Hoạt động nghiên cứu khoa học

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG SƠN LA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH SƠN LA

 

Có thể nói du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới ở Việt Nam, nó không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội cho cộng đồng mà còn góp phần vào công tác bảo tồn các nét văn hóa bản địa và giữ gìn cảnh quan tự nhiên của các địa phương và các vùng miền.

Khái niệm du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, mặc dù xuất hiện rất nhiều cách nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này nó tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hay do các nghiên cứu/dự án cụ thể. Song định nghĩa phổ biến về du lịch cộng đồng là:

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế – xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của cộng đồng”

Từ khái niệm trên có thể thống nhất và hiểu du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng là một cách tiếp cận nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất cho người dân địa phương, những người sử dụng du lịch như một công cụ tạo nguồn lợi kinh tế. Du khách phải trả tiền khi họ đến tham quan khu vực và khoản tiền này được sử dụng để bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên và giúp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương đó.

Du lich cộng đồng có nhiều tác động tích cực trong đó phần lớn các tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững đó là mang lại các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế. Cụ thể:

Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương đặc biệt là vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt.

Thứ hai, du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho cộng đồng toàn bộ những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho các địa phương. Du lịch cộng đồng góp phần làm thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện lao động ở các địa phương và giảm di cư lao động từ nông thôn ra đô thị.

Thứ tư, du lịch cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và truyền thống kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác. Đây chính là nhân tố quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo.

Sơn La là một tỉnh có diện tích lớn, địa hình chia cắt mạnh, quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh Sơn La là nông – lâm nghiệp, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển nên đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Để nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Một trong những hướng quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ là phát triển du lịch trên cơ sở khai thác và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng như: bản sắc văn hóa và phong tục tập quán độc đáo của 12 dân tộc anh em, hệ thống di tích lịch sử, lễ hội phong phú, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn … nhưng những tiềm năng đó chưa được khai thác hiệu quả để phát triển du lịch.

Do vậy bài viết này đề cập đến thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Tỉnh Sơn La trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay cũng như đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại Tỉnh Sơn La.

* Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình; phía Nam giáp Thanh Hoá và Lào; phía Tây giáp Điện Biên. Diện tích 14.125 km2, địa hình phong phú đa dạng bao gồm chủ yếu là núi cao và các cao nguyên, trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm 1 thành phố và 11 huyện.

Du lịch Sơn La có manh nha phát triển từ cuối những năm của thập kỷ 90 và đến nay đã đạt được các kết quả kinh tế đáng khích lệ. Lượng khách đến thăm Sơn La tăng đáng kể trong những năm gần đây:

Năm 2011, Sơn La đón 410.000 du khách (trong đó có 37.500 lượt khách quốc tế), tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 230 tỷ đồng. Năm 2012, Sơn La đón 1.115.000 lượt khách (trong đó có 42.000 lượt khách quốc tế, 493.000 lượt khách nội địa, 580.000 lượt khách đi về trong ngày), doanh thu dịch vụ du lịch đạt 501,7 tỷ đồng. Năm 2013 lượng khách du lịch đến Sơn La đạt 1.215.000 lượt (trong đó có 43.000 lượt khách quốc tế, 615.000 lượt khách đi và về trong ngày), tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 601,75 tỷ đồng. Năm 2015, tỉnh Sơn La đón 1.597.000 lượt khách du lịch (Trong đó: đón 37.000 lượt khách quốc tế; 790.000 lượt khách đến trong ngày và 807.000 lượt khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú du lịch), tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 645 tỷ đồng.

Hiện tại, Du lịch Sơn La được đánh giá ở một góc độ tích cực hơn, không chỉ là điểm dừng chân cho du khách trong chương trình du lịch Hà Nội – Điện Biên Phủ. Các đoàn khách ngủ đêm tại một trong những khách sạn lớn của Sơn La, tham quan các thắng cảnh, các bản du lịch cộng đồng tại Mộc Châu, hay các di tích lịch sử tại thành phố Sơn La, các công trình kiến trúc, du lịch văn hóa tại các vùng phụ cận.

Cùng với sự gia tăng của khách du lịch, các cơ sở lưu trú của Sơn La phát triển với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn. Sự phát triển này đã bước đầu giải quyết nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch. Đến hết tháng 12 năm 2012 trên địa bàn Tỉnh Sơn La có 110 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 1572, công suất sử dụng phòng đạt 63%, trong đó có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao. Và tính đến 20/12/2015, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 150 cơ sở lưu trú du lịch với: 24 Khách sạn (trong đó có: 01 khách sạn 3 sao; 12 khách sạn 2 sao và 11 khách sạn 1 sao); 118 Nhà nghỉ Du lịch và 08 Homestay. Trong đó có gần 1900 buồng, với 3350 giường. Các dịch vụ trong các cơ sở lưu trú đang được bổ sung, chất lượng phục vụ tốt hơn.

* Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Sơn La

Từ năm 2004, tổ chức SNV đã hỗ trợ hoạt động phát triển du lịch tại địa bàn tỉnh Sơn La thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và nâng cao năng lực cho Sở Thương mại và Du lịch trong việc: xây dựng đề xuất tuyến du lịch và chương trình phát triển du lịch cộng đồng; nâng cao nhận thức, tăng cường sự hiểu biết và kỹ năng xác định, lựa chọn các điểm du lịch cộng đồng tiềm năng được khảo sát.

Từ năm 2007 Tổ chức phát triển Hà Lan – SNV đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh triển khai chương trình tư vấn kỹ thuật cho tỉnh Sơn La lựa chọn và xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp tại xã Chiềng Yên thuộc huyện Mộc Châu nhằm nâng cao kiến thức cho cộng đồng về tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương thông qua hoạt động du lịch cộng đồng. Tổ chức SNV đã tư vấn cho cộng đồng: xây dựng cơ chế quản lý du lịch cộng đồng và cơ chế chia sẻ thu nhập từ du lịch cho người dân, đặc biệt là người nghèo; nâng cao năng lực cho cộng đồng xây dựng sản phẩm và dịch vụ du lịch, hỗ trợ đào tạo các kỹ năng phục vụ cơ bản, xây dựng và phát hành tập gấp giới thiệu điểm đến…

Căn cứ Quyết định 993/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ xây dựng 04 bản du lịch cộng đồng trong 2 năm 2011 và 2012 tại huyện Mộc Châu và thành phố Sơn La.  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ 4 bản du lịch cộng đồng giai đoạn I năm 2011 – 2012 (Bản Nà Bai – xã Chiềng Yên – nay thuộc Huyện Vân Hồ; Bản Áng – Thị trấn Mộc Châu, Bản Bó, bản Hụm – Thành phố Sơn La). Giai đoạn II năm 2012 Dự án hỗ trợ 04 bản du lịch cộng đồng tiếp tục được triển khai với 3 chương trình lớn: Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động du lịch cộng đồng; Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với dịch vụ du lịch. Với mục tiêu ban đầu nhằm nâng cao nhận thức, năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác du lịch ở các huyện, thành phố và các xã, phường, bản, tại thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã, bản trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ  môi trường, tăng nguồn thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong bản.

Từ năm 2011 đến cuối năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Sơn La đã tiến hành triển khai các hoạt động của dự án như:

Tổ chức hội nghị hình thành cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động du lịch cộng đồng của 4 bản: Kết quả đã thành lập được 04 Ban chỉ đạo phát triển du lịch cộng đồng của 4 xã, có quy chế hoạt động rõ ràng; thành lập 4 Ban quản lý du lịch cộng đồng của bản, hoạt động theo quy chế của ban; Bản có quy ước hoạt động du lịch cộng đồng chi tiết.

Tổ chức các lớp tập huấn: thông tin về Luật du lịch, các chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển du lịch; Kỹ năng đón tiếp khách; phục vụ buồng; công tác chăm sóc y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, chỉnh trang đường làng ngõ xóm; chế biến món ăn, đồ uống; kỹ năng hướng dẫn du lịch; Công tác phòng chống HIV/AIDS…Kết quả, mỗi bản có 30 bà con đã được tập huấn các kiến thức trên, ngoài việc tập huấn về lý thuyết, bà con còn được hướng dẫn triển khai thực tế các kỹ năng như: Thuyết minh, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ nấu ăn, nghiệp vụ dọn buồng.

Hỗ trợ các trang thiết bị cho Ban quản lý Du lịch cộng đồng 4 bản, Xây dựng hệ thống biển báo, Hỗ trợ dọn vệ sinh chỉnh trang đường làng, ngõ xóm…  Hỗ trợ cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch: Mỗi bản có ít nhất 5 nhà nghỉ (Nhà dân đón khách nghỉ qua đêm) đủ điều kiện đón khách du lịch; 4 nhà văn hoá bản được chỉnh trang, bổ sung trang thiết bị nội thất với các văn hoá phẩm, vật dụng, đồ lưu niệm được trưng bày, hỗ trợ nhà vệ sinh, thùng rác, biển báo được xây dựng; Đường trong thôn, đường mòn đến các điểm du lịch được bảo dưỡng và dọn vệ sinh thường xuyên;

Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với dịch vụ du lịch: Sưu tầm các lời ca điệu múa truyền thống; Trang thiết bị phục vụ sưu tầm (Máy quay phim, máy ghi âm); Tổ chức biên kịch, đạo diễn và luyện tập; Biên tập ra đĩa CD, lời hát, điệu nhạc truyền thống: Mỗi bản được phục dựng 10 tiết mục văn nghệ để phục vụ khách du lịch; 4 đĩa CD, 4 đĩa DVD lời các bài hát và giai điệu nhạc truyền thống để lưu giữ, bảo tồn; 1 bộ dụng cụ âm nhạc; 10 bộ trang phục truyền thống; Sản xuất được hàng lưu niệm bán cho khách.

Tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng: Làm tập gấp, tờ rơi giới thiệu về sản phẩm du lịch cộng đồng của 4 bản bao gồm: Biên soạn, thiết kế và in phát hành 4.000 tờ rơi, tập gấp giới thiệu sản phẩm du lịch cộng đồng 4 bản; Làm 2 phóng sự giới thiệu sản phẩm du lịch cộng đồng trên đài truyền hình Tỉnh và Trung ương.

Năm 2015 Ban chỉ đạo phát triển du lịch Sơn La tiếp tục thực hiện triển khai thực hiện giai đoạn II của đề án để xây dựng bản du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh có hiệu quả góp phần vào phát triển kinh tế xã hội bền vững. Với mục đích Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các bản còn gặp khó khăn về dường xá nhưng có cảnh quan môi trường đẹp, môi trường thân thiện mến khách. Kêu gọi và thu hút đầu tư vào các bản trọng điểm của các huyện như: Mường La; Mai Sơn; Quỳnh Nhai; Vân Hồ và tập trung trong các lĩnh vực lưu trú, vui chơi, mua sắm, ẩm thực…nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch đi kèm, thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách. Đẩy mạnh xã hội hóa, có các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào du lịch cộng đồng tại Sơn La. Cụ thể như sau:

Triển khai tiếp tục dự án đường giao thông phát triển du lịch cộng đồng xã Chiềng Yên, Vân Hồ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 25/10/2011 với tổng mức đầu tư là 44.617 triệu đồng, năm 2014 dự án đã được giao 1.120 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương tại Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 23/01/2014. Đến thời điểm hiện tại giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đã giao.

Phối hợp với Ban quản lý dự án ADB tổ chức khảo sát, xây dựng báo cáo đề xuất danh mục dự án cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu trình hỗ trợ đầu tư từ nguồn phát triển hạ tầng du lịch của Dự án Giai đoạn IV, tiểu vùng Sông Mê Kông, trong đó tập trung kêu gọi đầu tư dự án tuyến đường du lịch nối từ quốc lộ 43 đi Tân Lập; Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Sao Đỏ trung tâm hành chính huyện Vân Hồ; Khu du lịch cộng đồng Chiềng Yên.

