Admin2

10 sự kiện kinh tế – xã hội nổi bật năm 2017

10 sự kiện kinh tế – xã  hội nổi bật năm 2017 do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn. 

1. APEC 2017 thành công cả về nội dung và tổ chức

undefined - Ảnh 1.

Trong vai trò nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã tổ chức một năm APEC 2017 thành công ngoài mong đợi cả về nội dung và tổ chức, được ghi nhận bởi các nền kinh tế thành viên tham dự.

Trong năm 2017, Việt Nam đã đón khoảng 21.000 đại biểu tới tham dự các Hội nghị APEC tại các tỉnh thành của Việt Nam và riêng Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng là 11.000 người, gồm lãnh đạo cấp cao, các quan chức, cũng như doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

Với vai trò là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã thành công khi tạo được sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên với chủ đề “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” cùng 4 ưu tiên được các thành viên quan tâm và ủng hộ: tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thành công lớn nhất là duy trì được mục tiêu của APEC trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, kinh tế, có chiều hướng khác nhau trong vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư và những lĩnh vực mới.

Trong thời gian diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC, Việt Nam cũng đã có 4 chuyến thăm cấp nhà nước của Trung Quốc, Mỹ, Chile và Canada, cùng 50 cuộc trao đổi lãnh đạo cấp cao với các nước.  Điều này khẳng định vai trò vị thế của Việt Nam cũng như tăng cường quan hệ với các đối tác lớn. Việc ký 121 thỏa thuận với giá trị hơn 20 tỷ USD cũng là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

2. Lần đầu tiên có nghị quyết về kinh tế tư nhân

Sau hơn 30 năm đổi mới của đất nước, kinh tế tư nhân lần đầu tiên được khẳng định là “một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết này là phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển.

Đồng thời, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

3. Bước ngoặt mới trong chống tham nhũng

Năm 2017, Đảng liên tục thi hành kỷ luật với phạm vi rộng chưa từng có đối với hàng loạt cán bộ từ Trung ương đến địa phương, tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc chiến chống tham nhũng khi cả tần suất và mức độ chiến đấu đều dồn dập hơn, quyết liệt hơn, dữ dội hơn gấp bội so với những năm trước.

Đỉnh điểm của năm  là vào tháng 12/2017, với việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đưa bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) ra xét xử vào ngày 8/1/2018, đã là minh chứng rõ nhất cho cuộc chiến chống tham nhũng hoàn toàn “không có vùng cấm”, đúng như tuyên bố của Tổng Bí thư.

Hàng loạt cán bộ cao cấp khác cũng đã bị xử lý kỷ luật như Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công Thương; Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phạm Thế Dũng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định…

4. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt kế hoạch

undefined - Ảnh 2.

Tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,81% vượt mục tiêu 6,7% được đề ra trước đó.

Năm 2017 là một năm đặc biệt khi lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% được đề ra trước đó và trở thành mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Điều đáng nói, GDP liên tục tăng trưởng đều đặn qua các quý, cho thấy hiệu quả của những giải pháp được Chính phủ ban hành. Cùng với đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; xuất khẩu tăng mạnh và xuất siêu 2,7 tỷ USD, khu vực công nghiệp phục hồi rõ nét, trở thành động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

Niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Số doanh nghiệp thành lập mới năm nay đạt mức kỷ lục trên 126,85 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3,16 triệu tỷ đồng; đồng thời có trên 26,45 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội. Số vốn FDI đăng ký đạt mức kỷ lục, trên 35,88 tỷ USD, số vốn thực hiện đạt 17,5 tỷ USD, cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

5. Xuất nhập khẩu đạt 424,87 tỷ USD

undefined - Ảnh 3.

Một số thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam năm 2017.

Kết thúc năm 2017, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức xác lập kỷ lục mới khi đạt mốc 424,87 tỷ USD.

Bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số là hơn 30 tỷ USD.

Sau 6 năm (năm 2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Con số 300 tỷ USD tiếp tục đạt được với khoảng thời gian tương tự sau 4 năm (năm 2015).

Rút ngắn một nửa thời gian, chỉ cần 2 năm tiếp theo (năm 2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 424,87 tỷ USD.Trong đó, khối DN có vốn FDI đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 265,85 tỷ USD, tăng 23,2% so cùng kỳ 2016, chiếm 65,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Nhìn lại chặng đường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua cho thấy bước tiến mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu.

Như vậy, tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 26 năm 2016. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016 và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2017.

6. Thu hút vốn FDI cao nhất trong 9 năm

undefined - Ảnh 4.

Năm 2017 chứng kiến nhiều kỷ lục được thiết lập trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm lập đỉnh mới, phá vỡ kỷ lục được thiết lập năm 2016. Với 29,69 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm và 6,19 tỷ USD phần góp vốn, mua cổ phần, tổng vốn FDI chảy vào nền kinh tế trong năm 2017 đã lên con số 35,88 tỷ USD, trở thành mức cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây.

Sự gia tăng ngoạn mục của dòng vốn ngoại trong năm này có sự đóng góp rất lớn của hàng loạt dự án tỷ USD. Đó là 3 dự án điện BOT, bao gồm dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (2,79 tỷ USD), dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (2,58 tỷ USD) và dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 (2,07 tỷ USD).

Ngoài ra, còn có dự án Samsung Display tăng vốn thêm 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, vốn đầu tư 1,27 tỷ USD tại Kiên Giang. Chưa kể, còn có dự án Khu phức hợp thông minh tại Khu chức năng số 2A trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, vốn đăng ký 885,85 triệu USD, tại Tp.HCM. Chỉ tính riêng 5 dự án tỷ USD và dự án quy mô lớn ở Tp.HCM đã đóng góp tới trên 12 tỷ USD, chiếm trên 40% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong năm 2017.

7. VN-Index đạt 970 điểm, tăng 46% so cùng kỳ

Ngày 4/12/2017, chỉ số VN-Index đạt mốc 970 điểm (tăng gần 46% so với ngày 30/12/2016), chính thức lấy lại toàn bộ điểm số đã mất kể từ cuối năm 2007 do chịu tác động trực tiếp từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mức vốn hóa thị trường đến cuối năm 2017 đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020 theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán năm 2020 đã được phê duyệt.

Năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng gần 26 nghìn tỷ đồng cổ phiếu, trái ngược hẳn so với thực tế của năm 2016 khi khối ngoại bán ròng 6.821 tỷ đồng. Đây là lượng giao dịch ròng trực tiếp thông qua giao dịch hàng ngày lớn nhất lịch sử, vượt xa cả thời kỳ bùng nổ 2007. Tính đến cuối tháng 11/2017, tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đạt hơn 31,4 tỷ USD, tăng 81,3% so với cuối năm 2016.

Dấu ấn ngoại còn được ghi dấu ở những thương vụ thoái vốn nhà nước kỷ lục và thành công. Ngày 18/12, gần hơn 343 triệu cổ phần nhà nước tại Tổng công ty rượu – bia – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), tương đương 53,59% cổ phần đã được hai nhà đầu tư mua toàn bộ, trong đó có Công ty TNHH Vietnam Beverage, đơn vị có 49% cổ phần của ThaiBev của Thái Lan. Thương vụ này đã giúp Nhà nước thu về gần 110.000 tỷ đồng.

Trước đó, 3,33% vốn điều lệ tại CTCP sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng đã được đấu giá thành công khi một tập đoàn của Singapore chi ra 8.990 tỷ đồng để mua trọn lô đấu giá này.

Hai phiên đấu giá thành công nêu trên đã chuyển đi một thông điệp: nhà đầu tư nước ngoài đang rất mong chờ những phiên thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn trong 2018. Những cái tên sắp tới sẽ là MobiFone, PV Oil, PV Power, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Công ty TNHH MTV lọc hoá dầu Bình Sơn…

8. 12,9 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam

undefined - Ảnh 5.

Đây có thể coi là kỳ tích tăng trưởng kỷ lục về tổng số khách quốc tế và mức tăng trưởng tuyệt đối trong một năm, tăng thêm 3 triệu lượt so với năm 2016.

Trong năm qua, ngành du lịch còn phục vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 510.000 tỷ đồng, đóng góp tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Như Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhận xét, trong năm 2017 ngành du lịch Việt Nam đã có những điểm nổi bật được thế giới ghi nhận, như Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới xếp thứ 6/10 điểm đến du lịch có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới, InterContinental Danang Sun Penisula Resort được bình chọn lần thứ 3 với danh hiệu “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới”, Khu nghỉ dưỡng JW Marriot Phu Quoc Emeral Bay được bình chọn là “Khu nghỉ dưỡng mới đẳng cấp nhất thế giới”, Vietravel được bình chọn là “Nhà điều hành tour du lịch trọn gói hàng đầu thế giới”, Vietnam Airlines được bình chọn là “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa” và “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng phổ thông đặc biệt”…

9. Những bất cập tại một số dự án BOT

Liệu việc “vỡ” trạm BOT Cai Lậy có là tiền lệ tạo nên sự phản đối các BOT, khi người dân bức xúc vì tuyến đường họ không đi, nhưng vẫn phải trả tiền, hoặc đường cũ thảm lại nhưng thu phí cả 2 tuyến (cũ và mới). Đó là những BOT “không lối thoát” đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về nợ xấu.

Theo thống kê từ Bộ Giao thông Vận tải, trong 10 năm, cả nước hiện có 71 dự án BOT do Nhà nước và tư nhân cùng đầu tư. Tính riêng trong 5 năm (2011-2016), Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được khoảng 171.251 tỉ đồng để đầu tư 58 dự án theo hình thức BOT.

Nhưng đáng lo ngại, số vốn góp của tư nhân không phải số tiền nhàn rỗi trong dân mà chủ yếu là vốn đi vay ngân hàng. Trong một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Kiểm toán Nhà nước cuối năm 2016 cho thấy, có 80-90% số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là vốn của các ngân hàng. Với tỷ lệ trên, giai đoạn 2011-2016, ngành ngân hàng đã cho các dự án BOT giao thông vay 146.000-154.000 tỉ đồng.

Không những thế, 100% các dự án BOT về giao thông trên cả nước là chỉ định thầu, dẫn đến năng lực nhà thầu yếu về tài chính và chuyên môn. Các quy trình từ ra quyết định, xây dựng, vận hành các dự án BOT đều thiếu công khai dẫn đến dân không có sự lựa chọn tuyến đường miễn phí, gây “làn sóng” phản đối BOT.

Ví thử nếu BOT Cai Lậy và một số dự án BOT khác trả lại dự án cho Nhà nước, hoặc vỡ nợ thì rõ ràng một hình ảnh nợ xấu đang bao trùm mạng lưới BOT, các ngân hàng, tạo áp lực cho nợ công quốc gia.

Vì vậy, bên cạnh việc góp phần thay đổi đáng kể diện mạo hạ tầng giao thông trên nhiều vùng đất nước, BOT đang là vấn đề nan giải.

10. Kỷ lục về bão lũ và thiệt hại thiên tai

Năm 2017 ghi nhận là năm kỷ lục về số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới với 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông.  Trước đây, thời kỳ mưa bão thường tập trung vào tháng 7-9, hãn hữu lắm mới có cơn bão rơi vào tháng 11. Nhưng năm nay, có 2 cơn bão hoành hành trên Biển Đông vào cuối tháng 12  – đây cũng là điều chưa từng có trong lịch sử.

Trong năm 2017, thiên tai đã khiến 386 người thiệt mạng, ước tính thiệt hại vật chất lên đến 60.000 tỷ đồng. Trong đó, thiên tai ở khu vực miền Trung đã làm 196 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất ước tính lên tới 45.080 tỷ đồng (tương đương khoảng hai tỷ USD) trên tổng số 60.000 tỷ đồng thiệt hại cả nước.

Riêng cơn bão Damrey (bão số 12) đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ trong tháng 11 đã làm 123 người chết và mất tích, hơn 165.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó 3.500 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 11.000 ha diện tích gieo trồng bị thiệt hại, hơn 650.000 động vật gia súc, gia cầm bị chết.

Năm 2017, thiên tai khốc liệt, cực đoan và trái với quy luật. Các đợt bão, mưa gây lũ ống, lũ quét đã tàn phá nền hạ tầng thủy lợi, nông nghiệp, hạ tầng kinh tế, kỹ thuật.

Từ Trung ương, Chính phủ, các bộ ngành cơ quan đoàn thể và cộng đồng đã chung tay ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, để giảm thiệt hại về người và của, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân và khôi phục sản xuất kinh doanh.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUYẾT ĐỊNH 15 VÀ THÔNG TƯ 200 TRONG QUY ĐỊNH VỀ TÀI KHOẢN 411

Điểm so sánh QĐ 15 TT 200 Diễn giải,

Đánh giá

Tên TK và TK chi tiết Tài khoản 411  – Nguồn vốn kinh doanh Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

 

 
Đối tượng phản ánh Nguồn vốn kinh doanh:

– Đối với công ty Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh gồm: Nguồn vốn kinh doanh được Nhà nước giao vốn, được điều động từ các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty con, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (Nếu được ghi tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh), hoặc được bổ sung từ các quỹ, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại.
– Đối với doanh nghiệp liên doanh, nguồn vốn kinh doanh được hình thành do các bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.
– Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số tiền mà các cổ đông đã góp cổ phần, đã mua cổ phiếu, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo nghị quyết của Đại hội cổ đông của doanh nghiệp hoặc theo quy định trong Điều lệ hoạt động của Công ty. Thặng dư vốn cổ phần do bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá.
– Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, nguồn vốn kinh doanh do các thành viên góp vốn, được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh.
– Đối với doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh, hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

– Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu;

– Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh;

– Cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu);

– Các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.

 

QĐ 15 quy định riêng cho từng loại hình DN, chưa thống nhất về KN: vốn đầu tư, vốn góp, bỏ ra kinh doanh.

TT 200 quy định thống nhất hơn, sử dụng thuật ngữ: góp vốn – thống nhất với Luật DN 2014. Ngắn gọn và bao trùm hơn các trường hợp.

 

Nguyên tắc hạch toán  

 

Không QĐ

 

 

 

 

Không quy định. Thực tế vẫn HT số vốn cam kết góp. Ghi tăng khoản phải thu CSH/ tăng vốn cam kết góp.

 

 

Không QĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. Vốn đầu tư của chủ sở hữu được phản ánh theo giá mệnh giá của cổ phiếu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch tăng giữa số tiền thực tế thu được so với mệnh giá khi phát hành lần đầu, hoặc phát hành bổ sung cổ phiếu và chênh lệch tăng, gỉảm giữa số tiền thực tế thu được so với giá mua lại cổ phiếu khi tái phát hành cổ phiếu quỹ. Riêng trường hợp mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ ngay tại ngày mua thì giá trị cổ phiếu được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tại ngày mua là giá thực tế mua lại và cũng phải ghi giảm nguồn vốn kinh doanh chi tiết theo mệnh giá và phần thặng dư vốn cổ phần của cổ phiếu mua lại.

 

Không QĐ

Bổ sung:

Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng đơn vị, tài khoản này có thể được sử dụng tại các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc để phản ánh số vốn kinh doanh được cấp bởi đơn vị cấp trên (trường hợp không hạch toán vào tài khoản 3361 – Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh).

 

Các doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 411 – “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.

 

 

 

 

Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản  vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại, quyền khai thác, phát triển dự án… chỉ được ghi tăng vốn góp nếu pháp luật có liên quan cho phép.

 

 

 

 

 

 

 

Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn góp của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần:

– Vốn góp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu đồng thời được theo dõi chi tiêt đối với cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi. Doanh nghiệp phải kế toán chi tiết riêng 2 loại cổ phiếu ưu đãi:

+ Cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu nếu người phát hành không có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó.

+ Cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả nếu bắt buộc người phát hành phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai và nghĩa vụ mua lại cổ phiếu phải được ghi rõ ngay trong hồ sơ phát hành tại thời điểm phát hành cổ phiếu.

– Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu (kể cả các trường hợp tái phát hành cổ phiếu quỹ) và có thể là thặng dư dương (nếu giá phát hành cao hơn mệnh giá) hoặc thặng dư âm (nếu giá phát hành thấp hơn mệnh giá).

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên tắc xác định và ghi nhận quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu (cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi):

– Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phát sinh khi doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu xác định được quy định sẵn trong phương án phát hành.

– Giá trị cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi được xác định là phần chênh lệch giữa tổng số tiền thu về từ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi và giá trị cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi (xem quy định của tài khoản 343 – Trái phiếu phát hành).

– Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi được ghi nhận riêng biệt trong phần vốn đầu tư của chủ sở hữu. Khi đáo hạn trái phiếu, kế toán chuyển quyền chọn này sang ghi nhận là thặng dư vốn cổ phần.

