Truong Luan

LAN TỎA PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HÒA NHẬP VÀ TÍCH CỰC TRONG BỘ MÔN KẾ TOÁN – KHOA KINH TẾ

Đề án “Lan tỏa phương pháp giảng dạy hòa nhập và tích cực” thuộc chương trình hợp tác giữa chính phủ Úc và trường Đại học Tây, đã giúp cho các giảng viên trong toàn trường được tham dự các buổi tập huấn tới từ các chuyên gia Úc, được hướng dẫn trong việc thiết kế bài giảng, cách thức triển khai phương pháp dạy học hòa nhập tích cực phù hợp tới từng học phần giảng dạy.

Kết quả thu được đó chính là sự đổi mới từ người dạy (từ việc học truyền thống trong không gian bó hẹp bàn ghế bục giảng giáo viên đã chia nhóm học tập, thay đổi không gian lớp học, học theo chủ đề, …) dẫn tới sự thay đổi của người học (SV hứng thú trong các giờ thảo luận, làm việc nhóm; tích cực chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu, trình bày bài học; có trách nhiệm với tập thể nhóm khi được giao nhiệm vụ, …). Cũng chính từ các thành viên nòng cốt tham gia lớp tập huấn đã giúp phương pháp giảng dạy hòa nhập tích cực được lan tỏa tới các giáo viên chưa được tham gia đề án thông qua các buổi dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ nội dung phương pháp.

Để tiếp tục triển khai việc lan tỏa phương pháp giảng dạy hòa nhập và tích cực trong năm học 2020-2021, Bộ môn Kế toán cơ bản đã tổ chức dự giờ cho các giáo viên có giờ giảng dạy của học kì II. Cụ thể là các tiết giảng của giảng viên Nguyễn Anh Ngọc (học phần kế toán máy DN), GV Nguyễn Thị Quỳnh (học phần Kế toán ngân sách), GV Đoàn Thanh Hải (học phần Kế toán quản trị DN), GV Lương Thị Thủy (học phần Nguyên lý Kế toán), GV Đỗ Thị Minh Tâm (học phần Kế toán trong một số đơn vị đặc thù), GV Vũ Thị Sen (học phần Kế toán tài chính DN 1), GV Nguyễn Thị Phương Thảo (học phần Lý thuyết hạch toán kế toán). Các tiết giảng đều được thiết kế theo phương pháp giảng dạy hòa nhập tích cực mà các thầy cô đã được học hỏi, chia sẻ qua các tiết giảng của các thầy cô tham gia trực tiếp tập huấn. Các học phần bị coi là khó sau khi được thay đổi phương pháp đã trở nên dễ hiểu, sinh động, tạo hứng thú và không gây áp lực cho sinh viên. Qua đó cho thấy hiệu quả rất tích cực mà đề án “Lan tỏa phương pháp giảng dạy hòa nhập và tích cực” đã mang lại cho cả giáo viên và sinh viên trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt là Bộ môn Kế toán – Khoa Kinh tế.

Dưới đây là một số hình ảnh của các thầy cô và sinh viên trong buổi dự giờ theo phương pháp giảng dạy hòa nhập và tích cực:

KẾT NỐI CỘNG ĐỘNG BỘ MÔN KẾ TOÁN VÀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP MIỀN BẮC

Với mục đích tăng cường liên kết giữa trường Đại học và Doanh nghiệp, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngày 29/06/2022 Bộ môn kế toán đã tổ chức cuộc gặp gỡ và trao đổi với Ban lãnh đạo công ty TNHH tư vần giải pháp Miền Bắc.
Trong những năm qua công ty luôn là nơi hợp tác với Bộ môn, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các học phần thực tập từ thực tập 1,2,3, .. .cho đến thực tập chuyên môn cuối khóa. Với môi trường chuyên nghiệp, và sự chỉ bảo tận tính của quý công ty đã góp phần quan trọng trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Kế toán, giúp sinh viên trau rồi, rền luyện năng lực thực tiễn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Qua trao đổi, Phía công ty có lời khen về chất lượng sinh viên thực tập tại công ty, sinh viên nhiệt tình, hăng hái trong học hổi, chủ động tiếp cận công viêc. Đa số các bạn sinh viên đều có kiến thức chuyên môn vững, vì vậy tiếp cận với công việc thực tế nhanh. Trong thời gian thực tập, công ty đã có lời mời với một số sinh viên tham gia vào Bộ phận kế toán của công ty. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Bộ môn, Khoa và Nhà trường, cho thấy hiệu quả, thành công của CTĐT.