Thẩm định hồ sơ về đất đai, môi trường đối với các dự án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La như: Dự án phát triển Làng thanh niên lập nghiệp Púng Bánh, Sốp Cộp; các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; các dự án phát triển khu du lịch, cụm du lịch huyện Mộc Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, và Thành phố Sơn La.

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và tham quan thác Dải Yếm tại Bản Vặt xã Mường Sang: Nhà đầu tư đã xây dựng mới tuyến đường từ Quốc lộ 43, xuống chân thác với tổng số vốn khoảng 600 triệu đồng. Hiện nhà đầu tư đang dừng triển khai các bước tiếp theo của dự án, dự kiến tiến hành đầu tư xây dựng vào năm 2015 (theo Công văn số 23 ngày 22/4/2014 của Công ty TNHH tập đoàn Đông Dương).

Khai thác phát huy các di sản văn hóa, trong đó  điển hình là các di tích lịch sử, văn hóa; phát triển nghề truyền thống; xây dựng mô hình bản du lịch cộng đồng; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, tiêu biểu (văn hóa dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, tạo sự độc đáo, thu hút khách du lịch;

Xây dựng sản phẩm, mô hình tham quan du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như: Mô hình thăm quan rau hoa chất lượng cao cao; thăm quan những cánh đồng hoa cải; tham quan hoa tam giác mạch; tham quan du lịch và dịch vụ hái quả tại thung lũng mận Nà Ka 100 ha; du lịch trải nghiệm nông nghiệp, tắm trà, tắm lá thuốc; tổ chức phát động phong trào trồng hoa, tạo các tuyến đường, tuyến phố có hoa ban trắng mang đậm bản sắc văn hóa Tây Bắc.

Năm 2015, tổ chức khảo sát bản văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La đánh giá điểm du lịch cộng đồng tại: bản Hùn, xã Chiềng Cọ; bản Hụm, xã Chiềng Xôm. Năm 2016, tỉnh Sơn La sẽ triển khai xây dựng dự án hỗ trợ xây dựng bản du lịch cộng đồng kiểu mẫu.

Tham gia đoàn khảo sát của dự án EU về đánh giá điểm đến, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Quỳnh Nhai từ ngày 26-30/5/2015.Tư vấn hỗ trợ Công ty CP và du lịch Thiên Đường Á Châu khảo sát du lịch cộng đồng tại xã Ngọc Chiến  huyện Mường La chuẩn bị tổ chức đoàn Famtrip lên Sơn La.

Triển khai các đề tài về “Nghiên cứu nội dung và giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn văn hóa, giảm nghèo và bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La; Đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La; đề tài “nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái và nhân văn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La” …

Tổ chức kiểm tra công tác phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, áp dụng một số gợi ý tiêu chuẩn bản du lịch cộng đồng của dự án EU

*  Kết quả việc triển khai du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La

Việc triển khai du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2011 – 2015 đạt được những kết quả nhất định, đó là:

Trung bình đón được trên 16.000 lượt khách/năm. Doanh thu và thu nhập từ dịch vụ và du lịch tại cộng đồng đạt 4.000 triệu đồng/năm; Tốc độ tăng doanh thu và thu nhập từ dịch vụ du lịch của cộng đồng xã hội tại điểm triển khai trung bình trên 20%.

Nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững cho 90% lao động trong vùng có phát triển Du lịch cộng đồng. Nâng cao nhận thức và trình độ quản lý du lịch cộng đồng cho 100% cán bộ quản lý cấp xã và các thành viên ban quản lý du lịch cộng đồng.

Qua triển khai thực hiện dự án nhận thức của nhân dân tại các bản thuộc dự án được nâng lên kéo theo một số bản vệ tinh cũng phát triển và tham gia hoạt động du lịch tại bản. Thông qua chương trình dự án số hộ được trang bị đủ điều kiện về đón tiếp khách cụ thể như: Bản Bó Chiềng An thành phố Sơn La có 05 hộ; bản Hụm Chiềng Xôm thành phố Sơn La 05 hộ; bản Áng xã Đông Sang huyện Mộc Châu có 05 hộ; bản Nà Bai xã Chiềng Yên huyện Vân Hồ có 05 hộ; Tổng số hộ trong dự án hỗ trợ của 4 bản là 20 hộ. Tuy nhiên từ nhận thức của nhân dân các bản có nhiều hộ tự bỏ kinh phí tham gia làm nhà nghỉ tại nhà cụ thể: bản Áng xã Đông Sang 17 hộ; bản Nà Bai xã Chiềng Yên 12 hộ; Bản Bó Chiềng An 10 hộ; bản Hụm 6 hộ; tổng số hộ tham gia là 45. Các bản đều đã thành lập đội văn nghệ riêng và được tập huấn nâng cao về các điệu múa, bài hát truyền thống và duy trì hoạt động thường xuyên biểu diễn phục vụ khách du lịch.

Thu hút được 30% lao động của thôn bản tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động và chuyển dịch khoảng 20% thời gian nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch.

Năm 2015 Các công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động lữ hành, đưa nhiều đoàn khách trong tỉnh đi thăm quan và đón các đoàn khách đến thăm quan tại Sơn La. Với tổng số trên 1000 lượt khách.

Năm 2015, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1800 người. Trong đó, qua đào tạo khoảng 55%.

Tóm lại, nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các bản văn hoá để tạo thêm nguồn thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. Với việc áp dụng phát triển mô hình du lịch cộng đồng trong thời gian vừa qua ngành du lịch Sơn La đã tích cực triển khai các hoạt động và bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định: Hình thành và phát triển loại hình du lịch mới, bổ sung điểm du lịch, dịch vụ du lịch trong chương trình du lịch Tây Bắc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, góp phần nâng cao vị thế của du lịch Sơn La trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động du lịch cộng đồng như:

Công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của người dân về du lịch cộng đồng còn hạn chế; Môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm; Bản sắc văn hoá truyền thống đang có dấu hiệu bị mai một; Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị xâm hại do những lợi nhuận từ du lịch; Công tác vệ sinh thôn, bản bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên còn yếu. Không có thùng đựng rác, không có nơi đổ rác quy định … Môi trường xã hội thay đổi, khi phát triển du lịch cộng đồng nếu không được quản lý tốt sẽ làm gia tăng tệ nạn xã hội.

Lợi ích từ hoạt động du lịch chưa được phân bổ hài hoà, hợp lý giữa người dân ở khu vực thị trấn và người dân ở các làng bản. Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch còn thấp đặc biệt là người dân ở các thôn, bản đang tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng.

Các bản du lịch cộng đồng cũng đã có khách du lịch đến thăm quan, người dân cũng đã có doanh thu thông qua một số dịch vụ như múa hát, phục vụ ăn uống nhưng chưa đáng kể. Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng hiện nay tại các điểm này chưa rõ, chưa có tổ chức, chưa có nghiệp vụ phục vụ du lịch và tiến triển còn chậm, chất lượng còn chưa đạt được như mong muốn do các nguyên nhân chính như sau: Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở bản còn quá sơ sài chưa đảm bảo tiêu chuẩn, như: Chưa có hệ thống nước sạch; Bản có nhà cửa đẹp nhưng tập quán sinh hoạt đặc thù như nuôi động vật gần nhà (trâu, bò dưới gầm sàn) gây mất vệ sinh, đun nấu trực tiếp trong nhà, nếp sinh hoạt bề bộn . Vì vậy những bản này cần được hỗ trợ xây dựng quy chế, ban quản lý, các tiêu chí về du lịch về vệ sinh môi trường và các kỹ năng cho cộng đồng để đón tiếp khách.

Năng lực làm du lịch của người dân ở thôn, bản còn ở mức thấp, những kiến thức cơ bản trong hoạt động du lịch chưa được đào tạo nên kỹ năng làm du lịch còn yếu dẫn đến chất lượng, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, không tạo nên được sự hấp dẫn để thu hút khách. Sản phẩm du lịch ở cộng đồng đã được hình thành, nhưng do chưa đẩy mạnh được công tác tuyên truyền quảng bá tiếp thị sản phẩm, nên thu hút lượng khách đến cộng đồng tham quan du lịch chưa nhiều so với tiềm năng sẵn có.

* Một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng Tỉnh Sơn La

Thứ nhất, về cơ chế chính sách: nhằm phát huy tối đa tiềm năng du lịch cộng đồng và vận hành hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch cộng đồng như: nâng cấp cơ sở hạ tầng: đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, khôi phục, phát triển các nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu, nghề đan lát  … phục vụ phát triển du lịch; Xây dựng sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng và có chất lượng của bản du lịch cộng đồng ; Quảng bá, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách du lịch trong và ngoài nước biết đến du lịch cộng đồng Sơn La; Bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về du lịch cho cộng đồng; Bảo tồn, phát huy những đặc trưng văn hóa của địa phương; Tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường tại khu vực bản. Có chính sách hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm du lịch của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình kinh doanh lưu trú tại gia ở  bản du lịch cộng đồng như: thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khách lưu trú … Tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng ủy, chính quyền các cấp địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng, coi đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương; coi phát triển du lịch cộng đồng là loại hình phát triển kinh tế bền vững.

Thứ hai, về nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch phát triển du lịch cộng đồng: Du lịch là một trong những ngành kinh tế dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế cao, vì thế để có thể thu hút được nhiều du khách đến tham quan thì chất lượng các loại hình dịch vụ cần phải đảm bảo và không ngừng nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách tại địa phương như : dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn tham quan, dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí,…

Thứ ba, về phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng các sản phẩm du lịch của Sơn La hiện nay hầu như chưa đáp ứng được thị hiếu và mong muốn của khách du lịch. Sản phẩm du lịch cộng đồng là nhân tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và là biện pháp quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả. Vì vậy cần có những giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm như : Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp; Khuyến khích người dân chế biến những loại rượu từ men lá cây của địa phương, rượu ngô, rượu sơn tra … Hỗ trợ người dân địa phương tham gia sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch: đồ thổ cẩm (túi, áo, mũ, khăn, gối…); đồ mây tre đan: bàn, ghế, cung, nỏ, ếp, gùi, giá đựng … thân thiện với môi trường.

Thứ tư, Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp phát triển du lịch cộng đồng. Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức phát triển du lịch cộng đồng  tới các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trong các bản về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội trong phát triển loại hình du lịch cộng đồng giúp phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan môi trường và phát huy khả năng của nhân dân trong phát triển kinh tế gắn với du lịch. Tăng cường các nguồn vốn đầu tư, gắn kết các chương trình, các nguồn vốn để tập trung xây dựng bản theo định hướng nông thôn mới nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống, cảnh quan tự nhiên, gắn với công tác bảo vệ môi trường cộng đồng làng bản.

Thứ năm, về phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ cho nhân dân các bản về các kỹ năng trong phát triển du lịch, phát huy khả năng của Ban quản lý các bản trong phát triển du lịch cộng đồng gắn với lợi ích của các hộ kinh doanh với lợi ích của cộng đồng trong bản. Tập trung nguồn vốn đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho từng bản, thường xuyên tổ chức cho nhân dân tham gia học tập kinh nghiệm tho hướng chỉ việc tại các tỉnh có sự phát triển du lịch cộng đồng có vị trí địa lý giống với Sơn La. Tăng cường nguồn kinh phí cho công tác đào tạo hướng dẫn các kỹ năng trong phát triển du lịch tới người dân tại các bản.