 

 

 

 

 

 

 

 

TT 200 QĐ thêm trường hợp này

 

TT 200 giúp giảm bớt tình trạng vốn ảo. Chưa góp, nhưng vẫn hạch toán tăng VCSH > gây hiểu sai về năng lực tài chính của công ty. Coi phần vốn cma kết nhưng chưa góp là Khoản phải thu > Phải thu nhiều > hệ số tài chính không đúng khi phân tích báo cáo tài chính.

 

 

 

 

 

TT 200 Yêu cầu theo dõi riêng CP PT và CP ưu đãi . Chặt chẽ hơn và thống nhất với Luật DN 2014

 

 

 

 

 

 

TT 200 chuẩn xác về thuật ngữ hơn. Ngắn gọn hơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QĐ chi tiết hơn TP chuyển đổi

TK chi tiết Tài khoản 411 – Nguồn vốn kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã đầu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
– Tài khoản 4112 – Thặng dư vốn cổ phần: Tài khoản này phản ánh phần chênh lệch tăng do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá và chênh lệch tăng, giảm so với giá mua lại khi tái phát hành cổ phiếu quỹ (đối với các công ty cổ phần).
Không có TK này

Tương tự

Tài khoản 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu, có 4 tài khoản cấp 2:

– TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực đã đầu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá.

Đối với công ty cổ phần, tài khoản 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 41111 – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết: Tài khoản này phản ánh tổng mệnh giá của cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết;

+ Tài khoản 41112 – Cổ phiếu ưu đãi: Tài khoản này phản ánh tổng mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi. Doanh nghiệp phải chi tiết cổ phiếu ưu đãi thành 2 nhóm chính: Nhóm được phân loại và trình bày là vốn chủ sở hữu (tại chỉ tiêu 411a của Bảng cân đối kế toán); Nhóm được phân loại và trình bày là nợ phải trả (tại chỉ tiêu 342 của Bảng cân đối kế toán)

 

– TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: Tài khoản này phản ánh phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu; Chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ (đối với các công ty cổ phần). Tài khoản này có thể có số dư Có hoặc số dư Nợ

– TK 4113- Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

– TK 4118- Vốn khác: Tài khoản này phản ánh số vốn kinh doanh được hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc do được tặng, biếu, tài trợ, đánh giá lại tài sản (nếu các khoản này được phép ghi tăng, giảm Vốn đầu tư của chủ sở hữu).

 

Theo TT 200, chỉ có TK cấp 3 được mở cho Công ty cổ phần. Không thấy QĐ cho các loại hình DN khác. VD: Công ty TNHH k phát hành cổ phần vậy không thể dùng đc TK 41111.

Khi dùng phần mềm, không cho nhập trên TK tổng hợp > làm thế nào

Sử dụng TK nào cho Cty TNHH?

Cách 1: Mở thêm TK cấp 3 cho Công ty TNHH ?

Cách 2: Dùng luôn TK tổng hợp 4111 nhưng phải set up trên PMKT ?

Phương pháp kế toán 1. Khi thực nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4111).
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tương tự trong TT 244

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tương tự

Tương tự

 

 

 

 

 

 

 
9. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nếu phần còn lại được phép ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (4118), ghi:

Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (4118).

3.1. Khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận vốn góp bằng tiền)

Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác)

Nợ các TK 152, 155, 156 (nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)

Nợ các TK 211, 213, 217, 241 (nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)

Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)

Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn đượctính là vốn góp của chủ sở hữu).

Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu

Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).

 

c) Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112.

 

 

 

 

 

 

3.3. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ sở hữu:

a) Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:

3.4. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để đầu tư vào doanh nghiệp khác (kể cả trường hợp hợp nhất kinh doanh dưới hình thức phát hành cổ phiếu)

a) Nếu giá phát hành cổ phiếu lớn hơn mệnh giá, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu;

Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

b) Nếu giá phát hành cổ phiếu nhỏ hơn mệnh giá, ghi:

Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (nếu có)

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu.

3.5. Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3531 – Quỹ khen thưởng

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành thấp hơn mệnh giá)

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu

3.6. Kế toán cổ phiếu quỹ

3.8 Khi công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành hoặc công việc mua sắm TSCĐ đã xong đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu.

3.9. Khi nhận được quà biếu, tặng, tài trợ và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ các TK 111,112,153, 211…

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4118).

Các trường hợp khác mà cơ quan có thẩm quyền không yêu cầu ghi tăng vốn Nhà nước thì phản ánh quà biếu, tặng, tài trợ vào thu nhập khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bổ sung: Kế toán quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

Bổ sung  Hướng dẫn kế toán tăng, giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trước khi chuyển thành công ty cổ phần

TT 200 QĐ cụ thể hơn về tài sản góp vốn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TT 200 QĐ hạch toán ngắn gọn hơn, đúng bản chất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VẬN DỤNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG LÒNG HỒ THUỶ ĐIỆN SƠN LA

Tóm tắt

Marketing địa phương ngày nay được chính quyền các tỉnh, thành phố ở Việt Nam vận dụng tạo dựng hình ảnh thân thiện, ấn tượng nhằm thu hút các nhà đầu tư, du khách, nhà kinh doanh và nguồn nhân lực có kỹ năng đến góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhóm tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững, đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên và kinh tế – xã hội, xác định những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu chính của du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Từ đó, hoạch định một số nội dung dựa trên các yếu tố địa phương như: marketing đặc trưng hấp dẫn, marketing cơ sở hạ tầng, marketing hình ảnh địa phương và marketing con người; khuyến nghị với chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhằm triển khai hiệu quả một số giải pháp marketing địa phương trong phát triển du lịch bền vững lòng hồ thủy điện Sơn La.

Từ khoá: marketing địa phương; du lịch bền vững; lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

 

  1. Đặt vấn đề

Nhà máy thuỷ điện Sơn La có công suất lớn nhất Đông Nam Á, Cầu Pá Uôn được chứng nhận kỷ lục có trụ cầu cao nhất Việt Nam – Đó là những ấn tượng về vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Nơi đây có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa rất đa dạng, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, những tài nguyên đó sẽ mãi tồn tại ở dạng tiềm năng nếu không có sự chủ động khai thác của chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Bên cạnh những tiềm năng và lợi thế, du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La cũng bị tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, mùa mưa và mùa khô ảnh hưởng đến mực nước của hồ thuỷ điện. Vì vậy, để phát triển du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, cần nghiên cứu vận dụng các trường phái lý thuyết phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, lý thuyết về marketing địa phương góp phần giải quyết bài toán phát triển bền vững – phát huy tích cực của du lịch và hạn chế tác động tiêu cực của du lịch thông qua việc tiếp cận theo cơ chế thị trường, xuất phát từ nghiên cứu cơ hội thách thức bên ngoài kết hợp với điểm mạnh và nguồn lực của địa phương vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

  1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2.1. Marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững

2.1.1. Khái niệm và nội dung marketing địa phương

Marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững là một quy trình mang tính quản trị và xã hội, theo đó, chính quyền và các bên tham gia hoạt động du lịch dành được những gì họ muốn và cần thông qua việc tạo dựng và trao đổi giá trị với thị trường mục tiêu ở hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của các thế hệ tương lai trên cơ sở phát triển dung hoà giữa kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường. Trong đó, chính quyền là chủ thể chính hoạch định và triển khai kế hoạch marketing địa phương.

Chính quyền địa phương sử dụng marketing địa phương như một hoạt động chức năng để đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo Philip Kotler (1993), nội dung chính của marketing địa phương được hoạch định và triển khai dựa vào 4 nhóm yếu tố gồm: đặc trưng hấp dẫn, cơ sở hạ tầng, hình ảnh địa phương và con người  [3], [4].

Marketing những đặc trưng hấp dẫn dựa vào những tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa nổi bật so với các địa phương khác như di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá, công trình nhân tạo, đặc biệt là những tài nguyên du lịch đã được các tổ chức có uy tín công nhận, chứng nhận hoặc đạt được giải thưởng, lập được con số kỷ lục. Thị trường mục tiêu là nhóm khách du lịch thuần tuý.

Marketing cơ sở hạ tầng sử dụng lợi thế về sự hiện đại và tiện lợi của mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch. Thị trường mục tiêu ưu tiên là nhóm khách du lịch kết hợp tham dự sự kiện, hội nghị và hội thảo.

 

Marketing hình ảnh địa phương và chất lượng sống dựa trên những cảm nhận tích cực của du khách về địa phương như hình ảnh mạnh mẽ, có giá trị, độc đáo và khác biệt. Thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng có nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng hồi phục sức khoẻ hoặc nhóm khách du lịch dài ngày.

Marketing con người khai thác tài nguyên là những nhân vật nổi tiếng, những lãnh đạo tận tâm, nhân tài, người có tinh thần kinh doanh, sự thân thiện của dân cư địa phương. Thị trường mục tiêu là nhóm du khách nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử và văn hoá địa phương.

2.1.2. Nguyên tắc và mô hình phát triển du lịch bền vững

Bramwell & Lane (1993) và WCED (1987) đã đưa ra 4 nguyên tắc phát triển bền vững: (1) đề ra chiến lược và kế hoạch toàn diện; (2) bảo tồn quá trình sinh thái cần thiết; (3) bảo vệ di sản nhân văn và đa dạng sinh học; và (4) phát triển và duy trì trong thời gian dài. Sau đó, UNWTO (2004) đã kế thừa và phát biểu mạnh mẽ thành 3 nguyên tắc sau đây.

Du lịch bền vững cần phải:

(1) Sử dụng tối ưu tài nguyên môi trường như một thành phần cốt lõi trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái cần thiết và giúp bảo tồn di sản tự nhiên và đa dạng sinh học.

(2) Tôn trọng văn hoá – xã hội đích thực của cộng đồng bản địa, bảo tồn di sản văn hoá và những giá trị truyền thống, và góp phần hiểu biết giao thoa văn hoá và cảm thông.

(3) Đảm bảo hoạt động kinh tế lâu dài, mang lại những lợi ích kinh tế – xã hội cho các bên liên quan được phân phối công bằng, tạo việc làm ổn định và những cơ hội thu nhập và DV xã hội cho cộng đồng, và góp phần giảm nghèo.

Mô hình phát triển du lịch bền vững gồm 3 thành phần chính: (1) Bên cầu: du khách; (2) Bên cung: chính quyền địa phương, doanh nghiệp và dân cư địa phương; (3) Sản phẩm chủ lực: được tạo dựng từ nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực văn hóa và nguồn lực hỗ trợ. Địa phương cần chủ động tạo ra chuỗi giá trị du lịch với sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư vào tất cả các bước tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng nhằm cung cấp cho du khách những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao thoả mãn cao độ nhu cầu khách hàng, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư  [1].

 

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thứ cấp như các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả trong và ngoài nước, các báo cáo, quy hoạch du lịch liên quan đến vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Qua đó, đã hình thành khung lí thuyết để nghiên cứu thực tiễn, là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng marketing địa phương với phát triển du lịch bền vững.

Nghiên cứu cũng dựa trên 03 chuyến đi khảo sát thực địa tại vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, tham vấn ý kiến 05 chuyên gia đang làm việc tại cơ quan quản lý du lịch như Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La, Trung tâm Thông tin và xúc tiến Du lịch, Giám đốc Doanh nghiệp và Hợp tác xã về du lịch. Sau đó tiến hành thảo luận nhóm tập trung gồm 06 giảng viên và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch để xác định cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu chính của du lịch lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Đây là các phương pháp quan trọng để điều chỉnh khung lí luận marketing địa phương phù hợp với thực tế, đánh giá, so sánh, vận dụng lí thuyết giải quyết vấn đề trong thực tiễn, đồng thời tham vấn được những quan điểm, cách nhìn nhận về thực trạng du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

  1. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đánh giá tiềm năng du lịch lòng hồ thuỷ điện Sơn La

Vùng lòng hồ Sơn La được hình thành bởi công trình thủy điện Sơn La. Hồ có chiều dài là 175 km từ thị trấn Ít Ong – Mường La – Sơn La đến Mường Lay – Điện Biên, chiều rộng nhất khoảng 1,5 km, diện tích hồ chứa rộng 224 km2 tạo nên một không gian rộng lớn khí hậu trong lành. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mặt nước trong xanh, các hang động, ngọn núi, đảo lớn nhỏ nhấp nhô được ví như “Hạ Long trên núi” [5]. Các tài nguyên nhân văn  nổi bật là đền Nàng Han, đền Linh Sơn Thủy Từ, nhà máy thủy điện Sơn La có công suất lớn nhất Đông Nam Á, Cầu Pá Uôn được chứng nhận kỷ lục có trụ cầu cao nhất Việt Nam, nhà trưng bày các hiện vật lòng hồ thủy điện Sơn La, hang Co Noong; trong vùng có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái chiếm đa số với 79,8%, dân tộc Kinh chiếm 3,74%, dân tộc H’Mông chiếm 4,55%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,65%, các dân tộc khác chiếm 4,68% (La Ha, Kháng, Mường) với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc [7]. Những nét đặc trưng và giá trị về cảnh quan, mặt nước, sinh thái hồ rất phù hợp để khai thác để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hoá cộng đồng, thể thao, nghỉ dưỡng hồ, du lịch cuối tuần.

Kinh tế – xã hội của vùng đã có những bước phát triển trong thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngành nông, lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính tại khu vực, thu hút khoảng 80% lao động; cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp; sự hình thành vùng lòng hồ tạo nên phương thức sinh kế mới là nuôi cá lồng mang lại thu nhập cho người dân. Các hoạt động văn hoá không ngừng phát triển. Tại các làng, bản các lễ hội tổ chức đã thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân trên địa bàn đến tham gia, trong đó nổi bật là lễ hội đua thuyền huyện Quỳnh Nhai đã thu hút hàng ngàn người đến xem. Hiện nay, huyện Mường La có 106 nhà văn hóa, 187 đội văn nghệ, huyện Quỳnh Nhai có 116 nhà văn hóa với 179 đội văn nghệ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân và khách du lịch. Các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật khác như điện nước, thông tin liên lạc, internet, đường giao thông liên bản, bến thuyền, phương tiện vận chuyển đường bộ đường thủy… đảm bảo thuận lợi cho du lịch phát triển. [6]

3.2. Thực trạng mô hình du lịch tại vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La

Trong thời gian qua, chính quyền Sơn La đã mời Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch khảo sát, đánh giá và lập quy hoạch. Sau đó, năm 2014 Tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ban hành Quyết định số 3244/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 về Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong quy hoạch định hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng nhằm khai thác thế mạnh vùng lòng hồ. Cơ sở hạ tầng được chính quyền đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo nên chuyển biến tích cực hệ thống bến thuyền, đường bê tông liên bản, liên xã thuận lợi cho phát triển du lịch. Hằng năm, huyện Quỳnh Nhai tổ chức sự kiện lễ hội đua thuyền vào ngày mùng 10 Tết âm lịch thu hút được số lượng lớn người dân và du khách; năm 2018 đã tổ chức tuần văn hoá, thể thao và du lịch thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, công tác quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực chưa được chú trọng đúng mức, chưa dành kinh phí hàng năm cho các khoá đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch cho người dân.

Doanh nghiệp trong ngành chủ yếu kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, vận chuyển đường bộ. Về cung ứng dịch vụ lữ hành và vận chuyển trên lòng hồ thì chỉ có 03 đơn vị là HXT Thuỷ sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai, Trung tâm lữ hành du lịch – Công ty Cổ phần Cơ khí Sơn La và Công ty Cổ phần dịch vụ và vận tải đường sông Sơn La. Trong đó, HTX Thuỷ sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai tổ chức khá chuyên nghiệp, có tour tuyến cụ thể, có hướng dẫn viên, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho du khách trên thuyền, trên đảo, ven hồ, khai thác sản phẩm du lịch sinh thái lòng hồ và du lịch cộng đồng thăm bản Bon và bản Bó Ban… 2 đơn vị còn lại chủ yếu thực hiện dịch vụ vận chuyển hành khách.

Cộng đồng người dân đã bước đầu hưởng ứng tham gia hoạt động du lịch; phục vụ ăn uống, biểu diễn văn nghệ, lưu trú tại nhà, chuyển chở du khách bằng thuyền nhỏ; chế biến tôm cá Sông Đà thành các sản phẩm sấy khô bán cho khách du lịch. Sự thân thiện và những dịch vụ nhỏ của người dân địa phương cũng đã góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho du khách. Tuy nhiên, hàng hoá lưu niệm phục vụ du lịch còn đơn điệu, chưa có nhiều hàng hoá đặc biệt để du khách mua về khi đi du lịch. Vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường của một số bản ven hồ cần tiếp tục được tuyên truyền và cải thiện để không ảnh hưởng đến chất lượng dòng sông và tài nguyên du lịch.

