phần nên giảng viên cần dành nhiều thời gian cho hoạt động chuyên môn, chưa có nhiều thời gian cho các hoạt động khác trong đó có hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng.

– Các giảng viên trong khoa phần đông là nữ, nhiều người đang nuôi con nhỏ, đang đi học. Vì vậy khối lượng công việc/mỗi giảng viên là lớn, số lượng giảng viên ít dẫn đến nhiều công việc bị chồng chéo.

– Ý thức học của nhiều sinh viên chưa cao, chưa tự giác nghiên cứu học hỏi dẫn đến kết quả học tập còn thấp, nhiều sinh viên rơi vào tình trạng bị cảnh báo học vụ. Tuy nhiên, khi giảng viên bố trí ôn tập, hay rèn luyện kỹ năng sinh viên tham gia không đầy đủ hoặc không tham gia.

– Kinh phí năm học chậm thanh toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của một số hoạt động.

  1. Tổng quan lý thuyết

2.1   Liên kết giữa trường Đại học và Doanh nghiệp

Liên kết giữa trường Đại học và Doanh nghiệp là phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa trường Đại học và Doanh nghiệp để hướng đến một mục đích chung nào đó. Tính hướng đích là tiêu điểm, là cơ sở và động lực của mối liên kết hai bên.

 

2.2   Lợi ích của việc liên kết

Đối với các doanh nghiệp: Việc hợp tác giúp Doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều sinh viên, có điều kiện để theo dõi, đánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức và năng lực của sinh viên một cách chính xác nhất. Qua đó, doanh nghiệp có hướng tuyển dụng, lựa chọn nhân sự phù hợp và góp phần quảng bá hình ảnh của mình. Hơn nữa, việc liên kết này còn hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ và việc liên kết với trường Đại học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề này. Ngoài ra, việc liên kết với nhà trường giúp Doanh nghiệp tiếp cận những kết quả nghiên cứu hiện đại nhất, cập nhật nhất và có thể ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đối với nhà trường: Việc hợp tác với Doanh nghiệp mang lại lợi ích quan trọng đầu tiên là nguồn tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, hoạt động đào tạo và công tác sinh viên nhờ việc mở rộng mối quan hệ với các đối tác có uy tín. Sinh viên của nhà trường được cải tiến trải nghiệm học tập qua các đợt thực tập tại doanh nghiệp hay tham quan Doanh nghiệp. Kỹ năng và kiến thức của sinh viên tốt nghiệp cũng được tăng cường qua các hoạt động hợp tác. Các hoạt động liên kết Nhà trường và Doanh nghiệp như tổ chức cho sinh viên tham quan Doanh nghiệp, sinh viên được lựa chọn môi trường thực tập nghề nghiệp uy tín của chương trình thực tập sinh cung cấp nhiều giá trị cho các sinh viên và chất lượng chuyên môn và thực tế của sinh viên cũng được nâng cao hơn.

2.3 Các phương thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Từ phía các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể tham gia hợp tác cùng nhà trường trong quá trình đào tạo sinh viên thông qua các cách thức sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp tư vấn chương trình đào tạo cùng nhà trường: Khi phát triển chương trình tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp có thể tư vấn cho nhà trường về các yêu cầu của doanh nghiệp đối với chuẩn đầu ra của sinh viên cũng như tư vấn cho nhà trường các xu hướng mới nhất của thị trường. Từ đó, cơ sở đào tạo có căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Thứ hai, Doanh nghiệp phối hợp trong việc đào tạo sinh viên trong thời gian học tập cùng nhà trường. Đối với quá trình đào tạo, doanh nghiệp có thể phối hợp với nhà trường trong việc dạy sinh viên qua các nội dung và chủ đề gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, chia sẻ các kinh nghiệm thực tế, các nội dung về thực hành giải quyết vấn đề, đào tạo kỹ năng mềm, …

Thứ ba, Doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở thực tập cho sinh viên: Quá trình thực tập giúp sinh viên có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học tại nhà trường và hòa nhập tốt với môi trường làm việc trong tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp có thể liên kết với nhà trường nhận sinh viên thực tập và tạo điều kiện để các sinh viên có thể có được môi trường thực tập tốt nhất.

Từ phía nhà trường

Cùng với phương thức hợp tác từ phíadoanh nghiệp, nhà trường có thể thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thông qua các hoạt động như sau:

Thứ nhất, Nhà trường quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp: Nhà trường có thể đưa các thông tin về doanh nghiệp tới sinh viên về cơ hội thực tập, thông tin tuyển dụng ứng viên, …

Thứ hai, Nhà trường hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực: Hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ. Vì vậy, nhà trường có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đưa thông tin đến sinh viên hoặc giới thiệu sinh viên vào làm việc, thực tập tại các doanh nghiệp.