Thứ sáu, về quảng bá thu hút thị trường. Hỗ trợ cho các huyện, xã, phường, bản thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh các bản du lịch cộng tới các công ty, hãng lữ hành trong và ngoài nước. Tập trung nguồn kinh phí cho việc xây dựng tập gấp, tờ rơi quảng bá tại các Hội trợ triển lãm trong và ngoài nước; Cung cấp thông tin cho các chương trình quảng cáo của các đài phát thanh truyền hình trong và ngoài tỉnh, xây dựng các tập phim, đĩa CD, DVD tư liệu về cuộc sống, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan môi trường, các nét văn hóa, ẩm thực truyền thống của các bản du lịch cộng đồng nhằm thu hút sự quan tâm của du khách.

Ngoài ra việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch cộng đồng cũng được coi là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công tại các bản triển khai mô hình du lịch cộng đồng

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tỉnh ủy Sơn La, Nghị Quyết về phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 số 19 – NQ/TU ngày 01/4/2013.
  2. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quyết định về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La về phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 số 1489/QĐ- UBND ngày 16/7/2013.
  3. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quy hoạch phát triển du lịch Sơn La giai đoạn giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến 2020 (Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 26/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La).
  4. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, báo cáo kết quả triển khai dự án hỗ trợ 04 bản du lịch cộng đồng giai đoạn I tại thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu, tháng 7/2014
  5. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Ban chỉ đạo phát triển du lịch, Số: 09/BC-BCĐPTDL, Báo cáo kết quả công tác năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016
  6. Nguyễn Văn Đính; Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.
  7. Nguyễn Văn Lưu (2006), Phát triển du lịch cộng đồng trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí du lịch số 10/2006.
  8. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến 2020, Sơn La 2007.
  9. Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình bản du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu) và xã Mường Do (Phù Yên) – Tỉnh Sơn La, Nguyễn Đình Phong, Sở Thương mại và Du lịch Sơn La, 2007 – 2008.
  10. Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa các dân tộc phục vụ phát triển du lịch huyện Mộc Châu, TS. Nguyễn Anh Cường, Đại học Văn hóa Hà Nội, 2008 – 2009.
  11. Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái và nhân văn huyện Quỳnh Nhai, Viện Dân tộc học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2011 – 2012.
  12. Sở Thương mại và Du lịch Sơn La, Đề án Điều tra, khảo sát thị trường du lịch sinh thái cộng đồng tỉnh Sơn La số 25/ĐA – STMDL ngày 08 tháng 11 năm 2006.
  13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La, Dự án Hỗ trợ 4 bản du lịch cộng đồng giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La, Báo cáo về việc thực luật Di sản văn hóa – năm 2013

Th.S. Lê Thị Thanh Nhàn

Trường Đại học Tây Bắc

 

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG SƠN LA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH SƠN LA

Có thể nói du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới ở Việt Nam, nó không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội cho cộng đồng mà còn góp phần vào công tác bảo tồn các nét văn hóa bản địa và giữ gìn cảnh quan tự nhiên của các địa phương và các vùng miền.

Khái niệm du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, mặc dù xuất hiện rất nhiều cách nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này nó tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hay do các nghiên cứu/dự án cụ thể. Song định nghĩa phổ biến về du lịch cộng đồng là:

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế – xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của cộng đồng”

Từ khái niệm trên có thể thống nhất và hiểu du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng là một cách tiếp cận nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất cho người dân địa phương, những người sử dụng du lịch như một công cụ tạo nguồn lợi kinh tế. Du khách phải trả tiền khi họ đến tham quan khu vực và khoản tiền này được sử dụng để bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên và giúp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương đó.

Du lich cộng đồng có nhiều tác động tích cực trong đó phần lớn các tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững đó là mang lại các lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế. Cụ thể:

Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương đặc biệt là vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt.

Thứ hai, du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho cộng đồng toàn bộ những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho các địa phương. Du lịch cộng đồng góp phần làm thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện lao động ở các địa phương và giảm di cư lao động từ nông thôn ra đô thị.

Thứ tư, du lịch cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và truyền thống kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác. Đây chính là nhân tố quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo.

Sơn La là một tỉnh có diện tích lớn, địa hình chia cắt mạnh, quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh Sơn La là nông – lâm nghiệp, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển nên đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn. Để nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Một trong những hướng quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ là phát triển du lịch trên cơ sở khai thác và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng như: bản sắc văn hóa và phong tục tập quán độc đáo của 12 dân tộc anh em, hệ thống di tích lịch sử, lễ hội phong phú, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn … nhưng những tiềm năng đó chưa được khai thác hiệu quả để phát triển du lịch.

Do vậy bài viết này đề cập đến thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Tỉnh Sơn La trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay cũng như đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại Tỉnh Sơn La.

* Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình; phía Nam giáp Thanh Hoá và Lào; phía Tây giáp Điện Biên. Diện tích 14.125 km2, địa hình phong phú đa dạng bao gồm chủ yếu là núi cao và các cao nguyên, trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm 1 thành phố và 11 huyện.

Du lịch Sơn La có manh nha phát triển từ cuối những năm của thập kỷ 90 và đến nay đã đạt được các kết quả kinh tế đáng khích lệ. Lượng khách đến thăm Sơn La tăng đáng kể trong những năm gần đây:

Năm 2011, Sơn La đón 410.000 du khách (trong đó có 37.500 lượt khách quốc tế), tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 230 tỷ đồng. Năm 2012, Sơn La đón 1.115.000 lượt khách (trong đó có 42.000 lượt khách quốc tế, 493.000 lượt khách nội địa, 580.000 lượt khách đi về trong ngày), doanh thu dịch vụ du lịch đạt 501,7 tỷ đồng. Năm 2013 lượng khách du lịch đến Sơn La đạt 1.215.000 lượt (trong đó có 43.000 lượt khách quốc tế, 615.000 lượt khách đi và về trong ngày), tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 601,75 tỷ đồng. Năm 2015, tỉnh Sơn La đón 1.597.000 lượt khách du lịch (Trong đó: đón 37.000 lượt khách quốc tế; 790.000 lượt khách đến trong ngày và 807.000 lượt khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú du lịch), tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 645 tỷ đồng.

Hiện tại, Du lịch Sơn La được đánh giá ở một góc độ tích cực hơn, không chỉ là điểm dừng chân cho du khách trong chương trình du lịch Hà Nội – Điện Biên Phủ. Các đoàn khách ngủ đêm tại một trong những khách sạn lớn của Sơn La, tham quan các thắng cảnh, các bản du lịch cộng đồng tại Mộc Châu, hay các di tích lịch sử tại thành phố Sơn La, các công trình kiến trúc, du lịch văn hóa tại các vùng phụ cận.

Cùng với sự gia tăng của khách du lịch, các cơ sở lưu trú của Sơn La phát triển với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn. Sự phát triển này đã bước đầu giải quyết nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch. Đến hết tháng 12 năm 2012 trên địa bàn Tỉnh Sơn La có 110 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 1572, công suất sử dụng phòng đạt 63%, trong đó có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao. Và tính đến 20/12/2015, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 150 cơ sở lưu trú du lịch với: 24 Khách sạn (trong đó có: 01 khách sạn 3 sao; 12 khách sạn 2 sao và 11 khách sạn 1 sao); 118 Nhà nghỉ Du lịch và 08 Homestay. Trong đó có gần 1900 buồng, với 3350 giường. Các dịch vụ trong các cơ sở lưu trú đang được bổ sung, chất lượng phục vụ tốt hơn.

* Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Sơn La

Từ năm 2004, tổ chức SNV đã hỗ trợ hoạt động phát triển du lịch tại địa bàn tỉnh Sơn La thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và nâng cao năng lực cho Sở Thương mại và Du lịch trong việc: xây dựng đề xuất tuyến du lịch và chương trình phát triển du lịch cộng đồng; nâng cao nhận thức, tăng cường sự hiểu biết và kỹ năng xác định, lựa chọn các điểm du lịch cộng đồng tiềm năng được khảo sát.

Từ năm 2007 Tổ chức phát triển Hà Lan – SNV đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh triển khai chương trình tư vấn kỹ thuật cho tỉnh Sơn La lựa chọn và xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp tại xã Chiềng Yên thuộc huyện Mộc Châu nhằm nâng cao kiến thức cho cộng đồng về tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương thông qua hoạt động du lịch cộng đồng. Tổ chức SNV đã tư vấn cho cộng đồng: xây dựng cơ chế quản lý du lịch cộng đồng và cơ chế chia sẻ thu nhập từ du lịch cho người dân, đặc biệt là người nghèo; nâng cao năng lực cho cộng đồng xây dựng sản phẩm và dịch vụ du lịch, hỗ trợ đào tạo các kỹ năng phục vụ cơ bản, xây dựng và phát hành tập gấp giới thiệu điểm đến…

Căn cứ Quyết định 993/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ xây dựng 04 bản du lịch cộng đồng trong 2 năm 2011 và 2012 tại huyện Mộc Châu và thành phố Sơn La.  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ 4 bản du lịch cộng đồng giai đoạn I năm 2011 – 2012 (Bản Nà Bai – xã Chiềng Yên – nay thuộc Huyện Vân Hồ; Bản Áng – Thị trấn Mộc Châu, Bản Bó, bản Hụm – Thành phố Sơn La). Giai đoạn II năm 2012 Dự án hỗ trợ 04 bản du lịch cộng đồng tiếp tục được triển khai với 3 chương trình lớn: Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động du lịch cộng đồng; Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với dịch vụ du lịch. Với mục tiêu ban đầu nhằm nâng cao nhận thức, năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác du lịch ở các huyện, thành phố và các xã, phường, bản, tại thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã, bản trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ  môi trường, tăng nguồn thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong bản.

Từ năm 2011 đến cuối năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Sơn La đã tiến hành triển khai các hoạt động của dự án như:

Tổ chức hội nghị hình thành cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động du lịch cộng đồng của 4 bản: Kết quả đã thành lập được 04 Ban chỉ đạo phát triển du lịch cộng đồng của 4 xã, có quy chế hoạt động rõ ràng; thành lập 4 Ban quản lý du lịch cộng đồng của bản, hoạt động theo quy chế của ban; Bản có quy ước hoạt động du lịch cộng đồng chi tiết.

Tổ chức các lớp tập huấn: thông tin về Luật du lịch, các chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển du lịch; Kỹ năng đón tiếp khách; phục vụ buồng; công tác chăm sóc y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, chỉnh trang đường làng ngõ xóm; chế biến món ăn, đồ uống; kỹ năng hướng dẫn du lịch; Công tác phòng chống HIV/AIDS…Kết quả, mỗi bản có 30 bà con đã được tập huấn các kiến thức trên, ngoài việc tập huấn về lý thuyết, bà con còn được hướng dẫn triển khai thực tế các kỹ năng như: Thuyết minh, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ nấu ăn, nghiệp vụ dọn buồng.

Hỗ trợ các trang thiết bị cho Ban quản lý Du lịch cộng đồng 4 bản, Xây dựng hệ thống biển báo, Hỗ trợ dọn vệ sinh chỉnh trang đường làng, ngõ xóm…  Hỗ trợ cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch: Mỗi bản có ít nhất 5 nhà nghỉ (Nhà dân đón khách nghỉ qua đêm) đủ điều kiện đón khách du lịch; 4 nhà văn hoá bản được chỉnh trang, bổ sung trang thiết bị nội thất với các văn hoá phẩm, vật dụng, đồ lưu niệm được trưng bày, hỗ trợ nhà vệ sinh, thùng rác, biển báo được xây dựng; Đường trong thôn, đường mòn đến các điểm du lịch được bảo dưỡng và dọn vệ sinh thường xuyên;

Hỗ trợ khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với dịch vụ du lịch: Sưu tầm các lời ca điệu múa truyền thống; Trang thiết bị phục vụ sưu tầm (Máy quay phim, máy ghi âm); Tổ chức biên kịch, đạo diễn và luyện tập; Biên tập ra đĩa CD, lời hát, điệu nhạc truyền thống: Mỗi bản được phục dựng 10 tiết mục văn nghệ để phục vụ khách du lịch; 4 đĩa CD, 4 đĩa DVD lời các bài hát và giai điệu nhạc truyền thống để lưu giữ, bảo tồn; 1 bộ dụng cụ âm nhạc; 10 bộ trang phục truyền thống; Sản xuất được hàng lưu niệm bán cho khách.

Tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng: Làm tập gấp, tờ rơi giới thiệu về sản phẩm du lịch cộng đồng của 4 bản bao gồm: Biên soạn, thiết kế và in phát hành 4.000 tờ rơi, tập gấp giới thiệu sản phẩm du lịch cộng đồng 4 bản; Làm 2 phóng sự giới thiệu sản phẩm du lịch cộng đồng trên đài truyền hình Tỉnh và Trung ương.

Năm 2015 Ban chỉ đạo phát triển du lịch Sơn La tiếp tục thực hiện triển khai thực hiện giai đoạn II của đề án để xây dựng bản du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh có hiệu quả góp phần vào phát triển kinh tế xã hội bền vững. Với mục đích Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các bản còn gặp khó khăn về dường xá nhưng có cảnh quan môi trường đẹp, môi trường thân thiện mến khách. Kêu gọi và thu hút đầu tư vào các bản trọng điểm của các huyện như: Mường La; Mai Sơn; Quỳnh Nhai; Vân Hồ và tập trung trong các lĩnh vực lưu trú, vui chơi, mua sắm, ẩm thực…nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch đi kèm, thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách. Đẩy mạnh xã hội hóa, có các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào du lịch cộng đồng tại Sơn La. Cụ thể như sau:

Triển khai tiếp tục dự án đường giao thông phát triển du lịch cộng đồng xã Chiềng Yên, Vân Hồ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 25/10/2011 với tổng mức đầu tư là 44.617 triệu đồng, năm 2014 dự án đã được giao 1.120 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương tại Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 23/01/2014. Đến thời điểm hiện tại giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đã giao.

Phối hợp với Ban quản lý dự án ADB tổ chức khảo sát, xây dựng báo cáo đề xuất danh mục dự án cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu trình hỗ trợ đầu tư từ nguồn phát triển hạ tầng du lịch của Dự án Giai đoạn IV, tiểu vùng Sông Mê Kông, trong đó tập trung kêu gọi đầu tư dự án tuyến đường du lịch nối từ quốc lộ 43 đi Tân Lập; Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Sao Đỏ trung tâm hành chính huyện Vân Hồ; Khu du lịch cộng đồng Chiềng Yên.

Thẩm định hồ sơ về đất đai, môi trường đối với các dự án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La như: Dự án phát triển Làng thanh niên lập nghiệp Púng Bánh, Sốp Cộp; các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; các dự án phát triển khu du lịch, cụm du lịch huyện Mộc Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, và Thành phố Sơn La.

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và tham quan thác Dải Yếm tại Bản Vặt xã Mường Sang: Nhà đầu tư đã xây dựng mới tuyến đường từ Quốc lộ 43, xuống chân thác với tổng số vốn khoảng 600 triệu đồng. Hiện nhà đầu tư đang dừng triển khai các bước tiếp theo của dự án, dự kiến tiến hành đầu tư xây dựng vào năm 2015 (theo Công văn số 23 ngày 22/4/2014 của Công ty TNHH tập đoàn Đông Dương).

Khai thác phát huy các di sản văn hóa, trong đó  điển hình là các di tích lịch sử, văn hóa; phát triển nghề truyền thống; xây dựng mô hình bản du lịch cộng đồng; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, tiêu biểu (văn hóa dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, tạo sự độc đáo, thu hút khách du lịch;

Xây dựng sản phẩm, mô hình tham quan du lịch cộng đồng gắn với các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như: Mô hình thăm quan rau hoa chất lượng cao cao; thăm quan những cánh đồng hoa cải; tham quan hoa tam giác mạch; tham quan du lịch và dịch vụ hái quả tại thung lũng mận Nà Ka 100 ha; du lịch trải nghiệm nông nghiệp, tắm trà, tắm lá thuốc; tổ chức phát động phong trào trồng hoa, tạo các tuyến đường, tuyến phố có hoa ban trắng mang đậm bản sắc văn hóa Tây Bắc.

Năm 2015, tổ chức khảo sát bản văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La đánh giá điểm du lịch cộng đồng tại: bản Hùn, xã Chiềng Cọ; bản Hụm, xã Chiềng Xôm. Năm 2016, tỉnh Sơn La sẽ triển khai xây dựng dự án hỗ trợ xây dựng bản du lịch cộng đồng kiểu mẫu.

Tham gia đoàn khảo sát của dự án EU về đánh giá điểm đến, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Quỳnh Nhai từ ngày 26-30/5/2015.Tư vấn hỗ trợ Công ty CP và du lịch Thiên Đường Á Châu khảo sát du lịch cộng đồng tại xã Ngọc Chiến  huyện Mường La chuẩn bị tổ chức đoàn Famtrip lên Sơn La.

Triển khai các đề tài về “Nghiên cứu nội dung và giải pháp xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn văn hóa, giảm nghèo và bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La; Đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Sơn La; đề tài “nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái và nhân văn huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La” …

Tổ chức kiểm tra công tác phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, áp dụng một số gợi ý tiêu chuẩn bản du lịch cộng đồng của dự án EU

*  Kết quả việc triển khai du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La

Việc triển khai du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2011 – 2015 đạt được những kết quả nhất định, đó là:

Trung bình đón được trên 16.000 lượt khách/năm. Doanh thu và thu nhập từ dịch vụ và du lịch tại cộng đồng đạt 4.000 triệu đồng/năm; Tốc độ tăng doanh thu và thu nhập từ dịch vụ du lịch của cộng đồng xã hội tại điểm triển khai trung bình trên 20%.

Nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững cho 90% lao động trong vùng có phát triển Du lịch cộng đồng. Nâng cao nhận thức và trình độ quản lý du lịch cộng đồng cho 100% cán bộ quản lý cấp xã và các thành viên ban quản lý du lịch cộng đồng.

Qua triển khai thực hiện dự án nhận thức của nhân dân tại các bản thuộc dự án được nâng lên kéo theo một số bản vệ tinh cũng phát triển và tham gia hoạt động du lịch tại bản. Thông qua chương trình dự án số hộ được trang bị đủ điều kiện về đón tiếp khách cụ thể như: Bản Bó Chiềng An thành phố Sơn La có 05 hộ; bản Hụm Chiềng Xôm thành phố Sơn La 05 hộ; bản Áng xã Đông Sang huyện Mộc Châu có 05 hộ; bản Nà Bai xã Chiềng Yên huyện Vân Hồ có 05 hộ; Tổng số hộ trong dự án hỗ trợ của 4 bản là 20 hộ. Tuy nhiên từ nhận thức của nhân dân các bản có nhiều hộ tự bỏ kinh phí tham gia làm nhà nghỉ tại nhà cụ thể: bản Áng xã Đông Sang 17 hộ; bản Nà Bai xã Chiềng Yên 12 hộ; Bản Bó Chiềng An 10 hộ; bản Hụm 6 hộ; tổng số hộ tham gia là 45. Các bản đều đã thành lập đội văn nghệ riêng và được tập huấn nâng cao về các điệu múa, bài hát truyền thống và duy trì hoạt động thường xuyên biểu diễn phục vụ khách du lịch.

Thu hút được 30% lao động của thôn bản tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động và chuyển dịch khoảng 20% thời gian nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch.

Năm 2015 Các công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động lữ hành, đưa nhiều đoàn khách trong tỉnh đi thăm quan và đón các đoàn khách đến thăm quan tại Sơn La. Với tổng số trên 1000 lượt khách.

Năm 2015, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1800 người. Trong đó, qua đào tạo khoảng 55%.

Tóm lại, nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các bản văn hoá để tạo thêm nguồn thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. Với việc áp dụng phát triển mô hình du lịch cộng đồng trong thời gian vừa qua ngành du lịch Sơn La đã tích cực triển khai các hoạt động và bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định: Hình thành và phát triển loại hình du lịch mới, bổ sung điểm du lịch, dịch vụ du lịch trong chương trình du lịch Tây Bắc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, góp phần nâng cao vị thế của du lịch Sơn La trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động du lịch cộng đồng như:

Công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của người dân về du lịch cộng đồng còn hạn chế; Môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm; Bản sắc văn hoá truyền thống đang có dấu hiệu bị mai một; Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị xâm hại do những lợi nhuận từ du lịch; Công tác vệ sinh thôn, bản bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên còn yếu. Không có thùng đựng rác, không có nơi đổ rác quy định … Môi trường xã hội thay đổi, khi phát triển du lịch cộng đồng nếu không được quản lý tốt sẽ làm gia tăng tệ nạn xã hội.

Lợi ích từ hoạt động du lịch chưa được phân bổ hài hoà, hợp lý giữa người dân ở khu vực thị trấn và người dân ở các làng bản. Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch còn thấp đặc biệt là người dân ở các thôn, bản đang tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng.

Các bản du lịch cộng đồng cũng đã có khách du lịch đến thăm quan, người dân cũng đã có doanh thu thông qua một số dịch vụ như múa hát, phục vụ ăn uống nhưng chưa đáng kể. Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng hiện nay tại các điểm này chưa rõ, chưa có tổ chức, chưa có nghiệp vụ phục vụ du lịch và tiến triển còn chậm, chất lượng còn chưa đạt được như mong muốn do các nguyên nhân chính như sau: Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở bản còn quá sơ sài chưa đảm bảo tiêu chuẩn, như: Chưa có hệ thống nước sạch; Bản có nhà cửa đẹp nhưng tập quán sinh hoạt đặc thù như nuôi động vật gần nhà (trâu, bò dưới gầm sàn) gây mất vệ sinh, đun nấu trực tiếp trong nhà, nếp sinh hoạt bề bộn . Vì vậy những bản này cần được hỗ trợ xây dựng quy chế, ban quản lý, các tiêu chí về du lịch về vệ sinh môi trường và các kỹ năng cho cộng đồng để đón tiếp khách.

Năng lực làm du lịch của người dân ở thôn, bản còn ở mức thấp, những kiến thức cơ bản trong hoạt động du lịch chưa được đào tạo nên kỹ năng làm du lịch còn yếu dẫn đến chất lượng, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, không tạo nên được sự hấp dẫn để thu hút khách. Sản phẩm du lịch ở cộng đồng đã được hình thành, nhưng do chưa đẩy mạnh được công tác tuyên truyền quảng bá tiếp thị sản phẩm, nên thu hút lượng khách đến cộng đồng tham quan du lịch chưa nhiều so với tiềm năng sẵn có.

* Một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng Tỉnh Sơn La

Thứ nhất, về cơ chế chính sách: nhằm phát huy tối đa tiềm năng du lịch cộng đồng và vận hành hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch cộng đồng như: nâng cấp cơ sở hạ tầng: đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, khôi phục, phát triển các nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu, nghề đan lát  … phục vụ phát triển du lịch; Xây dựng sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng và có chất lượng của bản du lịch cộng đồng ; Quảng bá, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách du lịch trong và ngoài nước biết đến du lịch cộng đồng Sơn La; Bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về du lịch cho cộng đồng; Bảo tồn, phát huy những đặc trưng văn hóa của địa phương; Tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường tại khu vực bản. Có chính sách hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm du lịch của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình kinh doanh lưu trú tại gia ở  bản du lịch cộng đồng như: thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khách lưu trú … Tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng ủy, chính quyền các cấp địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng, coi đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương; coi phát triển du lịch cộng đồng là loại hình phát triển kinh tế bền vững.