Như vậy, mô hình du lịch trong thực tế đã có sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp và người dân để phục vụ nhu cầu du khách, đã có sự liên kết giữa 3 bên trong khai thác hoạt động du lịch. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng doanh nghiệp du lịch còn rất thiếu so với tiềm năng to lớn của cả vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch chưa có giá trị gia tăng cao theo chuỗi giá trị để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng và chưa khuyến khích được khách du lịch chi tiêu cho sản phẩm, dịch vụ tại địa phương. Người dân địa phương còn bị động trong cung ứng các sản phẩm, hàng lưu niệm, dịch vụ nhỏ, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái có phần hạn chế.

3.3. Đánh giá chung về cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của du lịch lòng hồ thuỷ điện Sơn La

Thông qua phỏng vấn sâu và tiếp nhận ý kiến đánh giá của các chuyên gia du lịch và tiến hành thảo luận nhóm tập trung, bài nghiên cứu tổng hợp những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu chính của du lịch Sơn La vào bảng ma trận TOWS (bảng 1).

Đây là cách tiếp cận phải đồng thời sử dụng tiếp cận marketing (cơ hội thị trường bên ngoài) và tiếp cận chiến lược (nguồn lực bên trong) để giải quyết những vấn đề trước mắt, từng bước đạt được những mục tiêu lâu dài. Từ đó, là cơ sở quan trọng để chính quyền Sơn La tận dụng những cơ hội thị trường, vượt qua thách thức bằng việc sử dụng những lợi thế nguồn lực và điểm mạnh của du lịch Sơn La.

Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng du lịch lòng hồ thuỷ điện Sơn La được sắp xếp theo tầm quan trọng: 4 cơ hội và 4 thách thức chính, 4 điểm mạnh và 4 điểm yếu chính (Bảng 1). Việc kết hợp 4 ô trong bảng ma trận TOWS để hoạch định các nội dung marketing địa phương theo nguyên tắc: khai thác cơ hội thị trường bằng cách sử dụng những điểm mạnh cốt lõi của địa phương hoặc bằng cách khắc phục những điểm yếu; vượt qua thách thức bằng những điểm mạnh cốt lõi của địa phương hoặc bằng cách khắc phục những điểm yếu.

Bảng 1: Bảng tổng hợp cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu du lịch lòng hồ

Cơ hội (O-Opportunities) Thách thức (T-Threats)
(1) Đặc trưng hấp dẫn: xu hướng và nhu cầu du lịch sinh thái, văn hoá cộng đồng tăng lên là cơ hội khai thác đặc trưng hấp dẫn thành sản phẩm.

(2) Cơ sở hạ tầng: thuộc cung đường du lịch Tây Bắc, vị trí địa lý thuận tiện kết nối bằng đường thuỷ, đường bộ với Hoà Bình, Mộc Châu, Lai Châu, Điện Biên, Sapa-Lào Cai, Mù Cang Chải-Yên Bái.

(3) Hình ảnh địa phương: sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và chính sách dân tộc của nước ta làm hình ảnh về du lịch sinh thái, cộng đồng nâng cao.

(4) Con người: trình độ văn hoá được nâng lên làm con người địa phương chủ động tiếp cận khai thác khoa học công nghệ, tri thức mới, nhận thức về du lịch tăng lên.

(1) Đặc trưng hấp dẫn: thủy điện gây xáo trộn môi trường và đời sống của các dân tộc, ô nhiễm và suy thoái môi trường, tài nguyên du lịch đang bị huỷ hoại.

(2) Cơ sở hạ tầng: Ảnh hưởng của mùa mưa lũ, nước lòng hồ dâng cao, gây khó khăn cho tàu thuyền đi lại, cách xa các thị trường lớn của cả nước, không nằm trên các tuyến du lịch chính.

(3) Hình ảnh địa phương: Hội nhập văn hoá, quá trình hiện đại hoá, đô thị hoá dẫn đến làm mất bản sắc cũ (văn hoá, kiến trúc), bị mất dần những giá trị văn hoá.

(4) Con người: Bản sắc văn hóa có dấu hiệu bị mai một, các bài múa, nghi lễ truyền thống chưa truyền lại được cho thế hệ sau, nghề truyền thống bị quên lãng.

Điểm mạnh (S-Strengths) Điểm yếu (W-Weakness)
(1) Đặc trưng hấp dẫn: lòng hồ rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá dân tộc độc đáo, công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á

(2) Cơ sở hạ tầng: Nhà nước đã đầu tư bến thuyền ở đầu cầu Pá Uôn, bến gội đầu, xây dựng đền Linh Sơn Thuỷ từ, đền Nàng Han, hệ thống viễn thông, internet đã hoàn thiện.

(3) Hình ảnh địa phương: sinh thái mặt nước lòng hồ gắn với cuộc sống ngư dân, cá sạch lòng hồ Sông Đà.

(4) Con người: sự thân thiện của ngư dân đồng bào Thái, sự tích Nàng Han

(1) Đặc trưng hấp dẫn: sản phẩm du lịch còn đơn điệu và chưa hoàn thiện

(2) Cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, chưa được cứng hóa hết, đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa, phương tiện tàu thuyền chưa đạt chuẩn phục vụ khách

(3) Hình ảnh địa phương: ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nguồn nước chưa đảm bảo, chưa tạo ấn tượng tích cực và mạnh mẽ về điểm đến thực sự sạch và dịch vụ tốt.

(4) Con người: Nguồn nhân lực du lịch còn mỏng thiếu kỹ năng, cán bộ quản lý còn yếu, không có chuyên môn sâu về du lịch.

(Nguồn: tổng hợp từ phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung)

Sự kết hợp giữa các ô trong ma trận TOWS hình thành các phương án chiến lược như sau: chiến lược SO theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của địa phương; chiến lược WO vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội; chiến lược ST xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra; chiến lược WT thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài. Việc kết hợp O1-S1, W1-O1, S1-T1, W1-T1 tạo thành chiến lược marketing đặc trưng hấp dẫn; kết hợp O4-S4, W4-O4, S4-T4, W4-T4 tạo thành chiến lược marketing con người; kết hợp O3-S3, W3-O3, S3-T3, W3-T3 tạo thành chiến lược marketing hình ảnh địa phương; và kết hợp kết hợp O2-S2, W2-O2, S2-T2, W2-T2 tạo thành chiến lược marketing cơ sở hạ tầng. Sau đây là một số nội dung cụ thể nhằm thực hiện thành công 4 chiến lược trên, góp phần vận dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch bền vững.

3.4. Hoạch định một số nội dung marketing địa phương

Dựa vào phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của du lịch lòng hồ thuỷ điện Sơn La và các phương án chiến lược nêu trên, nhóm tác giả đề xuất một số nội dung theo thứ tự ưu tiên là: marketing đặc trưng hấp dẫn, marketing con người, marketing hình ảnh địa phương và marketing cơ sở hạ tầng.

3.4.1. Marketing đặc trưng hấp dẫn

Với những điểm mạnh đặc trưng của lòng hồ, mặt nước, cảnh quan tự nhiên thì thị trường mục tiêu là những du khách có xu hướng và nhu cầu du lịch sinh thái yêu thích vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên, thích tìm hiểu văn hoá cộng đồng. Xây dựng sản phẩm đa dạng tránh đơn điệu: du lịch thăm quan nhà máy thuỷ điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á, cảnh quan mặt nước lòng hồ, các đảo lớn nhỏ, cây cầu Pá Uôn, trải nghiệm tìm hiểu văn hoá dân tộc thái trắng, thái đen tại các bản làng, tìm hiểu văn hoá lòng hồ tại nhà trưng bày các hiện vật của lòng hồ thuỷ điện Sơn La, du lịch tâm linh, lễ hội đua thuyền hàng năm. Công tác truyền thông: quảng bá trên các phương tiện truyền thông, mạng internet, giới thiệu đến các doanh nghiệp lữ hành và du khách tiềm năng về một lòng hồ trên núi rộng lớn đẹp tự nhiên còn hoang sơ hoàn toàn khác biệt so với du lịch Lào Cai, Điện Biên, Mộc Châu.

3.4.2. Marketing con người

Với điểm mạnh là sự thân thiện và nét văn hóa dân tộc đặc sắc, thị trường mục tiêu phù hợp là nhóm du khách có nhu cầu về du lịch trách nhiệm, nghiên cứu văn hoá và con người bản địa. Xây dựng sản phẩm du lịch có sự hướng dẫn của người dân bản địa, thăm quan và nghỉ tại nhà người dân, tham gia các hoạt động của người dân để thực hiện sinh kế và làm kinh tế địa phương phát triển, gắn với các hoạt động từ thiện, có trách nhiệm với xã hội để giúp người dân giảm nghèo bền vững; khai thác du lịch tâm linh dựa trên truyền thuyết về Nàng Han; tìm hiểu sự hy sinh mất mát của những hộ dân phải chia tay quê hương để di dân tái định cư đến nơi ở mới; phát triển nghề truyền thống như thổ cẩm, đan lát, làm nhạc cụ dân tộc. Truyền thông, quảng bá điểm đến với sự thân thiện, cực kỳ hiếu khách của người dân, nơi mà du khách hoàn toàn hoà nhập vào cuộc sống hàng ngày, trải nghiệm cuộc sống sinh kế của đồng bào dân tộc thái.

3.4.3. Marketing hình ảnh địa phương và chất lượng sống

Với hình ảnh đặc trưng về cuộc sống người ngư dân lòng hồ thì thị trường mục tiêu là đối tượng du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, nhu cầu ẩm thực cá sạch Sông Đà. Tạo các sản phẩm du lịch trải nghiệm cuộc sống của ngư dân vào cuối tuần, xây dựng các khu du lịch sinh thái ven mặt hồ tại bản Bó Ban, bản Bon, bản Hua Trai, lòng hồ xã Chiềng Lao, cung cấp dịch vụ du lịch thể thao, chèo thuyền, tắm suối khoáng nước nóng, đồng thời thưởng thức các món ăn dân tộc được chế biến từ thực phẩm, cá sạch địa phương hướng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Truyền thông, quảng bá thông điệp về một điểm đến an toàn, thanh bình, trong lành, cuộc sống hạnh phúc; đồng thời tuyên truyền cho người dân và du khách giữ gìn vệ sinh môi trường, không thải rác ra môi trường tự nhiên và mặt hồ, tuyên truyền giữ gìn nét văn hoá truyền thống nhằm khắc phục điểm yếu hiện tại.

3.4.4. Marketing cơ sở hạ tầng

Với cơ hội, điểm mạnh về vị trí địa lý có khả năng kết nối điểm đến khác thì thị trường mục tiêu là những du khách trải nghiệm cung đường du lịch Tây Bắc, nhóm du khách đến Sa Pa, Mù Cang Chải, Mộc Châu. Tạo các sản phẩm liên kết tour, liên kết vùng với Hoà Bình, Mộc Châu, Lào Cai, Yên Bái, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư những du thuyền đạt chuẩn phục vụ khách đảm bảo an toàn trên sông, bảo vệ môi trường nguồn nước, đưa Nghị quyết số 22 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La về hỗ trợ bản du lịch cộng đồng vào thực tiễn du lịch như hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, hệ thống xử lý rác thải, bảng biển chỉ dẫn, hỗ trợ cải tạo nhà thành homestay, đồng thời lồng ghép chương trình nông thôn mới, chương trình 135 để từng bước nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. Truyền thông về một điểm đến đã có những cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng so với trước đây, đảm bảo những điều kiện cơ bản để du khách yên tâm đến thăm quan du lịch.

  1. Kết luận và khuyến nghị

Vận dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La cần có sự định vị hình ảnh ấn tượng gắn với những con số kỷ lục như công trình thuỷ điện Sơn La có công suất lớn nhất Đông Nam Á, cầu Pá Uôn được chứng nhận kỷ lục cầu có cột trụ cao nhất Việt Nam, các sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng trải nghiệm cuộc sống ngư dân và văn hoá dân gian truyền thống gắn với lịch sử con sông Đà nổi tiếng thuộc vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Để nội dung marketing địa phương được triển khai hiệu quả, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, bộ máy chính quyền bản cần chủ động hội nhập, chủ động lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lồng ghép. Chính quyền tỉnh Sơn La, huyện Quỳnh Nhai, Mường La tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng du lịch thành sản phẩm đặc thù vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, tổ chức các sự kiện lớn hàng năm để thu hút du khách, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và du khách chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên, mặt nước lòng hồ, thực hiện tốt du lịch có trách nhiệm. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở lưu trú, nhà hàng thực hiện tiêu chuẩn du lịch bền vững và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn. Đề xuất thành lập Ban quản lý khu du lịch lòng hồ thuỷ điện Sơn La trực thuộc UBND tỉnh để chuyên trách xây dựng, triển khai, giám sát, điều chỉnh kế hoạch marketing địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững vùng lòng hồ.

Thứ hai, các doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn nhà nghỉ, homestay, hãng vận chuyển cần thiết kế sản phẩm du lịch bền vững dựa trên khai thác thế mạnh vùng lòng hồ, đồng thời chia sẻ lợi ích kinh tế với địa phương, tôn trọng văn hoá bản địa và bảo vệ môi trường, nguồn nước, sử dụng các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thân thiện với thiên nhiên, sử dụng năng lượng mặt trời. Hiệp hội du lịch tỉnh Sơn La đóng vai trò kết nối các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ lại với nhau tạo thành chuỗi giá trị du lịch mang lại sự hài lòng tốt nhất cho du khách.

Thứ ba, cộng đồng dân cư bản địa cùng chung tay giữ gìn nét văn hoá truyền thống, giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường, hợp tác và chia sẻ lợi ích kinh tế trong cộng đồng, chủ động lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lồng ghép, trong đó có hoạt động khai thác du lịch có sự tham gia của người dân và đại diện các tổ chức, đoàn thể trong làng bản; mỗi bản du lịch cộng đồng cần xây dựng hương ước về hoạt động khai thác dịch vụ du lịch, nội qui và quy chế hướng dẫn hành vi cho du khách và hành vi ứng xử của người dân địa phương./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  • Nguyễn Kỳ Anh, Nguyễn Việt Quốc (2012), Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế Xã hội Đà Nẵng
  • Bramwell, B Lane (1993), Sustainable Tourism: An Evolving Global Approach, Journal of sustainable tourism, 1993.
  • Philip Kotler (1993), Marketing Places, The Free Press.
  • Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2004), Giáo trình marketing địa phương (Marketing Asian Places).
  • UBND tỉnh Sơn La (2014), Quyết định về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  • UBND tỉnh Sơn La (2014), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
  • Viện Dân tộc học, Viện KHXH Việt Nam (2012), Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái và nhân văn huyện Quỳnh Nhai, Đề tài NCKH tỉnh Sơn La.
  • UNWTO (2004), The United Nations World Tourism Organization for sustainable tourism initiatives.
  • WCED (1987), The Report of the World Commission on Environment and Development, The Brundtland Commission.

Tác giả: Đặng Trung Kiên

Cắt giảm điều kiện kinh doanh và khác biệt của 2018

Ngay trong năm đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, một “đợt sóng” rà soát về điều kiện kinh doanh đã diễn ra, nhưng đợt rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh của năm 2018 lại hoàn toàn khác biệt.

Đó là bình luận được nêu tại báo cáo điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 được công bố tại hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 31/7.

Tâm thế chủ động

Tháng 3/2016, Chính phủ được kiện toàn. Sau đó ba tháng, đồng loạt các bộ gấp rút xây dựng các nghị định về điều kiện kinh doanh để ban hành kịp thời điểm 1/7/2016. Đây là mốc thời gian có hiệu lực cuối cùng của các điều kiện kinh doanh ban hành không phù hợp với điều 7 Luật đầu tư 2014.

Hiểu đơn giản, gần 3000 điều kiện kinh doanh đang ở cấp thông tư sẽ hết hiệu lực sau ngày 1/7/2016. Chính vì vậy, các bộ phải thực hiện “một cuộc đua” với thời gian để ban hành kịp thời các nghị định về điều kiện kinh doanh trước thời điểm này.

Theo VCCI thì việc Luật đầu tư 2014 (có hiệu lực từ 1/7/2015) đưa ra thời hạn hiệu lực 1 năm cho các điều kiện kinh doanh ban hành trái thẩm quyền, được xem như là “tối hậu thư” và là chế tài mạnh mẽ đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp.