  1. Kết quả và thảo luận

3.1 Các hình thức hợp tác doanh nghiệp đã thực hiện

Các hoạt động liên kết giữa Khoa Kinh tế Trường Đại học Tây Bắc chủ yếu tập trung vào năm hình thức là Tư vấn, Tuyển sinh, Đào tạo, Tuyển dụng và Hợp tác phát triển nguồn nhân lực.

Tuyển sinh: Trường phối hợp với Doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên đến tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Qua đó phối hợp với Doanh nghiệp tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế trực quan, sinh động hơn khi chọn lựa nghề nghiệp.

Tư vấn:  Nhà trường có thể tư vấn, xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia góp ý nội dung chương trình đào tạo của Trường. Nhà trường có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng thông qua các hoạt động như tư vấn giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm. Bên cạnh đó nhà trường tư vấn cho doanh nghiệp chọn được ứng viên có chất lượng tốt.

Đào tạo: Doanh nghiệp tham gia giảng dạy các vấn đề nội dung bài học liên quan đến thực tế, tổ chức các cuộc hội thảo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường trong đào tạo, trong đó doanh nghiệp cung cấp cho trường đại học các kiến thức từ thực tiễn thông qua việc cán bộ của doanh nghiệp sẽ tham gia hướng dẫn giảng dạy tư vấn chương trình đạo tạo cho trường Đại học, nhận sinh viên thực tập.

Về tuyển dụng: Đại học hỗ trợ tuyển dụng như tuyển nhân viên chính thức, tuyển cộng tác viên, truyền thông về thông báo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Hợp tác phát triển nguồn nhân lực: Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên thực tập; nhà trường giảng dạy cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.

  1. Kết quả hợp tác doanh nghiệp

3.1 Kết quả thực hiện hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng năm học 2020-2021

  • Lĩnh vực đào tạo

Các hoạt động đào tạo được thực hiện đúng, đủ và đảm bảo tốt các yêu cầu kế hoạch năm học đã đề ra, như: hoạt động dạy và học, hoạt động thực tập – rèn nghề, hoạt động thao giảng, đánh giá giờ dạy, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, chỉnh sửa Chuẩn đầu ra, rà soát, cập nhật, chỉnh sửa Chương trình đào tạo, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, seminar, …Thực hiện đủ các quy định về công tác đảm bảo chất lượng. Thực hiện dạy online trong thời gian dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.

Trong năm học 2021-2022 khoa Kinh tế đã tổ chức 17 đợt thực tập, rèn nghề cho 444 lượt sinh viên các lớp K59 ĐH QTKD, K60 ĐH TCNH, K59 ĐH QTDVDL&KH, K59 ĐH Kế toán, K60 ĐH Kế toán, K60 ĐH TCNH, K60 QTDVDL&LH; K61 QTDVDL&LH.

Bộ môn kế toán Thực hiện kết hợp giữa đào tạo và kết nối với Công ty phần mềm kế toán trong đào tạo. Chỉ tiêu có sinh viên được cấp chứng chỉ Kế toán máy do Công ty phần mềm MISA cấp. Đã cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học phần mềm MISA.SME.NET cho 28 sinh viên.

Bộ môn Quản trị kinh doanh đã thực hiện các hoạt động đào tạo: Kỹ năng kinh doanh du lịch; Kỹ năng Vận hành homestay; Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng thuyết minh viên tại điểm; Kỹ năng giao tiếp và bán hàng cho các hộ kinh doanh tại khu phố đi bộ chợ đêm huyện Mộc Châu; Kỹ năng trang trí chợ đêm tại khu phố đi bộ chợ đêm huyện Mộc Châu; Kỹ năng nghiệp vụ buồng phòng, nấu ăn, đón tiếp khách cho người dân kinh doanh homestay; Nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho HDV huyện Mộc Châu, Vân Hồ; Kỹ năng giao tiếp cho thành viên tham gia đội văn nghệ và nhân viên tham gia hoạt động DL tại bản Tà số, Bản Nà Sàng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

  • Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Khoa Kinh tế đã tổ chức, quản lý tốt công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên trong toàn khoa. Giảng viên trong khoa tăng cường tham gia nghiên cứu đề tài khoa học các cấp bao gồm: Cấp Khoa, cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp Bộ. Khoa đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của Khoa theo định hướng của Nhà trường giúp định hướng hoạt động NCKH của khoa trong năm học, số lượng các công trình do giảng viên khoa Kinh tế thực hiện cụ thể:

+ Đề tài cấp bộ: 01 đề tài đang thực hiện

+ Đề tài cấp tỉnh: 01 đề tài nghiên cứu tại tỉnh Sơn La

+ 03 đề tài NCKH cơ sở của giảng viên đang thực hiện theo thuyết minh đề tài được phê duyệt.

– Công tác tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar, câu lạc bộ chuyên môn: Trong năm học khoa đã tổ chức các hội thảo về chỉnh sửa Chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo 4 ngành của khoa.

– Công tác biên soạn, xuất bản tài liệu, giáo trình: Trong năm học 2021-2022, Khoa đã nghiệm thu cấp trường 01 giáo trình và 01 giáo trình dừng thực hiện do chủ biên xin thôi việc.