Thứ hai, về nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch phát triển du lịch cộng đồng: Du lịch là một trong những ngành kinh tế dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế cao, vì thế để có thể thu hút được nhiều du khách đến tham quan thì chất lượng các loại hình dịch vụ cần phải đảm bảo và không ngừng nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách tại địa phương như : dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn tham quan, dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí,…

Thứ ba, về phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng các sản phẩm du lịch của Sơn La hiện nay hầu như chưa đáp ứng được thị hiếu và mong muốn của khách du lịch. Sản phẩm du lịch cộng đồng là nhân tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và là biện pháp quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả. Vì vậy cần có những giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm như : Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp; Khuyến khích người dân chế biến những loại rượu từ men lá cây của địa phương, rượu ngô, rượu sơn tra … Hỗ trợ người dân địa phương tham gia sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch: đồ thổ cẩm (túi, áo, mũ, khăn, gối…); đồ mây tre đan: bàn, ghế, cung, nỏ, ếp, gùi, giá đựng … thân thiện với môi trường.

Thứ tư, Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp phát triển du lịch cộng đồng. Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức phát triển du lịch cộng đồng  tới các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trong các bản về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội trong phát triển loại hình du lịch cộng đồng giúp phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan môi trường và phát huy khả năng của nhân dân trong phát triển kinh tế gắn với du lịch. Tăng cường các nguồn vốn đầu tư, gắn kết các chương trình, các nguồn vốn để tập trung xây dựng bản theo định hướng nông thôn mới nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống, cảnh quan tự nhiên, gắn với công tác bảo vệ môi trường cộng đồng làng bản.

Thứ năm, về phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ cho nhân dân các bản về các kỹ năng trong phát triển du lịch, phát huy khả năng của Ban quản lý các bản trong phát triển du lịch cộng đồng gắn với lợi ích của các hộ kinh doanh với lợi ích của cộng đồng trong bản. Tập trung nguồn vốn đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho từng bản, thường xuyên tổ chức cho nhân dân tham gia học tập kinh nghiệm tho hướng chỉ việc tại các tỉnh có sự phát triển du lịch cộng đồng có vị trí địa lý giống với Sơn La. Tăng cường nguồn kinh phí cho công tác đào tạo hướng dẫn các kỹ năng trong phát triển du lịch tới người dân tại các bản.

Thứ sáu, về quảng bá thu hút thị trường. Hỗ trợ cho các huyện, xã, phường, bản thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh các bản du lịch cộng tới các công ty, hãng lữ hành trong và ngoài nước. Tập trung nguồn kinh phí cho việc xây dựng tập gấp, tờ rơi quảng bá tại các Hội trợ triển lãm trong và ngoài nước; Cung cấp thông tin cho các chương trình quảng cáo của các đài phát thanh truyền hình trong và ngoài tỉnh, xây dựng các tập phim, đĩa CD, DVD tư liệu về cuộc sống, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan môi trường, các nét văn hóa, ẩm thực truyền thống của các bản du lịch cộng đồng nhằm thu hút sự quan tâm của du khách.

Ngoài ra việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch cộng đồng cũng được coi là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công tại các bản triển khai mô hình du lịch cộng đồng

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tỉnh ủy Sơn La, Nghị Quyết về phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 số 19 – NQ/TU ngày 01/4/2013.
  2. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quyết định về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La về phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 số 1489/QĐ- UBND ngày 16/7/2013.
  3. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quy hoạch phát triển du lịch Sơn La giai đoạn giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến 2020 (Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 26/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La).
  4. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, báo cáo kết quả triển khai dự án hỗ trợ 04 bản du lịch cộng đồng giai đoạn I tại thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu, tháng 7/2014
  5. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Ban chỉ đạo phát triển du lịch, Số: 09/BC-BCĐPTDL, Báo cáo kết quả công tác năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016
  6. Nguyễn Văn Đính; Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.
  7. Nguyễn Văn Lưu (2006), Phát triển du lịch cộng đồng trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí du lịch số 10/2006.
  8. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến 2020, Sơn La 2007.
  9. Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình bản du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu) và xã Mường Do (Phù Yên) – Tỉnh Sơn La, Nguyễn Đình Phong, Sở Thương mại và Du lịch Sơn La, 2007 – 2008.
  10. Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa các dân tộc phục vụ phát triển du lịch huyện Mộc Châu, TS. Nguyễn Anh Cường, Đại học Văn hóa Hà Nội, 2008 – 2009.
  11. Đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái và nhân văn huyện Quỳnh Nhai, Viện Dân tộc học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2011 – 2012.
  12. Sở Thương mại và Du lịch Sơn La, Đề án Điều tra, khảo sát thị trường du lịch sinh thái cộng đồng tỉnh Sơn La số 25/ĐA – STMDL ngày 08 tháng 11 năm 2006.
  13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La, Dự án Hỗ trợ 4 bản du lịch cộng đồng giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La, Báo cáo về việc thực luật Di sản văn hóa – năm 2013.

Th.S. Lê Thị Thanh Nhàn

Thư mời viết bài tham luận Hội thảo về du lịch Sơn La

Kính gửi: Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc

Để góp phần triển khai thực hiện NQ 19-NQ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND Thành phố Sơn La, Hội khoa học kinh tế tỉnh phối hợp tổ chức hội thảo quy mô cấp Thành phố. Nhằm tạo sự thống nhất nhận thức về phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung.

Hội thảo với chủ đề: “Chung tay xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố Sơn La”. Với mong muốn tập hợp được những tư duy, sự hiểu biết và kinh nghiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các Trường về phát triển du lịch nói chung, sản phẩm du lịch nói riêng.

dulichsonla

Ban tổ chức hội thảo trân trọng kính mời quý cơ quan tham gia viết bài tham luận tại hội thảo; Ban tổ chức hội thảo gửi kèm theo thư mời, bản kế hoạch tổ chức hội thảo và gợi ý những chủ đề liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch để quý cơ quan lựa chọn.

Về số lượng bài: Mỗi cơ quan có thể tham gia viết từ 1 – 3 bài; về thời lượng mỗi bài viết ít nhất từ 3 – 5 trang.
Chủ đề bài viết do quý cơ quan xác định cho phù hợp với nội dung tham luận.

Mọi thông tin chi tiết về khả năng tham gia viết bài:
– Số lượng bài viết, chủ đề bài tham luận xin gửi về Hiệp hội Du lịch tỉnh
– Thời gian viết và nộp bài chậm nhất trước ngày 10/10/2014 (Bài viết có thể gửi bản thảo hoặc bản mềm) theo địa chỉ:
+ Email: [email protected]
+ Địa chỉ: Hiệp hội Du lịch tỉnh: Số 51 – Đường Tô Hiệu – Thành phố Sơn La
+ Hoặc liên hệ với Bà Cao Kim Dung Chánh Văn phòng Hiệp hội
Điện thoại: 0223 789 393 – Di động: 0912 131 832

Ban tổ chức hội thảo rất mong nhận được sự quan tâm tham gia của quý cơ quan.
Trân trọng cảm ơn!

HIỆP HỘI DU LỊCH
CHỦ TỊCH

Hoàng Chí Thức

Xem chi tiết các files kèm theo:
Thư mời viết bài tham luận hội thảo
Gợi ý những chủ đề liên quan
Kế hoạch tổ chức hội thảo

Phương pháp hạch toán chi phí thu mua hàng hóa

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: Chi phí thu mua hàng hóa phản ánh chi phí phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí mua hàng hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả hàng tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được).

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:
Chi phí thu mua hàng hóa phản ánh chi phí phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí mua hàng hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả hàng tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được).

Chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi… Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa…

Vận dụng các nguyên tắc kế toán ta có phương pháp kế toán chi phí thu mua như sau:

Trường hợp 1: Chi phí đi mua hàng phát sinh ít, đơn giản và dễ xác định có thể vận dụng nguyên tắc trọng yếu.
Nguyên tắc trọng yếu cho rằng kế toán chỉ theo dõi và công khai những sự việc được xem là quan trọng và có thể bỏ qua không quan tâm đến những sự việc được xem là không quan trọng và không làm ảnh hưởng lớn đến các báo cáo tài chính. Vì vậy trong trường hợp khi vận dụng nguyên tắc trọng yếu trong quá trình hạch toán thì có thể đưa chi phí thu mua vào giá trị hàng nhập kho.

Phương pháp hạch toán
Kế toán sử dụng TK 1561 – Giá mua hàng hóa
Khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa, căn cứ vào hóa đơn chứng từ kế toán định khoản:
Nợ TK 1561: Chi phí thu mua hàng hóa
Nợ TK 1331 (nếu có thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 111, 112…

VD:
Mua hàng hóa tổng trị giá mua 100.000.000đ (chưa thuế VAT 10%) hàng được thực hiện theo phương thức chuyển hàng nên chi phí thu mua phát sinh ít (chi phí lưu kho: 500.000đ) – chi phí này là khá nhỏ. Dựa trên nguyên tắc trọng yếu, vì số tiền là quá nhỏ, không trọng yếu nên kế toán ghi nhận tất cả chi phí thu mua phát sinh vào chi phí trong một tháng thay vì dàn trải trong kỳ. Nếu số tiền nhỏ mà ghi nhận trong kỳ thì sẽ tốn kém chi phí cho việc theo dõi: chi phí giấy, chi phí nhân lực theo dõi…
Kế toán định khoản:
Nợ TK 1561: 100.000.000
Nợ TK 1331: 10.000.000
Có TK 331: 110.000.000
Phản ánh chi phí phát sinh
Nợ TK 1561: 500.000
Có TK 331: 500.000

Trường hợp 2: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại chi phí mua hàng của các đợt thường chênh lệch nhau lớn, phát sinh nhiều, chi phí tập hợp khó (do chi nhiều lần, kéo dài, gồm nhiều khoản chi…)

Trong trường hợp này vận dụng nguyên tắc nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Nguyên tắc này yêu cầu khi tính chi phí được coi là chi phí hoạt động trong kỳ phải trên cơ sở những chi phí nào tạo nên doanh thu được hưởng trong kỳ.

Khi đó kế toán sử dụng TK1562 – chi phí thu mua hàng hóa để tập hợp chi phí thu mua phát sinh đến cuối kỳ tiến hành phân bổ theo số hàng bán ra sẽ làm giá vốn hàng bán đều nhau hơn giữa các kỳ kế toán.

Một số phương pháp phân bổ chi phí thu mua hàng hóa cho hàng bán ra trong kỳ:

* Phân bổ theo trị giá mua
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ = Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ x Trị giá mua hàng xuất bán trong kỳ
Giá mua hàng tồn đầu kỳ + Trị giá mua hàng nhập trong kỳ

Phương pháp này có giá trị mang tính chính xác cao, thích hợp trong trường hợp hàng nhập có chênh lệch giá trị lớn, nhưng tính toán phức tạp trong trường hợp số lượng nhập suất lớn.

* Phân bổ theo số lượng
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ = Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ x Số lượng hàng xuất bán trong kỳ
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ
Phương pháp này tính toán dễ dàng nhưng cho kết quả mang tính chất tương đối vì chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng nhập.