“Tuy nhiên, không hiểu lý do gì, hoạt động rà soát, xây dựng các nghị định về điều kiện kinh doanh lại thực hiện dồn dập – rất nhiều văn bản được xây dựng theo quy trình rút gọn, vào tháng cận cuối của kì hạn. Có gần 50 nghị định về điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực được ký ban hành và phát sinh hiệu lực vào ngày 1/7/2016”, VCCI bình luận.

Hoạt động rà soát của năm 2016, theo báo cáo, được thực hiện trong bối cảnh khá đặc biệt, chưa thực sự mang tính chủ động từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động này chưa thể hiện được tính chất của hoạt động rà soát điều kiện kinh doanh (chủ yếu là nâng điều kiện ở cấp thông tư lên nghị định để đảm bảo phù hợp về mặt thẩm quyền, còn chưa thực chất đánh giá về tính hợp lý, cần thiết của các điều kiện kinh doanh này).

Mặt khác, hoạt động này được thực hiện “một cách vội vã” vì vậy dù có muốn cũng khó lòng thực hiện được hết tính chất rà soát về điều kiện kinh doanh cần phải có.

Đợt rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh của năm 2018 lại hoàn toàn khác biệt. Cùng tính chất là rà soát, nhưng lại được thực hiện trong tâm thế chủ động, quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước, từ Chính phủ đến các Bộ, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh tại hội thảo.

Phân tích từ VCCI thì Bộ Công Thương được xem là cơ quan đi đầu trong hoạt động rà soát các điều kiện kinh doanh, bằng việc đưa ra phương án cắt giảm, đơn giản hóa 675 điều kiện, chiếm hơn 55% số điều kiện trong toàn ngành công thương.

Bộ cũng đồng thời gấp rút soạn thảo và trình ban hành nghị định về điều kiện kinh doanh để hiện thực hóa các phương án này. Đây được xem là hành động rà soát mở đầu cho làn sóng cải cách lần này.

Thông tin từ hội thảo cho thấy, đến tháng 6/2018, rất nhiều phương án (khoảng 11 bộ) đã được đưa ra với kết quả dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa đều trên 50% tổng số điều kiện kinh doanh – phù hợp với mục tiêu của Chính phủ đặt ra từ đầu năm.

Trong phương án hầu hết các điều kiện kinh doanh hiện hành trong các lĩnh vực đều được đánh giá để cân nhắc xem giữ lại hay bãi bỏ/sửa đổi. Các điều kiện kinh doanh đã được nhìn nhận ở nhiều góc độ, đặc biệt yếu tố tác động đến trật tự công quy định tại khoản 1 điều 7 Luật đầu tư 2014 đã được sử dụng làm tiêu chí để xem xét, đánh giá.

Như vậy có thể thấy, đợt rà soát năm 2018 đã thể hiện được đúng tinh thần của hoạt động rà soát, có tính cải cách, hướng đến môi trường kinh doanh thuận lợi, VCCI đánh giá.

Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI khi trình bày khái quát về báo cáo nêu thực tế, đối với đợt rà soát này, sự cởi mở đối với cộng đồng doanh nghiệp giữa các cơ quan soạn thảo là khác nhau.

Có những bộ rất thiện chí, trong quá trình soạn thảo, đã công khai phương án, phối hợp với đại diện của cộng đồng tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp và có những giải trình rất minh bạch về việc tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến góp ý.

Nhưng, có những bộ VCCI chỉ nhận biết được thông tin về phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh/nghị định về điều kiện kinh doanh qua Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ hoặc khi tham gia họp thẩm định tại Bộ Tư pháp. Như, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Dù, đích thân Thủ tướng đã chỉ đạo VCCI tham gia vào quá trình rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Ông Tuấn cũng cho rằng cần tăng cường cơ chế kiểm soát, bởi việc cắt giảm điều kiện nào, đơn giản hóa điều kiện nào đều dựa vào đánh giá của cơ quan chủ trì. Kể cả khi, phương án được lấy ý kiến, việc tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến góp ý cũng dựa vào ý chí của cơ quan soạn thảo mà không có bất kì một cơ quan nào xem xét, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo Vneconomy.vn

Forbes: Tài sản Vietcombank tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngày 26/7/2018, tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức lễ vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2018.

Đây là lần thứ 6 Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này với mục đích lựa chọn và vinh danh những công ty tốt nhất trên thị trường chứng khoán.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được bình chọn thuộc nhóm 18 công ty sau 6 năm vẫn giữ được vị trí trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam.

Danh sách 50 công ty tốt nhất do Forbes Việt Nam xếp hạng lựa chọn các công ty có hiệu quả kinh doanh tốt nhất thị trường. Theo thống kê của Forbes Việt Nam, 50 công ty trong danh sách năm nay chiếm giá trị vốn hóa 70,8% vốn hóa hai sàn HSX và HNX. Tổng lợi nhuận của các công ty trong danh sách đạt 106.949 tỷ đồng, tăng 34%.

Phương pháp lựa chọn 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam trải qua nhiều bước. Ở vòng sơ loại, để lọt vào danh sách tính toán chấm điểm, các công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhất định: kinh doanh có lãi trong năm tài chính 2017, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng. Các công ty con có hoạt động phụ thuộc vào công ty mẹ không được xem xét nếu công ty mẹ đã được tính toán.

Các công ty trải qua vòng sơ loại sẽ được tính toán chấm điểm định lượng trên các tiêu chí: tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2013-2017.

Bước kế tiếp, Forbes Việt Nam điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế của công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng ngành… để lọc ra danh sách.

Tạp chí Forbes Việt Nam đánh giá, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Vietcombank là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất với cơ cấu thu nhập đa dạng, dẫn đầu thị trường ở nhiều mảng sản phẩm dịch vụ.

Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank đạt 9.091 tỷ đồng, tăng 33%. Xét về con số tuyệt đối, lợi nhuận của Vietcombank dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong top 3 trên thị trường chứng khoán.

Với triển vọng kinh doanh tích cực, cổ phiếu VCB tăng giá gấp đôi kể từ giữa năm 2017. Trước khi thị trường điều chỉnh, có lúc vốn hóa của Vietcombank vượt mức 10 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từ trước tới nay.

Theo Vneconomy.vn

NGHIÊN CỨU CÁC TRƯỜNG HỢP KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG CỦA THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI SƠN LA

Tóm tắt

Bài viết đề cập đến hoạt động khởi nghiệp của ba trường hợp cựu sinh viên Trường Đại học Tây Bắc: Hợp tác xã Thủy sản và du lịch sinh thái Quỳnh Nhai, Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Sơn La và G.A.D. Các đơn vị, cá nhân này đều khởi nghiệp tại địa bàn tỉnh Sơn La và các thành viên hầu hết là người các dân tộc Thái, Mông. Với những hiểu biết đã được tích lũy trong thời gian học tập tại Trường và trải nghiệm thực tế, cùng với ý chí và hoài bão khởi nghiệp, các thanh niên dân tộc đã bước đầu thu được những thành công. Bài viết đánh giá, phân tích nguyên nhân thành công, những khó khăn thách thức của các mô hình khởi nghiệp này. Từ đó đề xuất một số giải pháp khuyến nghị liên kết nhà trường – doanh nghiệp – cộng đồng nhằm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công tại khu vực Tây Bắc.

Từ khoá: Khởi nghiệp; dân tộc thiểu số; Sơn La; liên kết.

  1. MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam, từ năm 2003 Chương trình khởi nghiệp quốc gia do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được khởi xướng và được xem là tiên phong trong việc đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp. Qua gần 15 năm hoạt động, Chương trình đã thu hút hàng vạn lượt bạn trẻ với khoảng 3.800 dự án có giá trị thực tiễn được hình thành, có nhiều dự án đã triển khai hiệu quả trong thực tế. Năm 2016 được xác định là năm quốc gia khởi nghiệp, đây là dấu mốc quan trọng để khởi nghiệp trở thành một phong trào và chủ đề nóng hổi trong giới trẻ Việt Nam. Hàng loạt sự kiện liên quan được tổ chức, nhiều trung tâm đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp cũng như các vườn ươm doanh nghiệp được thành lập tại các tỉnh, thành phố lớn. Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang từng bước trưởng thành và chuyển biến từ chất lượng sản phẩm dịch vụ tới tầm nhìn. Hoạt động khởi nghiệp đã trở thành một nhu cầu xã hội, với sự hỗ trợ, hưởng ứng tích cực của Nhà nước và cộng đồng. Để đáp ứng được nhu cầu này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hình thành Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp” được thực hiện từ 2017 – 2020, với mục tiêu đến năm 2020, công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp được thực hiện tại 100 % các trường đại học, cao đẳng; 100 dự án khởi nghiệp đầu tiên của sinh viên sẽ được thẩm định, phê duyệt và hỗ trợ; 30 % ý tưởng khởi nghiệp sẽ được kết nối với các doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm. Khái toán kinh phí cho Đề án là 239,2 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, ngân sách xã hội hóa và nguốn vốn ODA.

Tại các vùng khó khăn, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, hoạt động khởi nghiệp cũng được quan tâm. Tháng 5.2017, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Diễn đàn phát triển dân tộc với chủ đề “Hợp tác, kết nối hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp” với sự tham dự của hơn 300 đại biểu gồm các cơ quan quản lý, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp và các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số. Việc phát triển đội ngũ các doanh nhân là người dân tộc thiểu số có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết là một trong những nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục.

Sơn La và các tỉnh Tây Bắc hiện đang là khu vực còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên khu vực này cũng có tiềm năng lớn về phát triển nông lâm nghiệp, du lịch sinh thái cộng đồng và tiềm năng này cần được khai thác hiệu quả hơn thông qua các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên sự vận dụng khoa học công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học.

Trường Đại học Tây Bắc – một trường đại học đóng tại một khu vực có vị trí địa lý – chính trị quan trọng của quốc gia. Là một trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thực hiện các dịch vụ kinh tế – kỹ thuật để góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Bắc và quốc gia. Trường hiện có 6.704 sinh viên, học viên, trong đó khoảng 80% là thanh niên dân tộc thiểu số. Các sinh viên đã và đang học tập tại Trường là nguồn nhân lực tiềm năng cho sự phát triển bền vững của khu vực. Để phát huy tiềm năng đó theo hướng hỗ trợ kết nối khởi nghiệp, chúng tôi thực hiện nghiên cứu các mô hình khởi nghiệp của các cựu sinh viên dân tộc thiểu số của Trường, xác định vai trò của trường đại học đối với hoạt động khởi nghiệp và đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết nhà trường – doanh nghiệp – cộng đồng.

  1. KHUNG LÍ LUẬN

Hiện nay, có nhiều định nghĩa vể khởi nghiệp. Khởi nghiệp có thể được hiểu là khởi đầu một sự nghiệp mới. Khởi nghiệp là khởi sự một doanh nghiệp. Khởi nghiệp cũng có thể được hiểu là tự tạo việc làm và thu nhập cho những người xung quanh. Trong Đề án 844 của Chính phủ về việc hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo được ban hành ngày 18/5/2016 thì khởi nghiệp cần gắn với đổi mới sáng tạo. “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” là cụm từ thể hiện đúng nghĩa của từ “start-ups” trong tiếng Anh (trong bài viết này những cụm từ về chỉ các tổ chức như: hợp tác xã (HTX), công ty, doanh nghiệp và cá nhân khởi nghiệp các tác giả có sử dụng chung một thuật ngữ là Startup)

Trên thế giới đã có nhiều quốc gia khởi nghiệp thành công như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Singapore… có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công vượt bậc trở thành doanh nghiệp có giá trị hàng tỷ đô la sau nhiều vòng gọi vốn. Các Startup trên thế giới thường được hình thành, vận hành theo quy trình chung 3 bước là:

(1) Bước hình thành Startup – Thành lập một nhóm cộng tác để cùng phát triển ý tưởng;

(2) Bước phát triển Startup – Tổ chức huy động, kêu gọi nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng hoặc doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm;

(3) Bước kết thúc Startup – Bán doanh nghiệp khởi nghiệp cho công ty hoặc doanh nghiệp lớn hơn.

Đã có khá nhiều tài liệu, bài viết quốc tế nghiên cứu về khởi nghiệp và yếu tố thành công khi khởi nghiệp. Các tài liệu khởi nghiệp điển hình là Khởi nghiệp tinh gọn (Ries, 2015), Kinh điển về Khởi nghiệp (Aulet, 2016). Tại Việt Nam, theo Ngô Công Trường (2016) thì mô hình Startup bao gồm 7 yếu tố tạo nên sự thành công của các start-up: Giải pháp (Solution), Tiếp thị (Marketing), Vùng hoạt động (Area), Nguồn lực (Resource), Dịch vụ vân chuyển (Transportation), Sự khác biệt (Unique) và Lợi nhuận – giá cả – qui trình (Profit – Price – Process).

Theo các học giả Van Gelderen, Thurik, Bosma (2015), có 8 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thành công của khởi nghiệp gồm:

(1) Đặc điểm cá nhân người khởi nghiệp;

(2) nguồn vốn con người (giáo dục, kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệp quản lý);

(3) Động lực;

(4) Quy trình khởi nghiệp;

(5) Môi trường tài chính;

(6) Mạng lưới đối tác;

(7) Hệ sinh thái khởi nghiệp; và

(8) Loại hình doanh nghiệp.

Trong đó, mạng lưới đối tác và hệ sinh thái khởi nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm vấn đề liên kết giữa nhà trường – doanh nghiệp – cộng đồng. Các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực và ươm tạo, hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp cho thế hệ trẻ. Đây được coi là những “cái nôi” nuôi dưỡng và tạo tiền đề cho các Startup đi vào thực tiễn (Isis innovation – 2014).

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu, phương pháp thu thập, xử lí thông tin

Dựa vào bối cảnh thực tiễn địa phương và kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả Van Gelderen, Thurik, Bosma (2015), nhóm tác giả xây dựng khung nghiên cứu gồm 3 nhóm yếu tố quyết định đến thành công của hoạt động khởi nghiệp như sau:

(1) Đặc điểm cá nhân, Động lực, Nguồn vốn con người, Tài chính  
     

Khởi nghiệp

thành công

(2) Quy trình khởi nghiệp, Loại hình doanh nghiệp
     
(3) Mạng lưới đối tác, Hệ sinh thái khởi nghiệp    

Hình 1. Khung nghiên cứu yếu tố quyết định thành công khởi nghiệp

Thông tin được thu thập và phân tích theo khung này. Trong quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát và phỏng vấn các đối tượng được nghiên cứu tại 3 cơ sở khởi nghiệp. Nội dung phỏng vấn sâu tập trung vào tình hình sản xuất kinh doanh, những thành tựu chính, nguyên nhân thành công, những khó khăn thách thức đối với các Startups. Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến của 10 giảng viên Trường Đại học Tây Bắc tham gia hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, với các nội dung về các kết quả thành công, điểm yếu, điểm mạnh của sinh viên trong học tập và các kiến nghị, đề xuất đối với Nhà trường về hỗ trợ khởi nghiệp thành công.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn là cơ sở quan trọng đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp phát triển thành công và bền vững.

3.2 Mẫu nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình đối với 03 cựu sinh viên dân tộc Thái, dân tộc Mông đã tốt nghiệp Trường Đại học Tây Bắc và hiện đang khởi nghiệp tại Sơn La, gồm 3 Startups: HTX Thủy sản và du lịch sinh thái Quỳnh Nhai, Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Sơn La, cựu sinh viên G.A.D.

3.2.1. Startup về thủy sản và du lịch sinh thái Quỳnh Nhai

Địa chỉ: Thị trấn Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Startup về thủy sản và du lịch sinh thái Quỳnh Nhai có 12 thành viên là người dân tộc Thái hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng chế biến thủy sản và dịch vụ du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Sơn La. Người sáng lập startup này là L.V.P cựu sinh viên K52 lớp Cao đẳng Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Bắc. Ý tưởng thành lập Startup này được L.V.P cùng các bạn đồng nghiệp phát triển dựa trên tiềm năng của vùng lòng hồ thủy điện Sơn La về du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Sau khi đập thủy điện Sơn La xây dựng xong và Nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, diện tích vùng lòng hồ ngập nước tại khu vực Sơn La là 250 km2. Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển sinh kế cho cộng đồng địa phương, với đa số là đồng bào dân tộc Thái. Từ 1 nhóm khởi nghiệp đến thời điểm hiện tại đã thành lập được HTX du lịch đầu tiên trên lòng hồ thủy điện Sơn La, tổ chức được hơn 170 tour du lịch lòng hồ với doanh thu đạt hơn 300 triệu đồng, đưa ra thị trường sản phẩm Cá tép dầu sông Đà với số lượng 300 kg, doanh thu 60 triệu đồng, tạo ra thu nhập cho các thành viên hợp tác xã và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 lái thuyền và 5 nhân công làm sản phẩm Cá tép dầu. Hiện tại Startup đã xây dựng được 76 bè nuôi cá tại vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và chuẩn bị thả cá.