– Công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học: Khoa và CBGV luôn tham gia đầy đủ các chương trình của Nhà trường như các buổi tập huấn do tổ chức Jica.

– Thực hiện 01 Hội thảo và chuyển giao kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp tỉnh cho Công ty cổ phần Quỳnh Nhai travel và HTX Bổ nhất Thiên Hạ tại huyện Quỳnh Nhai, tháng 5/2022.

  • Lĩnh vực tư vấn

Các bộ môn trong Khoa chủ động phối hợp và thực hiện các hoạt động KNCĐ theo kế hoạch năm học:

– Bộ môn Kế toán: Trao đổi kinh nghiệm thực tế với doanh nghiệp về chuyển đổi số trong kế toán & kế toán hộ kinh doanh tại Thành phố Sơn La – thực hiện trong tháng 6/2022.

– Bộ môn QTKD: Tư vấn xây dựng tour du lịch 2 ngày 1 đêm tại bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu

  • Lĩnh vực tình nguyện, nhân đạo và từ thiện

– Thực hiện các hoạt động ủng hộ theo kế hoạch, chủ trương của Nhà trường, Công đoàn Trường. Khoa, Công đoàn, Chi bộ thực hiện hỗ trợ cán bộ, công đoàn viên và đảng viên mắc Covid-19.

– Chương trình tình nguyện: Liên chi đoàn phối hợp với bộ môn QTKD, đoàn thanh niên các xã tổ chức 01 tour du lịch tình nguyện có sự kết nối giữa giảng viên, sinh viên và công ty cổ phần DL Lâm huy travel tại bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu.

  • Lĩnh vực hỗ trợ người học

BCN Khoa đã phân công cố vấn học tập cho tổng 15 lớp sinh viên chính quy. BCN Khoa đã tiến hành tổ chức Hội nghị công tác CVHT đầu năm (lồng ghép hướng dẫn công tác phát triển đảng, chế độ chính sách cho sinh viên) với cố vấn học tập tất cả các khối lớp để quán triệt công tác quản lý sinh viên và thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập. Triển khai đầy đủ hướng dẫn của Nhà trường. Tập huấn Hướng dẫn hồ sơ, quy trình xét chế độ chính sách cho sinh viên.

Các cố vấn học tập nắm chắc chương trình đào tạo toàn khóa và theo từng học kỳ, đồng thời hiểu rõ quy định về công tác cố vấn học tập để tư vấn kịp thời và quản lý sinh viên trong lớp tốt hơn. Các cố vấn học tập đã chủ động trong công tác họp lớp đầu năm học, quán triệt các văn bản liên quan theo đúng quy định của Khoa và Nhà trường: Quy định về công tác học vụ dành cho sinh viên; Các văn bản liên quan đến các công tác sinh viên, đánh giá hoạt động rèn luyện của sinh viên; Các văn bản quy định về sinh viên nội trú, ngoại trú; Các chế độ chính sách, tín dụng sinh viên; Một số quy trình xử lý công việc về công tác sinh viên; Một số mẫu biểu mẫu quản lý sinh viên. Kết hợp với các phòng ban trong trường việc xét tiến độ học tập cho sinh viên, làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật, học bổng và xét tốt nghiệp cho sinh viên.

Tổ chức Hội nghị học tốt, Hội nghị NCKH dành cho sinh viên; Tổ chức hội thao, hội diễn văn nghệ cấp khoa và chọn sinh viên tham gia hội thao, hội diễn văn nghệ cấp trường. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong năm học. Tổ chức thành công Cuộc thi “CEO tài năng” với sự tham gia của đông đảo sinh viên ngành QTKD, QTDV Du lịch và Lữ hành và đại diện các chuyên ngành khác trong Khoa.

Trong khoảng thời gian nghỉ dịch Covid-19, toàn thể giảng viên nỗ lực trong việc hướng dẫn sinh viên, LHS Lào tự học bằng nhiều phương pháp: Dạy trực tuyến, google classroom, facebook, zalo, … Nhiều giảng viên trong khoa đã thực hiện giảng dạy không tính tiết cho các sinh viên học lại, học cải thiện. Bộ môn QTKD: Hỗ trợ sinh viên ngành QTKD, ngành QTDVDL&LH tiếp cận các công ty, doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố SL; huyện Mộc Châu; huyện Quỳnh Nhai trong thực tập nghề nghiệp, thực tập chuyên môn cuối khóa.