Phương pháp hạch toán:
Kế toán sử dụng TK 1562 – chi phí thu mua hàng hóa
Kết cấu:
Bên Nợ: Chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát sinh liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào, đã nhập kho trong kỳ
Bên Có: Chi phí thu mua hàng hóa tính cho khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ
Dư Nợ: Chi phí thu mua còn lại cuối kỳ

Trình tự hạch toán
– Trong kỳ khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa căn cứ vào các chứng từ kèm theo kế toán định khoản
Nợ TK 1562
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112…
– Cuối kỳ kế toán tính và phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán ra trong kỳ, định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 1562

Ví dụ: Đầu tháng 6/N, số lượng hàng N tồn kho 10.000kg, trị giá mua 80.000d/kg. Chi phí mua hàng chưa phân bổ 20.000.000đ
Trong tháng:
– Ngày 2/6: Nhập kho 2.000kg, trị giá mua 82.000đ/kg.
– Ngày 5/6: Nhập kho 6.000kg, trị giá mua 85.000đ/kg. Chi phí vận chuyển phát sinh 6.000.000đ thanh toán bằng tiền mặt
– Ngày 10/6: Xuất kho 7.000kg để bán với giá bán 95.000đ/kg (chưa bao gồm VAT) (giá vốn hàng xuất bán tính theo phương pháp nhập sau – xuất trước), khách hàng chưa thanh toán

Theo cách phân bổ thứ nhất:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ =
20.000.000 + 6.000.000 x (6000×85000+1000×82000
10.000×80.000 + (2000×82000 + 6000×85000)
= 10.442.000

Theo cách phân bổ thứ hai:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ = 20.000.000 + 6.000.000 x 7000 = 10.111.000
10.000 + (2000 + 6000)

* Phương pháp hạch toán
Phân bổ theo cách 1: Ngày 2/5:
NV: Nợ TK 1561: 164.000.000
Có TK 111: 164.000.000
Ngày 5/6:
NV1: Nợ TK 1561: 510.000.000
Có TK 111: 510.000.000
NV2: Phản ánh chi phí thu mua
Nợ TK 1562: 6000.000
Có TK 111: 6.000.000
Ngày 10/6:
NV1: Nợ TK 632: 592.000.000
Có TK 1561: 592.000.000
NV2: Nợ TK 131: 731.500.000
Có TK 511: 665.000.000
Có TK 3331: 66.500.000
Cuối kỳ phân bổ:
Nợ TK 632: 10.442.000
Có TK 1562: 10.442.000
Vậy tổng giá vốn trong trường hợp này là: 602.442.000đ

Phân bổ theo cách 2:
Ngày 2/5:
Nợ TK 1561: 164.000.000
Có TK 111: 164.000.000
Ngày 5/6:
NV1: Nợ TK 1561: 510.000.000
Có TK 111: 510.000.000
NV2: Phản ánh chi phí thu mua
Nợ TK 1562: 6.000.000
Có TK 111: 6.000.000
NV1: Nợ TK 632: 592.000.000
Có TK 1561: 592.000.000
NV2: Nợ TK 131: 731.500.000
Có TK 511: 665.000.000
Có TK 3331: 66.500.000
Cuối kỳ phân bổ:
Nợ TK 632: 10.111.000
Có TK 1562: 10.111.000
Vậy tổng giá vốn trong trường hợp này là: 602.111.000đ

Tóm lại lựa chọn phương pháp phân bổ thích hợp chi phí thu mua hàng hóa không những phản ánh đúng tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn phù hợp với các nguyên tắc kế toán căn bản.

Tác giả: GV Đỗ Thị Minh Tâm – Bộ môn Kinh tế

Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam

1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam Dựa vào lịch sử phát triển của chế độ kế toán gắn liền với cơ chế vận hành của nền kinh tế trong từng thời kỳ, chúng ta có thể chia quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam thành 5 thời kỳ: + Thời kỳ trước 1975 + Thời kỳ 1975 – 1986 + Thời kỳ 1987 – 1996 + Thời kỳ 1997 – 2005 +) Thời kỳ 2006 đến nay

1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam
Dựa vào lịch sử phát triển của chế độ kế toán gắn liền với cơ chế vận hành của nền kinh tế trong từng thời kỳ, chúng ta có thể chia quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam thành 5 thời kỳ:
+ Thời kỳ trước 1975
+ Thời kỳ 1975 – 1986
+ Thời kỳ 1987 – 1996
+ Thời kỳ 1997 – 2005
+) Thời kỳ 2006 đến nay

*) Thời kỳ trước 1975: Do yêu cầu vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc vừa lo chi viện cho miền Nam vì vậy để hướng tới mục đích quản lý thống nhất nền kinh tế, hệ thống BCTC được xây dựng chủ yếu phục vụ quản lý các cơ quan nhà nước, vẫn mang tính cứng nhắc.
Xí nghiệp phải lập và gửi các báo biểu theo tháng, quí, 6 tháng đầu năm, cuối năm theo qui định. Đến cuối năm xí nghiệp phải lập và nộp đủ 13 báo biểu.

*) Thời kỳ 1975 – 1986: Hệ thống kế toán trước đây bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cùng với cơ chế quản lý kinh tế mới nhằm phát huy quyền chủ động trong sản xuất và tự chủ trong tài chính của xí nghiệp quốc doanh mà chế độ báo cáo tài chính đã được tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Hệ thống chế độ báo cáo thống kê – kế toán định kỳ ban hành theo QĐ 13 – TCTK/PPCĐ ngày 13 tháng 1 năm 1986 gồm 21 báo biểu trong đó có 9 báo biểu kế toán. Theo đó, xí nghiệp không phải nộp báo biểu theo tháng nữa. số lượng báo biểu phải nộp định kỳ hàng quí, 6 tháng đầu năm, cuối năm cũng giảm đi.

*) Thời kỳ 1987 – 1996: Chế độ Tài khoản thống nhất được ban hành tháng 12 năm 1989, chế độ báo cáo kế toán định kỳ cũng được sửa đổi áp dụng riêng cho doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.
– Doanh nghiệp quốc doanh hệ thống báo cáo định kỳ gồm 4 báo cáo: Bảng tổng kết tài sản (lập theo quí, năm), BCKQKD (lập theo năm), chi phí sản xuất theo yếu tố (lập theo năm), Bản giải trình kết quả hoạt động SXKD (lập theo năm).
– Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ phải lập và nộp 3 báo cáo định kỳ là: Bảng tổng kết tài sản, KQKD và Báo cáo tồn kho vật liệu, sản phẩm, hàng hóa.

*) Thời kỳ 1997 – 2005: Chế độ BCTC thống nhất được ban hành theo QĐ 167/2000/QĐ/BTC áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Hàng quí, DN phải lập BCĐKT, hàng năm lập BCKQKD và Thuyết minh BCTC.

Đây là bước đột phá căn bản thể hiện ở chỗ: hệ thống biểu mẫu được xây dựng trên các nguyên tắc của CMKT quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập. Số lượng báo cáo giảm đáng kể, việc lập và xét duyệt báo cáo được đơn giản, ít tốn kém công sức và thời gian. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu trên BCTC vẫn còn quá chi tiết và thuộc phạm vi BCQT, các chỉ tiêu sắp xếp chưa thật hợp lý và không nhất quán, cách tính toán chỉ tiêu chưa thật chính xác và hợp lý, không nhất quán, phức tạp, …gây khó khăn cho các DN đặc biệt các DN vừa và nhỏ. Dẫn đến tình trạng lập BCTC theo kiểu đối phó.

Ngày 21/12/2001, Chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ được ban hành theo QĐ 144/2001/QĐ-BTC. Các DN vừa và nhỏ chỉ phải lập BCTC hàng năm: BCĐKT, BCKQKD, Thuyết minh BCTC. Ngoài ra còn phải nộp cho cơ quan thuế: Bảng cân đối tài khoản, Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

*)Thời kỳ 2006 đến nay:
Ngày 20 tháng 3 năm 2006, Bộ trưởng BTC đã ký QĐ 15/ 2006/ QĐ – BTC ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. Chế độ kế toán được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện. Hệ thống BCTC gồm:
– Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các DN thuộc các ngành và thành phần kinh tế. Gồm: BCĐKT, BCKQKD, BC lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyêt minh BCTC.
– Hệ thống BCTC giữa niên độ được áp dụng cho các DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, các DN khác khi tự nguyện lập BCTC giữa niên độ. Có 2 dạng báo cáo: đầy đủ và tóm lược. Gồm: BCĐKT giữa niên độ, BCKQKD giữa niên độ, BC lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ, Bản thuyêt minh BCTC chọn lọc.
Cũng trong năm 2006, chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ cũng được sửa dổi ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. Theo đó, DN vừa và nhỏ không bắt buộc phải lập BC lưu chuyển tiền tệ. Nhưng phải lập thêm Bảng cân đối tài khoản để gửi cho cơ quan thuế.

2. Đánh giá xu hướng phát triển của hệ thống BCTC ở Việt Nam
– Số lượng báo cáo và chỉ tiêu trên từng báo cáo: ít hơn nhưng vẫn cung cấp thông tin khá đầy đủ cho các đối tượng sử dụng
– Xu hướng tách rời BCTC với BCQT được thể hiện ngày càng rõ. Do nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý cấp trên và nhà quản lý DN có xu hướng tách rời nhau. Điều này là cần thiết khi DN tồn tại trong nền kinh tế thị trường và cũng là lý do để hệ thống BCTC định kỳ giảm đáng kể về số lượng, mang dáng vẻ của hệ thống báo cáo kế toán tài chính.
– Nội dung và cách sắp các chỉ tiêu đã phù hợp với các DN trong thời kỳ chuyển đổi, gần hơn với thông lệ quốc tế. Ví dụ: Bảng tổng kết tài sản 1990 đã có thể phân biệt được 2 loại nguồn vốn: NPT và VCSH. Bỏ khái niệm NV tự có và coi như tự có trên Bảng tổng kết tài sản được ban hành năm 1986. Điều này cho thấy việc xác định NV của DN theo Bảng tổng kết tài sản năm 1990 đã tiếp cận được thông lệ quốc tế về kế toán.
– Kết cấu và nội dung phản ánh của từng báo cáo đã khoa học hơn trước.

o Ví dụ: Theo QĐ 167/2000.QĐ – BTC thì BCKQKD chia làm ba phần:

+ Phần I: Lãi, lỗ
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
+ Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT của hàng bán nội địa.

o Việc bố trí phần II, III vào BCKQKD là không hợp lý và không phù hợp với tính chất của báo cáo này, làm cho báo cáo thêm cồng kềnh thiếu khoa học.

o Việc sắp xếp các chỉ tiêu trong phần I: Lãi lỗ cũng bất ổn. Ví dụ: Chỉ tiêu Tổng doanh thu và các khoản giảm trừ không được đánh số thứ tự, phải xem qua hàng loạt các chỉ tiêu ở trên xuống mới tìm được chỉ tiêu 1: doanh thu thuần…

o BCKQKD được ban hành theo QĐ 15/ 2006/ QĐ-BTC đã khắc phục được những nhược điểm trên.

– Có hệ thống BCTC riêng phù hợp với trình độ quản lý của các DN vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các DN này có thể lập, nộp BCTC đúng hạn, chính xác.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề về trật tự sắp xếp các chỉ tiêu, tên gọi các chỉ tiêu, …đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ: Trật tự sắp xếp tài sản trên BCĐKT theo tính khả thanh nhưng một vài chỉ tiêu không theo trật tự đó mà xếp theo thứ tự tài khoản: Các tài khoản phản ánh tài sản cố định được xếp trước các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài hạn và bất động sản đầu tư…Như đã biết, tài sản cố định đã và đang đầu tư là bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Bộ phận này có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất và một khi doanh nghiệp đã bán tài sản cố định để thanh toán thì doanh nghiệp đó khó mà tồn tại được. Chính vì thế, trình tự sắp xếp các tài khoản trong loại 2 “tài sản dài hạn” nên chăng theo trình tự từ các khoản đầu tư tài chính dài hạn; bất động sản đầu tư; các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn; chi phí trả trước dài hạn rồi mới đến tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Và do vậy, ký hiệu các tài khoản cũng thay đổi tương ứng với trật tự sắp xếp trên. Trật tự các khoản mục trên trong BCĐKT cũng sẽ thay đổi.

Những vấn đề trên cần được sớm khắc phục để chế độ kế toán Việt Nam tiến sát hơn tới thông lệ quốc tế.