Hiện nay L.V.P đã đầu tư 3 thuyền du lịch đơn giản, mỗi thuyền có thể chở tối đa 20 người. Trường hợp khách đông hơn thì liên kết với hộ dân có thuyền công suất lớn hơn. Chúng tôi dùng từ “đơn giản” vì đây là các thuyền sắt, có mái che, rèm che, phao bơi và có thể tổ chức bữa ăn cho du khách nhưng chưa có ghế ngồi cố định, nhà vệ sinh trên thuyền.

Du khách đến tham quan du lịch quanh năm, nhưng đông nhất là các dịp nghỉ lễ 30.4; 1.5; 2.9; đặc biệt là dịp có Lễ hội đua thuyền dịp Tết Nguyên Đán. Hành trình của các tour du lịch thông thường là xuất phát từ thị trấn Quỳnh Nhai mới được xây dựng sau khi khu vực thị trấn cũ ngập nước do đập Thủy điện Sơn La được hoàn thành. Du khách tới Đền Nàng Han, cách thị trấn khoảng 3 km. Đây là đền thờ mới được xây dựng, tưởng nhớ công lao của một vị nữ tướng đã chỉ huy đồng bào dân tộc tại khu vực Than Uyên (Lai Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La) đánh đuổi giặc phương Bắc xâm lược. Rời đền Nàng Han, du khách đi qua cầu Pá Uôn nối hai bờ sông Đà, được coi là cây cầu có trụ cao nhất ở Việt Nam. Du khách đi thuyền từ bến chân cầu Pá Uôn, ngược dòng sông Đà khoảng 2 giờ tới Cột mốc đánh dấu trung tâm thị trấn Quỳnh Nhai cũ. Hai giờ trên thuyền là thời gian du khách được thưởng thức phong cảnh hùng vĩ với các ngọn núi, rừng cây, nương rẫy, các đảo nhỏ mới hình thành giữa trời mây, nắng gió, sông nước vùng lòng hồ. Cột mốc đánh dấu trung tâm thị trấn Quỳnh Nhai cũ là một kiến trúc đơn giản nhưng đẹp, du khách có thể đi lên đỉnh Cột mốc qua các bậc thang xây cuốn tròn để phóng tầm mắt ra xa, chụp ảnh kỷ niệm. Về mùa hè, khu đất nơi xây dựng Cột mốc có những thảm cỏ mọc tự nhiên xanh rì bên bờ sông Đà tạo ra một khung cảnh hấp dẫn. Du khách có thể ăn trưa tại đây hoặc lên thuyền, thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái: thịt bò khô, pa pỉng tộp (cá nhồi gia vị nướng), canh bon (canh nấu từ cây bon – một loài cây bản địa), xôi nếp, chẩm chéo (một loại đồ chấm làm từ lá mùi tàu giã nhỏ với tỏi, gừng, bột canh)…Du khách hầu hết là khách trong nước. Khi có du khách nước ngoài thì Startup phối hợp với một sinh viên Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Tây Bắc để phối hợp hướng dẫn và phiên dịch. Trong thời gian tới Startup của L.V.P sẽ tập trung phát triển du lịch cộng đồng và chú trọng phát triển tour du lịch 2 ngày 1 đêm. Ngoài ra HTX sẽ đưa vào nuôi một số loại cá đặc sản để phục vụ nhu cầu của du khách, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đầu tư du thuyền để phục vụ khách tham quan với chất lượng tốt hơn, xây dựng nhà hàng nổi ngay trên bè nuôi cá đã có để phục vụ nhu cầu ăn uống cho khách tham quan.

3.1.2. Trường hợp cựu sinh viên người Mông G. A. D.

Địa chỉ: bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

  1. A. D. nguyên sinh viên K52 Đại học Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Bắc. Năm 2015, G. A. D. đã tham gia Chương trình thực tập sinh tại Israel theo thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Tây Bắc và Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp và xây dựng OLECO (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và về nước tháng 8.2016. Được tiếp cận với nền nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian trải nghiệm tại Israel – một quốc gia giữa vùng đất nhiều thách thức về đất đai, khô hạn, chiến tranh nhưng đã có những thành công vượt trội trong công nghệ và nông nghiệp, G. A. D. rất ấn tượng và quyết tâm học hỏi, áp dụng những hiểu biết đã học được tại quê nhà.

Bản Rừng Thông có 78 hộ người Mông sinh sống. Nguồn nước ở đây phụ thuộc nhiều vào tự nhiên: nước mưa, nước suối. Một số hộ có nước giếng khoan nhưng về mùa khô cũng cạn nước. Nguồn nước của bản về mùa khô là một hồ nước có diện tích khoảng 7500 m2, nhưng về mùa này diện tích mặt nước cũng bị thu hẹp nhiều. Tình trạng mất rừng do canh tác ngô có thể quan sát rõ ngay từ trong bản khi nhìn lên các ngọn núi. Cây rừng không còn trên những triền đất dốc, gây tình trạng lớp đất bề bị xói mòn và lớp đá đang nhô lên, khả năng giữ nước của đất đai giảm sút nhiều do mất đi thảm cây rừng. Do trồng ngô trên đất dốc lẫn đá sỏi nên không thể làm cỏ bằng các phương tiện, công cụ sử dụng trên đất bằng nên nông dân dùng thuốc hóa học để diệt cỏ.

Về mùa khô hầu như bản không trồng được rau, trừ loại cải Mèo đã thích nghi. Dân bản lấy rau từ rừng tự nhiên, kể cả hoa Ban cũng được làm rau ăn, nhưng rừng tự nhiên đã thu hẹp. G.A.D đã lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trên diện tích đất 3000 m2 để trồng một số loại rau lấy giống từ Israel: fennel (G.A.D gọi là củ hồi), bắp cải, cà chua bi. G.A.D cho biết các giống cây này có tính chịu hạn cao, ít sâu bệnh, đỡ tốn công chăm sóc và năng suất cũng ổn. Fennel được trồng hữu cơ. Sản phẩm là rau củ quả thương phẩm hoặc cây giống. G.A.D đã bán 80 cây giống cà chua bi, 300 cây giống fennel. Rau củ quả thì bán cho khách hàng tại thành phố Sơn La, thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, Sơn La) hoặc nếu khách hàng ở Hà Nội, Điện Biên đặt đủ số lượng thì G.A.D gửi xe khách. G.A.D có một mạng lưới khách hàng thường xuyên khoảng 17 hộ gia đình. Phương thức giao dịch online (facebook) được G.A.D sử dụng thường xuyên. Việc tiêu thụ có lúc cũng khó khăn, ví dụ vụ bắp cải vừa qua, giá rau rẻ và tiêu thụ bị đình trệ, nhưng do giống bắp cải nhập từ Israel có sức chống chịu cao nên có thê để tại ruộng và thu hoạch dần. Tổng thu các sản phẩm sau gần một năm làm việc khoảng 40 triệu, nhưng G.A.D cho biết chưa có lãi do phải chi phí đầu tư.

G.A.D làm một nhà lưới đơn giản ngay trước nhà ở có diện tích khoảng 200 m2, khung tre và có lắp các đường ống tưới nhỏ giọt để trồng cà chua bi, ươm cây giống. G.A.D cũng lắp đặt một đường ống khoảng 2 km từ hồ về bản và máy bơm để bán nước sinh hoạt cho các hộ có nhu cầu.

Khi cây trồng có sâu bệnh thì G.A.D chụp ảnh gửi qua mail cho các chuyên gia Israel tại thành phố Beersheval, nơi G.A.D đã thực tập để xin tư vấn. G.A.D cũng có một số liên hệ với giảng viên Khoa Nông – Lâm, Trường Đại học Tây Bắc. G.A.D sử dụng một số chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hoặc tự làm chế phẩm từ tỏi, ớt để phun cho cây.

Đáng chú ý là bản Rừng Thông hiện tại được đầu tư của Doanh nghiệp Đức Thảo từ thành phố Hồ Chí Minh để trồng giống bí Cô Tiên, triển khai tại 15 hộ dân với tổng diện tích khoảng 16 ha, bắt đầu trồng từ tháng 4.2017. Viện Nghiên cứu Rau Quả tư vấn kỹ thuật. Doanh nghiệp đầu tư giống, đối với hộ khó khăn thì đầu tư cả phân bón. Doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật, thu mua sản phẩm vơi giá thấp nhất là 3.000 đồng/1kg quả bí. Hợp tác giữa Doanh nghiệp Đức Thảo với các hộ dân bản Rừng Thông được ông Bí thư Chi bộ Đảng của bản kết nối thông qua HTX Chiềng Sung (huyện Mai Sơn, Sơn La).

Về việc canh tác ngô trên đất dốc là hoạt động sản xuất không bền vững, gây tác hại môi trường, G.A.D có ý tưởng thay thế cây ngô bằng trồng cỏ chăn nuôi hoặc trồng chuối. Theo chúng tôi, việc trồng cỏ trên các triền đất dốc là tương đối khả thi và bền vững, vì nếu với một số giống cỏ đã thích nghi có thể sinh trưởng tốt trên đất bạc màu, thoái hóa, hạn chế rửa trôi đất và cung cấp một lượng thức ăn chăn nuôi đáng kể cho trâu, bò, dê. Từ bản Rừng Thông ra thị trấn Hát Lót trên Quốc lộ 6 khoảng 15 km, không quá xa để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Vấn đề sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng với liều lượng quá mức đang gây nhiều tác hại cho sức khỏe cộng đồng, nhưng nhiều người do nhận thức hoặc vì lợi nhuận mà bất chấp giá trị đạo đức vẫn sử dụng bừa bãi. Khi được hỏi về đạo đức nghề nghiệp, G.A.D chia sẻ: ở Israel, luật pháp rất nghiêm minh, mọi người đều phải tuân thủ nên không có lỗ hổng cho những người làm không tốt. Trong tương lai Startup sẽ tiếp tục liên kết với hộ dân trong bản để tích tụ đất từ các xã viên, mở rộng quy mô sản xuất. Nếu được vay vốn, G.A.D sẽ xây dựng nhà kho, hoàn thiện và mở rộng hệ thống tưới nhỏ giọt, xây bể chứa nước.

3.1.3. Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Sơn La

Địa chỉ: xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Người sáng lập Startup là V.V.B, dân tộc Thái, nguyên sinh viên lớp Nông học K47, Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc. Khởi nghiệp với một diện tích đất khoảng 2000 m2 thuê tại xã Chiềng Ban và hoài bão của ba sinh viên tốt nghiệp Khoa Nông – Lâm, hiện tại là Công ty đứng đầu về nuôi trồng nấm ăn của tỉnh Sơn La với 3 xưởng sản xuất, chủ động tự phân lập và sản xuất giống nấm sò (Oyster mushroom, còn gọi là nấm bào ngư) và mộc nhĩ (nấm mèo); cung cấp sản phẩm cho tỉnh Sơn La (12 huyện/Thành phố), các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội. Cơ chất chủ yếu để nuôi trồng nấm ăn của Công ty là lõi ngô (cùi ngô) được nghiền nhỏ và xử lý theo quy trình kỹ thuật phù hợp. Lõi ngô là loại phế thải khá phổ biến ở Sơn La do việc trồng ngô ở đây phát triển mạnh khoảng 20 năm gần đây. Lõi ngô chủ yếu được tận dụng đốt để sấy nông sản.

Mỗi một xưởng nuôi trồng nấm ăn đều có lò hấp khử trùng vật liệu, buồng cấy giống nấm, khu vực ươm để sợi nấm phát triển và khu chăm sóc thu sinh khối. Đa số các vật liệu để xây dựng nhà xưởng dễ kiếm tại địa phương, giá thành chi phí không đắt.

Startup này đã giải quyết việc làm cho 47 người lao động có bằng thạc sỹ, cử nhân, cao đẳng và lao động phổ thông với mức lương từ 3.500.000 đến 7.000.000 đồng. Startup có 1 hợp tác xã trực thuộc sản xuất kinh doanh rau củ an toàn gồm: 2 nông trại sản xuất diện tích gần 4 ha; Hệ thống cửa hàng gồm: 2 ở thành phố, 1 ở huyện Mường La, 1 ở huyện Quỳnh Nhai. Công ty liên kết với một số nhà hàng ăn tại thành phố Sơn La để tiêu thụ sản phẩm và cũng sử dụng phương thức bán hàng online. Trong thời gian tới, Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp sẽ nuôi trồng loại nấm có giá trị kinh tế cao như linh chi, đồng thời hoàn thiện qui trình sản xuất và nâng cấp cơ sở hạ tầng và các nhà xưởng nuôi trồng và chế biến, nghiên cứu. Áp dụng công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ nấm, kết nối vào chuỗi sản xuất rau củ quả an toàn của tỉnh Sơn La.

 

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

4.2.1 Đặc điểm cá nhân người khởi nghiệp, động lực, nguồn vốn con người (giáo dục, kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệp quản lý) và tài chính

Về cơ bản cả 3 startup đều có một đặc điểm chung đó là những người sáng lập đều là những người có ý chí vươn lên, cố gắng và hoài bão, tinh thần vượt qua thách thức khó khăn để khẳng định năng lực bản thân của các thanh niên khởi nghiệp. Theo V.V.B, nguyên nhân của thành công là: “Phát hiện được những nguyên nhân khó khăn mình gặp phải rồi giải quyết triệt để; biết lắng nghe, nhìn nhận và đặc biệt phải đoàn có kết nội bộ cao”.

G.A.D luôn mong muốn giúp đồng bào các dân tộc thiểu số trong bản Rừng Thông cải thiện cuộc sống với những hiểu biết mà cựu sinh viên này đã tích lũy được trong quá trình học tập tại Nhà trường và tu nghiệp tại Israel. Sự tâm huyết của G.A.D thể hiện qua những công việc cụ thể tại nông trại, qua cách trả lời khi chúng tôi đến khảo sát và khi được các phóng viên báo, đài phỏng vấn.

V.V.B luôn nuôi dưỡng ý chí khởi nghiệp, khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương ngay khi được học về những kiến thức về nông nghiệp và kinh doanh trong trường Đại học.

Về ý tưởng khởi nghiệp: các thanh niên khởi nghiệp biết lựa chọn hướng đi và các sản phẩm phù hợp với điều kiện, thế mạnh của địa phương và nhu cầu thị trường. Thực phẩm an toàn: rau, nấm ăn, cá…mà các đơn vị khởi nghiệp cung cấp hiện tại đang tiêu thụ tốt trên thị trường Sơn La và các tỉnh khác, phù hợp với quan tâm của người tiêu dùng. Thời gian gần đây, nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tăng cao tại Sơn La và khu vực Tây Bắc. Startup về du lịch sinh thái Quỳnh Nhai đã khai thác được lợi thế mặt nước vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La và các tài nguyên du lịch: cầu Pá Uôn, đến thờ Nàng Han, Cột mốc đánh dấu trung tâm thị trấn Quỳnh Nhai cũ, cảnh quanh tự nhiên xung quanh vùng lòng hồ, văn hóa ẩm thực, lễ hội đua thuyền để hình thành các tour du lịch là một lựa chọn hợp lý để thực hiện ý tưởng kinh doanh.

Điểm sáng tạo của cựu sinh viên G.A.D là đã vận dụng linh hoạt các kỹ thuật học hỏi được từ nền nông nghiệp công nghệ cao của Israel vào điều kiện thực tiễn của một bản đồng bào Mông còn nghèo và lạc hậu, đất đai bị thoái hóa và thiếu nước vào mùa mưa. Việc lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, xây dựng nhà lưới với các vật liệu dễ kiếm tại địa phương, trồng thử nghiệm các giống cây nhập từ Israel có chất lượng cao, chịu hạn tốt đã tạo ra những thành công ban đầu. Ý tưởng của G.A.D về trồng cỏ chăn nuôi trên các sườn núi đã bị xói mòn bởi canh tác ngô cũng là một sự vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn địa phương.

Việc sử dụng lõi ngô là phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại Sơn La để làm vật liệu nuôi trồng nấm ăn là một sáng tạo của V.V.B và đồng nghiệp: vừa tạo ra nguồn thực phẩm an toàn có giá trị dinh dưỡng cao, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường. Ý tưởng này được xuất phát từ các nghiên cứu, dự án của trường đại học mà V.V.B trong quá trình học đại học được tiếp xúc và tham gia.

Về tài chính: cả 3 trường hợp khởi nghiệp đều sử dụng vốn tự có, tính đến thời điểm hiện tại chưa tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi nào. G.A.D bắt đầu từ 80 triệu đồng tiền vốn tích lũy được từ những năm tháng tu nghiệp tại Isarel. L.V.P khởi đầu từ hai bàn tay trắng với số vốn 0 đồng, sau khi có khách du lịch nhờ quảng bá dịch vụ du lịch trên Facebook L.V.P thuê thuyền của người dân để trở khách du lịch sinh thái lòng hồ, dần dần tích lũy tài chính, đến nay đã thu hút được 03 chủ thuyền góp thuyền vào hợp tác xã và 40 lồng cá với tổng giá trị tài sản khoảng 600 triệu đồng. V.V.B huy động nguồn vốn góp từ các thành viên sáng lập để thuê đất và xây dựng 01 lò sấy và 01 xưởng chế biến đầu tiên, đến nay hệ thống 3 nhà xưởng, các lò hấp và tài sản có giá trị khoảng 2 tỷ đồng. Thực tiễn cả 3 trường hợp đều cho rằng khó vay vốn ngân hàng thương mại bởi lãi suất khá cao và yêu cầu cần tài sản thế chấp, vốn vay ưu đãi của ngân hàng chính sách cũng khó tiếp cận do tuổi đời còn trẻ chưa có uy tín như những người ở trong các tổ chức đoàn thể như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ. Vì vấn đề tài chính như vậy nên cả 3 startup đều cho rằng rất khó để mở rộng quy mô và tăng trưởng nhanh chóng.

4.2.2 Quy trình khởi nghiệp, loại hình doanh nghiệp

* Quy trình khởi nghiệp

Các doanh nhân này đã thực hiện khá tốt qui trình khởi nghiệp tinh gọn gồm: xây dựng (biến ý tưởng thành sản phẩm) – đo lường (lắng nghe ý kiến khách hàng) – học hỏi (điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu). Quy trình khởi nghiệp đó được hình thành qua các giai đoạn mà các nhóm cựa sinh viên đã từng được tham gia các cuộc thi khởi nghiệp do Trường Đại học Tây Bắc tổ chức. Thời gian rèn luyện trưởng thành gồm 3 giai đoạn được giới thiệu trong mục 4.2.3.

            * Loại hình doanh nghiệp

L.V.P đã thành lập HTX và G.A.D cũng sẽ chọn loại hình HTX để phù hợp với mục đích và lĩnh vực kinh doanh. G.A.D cho rằng cần phải tích tụ đất đai rộng và liền thửa của các xã viên để hướng đến cơ giới hóa và sử dụng máy móc công nghệ tiến hành sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả theo qui mô. L.V.P cho rằng loại hình HTX sẽ nhận được nhiều ưu đãi do chính sách phát triển thủy sản và du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La của tỉnh, mặt khác các xã viên có thể đóng góp thuyền hiện có để chuyên trở du khách. Còn V.V.B chọn loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần bởi lẽ muốn gắn quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên, đồng thời công ty có thể huy động được vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, thêm nữa V.V.B cho rằng loại hình công ty cổ phần sẽ dễ dàng hợp tác trong việc xây dựng thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng.

4.2.3 Mạng lưới đối tác và hệ sinh thái khởi nghiệp

            Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của cộng đồng

Đảng và Nhà nước đã có các chủ trương, chính sách và hành động thiết thực từ Trung ương đến nhiều địa phương. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được Chính phủ ban hành năm 2016 đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế. Trong cuộc hội kiến với Tổng thống Israel Reuven R.Rivlin đến thăm Việt Nam từ 19.3 đến 25.3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết “Chúng tôi muốn học hỏi mô hình quốc gia khởi nghiệp của Israel”. Trong nhiều tổ chức, chương trình, dự án hỗ trợ khởi nghiệp được hình thành, phải kể đến Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ Mekong – Việt Nam – Đông Nam Á (SIMVA), Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan), Dự án đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ (IPP), Dự án Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (BIPP). Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo “Khởi nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số – chính sách, thực tiễn và các mô hình hợp tác” tại Hà Nội tháng 4.2017, Diễn đàn “Hợp tác, kết nối hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp” tháng 5.2017 để thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đối tác công – tư quốc tế, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các nhà khoa học nhằm hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp dân tộc thiểu số phát huy nội lực, tiếp cận được với các chính sách và nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực khởi nghiệp, phát triển sinh kế bền vững.

Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Trường Đại học Tây Bắc dành được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Sơn La, lãnh đạo Nhà trường và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan. Đoàn Thanh niên Trường là tổ chức nòng cốt được Nhà trường giao cho đóng vai trò chính trong các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Góp phần tạo nên vòng lặp thông tin phản hồi tích cực, bắt đầu từ việc tuyên truyền những hình mẫu thành công trong cộng đồng, tạo khát khao học tập về khởi nghiệp cho sinh viên, hình thành các nhóm khởi nghiệp hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, nhà trường luôn hỗ trợ các nhóm khởi nghiệm, kết quả là tạo ra các tấm gương thành công trở thành những tấm gương để tuyên truyền.

Các thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp cho biết sự thành công ban đầu của họ, trước hết là được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của tỉnh Sơn La và chính quyền, nhân dân địa phương và gia đình. Hiện nay, tỉnh Sơn La đang tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp (trong đó bao gồm cả nuôi thủy sản) và du lịch, coi đây là các hướng đi chính để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tỉnh Sơn La cũng có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm nông nghiệp và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

            Vai trò của trường đại học

Thời gian qua, Trường Đại học Tây Bắc đã có nhiều nỗ lực trong đổi mới đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với phương châm “Vững lý thuyết, giỏi thực hành, nhanh vào thực tiễn”, Trường góp phần bồi đắp các hiểu biết, kỹ năng và ươm tạo những ý tưởng khởi nghiệp cho các thế hệ sinh viên. Trường đã thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật, với các nguồn ngân sách trong nước và quốc tế.

Để hỗ trợ các sinh viên và thanh niên khởi nghiệp trường đã tổ chức các cuộc thi và có các hoạt động tư vấn cho từng giai đoạn. Ví dụ đây các hoạt động để phát triển phong trào  khởi nghiệp trong thời gian vừa qua:

Giai đoạn 1: Đăng ký ý tưởng kinh doanh. Các nhóm dự thi viết ngắn gọn về tên ý tưởng, tính độc đáo sáng tạo và tính khả thi của ý tưởng. Kết quả giai đoạn 1 đã thu hút được 103 ý tưởng của 103 nhóm sinh viên. Khoa có số lượng tham gia nhiều nhất là Nông Lâm với 32 ý tưởng, Kinh tế: 15 ý tưởng, Sinh Hoá: 15, Ngữ văn: 22 ý tưởng, Thể dục Thể thao: 1, Tiểu học Mầm non: 1, Lý luận Chính trị: 7, Sử Địa: 7, Toán Lý Tin: 2.

Số lượng và cơ cấu lĩnh vực khởi nghiệp do các nhóm sinh viên đề xuất cho thấy ý tưởng lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất (42,7%), sau đó đến nông lâm nghiệp (21,4%), du lịch (13,6%). Ngoài ra ý còn có một số lĩnh vực khác:  Chăn nuôi: 10,7%; Tiểu thủ công nghiệp: 9,7% và công nghệ thông tin thấp nhất: 1,9%.

            Giai đoạn 2:  Hướng dẫn viết dự án kinh doanh và tư vấn hoàn thiện kế hoạch kinh doanh. 10 nhóm có ý tưởng thuyết phục nhất được lựa chọn và hướng dẫn viết dự án. Câu lạc bộ tổ chức nhóm tư vấn gồm các giảng viên giúp các nhóm hoàn thiện kế hoạch biến ý tưởng thành hiện thực. Sau khi 10 nhóm nộp bài dự thi, Câu lạc bộ sẽ tổ chức để 10 nhóm báo cáo kế hoạch và chọn ra 6 nhóm vào vòng chung kết cấp Trường. Cả 10 dự án được chọn sẽ tiếp tục hoàn thiện, có thể được triển khai thử nghiệm trong thực tế từ tháng 6 – tháng 9, tháng 10 sẽ gửi dự thi vòng chung kết quốc gia do VCCI tổ chức.

            Giai đoạn 3:  Tiếp tục cố vấn, góp ý cho 6 nhóm hoàn thiện dự án kinh doanh và chuẩn bị bài thuyết trình trong vòng chung kết cấp Trường, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6.2017. Tại vòng chung kết, Câu lạc bộ  sẽ mời Ban Giám khảo là đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Sơn La, Tỉnh Đoàn Sơn La và đại diện Lãnh đạo Nhà trường.

Nhằm hỗ trợ quy trình khởi nghiệp, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Tây Bắc cũng đã tổ chức “Seminar Khởi nghiệp và Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học”. Có sáu báo cáo được trình bày tại Seminar này, liên quan đến những ý tưởng khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học của các Liên chi đoàn các khoa: Nông Lâm, Sinh Hóa, Toán – Lý – Tin, Kinh tế; báo cáo về khởi nghiệp và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học; Viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Chương trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. Đáng chú ý là của mô hình Công ty Thực hành khởi nghiệp do Khoa Kinh tế thành lập dựa trên những kết quả thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. Mô hình Công ty tiến hành kinh doanh thực phẩm an toàn, sau một thời gian hoạt động đã xác định được những khó khăn về nguồn cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và vị trí (mặt bằng) của mô hình Công ty; từ đó đề xuất các giải pháp về phát triển thị trường, định hướng chiến lược và lựa chọn địa điểm kinh doanh. Các sinh viên tham gia mô hình Công ty này đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thiết thực.

Ý tưởng nuôi trồng nấm ăn trên phế thải cây ngô được nhóm nghiên cứu gồm các giảng viên, sinh viên Khoa Nông Lâm của Trường thực hiện từ hơn 10 năm trước, và năm 2006 đã giành được Giải thưởng, tài trợ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thông qua cuộc thi Ngày Sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovation Day 2006). Hướng nghiên cứu, ứng dụng nuôi trồng nấm ăn trên phế thải cây ngô tại Trường Đại học Tây Bắc được duy trì từ đó đến nay với các dự án tài trợ của Quỹ Xã hội dân sự (Ngân hàng Thế giới), Ngân hàng SHB, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trường Đại học Tây Bắc, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường. V.V.B và các sinh viên Khoa Nông Lâm được tìm hiểu, tham gia các đề tài, dự án liên quan và ý tưởng khởi nghiệp với Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Sơn La cũng xuất phát từ đó. L.V.P cùng nhóm khởi nghiệp cũng được tham gia khảo sát và thực hiện đề nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững lòng hồ thủy điện Sơn La”, qua đó thu nhận được nhiều kiến thức quản lý và hoàn hiện mô hình kinh doanh hiện tại. Khoa Kinh tế với chương trình đào tạo cũng chú trọng gắn kết với thực tiễn địa phương và hợp tác hiệu quả với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Một trong những thành công của các Startups, theo G.A.D:

“Nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ các thầy cô Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Bắc. Bản thân cá nhân tôi luôn tìm tòi học hỏi vận dụng những kiến thức học được cùng kinh nghiệm thực tiễn từ Israel, nhận được những hỗ trợ giải đáp kỹ thuật từ các thầy cô bên Israel”.

Trường Đại học Tây Bắc hiện đã có những hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật với một một số doanh nghiệp như Công ty OLECO, Greenfeed Việt Nam, Greenfarm (Mộc Châu, Sơn La)… Những hợp tác này hỗ trợ tích cực cho các sinh viên thực hành, thực tập, nhận học bổng của doanh nghiệp, cơ hội việc làm.

Sự quan tâm, tư vấn, kết nối của Nhà trường với các sinh viên sau khi tốt nghiệp, tham gia thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sơn La cũng là yếu tố góp phần thành công.

Các đối tác quan trọng

Trường Đại học Tây Bắc cũng đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc khảo sát nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số tại một số địa phương của tỉnh Sơn La và tại Diễn đàn “Hợp tác, kết nối hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp” vừa qua, Trường đã ký Thỏa thuận hợp tác với Tổ Công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về nghiên cứu kết nối hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp. Các cựu sinh viên G.A.D, L.V P. cùng các thanh niên dân tộc thiểu số đã tham gia Diễn đàn này, trưng bày sản phẩm, trình bày ý kiến và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người tham gia Diễn đàn.

Nhà trường đã phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổ chức thành công “Diễn đàn khởi nghiệp Tây Bắc” ngày 29.10.2016 dành cho hơn 1.000 sinh viên và thanh niên Sơn La và Điện Biên. Lãnh đạo VCCI, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cũng tham dự Diễn đàn này và đã tham gia phát động cuộc thi khởi nghiệp do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp – VCCI tổ chức. Sau đó Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp với 200 thành viên được Đoàn Trường thành lập, đã trực tiếp triển khai rộng rãi Cuộc thi đến từng thành viên và từng liên chi đoàn trực thuộc đoàn trường.

            Những khó khăn và thách thức

Theo L.V.P, startup về thủy sản và du lịch sinh thái Quỳnh Nhai chưa kết nối được với các doanh nghiệp lữ hành trong nước, các doanh nghiệp nuôi  trồng và chế biến thủy hải sản; Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; Kinh nghiệm quản lý còn yếu. Sản phẩm chưa tiêu thụ được ở các thị trường tiềm năng. Tính chuyên nghiệp của các hướng dẫn viên du lịch cần được hoàn thiện hơn. Các hướng dẫn viên du lịch cũng cần học tiếng Anh để có thể giao tiếp với du khách nước ngoài.

G.A.D gặp những khó khăn về liên kết với các đối tác tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định, thiếu nguồn giống chất lượng và giá thể ươm phù hợp, chưa tiếp cận được các gói vay ưu đãi cho khởi nghiệp nông nghiệp, thiếu vốn để phát triển quy mô và áp dụng phương tiện, công nghệ hiện đại, thiếu nhân lực.

Giám đốc Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Sơn La V.V.B cho biết: “Khó khăn sẽ được giải quyết tốt hơn khi các kiến nghị được Nhà nước và các đối tác liên quan như Trường Đại học Tây Bắc, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp… có hỗ trợ cụ thể”. Đây là vấn đề về hợp tác giữa các bên liên quan.

Bên cạnh các khó khăn về nguồn vốn, nhân lực, thị trường, đối tác… như các tổ chức khởi nghiệp đề cập, chúng tôi cho rằng sự cạnh tranh trên thị trường cũng là một khó khăn đối với các đơn vị thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ Công ty Cơ khí Sơn La COXAMA cũng triển khai hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái vùng lòng hồ thủy điện tại Quỳnh Nhai với đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng bến bãi, tàu thuyền, trồng cây trên các đảo nổi.

4.3. Đề xuất các giải pháp đối với trường đại học và các cơ sở đào tạo khác tại khu vực Tây Bắc trong các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp

Xác định nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực theo hướng giúp cho người học có thể lập nghiệp, khởi nghiệp; từ đó các nhà trường có thể đổi mới chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo định hướng sát với thực tiễn. Đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo. Từ các kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của trường, lựa chọn chủ đề phù hợp viết dự án khởi nghiệp để thương mại hoá kết quả nghiên cứu. Tại khu vực Tây Bắc, cần chú trọng đến các nghiên cứu tạo lập sinh kế bền vững thông qua việc phát triển các sản phẩm địa phương: các giống vật nuôi, cây trồng bản địa, cây dược liệu, mật ong, đồ thủ công; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thử nghiệm các giống mới; nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tại Sơn La đã có Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, có vùng lòng hồ thủy điện Sồng Đà và nhiều tài nguyên du lịch giàu tiềm năng khác, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và văn hóa đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Các tài nguyên này quý giá cần được các startups phát huy, khai thác một cách hợp lý để gặt hái thành công hơn nữa.

Nhà trường cần xác lập được mối quan hệ hợp tác hiệu quả với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chia sẻ, tư vấn cho nhà trường về nhu cầu tuyển dụng lao động, các yêu cầu về phẩm chất và năng lực, lĩnh vực chuyên môn của nhân lực họ muốn tuyển dụng. Nhà trường có thể đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, mời các doanh nhân đến giảng bài, seminar; nghiên cứu theo đặt hàng của doanh nghiệp.

Nhà trường có thể tổ chức các sự kiện gặp gỡ doanh nhân, giao lưu, chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm khởi nghiệp, các trò chơi mô phỏng kinh doanh, học hỏi các mô hình khởi nghiệp về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và công nghệ thông tin. Kết nối với các quỹ đầu tư, vườm ươm khởi nghiệp. Hướng đến thành lập Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ khởi nghiệp hoặc vườn ươm khởi nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp lý để thuận lợi trong việc kết nối với các đơn vị, tổ chức thực hiện các hoạt động khởi nghiệp, đồng thời hoàn thiện quy trình hỗ trợ khởi nghiệp cho đối tượng là sinh viên trong trường nói riêng và thanh niên các tỉnh Tây Bắc nói chung. Tiếp tục quan tâm đồng hành với các doanh nghiệp khởi nghiệp, cố vấn, đào tạo về các chiến lược trong sản xuất, qui trình kỹ thuật, quản lý và marketing.