3.2 Kết quả thực hiện hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng năm học 2022-2023

TT Lĩnh vực Nội dung các hoạt động hỗ trợ cộng đồng Chỉ báo – thời gian thực hiện (Mục tiêu) Kết quả (Chỉ số đạt được Tỷ lệ % đạt được so với chỉ tiêu đề ra Minh chứng (cụ thể cho từng hoạt động)
1 Đào tạo          
  QTKD Kết nối 9 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La để sinh viên thực tập nghề nghiệp, thực tập MCK Từ tháng 9/2022 – tháng 6/2023 Hoàn thành Kế hoạch, Quyết định thực tập nghề nghiệp, TTCMCK
  Kính tế Kết nối với các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, ủy ban nhân dân xã và các ngân hàng thương mại để sinh viên thực hành, rèn nghề và thực tập chuyên môn cuối khoá 9/2022 đến 7/2023 Hoàn thành

 

01 đơn vị ngân hàng sẽ kết nối vào tháng 7/2023

Kế hoạch, quyết định thực tập, rèn nghề, ttcmck
    Kết nối với Vietcombank Sơn La tổ chức diễn đàn tư vấn cho SV về kiến thức và kỹ năng tuyển dụng Tháng 6/2023 Hoàn thành Kế hoạch tổ chức diễn đàn “Sinh viên Kinh tế với hành trang lập nghiệp”
2 Tư vấn tuyển sinh
  Liên chi đoàn Tổ chức hỗ trợ công tác tuyển sinh CVA Tháng 6/2023 Hoàn thành 100% Kế hoạch của đoàn trường
   
3 Nghiên cứu khoa học
   
   
4 Tình nguyện, nhân đạo và từ thiện
  QTKD Thực hiện 01 chương trình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện Mộc Châu

Thực hiện 01 chương trình khảo sát đánh giá tiềm năng du lịch Vân Hồ

Tháng 12/2023

 

 

 

 

 

Tháng 3/2023

Hoàn thành

 

 

 

 

 

 

Hoàn thành

Kế hoạch Thực tập nghề nghiệp

 

 

 

Giấy mới tham gia chương trình của Ban QLKDLQGMC

   
5 Hỗ trợ người học
  QTKD Tư vấn hỗ trợ 20 sinh viên định hướng thực CMCK Tháng 3/2023 Hoàn thành Kế hoạch TTCMCK ngành QTKD và ngành QTDVDL&LH
  Kinh tế Tư vấn và hỗ trợ sinh viên các khoá định hướng rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ và thực tập chuyên môn cuối khoá 9/2022 đến 6/2023 Hoàn thành Kế hoạch thực tập, rèn nghề và ttcmck
  Liên chi đoàn Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đoàn thanh niên Tháng 11/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch của LCĐ
  Liên chi đoàn Tổ chức cuộc thi SV Nghiên cứu khoa học Tháng 10/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch và các sản phẩm kèm phiếu chấm
  Liên chi đoàn Tổ chức sơ loại dự án khởi nghiệp gửi dự thi theo Cv của TW đoàn Tháng 5/2023 Hoàn thành 100% Kế hoạch và 02 sản phẩm gửi dự thi cấp tỉnh
  Liên chi đoàn LCĐ tổ chức hội thao cấp khoa, hội diễn cấp khoa Tháng 11/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch được BCN khoa phê duyệt
  Liên chi đoàn Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết đoàn các cấp Tháng 3/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch theo Cv của đoàn trường
  Liên chi đoàn Tổ chức hoạt động ngoại khoá tăng cường kỹ năng cho SV Tháng 3/2022 Hoàn thành 100% Kế hoạch được BCN khoa phê duyệt
  Liên chi đoàn Tổ chức cuộc thi chuyên ngành cho SV Tháng 5/2023 Hoàn thành 100% Kế hoạch được nhà trường phê duyệt

 

  1. Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường mối liên kết giữa Trường Đại học Tây Bắc và Doanh nghiệp

Đối với nhà trường:

  • Thực hiện ký kết hợp tác với các doanh nghiệp khách sạn, thỏa thuận rõ ràng về quy định, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.
  • Phối hợp với Doanh nghiệp trong việc đào tạo tại Doanh nghiệp, ưu tiên những mùa thấp điểm của doanh nghiệp để thực hiện đào tạo tại Doanh nghiệp và hỗ trợ mùa cao điểm để sinh viên có thể thực hành công việc.
  • Phối hợp với Doanh nghiệp trong việc xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, giảng dạy, giáo trình và thực hành, thực tế nhằm đảm bảo cung cấp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, nghiệp vụ cho người học Khoa Kinh tế phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp.
  • Nhà trường thường xuyên, định kì gặp gỡ Doanh nghiệp thông qua các hội thảo, chuyên đề, diễn đàn… Mời Doanh nghiệp tham gia cùng để Nhà trường trong công tác đào tạo như: Tham gia giảng dạy các khóa ngắn hạn, các khóa nghiệp vụ, học phần chuyên ngành. Ngoài ra, tham gia hỗ trợ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp hiện có.
  • Hàng năm có nhận xét, báo cáo, đánh giá về hoạt động đào tạo liên kết với doanh nghiệp để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả đào tạo tại doanh nghiệp.