(GV- Nguyễn Thị Phương Thảo- Khoa Kinh tế)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Th.S. Vũ Thị Sen

Khoa Kinh tế

Absract. The article has brought out the common problems, as well as review the basics of organizing a system of vouchers for internal control units in public today. Since then, some will make recommendations to improve the organization voucher system to enhance internal controls in these units.

Tóm tắt. Bài viết đã đưa ra những vấn đề chung, cũng như những đánh giá cơ bản về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay. Từ đó, đề xuất một số ý kiếm nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ với việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong các đơn vị này.

Xuất phát từ vai trò của chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán và kiểm soát nội bộ trong các đơn vị nói chung và trong đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng. Mặt khác, hiện nay vấn đề tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý tài chính chưa cao. Do đó, bài viết đã đưa ra những đánh giá cơ bản về tổ chức hệ thống chứng từ với kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay và đề xuất một số giải pháp về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ trong các đơn vị này.

1. Khái quát chung về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với kiểm soát nội bộ trong các đơn vị

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán (theo điều 4 khoản 7 của Luật kế toán). Chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán, kiểm soát nội bộ bởi vì nó chứng minh tính pháp lý của các nghiệp vụ và của số liệu ghi chép trên sổ kế toán, cụ thể như:

Thứ nhất, việc lập chứng từ kế toán giúp thực hiện kế toán ban đầu, nó là khởi điểm

của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Nếu thiếu chứng từ sẽ không thể thực hiện được kế toán ban đầu cũng như toàn bộ công tác kế toán.

Thứ hai, việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành. Điều này đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Thứ ba, lập chứng từ kế toán là để tạo ra căn cứ để kế toán ghi sổ nghiệp vụ kinh tế.

Thứ tư, việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghiệp vụ phát sinh.

Mặt khác, xét theo tính chất pháp lý của chứng từ, chứng từ kế toán thể hiện: Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý chứng minh cho số liệu kế toán thể hiện trên các tài liệu kế toán. Căn cứ để kiểm tra việc thi hành mệnh lệnh, tính hợp pháp của nghiệp vụ, phát hiện các vi phạm, các hành vi lãng phí tài sản của đơn vị. Căn cứ để cơ quan tư pháp giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề kinh tế, tài chính. Căn cứ cho việc kiểm tra tình hinh thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách nhà nước của đơn vị. Căn cứ xác định trách nhiệm về nghiệp vụ phát sinh của các cá nhân, đơn vị liên quan đến nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.

Hệ thống chứng từ kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay được lập và sử dụng theo Chế độ chứng từ ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính. Chứng từ kế toán được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Nếu căn cứ vào mức độ khái quát, chứng từ kế toán được chia làm hai loại chứng từ gốc và chứng từ tổng hợp.

Chứng từ gốc (chứng từ ban đầu). Chứng từ gốc có số lượng lớn hơn vì phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn vị. Loại chứng từ này, một mặt là cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị về mặt mục đích sử dụng, việc thực hiện các chỉ tiêu theo dự toán, theo kế hoạch, các định mức, các quy định về các khoản thu, chi và các hoạt động khác trong đơn vị. Mặt khác, Chứng từ gốc còn là cơ sở để xác định trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị.

Chứng từ tổng hợp (chứng từ trung gian) có số lượng ít hơn, vì trên cơ sở tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại để lập Bảng tổng hợp chứng từ giúp cho công tác hạch toán được giảm nhẹ khối lượng ghi chép và đơn giản hoá trong công tác hạch toán.

Nếu phân loại theo tính chất pháp lý, chứng từ kế toán có thể phân biệt thành hai loại là chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.

Chứng từ bắt buộc là những chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc do yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Ví dụ như Hoá đơn GTGT. Đối với loại chứng từ bắt buộc, Nhà nước tiêu chuẩn hoá về quy cách, biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ, mục đích và phương pháp lập chứng từ.

Chứng từ hướng dẫn là những chứng từ kế toán sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng làm cơ sở để các đơn vị vận dụng một cách thích hợp vào từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho…

Trong tổ chức hệ thống chứng từ thì thủ tục kiểm soát được thực hiện như sau:

Thứ nhất, Kiểm soát theo nguyên tắc phê chuẩn đối với các nghiệp vụ gồm các loại chứng từ: Chứng từ thu, chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, đề nghị thanh toán, bảng thanh toán lương… Việc phê chuẩn này được quy định cho từng nghiệp vụ cụ thể, ví dụ: khi có nhu cầu sửa chữa TSCĐ hoặc mua sắm vật tư, công cụ dụng cụ phải có đề nghị từ bộ phận có nhu cầu và phải được phê duyệt của thủ trưởng đơn vị trước khi thực hiện nghiệp vụ đó. Quy trình phê chuẩn chứng từ được thực hiện qua 3 cấp: Từ cấp bộ phận quản lý trực tiếp đến bộ phận kế toán và cuối cùng là kiểm soát và phê duyệt của thủ trưởng đơn vị.

Thứ hai, Kiểm soát nguyên tắc bất kiêm nhiệm được tôn trọng không, như không kiêm việc phê chuẩn chứng từ với việc thực hiện. Chẳng hạn như việc thực hiện mua sắm các trang thiết bị, vật tư trong đơn vị được giao cho các bộ phận sử dụng lập kế hoạch, xây dựng dự toán, chuyển đến cho thủ trưởng đơn vị phê duyệt, thủ trưởng đơn vị giao cho một bộ phận độc lập khác căn cứ vào kế hoạch đã phê duyệt ký hợp đồng mua sắm.

Thứ ba, Trình tự kiểm soát chứng từ kế toán được thực hiện qua hai bước:

Một là kiểm soát ban đầu: Được thực hiện bởi kế toán thanh toán, nội dung kiểm soát gồm kiểm soát tính hợp lý và tính hợp pháp của các chứng từ gốc, nội dung kinh tế của nghiệp vụ, đơn giá và số lượng, chữ ký, đối chiếu với các định mức chi tiêu theo quy định của đơn vị và theo chế độ Nhà nước, kiểm tra việc sử dụng các khoản chi có đúng mục đích, đúng đối tượng theo mục lục NSNN không…

Hai là kiểm soát lại: Sau khi kiểm soát ban đầu, chứng từ sẽ được chuyển đến phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị để kiểm tra, soát lại và ký chứng từ trước khi chuyển đến bộ phận thực hiện. Cuối cùng kế toán viên kiểm tra lại chứng từ như thủ tục kiểm soát ban đầu trước khi ghi chép, phản ánh vào sổ sách kế toán.

Trên cơ sở công tác kiểm soát chứng từ kế toán như trên sẽ giúp các đơn vị đạt được hiệu quả điều hành quản lý theo các mục tiêu hoạt động, quản lý chặt chẽ tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính trong các đơn vị.

2. Những đánh giá chung về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay

Công tác tổ chức hệ thống chứng từ của các đơn vị sự nghiệp công lập cơ bản đã thực hiện và tuân thủ theo Chế độ chứng từ kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 19, ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Trưởng BTC, nhưng tính kiểm soát của hệ thống chứng từ với hiệu quả hoạt động tại các đơn vị còn yếu. Công tác tổ chức hệ thống chứng từ tại các đơn vị đã thực hiện sự tuân thủ về mẫu chứng từ, cách phản ánh, ghi chép trên mẫu chứng từ kế toán. Nội dung trên chứng từ đã phản ánh được nội dung của nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh. Việc xây dựng hệ thống chứng từ trong các đơn vị đã đảm bảo phản ánh được nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Quy trình kiểm soát chứng từ được thực hiện căn bản theo các bước như trên cho nên đã hạn chế được các nghiệp vụ khai khống và sự gian lận trong đơn vị nhằm rút tiền kinh phí nhà nước cũng như nguồn vốn của đơn vị. Tăng cường tinh thần trách nhiệm của các đối tượng tham gia vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị. Trong quá trình thực hiện đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về mặt lập chứng từ.

Bên cạnh những ưu điểm trong tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ như trên thì việc thực hiện các quy định chung trong việc lập và kiểm tra và sử dụng chứng từ như trên còn những hạn chế. Chế độ khen thưởng, xử phạt từng người, từng bộ phận trong quá trình lập, tiếp nhận chứng từ kế toán chưa được thực hiện rõ ràng và hiệu quả. Do đó, hiệu quả kiểm soát về mục đích sử dụng, chi tiêu kinh phí, kế hoạch, dự toán, định mức chi tiêu … tại các đơn vị vẫn chưa cao. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại các đơn vị chưa thực sự khoa học, chưa xây dựng cho đơn vị hệ thống chứng từ hoàn chỉnh, các chứng từ xây dựng còn theo tính tự phát, hệ thống chứng từ chưa thực sự đảm nhiệm được vai trò kiểm soát đầy đủ các hoạt động tại đơn vị, chưa ngăn ngừa hết được những gian lận và sai sót trong các hoạt động của đơn vị mình. Đặc biệt, đối với các chứng từ ban đầu tại các đơn vị vẫn còn rất tồn tại những sai sót khi tiếp nhận chứng từ hoặc lập chứng từ như thiếu dấu, chữ ký, nội dung ghi không đầy đủ không rõ ràng… Chính sự kiểm soát không chặt chẽ này dẫn đến kế toán vẫn để lọt các nghiệp vụ khai khống hoặc chứng từ chưa đảm tính hợp lý hợp pháp vẫn dùng ghi sổ kế toán.

Việc luân chuyển chứng từ tại đơn vị thực hiện còn chưa tốt như:

Khâu lập chứng từ: Có đơn vị vẫn chưa biết vận dụng đầy đủ các mẫu biểu chứng từ để kiểm soát chi tiết mọi hoạt động trong đơn vị; nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ không cụ thể, rõ ràng gây khoá khăn cho công tác hạch toán và thanh tra, kiểm tra.

Khâu kiểm tra chứng từ thực hiện chưa nghiêm túc dẫn đến vẫn bỏ lọt những sai phạm về hình thức và nội dung của chứng từ như: vẫn có chứng từ bị tẩy xoá, thiếu chữ ký của các đối tượng liên quan, số tiền tính toán trên chứng từ còn sai lệch, có những khoản chi mục đích sử dụng cũng như những định mức theo quy định không được phát hiện kịp thời….

Trong khâu lưu trữ và bảo quản chứng từ: Chứng từ kế toán sau khi đã sử dụng xong được đóng tập đưa vào lưu trữ, bảo quản theo chế độ quy định. Tuy nhiên, có những đơn vị do kho lưu trữ chứng từ chật hẹp, không đảm bảo nên một số chứng từ không được bảo quản cẩn thận, gây tình trạng ẩm mốc hoặc mối mọt, xếp lộn xộn không theo trật tự thời gian và nội dung kinh tế của chứng từ, nên khi cần tìm lại chứng từ để sử dụng lại hoặc dùng cho thanh tra, kiểm tra rất khó khăn, vất vả.

Đối với việc xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ: Chưa có kế hoạch luân chuyển chứng từ một cách cụ thể để xác định được từng khâu, từng giai đoạn luân chuyển chứng từ, từ đó chưa xác định được trách nhiệm rõ ràng đối với từng đối tượng tham gia vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị.

Nhiều đơn vị chưa xây dựng riêng cho mình về nội quy, quy định về chứng từ kế toán nhằm thực hiện tốt tổ chức hệ thống chứng từ kế toán kết hợp với việc tăng cường hiệu lực quản lý trong đơn vị.