Nhà trường cũng rất cần chú trọng giáo dục cho người học về đạo đức nghề nghiệp. Điều này là nền tảng cho sự phát triển bền vững của các startups.

Các cơ sở giáo dục ở miền núi cần chú trọng thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp của Nhà nước và các tổ chức khác, đặc biệt là các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc.

  1. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

   Qua nghiên cứu một số trường hợp khởi nghiệp tại tỉnh Sơn La cho thấy, yếu tố thành công mang tính khách quan gồm: chính sách phát triển của Nhà nước, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức khởi nghiệp, sự ươm mầm khởi nghiệp của nhà trường, sự ủng hộ của cộng đồng địa phương; yếu tố thành công mang tính chất chủ quan thuộc về những người chủ khởi nghiệp gồm: hoài bão, đam mê, ý chí, nghị lực và ý tưởng khởi nghiệp. Để hoạt động khởi nghiệp được lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả, bền vững, chúng tôi có một số khuyến nghị sau.

5.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ trung ương đến địa phương, thúc đẩy phát triển các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vay vốn thông qua chương trình ưu đãi của Ngân hàng chính sách, các quỹ đầu tư. Tổ chức các diễn đàn, hội thảo để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, kết nối các startups với các đối tác, gián tiếp quảng bá sản phẩm khởi nghiệp tới các khách hàng, đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định và có khả năng tiêu thụ sản lượng lớn.

5.2. Về phía doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Phối hợp tổ chức kết nối startups với các doanh nghiệp đối tác, hỗ trợ liên kết để đưa ra sản phẩm mới và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tổ chức giao lưu học hỏi, tham quan các mô hình tiêu biểu trong và ngoài tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và nuôi trồng thủy sản. Hỗ trợ quảng bá sản phẩm khởi nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổng hợp những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp khởi nghiệp để tham mưu, tư vấn cho Nhà nước xây dựng, bổ sung, sửa đổi những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.

Tăng cường hợp tác với nhà trường trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng, hỗ trợ học bổng cho sinh viên.

5.3. Về phía cộng đồng

Nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận ủng hộ của cộng đồng địa phương thông qua đẩy mạnh tuyên truyền nêu gương những tấm gương khởi nghiệp thành công, mở các lớp tập huấn chuyên đề về quy trình quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Phân chia lợi ích, qui định trách nhiệm rõ ràng của từng thành viên của tổ chức khởi nghiệp. Từ đó, giúp cho các thành viên đơn vị khởi nghiệp đồng lòng thực hiện mục tiêu đã đề ra. Hợp tác với doanh nghiệp, nhà trường thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp diễn ra tại địa phương. Có ý kiến phản hồi với Nhà nước về khó khăn vướng mắc trong hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là những điều kiện đặc trưng khác biệt về văn hóa và các điểm đặc thù của địa phương và vùng miền./.

Tài liệu tham khảo

Ries, E. (2015). Khởi nghiệp tinh gọn. Nhà xuất bản Thời Đại.

Aulet, B. (2016). Kinh điển về khởi nghiệp. Nhà xuất bản Lao động.

Isis innovation (2014). How to set up a successful university startup incubator.

Universities Australia (2017). Startup smarts: universities and the startup economy.

Van Gelderen,M., Thurik,R., Bosma, N. (2005). Success and Rish Factors in the pre-startup Phase. Small Business Economics, 24: 365–380.

Ngô Công Trường.(2016). Mô hình khởi nghiệp thông minh. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trường Đại học Tây Bắc.(2017). Kỷ yếu hội thảo “Khởi nghiệp và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học”.

THỰC TRẠNG DU LỊCH LÒNG HỒ THUỶ ĐIỆN THÁC BÀ, HOÀ BÌNH, NA HANG VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHO DU LỊCH LÒNG HỒ THUỶ ĐIỆN SƠN LA

Tóm tắt

Bài viết đã nghiên cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của 3 lòng hồ thuỷ điện Thác Bà, Hòa Bình và Na Hang. Nghiên cứu cho thấy, du lịch lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình đang phát triển tốt nhất, sau đó đến du lịch lòng hồ Na Hang và cuối cùng là du lịch lòng hồ Thác Bà mặc dù đây là lòng hồ được hình thành lâu năm nhất. Nhóm tác giả tiến hành đánh giá chung về hiện trạng du lịch lòng hồ trên núi với 3 ưu điểm và 5 tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, bài viết kết luận và rút ra 04 bài học kinh nghiệm để phát triển du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội các vùng dân cư vùng lòng hồ thuỷ điện.

Từ khoá: chiến lược marketing địa phương; du lịch bền vững; lòng hồ thuỷ điện Sơn La.

 

MỞ ĐẦU

Vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La hình thành sau lòng hồ thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Na Hang. Để khai thác và phát triển du lịch bền vững tại vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La thì bên cạnh việc tìm hiểu, đánh giá tiềm năng và thực trạng của vùng thì cần thiết phải nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch đặc trưng vùng lòng hồ tại một số vùng lòng hồ khác có điều kiện tương đồng với Sơn La như: du lịch hồ thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà – Yên Bái, Na Hang – Tuyên Quang. Phương pháp nghiên cứu được nhóm tác giả sử dụng là là tiến hành khảo sát thực địa tại 3 vùng lòng hồ thuỷ điện, phỏng vấn nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đồng thời thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp của các cơ quan quản lý về thực trạng hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng, nguồn lực phục vụ phát triển du lịch, sự tham gia hoạt động du lịch của chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng.

 

NỘI DUNG

  1. Khái quát chung về thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Na Hang

* Nhà máy thuỷ điện Thác Bà – Yên Bái

Nhà máy thuỷ điện Thác Bà với công suất 124 MW được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971. Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1970 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 23.400 ha, diện tích mặt nước: 19.050 ha, dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát đổ về, làm tăng lượng phù sa lớn và các loài sinh vật phong phú cho hồ. Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái). Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hồ là nguồn cung cấp nước cho nhà máy Nhà máy thủy điện Thác Bà (nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam) thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách Hà Nội 160 km theo quốc lộ 2 hoặc quốc lộ 32 về phía Tây Bắc.

* Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

Nhà máy được xây dựng từ năm 1979 – 1994 với 8 tổ máy đạt công suất 1.920 MW. Với chiều dài 70 km, nằm trải rộng trên địa bàn 17 xã ở 5 huyện, thành phố là: huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hoà Bình. Được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình, trên hồ chỗ rộng nhất 1- 2 km, sâu từ 80 – 110 m. Hồ có dung tích trên 9 tỷ m3 nước. Hồ Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng du lịch trung tâm phía Bắc của đất nước, liền kề với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

* Nhà máy thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quang

Nhà máy thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quang với công suất 342 MW được xây dựng từ năm 2002 đến năm 2007. Sau khi hoàn thành, Hồ thủy điện Tuyên Quang trở thành một vùng non nước hữu tình rộng hơn 8.000 ha mặt nước, với 99 ngọn núi hùng vĩ.

 

  1. Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tại 3 lòng hồ thuỷ điện

* Du lịch lòng hồ thuỷ điện Thác Bà

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hồ Thác Bà có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thảm thực vật phong phú. Trong lòng hồ có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động có giá trị cảnh quan và tâm linh. Không chỉ là thắng cảnh, hồ còn góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường làm cho mùa hè nhiệt độ giảm từ 1 đến 2 °C, tăng độ ẩm vào mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700 đến 2.000 mm, tạo điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt. Các dãy núi đá vôi đã tạo ra một hệ thống hang động rất đẹp trên hồ. Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100 m với những nhũ đá lấp lánh khi được chiếu sáng tạo ra muôn hình vạn trạng. Động Xuân Long nằm ẩn trong núi đá. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà, có thể đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo.

Tài nguyên du lịch nhân văn: khu vực làng ven hồ Thác Bà là nơi hội tụ các giá trị về di tích lịch sử, bản làng văn hóa dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan.., Nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như: Lễ hội mừng cơm mới của người Tày tổ chức vào ngày 9 tháng 10 âm lịch khi tiết trời sang thu, mùa thu hoạch lúa nếp đến, mùi thơm lan tỏa khắp bản làng. Trong đêm trăng sáng, lễ hội tưng bừng, trai gái hẹn hò nhau cùng giã cốm, rồi từng cặp nhảy múa với trang phục rất độc đáo. Lễ Tết nhảy của dân tộc Dao với các điệu múa miêu tả cuộc sống của cộng đồng, như cấy lúa, làm nương với hình thức mang đậm nét dân gian. Khu vực hồ thuộc huyện Lục Yên lại có nhiều di tích lịch sử đền Đại Cại, hang Ma mút, chùa São, núi Vua Áo Đen.

* Du lịch lòng hồ thuỷ điện Hoà BìnhHoạt động du lịch: Trên vùng hồ hiện nay đã có 20 tàu chở khách du lịch do tư nhân làm chủ hoạt động thường xuyên, có công ty vận tải đường sông chuyên trở khách cố định theo tuyến. Những ngày mùa đông, trời rét lượng khách du lịch đến đây ít nhưng mỗi tháng cũng có từ 25-20 đoàn khách thăm quan lòng hồ. Còn những ngày mùa hè thì đông hơn. Sau khi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi vào hoạt động thì lượng khách du lịch đến thăm quan giảm đi. Du khách trong nước thì thường đến thăm quan khu vực nhà máy thuỷ điện Thác Bà, đền Thác bà, đền Thác Ông và động Thuỷ Tiên, còn du khách nước ngoài ít đến thăm quan các đền chùa trên hồ mà thường chỉ đến nhà máy thuỷ điện Thác Bà, động Thuỷ Tiên và khu du lịch sinh thái Ngòi Tu, họ thường nghỉ lại ở các làng ven hồ qua đêm. Khu vực mặt đập thuỷ điện dành cho khách thăm quan được tổ chức bài bản, sạch sẽ gồm khu bán vé, khu vệ sinh, khu dịch vụ thương mại và hàng lưu niệm. Tuy nhiên hiện nay, nơi đây chưa có nét chấm phá về văn hoá, cũng như các loại hình dịch vụ đi kèm du lịch đặc trưng vùng, đặc biệt là dịch vụ du lịch còn hạn chế, ngoài ẩm thực, còn thiếu các loại hình giải trí, địa điểm giải trí, thiếu hướng dẫn viên du lịch có trình độ, kinh nghiệm, hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch, quảng bá du lịch hồ Thác Bà còn khiêm tốn, không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Tài nguyên du lịch tự nhiên: thiên nhiên đa dạng, phong phú với địa hình bị chia cắt bởi nhiều ngòi, khe, suối… Trong hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha. Phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, hai bên hồ là những cánh rừng núi ngút ngàn, thơ mộng, hấp dẫn du khác phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần.

Tài nguyên du lịch nhân văn: Nhiều điểm thăm quan tâm linh, văn hoá, du lịch nổi tiếng  như Đền Bờ, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên… Lễ hội Đền Bờ được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra từ mùng 7 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không phải riêng của người Mường Hòa Bình mà còn có sự tham gia của nhiều dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm quan và làm lễ. Cách không xa là động Thác Bờ nằm ở sườn núi phía bắc trong dẫy núi Chúa bên bờ hồ Hòa Bình, thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc). Xung quanh lòng hồ chứa đựng hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mệnh mông, trong đó, nhiều đảo đã được đầu tư cải tạo thành các khu du lịch hấp dẫn với những nét đặc trưng riêng như: đảo Dừa, đảo Bè Bạn, đảo Cối Xay Gió… Ngoài vẻ đẹp tự nhiên vùng hồ, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng do chính người dân trên đảo nuôi, trồng và chế biến theo cách thức, gia vị truyền thống riêng của người dân bản địa như: cá hun khói, rau rừng đồ chấm lòng cá, thịt lợn nướng…

 

Hoạt động du lịch: Tăng trưởng bình quân về số lượt khách đến Hồ Hòa Bình giai đoạn 2010 – 2016 tăng 11%, năm 2016 đạt 403.000 lượt, trong đó khách Quốc tế chiếm 11%, khách nội địa chiếm 89%. Năm 2016 tổng thu từ du lịch của khu du lịch Hồ Hòa Bình đạt 67.700 triệu đồng, trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 6.782 triệu đồng, tổng thu từ khách nội địa đạt 60.918 triệu đồng. Qua đó, cho thấy khách du lịch trong nước vẫn là nguồn thu chính tại khu du lịch Hồ Hòa Bình. Tính đến hết năm 2016, khu du lịch Hồ Hòa Bình đã có 05 cơ sở lưu trú, trong đó có 03 nhà nghỉ với 24 buồng và 02 cơ sở khác với 15 buồng, chưa có khách sạn. Như vậy có thể thấy, số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú tại khu vực này chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, do vậy trong thời gian tới cần chú trọng đầu tư để phù hợp với tiêu chí khu du lịch Quốc gia cũng như xu hướng phát triển của du lịch Hòa Bình. Đến năm 2016, tổng số lao động du lịch tại KDL Hồ Hòa Bình 394 người, trong đó lao động trực tiếp chiếm 81%, lao động gián tiếp chiếm 19%. Hệ thống tàu thuyền chở khách rất nhiều và đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, được tổ chức thành các tổ, sắp xếp chạy theo ca, theo tour tuyến linh hoạt, có một công ty cổ phần đứng ra quản lý bến thuyền. Hiện nay, khu du lịch Hồ Hòa Bình vẫn chưa có ban quản lý riêng, do vậy, công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu du lịch chưa đủ sức mạnh, chưa huy động được sức mạnh xã hội hoá tham gia giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương, các đơn vị, cá nhân chưa nhiệt tình, hưởng ứng thực hiện chương trình hành động du lịch. Vấn đề vệ sinh, xử lý rác thải ở bến thuyền lên xuống chưa đảm bảo, mặt nước nhiều rác và chai lọ do du khách vứt xuống là vấn đề cần quan tâm giải quyết triệt để.

* Du lịch lòng hồ thuỷ điện Na Hang

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Thiên nhiên đã ban tặng cho Na Hang nhiều tài nguyên quý báu, đặc biệt là tài nguyên rừng. Rừng chiếm 84,62% diện tích tự nhiên toàn huyện, có giá trị về kinh tế, có ý nghĩa quan trọng việc phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Những cánh rừng nguyên sinh của Na Hang có cây nghiến nghìn năm tuổi và loài Voọc mũi hếch được ghi trong Sách đỏ thế giới. Thác nước đổ như mái tóc buông xuống rừng cây đại ngàn, tạo thành bức tranh tuyệt mỹ. Từ đoạn hợp lưu sông giữa Gâm với sông Năng, lại là một vùng sông nước, núi non hùng vĩ, bóng cây cổ thụ của những cánh rừng nguyên sinh đổ xuống mặt nước thật lung linh kỳ vĩ. Những thác Tin Tát, Đén Luông, Đén Lang đầy thơ mộng.

Tài nguyên du lịch nhân văn: Na Hang được biết đến là vùng đất của 12 dân tộc cùng sinh sống, với những điệu hát then, hát lượn của dân tộc Tày, hát sli của dân tộc Nùng, hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu… ngân nga làm say đắm lòng người. Chân núi Pắc Tạ có đền thờ vị thiếp của Tướng quân Trần Nhật Duật. Hang Phia Vài là hang người Việt cổ, nơi phát hiện ra hai di tích mộ táng và một di tích bếp lửa thuộc thời đồ đá trên dưới 10.000 năm.

 

Hoạt động du lịch: năm 2015 Nà Hang đã thu hút 125.000 lượt du khách, trong đó khách quốc tế 285 lượt người và khách trong nước 124.715 lượt, tăng 18,82% so với năm 2014. Tổng số khách lưu trú tại huyện đạt 25.384 lượt người, nâng doanh thu từ hoạt động lưu trú đạt gần 2,6 tỷ đồng. Bên cạnh việc hình thành một số tour tuyến du lịch đường thuỷ quan trọng như: Nà Hang – Song Long, Nà Hang – Bắc Mê (Hà Giang), Nà Hang – Ba Bể (Bắc Kạn)… việc đưa vào khai thác các tuyến du lịch đường bộ như tham quan Rừng đặc dụng Tát Kẻ – Bản Bung. Các tour du lịch sinh thái trên lòng hồ cũng được hình thành từ 4 năm trở lại đây. Đi du thuyền trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, du khách sẽ được đắm mình với thiên nhiên mênh mông sông nước, trùng điệp núi rừng, được nghe những câu chuyện kể về sự tích gắn với từng địa danh nơi đây. Cũng nhằm phát huy giá trị văn hóa và tạo sự hấp dẫn thu hút du khách, Ban quản lý du lịch sinh thái Na Hang đang phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai xây dựng các điểm du lịch làng văn hóa Nà Tông ở xã Thượng Lâm; Bản Phiêng Bung ở xã Năng Khả; Bản Lục ở xã Đà Vị. Nà Hang đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch: Tổ chức lễ hội Lồng tông tại nhiều địa phương (thị trấn Nà Hang, xã Thượng Lâm), tổ chức thành công Hội chợ Thương mại – Du lịch và Tuần Văn hoá – Du lịch “Hồ trên núi”… Đặc biệt, đây là năm công bố quần thể 10 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia tại Nà Hang và hũ rượu ngô men lá của Nà Hang được công bố lập kỷ lục hũ rượu ngô lớn nhất Việt Nam. Na Hang hiện có 10 cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, khách sạn với gần 200 phòng nghỉ và hơn 300 giường nghỉ. Cùng với việc đầu tư vào xây dựng các cơ sở lưu trú để phục vụ khách du lịch, các doanh nghiệp, hộ làm du lịch còn đầu tư mua 120 tàu, thuyền vừa phục vụ du khách, vừa làm phương tiện vận chuyển người và hàng hóa trong khu vực hồ thủy điện. Có thể nói, nhận thức về du lịch của người dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn như Công ty du lịch Nga Viên, doanh nghiệp Thắng Linh… đều tập trung vào phát triển các dịch vụ mà du khách cần như dịch vụ ăn uống, tàu thuyền du lịch và các sản phẩm ẩm thực làm quà tặng.

 

  1. Đánh giá chung về du lịch của 3 lòng hồ thuỷ điện

* Ưu điểm

Một là, hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn mang đặc trưng riêng có của du lịch hồ trên núi đáp ứng nhu cầu và xu hướng du lịch sinh thái tự nhiên và du lịch văn hoá cộng đồng. Cảnh quan sinh thái mặt hồ đẹp, xung quanh là núi non, các đảo lớn nhỏ, hang động, suối khoáng nóng, thác nước, gắn với nền văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các bản làng ven hồ.

Hai là, đã có sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch. Nhà nước đóng vai trò định hướng phát triển, quy hoạch, tạo cơ chế chính sách, tổ chức các sự kiện lớn và tuyên truyền cho cả vùng; doanh nghiệp và dân cư là những người làm trực tiếp, đầu tư xây dựng sản phẩm và dịch vụ, trong đó doanh nghiệp có quy mô lớn tạo nên những đột phá, còn người dân địa phương rất thân thiện và cung ứng các dịch vụ qui mô nhỏ, dịch vụ homestay, dịch vụ ẩm thực, hướng dẫn, biểu diễn văn nghệ, hàng lưu niệm. Vùng lòng hồ nào có Ban quản lý chuyên trách thì hoạt động du lịch phát triển tốt hơn.

Ba là, cơ sở hạ tầng về đường giao thông, phương tiện vận chuyển, tàu thuyền, cơ sở lưu trú, nhà hàng đã từng bước nâng cao tương đối phát triển đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách; hệ thống thông liên lạc, điện nước đảm bảo; khả năng tiếp cận điểm đến thuận lợi hơn, thời gian di chuyển nhanh hơn do chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông liên tỉnh, liên vùng được quan tâm đầu tư.

* Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một là, vấn đề an toàn cho du khách khi đi thuyền trên lòng hồ và giao thông thuỷ. Còn nhiều tàu thuyền chưa được trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu hộ; ảnh hưởng của mưa gió gây nên những con sóng lớn làm thuyền chòng chành có nguy cơ bị lật thuyền, chưa có những chỉ báo những vùng hồ nguy hiểm, xoáy lớn.

Thứ hai, vệ sinh môi trường mặt hồ, ven hồ và lòng hồ chưa đảm bảo. Người dân và du khách còn vứt rác bừa bãi trên mặt hồ, bến thuyền, tạo nên những lắng đọng lòng hồ, vừa ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch vừa làm ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên. Nguyên nhân là chính quyền địa phương tuyên truyền chưa đủ mạnh, chưa có các qui định và chế tài xử lý những vi phạm của doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thứ ba, ảnh hưởng rõ rệt bởi tính thời vụ, khoảng thời gian khai thác du lịch không thực hiện tốt quanh năm. Vào mùa mưa, tàu thuyền đi lại khó khăn do nước lớn, sóng to; mùa khô thì mực nước giảm xuống diện tích lòng hồ bị thu hẹp, cảnh quan thiên nhiên không đẹp. Thời gian du lịch đẹp nhất là từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm.

Thứ tư, tiện nghi dịch vụ điểm đến và chất lượng dịch vụ chưa tốt, còn thiếu thốn những loại hình dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp và người dân kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát nên các tiện nghi và dịch vụ được đầu tư với qui mô nhỏ, nguồn nhân lực du lịch đa phần không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, do vậy khó có thể thu hút khách du lịch quay trở lại nhiều lần.

Thứ năm, sự liên kết giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – Cộng đồng dân cư chưa thật sự chặt chẽ và đồng bộ, quy hoạch chính sách của nhà nước chưa được doanh nghiệp và dân cưu địa phương triển khai mạnh mẽ và thực hiện đúng hướng. Nguyên nhân là cấp chính quyền trung gian ở huyện, xã, bản làng còn vướng bận nhiều vấn đề phát triển kinh tế xã hội khác nên việc tập trung chỉ đạo phát triển du lịch còn ít, mặt khác chưa có những nghiên cứu, đánh giá, tổng kết và xây dựng những mô hình du lịch bền vững thành công để nhân rộng cho các vùng du lịch lòng hồ.

 

  1. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Thông qua quá trình khảo sát thực địa tại 3 vùng lòng hồ thuỷ điện cho thấy hoạt động du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình là phát triển tốt nhất với mô hình du lịch có sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương. Hoạt động du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Thác Bà trong thời gian gần đây có sự giảm sút, một mặt do đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã hoàn thành đi vào hoạt động, các du khách đến Lào Cai không qua hồ Thác Bà nữa, mặt khác do định hướng đầu tư phát triển du lịch chưa được triển khai mạnh mẽ. Còn hoạt động du lịch tại vùng lòng hồ thuỷ điện Na Hang – Tuyên Quang đang trên đà phát triển với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn đặc trưng, đồng thời mô hình du lịch có ban quản lý khu du lịch riêng trực thuộc tỉnh uỷ, có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp quy mô lớn và có sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương. Từ đó, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La như sau:

Thứ nhất, vai trò của cơ quan quản lý chuyên trách về du lịch lòng hồ rất quan trọng. Để du lịch lòng hồ phát triển bền vững đạt được đồng thời các mục tiêu về kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường và an ninh thì cần thiết thành lập một Ban quản lý khu du lịch lòng hồ thuỷ điện Sơn La, định kỳ tổ chức các sự kiện nổi bật để thu hút số lượng lớn du khách.

Thứ hai, khai thác các lợi thế của du lịch hồ trên núi thành sản phẩm đặc trưng về du lịch thái và du lịch cộng đồng, tạo sản phẩm đa dạng có nhiều sự lựa chọn cho du khách voà các thời điểm đúng vụ và trái vụ; đảm bảo an toàn cho du khách bằng hệ thống phao và nhân viên cứu hộ, tuyên truyền nâng cao ý thức doanh nghiệp, người dân và du khách về du lịch trách nhiệm với môi trường, không xả rác trên mặt hồ, ven bờ.

Thứ ba, thu hút các nhà đầu tư chiến lược để xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng, dịch vụ và tiện nghi điểm đến vùng lòng hồ thông qua các dự án kêu gọi đầu tư, kèm theo chính sách khuyến khích đầu tư đặc thù; thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ trong tỉnh và trong nước, thu hút các nhà đầu tư lớn tập đoàn quốc tế.

Thứ tư, thực hiện tốt liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nhằm kích cầu du lịch, đồng thời xây dựng mô hình du lịch bền vững có sự tham gia của các nhà nghiên cứu và các tổ chức du lịch trách nhiệm. Để thực hiện tốt mối liên kết này cần dựa trên cơ sở phân chia hài hoà lợi ích kinh tế, quyền lợi và trách nhiệm với văn hoá xã hội, với môi trường sinh thái tự nhiên.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  • Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Na Hang (2014, 2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và phương hướng, nhiệm vụ công tác.
  • Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Yên Bái, Tổng kết hoạt hoạt động du lịch năm 2014, 2015.
  • Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoà Bình, Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2010 đến năm 2016.
  • Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1528/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.

Người viết: Hoàng Xuân Trọng, Nguyễn Hoàng Yến

ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP

Với sự bùng nổ của cơ chế thị trường, hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp diễn ra ngày càng nhiều. Trong khi còn nhiều vấn đề cần bàn đến như: vấn đề lợi ích nhóm, tác động xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động…thì vấn đề định giá doanh nghiệp đang được nhắc đến như một yếu tố cốt lõi để đánh giá hiệu quả của hoạt động hợp nhất, sáp nhập nhất là với những doanh nghiệp nhà nước. Bài viết sau sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn các phương pháp định giá doanh nghiệp.

GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Giá trị doanh nghiệp là giá trị hiện tại các khoản thu nhập từ kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của doanh nghiệp trong tương lai và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài: Các nhân tố này không thuộc phạm vi kiểm soát của chính doanh nghiệp và chịu tác động bởi bối cảnh kinh tế xã hội của quốc gia và những quy định của Nhà nước, bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, lãi suất tín dụng, hoạt động của TTCK, …tất cả các nhân tố này đều tác động đến tỷ lệ hoàn vốn, thu nhập dự kiến, tỷ suất rủi ro,… và do đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

Các nhân tố bên trong: Đây là các nhân tố nằm trong khả năng kiểm soát của chính doanh nghiệp, bao gồm:

Hiện trạng tài sản cố định (TSCĐ)

Thường TSCĐ có thời gian sử dụng dài, giá trị lớn. Hiện trạng TSCĐ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Thương hiệu là một tài sản vô hình đặc biệt, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, nhà đầu tư góp phần tạo ra giá trị cho cổ đông.

Một thương hiệu có giá trị sẽ giúp doanh nghiệp không những duy trì được những khách hàng cũ mà còn giúp có thêm những khách hàng mới. Dễ dàng mở rộng kênh phân phối, mở rộng thương hiệu. Đây cũng là yếu tố dè chừng các đối thủ cạnh tranh mà vẫn duy trì một chính sách giá cao hợp lý.

– Giá trị thương hiệu là chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra đầu tư để có được thương hiệu. Thường được tính qua các chi phí Makettinh. Còn được là “Giá thành”  (Cost) thương hiệu

–  Giá trị thương hiệu là giá trị có được khi sử dụng thương hiệu có thể bán và thu được bao nhiêu tiền. Đây là “Giá bán” (Price) của thương hiệu. Thông thường “Giá bán – Price” của thương hiệu được tính qua thu nhập có được do phí bản quyền thương hiệu mà doanh nghiệp sở hữu thương hiệu thu được qua các hoạt động nhượng quyền thương mại.

– Xác định xem thương hiệu đã mang lại cho doanh nghiệp khoản thu nhập là bao nhiêu trong quá khứ sẽ còn mang lại bao nhiêu thu nhập trong tuơng lai. Người ta gọi đó là “Giá trị” (Value) của thương hiệu. Như vậy giá trị thương hiệu là thu nhập mà thương hiệu có thể mang về cho doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu.

          Trình độ quản lý

Doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, được sự hỗ trợ tích cực của bộ máy điều hành năng động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và ngược lại.

Loại hình kinh doanh

Một loại hình kinh doanh có tỷ suất sinh lợi cao, ổn định và đang có xu hướng phát triển, mở rộng thì sẽ được quan tâm hơn và sẽ có cơ hội nâng cao giá trị lớn hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp ở những ngành nghề kinh doanh đang có xu hướng co lại, tỷ suất lợi nhuận thấp và rủi ro cao thì giá trị cũng bị giảm đi.

Vị trí địa lý

Một vị trí địa lý thuận lợi, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, gần các trung tâm buôn bán, gần mặt đường lớn, thuận tiện trong vận chuyển thì doanh nghiệp sẽ có rất nhiều thuận lợi khi quan hệ giao dịch với khách hàng, nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình…Vị trí địa lý tốt sẽ là một lợi thế của doanh nghiệp và chắc chắn sẽ làm cho giá trị của doanh nghiệp cao hơn giá trị sổ sách rất nhiều.

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Thông qua các báo cáo, có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng dự đoán dòng tiền, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…từ đó nhìn thấy giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN

Để xác định giá trị thương hiệu, người định giá cần xác định 2 bước quan trọng như sau:

Bước 1: Sử dụng phương pháp hay kỹ thuật định giá tách phần thu nhập do thương hiệu mang lại trong tổng thu nhập của doanh nghiệp (trong quá khứ cũng như trong tương lai).

+ Phân khúc thị trường

Thương hiệu có ảnh hưởng khác nhau ở các phân khúc, nên việc tính toán phải được thực hiện ở từng phân khúc riêng và tổng giá trị của các phân khúc sẽ hợp thành tổng giá trị của thương hiệu.

+ Phân tích tài chính

Xác định và dự báo doanh thu, cũng như lợi nhuận kiếm được từ tài sản vô hình có được nhờ thương hiệu cho những phân khúc đã được xác định, bằng cách lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, thuế và các loại chi phí khác.

+  Phân tích nhu cầu

Đo lường sự ảnh hưởng của thương hiệu đến nhu cầu của khách hàng ngay tại điểm mua hàng, từ đó ta xác định được tỷ lệ % đóng góp của thu nhập vô hình có được nhờ thương hiệu, thường gọi là chỉ số “Vai trò của thương hiệu” (Role of Brand Index).

Chỉ số này được tính bằng cách xác định những xu hướng nhu cầu khác nhau về sản phẩm có gắn thương hiệu, sau đó xác định mức độ mà mỗi xu hướng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thương hiệu. Nói cách khác, chỉ số này đại diện cho phần trăm (%) tài sản vô hình được tạo ra bởi thương hiệu hay thương hiệu đóng góp bao nhiêu % trong lợi nhuận kiếm được từ tài sản vô hình.

Thu nhập của thương hiệu = Vai trò của thương hiệu x Thu nhập vô hình.

Đây được xem là bước phức tạp nhất trong quá trình định giá thương hiệu.

+ Xác định “Sức mạnh thương hiệu” (Brand Power Score) và “Lãi suất chiết khấu” Sức mạnh của thương hiệu dựa vào 7 yếu tố các thang điểm như sau:

Yếu tố Điểm tối đa
Tính dẫn đầu (brand leadership) 25
Tính ổn định (stability) 15
Thị trường (Market) 10
Địa lý (Geography) 25
Xu hướng thương hiệu (trend) 10
Hoạt động hỗ trợ (brand support) 10
Bảo hộ thương hiệu (protection) 5
Tổng cộng (Sức mạnh thương hiệu) 100

 (Theo Interbrand)

Điểm “sức mạnh thương hiệu” được tính bằng tổng điểm của 7 yếu tố trên. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà các tiêu chí này sẽ có sự linh động, khi cần thiết mỗi tiêu chí này có thể phân tích thành những tiêu chí thành phần khác nhau. “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” thể hiện độ ổn định của khả năng sinh lời của thương hiệu, độ ổn định của chính thương hiệu.

Lãi suất chiết khấu là lãi suất phản ánh độ rủi ro của thu nhập kỳ vọng trong tương lai có được nhờ thương hiệu.

Việc xác định “Lãi suất chiết khấu” dựa vào phương trình đường thẳng với trục tung để thể hiện giá trị này và trục hoành thể hiện điểm “Sức mạnh thương hiệu”. Điểm “Sức mạnh thương hiệu” càng cao thì tỷ lệ “lãi suất chiết khấu” càng nhỏ.

 +Xác định giá trị thương hiệu (Brand Value Calculation)

Giá trị thương hiệu chính là giá trị hiện tại (NPV) của các dòng tiền do thương hiệu tạo ra, trong đó tỷ lệ chiết khấu được xác định bởi chỉ số sức mạnh của thương hiệu. Giá trị hiện tại không chỉ rút ra ở thời điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa hơn nữa để có thể phản ánh khả năng tạo ra nguồn thu nhập liên tục trong tương lai của thương hiệu.

Bước 2: Định giá thương hiệu như định giá một tài sản (vô hình) khi đã biết dòng thu nhập do thương hiệu mang lại.