Tư vấn giới thiệu về khả năng đào tạo các ngành, nghề theo yêu cầu của Doanh nghiệp, thời điểm và số lượng sinh viên tốt nghiệp. Chủ động tìm kiếm Doanh nghiệp và ký kết hợp đồng liên kết hợp đồng đào tạo.

Đối với Doanh nghiệp:

  • Liên kết trong các hoạt động giảng dạy: tham gia các hoạt động giảng dạy của nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên, sinh viên được tiếp xúc với doanh nghiệp qua các hoạt động: kiến tập, thực tập, thực hành tại Doanh nghiệp; tham gia tổ chức, giảng dạy các học phần chuyên ngành tại nhà trường và tại doanh nghiệp.
  • Khi hợp tác liên kết đào tạo với các trường, các Doanh nghiệp này có lẽ sẽ yên  tâm về nguồn nhân lực vững chắc và chất lượng thông qua cáchợp đồng hợp tác đào tạo được ký kết.
  • DNkhông phải tiêu tốn những khoản chi phí để đào tạo lại. Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ năng lực của sinh viên thông qua những khoảng thời gian mà sinh viên thực tập tại doanh nghiệp. Từ đó, DN có thể dễ dàng chọn lựa ra những ứng viên  tốt, có  chất  lượng  đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ cao,  kỹ năng tốt… và giải quyết được vấn đề lao động hay nguồn nhân lực trong xã hội. Nếu sinh viên còn có những thiếu sót hay những yếu tố bất cập, doanh nghiệp có thể bổ sung và trao đổi trực tiếp với trường đào tạo tại các quy chế liên kết đào tạo để trường đào tạo có phương hướng khắc phục và giải quyết ngay từ khi bắt đầu công tác tư vấn tuyển sinh đầu vào.
  • Doanh nghiệp cần duy trì và tăng cường mở rộng hợp tác với nhà trường ở nhiều hình thức như tuyển sinh viên thực tập. Doanh nghiệptạo điều kiện cho sinh viên làm việc bán thời gian để tiếp cận môi trường thực tế và hiện thực hóa ý tưởng của sinh viên thông qua sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực lớn có thể phối hợp cùng nhà trường lên kế hoạch về chương trình học và thời gian học để đáp ứng đúng với yêu cầu của doanh nghiệp, giảm thời gian cho sinh viên thích nghi với môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Kết luận

Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng và thiết thực. Thời gian qua, đã có nhiều chính sách, định hướng về việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp và cũng đã triển khai ở một số cơ sở giáo dục. Để đạt được hiệu quả trong quá trình liên kết đào tạo, rất cần có những định hướng, chính sách cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, sự nỗ lực của các bên liên quan và cơ quan chức năng.

Sinh viên: Lừ Thị Thảo – K62 ĐH TCNH

KHOA KINH TẾ CÔNG BỐ VÀ TRAO GIẢI CUỘC THI “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2023 – 2024”

Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên (SV) là một nội dung quan trọng song hành với học tập và các hoạt động phong trào, bởi vì SV là lực lượng trẻ, đầy nhiệt huyết, có thời gian và trí sáng tạo không ngừng.

Khi tham gia NCKH SV sẽ được triển khai kiến thức lý thuyết vào giải quyết bài toán thực tiễn với nhiều giải pháp khác nhau. Quá trình này sẽ giúp SV rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình, đồng thời phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, tuân thủ kỷ luật về thời gian, kỹ năng tra cứu tài liệu, thực hành phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu, các phương pháp khoa học khác.

Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ SV nào cũng có được trong quãng đời SV của mình.

Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động NCKH với SV, với mục đích khuyến khích sinh viên tham gia NCKH, thúc đẩy sinh viên phát triển và hoàn thiện theo tiêu chí “Sinh viên 5 tốt”, Khoa Kinh tế đã tổ chức Cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2023 – 2024”

BTC đã rất bất ngờ khi nhận được các ý tưởng NCKH mặc dù mới chỉ là ý tưởng nhưng thể hiện dự án rất chỉn chu, phương pháp rõ ràng mạch lạc, khoa học và có tính ứng dung cao, BTC đánh giá cao các ý tưởng NCKH gắn kết với địa phương như: phát triển du lịch Lai Châu, Mộc Châu, tăng sinh kế bằng cách trồng nho hạ đen, giảm thiểu tác hại của sương muối lên cây cà phê, đặc biệt là NCKH về tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của SV Khoa Kinh tế – Trường đại học Tây Bắc, có những ý tưởng thể hiện bằng video rất sinh động và hấp dẫn.

GIẢI NHẤT – Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Bắc – K64 ĐH Tài chính – Ngân hàng – SV PHAN THỊ HÀ PHƯƠNG.

GIẢI NHÌ – Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh Lai Châu – K64 ĐH Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – SV HOÀNG THỊ PHƯƠNG & QUÀNG THỊ HUYỀN.

GIẢI BA – Nghiên cứu hệ thống che chắn tự động bằng Trí tuệ nhân tạo khi Cây Cà phê bị Sương Muối – K64 ĐH Kế toán – SV NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG.

GIẢI BA – Nghiên cứu về cung cầu thị trường của hạt dinh dưỡng tại Việt Nam năm 2023 – 2024 – K64 ĐH Tài chính – Ngân hàng – SV PHAN THỊ HÀ PHƯƠNG.

GIẢI PHỤ SÁNG TẠO VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CAO – Xây dựng và phát triển về giống nho hạ đen ở xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch gắn với du lịch tham quan tại vườn.”- K64 ĐH Quản trị kinh doanh – SV ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO.

GIẢI PHỤ SÁNG TẠO VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CAO – Nghiên cứu về mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Mộc Châu : Kinh nghiệm và hướng đi mới- K63 ĐH Quản trị kinh doanh – K63 ĐH Quản trị kinh doanh – SV LÒ THỊ PHƯƠNG DIỆU & QUÀNG THỊ NHÀN & GIÀNG A LẠI.

Một lần nữa BTC xin được chúc mừng các SV tiêu biểu, nỗ lực đạt kết quả xuất sắc trong cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2023 – 2024”

Hẹn gặp lại các bạn sinh viên khoa Kinh tế trong mùa giải Ý tưởng sinh viên NCKH năm học 2024 -2025!

GV TS.Đỗ Thị Thu Hiền – Bí thư LCĐ Khoa Kinh tế

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA KHI ÁP DỤNG HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ

Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp (DN) để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, việc áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) giúp các DN tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, công sức trong việc lập, hạch toán, đối chiếu dữ liệu, nhận, gửi hóa đơn và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc mất mát hóa đơn. Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, kiểm soát hoá đơn của cơ quan thuế cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong việc tránh các rủi ro về hoá đơn từ ngày 01/01/2018 Bộ Tài chính có giải pháp hỗ trợ DN sử dụng hóa đơn in từ hệ thống máy tính chuyển sang sử dụng HĐĐT của DN/ HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Trên địa bàn tỉnh Sơn La ngày 01/07/2022 là hạn cuối để tất cả các DN chuyển đổi sang HĐĐT của DN hoặc HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

Từ khi chuyển đổi sang HĐĐT có mã cơ quan thuế đến nay đã mang lại nhiều thuận lợi cho các DN trong việc tra cứu và kiểm soát hoá đơn. Tuy nhiên, DN cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong việc lập và xử lý sai sót. Bài viết khái quát một số nội dung liên quan đến HĐĐT có mã của cơ quan thuế cũng như chỉ ra một số tiện ích cũng như khó khăn của các DN trên địa bàn tỉnh Sơn La gặp phải khi sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

  1. Một số vấn đề liên quan đến HĐĐT có mã của cơ quan thuế:

Khái niệm: Theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều 3 nghị định 123/2020/NĐ-CP, hoá đơn có mã của cơ quan thuế là dạng HĐĐTphải được cơ quan thuế cấp mã trước khi bên bán gửi cho bên mua. Trong đó mã của cơ quan thuế trên hoá đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hoá dựa trên thông tin của người bán lập trên hoá đơn.

Có thể thấy HĐĐT có mã của cơ quan thuế khác với HĐĐT không có mã ở chỗ: trước khi gửi hóa đơn cho người mua, người bán phải gửi hóa đơn cho cơ quan thuế và được cơ quan thuế cấp mã. Còn với HĐĐT không có mã, người bán có thể gửi trực tiếp hóa đơn cho người mua.

  • Đối tượng sử dụng: Đối tượng sử dụng HĐĐTcó mã của cơ quan thuế bao gồm:

–   DN, tổ chức kinh tế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trừ trường hợp thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế (Khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019)

– DN thuộc đối tượng đang sử dụng HĐĐT không có mã có nhu cầu chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (Khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)

– DN có rủi ro cao về thuế: Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng HĐĐT không có mã nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế; và được cơ quan thuế thông báo về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, Phải thực hiện chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong thời gian 10 ngày làm việc (Khoản 2 Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)

– Hộ, cá nhân kinh doanh:(Khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, Khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP; Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC)

– DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp được cơ quan thuế chấp nhận cấp HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh để giao cho khách hàng (Khoản 4 Điều 91 luật Quản lý thuế 2019; Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).

Như vậy mặc dù không bắt buộc 100% tất cả các loại hình kinh doanh, tuy nhiên phần lớn các DN , hộ kinh doanh đều thuộc đối tượng phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

  • Quy định trình xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Bước 1: Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên tài khoản cơ quan thuế cung cấp hoặc trên phần mềm HĐĐT của DN.

Bước 2: Thực hiện ký số trên hóa đơn đã lập

Bước 3: Gửi hóa đơn lên cho cơ quan thuế đề nghị cấp mã (thao tác gửi thực hiện trên hệ thống thiết lập hoá đơn điện tử)

Lưu ý: Hóa đơn sẽ được cấp mã nếu đáp ứng các điều kiện: đầy đủ nôi dung, đúng định dạng và thông tin đăng ký theo quy định, không thuộc trường hợp ngừng sử dụng loại hóa đơn này.

Toàn bộ quá trình xét duyệt, cấp mã và gửi trả hóa đơn về cho người gửi đều sẽ được thực hiện tự động bởi Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế. Thời gian để bên bán nhận được kết quả sẽ rất nhanh.

Bước 4: Sau khi được cấp mã của cơ quan Thuế, bên bán thực hiện gửi hóa đơn cho khách hàng.

  • Xử lý hóa đơn sai sót
    Trường hợp sai sót Nguyên tắc xử lý sai sót Căn cứ tại
    Trường hợp HĐĐT đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc HĐĐT có sai sót cần xử lý tại hình thức điều chỉnh/thay thế Người bán có thể thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn hoặc nhiều HĐĐT có sai sót (sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT) và gửi thông báo đến cơ quan thuế bất kỳ lúc nào, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh. Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC
    Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ Người bán thực hiện hủy HĐĐT đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn tại Mẫu số 04/SS-HĐĐT.
    Trường hợp HĐĐT đã lập có sai sót và người bán đã xử lý tại hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót Các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện tại hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
    Trường hợp tại quy định HĐĐT được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót Người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.
    Trường hợp nội dung về giá trị trên HĐĐT có sai sót Điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
  1. Những thuận lợi và khó khăn của DN trên địa bàn Sơn La khi áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

     2.1. Thuận lợi

Thứ nhất, Nếu trước đây khi các DN đều rơi vào tình trạng bị thất lạc hóa đơn, thì hiện nay khi tất cả các DN đều áp dụng HĐĐT giúp các DN không lo tình trạng bị thất lạc hóa đơn trong khi chờ chuyển phát hay trong quá trình lưu trữ. Việc sử dụng HĐĐT giúp DN giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy như: chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng và đặc biệt là giảm chi phí lưu trữ hóa đơn; Đồng thời, giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn; tăng cường khả năng bảo mật; giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn; không có rủi ro mất, nhàu nát như khi lưu trữ hóa đơn giấy.

Thứ hai, việc sử dụng HĐĐT giúp DN tiết kiệm được thời gian (giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn, tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn)… Khi sử dụng HĐĐT, DN không cần chờ đợi nhận được hóa đơn theo đường bưu điện như cách làm truyền thống. Chỉ bằng một số thao tác trên hệ thống, người mua sẽ nhận được hóa đơn dù đang ở bất cứ nơi nào nếu có internet.

Thứ ba, Việc sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế giúp các DN giảm thiểu chi phí tuân thủ tục hành chính thuế. Khi DN sử dụng HĐĐT, cơ bản các thủ tục hành chính thuế của DN cũng được thực hiện điện tử. Theo đó, DN chỉ cần thông báo qua mạng gửi đến cơ quan thuế về việc sử dụng HĐĐT và được sử dụng ngay sau khi thông báo được chấp nhận. Cùng với đó, DN không phải đăng ký mẫu hóa đơn điện tử, không phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế. Đây là nội dung khác biệt so với việc sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, thay cho việc DN phải gửi mẫu hóa đơn và hàng quý phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc sử dụng HĐĐT cũng giúp DN giảm bớt thời gian lập tờ khai thuế giá trị gia tăng so với sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in vì phần mềm tạo hóa đơn tự động kết chuyển số liệu vào tờ khai thuế giá trị gia tăng

         2.2. Khó khăn

Việc áp dụng HĐĐT rất cần một hạ tầng kỹ thuật tốt, tuy nhiên không phải DN nào cũng sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về mặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin – viễn thông. Không có nhiều DN cung cấp dịch vụ HĐĐT có đủ quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, từ các thành phố lớn tới địa bàn huyện, xã…

Bên cạnh đó, Để có đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử, một trong những điều kiện mà các DN phải có được chính là hệ thống máy móc và trang thiết bị đảm bảo cho việc vận hành và sử dụng hóa đơn này. Ngoài ra, còn phải có một hệ thống nhân lực với trình độ cao để có thể sử dụng. Đó là chưa kể đến sự phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc khi có sự cố mắt điện hay hệ thống lỗi, hoặc mất tín hiệu internet thì các DN sẽ gặp vấn đề với loại hình hóa đơn này. Như vậy, việc chậm trễ trong việc xuất hàng hóa và ảnh hưởng tới công việc kinh doanh là điều rất dễ xảy ra. Hơn hết trên địa bàn tỉnh Sơn La có rất nhiều đơn vị ở các vùng có điều kiện khó khăn, chính vì vậy việc đảm bảo kết nối internet để xuất hóa đơn là rất khó.

Ngoài ra, DN còn nhiều vướng mắc trong việc xử lý hóa đơn sai sót, bởi lẽ khi gửi thông báo hóa đơn sai sót lên cơ quan thuế, DN chỉ nhận được thông tin cơ quan thuế tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, tuy nhiên kết quả việc thông báo hóa đơn sai sót có được chấp nhận hay không, thì các DN không biết. Chính vì vậy nhiều DN đến khi bị thanh kiểm tra mới biết được là việc thực hiện thông báo hóa đơn sai sót của đơn vị không được chấp nhận.

  1. Những giải pháp để tăng cường hiệu quả sử dụng Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh Sơn La

Mặc dù có nhiều lợi ích khi sử dụng hình thức HĐĐT nhưng những bất cập được các DN đưa ra cũng là điều mà cơ quan chức năng cần xem xét để có hướng giải quyết phù hợp, giúp việc sử dụng HĐĐT trở thành một giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của DN trong thời kỳ hiện đại hóa. Tổng cục Thuế cần đẩy mạnh tuyên truyền về hành lang pháp lý và cần tổ chức các buổi tập huấn cho các đơn vị trong việc lập và xử lý hóa đơn sai sót, để các đơn vị có thể thực hiện theo đúng quy trình và quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, đối với các DN, để có thể sử dụng tốt công nghệ về HĐĐT, DN cần chuẩn bị cho kế toán những hiểu biết về HĐĐT, có phần mềm HĐĐT, có đường truyền công nghệ thông tin, thiết kế, lựa chọn HĐĐT phù hợp, đăng ký nhà tư vấn… Chủ DN cũng cần trang bị kiến thức về công nghệ thông tin và thường xuyên kiểm tra tình hình phát hành hóa đơn để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra. Trong thời gian đầu DN nên sử dụng dịch vụ của các công ty kế toán hoặc các đại lý thuế chuyên nghiệp.

Hơn hết để việc sử dụng hóa đơn có hiệu quả, Cơ quan thuế cần trang bị cơ cấu hạ tầng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các DN, tránh trường hợp bị tắc, nghẽn hệ thống, lỗi hệ thống trong thời gian dài, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN…

Nhóm tác giả: Vũ Ngọc Tú, Lường Thị Điệp, Bạc Thị Huyền Trang – lớp K61 ĐH Kế toán

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quỳnh

KẾT QUẢ CUỘC THI “HỌC SINH, SINH VIÊN VỚI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP” NĂM HỌC 2022 – 2023 CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ

Nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số, thương mại hóa hình thành các dự án khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục; Tạo môi trường để học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, giải pháp, dự án khởi nghiệp tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, tìm kiếm và hỗ trợ các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Ngày 28 tháng 11 năm 2022, Trường đại học Tây Bắc đã ban hành Kế hoạch số 1730/KH-ĐHTB về tổ chức cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm học 2022 – 2023.

Trải qua vòng sơ loại, Khoa Kinh tế đã có 02 dự án được lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm học 2022 – 2023 được tổ chức vào 7h30 ngày 25 tháng 12 năm 2022. Cả hai dự án của nhóm sinh viên đều được Ban giám khảo đánh giá cao về tính sáng tạo và tính khả thi.

Chung cuộc dự án: “Phát triển sản phẩm và thị trường cho các sản phẩm đặc sản được chế biến từ măng Tây Bắc” do nhóm sinh viên: Hà Thị Thanh Bình – K62 ĐH GD THA, Đinh Thị Phương Lê – K62 DH SP Ngữ Văn, Vừ A Sệnh – K62 ĐH GD THB, Bàn Xuân Tiến- K60 ĐH Kế Toán và Nguyễn Thị Thanh – K60 ĐH Kế Toán đã đạt giải nhì và dự án: “Nhà hàng Buffet” của sinh viên Lò Thị Phương Diệu – K63 ĐH QTKD đạt giải khuyến khích.

Dưới đây là một số hình ảnh của hai nhóm dự án tại buổi chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm học 2022 – 2023 được tổ chức vào 7h30 ngày 25 tháng 12 năm 2022.

Nhóm dự án: “Phát triển sản phẩm và thị trường cho các sản phẩm đặc sản được chế biến từ măng Tây Bắc”

Bạn Lò Thị Phương Diệu – K63 ĐH QTKD với dự án “Nhà hàng Buffet”

Sinh viên thuyết trình dự án của nhóm 

Sản phẩm mẫu của nhóm dự án “Phát triển sản phẩm và thị trường cho các sản phẩm đặc sản được chế biến từ măng Tây Bắc”

Tiến sĩ Hoàng Xuân Trọng trao giải nhì cho nhóm “Phát triển sản phẩm và thị trường cho các sản phẩm đặc sản được chế biến từ măng Tây Bắc”

Nhóm dự án “Phát triển sản phẩm và thị trường cho các sản phẩm đặc sản được chế biến từ măng Tây Bắc” đã được chọn là một trong 5 dự án tiếp tục hoàn thiện để trường Đại học Tây Bắc gửi đi dự thi cấp bộ.

GV: Nguyễn Thị Thanh Thủy