Trong cuộc gặp gỡ, Bộ môn kế toán cùng công ty trao đổi về những văn bản, thông tư, nghị định mới, cũng như những trao đổi về các nhu cầu hiện nay của nhà tuyển dụng đối với kế toán. Đây chính là căn cứ giúp Bộ môn xây dựng đề cương và đào tạo sinh viên gắn liền với nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực.

 

Bên cạnh đó Bộ tiếp tục đề xuất hợp tác với công ty, để tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình dành cho sinh viên, giúp sinh viên được gặp gỡ và nhận được những lời giải đáp về ngành nghề mà mình đang theo học từ chính các đơn vị sử dụng lao động.

Buổi gặp gỡ diễn ra thành công với sự tham gia và trao đổi nhiệt tình của BLĐ công ty và các giảng viên trong Bộ môn Kế toán.

Giảng viên: Nguyễn Thị Quỳnh

SEMINAR PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH MỚI ÁP DỤNG TRONG KẾ TOÁN

Hiện nay tình hình kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có nhiều chính sách kế toán mới được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động. Bên cạnh đó khi tình hình học online kéo dài, giảng viên gặp không ít khó khăn trong quản lý sinh viên, tăng tương tác của sinh viên với giảng viên.  Sáng ngày 10/03 Bộ môn kế toán, Khoa Kinh tế đã tổ chức Seminar online qua zoom với chủ đề: “phương pháp giảng dạy và những vấn đề chính sách mới áp dụng trong kế toán” với mục đích cập nhập kịp thời nội dung chính sách mới, chia sẻ các phương pháp giảng dạy mới nhằm nâng cao hiệu quả bài giảng.

Seminar được triển khai với 03 chủ đề báo cáo:

Báo cáo “Một số thay đổi cần lưu ý trong vận dụng kế toán năm 2022” của đồng chí Đỗ Thị Minh Tâm trình bày 2 sự thay đổi quan trọng trong ngành kế toán năm 2022 đó là mức đóng BHXH và chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Để lan toả kết quả của khoá đào tạo E-leaning đồng chí Đoàn Thanh Hải với chủ đề “Giới thiệu mô hình tương tác – gắn kết – chất lượng – thương hiệu: trong giảng dạy E-leaning” giới thiệu đến các đồng chí trong Bộ môn chương trình đạo tào E-leaning. Đây là mô hình gắn kết và tương tác với học viên trên nhiều nền tảng khác nhau. Mô hình Tương tác – Gắn kết – Chất lượng – Thương hiệu đã giải quyết cơ bản các vấn đề trong dạy học online bằng mô hình tương tác và gắn kết học viên.

 

Khi giáo dục Đại học đang hướng đến “phương pháp dạy học tích cực hoà nhập”, Báo cáo của đồng chí trưởng BM – Vũ Thị Sen với chủ đề “Phương pháp dậy học theo định hướng phát triển năng lực”. Báo cáo đưa ra cách vận dụng phương pháp tích cực hoà nhập vào giảng dạy trong Bộ môn Kế toán. Đồng chí đã thực hiện và kết quả mang lại những phản hồi tích cực từ người học. Với phương pháp này sinh viên được trao quyền chủ động xây dựng bài học dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Buổi seminar diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận cùng đưa ra giải pháp phù hợp, cập nhập kiến thức cho sinh viên kịp thời, hiệu quả. Giảng viên trong Bộ môn với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy luôn có những trao đổi, chia sẽ, góp ý và đề cao tinh thần học hỏi để mang đến sinh viên những bài giảng chất lượng.