3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Xuất phát từ thực trạng mối quan hệ giữa tổ chức hệ thống chứng từ kế toán với hiệu lực quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập như trên, để nâng cao hiệu quả giữa tổ chức hệ thống chứng từ kế toán gắn với nâng cao hiệu quả kiểm soát tình hình tài chính trong các đơn vị công lập thì cần tăng cường thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất là, đối với khâu lập chứng từ: Để khắc phục hạn chế trong khâu lập chứng từ thì khi lập chứng từ phải tuân thủ theo Chế độ chứng từ kế toán hiện hành. Đối với những chứng từ bắt buộc, khi thực hiện lập phải theo đúng mẫu, đảm bảo lập theo đúng các yếu tố cơ bản của bản chứng từ để bản chứng từ đó phản ánh trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh tình trạng mẫu chứng từ lập tuỳ tiện không thống nhất về hình thức, nội dung trên chứng từ không phản ánh rõ ràng gây khó khăn cho việc thanh tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối với yếu tố nội dung trên bản chứng từ cần được ghi cụ thể, rõ ràng, không ghi chung chung để dễ dàng cho việc phân loại đối tượng kế toán và hạch toán chi tiết theo từng đối tượng kế toán. Các chứng từ cùng loại, kế toán nên lập thành các bảng tổng hợp chứng từ cùng loại để hạch toán vào sổ kế toán một lần nhằm giảm nhẹ công tác kế toán tại đơn vị và thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát.

Thứ hai là, đối với khâu kiểm tra chứng từ: Khâu kiểm tra chứng từ trong các đơn vị nếu không thực hiện tốt sẽ dễ dàng để lọt những sai phạm cho nên đối với những chứng từ kế toán do đơn vị lập cần phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản trên bản chứng từ lập theo đúng quy định. Đối với các chứng từ tiếp nhận từ bên ngoài về kế toán cần tiến hành kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ mới chuyển vào hạch toán, các yếu tố kiểm tra bao gồm: tên chứng từ; ngày, tháng, số thứ tự; tên, địa chỉ của các bên tham gia vào nghiệp vụ; nội dung kinh tế của chứng từ; quy mô về mặt số lượng và giá trị; chữ ký của các bên và chữ ký của người phê duyệt chứng từ. Để hạn chế đến mức tối đa những sai sót về mặt chứng từ thì kế toán cần tăng cường kiểm tra đối với tất cả các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh kể cả thu và chi trong đơn vị, chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó phải có trách nhiệm kiểm tra và công việc kiểm tra phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và phải coi là một khâu bắt buộc trong khi lập và tiếp nhận chứng từ. Đặc biệt, ngoài việc kiểm tra về mặt hình thức của chứng từ thì kế toán còn phải chú trọng đến việc kiểm soát nội dung trên chứng từ xem việc thu, chi có đúng theo dự toán, theo kế hoạch, các khoản chi xem có đúng định mức, đúng mục đích sử dụng và theo từng khoản mục chi tiết của Mục lục ngân sách nhà nước hay không. Ngoài việc thực hiện kiểm tra chứng từ ngay khi lập, khi tiếp nhận thì định kỳ khi đóng chứng từ thành tập theo thời gian và nội dung kinh tế. Kế toán phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát lại lần nữa để hạn chế tới mức tối đa những sai sót về mặt chứng từ.

Thứ ba là, trong khâu lưu trữ và bảo quản chứng từ: Việc bảo quản chứng từ kế toán tại các đơn vị còn chưa được chú trọng, chưa có sự phân loại hợp lý theo nội dung kinh tế của chứng từ để thuận lợi cho việc lưu trữ và sử dụng lại chứng từ khi cần thiết. Chứng từ kế toán sau khi đã sử dụng xong phải đóng tập đưa vào lưu trữ, bảo quản theo chế độ quy định, không để tình trạng ẩm mốc hoặc mối mọt. Chứng từ bảo quản được xếp gọn gàng, khoa học theo thời gian và nội dung kinh tế như phân chứng từ tiền, vật tư, tài sản cố định, các khoản thanh toán… để dễ dàng tìm thấy khi cần thiết.

Thứ tư là, đối với kế hoạch luân chuyển chứng từ: Các đơn vị sự nghiệp hiện nay còn chưa chú ý nhiều đến kế hoạch luân chuyển chứng từ nên hầu như các đơn vị chưa xây dựng, thiết lập con đường đi riêng cho từng chứng từ kế toán trong đơn vị mình. Do đó việc xác định trách nhiệm của từng đối tượng trong từng khâu của quá trình luân chuyển chứng từ không được xác định rõ ràng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kiểm tra kiểm soát không thực sự hiệu quả đối với các đơn vị. Do đó, các đơn vị cần tiến hành xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ riêng cho từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên liên tục trong đơn vị để có thể xác định quyền lợi cũng như trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ.

Thứ năm là, các đơn vị cần tiến hành xây dựng các nội quy chứng từ nhằm thực hiện tốt tổ chức hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, trên cơ sở nội quy chứng từ cho phép đơn vị thực hiện kiểm soát tốt hơn về quyền lợi cũng như trách nhiệm đối với từng đối tượng liên quan đến từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị. Từ đó sẽ giúp cho việc quản lý tài chính trong đơn vị hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp: Theo quyết định Số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Trần Văn Thuận (2007), Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ, Tô Văn Nhật (2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

Nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh gắn với nhu cầu doanh nghiệp tại Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc

Nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh gắn với nhu cầu doanh nghiệp tại Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc (Bài đăng trên bản tin thông tin và khoa học công nghệ số 7-12 năm 2011)

ThS. Hoàng Xuân Trọng
Bộ môn QTKD – Khoa Kinh tế

Abstract

How to educate at university meet the social reality is a big challenge for Vietnam education today. In the process of overcoming the challenge, at Tay Bac University, to improve the efficiency of training specialized in business administration should be cared of, so as to provide human resources in business administration meet business needs. This article has clearly contributed to the training model associated with business practices, the current status of training and then propose 5 specific solutions to improve the effectiveness of this subject.

Tóm tắt

Vấn đề đào tạo đại học gắn với thực tế xã hội là một thức thách lớn đang đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Trong tiến trình vượt qua thách thức đó, tại trường Đại học Tây Bắc, việc nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh gắn với nhu cầu doanh nghiệp cần phải được quan tâm, để cung ứng nguồn nhân lực Quản trị kinh doanh đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Bài viết đã góp phần làm rõ mô hình đào tạo gắn với thực tiễn doanh nghiệp, thực trạng đào tạo hiện nay và từ đó đề xuất 5 giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu của công tác này.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay đa số sinh viên mới ra trường khó tìm được việc làm hoặc khi được tuyển dụng thì không đáp ứng được công việc, các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, chi phí để đào tạo lại mới sử dụng được. Qua khảo sát 100 doanh nghiệp thì 85% cho biết, họ phải mất trung bình 3 – 6 tháng để đào lại các sinh viên tốt nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu công việc. Cá biệt, có doanh nghiệp cho rằng phải mất tới 2 năm để đào tạo lại.

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2009 – 2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 khối các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu chỉ đạo: “Phải gắn đào tạo với thực tiễn, đẩy mạnh công tác đào tạo theo đặt hàng, có sự liên kết, gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, sử dụng lao động, phấn đấu hầu hết các trường có được hoạt động, hình thức liên kết cụ thể về đào tạo với các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động. Mỗi trường cần xây dựng một số ngành mũi nhọn của trường với sự ưu tiên đầu tư cần thiết để các ngành đó sớm trở thành ngành đào tạo chất lượng cao, tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, là hình mẫu về quản lý đào tạo, phát triển ngành”.

Trong tiến trình thực hiện đào tạo gắn với thực tiễn, Trường Đại học Tây Bắc đã công bố chuẩn đầu ra các ngành ban hành kèm theo Quyết định số 760/QĐ-ĐHTB-ĐT ngày 10/12/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc, trong đó có chuẩn đầu ra của chuyên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD).

Tuy nhiên để các chuẩn đầu ra của chuyên ngành QTKD trở thành hiện thực thì vấn đề đặt ra là tìm kiếm các mô hình, giải pháp cụ thể nào để nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành QTKD gắn với nhu cầu của doanh nghiệp? Trong phạm vi bài viết này, tác giả góp phần làm rõ mô hình đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp; Làm rõ thực trạng đào tạo hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên ngành QTKD gắn với nhu cầu doanh nghiệp tại Khoa Kinh tế – Trường Đại học Tây Bắc.

2. Nội dung

2.1. Mô hình đào tạo gắn với thực tiễn

Sản phẩm đào tạo là cầu nối, gắn kết giữa đại học và doanh nghiệp. Do đó, cả hai bên cần phải xác định rõ gắn kết nội dung gì và cơ chế gắn kết như thế nào. Hình vẽ dưới đây mô phỏng mô hình qui trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó bao gồm 3 khâu chủ yếu: (1) đầu ra, (2) công nghệ đào tạo và (3) đầu vào. Các khâu có mối liên hệ mật thiết với nhau, trong đó khâu đầu ra là điều kiện, mục tiêu quyết định nội dung các khâu còn lại.

Điểm khác biệt quan trọng của qui trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp so với phương pháp đào tạo truyền thống là qui trình ngược: căn cứ vào đầu ra để lựa chọn công nghệ đào tạo và đầu vào phù hợp. Thể hiện trên hình vẽ: hình mũi tên đậm từ phải sang trái.

mohinh

Khởi đầu trong qui trình đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp là đánh giá nhu cầu “đầu ra” để đại học sẽ lựa chọn công nghệ đào tạo thích hợp. Công nghệ này gồm ít nhất 6 thành tố: chương trình đào tạo và học liệu; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; dịch vụ đào tạo; tài chính; và quản lý. Các thành tố này phải hướng vào đáp ứng yêu cầu đầu ra và tương thích với nhau. Trong mỗi thành tố đều có sự tham gia, phối hợp giữa hai bên: đại học và doanh nghiệp.

Trước tiên, nội dung chương trình đào tạo có vai trò là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Tùy theo từng vị trí công việc trong doanh nghiệp sẽ thiết kế nội dung chương trình về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Nhưng cần lưu ý rằng, ngoài đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, đại học còn phải đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo mà các doanh nghiệp chưa biết đến hoặc ít quan tâm và quan trọng hơn là việc đào tạo ra những con người có khả năng tự học để học suốt đời. Đây chính là điểm khác biệt giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề.

Khi có được các chương trình đào tạo đạt chuẩn (khoa học, thực tiễn, liên thông quốc tế) thì việc xây dựng học liệu không quá khó khăn. Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng học liệu là tham gia hoặc cung cấp thông tin để viết các nghiên cứu tình huống (case study). Kinh nghiệm thành công và thất bại của các cá nhân trong từng vị trí công việc sẽ là những bài học vô cùng quí giá cho những sinh viên, học viên. Đại học rất cần các nghiên cứu tình huống sống động từ thực tiễn của doanh nghiệp và doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham gia được việc này.

Thứ hai, Đội ngũ giảng viên là thành tố then chốt trong công nghệ đào tạo và thành tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo, các giảng viên phải xây dựng, điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp mà doanh nghiệp cần chứ không phải là dựa vào những thứ có sẵn hoặc ý muốn chủ quan của giảng viên. Phương pháp dạy – học, thực tập của sinh viên cũng phải thay đổi theo hướng phục vụ người học, đảm bảo được sự linh hoạt và bám sát thực tế. Yêu cầu này buộc các giảng viên và sinh viên phải đi khảo sát, gắn bó với doanh nghiệp.

Thứ ba, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp còn được thể hiện rất rõ qua việc tăng cường năng lực về cơ sở vật chất cho đại học. Các đại học ở nước ta đang gặp khó khăn rất lớn về thiếu trầm trọng giảng đường, phòng thí nghiệm và thiết bị dạy – học. Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn này thông qua việc tài trợ, tặng giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết bị dạy – học và đào tạo tại doanh nghiệp (sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp). Nhờ đó, sinh viên có cơ hội được làm quen với môi trường doanh nghiệp, các thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có cơ hội để lựa chọn, hướng nghiệp cho những sinh viên, học viên có năng lực tốt phục vụ cho doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp.